TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: D602301 THỬ NGHIỆM THAY THẾ THỨC ĂN BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG NUÔI TÔM THẺ CH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: D602301 THỬ NGHIỆM THAY THẾ
THỨC ĂN BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUY TRÌNH
BIOFLOC Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HẢI ÂU MSSV:1053040001
LỚP: NTTS5
Năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: D602301 THỬ NGHIỆM THAY THẾ
THỨC ĂN BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUY TRÌNH
BIOFLOC Cán bộ hướng dẫn : Sinh viên thực hiện: TẠ VĂN PHƯƠNG NGUYỄN HẢI ÂU MSSV: 1053040001 Lớp: ĐH NTTS 5
Năm 2014i
Trang 3XÁC NHẬN
CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khóa luận “Thử nghiệm thay thế thức ăn bằng bột đậu nành trong nuôi tôm thẻ
Chân Trắng theo quy trình Biofloc” Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HẢI ÂU Lớp:
ĐH.Nuôi Trồng Thủy Sản K5 Khóa luận được thực hiện và báo cáo đã được hội đồng
chấm khóa luận thông qua Cần thơ, ngày….tháng…năm 2014 Cán bộ hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Ths Tạ Văn Phương Nguyễn Hải Âu Chủ tịch hội đồng ii
Trang 4LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là kết quả nghiên cứu thật sự của cá nhân tôi, các số liệu và kết quả chưa được viết trong các báo cáo cùng cấp nào, nếu có gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Nguyễn Hải Âu iii
Trang 5LỜI CẢM TẠ Trong thời gian làm đề tài vừa qua, là một khoảng thời gian giúp tôi vận dụng, học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm Để có được những kinh nghiệm đó cũng như hoàn thành tốt luận văn của mình, tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Th.S Tạ Văn Phương đã chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và viết bài luận văn tốt nghiệp Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cám ơn quí thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã hỗ trợ tôi về trang thiết bị, dụng cụ cũng như tài liệu
để hoàn thành tốt đề tài của mình Tôi cũng xin cám ơn đến các bạn trong nhóm đã giúp
đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt đề tài Xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày….tháng….năm
2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hải Âu iv
Trang 6TÓM TẮT Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01-05/2014, tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô, đề tài gồm 7 nghiệm thức ( ĐC100; BIO-0-60; BIO-30-30; BIO-0-80; BIO-40-40; BIO-0-100; BIO-50-50), mỗi nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, vật liệu thí nghiệm là tôm thẻ chân trắng (0,7±0,1 g/con), bể bố trí thí nghiệm được cấp với thể tích 250 lít nước (bể 0,5m3), với mật độ 50 con/bể (200 con/m3) Trong thời gian làm thí nghiệm tôm được theo dõi, chăm sóc và cho ăn hàng ngày, có bổ sung bột gạo theo tỉ lệ C:N = 30:1 để tạo hạt Biofloc cho đến khi kết thúc thí nghiệm Kết thúc thí nghiệm: nghiệm thức BIO-50-50 cho tỷ lệ sống và trọng lượng của tôm đạt 74% và 11,7 g/con và khác biệt không
có ý nghĩa (p<0,05) so với ĐC100 (12,1g/con và 79,5%) Trong khi đó ở nghiệm thức BIO-0-100 thì có tỷ lệ sống và trọng lượng đạt 48% và trọng lượng 9 g/con Ở nghiệm thức BIO-40-40 thì có tỷ lệ sống là 66% và trọng lượng đạt 10,9 g/con khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức BIO-0-80 (48% và trọng lượng tôm 6,9 g/con), riêng
ở nghiệm thức BIO-0-60 là 44% và 5,5 g/con và đạt tỷ lệ sống 62%, trọng lượng 8,7 g/con ở nghiệm thức BIO-30-30 Như vậy khi cho tôm ăn thức ăn kết hợp bột đậu nành thì tỉ lệ sống cũng như tăng trưởng cao hơn khi cho tôm ăn hoàn toàn bằng bột đậu nành
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Công nghệ Biofloc, Bột đậu Nành v
Trang 7MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP…….i
LỜI CAM KẾT……… ii
LỜI CẢM TẠ……… ……… ………iii
TÓM TẮT……….iv
MỤC LỤC……….…….v
DANH SÁCH HÌNH………vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ……… ………….…… 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ………2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU……… 3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Hình thái 4
2.1.3 Phân bố và tập tính sống 4
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng 4
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.2.2 Đặc điểm tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng 5
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 5
2.3.1 Trên thế giới 5
2.3.2 Tình hình trong nước 6
2.4 Sơ lược về Biofloc trong nuôi trồng thủy sản 7
2.5 Sơ lược về bột đậu nành và bột gạo 8
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………11
3.1 Thời gian và địa điểm 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu 11
3.3.1 Xử lý nước 11
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 11
3.3.3 Chăm sóc và cho ăn 12
3.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 13 3.3.5 Thu hoạch 14 vi
Trang 83.4 Phương pháp xử lý số liệu 14
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……… 15
4.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 15
4.1.1 Nhiệt độ và pH 15
4.1.2 Độ kiềm 15
4.1.3 Độ đục 16
4.1.4 Tổng vật chất lơ lửng (TSS) 17
4.1.5 Tổng vật chất hửu cơ (VSS) 18
4.1.6 Tổng vật chất lơ lửng dễ bay hơi / tổng vật chất lơ lửng 19
4.1.7 Tổng đạm ammonia (TAN) 19
4.1.8 Nitrite 20
4.1.9 Vi khuẩn tổng 21
4.1.10 Vi khuẩn vibrio 21
4.1.11 Vi khuẩn vibrio/vi khuẩn tổng 21
4.2 Các chỉ tiêu Biofloc 22
4.2.1 Lượng Biofloc 22
4.2.2 Kích thước hạt Biofloc 23
4.3 Thành phần động thực vật trong thí nghiệm 24
4.3.1 Định tính 24
4.3.2 Định lượng 25
4.4 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm trong thí nghiệm 26
4.4.1 Tăng trưởng của tôm trong thí nghiệm 26
4.4.2 Tỷ lệ sống của tôm trong thí nghiệm 27
4.4.3 Tỷ lệ (%) khối lượng, tỷ lệ sống 27
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………28
5.1 Kết luận 28
5.2 Đề xuất 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 29 PHỤ LỤC……….31 vii
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm 3
Hình 4.1 Độ kiềm trong thí nghiệm 15
Hình 4.2 Độ đục trongthí nghiệm 15
Hình4.3 Tổng vật chất lơ lửng 16
Hình4.4 Tổng vật chất lơ lửng dễ bay hơi 17
Hình 4.5 Vật chất lơ lửng/vật chất lơ lửng dễ bay hơi 17
Hình 4.6 Tổng đạm ammonia 18
Hình 4.7 Nitrite trong thí nghiệm 19
Hình 4.8 Vi khuẩn tổng 19
Hình 4.9 Vi khuẩn vibrio 20
Hình 4.10 Vi khuẩn vibrio/vi khuẩn tổng 21
Hình 4.11 Lượng Biofloc 21
Hình 4.12 Chiều dài hạt Biofloc 22
Hình 4.13 Chiều rộng hạt Biofloc 23
Hình 4.14 Protozoa 24
Hình 4.15 Rotifera 24
Hình 4.16 Tăng trưởng của tôm 26
DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trăng qua các năm 7
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng trong các loại khô đậu nành, bánh đậu nành 9
Bảng 2.2 Thành phần acid amin 9
Bảng 2.4 Hàm lượng Carbohydrate và đạm có trong bột gạo tẻ 10
Bảng 3.1 Cách bố trí thí nghiệm 11
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu thu mẫu 13
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm 14
Bảng 4.2 Tăng trưởng của tôm trong thí nghiệm 27
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của tôm trong thí nghiệm 27 Bảng 4.4 Tỷ lệ (%) tăng trưởng, tỷ lệ sống 28 1
Trang 10Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu Thủy sản Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, với lợi thế về địa
hình, khí hậu và điều kiện tự nhiên đã tạo nên một hệ sinh thái đặc thù rất phù hợp để phát triển thủy sản, đặc biệt là thủy sản nước lợ Tuy nhiên, những năm trở lại đây nghề nuôi tôm có dấu hiệu phát triển chậm lại do nhiều nguyên do: người dân nuôi tự phát không theo quy hoạch, dịch bệnh trên diện rộng, ô nhiễm môi trường làm cho diện tích nuôi cũng như sản lượng giảm mạnh Theo Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
2010, các tỉnh ĐBSCL thả nuôi 550.600 ha tôm sú, giảm gần 16.000 ha so với năm 2009 Thay vào đó là con tôm thẻ chân trắng, với khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường, thời gian thả tôm đến khi thu hoạch ngắn chỉ khoảng 70-80 ngày, nuôi được mật
độ cao, nên có thể quay vòng đến 3 vụ nuôi trong năm Chính vì điều này mà con tôm thẻ chân trắng được người nuôi tôm Việt Nam biết đến và phát triển nuôi một cách mạnh mẽ Cuối năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 25.000 ha, sản lượng 135.000 tấn Trong khi đó, diện tích nuôi tôm sú 613.000 ha, sản lượng 330.000 tấn (Bộ NN&PTNT, 2010) Mặc dù vậy, nghề nuôi tôm vẫn còn bộc lộ thiếu bền vững và không ổn định: ô nhiễm môi trường, tình trạng dịch bệnh, mất mùa diễn ra thường xuyên Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của công nghệ Biofloc dựa vào sự phát triển của quần thể vi khuẩn dị dưỡng phát triển trong môi trường nước để kiểm soát chất lượng nước, giảm sự tích lũy dinh dưỡng trong ao, tiết kiệm được thức ăn, hạn chế dịch bệnh và thay nước trong khi nuôi (Avnimelech, 2006) Ngoài ra, giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi
mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế là một vấn đề đang được quan tâm, vì thế đã có rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản đã thay thế đạm động vật (bột cá) trong thức ăn bằng đạm thực vật Trong đó, bột đậu nành được xem là nguồn đạm thực vật thay thế bột
cá có triển vọng nhất, bởi vì nó có hàm lượng đạm cao, acid amin cân bằng, giá cả hợp
lý, đồng thời giảm được việc khai thác đánh bắt nguồn lợi từ bột cá (Hertranpt et al.,
2000) Vì vậy, đề tài “Thử nghiệm thay thế thức ăn bằng bột đậu nành trong nuôi
tôm thẻ Chân Trắng theo quy trình Biofloc” được thực hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nhằm giảm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm thẻ chân trắng
theo quy trình Biofloc 2
Trang 111.3 Nội dung nghiên cứu Xác định tính hiệu quả của việc thay thế thức ăn bằng bột đậu
nành đến tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng nuôi theo quy trình biofloc Tỷ lệ (%) bột đậu nành thay thế thức ăn nào mang lai hiệu quả cho người nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc 3
Trang 12Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Phân loại Tôm thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) được phân loại theo
Nguyễn Văn Thường, (2009), Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, (2006) có vị trí phân loại như sau: Ngành chân khớp: Arthropoda Ngành phụ: Crustacea Lớp: Malacostraca Lớp phụ: Eumalacostraca Tổng bộ: Eucarida Bộ: Dacapoda Bộ phụ:
Dendrobranchiata Tổng họ: Penaeidae Họ: Penaeidae Giống: Litopenaeus Loài:
Litopenaeus vannamei, ( Boone 1931)
Hinh 2.1 Hình thái bên ngoài của tôm thẻ chân trắng 4
Trang 132.1.2 Hình thái Tôm thẻ chân trắng có 2-4 răng dưới chủy và 7-10 răng trên chủy, chủy
hơi cong xuống Vỏ tôm mỏng, cơ thể có màu trắng, đặc biệt là các đôi chân ngực 3, 4 và
5 có màu trắng đục (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006)
2.1.3 Phân bố và tập tính sống Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, trong tự nhiên
tôm phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Nam Mexico, nhiều nhất ở biển gần Ecuado Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng còn được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam Tôm thẻ chân trắng là loài tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ Tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 33oC), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 30oC Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12 – 18g) là 27oC Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura Về độ mặn tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, thích hợp ở độ mặn 7 – 34‰ và tăng trưởng nhanh, ít bệnh ở độ mặn thấp 10 – 15‰ Vì thế, tôm thẻ chân trắng được xem là ứng cử viên sáng giá cho nuôi thủy sản nội địa Tôm thẻ chân trắng có tập tính sống và kiếm ăn vào ban đêm (Trần Viết Mỹ, 2009) Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng sống thích nghi với nơi có đáy là bùn, độ sâu khoảng 72m,
có thể sống ở độ mặn 5 – 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 – 34‰, pH thích hợp cho sự phát triển từ 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 30oC, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12- 28oC (Bùi Quang Tề, 2009)
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, cường
độ bắt mồi khỏe và sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn
bã hữu cơ đến các động, thực vật thủy sinh Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi gần như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009)
Tôm thẻ chân trắng cũng như các loài tôm he khác, tôm có nhu cầu protein (20-35%) và
có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên (trong khi tôm sú có nhu cầu protein 36-42%) Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của tôm chân trắng cũng tốt hơn tốm sú (FCR của tôm chân thẻ trắng là 1,3; trong khi tôm sú là 5
Trang 141,6) Tùy theo giai đoạn phát triển, nhu cầu protein giảm dần theo kích cỡ tăng lên của tôm Tuy nhiên, trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng cũng cần đủ các thành phần: protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng Thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm Tôm thẻ chân trắng cần 30% hàm lượng protein trong thức
ăn là thích hợp Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao Trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% trọng lượng cơ thể của tôm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011)
2.2.2 Đặc điểm tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng Sự tăng trưởng về kích thước của
tôm thẻ chân trắng có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục Kích thước của tôm sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác Mỗi khi sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định,
vỏ cũ sẽ được thay bằng vỏ mới được hình thành từ bên trong và xuất hiện vết nứt giữa
vỏ mới và vỏ cũ Khi đến thời gian lột vỏ, lớp vỏ giáp đầu ngực và các vết nứt trên cơ thể bật tách ra sau, lần lượt bong hết ra Những con tôm khỏe mạnh, chỉ cần 3-5 phút là có thể lột vỏ xong Tôm nhỏ khoảng 1-3g, vài giờ vỏ mới có thể cứng trở lại, còn tôm lớn thì 1-2 ngày sau vỏ mới cứng lại được Tôm sau khi lột vỏ, vỏ tôm còn mềm nên rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường, vì vậy trong quá trình nuôi cần chú ý điều chỉnh cho phù hợp (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004) Tôm thẻ chân trắng lột xác thường vào ban đêm, thời gian giữa hai lần lột xác của tôm nhỏ ngắn hơn ở tôm lớn Giai đoạn ấu trùng tôm thẻ chân trắng: khi nhiệt độ nước khoảng 28oC, khoảng 30-40 giờ sẽ lột vỏ một lần, tôm nhỏ (<3g) trung bình một tuần lột vỏ một lần, tôm lớn (15g-20g) khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần (Trần Việt Mỹ, 2009)
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
2.3.1 Trên thế giới Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO, 2011),
đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ Tôm thẻ chân trắng được di nhập và được nuôi ở nhiều quốc gia và lục địa như Đài Loan (1995), Philippine (1997), Trung Quốc và Thái Lan (1998), Việt Nam (2000) và một số nước khác Trung Quốc và Thái Lan là hai nước có sản lượng tăng nhanh từ 1.340.000 tấn (2004) và trên 2.200.000 tấn (2007), trở thành quốc gia có sản
lượng tôm đứng đầu thế giới (Biggs et al., 2005) 6
Trang 15Trong khi đó, nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú Nhưng sau đó, do lợi nhuận cao và những ưu điểm rõ rệt của loài tôm này đã khiến người dân nhiều nước này nuôi tự phát Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn Năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 03 nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia), từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011) Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013)
2.3.2 Tình hình trong nước Sự phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam: Tôm thẻ
chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2000 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN&PTNT 2010) Vào thời điểm này nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam, nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường Từ đó, diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên Đến cuối năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ được thống kê là 4.227 ha Năm 2009, diện tích nuôi tôm thẻ trong vùng đã tăng đến 9.131ha Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn (Bộ NN&PTNT 2010)
Theo Bộ NN và PTNT, 2009 diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL phát triển được trên 540.000
ha, trong đó tôm sú 538.800 ha, tôm thẻ chân trắng 807 ha tập trung ở các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, (Bộ NN và PTNT, 2009) Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng đã được đưa vào nuôi rộng khắp ở các vùng nuôi tôm trên cả nước và hiệu quả đã được khẳng định Tuy nhiên, với việc nuôi tôm tràn lan không theo quy hoạch thì nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh gây thiệt hại cho người nuôi tôm là điều khó tránh khỏi Do đó, cần phải tổ chức quy hoạch lại các vùng nuôi và đầu
tư nghiên cứu sản xuất giống tôm sạch bệnh là yêu cầu cấp thiết 7
Bảng2.1: Diện
tích, sản lượng và
năng suất tôm thẻ
chân trắng qua
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất bình
quân (kg/ha)
2005 13.544 40.096 2.980
2006 18.441 57.185 3.100
2007 19.919 57.185 3.250
2008 15.079 64.776 3.170
2009 21.339 13.455 40.096
2010 25.397 136.719 5.380