Tài liệu nói về hoạt động KNHT của lực lượng CAND. Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học năm 2001: “Hiện trường là nơi xảy ra sự việc”; Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, năm 2005: “Hiện trường là nơi diễn ra sự việc hay hoạt động thực tế”. Nơi ở đây được hiểu là một địa điểm nhất định trong không gian và có một khoảng thời gian nhất định cho sự việc xảy ra. Sự việc được nêu là những sự việc xảy ra mang tính chất bất kỳ như hoạt động văn nghệ, thể thao, vụ trộm cắp tài sản, vụ cháy,…. Điều đó có nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng, quá trình… nào đó xảy ra trong hiện thực khách quan thì đều phải gắn với không gian, thời gian xác định, hay nói cách khác mọi hoạt động xảy ra trong hiện thực khách quan đều phải có hiện trường. Đây là các quan niệm có tính khái quát chung nhất về hiện trường nhưng những quan niệm trên chưa chỉ rõ cụ thể tính chất của sự việc xảy ra.
Trang 1Phần 1
LÝ LUẬN KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
I NHẬN THỨC CHUNG VỀ HIỆN TRƯỜNG
1 Khái niệm về hiện trường
Hiện trường là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội
và trong nhiều ngành khoa học, trong đó có Khoa học hình sự Để hiểu rõ khái niệm hiện trường trong khoa học hình sự, cần phải tìm hiểu các quan niệm về hiện trường nói chung
Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học năm 2001: “Hiện trường là nơi xảy ra sự việc”; Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, năm 2005: “Hiện trường là nơi diễn ra sự việc hay hoạt động thực tế” Nơi ở đây được hiểu là một địa điểm nhất định trong không gian và có một khoảng thời gian nhất định cho
sự việc xảy ra Sự việc được nêu là những sự việc xảy ra mang tính chất bất kỳ như hoạt động văn nghệ, thể thao, vụ trộm cắp tài sản, vụ cháy,… Điều đó có nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng, quá trình… nào đó xảy ra trong hiện thực khách quan thì đều phải gắn với không gian, thời gian xác định, hay nói cách khác mọi hoạt động xảy ra trong hiện thực khách quan đều phải có hiện trường Đây là các quan niệm có tính khái quát chung nhất về hiện trường nhưng những quan niệm trên chưa chỉ rõ cụ thể tính chất của sự việc xảy ra
Trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, hiện trường được dùng
để chỉ nơi xảy ra vụ án giết người, vụ cướp tài sản, vụ tai nạn, tệ nạn, vụ cháy,
sự cố kỹ thuật… hoặc nơi phát hiện dấu vết, vật chứng của tội phạm, nơi phát hiện tử thi chưa được làm rõ nguyên nhân… Những loại vụ việc đó đều thuộc đối tượng điều tra của cơ quan bảo vệ pháp luật Đây là những vụ việc xâm hại đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, những loại vụ việc đó được gọi là
vụ việc mang tính hình sự Vụ việc mang tính hình sự là những vụ việc xảy ra làm phương hại đến những khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ, gây những hậu quả tác hại nhất định, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội, đó là hiện tượng vật chất, tồn tại khách quan luôn diễn ra tại địa điểm, phạm vi không gian, trong một khoảng thời gian xác định
Khái niệm hiện trường theo quan điểm của Khoa học hình sự: Hiện trường
là nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự Những vụ việc mang tính hình sự trong đó bao hàm những vụ án, những vụ tai nạn, tệ nạn xã hội, ở đó có hoặc không có tội phạm Đó là nơi mà cơ quan thực thi pháp luật cần tiến hành
Trang 2hình sự là phạm vi không gian mà ở đó trực tiếp diễn ra sự tác động giữa các đối tượng vật chất liên quan đến vụ việc mang tính hình sự Trong nhiều trường hợp, nơi phát hiện vụ việc có khi không phải là nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự Nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự là địa điểm tồn tại những dấu vết, vật chứng phản ánh có vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra Có những vụ việc xảy ra chỉ xác định được nơi phát hiện, không thể xác định được nơi trực tiếp xảy ra vụ việc đó Ví dụ như phát hiện tử thi trôi trên sông, trong trường hợp này đó là nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự, chưa xác định được nơi xảy ra vụ việc là ở đâu (nơi nạn nhân nhảy, bị ngã hoặc bị vứt xuống sông) Bất kỳ một vụ việc mang tính hình sự nào đã hoặc đang xảy ra chúng ta đều có thể xác định được địa điểm, thời gian xảy ra, ở đó tồn tại những thông tin phản ánh về vụ việc Vụ việc mang tính hình sự xảy ra thực chất là quá trình tác động giữa các đối tượng vật chất, trong đó mỗi đối tượng vừa là đối tượng tác động, vừa là đối tượng bị tác động, đối tượng bị tác động mang những thông tin phản ánh về đối tượng tác động Quá trình tác động của các đối tượng vật chất, con người có thể nhận biết, lưu giữ và tái hiện lại thông qua tư duy trừu tượng, được gọi là phản ánh nhận thức Mặt khác, sự tác động giữa các đối tượng vật chất còn làm xuất hiện hay mất đi một phần vật thể, các dấu hiệu, đặc điểm của vật thể; gây ra sự biến đổi ở các sự vật có liên quan hoặc trong môi trường vật chất xung quanh và tồn tại dưới các dạng vật chất cụ thể, được gọi là phản ánh vật chất Cả hai dạng phản ánh nêu trên đều phản ánh về một sự việc, hiện tượng
đã xảy ra Những phản ánh này cung cấp thông tin về diễn biến của vụ việc mang tính hình sự và rất có ý nghĩa cho quá trình phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm Mặt khác, giữa đối tượng tác động, đối tượng bị tác động và môi trường xung quanh có mối quan hệ với nhau, chúng tác động lẫn nhau và phản ánh lẫn nhau
Khi nhận thức đầy đủ các đối tượng vật chất tham gia trong quá trình xảy
ra vụ việc mang tính hình sự, nhận thức được mối quan hệ giữa chúng, xác định được các phản ánh hình thành thì chúng ta mới xác định một cách toàn diện ý nghĩa hình sự của hiện trường, đây là cơ sở khoa học để thu thập dấu vết, vật chứng tại hiện trường và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh các tình tiết, diễn biến vụ việc trong quá trình điều tra
2 Phân loại hiện trường
- Mục đích phân loại hiện trường
+ Phân loại hiện trường là cơ sở quan trọng giúp cho việc tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện trong quá trình bảo vệ hiện trường Nhận biết được từng
Trang 3loại hiện trường sẽ đảm bảo cho công tác bảo vệ hiện trường được triển khai nhanh chóng, đồng bộ, đúng yêu cầu nhiệm vụ đề ra
+ Việc phân chia thành hiện trường vụ có người chết chưa rõ nguyên nhân, hiện trường vụ cướp tài sản, hiện trường vụ cháy… và từng loại hiện trường đó
có bị xáo trộn hay còn nguyên vẹn là cơ sở để người lãnh đạo chỉ huy thuộc Cơ quan điều tra các cấp quyết định việc điều động lực lượng, sử dụng loại phương tiện thiết bị khám nghiệm và áp dụng biện pháp thích hợp để triển khai kịp thời, nhanh chóng công tác khám nghiệm hiện trường nhằm góp phần điều tra làm rõ
vụ việc xảy ra
+ Nhận thức được loại hiện trường cần khám nghiệm là cơ sở để người chủ trì, người tham gia khám nghiệm quyết định áp dụng phương pháp, sử dụng phương tiện khám nghiệm để đạt mục đích của quá trình khám nghiệm Từ đó đảm bảo cho quá trình phát hiện, thu thập và khai thác dấu vết, vật chứng đạt hiệu quả cao nhất
+ Kết quả phân loại hiện trường là cơ sở để ghi tên vụ việc trong biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, sơ đồ hiện trường và khái quát báo cáo kết luận vụ việc sau khi khám nghiệm
- Căn cứ phân loại hiện trường
+ Căn cứ vào tính chất vụ việc đã xảy ra có:
Hiện trường vụ có người chết;
Hiện trường vụ có người bị thương;
Hiện trường vụ tai nạn giao thông;
Hiện trường vụ tai nạn lao động;
Hiện trường vụ trộm cắp tài sản;
Hiện trường vụ cướp tài sản;
Hiện trường vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
Hiện trường vụ hiếp dâm;
Hiện trường vụ ngộ độc;
Hiện trường vụ vi phạm về môi trường;
Hiện trường vụ cháy, nổ, sự cố kỹ thuật;
Hiện trường vụ rải tờ rơi, viết khẩu hiệu có nội dung phản động…
Cách phân loại trên là dựa vào nhóm các vụ việc xảy ra, nhưng hiện trường
Trang 4hiện trường trên còn có thể chia thành nhiều loại hiện trường cụ thể khác nhau
Ví dụ: Hiện trường có người chết còn có thể chia thành hiện trường có người chết do súng đạn, hiện trường có người chết dưới nước, hiện trường có người chết do ngộ độc…
+ Căn cứ vào đặc điểm phạm vi không gian nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ việc có:
Hiện trường trong nhà;
Hiện trường ngoài trời;
Hiện trường vừa ngoài trời vừa trong nhà;
Hiện trường trên các phương tiện giao thông;
Hiện trường dưới nước…
+ Căn cứ vào diễn biến vụ việc có:
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự Hiện trường xảy ra vụ việc là nơi trực tiếp diễn ra các hành vi của con người và sự tác động của các đối tượng vật chất khác liên quan đến vụ việc mang tính hình sự Tại hiện trường có thể tồn tại nhiều dấu vết, vật chứng quan trọng nếu được phát hiện, khai thác tốt
sẽ là cơ sở để tái hiện toàn bộ vụ việc đã xảy ra
Hiện trường nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự Hiện trường nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự là địa điểm phát hiện dấu vết, vật chứng, tử thi… phản ánh có vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra Dấu vết, vật chứng, thông tin tài liệu tồn tại ở hiện trường nơi phát hiện vụ việc mang tính hình sự phản ánh các đối tượng vật chất tham gia trong quá trình xảy ra vụ việc nên có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra
Nếu xét về diễn biến quá trình của con người khi thực hiện hành vi phạm tội, thì tội phạm thường diễn ra qua các giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và che giấu hành vi phạm tội Cho nên, đối với các vụ án hình sự có thể phân chia hiện trường thành nhiều khu vực khác nhau:
* Khu vực chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội;
* Khu vực thực hiện hành vi phạm tội;
* Khu vực che giấu hành vi phạm tội;
+ Căn cứ vào tình trạng hiện trường:
Việc xác định tình trạng hiện trường dựa trên cơ sở kết quả quan sát hiện trường, những thông tin thu thập được khi đến hiện trường
Trang 5* Hiện trường nguyên vẹn là hiện trường khi khám nghiệm dấu vết, vật chứng và cảnh vật ở hiện trường chưa bị thay đổi, xáo trộn Do dấu vết, vật chứng không bị thay đổi nên việc nghiên cứu phát hiện cũng như thu thập, khai thác chúng thuận lợi, đồng thời dễ xác định quan hệ giữa các dấu vết, vật chứng giúp cho đánh giá kết luận vụ việc được chính xác, khách quan
* Hiện trường xáo trộn là hiện trường khi tiến hành khám nghiệm thì các dấu vết, vật chứng cảnh vật ở hiện trường đã có sự thay đổi, mất mát, hư hỏng Đối với loại hiện trường này vị trí, trạng thái, đặc điểm của dấu vết, vật chứng
có sự thay đổi dẫn đến việc nghiên cứu phát hiện, xác định dấu vết, vật chứng liên quan đến vụ việc sẽ khó khăn, phức tạp hơn Nhiều trường hợp, do hiện trường xáo trộn quá nhiều, làm cho việc nghiên cứu phát hiện, khai thác dấu vết, vật chứng không chính xác dẫn đến không kết luận được hoặc kết luận không chính xác
II KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
1 Nhận thức chung về khám nghiệm hiện trường
- Khái niệm khám nghiệm hiện trường
Trong quá trình điều tra khám phá tội phạm, khám nghiệm hiện trường là một trong những mắc xích quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình này Khám nghiệm hiện trường được xác định là một bộ phận trọng yếu của công tác điều tra tại hiện trường, góp phần thu thập chứng cứ cũng như giúp cho việc xây dựng kế hoạch điều tra, tiến hành các biện pháp điều tra khác phù hợp, đúng hướng
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tố tụng hình sự, là quá trình tổ chức nghiên cứu phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng và những tin tức tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường, nhằm làm
rõ tính chất vụ việc, người thực hiện và các tình tiết khác của vụ việc mang tính hình sự
+ Vị trí của khám nghiệm hiện trường trong điều tra hình sự là: “hoạt động điều tra Tố tụng hình sự”, “hoạt động thu thập thông tin ”
+ Địa điểm tiến hành khám nghiệm hiện trường: Nơi xảy ra, nơi phát hiện
vụ việc mang tính hình sự
+ Nội dung của khám nghiệm hiện trường là “tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ,
mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án”, nghiên cứu đánh giá các
Trang 6+ Đối tượng nghiên cứu của khám nghiệm hiện trường là các phản ánh vật chất có ý nghĩa hình sự tồn tại ở hiện trường Các phản ánh nhận thức như lời khai, tin tức có liên quan là hệ quả của vụ việc mang tính hình sự, cũng hình thành, tồn tại ở hiện trường, cần phải được nghiên cứu thu thập để làm rõ bản chất sự việc Bởi vì, các phản ánh vật chất và phản ánh nhận thức đều là phản ánh về một vụ việc, đây là hai mặt của một vấn đề Tuy nhiên, phương pháp, cách thức nghiên cứu, phát hiện, thu thập lại rất khác nhau Trong khám nghiệm hiện trường có nghiên cứu những phản ánh nhận thức, nhằm hỗ trợ để thực hiện tốt việc nghiên cứu các phản ánh vật chất Tóm lại, những tin tức có liên quan cũng là đối tượng cần nghiên cứu trong khám nghiệm hiện trường, nhưng nó chỉ
có ý nghĩa bổ trợ, còn đối tượng chính của khám nghiệm hiện trường là các phản ánh vật chất, khoa học điều tra hình sự gọi là dấu vết, vật chứng
Quá trình khám nghiệm phải tuân thủ quy định của Điều 4 “Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân”; Điều 7 “Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân”; Điều 75 “Thu thập và bảo quản vật chứng” Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 Để phù hợp với thực tiễn điều tra, Bộ Công an đã ra Chỉ thị số 02 /2001/CT-BCA (C11) ngày 06/02/2001 về “Công tác khám nghiệm hiện trường trong lực lượng Công an nhân dân” và Quy chế ban hành theo quyết định số 57/2001/QĐ-BCA (C11) ngày 06/02/2001 về “Phân công trách nhiệm giữa các lực lượng Công an nhân dân trong công tác khám nghiệm hiện trường”
- Nhiệm vụ khám nghiệm hiện trường
+ Điều tra thu thập, phân tích chọn lọc những tin tức tài liệu có liên quan đến hiện trường và sự việc xảy ra nhằm phục vụ cho việc đánh giá về hiện trường, định hướng cho các hoạt động chiến thuật xuất phát từ hiện trường Những thông tin cần thu thập: thông tin phản ánh về thời gian xảy ra vụ việc, về người phát hiện, về tung tích lai lịch và mối quan hệ của nạn nhân, đặc điểm nhận dạng thủ phạm, những thay đổi của các dấu vết, vật chứng trong quá trình bảo vệ hiện trường
+ Ghi nhận vị trí, trạng thái và quang cảnh chung của hiện trường bằng cách mô tả vào biên bản khám nghiệm hiện trường, vẽ sơ đồ hiện trường và chụp ảnh hiện trường Hiện trường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, nhưng việc nghiên cứu địa điểm, phạm vi không gian, trạng thái và quang cảnh của hiện trường phải thực hiện trong suốt quá trình điều tra vụ án Do đó, cần phải ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh của hiện trường và mối tương quan giữa phạm vi hiện trường với vùng lân cận
Trang 7+ Áp dụng các biện pháp, phương pháp khoa học và sử dụng phương tiện
kỹ thuật chuyên dùng hỗ trợ nhằm phát hiện, thu lượm và bảo quản toàn bộ dấu vết vật chứng có ở hiện trường Hiện trường vụ việc mang tính hình sự luôn tồn tại các phản ánh vật chất, đó là các dấu vết, vật chứng Các phản ánh vật chất chứa đựng những thông tin phản ánh về diễn biến hành động của con người, quá trình tác động giữa các đối tượng vật chất Dấu vết, vật chứng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó có nhiều loại rất khó phát hiện, nên cần có phương tiện
kỹ thuật hỗ trợ nhằm phát hiện được tất cả các dấu vết, vật chứng Nếu không phát hiện được dấu vết, vật chứng thì không thể nghiên cứu đánh giá xác định cơ chế hình thành và khai thác các thông tin để làm rõ diễn biến và tình tiết của vụ việc
+ Nghiên cứu, đánh giá tất cả các dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu thu thập được nhằm xác lập chứng cứ pháp lý và định hướng cho các hoạt động điều tra tiếp theo
+ Lập hồ sơ khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự theo đúng yêu cầu pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an Hồ sơ khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự bao gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh hiện trường, sơ đồ hiện trường, báo cáo khám nghiệm hiện trường (và biên bản khám nghiệm tử thi, bản ảnh khám nghiệm tử thi đối với hiện trường có người chết) Khi xây dựng các tài liệu này phải theo mẫu quy định, nội dung của từng loại tài liệu phải đáp ứng chính xác, khách quan, toàn diện, đúng luật nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của hoạt động khám nghiệm hiện trường
+ Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác phòng ngừa tội phạm, những nguyên nhân điều kiện nảy sinh tội phạm, xác định phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm, từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn một cách tích cực và đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm
- Yêu cầu khi khám nghiệm hiện trường
+ Đảm bảo yêu cầu pháp lý: Khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự là hoạt động điều tra tố tụng, do đó quá trình tổ chức khám nghiệm hiện trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật Cụ thể dựa vào các văn bản sau:
* Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
* Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
Trang 8* Các chỉ thị, quyết định của Bộ Công an như: Chỉ thị số 02/2001/CT-BCA (C11), ngày 06/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng Công an nhân dân; Quyết định số 57/2001/QĐ-BCA (C11), ngày 06/02/2001 ban hành quy chế phân công trách nhiệm giữa các lực lượng Công an nhân dân trong công tác khám nghiệm hiện trường; Thông tư số 76/2011/QĐ-BCA ngày 22/11/2011 quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân
+ Đảm bảo yêu cầu khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời: Ở hiện trường vụ việc mang tính hình sự, các dấu vết vật chứng luôn chịu sự tác động của các yếu
tố khách quan và chủ quan nên dễ bị thay đổi, phá huỷ, hiện trường dễ bị xáo trộn Vì thế khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cần triển khai kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các biến đổi có thể xảy ra đối với hiện trường, dấu vết, vật chứng Mặt khác, kết quả khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự là cơ sở để quyết định nội dung các biện pháp tố tụng hình sự
ở giai đoạn tiếp theo, do đó khám nghiệm hiện trường cần được tiến hành một cách khẩn trương nhằm thu thập, phân tích các thông tin để định hướng xây dựng kế hoạch điều tra tiếp theo
+ Đảm bảo yêu cầu kế hoạch hóa: Quá trình khám nghiệm phải được lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra Việc lập kế hoạch đối với khám nghiệm hiện trường là một yếu tố quan trọng, vừa đảm bảo yêu cầu về tính cấp bách, vừa thể hiện sự phối hợp có hiệu quả của các lực lượng nghiệp vụ
Tính kế hoạch trong khám nghiệm hiện trường thể hiện trong việc chuẩn bị nhân lực, phương tiện kỹ thuật và trình tự giải quyết các công việc ở hiện trường của từng lực lượng tham dự khám nghiệm Đồng thời còn thể hiện ở sự phối hợp điều động phương tiện giao thông để đưa lực lượng đến hiện trường
+ Đảm bảo yêu cầu bí mật: Khám nghiệm hiện trường là công tác nghiệp
vụ điều tra, trong quá trình thực hiện sử dụng rất nhiều phương pháp, biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu, và kết quả khám nghiệm hiện trường giúp định hướng quá trình điều tra, do vậy yêu cầu đặt ra là phải giữ bí mật tuyệt đối Những người tham gia, tham dự khám nghiệm hiện trường không được cung cấp thông tin về hiện trường cho bất cứ ai không có trách nhiệm Người chủ trì khám nghiệm phải quán triệt để người tham gia, tham dự khám nghiệm biết, trước khi triển khai khám nghiệm hiện trường
+ Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ: Khi tiến hành khám nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng
Trang 9chuyên môn và các lực lượng khác có liên quan, mỗi lực lượng tham gia khám nghiệm phải thực hiện đúng, đầy đủ chức năng nhiệm vụ đã quy định Đồng thời, tổ chức khám nghiệm phải khoa học và phải có người chủ trì điều hành có bản lĩnh, am hiểu nghiệp vụ, pháp luật Người chủ trì khám nghiệm phải quán xuyến được công việc, phân công nhiệm vụ một cách hợp lý Chỉ khi tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ mới có điều kiện để đạt kết quả cao trong hoạt động khám nghiệm hiện trường
- Phương pháp khám nghiệm hiện trường
Để quá trình khám nghiệm hiện trường đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, phát hiện được tất cả các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường thì đòi hỏi phải
có phương pháp khám nghiệm phù hợp Muốn vậy, cần phải dựa vào kết quả của việc quan sát hiện trường, dựa vào cấu trúc, tình trạng thực tế của hiện trường còn nguyên vẹn hay xáo trộn, dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ khám nghiệm và dựa vào đặc điểm tình hình địa phương
Nội dung của phương pháp khám nghiệm hiện trường thể hiện ở việc tổ chức lực lượng cho quá trình khám nghiệm hiện trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình, cấu trúc của hiện trường; sử dụng những chiến thuật, biện pháp và phương tiện kỹ thuật khám nghiệm một cách phù hợp với những phản ánh vật chất tồn tại ở hiện trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc phát hiện dấu vết, vật chứng Ngoài ra, phương pháp khám nghiệm hiện trường còn thể hiện ở việc áp dụng trình tự thực hiện các công việc ở hiện trường, trình
tự phát hiện, thu thập các dấu vết, vật chứng đảm bảo chúng không bị mất mát,
hư hỏng hoặc sai lệch thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đánh giá, giám định phục vụ tốt cho cho hoạt động điều tra làm rõ vụ việc
Đối với hiện trường vụ việc mang tính hình sự, có thể lựa chọn áp dụng những phương pháp khám nghiệm sau:
+ Phương pháp khám nghiệm dựa theo diễn biến vụ việc đã nhận định (phương pháp khám nghiệm hiện trường lần theo dấu vết):
Trên cơ sở phân tích những thông tin đã thu thập ở giai đoạn chuẩn bị khám nghiệm và quan sát thực trạng hiện trường, lực lượng khám nghiệm hiện trường nhận định về đường vào, đường ra của thủ phạm, quá trình diễn biến thực hiện hành vi của thủ phạm ở hiện trường, những thay đổi về sự sắp xếp các đồ vật….Từ đó nhận định trình tự xuất hiện các loại dấu vết, vật chứng, những khu vực chúng tồn tại Kết quả của nhận định đó là cơ sở xác định trình tự nghiên cứu từng khu vực, từng đồ vật trong phạm vi hiện trường và trình tự phát hiện,
Trang 10Phương pháp này được tiến hành theo trình tự từ điểm bắt đầu đến điểm tiếp theo Điểm bắt đầu thường là đường vào, vị trí thủ phạm bắt đầu đột nhập vào hiện trường với những dấu vết đã quan sát rõ Điểm khám nghiệm tiếp theo
là hướng hoạt động của thủ phạm tại hiện trường với những dấu vết, vật chứng theo nhận định có khả năng tồn tại
Áp dụng phương pháp này có ưu điểm: Sử dụng hợp lý phương tiện kỹ thuật và lực lượng để đạt hiệu quả cao trong khám nghiệm; tận dụng và khai thác được tối đa hiệu suất của phương tiện kỹ thuật để phát hiện dấu vết, nhất là dấu vết ẩn và vi vết; có cơ sở để đánh giá xác định giá trị của dấu vết, vật chứng
đã thu lượm; tiết kiệm thời gian và công sức trong khám nghiệm Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm: Thường chỉ khám nghiệm những nơi nhận định có sự việc xảy ra dẫn đến có khu vực tồn tại dấu vết, vật chứng nhưng không khám nghiệm; đối với những vụ việc mang tính hình sự mà phạm vi hiện trường rộng, phức tạp hoặc hiện trường bị xáo trộn nhiều, khó nhận định diễn biến sự việc thì khó áp dụng phương pháp này
+ Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc:
Khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài: Phương pháp khám nghiệm này thực hiện theo trình tự bắt đầu từ một đồ vật nào đó (hoặc tử thi) ở trung tâm hiện trường sau đó nghiên cứu phát hiện dấu vết ở đồ vật (hoặc khu vực) kế tiếp, liền kề theo trình tự từ trong ra ngoài, cho đến khi tiếp cận ranh giới của hiện trường thì kết thúc
Khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trong: Lực lượng khám nghiệm bắt đầu từ một đồ vật ở phần giáp với giới hạn phạm vi hiện trường, sau
đó nghiên cứu phát hiện dấu vết ở đồ vật (hoặc khu vực) kế tiếp, liền kề theo trình tự từ ngoài vào trong
Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc thường được lựa chọn áp dụng đối với hiện trường rộng ở ngoài trời và áp dụng đối với những hiện trường đã xác định vùng trung tâm Ví dụ, đối với loại hiện trường có người chết thường bắt đầu khám nghiệm bắt đầu từ tử thi, từ nơi tử thi tiếp xúc, sau đó đến các nơi khác
Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc có ưu điểm: Không cần nhiều nhân lực và phương tiện; Tất cả các đồ vật, các khu vực trong phạm vi hiện trường đều được khám nghiệm; Việc nhận định, kết luận diễn biến của vụ việc thuận lợi, đảm bảo tính hệ thống Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có nhược điểm như: Khi khám nghiện có thể phát hiện được những dấu vết, đồ vật nhưng đó không phải là dấu vết hình sự không liên quan đến vụ việc mang tính
Trang 11hình sự; Thường chỉ tập trung phát hiện các dấu vết dễ thấy, bỏ sót không phát hiện vi vết và dấu vết ẩn
+ Phương pháp khám nghiệm theo đường song song
Lực lượng khám nghiệm bắt đầu từ một phía của hiện trường, tiến hành nghiên cứu các khu vực, đồ vật theo một đường đến phía đối diện, sau đó vòng lại tiếp tục khám nghiệm các khu vực, đồ vật kế tiếp theo một đường song song với đường nêu trên, sau đó tiếp tục khám theo các đường song song tương tự cho đến khi đến ranh giới hiện trường thì kết thúc
Phương pháp này thường được áp dụng khi khám nghiệm những hiện trường rộng, không có ranh giới tự nhiên
Phương pháp khám nghiệm theo đường song song nêu trên có ưu điểm: chỉ cần ít cán bộ chuyên môn và phương tiện kỹ thuật cũng có thể hoàn thành khám nghiệm một hiện trường; tất cả các đồ vật, các khu vực trong phạm vi hiện trường đều được khám nghiệm, tránh sót lọt dấu vết, vật chứng; việc nhận định, kết luận diễn biến của vụ việc thuận lợi, đảm bảo tính hệ thống Hạn chế của phương pháp này là: Khi khám nghiện có thể phát hiện được những dấu vết, đồ vật nhưng đó không phải là dấu vết hình sự, không liên quan đến vụ việc mang tính hình sự; thường chỉ tập trung phát hiện các dấu vết dễ thấy, bỏ sót không phát hiện vi vết và dấu vết ẩn
+ Phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiếu
Phương pháp khám nghiệm này thực hiện như sau: Lực lượng khám nghiệm chia thành từng nhóm cùng với phương tiện khám nghiệm, dàn thành hàng ngang (hết chiều rộng của hiện trường), đồng thời cùng khám nghiệm các
đồ vật, các khu vực ở hiện trường theo trình tự từ đầu đến cuối hiện trường Phương pháp này được sử dụng khi khám nghiệm những hiện trường mà phạm vi không gian không lớn và có chiều ngang hẹp, có thể bố trí được cán bộ khám nghiệm dàn hết mặt bằng từ đầu này đến đầu kia của hiện trường
Phương pháp này có ưu điểm là toàn bộ các khu vực trong phạm vi hiện trường đều được khám nghiệm, có thể phát hiện được hầu hết các phản ánh vật chất dễ thấy ở hiện trường và tiết kiệm thời gian khám nghiệm Hạn chế của phương pháp này là: Lực lượng và phương tiện khám nghiệm phải nhiều; do từng nhóm cán bộ khám nghiệm từng phần khác nhau của hiện trường, nên sự liên kết để xác định về diễn biến hành vi phạm tội khó khăn hơn các chiến thuật khác
+ Phương pháp khám nghiệm theo cách chia khu vực:
Trang 12Đối với những hiện trường có ranh giới tự nhiên ngăn cách tạo thành các khu vực độc lập (như tường, hàng rào, lối đi…) hoặc những hiện trường có phạm vi quá rộng thì chia hiện trường thành nhiều khu vực, nhiều ô khác nhau
để khám nghiệm Tuỳ theo lực lượng và phương tiện hiện có mà tiến hành khám nghiệm lần lượt từng khu vực hoặc khám đồng loạt các khu vực hiện trường Việc khám nghiệm từng khu vực hiện trường đã phân chia, có thể áp dụng các phương pháp nêu trên
Ưu điểm của phương pháp này là tất cả các đồ vật ở hiện trường đều được nghiên cứu khám nghiệm, đảm bảo yêu cầu toàn diện Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là trong nhiều trường hợp khi khám nghiệm phải sử dụng nhiều lực lượng và nhiều phương tiện; Đồng thời, do mỗi khu vực hiện trường được khám nghiệm độc lập, nên việc xác định quan hệ giữa các dấu vết, vật chứng để kết luận về hành vi phạm tội của thủ phạm gặp khó khăn
Mỗi phương pháp khám nghiệm cụ thể có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, vì thế trước khi tiến hành khám nghiệm người chủ trì phải nắm vững lực lượng, phương tiện và đặc điểm tình hình thực tế của hiện trường để xác định phương pháp khám nghiệm cho phù hợp Tùy thuộc vào thực tế từng
vụ việc cụ thể, khi khám nghiệm mỗi hiện trường có thể áp dụng một phương pháp Nhưng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như chiến thuật chia khu vực và xoáy ốc, hoặc chia khu vực và song song…
- Các hoạt động trong khám nghiệm hiện trường
Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng ở hiện trường, cán bộ khám nghiệm thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
+ Quan sát: Đây là quá trình tri giác trực tiếp (hoặc qua phương tiện hỗ trợ) của người cán bộ khám nghiệm đối với đối tượng vật chất để nhận thức về nó
Ví dụ: Đối tượng quan sát trong khám nghiệm hiện trường vụ án giết người là các sự vật, hiện tượng, dấu vết, vật chứng, tử thi tồn tại ở hiện trường và mối tương quan giữa chúng
Ngoài hoạt động quan sát, trong quá trình khám nghiệm hiện trường, còn
có thể phát hiện các dấu vết, vật chứng bằng sự thụ cảm của các cơ quan khác như khứu giác, vị giác, thính giác để phát hiện sự tồn tại của các loại dấu vết, vật chứng có mùi, vị đặc trưng; hoặc có thể phát hiện sự tồn tại loại dấu vết dưới dạng âm thanh bằng sự thụ cảm của cơ quan thính giác Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm, sự nhạy bén của cán bộ khám nghiệm hiện trường
Trang 13+ Đo đạc: Đo đạc là phương pháp có tính phổ biến thường được áp dụng trong khám nghiệm nhằm xác định vị trí, khoảng cách, kích thước của đối tượng vật chất từ đó làm rõ đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng vật chất với nhau Trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ việc mang tính hình sự việc xác định vị trí, kích thước của thương tích, dấu vết, vật chứng, tử thi luôn phải đảm bảo sự chính xác, vì vậy áp dụng phương pháp đo đạc mang tính bắt buộc Trong khám nghiệm, tùy thuộc từng hiện trường cụ thể có thể sử dụng các phương pháp đo như: Phương pháp tam giác, phương pháp chữ nhật, phương pháp góc đồng tâm, phương pháp trục đường thẳng
Ngoài việc đo đạc để xác định vị trí, kích thước (sử dụng các loại thước đo), có thể áp dụng các phương tiện chuyên dụng để đo đạc về từ trường, về tọa
độ, đo cường độ,…
+ Ghi nhận: Là một trong những biện pháp sao chép và lưu giữ thông tin
về hiện trường, dấu vết, tử thi Đây là hoạt động được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự vì thế khi áp dụng các phương pháp ghi nhận phải đúng pháp luật Đồng thời, để đảm bảo được giá trị pháp lý của hoạt động điều tra, việc ghi nhận phải chính xác, khách quan, toàn diện Quá trình khám nghiệm hiện trường, thường áp dụng các biện pháp ghi nhận sau đây: Mô tả tỉ mỉ vào biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi; ghi nhận bằng cách vẽ sơ đồ phác họa hoặc bằng các biểu đồ; ghi nhận bằng cách chụp ảnh hình sự, quay phim
+ Phân tích, tổng hợp, so sánh: Khám nghiệm hiện trường là quá trình nghiên cứu thu thập, đánh giá các phản ánh vật chất đã phát hiện ở hiện trường nhằm mục đích nhận thức về bản chất của vụ án đã xảy ra trên thực tế Ở hiện trường có thể tồn tại nhiều loại dấu vết, vật chứng, khi phát hiện thì tiến hành phân tích, đánh giá chúng Ngoài ra, các dấu vết, vật chứng môi trường vật chất
ở hiện trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi khám nghiệm người cán bộ điều tra phải phân tích đánh giá để tìm ra mối liên hệ đó và quan hệ của nó với hành vi phạm tội của thủ phạm Tiến hành phân tích, đánh giá tổng thể các dấu vết, vật chứng để rút ra thông tin đầy đủ, khách quan từ hiện trường, tức là từ những hiện tượng, vật chất cụ thể ở hiện trường qua phân tích, tổng hợp, so sánh
sẽ xác định được bản chất của sự việc Điều đó cho thấy phân tích, tổng hợp và
so sánh là phương pháp luôn được sử dụng trong khám nghiệm hiện trường
+ Thực nghiệm: Trên cơ sở dấu vết đã phát hiện, qua phân tích, đánh giá
xác định cơ chế hình thành, từ đó triển khai thực nghiệm trên những đối tượng
có hoàn cảnh, điều kiện tương tự nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa hành
Trang 14những để nhận thức rõ, chính xác về nguyên nhân, điều kiện hình thành dấu vết,
mà còn là phương pháp để kiểm tra những kết luận, nhận định về dấu vết, nhất
là những trường hợp cùng một dấu vết nhưng giữa các cán bộ khám nghiệm có đánh giá khác nhau
- Lực lượng và phương tiện khám nghiệm hiện trường
+ Lực lượng khám nghiệm hiện trường
Căn cứ Điều 150, 151 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Quyết định số 57/2001/QĐ-BCA (C11) ngày 06/02/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Quy chế phân công trách nhiệm giữa các lực lượng Công an nhân dân trong công tác khám nghiệm hiện trường”, Thông tư 01/2006/TT-BCA (C11) ngày 12/01/2006 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thành phần khám nghiệm hiện trường bao gồm:
* Người chủ trì khám nghiệm hiện trường:
Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc An ninh điều tra các cấp (đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp);
Điều tra viên được được phân công thụ lý chính điều tra vụ án;
Cục Trưởng (hoặc Phó cục trưởng được ủy quyền), Trưởng phòng cấp tỉnh (hoặc phó Trưởng phòng được ủy quyền) thuộc các đơn vị: Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Cảnh sát đường thủy; Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn
xã hội; Giám thị trại giam, trại tạm giam
* Lực lượng tham gia, tham dự khám nghiệm:
Điều tra viên thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra, An ninh điều tra;
Cán bộ Cảnh sát điều khiển chó nghiệp vụ (khi có yêu cầu của chủ trì lực lượng khám nghiệm);
Trang 15Bác sỹ pháp y trong Công an nhân dân (đối với hiện trường có người chết); Cán bộ chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu khám nghiệm từng loại vụ việc, như: Bác sỹ Pháp y thuộc y tế, quân đội; kỹ sư cháy nổ; kỹ sư xây dựng …
Kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát cùng cấp;
Người chứng kiến;
Bị can, người bị hại (nếu cần thiết)
* Đối với lực lượng trinh sát trong các cơ quan Cảnh sát điều tra:
Tùy theo chức năng nhiệm vụ và tính chất của từng loại hiện trường mà Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc lãnh đạo của Ban chuyên án, chủ động và khẩn trương cử cán bộ xuống ngay hiện trường để phối hợp nắm tình hình hiện trường, tình hình có liên quan đến công tác trinh sát phục vụ yêu cầu điều tra vụ án và yêu cầu nghiệp vụ
+ Khi tham gia khám nghiệm hiện trường, thông qua công tác nghiệp vụ trinh sát phải chủ động kết hợp việc xem xét, phát hiện dấu vết, vật chứng và các tài liệu có liên quan phục vụ yêu cầu điều tra tiếp theo Đồng thời, phát hiện các dấu vết, tài liệu có giá trị phục vụ yêu cầu nghiệp vụ, mở rộng vụ án, yêu cầu trinh sát phục vụ công tác phòng chống tội phạm
+ Phương tiện khám nghiệm hiện trường:
* Phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để khám nghiệm hiện trường như: Va
ly khám nghiệm chung, va ly khám nghiệm tử thi, va ly phát hiện, thu thập dấu vết sinh vật, các chất ma túy… Trong các va ly có các dụng cụ, phương tiện để phát hiện, làm rõ, ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết, vật chứng như thước, các loại, la bàn, búa, kềm, kéo, tuốc-nơ-vít, các loại bột phát hiện dấu vết đường vân, chổi quét bột, các loại háo chất, máy tĩnh điện phát hiện dấu vết giày dính bụi,… Ngoài ra, còn có các loại chai, lọ, túi, bao bì,… để bảo quản dấu vết
* Phương tiện ghi hình như máy ảnh, máy quay phim các loại,…
* Phương tiện chiếu sáng: đèn pha, đèn chiếu xiên, đèn poliray,…
* Phương tiện thông tin, liên lạc: máy điện thoại, bộ đàm,…
* Phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động như: mặt nạ phòng độc, khẩu trang, kính, găng tay, ủng, áo bảo hộ,
* Các loại biên bản, giấy tờ, sơ đồ,…
* Phương tiện giao thông phục vụ quá trình đi lại của lực lượng khám
Trang 162 Quy trình khám nghiệm hiện trường
- Chuẩn bị khám nghiệm
+ Chuẩn bị trước khi đến hiện trường:
* Chuẩn bị về lực lượng khám nghiệm: Sau khi tiếp nhận thông tin và xác định vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra thuộc thẩm quyền điều tra của đơn vị mình, Thủ trưởng đơn vị xem xét cần huy động những lực lượng nào tham gia, Thủ trưởng đơn vị tham gia chịu trách nhiệm phân công cán bộ thuộc đơn vị mình quản lý tham gia khám nghiệm hiện trường và giao việc cụ thể cho từng người Cá nhân được giao tham gia khám nghiệm phải chuẩn bị tinh thần, cơ sở vật chất cần thiết và có mặt đúng thời gian tại địa điểm tập kết đã thống nhất Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý của lực lượng Công an nhân dân Khi thực hiện khám nghiệm, lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường được thành lập theo quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thụ lý loại vụ việc đó Tuỳ thuộc vào loại, tính chất của vụ việc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc An ninh điều tra sẽ điều động, phân công lực lượng phối hợp để thực hiện khám nghiệm hiện trường
* Chuẩn bị phương tiện cho khám nghiệm hiện trường: Trên cơ sở các thông tin ban đầu về loại vụ việc xảy ra, tình hình ở hiện trường mà các lực lượng được phân công có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết + Những việc cần làm khi đến hiện trường, trước khi khám nghiệm
* Khi đến hiện trường, cán bộ khám nghiệm phải nhanh chóng tham gia giải quyết các công việc khẩn cấp, như: Cấp cứu, cứu chữa người và tài sản có nguy cơ thiệt hại tiếp diễn; lấy sinh cung nạn nhân; kịp thời, ưu tiên nghiên cứu
xử lý các dấu vết, vật chứng có nguy cơ bị phá huỷ tại hiện trường; tiến hành bắt giữ thủ phạm nếu đã rõ và còn ở khu vực hiện trường; triển khai các biện pháp
ổn định trật tự ở khu vực hiện trường và vùng lân cận, hạn chế những ảnh hưởng xấu về mặt chính trị, trấn an tư tưởng cho những người xung quanh
* Nghe người chỉ huy bảo vệ hiện trường báo cáo về công tác bảo vệ hiện trường Kiểm tra toàn bộ công tác bảo vệ hiện trường, nếu phát hiện có những vấn đề chưa phù hợp hoặc không đúng thì phải yêu cầu người chỉ huy bảo vệ hiện trường tìm biện pháp giải quyết khắc phục ngay
* Gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo chính quyền địa phương (phường, xã, thị trấn), lãnh đạo cơ quan chủ quản (nếu vụ việc xảy ra ở các cơ quan, xí nghiệp, nông lâm, ngư trường) để nắm tình hình về an ninh trật tự ở địa bàn xảy ra vụ việc Trao đổi những vấn đề liên quan cần phải phối hợp giải quyết hoặc nêu ra
Trang 17yêu cầu đề nghị lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo cơ quan có vụ việc xảy ra giúp đỡ trong quá trình khám nghiệm hiện trường
* Nắm thông tin về tình hình hiện trường: ai phát hiện vụ việc, phát hiện khi nào; người, cơ quan bị hại mức độ thiệt hại; diễn biến tình tiết sự việc, ai là người chứng kiến; những người liên quan đến vụ việc; thời tiết khí hậu đã ảnh hưởng đến hiện trường, những yếu tố tác động làm thay đổi dấu vết vật chứng Xác định rõ những khu vực nào của hiện trường đã xáo trộn; những dấu vết, vật chứng, đồ vật nào đã thay đổi, nguyên nhân thay đổi, thay đổi như thế nào?…
* Lựa chọn người chứng kiến, mời và giải thích quyền, nghĩa vụ cho người chứng kiến
* Thu thập những hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc xảy ra Đặc biệt đối với các vụ cháy, nổ, sự cố kỹ thuật, tai nạn, lừa đảo, buôn lậu, giết người, trộm cắp tài sản… Đó là những tài liệu như sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật, các tài liệu
về chỉ tiêu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, vận hành, quy định về việc phòng ngừa cháy nổ, sự cố, chức năng nhiệm vụ của những người liên quan, hệ thống sổ sách, hóa đơn chứng từ, tài liệu kiểm kê, kiểm tra…
Sau khi tiến hành các công việc trên, lực lượng khám nghiệm rút ra những kết luận sơ bộ về tình hình hiện trường, diễn biến vụ việc Sau đó, hội ý lực lượng tham gia, tham dự khám nghiệm để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người
- Tiến hành khám nghiệm hiện trường
+ Quan sát hiện trường:
Quan sát hiện trường là hoạt động đầu tiên của quá trình khám nghiệm, kết quả của quan sát là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo ở hiện trường
Quan sát hiện trường là việc nắm bao quát vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường và những dấu vết, vật chứng, đồ vật, tử thi có ở hiện trường Trên cơ sở kết quả quan sát hiện trường để chọn chiến thuật, phương tiện phục vụ khám nghiệm và phương pháp phát hiện, thu thập dấu vết, vật chứng và các tin tức, tài liệu khác nằm trong mối quan hệ với vụ việc mang tính hình sự khi khám tỉ mỉ hiện trường
Khi quan sát hiện trường, lực lượng khám nghiệm nghiên cứu, phân tích, so sánh, khái quát để đi đến nhận thức ban đầu về tình trạng hiện trường, hệ thống dấu vết, vật chứng và diễn biến vụ việc xảy ra Đây là hoạt động bao quát tổng thể và nhận thức về hiện trường
Trang 18Mục đích của quan sát hiện trường là nhằm hiểu được toàn bộ trạng thái chung của hiện trường; vị trí tồn tại của các dấu vết, vật chứng đã nhìn thấy rõ;
vị trí, cách sắp xếp các đồ vật ở hiện trường; vị trí, tình trạng của tử thi;…và nhận thức những khu vực có khả năng tồn tại dấu vết; xác định phạm vi cụ thể của hiện trường để bảo vệ, khám nghiệm; xác định phương pháp tìm thu dấu vết, vật chứng, các tài liệu có liên quan đến vụ việc xảy ra… Từ đó lựa chọn phương pháp khám nghiệm hiện trường phù hợp với điều kiện cụ thể của hiện trường Đối tượng của quan sát hiện trường là cấu trúc địa hình, trạng thái của hiện trường, sự sắp xếp các đồ vật, các dấu vết, vật chứng xuất hiện và tồn tại ở hiện trường
Khi tiến hành quan sát, để bao quát được phạm vi không gian hiện trường, khi thực hiện quan sát hiện trường cần phải lựa chọn vị trí và phương pháp quan sát thích hợp Thường lựa chọn vị trí cao, có tầm nhìn rộng để bao quát được hiện trường Thực hiện quan sát từ xa đến gần, từ chung đến riêng, có trọng tâm, trọng điểm, vừa quan sát vừa phải phân tích đánh giá xác định nơi có thể tồn tại dấu vết, vật chứng Đối với hiện trường rộng, hoặc hiện trường bị che khuất tự nhiên có thể đi vào trong hiện trường để quan sát Nhưng khi vào hiện trường, cán bộ khám nghiệm phải đi theo một lối nhất định, lối đó được đánh giá là không tồn tại dấu vết, vật chứng, đánh dấu vị trí đã đi vào
Cùng với quá trình quan sát hiện trường, phải thực hiện một số việc sau: Chụp ảnh, quay phim, vẽ phác họa sơ đồ và ghi nhận mô tả những vấn đề chung nhất về hiện trường Tiến hành đặt số cho những dấu vết, vật chứng, tử thi… đã nhìn thấy (Lưu ý: Khi đặt hướng mặt số về một phía, đặt cạnh dấu vết, không đặt lên trên dấu vết, để tránh phá hủy dấu vết)
Các lực lượng trực tiếp tiến hành khám nghiệm cùng quan sát hiện trường Kết thúc quá trình quan sát hiện trường phải thống nhất các vấn đề cần giải quyết sau đây:
* Cần thay đổi hay bổ sung những việc gì đối với công tác bảo vệ hiện trường Có cần tăng cường lực lượng bảo vệ và phương tiện hỗ trợ cho công tác bảo vệ và khám nghiệm hiện trường hay không, nếu có thì phương án cụ thể như thế nào
* Nhận định đánh giá xác định lối vào và lối ra của thủ phạm, khu vực dấu vết vật chứng thấy rõ cũng như khu vực nghi có dấu vết, vật chứng, nhận định
về diễn biến của vụ việc
Trang 19* Đánh giá chất lượng dấu vết nguồn hơi, trên cơ sở đó quyết định áp dụng phương pháp, phương tiện để xử lý thu thập nguồn hơi phục vụ giám biệt hoặc
sử dụng chó nghiệp vụ để truy vết ngay tại hiện trường
* Chú trọng, kịp thời phát hiện dấu vết nóng, nhanh chóng ưu tiên thu thập, khai thác dấu vết nóng để xác định và truy tìm thủ phạm tại hiện trường
* Quyết định phương pháp khám nghiệm, phương tiện sử dụng trong giai đoạn khám nghiệm tỉ mỉ Thống nhất xác định trình tự các việc cần làm ở giai đoạn khám tỉ mỉ và xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng
Mục đích của khám nghiệm tỉ mỉ là trên cơ sở sử dụng các phương pháp khoa học, chiến thuật, kỹ thuật và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản và đánh giá tất cả các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, tạo cơ sở cho việc thu các mẫu so sánh và các tin tức tài liệu khác xuất phát từ hiện trường, phục vụ cho quá trình điều tra tiếp theo
Để đảm bảo chất lượng của dấu vết tại hiện trường mà chúng ta có thể thu thập được, trong quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
* Khẩn trương tiến hành các các biện pháp, phương pháp nhằm loại trừ những yếu tố tác động vào dấu vết;
* Phát hiện và thu lượm dấu vết một cách nhanh nhất để rút ngắn thời gian dấu vết chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài;
* Áp dụng các phương pháp, sử dụng các phương tiện phát hiện, thu lượm phù hợp với từng loại dấu vết;
* Khám nghiệm khách quan, toàn diện, chính xác Phải chú ý phát hiện tất
cả dấu vết vật chứng tồn tại ở hiện trường, không coi trọng dấu vết này, hoặc lời khai kia…mà bỏ qua các dấu vết, vật chứng khác, vì ở thời điểm này chưa thể xác định được giá trị của từng dấu vết, vật chứng
Trang 20* Đảm bảo theo đúng trình tự: Phát hiện dấu vết; đặt số; đánh giá mối liên quan giữa các dấu vết đã phát hiện; chụp ảnh, mô tả, vẽ sơ đồ hiện trường và dấu vết vật chứng; nghiên cứu đánh giá nhằm khai thác các thông tin chứa đựng trong dấu vết, vật chứng; thu lượm dấu vết, vật chứng; đóng gói những dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh theo đúng quy định
Quá trình khám nghiệm tỉ mỉ, phải đảm bảo tổ chức thực hiện những hoạt động cụ thể sau:
* Phát hiện dấu vết, vật chứng: Sử dụng phương pháp khoa học, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thích hợp, nghiên cứu chi tiết từng khu vực, từng đồ vật ở hiện trường nhằm phát hiện tất cả các dấu vết, vật chứng trong phạm vi hiện trường đã khoanh vùng Đây là hoạt động rất quan trọng, tạo cơ sở cho các hoạt động tiếp theo Nếu không phát hiện được dấu vết, vật chứng thì không có hoạt động thu thập, đánh giá khai thác dấu vết, vật chứng Giai đoạn này cán bộ khám nghiệm vận dụng tri thức về khoa học dấu vết trong công tác thu thập chứng cứ, phương pháp tiến hành tương ứng với từng loại dấu vết
Để phát hiện hết dấu vết, vật chứng trên hiện trường, cán bộ khám nghiệm cần phải nắm được:
Dấu vết, vật chứng được hình thành và tồn tại ở hiện trường mang tính đặc trưng cho từng hành vi, từng đối tượng tác động và từng loại vụ việc Do vậy, trước khi khám nghiệm tỉ mỉ cần phải xác định đối với hiện trường đang khám nghiệm sẽ tồn tại loại dấu vết, vật chứng gì, ở đâu Từ đó định hướng cho việc khám nghiệm tỉ mỉ vào khu vực trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện dấu vết Dấu vết, vật chứng hình thành có tính quy luật và mang tính hệ thống, do vậy khi phát hiện được một dấu vết, vật chứng nào đó thì phải suy luận, phán đoán để xác định quan hệ giữa chúng nhằm tìm dấu vết, vật chứng khác Mối quan hệ lô-gíc này được thực hiện xuyên suốt trong quá trình khám nghiệm tỉ
mỉ
Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thường được sử dụng:
Dùng đèn chiếu xiên quan sát từ nhiều góc độ khác nhau để phát hiện dấu vết như: dấu vết xước, các dấu vết in không màu như dấu vết chân, giày, dép, dấu vết đường vân…
Dùng kính phóng địa để phát hiện vi vết
Các loại bột hoá học để phát hiện và làm rõ dấu vết như: bột nhôm, bột đồng, bột than chì…
Trang 21Các loại hoá chất để phát hiện làm rõ dấu vết đường vân như iốt, nitrat đối với dấu vết vân tay trên vải, trên giấy; để phát hiện dấu vết vân tay dính máu thường sử dụng hoá chất như luminol, benzidin…
bạc-Dùng đèn tử ngoại (UV) để phát hiện những dấu vết có tính phát quang như dấu vết máu, dấu vết tinh dịch…
Dùng động vật để phát hiện dấu vết ẩn, dấu vết nguồn hơi
Khi đến hiện trường thường sử dụng các phương pháp phát hiện sau:
Đối với loại dấu vết có màu và kích thước lớn, bằng mắt thường có thể nhận biết được thì việc phát hiện chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát, cùng với việc kết hợp với việc suy đoán để phát hiện dấu vết
Đối với các dấu vết mờ hoặc dấu vết là vi vết tiến hành quan sát kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ khám nghiệm để phát hiện ra dấu vết như: Phán đoán về diễn biến quá trình hành động của thủ phạm; phát hiện dấu vết theo dấu vết chân của thủ phạm; thu dấu vết trước khi phát hiện
Từ dấu vết thu được trên hiện trường, suy luận để tìm thu công cụ gây án
để từ đó phát hiện các dấu vết khác như dấu vết vân tay, dấu vết máu trên đó…
* Ghi nhận dấu vết: Đây là cách thức để ghi nhận các thông tin tài liệu có thật được phát hiện trong quá trình khám nghiệm hiện trường theo đúng trình tự thủ tục và phương pháp được quy định tại các Điều 77, 95, 150, 154 Bộ luật TTHS Trong mọi trường hợp, trước khi thu lượm dấu vết, vật chứng đều phải tiến hành ghi nhận dấu vết, vật chứng bằng cách chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ,
mô tả trong biên bản khám nghiệm hiện trường, nhằm ghi nhận lại toàn bộ vị trí dấu vết, vật chứng đã phát hiện Chú ý ghi nhận và mô tả về vị trí, số lượng, loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái, … của toàn bộ dấu vết, vật chứng vào biên bản khám nghiệm hiện trường
* Nghiên cứu phân tích đánh giá dấu vết, vật chứng phát hiện được: Đánh giá dấu vết, vật chứng là xác định cơ chế hình thành dấu vết, vật chứng và tìm ra các thông tin chứa đựng trong từng dấu vết, vật chứng
Khi đánh giá dấu vết, vật chứng cần lưu ý:
Không những phải đánh giá từng dấu vết, vật chứng, mà đòi hỏi khai thác chúng trong mối quan hệ với nhau;
Khi phát hiện được dấu vết, vật chứng tiến hành khai thác ngay và tiếp tục khai thác sau khi phát hiện được tất cả dấu vết, vật chứng
Trang 22* Sử dụng phương tiện kỹ thuật thích hợp và phương pháp khoa học để thu thập dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh tình tiết của vụ việc:
Phải đánh giá dấu vết, vật chứng trước khi quyết định thu Thu thập dấu vết, vật chứng, mẫu so sánh là hoạt động thu thập chứng cứ, cho nên đối với dấu vết, vật chứng cần thu phải áp dụng phương pháp khoa học và dùng phương tiện, thiết bị thích hợp để thu, nhằm đảm bảo tính kịp thời, tính khách quan, tính khoa học và tính pháp lý Riêng đối với mẫu so sánh, khi thu ngoài các yêu cầu trên phải đảm bảo tương ứng với dấu vết đã thu và tính đại diện Khi thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi người cán bộ khám nghiệm phải nắm vững tính năng tác dụng và sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật chuyên dùng trong việc thu dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh
Khám nghiệm tỉ mỉ có nhiều yêu cầu đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, muốn thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ nêu trên, cần lưu ý các vấn đề sau:
* Đối với hiện trường mà dấu vết, đồ vật xuất hiện ở nơi không phù hợp với quy luật hình thành hoặc mâu thuẫn với phương thức gây án thì có thể đây là hiện trường giả tạo hoặc dấu vết, vật thể đó không liên quan đến sự việc
* Đối với dấu vết, vật chứng khi đã được phát hiện, phải đánh giá để quyết định việc thu giữ Quá trình thu lượm dấu vết, vật chứng chỉ được áp dụng những phương pháp khoa học tương ứng và sử dụng phương tiện kỹ thuật thích hợp đối với loại dấu vết, vật chứng đó Quá trình thu lượm phải đúng theo quy định của pháp luật
* Căn cứ vào những dấu vết, vật chứng đã phát hiện được người cán bộ khám nghiệm luôn chú ý thu mẫu so sánh nhằm khai thác đầy đủ giá trị thông tin của dấu vết, vật chứng và phục vụ giám định xác định chứng cứ chứng minh tình tiết của vụ việc
* Thu thập dấu vết, vật chứng bao gồm các hoạt động ghi nhận và thu lượm Phải thực hiện ghi nhận dấu vết, vật chứng trước khi thu lượm
Trang 23* Đánh giá kết luận vụ việc: Trên cơ sở khai thác dấu vết, vật chứng, tin tức tài liệu thu thập được, phân tích, tổng hợp để kết luận, nhận định về vụ việc
đã khám nghiệm về: Thời gian xảy ra, thời gian phát hiện vụ việc; tính chất sự việc: vụ án, tai nạn, tệ nạn…; hậu quả tác hại do hành vi nguy hiểm gây ra về người, tài sản; diễn biến sự việc, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm; loại và đặc điểm của công cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình xảy ra sự việc Nếu là vụ án, cần đánh giá về: Động cơ, mục đích gây án, trạng thái tâm lý, thói quen của thủ phạm; số lượng thủ phạm; thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội…
* Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh
về Cơ quan điều tra Khi bảo quản, đóng gói dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh cần đảm bảo các yêu cầu sau: Bảo quản theo đúng luật định; tránh mọi tác động bên ngoài làm hư hỏng dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh; dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh phải được đóng gói trong những dụng cụ phù hợp; phải giữ nguyên trạng thái của dấu vết, vật chứng khi đóng gói; đóng gói riêng lẻ, tách rời nhau;
để khô tự nhiên những vật ẩm ướt trước khi đóng gói; đóng gói an toàn các loại chất độc, dễ cháy, dễ nổ,…; ngoài các bao gói phải ghi tên vụ việc, loại dấu vết, ngày thu để tránh nhầm lẫn với vụ việc khác Thực hiện niêm phong theo quy định của pháp luật, các dấu vết vật chứng khi thu phải ghi trong biên bản
* Giải quyết những công việc sau khám nghiệm: Sau khi thực hiện khám nghiệm hiện trường, giai đoạn cuối cần phải làm những việc sau đây:
Báo cáo lãnh đạo đơn vị về vụ việc đã khám nghiệm, trong đó nêu quan điểm kết luận, nhận định và các đề xuất giải quyết tiếp theo;
Triển khai xử lý dấu vết, vật chứng đã thu theo yêu cầu điều tra và theo quy định của pháp luật;
Hoàn chỉnh hồ sơ khám nghiệm hiện trường: Sao biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có khám tử thi); vẽ hoàn thiện các sơ đồ hiện trường; tráng phim, in phóng ảnh và làm hoàn chỉnh bản ảnh hiện trường; soạn thảo, trình duyệt, đánh máy hoàn chỉnh báo cáo khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (đối với hiện trường có người chết)
3 Hồ sơ khám nghiệm hiện trường
- Biên bản khám nghiệm hiện trường
+ Khái niệm:
Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95, 125, 150, 154 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Trang 24Biên bản khám nghiệm hiện trường là tài liệu pháp lý, ghi nhận tình hình thực tế khách quan ở hiện trường và kết quả khám nghiệm hiện trường bằng hình thức mô tả
Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phản ánh trung thực thực tế khách quan quá trình, kết quả nghiên cứu quang cảnh chung hiện trường và phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm các dấu vết, vật chứng ở hiện trường Không ghi nhận những nhận định, nhận xét chủ quan Biên bản khám nghiệm hiện trường được coi nguồn là chứng cứ chỉ khi được xác lập theo trình
* Nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường phải trình bày theo trình tự
+ Cấu trúc biên bản khám nghiệm hiện trường
Cấu trúc nội dung biên bản khám nghiệm hiện trường được thực hiện theo mẫu biên bản do Bộ Công an ban hành Biên bản khám nghiệm hiện trường có cấu trúc gồm 3 phần, với yêu cầu nội dung của từng phần như sau:
* Phần mở đầu: Trình bày các nội dung: tên cơ quan thụ lý; thời điểm ngày
tháng năm và địa điểm tiến hành khám nghiệm; họ, tên, chức vụ của những người tham dự khám nghiệm (người chủ trì, người tiến hành, người giám sát,
Trang 25người chứng kiến); thời tiết, khí hậu, ánh sáng và tình trạng hiện trường khi tiến hành khám nghiệm; tên vụ việc được tiến hành khám nghiệm hiện trường
* Phần nội dung: Được cơ cấu thành 2 phần: Phần 1: Hiện trường và quá
trình khám nghiệm Phần 2: Dấu vết, tài liệu mẫu vật thu được
Phần 1: Thể hiện được quá trình, phương pháp, kết quả nghiên cứu quang cảnh chung của hiện trường và phát hiện, thu thập các dấu vết, vật chứng; Khi
mô tả dấu vết, vật chứng phát hiện được phải thể hiện được vị trí, hình dạng, kích thước, chiều hướng, màu sắc, trạng thái, đặc điểm, số lượng và mối liên hệ giữa chúng
Phần 2: Thống kê tổng quát loại, số lượng các dấu vết, vật chứng, tài liệu, mẫu vật thu được
* Phần kết luận: Ghi rõ các công việc và biện pháp đã tiến hành trong quá
trình khám nghiệm: số lượng sơ đồ và loại sơ đồ hiện trường; số lượng các kiểu ảnh đã chụp; Những ý kiến bổ sung, thêm, bớt, sửa chữa, điều chỉnh; thời điểm kết thúc cuộc khám nghiệm; lời kết của biên bản và chữ ký, họ tên của các thành viên tham dự khám nghiệm hiện trường
- Sơ đồ hiện trường
+ Khái niệm:
Sơ đồ hiện trường là bản vẽ kỹ thuật nhằm mô tả quang cảnh hiện trường,
vị trí của đồ vật, dấu vết, vật chứng, tử thi ở hiện trường Sơ đồ hiện trường đồng thời là tài liệu minh hoạ, bổ sung cho biên bản khám nghiệm hiện trường Nội dung của sơ đồ hiện trường phản ánh đúng thực tế vị trí, trạng thái của
đồ vật, cảnh vật, dấu vết, vật chứng ở hiện trường Trên cơ sở các sơ đồ hiện trường sẽ giúp nhận thức về vị trí quang cảnh hiện trường và diễn biến sự việc + Yêu cầu
* Sơ đồ hiện trường được vẽ theo đúng mẫu quy định
* Sơ đồ hiện trường phải đảm bảo đúng kỹ thuật vẽ: Xác định phương hướng trên bản vẽ thống nhất theo quy ước quốc tế (phía Bắc phải hướng về phía trên); phải có vật chuẩn để xác định vị trí của dấu vết, vật chứng Vật chuẩn
là vật có tính cố định, nổi bật ở hiện trường
* Sử dụng thống nhất đơn vị đo trên một bản vẽ và ký hiệu vẽ Phải dùng các ký hiệu đã quy định đối với từng loại đồ vật để thể hiện trong bản vẽ
* Sơ đồ hiện trường được vẽ theo tỷ lệ nhất định: Vẽ theo tỷ lệ xích (các số
Trang 26tương ứng) Vẽ tự do (số đo của vật thể hiện trên sơ đồ và vật thực ở hiện trường không theo tỷ lệ) Vẽ tự do tuy không theo tỷ lệ nhất định nhưng giữa các vật thể phải thể hiện mối tương thích nhất định
+ Các loại sơ đồ hiện trường
* Sơ đồ chung về hiện trường: Đây là loại sơ đồ có giới hạn không gian tương đối rộng, bao quát toàn bộ quang cảnh chung của hiện trường
* Sơ đồ trung tâm của hiện trường: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí, trạng thái của các đồ vật, dấu vết, vật chứng ở nơi xảy ra diễn biến chính của sự việc (nơi tồn tại nhiều dấu vết, vật chứng và tử thi) hoặc nơi phát hiện sự việc
* Sơ đồ từng phần của hiện trường: Là loại sơ đồ dùng ghi nhận vị trí, trạng thái, cấu trúc của từng phần, từng khu vực cụ thể trong phạm vi hiện trường đã khoanh vùng, hoặc để ghi nhận cấu trúc, trạng thái đồ vật ở hiện trường và đồ vật có dấu vết
* Sơ đồ chi tiết: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí, trạng thái, đặc điểm từng dấu vết, vật chứng hoặc một hệ thống dấu vết, vật chứng có quan hệ chặt chẽ với nhau
+ Phương pháp vẽ sơ đồ hiện trường
* Phương pháp vẽ mặt phẳng: Là phương pháp thể hiện hình chiếu của các vật thể ở hiện trường Trên cơ sở quan sát mọi vật ở hiện trường thẳng góc từ trên xuống và vẽ theo hình chiếu của các vật đó Trên sơ đồ các hình chiếu thu nhỏ theo tỷ lệ và theo ký hiệu vẽ sơ đồ đã được quy định thống nhất
* Phương pháp vẽ mở: Là phương pháp vẽ trải rộng mặt đáy và các mặt khác của một khối đa diện trên một mặt phẳng Phương pháp này thường được dùng để thể hiện vị trí đồ vật, dấu vết ở trên tường, trần của một căn nhà…
* Phương pháp vẽ cắt: Là phương pháp vẽ mặt cắt bổ dọc hoặc bổ ngang một vật hình khối kín Phương pháp này thường được dùng để mô tả những phần bị khuất của vật hoặc vị trí, hình dáng rãnh xuyên của vết đạn qua vách tường một căn nhà… Phương pháp vẽ cắt được sử dụng để vẽ các sơ đồ chi tiết
sẽ thuận lợi khi đặc tả đặc điểm của dấu vết
* Phương pháp vẽ phối cảnh: Là phương pháp thể hiện đối tượng vẽ theo không gian 3 chiều Phương pháp này được dùng để thể hiện hệ thống các dấu vết liên quan trên nhiều vật thể khác nhau ở hiện trường Phương pháp vẽ phối cảnh thường được sử dụng để vẽ sơ đồ từng phần hiện trường Thể hiện quan hệ giữa các dấu vết vật chứng trên các vật khác nhau trong không gian đa chiều
Trang 27* Từng bức ảnh phải rõ nét, không mờ nhòe
* Ảnh ghi nhận trung thực, khách quan, đúng thực tế Không được sửa phim, chỉnh sửa ảnh
* Nội dung, bố cục của từng bức ảnh phải đáp ứng được mục đích cần mô
tả
* Hệ thống các bức ảnh trình bày trong bản ảnh phải theo trình tự: Từ chung đến riêng; từ quang cảnh hiện trường đến dấu vết, vật chứng; từ hiện trường đến tử thi và dấu vết trên tử thi
+ Các loại ảnh hiện trường: Ảnh định hướng hiện trường, ảnh trung tâm hiện trường, ảnh từng phần hiện trường, ảnh chi tiết
+ Phương pháp trình bày bản ảnh
Mỗi kiểu ảnh cắt bỏ viền trắng, có khổ 9x1)cm, trừ ảnh định hướng có thể chụp ghép Các kiểu ảnh nêu trên sắp xếp theo trình tự: Ảnh định hướng, ảnh trung tâm hiện trường, ảnh từng phần hiện trường, ảnh chi tiết Dưới các ảnh có chú thích kèm theo Hệ thống các kiểu ảnh đó được dán trên mặt giấy bìa cứng, màu trắng, theo một trong hai cách: Các ảnh dán trên băng giấy dài và gấp lại thành tập có khổ (24x 36)cm; hoặc ảnh dán trên một mặt giấy và đóng lại thành cuốn có khổ (24x 36) cm
- Báo cáo khám nghiệm hiện trường
+ Khái niệm:
Báo cáo khám nghiệm hiện trường là một loại tài liệu nghiệp vụ, nhằm phản ánh kết quả khám nghiệm hiện trường; những biện pháp, phương pháp nghiệp vụ và những phương tiện kỹ thuật đã áp dụng; những nhận định, đề xuất biện pháp giải quyết tiếp theo
Báo cáo khám nghiệm hiện trường được xây dựng bằng văn bản để thông tin về kết quả khám nghiệm cho lãnh đạo cấp trên và cho các đơn vị tham gia
Trang 28Báo cáo khám nghiệm hiện trường do người trực tiếp tiến hành khám nghiệm lập, còn các lực lượng khác có báo cáo riêng Báo cáo khám nghiệm hiện trường được trình bày theo hệ thống logic Thông qua báo cáo khám nghiệm hiện trường các cấp lãnh đạo biết được kết luận về vụ việc, kết quả các biện pháp, phương pháp đã áp dụng trong khám nghiệm, nắm được những đề xuất để chỉ đạo điều tra tiếp theo
+ Yêu cầu
Phải đảm bảo đúng thủ tục hành chính Báo cáo khám nghiệm hiện trường
là văn bản thông báo chính thức của cơ quan, người tiến hành khám nghiệm hiện trường về kết quả khám nghiệm hiện trường, được trình bày theo đúng quy định
về soạn thảo văn bản, phải có chữ ký, con dấu của người, cấp có thẩm quyền Phải đảm bảo lôgíc giữa nội dung phân tích khai thác dấu vết vật chứng với các vấn đề rút ra kết luận, nhận định, đề xuất làm rõ cơ sở của các kết luận Cấu trúc báo cáo khám nghiệm hiện trường phải hợp lý không sao chép biên bản Nội dung từng vấn đề đề cập trong báo cáo khám ngiệm hiện trường phải chọn lọc, trình bày ngắn gọn, rõ ràng
+ Cấu trúc của báo cáo khám nghiệm hiện trường
* Phần mở đầu: Phải thể hiện được tên cơ quan báo cáo, nơi nhận hoặc người nhận báo cáo; thời gian viết; tên loại vụ việc báo cáo
* Phần nội dung: Thể hiện được các vấn đề sau: Trình bày tóm tắt tình hình
sự việc xảy ra; tình hình phát hiện vụ việc và công tác bảo vệ hiện trường; tóm tắt quá trình và kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; Phân tích đánh giá những dấu vết, vật chứng quan trọng có liên quan trực tiếp đối với việc nhận định, kết luận về tính chất vụ việc, loại đối tượng, hung khí …
* Phần kết luận: Nêu các kết luận, nhận định về vụ việc đã khám nghiệm; các đề xuất và biện pháp kỹ thuật cần giải quyết tiếp theo; đề xuất sự phối kết hợp giữa cơ quan điều tra, kỹ thuật hình sự và các lực lượng có liên quan đến quá trình điều tra tiếp theo; chữ ký của thủ trưởng cơ quan báo cáo và hình dấu
Phần 2 KHÁM NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI HIỆN TRƯỜNG CỤ THỂ
I KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1 Khái niệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông đường bộ là một loại tai nạn xã hội, do một bên hoặc nhiều bên tham gia giao thông, do phương tiện cơ giới hoặc không cơ giới, đang
Trang 29vận chuyển trên đường giao thông đường bộ, đã có những thiếu sót về các biện pháp an toàn hoặc do vô ý hay do những tình huống bất ngờ xảy ra không kịp phòng ngừa để gây ra thiệt hại về người, tài sản, phương tiện, gây mất trật tự công cộng
Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông trên đường bộ Cơ quan chức năng cần khám nghiệm để phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu có liên quan tại hiện trường, phục vụ điều tra xử lý vụ việc đúng pháp luật
2 Quy trình khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông đường bộ
a Những việc phải làm tại hiện trường trước khi khám nghiệm
- Tiếp nhận các công việc và nghe báo cáo tình hình vụ tai nạn giao thông của lực lượng bảo vệ hiện trường Nếu tại hiện trường còn tồn tại các tình huống cấp bách như: Người bị tai nạn chưa được cấp cứu, phương tiện, tài sản đang bị cháy, ách tắc giao thông, có đủ căn cứ để truy đuổi xe gây tai nạn… phải tiến hành áp dụng các biện pháp để giải quyết các tình huống đó;
- Mời người chứng kiến tham dự khám nghiệm hiện trường;
- Quan sát toàn bộ địa điểm xảy ra tai nạn để xác định phạm vi hiện trường, vị trí dấu vết, nạn nhân, phương tiện, nhận định hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn, hay hiện trường giả;
- Xác định phạm vi khám nghiệm, phương pháp khám nghiệm, xác định điểm và vật chuẩn để định vị vị trí phương tiện, dấu vết…khi tiến hành khám nghiệm và vẽ sơ đồ;
- Kiểm tra lại các thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường
b Quan sát hiện trường
- Phát hiện, xác định vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện
để lại trên hiện trường;
- Đánh dấu vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện, sơ bộ ghi nhận các dấu vết liên quan đến tai nạn trên phương tiện;
- Chụp ảnh (quay camera nếu có) hiện trường chung; hiện trường trung tâm, từng phần hiện trường; chụp ảnh dấu vết, vật chứng có liên quan; chú ý khi chụp ảnh dấu vết, vật chứng nhất thiết phải đặt thước tỷ lệ;
- Đo và vẽ sơ đồ hiện trường chung (thường vẽ theo phương pháp vẽ mặt
Trang 30- Thu thập dấu vết, vật chứng, bảo quản và lấy mẫu so sánh (nếu thấy cần thiết) theo đúng quy định của pháp luật;
- Tiến hành đo chiều rộng mặt đường, xác định tim đường
c Khám nghiệm tỉ mỉ
- Khám nghiệm tỉ mỉ nơi xảy ra tai nạn:
+ Tiến hành đo xác định vị trí của phương tiện trên hiện trường: Đo khoảng cách từ hình chiếu vuông góc của trục bánh trước bên phải phương tiện gây tai nạn xuống mặt đường đến mép đường bên phải, sau đó đo tiếp khoảng cách từ mép đường bên phải đến cột mốc, đo vị trí trục bánh sau tiến hành tương
tự Đo khoảng cách trục trước và trục sau bên phải, bên trái, đo khoảng cách giữa hai trục trước, hai trục sau Đo khoảng cách trục trước, trục sau đến tim đường
Đối với hiện trường có xe máy cần mô tả rõ loại xe, màu sơn, tình trạng,
tư thế, chiều hướng của xe Đo khoảng cách từ trục trước, trục sau của xe so với cột mốc đã chọn, với mép đường bên phải, với điểm gần nhất của phương tiện gây tai nạn
+ Đối với hiện trường có người bị thương, người chết: Tiến hành ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn bằng cách lập biên bản và phác họa ghi nhận các dấu vết trên thân thể người bị nạn để phục vụ cho công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông
Trường hợp nạn nhân bị thương, việc ghi nhận các thương tích trên da thịt, quần áo của nạn nhân cần có sự hỗ trợ của cơ quan y tế, nơi cấp cứu nạn nhân;
Trường hợp nạn nhân đã chết: Tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định tại Điều 151 BLTTHS Cần xác định tư thế, trạng thái của nạn nhân tại hiện trường, xác định giới tính, trạc tuổi, chiều cao, thể trạng Mô tả đầy đủ các thương tích trên tử thi, phát hiện và thu giữ, bảo quản giấy tờ, đồ đạc, tư trang hành lý của nạn nhân Trên cơ sở khám nghiệm tử thi và giám định pháp y sẽ xác định được nạn nhân chết do: Phương tiện đang chuyển động đâm, va, quyệt, chèn vào cơ thể nạn nhân; nạn nhân rơi, ngã từ phương tiện đang chuyển động xuống đường; do va đập, dồn nén ngay trong phương tiện hay do nguyên nhân nào khác
- Khi khám nghiệm nơi xảy ra tai nạn chú ý phát hiện, thu thập những dấu vết, vật chứng:
Trang 31+ Đối với dấu vết phanh cần làm rõ các nội dung:
Số lượng các dấu vết phanh, khoảng cách giữa các dấu vết phanh, chiều dài, chiều rộng của từng vết phanh, khoảng cách điểm kết thúc vết phanh đến điểm tiếp xúc của lốp xe với mặt đường của lốp đã gây ra vết phanh, khoảng cách từ điểm bắt đầu và điểm kết thúc của dấu vết phanh đến mép đường bên phải, tình trạng dấu vết phanh liên tục hay ngắt quãng, màu sắc dấu vết phanh,
độ đậm, nhạt, chiều hướng đậm, nhạt Tiến hành chụp ảnh dấu vết phanh, vẽ sơ
d Khám nghiệm cầu, kỹ thuật đường, bến phà liên quan đến vụ tai nạn giao thông:
- Đối với cầu:
+ Đo chiều dài cầu, bề rộng mặt cầu, chiều dài nhịp, số trụ cầu…so với chỉ tiêu kỹ thuật cầu;
+ Mô tả, ghi nhận hệ thống báo hiệu đường bộ như: Biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu trên cầu và hai đầu cầu;
+ Mô tả, ghi nhận vết nứt, vỡ, hư hỏng…trên cầu nơi xảy ra tai nạn;
+ Kiểm tra, xem xét dấu vết do tai nạn để lại trên mặt cầu, thành cầu
- Đối với đường, bến phà cần mô tả ghi nhận:
+ Đặc điểm đoạn đường, mặt đường nơi xảy ra tai nạn như: Bằng phẳng hay lên dốc, xuống dốc; thẳng hay cong sang phải, sang trái; tầm nhìn bị che khuất hay không bị che khuất; mặt đường phẳng, nhẵn hay lồi, lõm, nứt vỡ, trơn trượt;
+ Loại mặt đường (bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá răm, đất);
+ Hệ thống báo hiệu đường bộ: Biển báo, cọc tiêu, vạch kẻ đường;
+ Một số chỉ tiêu kỹ thuật đường: Độ dốc dọc; tầm nhìn nhỏ nhất theo
Trang 32tế so với thiết kế đường;
+ Ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn để lại trên đường, bến phà
đ Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông
+ Mục đích khám nghiệm nhằm phát hiện và ghi nhận những dấu vết liên quan đến vụ tai nạn, qua đó đánh giá về cơ chế hình thành dấu vết đâm, va chạm với các phương tiện khác hoặc chướng ngại vật, từ đó giúp cán bộ điều tra xác định điểm va chạm đầu tiên của phương tiện; ghi nhận tình trạng thiệt hại của phương tiện, tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện trước và sau tai nạn
+ Tiến hành khám nghiệm, thu thập, bảo quản, ghi nhận các dấu vết, hư hỏng của phương tiện liên quan đến vụ tai nan giao thông Kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới
+ Các phương tiện liên quan đến vụ tai nan giao thông phải được khám nghiệm ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường Nếu có nhiều phương tiện thì phải tiến hành khám lần lượt từng phương tiện Kết quả khám nghiệm, phải được ghi rõ ràng, đầy đủ vào biên bản khám nghiệm phương tiện Những người tham gia khám nghiệm và người điều khiển phương tiện hoặc chủ xe, phụ
xe, chủ hàng phải ký tên vào biên bản
Quy trình khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông:
Một là, khám phương tiện:
- Đối với xe ôtô: Cần đo kích thước chiều dài, rộng của xe; chiều ngang của lốp bánh xe; các cầu xe; chiều rộng của bánh xe trước, sau, giữa; chiều cao của xe (cabin, thành xe, vỏ xe); xem xét và khám từ trước ra sau, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới kể cả gầm xe (tránh bỏ sót và trùng lặp); kiểm tra, xem xét tỉ mỉ vị trí, kích thước, chiều hướng, màu sắc, các dấu vết để lại trên phương tiện Cần chú ý ghi nhận các dấu vết đó đến vật chuẩn trên xe hoặc trên mặt đường; chụp ảnh ghi nhận vị trí, kích thước dấu vết (phải có thước tỉ lệ); thu lượm dấu vết, vật chứng hoặc lấy mẫu so sánh và trưng cầu giám định chuyên môn; đánh giá và ghi nhận những hư hỏng, thiệt hại do tai nạn gây ra Sau khi khám ngoài xong thì tiến hành khám trong: Cần khám từ trên xuống dưới, từ phải qua trái; ghi nhận các dấu vết phát sinh do tai nạn gây ra; đánh giá và ghi nhận vị trí của cần tay số, xi-nhan, cần gạt mưa, chỉ số trên bản các đồng
hồ của ôtô
Trang 33- Đối với xe môtô, xe gắn máy: Cũng khám giống như đối với xe ôtô Ngoài ra cần chú ý đo bề rộng lốp trước, sau; chất lượng hoa vân lốp; các dấu vết ở ghi đông xe, giá để chân, yên xe, cần phanh (tay, chân), cần số, vị trí cần
số (ở số mấy), các công tắc đèn, gương Phải xác định được dấu vết nào va chạm với chi tiết, bộ phận nào của phương tiện khác, vật khác hoặc trên đường; xác định rõ điểm va chạm đầu tiên, các điểm va chạm tiếp theo và điểm cuối cùng Trên cơ sở đó, đánh giá vị trí tương ứng trên phương tiện liên quan
Những dấu vết dễ bị thay đổi hoặc biến mất cần được khám nghiệm và bảo quản ngay tại hiện trường như dấu vết máu, lông, tóc, da thịt, xăng dầu
Hai là, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ:
- Kiểm tra trang thiết bị kỹ thuật của phương tiện để phát hiện sự cố hư hỏng, thiếu thiết bị hoặc thiết bị kỹ thuật không đảm bảo an toàn để xác định xem có phải nguyên nhân tai nạn do kỹ thuật xe hay không?
Căn cứ vào sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, quy định
về việc kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ôtô và xe gắn máy chuyên dùng của ngành Công an ban hành theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BCA(C11) ngày 07/01/2002 và tiêu chuẩn ngành về “Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ” số đăng ký 22-TCN224-2000 và 22-TCN225-2000 của Bộ Giao thông vận tải để kiểm tra, đánh giá hệ thống phanh, hệ thống chuyển hướng, hệ thống truyền lực, treo đỡ, lốp, đèn, còi, gạt nước mưa, vỏ thùng xe Kết quả khám, kiểm tra phải ghi đầy đủ vào biên bản (có hiệu lực hoạt động không?)
- Đối với hệ thống phanh, nếu xe còn hoạt động thì phải tiến hành kiểm tra thực nghiệm hệ thống phanh trên băng truyền hoặc ngoài đường để có kết luận hiệu lực Trường hợp có dấu hiệu xác định tai nạn giao thông liên quan đến
kỹ thuật phương tiện thì đề nghị trưng cầu giám định chuyên môn để có căn cứ kết luận chính xác Căn cứ vào các quy định nêu trên, tiến hành kiểm tra cụ thể các hệ thống trên xe ôtô, như:
- Kiểm tra hệ thống đèn: Đèn xe tối thiểu phải có đủ, họat động tốt và không có nứt vỡ: Phía trước của xe, phải có 2 đèn con báo hiệu chiều rộng của
xe (đèn trắng); 2 đèn báo rẽ phải, trái (xi nhan màu vàng); 2 đèn chiếu xa và gần (pha– cốt) phải đủ 2 nấc chiếu xa không nhỏ hơn 100m, gần không nhỏ hơn 50m; Phía sau của xe, phải có đèn báo hiệu chiều rộng của xe (kích thước) có