TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã ngành: D620301 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC BỔ SUNG BỘT GẠO KHÁC NHAU TRONG NU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã ngành: D620301
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC BỔ SUNG BỘT GẠO KHÁC NHAU TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUY TRÌNH BIOFLOC
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐẶM
MSSV:1053040002
LỚP: NTTS K5
Cần thơ, 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã ngành: D620301
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC BỔ SUNG BỘT GẠO KHÁC NHAU TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUY TRÌNH BIOFLOC
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS TẠ VĂN PHƯƠNG NGUYỄN THỊ HỒNG ĐẶM
MSSV:1053040002
LỚP: NTTS K5
Cần thơ, 2014 i
Trang 3XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Luận văn: “Nghiên cứu phương thức bổ sung bột gạo khác nhau trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Đặm
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K5
Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo
vệ khóa luận tốt nghiệp Đại học, Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Đại Học Tây Đô
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths Tạ Văn Phương Nguyễn Thị Hồng Đặm
Chủ tịch hội đồng
……… ii
Trang 4LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu là kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Nguyễn Thị Hồng Đặm iii
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học và quan tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Tạ Văn Phương, thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ ! iv
Trang 6Các chỉ tiêu môi trường như: Độ kiềm, độ đục, TSS, VSS, TAN, NO2- ở các nghiệm thức
có bổ sung bột gạo đều cao hơn so với các nghiệm thức đối chứng và nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển Mật độ Rotifera có xu hướng tăng dần về cuối thí nghiệm trong khi mật độ Protozoa giảm Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức TA-0 (93% ± 6), tăngtrưởng khối lượng (9,98 g/con) và năng suất cao nhất (1,86 kg/m3) cao nhất trong tất cả các nghiệm thức và so sánh hai nghiệm thức bổ sung bột gạo theo lượng thức ăn kết quả
là tương đương nhau Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, bổ sung gạo theo TA dù qua thời gian thủy phân hủy không thủy phân đều cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức bổ sung bột gạo theo TAN
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Bột gạo, công nghệ Biofloc v
Trang 7TỪ VIẾT TẮT
ĐC : Nghiệm thức đối chứng ;
TAN-0 : Nghiệm thức bổ sung bột gạo không ủ theo TAN;
TAN-48 : Nghiệm thức bổ sung bột gạo đã ủ 48h theo TAN ;
TA-0 : Nghiệm thức bổ sung bột gạo không ủ theo trọng lượng thức ăn ; vi
Trang 8MỤC LỤC
trang
XÁC NHẬN i
LỜI CAM KẾT ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
TỪ VIẾT TẮT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC BẢNG ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1
1.3 Nội dung đề tài 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1
2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng: 2
2.2 Tình hình nuôi tôm trên thế giới: 7
2.3 Sơ lược về công nghệ biofloc 8
2.4 Sơ lược về Cacbohydrate 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
3.2 Vật liệu nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.3.1 Chuẩn bị bố trí 14
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích 15
3.3.4 Chăm sóc và cho ăn 16
3.3.5 Thu hoạch 16
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Biến động các yếu tố thủy lý hóa trong thí nghiệm 18
4.1.1 Nhiệt độ 18
4.1.2 pH 18
4.1.3 Độ kiềm 19
4.1.4 Độ đục 19 4.1.5 Tổng chất rắn lơ lững (TSS) 20 vii
Trang 94.1.6 Vật chất lơ lững dễ bay hơi (VSS) 23
4.1.7 Tổng đạm Ammonia (TAN) 23
4.1.8 Nitrite (NO2-) 24
4.2 Biến động mật độ vi khuẩn 25
4.2.1 Biến động mật độ vi khuẩn tổng 25
4.2.2 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio 26
4.2.3 Tỷ lệ vi khuẩn vibrio/ tổng vi khuẩn 27
4.3 Các chỉ tiêu hạt floc 255
4.3.1 Kích thước hạt floc 30
4.3.2 Lượng Biofloc (VFI) trong thí nghiệm 30
4.3.3 thành phần động thực vật trong biofloc 30
4.4 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ trong thí nghiệm 29
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36
5.1 Kết luận 36
5.2 Đề xuất 36
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 37
Tiếng Việt 37
Tiếng Anh 37
PHỤ LỤC A viii
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
trang
Hình1.1 Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng 2
Hình 2.2 Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Việt nam 8
Hình 4.1 Biến động độ kiềm tổng cộng trong thí nghiệm 17
Hình 4.2 Biến động độ đục trong thí nghiệm ………….………19
Hình 4.3 Biến động tổng chất rắn lơ lững trong thí nghiệm 20
Hình 4.4 Biến động VSS trong thí nghiệm 20
Hình 4.5 Biến động hàm lượng tổng đạm Ammonia (TAN) trong thí nghiệm…… 21
Hình 4.6 Biến động hàm lượng Nitrite trong thí nghiệm 22
Hình 4.7 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong thí nghiệm 23
Hình 4.8 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong thí nghiệm 24
Hình 4.9 Biến động tỷ lệ vi khuẩn Vibrio/ tổng vi khuẩn 25
Hình 4.10 Biến động khoảng ngắn nhất của hạt floc trong thí nghiệm 26
Hình 4.11 Biến động khoảng đà nhất của hạt floc trong thí nghiệm 26
Hình 4.12 Biến động lượng biofloc trong thí nghiệm 27
Hình 4.13 Biến động Protozoa trong thí nghiệm 28
Hình 4.14 Biến động Rotifera trong thí nghiệm 29
Hình 4.15 Biến động trọng lượng tôm thẻ trong thí nghiệm 30
Hình 4.16 tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ trong thí nghiệm 30 Hình 4.17 Nâng suất của tôm thẻ trong thí nghiệm 31 ix
Trang 11DANH SÁCH BẢNG
trang
Bảng 2.1 Thành phần sinh hóa của bột gạo 11 Bảng 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 15 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu thu mẫu và phương pháp phân tích các chỉ tiêu 16 Bảng POST HOC của TAN C Bảng POST HOC của NO2- D Bảng POST HOC của Độ Kiềm E Bảng POST HOC của Độ đục F Bảng POST HOC của TSS G Bảng POST HOC của Chất rắn dễ bay hơi H Bảng POST HOC của Lượng Biofloc (VFI) I Bảng POST HOC của Vi khuẩn tổng J Bảng POST HOC của Vi khuẩn Vibrio K Bảng POST HOC của Kích thước ngắn nhất L Bảng POST HOC của Kích thước dài nhất M Bảng POST HOC của Chiều dài tôm N Bảng POST HOC của Trọng lượng tôm O Bảng POST HOC của Protozoa P Bảng POST HOC của Rotifera Q Bảng POST HOC của Tỷ lệ sống R Bảng POST HOC của Năng suất S x 1
Trang 12Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước Nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất, đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm… Trong đó, tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn (2 – 2,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng lớn nhất sau đó là châu Âu và Nhật Bản (Trần Viết Mỹ, 2009)
Những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đã được sản xuất giống đại trà ở nước ta Do khả năng lớn nhanh, khả năng kháng bệnh và khả năng chịu được sự thay đổi của môi trường lớn nên tôm thẻ chân trắng đã được nhiều người nuôi ưa chuộng dẫn diện tích nuôi ngày càng được mở rộng Tuy nhiên, cùng với sự thâm canh hóa và gia tăng về diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thì dịch bệnh đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi
Hiện nay, một công nghệ tương đối mới cho người nuôi tôm là ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng Ứng dụng này có tác dụng làm tăng mật
độ vi khuẩn có lợi trong bể (ao) nuôi, nâng cao nâng suất và tăng tỷ lệ sống của tôm
thương phẩm, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phương thức bổ sung bột gạo khác nhau trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc’’ được thực hiện
1.2 Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu phương thức bổ sung bột gạo khác nhau trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc nhằm nâng cao tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng theo hướng sản phẩm an toàn sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường
1.3 Nội dung đề tài
Tìm ra được phương thức bổ sung bột gạo theo TAN và theo thức ăn, giữa bột gạo ủ và bột gạo không ủ trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc 2
Trang 13Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng:
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone,1931)
Hình1.1 Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng
2.1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo và phân bố
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục, bình thường có màu xanh lam, chân bò
có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong 3
Trang 14xuống, có 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy, chân ngực 3, chân ngực 4 và chân ngực 5 có màu trắng đục Chiều dài lớn nhất của con đực là 180mm và con cái là 230mm
(Nguyễn Văn Thường và ctv, 2009)
2.1.2.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
2.1.2.2.1 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ biển phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Nam Mexico, vùng biển Ecuador, hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan,
Philippin, Việt Nam, (Bone 1931)
Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 - 45‰, khoảng thích hợp tối
ưu cho sự phát triển là: 7 - 34‰ (Trần Viết Mỹ, 2009) và pH dao động từ 6,0 – 9,0, tuy nhiên pH tối ưu cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng là từ 7,0 – 8,5 (Arrignon, 1994) Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 27 – 30oC (Kureshi & Davis, 2002), tuy nhiên chúng có thể sống được khi nhiệt độ từ 15 – 28oC (Trần Viết Mỹ, 2009)
2.1.3 Đặc điểm dinh dƣỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơđến các động thực vật thủy sinh (Trần Viết Mỹ, 2009)
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm chân trắng (30 – 35%), thấp hơn so vớicác loài tôm nuôi cùng họ khác (36 – 42%) Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm khá cao, trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động từ 1,1 – 1,3 (Trần Viết Mỹ, 2009)
Trong môi trường nuôi nhân tạo với nhiệt độ cao, thì ban ngày tôm kết thành đàn bơi trong các tầng nước Lượng thức ăn vào ban ngày chiếm 25 – 35%, ban đêm chiếm 65 – 75% (Nguyễn Khắc Hường, 2007) 4
Trang 152.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Để lớn lên tôm phải trải qua quá trình lột xác, quá trình lột xác này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào giai đoạn của tôm Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm, thời gian giữa hai lần lột xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (<3g) trung bình một tuần lột xác một lần, thời gian lột xác giữa 2 lần lột xác sẽ tăng dần theo tuổi của tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lột xác một lần (Trần Viết Mỹ, 2009) Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, đều có ảnh hưởng đến quá trình lột xác (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)
Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường sinh thái phù hợp,tôm có khả năng đạt 8 - 10g trong 60 - 80 ngày, hay đạt 35 - 40g trong khoảng 180 ngày Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi đầu, sau đó, mức tăng trọng giảm dần theo thời gian nuôi (Trần Viết Mỹ, 2009)
Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm thẻ chân trăng trong quần đàn có khả năng bắt mồi gần như nhau, vì thế tôm tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn (Trần Viết Mỹ, 2009)
2.1.5.2 pH
Những ao nuôi tôm nuôi tôm chân trắng nên kiểm soát độ pH trong nước ao nuôi vào khoảng từ 7,5 - 9,0, độ pH trong ao nuôi tôm nhỏ tốt nhất là trên 7,8 Khi độ pH thấp hơn 7,0, nước ao nuôi có tính acid, những con tôm sống trong nước ao có axit rất dễ sinh bệnh, thậm chí là chết Mà độ pH quá cao, do tăng thêm độc tính của NH3 trong ao nuôi tôm, cho nên sinh trưởng của tôm chân trắng bị đe dọa Do độ pH ảnh hưởng trực 5
Trang 16tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh tồn và phát triển của tôm, do đó nhất định cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh Cần duy trì độ pH thích hợp trong nước ao, trước khi thả giống nên cải ao nuôi, điều chỉnh độ pH phần đất đáy trên 7,5
2.1.5.3 Độ kiềm
Tổng độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của trong môi trường nước, nó c ng thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như bicarbonat (HCO3-), carbonat (CO32-) và hydroxit (OH-) Bicarbonat là dạng chính của độ kiềm, hàm lượng carbonat và hydroxit
có thể cao khi tảo hoạt động mạnh
Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, độ kiềm nên duy trì trên 80 mg/L CaCO3 để đảm bảo cho tôm tăng trưởng và tỷ lệ sống cao (Limsuwan, 2005) Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và gây sốc ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển và thậm chí gây chết tôm
Trang 172.1.5.5 Độ đục
Độ đục làm hạn chế quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh do cản trở khả năng xuyên ánh sáng vào nước, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước Trong ao nuôi tôm độđục được thể hiện bởi phiêu sinh vật, các hạt phù sa, chất vẫn hữu cơ, gây ra Trong đó,
độ đục được biêu biểu hiện bởi phiêu sinh vật, thực vật thủy sinh thì ít gây ảnh hưởng chotôm vì chúng có khả năng cung cấp thêm oxy cho tôm Ngược lại, độ đục được hiển thị bởi chất vẫn hữu cơ, các hạt phù sa thì sẽ gây ảnh hưởng cho tôm nuôi (Hargreaves, 1999) Độ dục thích hợp cho ao nuôi tôm thẻ là từ 70 – 120NTU
2.1.5.6 Nitrite( NO 2- )
Ammonia là quá trình phân hủy và chuyển hoá các hợp chất hữu cơ phức tạp thành NH3
dưới tác dụng cuả vi sinh vật Dưới tác dụng của enzyme phân hủy protein làm chất xúc tác sẽ phân hủy protein thành các chất đơn giản hơn, các chất này tiếp tục được phân giải thành acid amin nhờ tác dụng của enzyme peptidase ngoại bào Một phần acid amin sẽ được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành protein của chúng (protein xây dựng cấu trúc
cơ thể của vi sinh vật), phần còn lại được tiếp tục phân giải tạo ra NH3, CO2, SO42- (nếu các acid amin có chứa S) và các sản phẩm trung gian khác
Quá trình nitrate hóa
Dưới tác dụng của một số vi sinh vật thì NH4+ được hình thành từ quá trình amôn hóa sẽ được tiếp tục chuyển hóa thành NO2- (nitrite) rồi thành NO3- (nitrate) Trước hết NH4+
được chuyển hóa thành NO2- , để chuyển hóa NO2- thành NO3- NO3- có thể được các thựcvật thủy sinh sử dụng như là một nguồn dinh dưỡng hoặc có thể bị chuyển hóa tiếp thành khí nitơ (N2) qua hoạt động của các vi khuẩn yếm khí như Pseudomonas Các quá trình
chuyển hóa NH4+ đều cần sự tham gia của oxy và độ kiềm của nước Quá trình nitrate hóagồm 2 giai đoạn được thực hiện bởi hai nhóm vi khuẩn nối tiếp nhau Hai giống vi khuẩn này có mối quan hệ mật thiết với nhau
Giai đoạn nitrit hóa : Chuyển hóa NH4+ thành NO2- (1) bởi nhóm vi khuẩn nitrite hóa
NH4+ + 1,5 O2 NO2- + 2H + + H2O (1)
Vi khuẩn tham gia mạnh nhất trong quá trình nitrite hóa là vi khuẩn hóa vô cơ tự dưỡng,
là loài vi khuẩn hiếu khí bắt buộc Khi chúng chuyển hóa NH4+ thành NO2- sẽ sinh ra năng lượng, năng lượng này sẽ được các vi khuẩn nitrite hóa sử dụng cho hoạt động sống của mình Sự có mặt của các nhóm vi khuẩn nitrite hóa giúp loại bỏ được NH4+, khi hàm lượng NH4+trong nước giảm phương trình phản ứng (1) sẽ dịch chuyển 7