1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo trình thực tập kiểm nghiệm dược phẩm (dùng cho sinh viên đại học dược

112 665 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

nhau của cộng đồng đối với môi trườngCùng với quá trình phát triển của kinh tế, xã hội tạo ra các cơ hội mới trongkhống chế các tác động âm tính lên sức khoẻ, đồng thời cũng có thể nảy s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

GIÁO TRÌNH SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

ThS Trần Trúc Linh

Năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

GIÁO TRÌNH

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Biên soạn: ThS.Nguyễn Thị Hồng Nguyên

ThS Trần Trúc Linh

Năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC

Bài 1: Đại cương về sức khỏe môi trường 1

Bài 2: Quản lý sức khỏe môi trường 15

Bài 3: Ô nhiễm không khí 28

Bài 4: Nước và vệ sinh nước 38

Bài 5: Vệ sinh môi trường bệnh viện 65

Bài 6: An toàn môi trường 75

Bài 7: Quản lý chất thải rắn y tế 86

Bài 8: Phát triển bền vững 95

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo trình môn học Sức khỏe Môi trường do giảng viên Bộ môn Y Xãhội học của Trường Đại học Tây Đô biên soạn Giáo trình được biên soạn cócập nhật những thông tin, kiến thức trong lĩnh vực môi trường phù hợp với đối

tượng sinh viên Đại học và Cao đẳng Điều dưỡng, nội dung bám sát theo mụctiêu, chương trình khung dành cho đối tượng

Giáo trình bao gồm 8 bài, mỗi bài có 3 phần: mục tiêu học tập, nội dung

và lượng giá Giáo trình Sức khỏe môi trường là tài liệu chính thức để học tập

và giảng dạy trong trường nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về cácyếu tố môi trường và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và nghề nghiệp Từ đó,vận dụng được các kiến thức này vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng caosức khỏe cho người bệnh, cộng đồng và nhận thức được trách nhiệm cá nhântrong thực hành nghề nghiệp

Do lần đầu tiên biên soạn chắc chắn có nhiều thiếu sót, chúng tôi rất

mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, quý thầy cô và sinh viênnhà trường để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn

BM.Y Xã hội học

Trang 5

DANH MỤC VIẾT CHỮ VIẾT TẮT

Liên hiệp quốc

Trang 6

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU:

1 Trình bày được định nghĩa, khái niệm về môi trường và sức khỏe môi trường

2 Nêu được khái niệm và các khía cạnh lịch sử của sức khoẻ môi trường

3 Trình được mối quan hệ giữa sức khoẻ và môi trường

4 Giải thích được những vấn đề sức khoẻ môi trường mang tính cấp bách ở địa

phương và trên thế giới

1.1 Môi trường lý học

Môi trường lý học nếu vượt qua các giới hạn tiếp xúc bình thường có thể ảnhhưởng đến sức khoẻ Môi trường lý học bao gồm thời tiết và khí hậu (nhiệt độ cao,

thấp, thay đổi thất thường, độ ẩm không khí, gió) các loại bức xạ ion hoá và không ion

1.2 Môi trường hoá học

Các yếu tố hoá học có thể tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng và dạng khí Cũng cócác dạng đặc biệt như bụi, khí dung, hơi khói Các yếu tố hoá học có thể có nguồngốc phát sinh từ các hoạt động sống, sinh hoạt và sản xuất của con người

1.3 Môi trường sinh học

Các yếu tố sinh học cũng rất phong phú, từ các sản phẩm động thực vật đến cácloài nấm mốc, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và côn trùng Chúng có thể là các tácnhân gây bệnh song cũng có thể chỉ là các vật chủ trung gian truyền bệnh, các sinh vậtvận chuyển mầm bệnh một cách cơ học Các yếu tố sinh học cũng tồn tại trong đất,

nước, không khí và thực phẩm

1.4 Môi trường xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ hoặc gián tiếp trên

quá trình ô nhiễm, năng lực khống chế ô nhiễm bảo vệ sức khoẻ, đến các ứng xử khác

Trang 7

nhau của cộng đồng đối với môi trường

Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, xã hội tạo ra các cơ hội mới trongkhống chế các tác động âm tính lên sức khoẻ, đồng thời cũng có thể nảy sinh nhiều

nguy cơ mới qua thay đổi lối sống, cách ứng xử môi trường và gia tăng các stress

trong sinh hoạt và lao động sản xuất

Chế độ chính trị của một quốc gia cũng như sự bình ổn trong khu vực là yếu tố

tác động tới môi trường Chiến tranh, mất công bằng xã hội, tệ nạn phân biệt chủng

tộc, bất bình đẳng giới, bất ổn về chính trị -xã hội luôn là các yếu tố tàn phá môi

trường và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

1.5 Các thành phần môi trường

 Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là địa quyển hay môi trường đất

 Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trường sinh học

 Khí quyển (atmosphere) hay môi trường không khí

 Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước

1.6 Các chức năng cơ bản của môi trường

1.6.1 Là không gian sinh sống cho con người và sinh vật

- Xây dựng: mặt bằng các khu đô thị, cơ sở hạ tầng,

- Giao thông vận tải: mặt bằng, khoảng không cho đường bộ, đường thủy, đườnghàng không

- Sản xuất: mặt bằng cho nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, sản xuất lâm-ngư

nông Giải trí: mặt bằng, nền móng cho hoạt động trượt tuyết, đua xe, đua ngựa,…

1.6.2 Là nơi chứa các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người

- Thức ăn, nước uống, không khí hít thở

- Nguyên liệu sản xuất công, nông nghiệp

- Năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất

Trang 8

- Biến đổi chất thải nhờ các quá trình vật lý, hóa học, sinh học.

1.6.4 Làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật

- Hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, chắn bão cát,…

1.6.5 Lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người

-Lịch sử địa chất, tiến hóa sinh vật, phát triển văn hóa con người

-Đa dạng nguồn gen

-Chỉ thị báo động sớm các tai biến tự nhiên như bão, động đất, núi lửa

II CÁC KHÍA CẠNH LỊCH SỬ CỦA SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG

2.1 Khái niệm về sức khoẻ môi trường

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới (1948) thì “sức khoẻ là trạng thái

thoải mái về cả thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là vô bệnh, tật”.

Khái niệm bệnh, tàn tật và tử vong dường như được các nhân viên y tế đề cập nhiều

hơn so với khái niệm lý tưởng này về sức khoẻ Do vậy khoa học sức khoẻ hầu như đã

trở thành khoa học bệnh tật, vì nó tập trung chủ yếu vào việc điều trị các loại bệnh vàchấn thương chứ không phải là nâng cao sức khoẻ

Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người, cả chất

lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các

yếu tố tâm lý trong môi trường (theo định nghĩa trong Chiến lược Sức khỏe Môi

trường Quốc gia của Australia - 1999)

Hay nói cách khác: sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trườngtrong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng

Cho đến hiện nay nhiều tác giả đưa ra khái niệm về sức khoẻ môi trường như

sau: “Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững

để nâng cao sức khoẻ cộng đồng”.

2.2 Lịch sử phát triển của sức khoẻ môi trường

Mỗi sinh vật trên trái đất đều có một môi trường sống của riêng mình, nếu thoát

ra khỏi môi trường tự nhiên đó hoặc sự biến đổi quá mức cho phép của môi trường mà

chúng đang sống thì chúng sẽ bị chết và bị huỷ diệt Do đó, đảm bảo môi trường sống

là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống của mọi loài sinh vật trên trái đất Những ví dụđơn giản mà mọi người đều biết là ngộ độc oxyd carbon (CO) ở những người đi kiểm

tra các lò gạch thủ công đốt bằng than hoặc cá chết do nước bị ô nhiễm hoá chất của

Trang 9

nhà máy phân lân,… Điều đó có nghĩa là môi trường, con người, sức khoẻ của conngười có mối quan hệ mật thiết với nhau và có thể cái nọ là nhân quả của cái kia.

Không phải tới bây giờ con người mới biết tới mối quan hệ này, mà từ hàng ngàn năm

trước người Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập cổ đại đã biết áp dụng các biện pháp

thanh khiết môi trường để ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng và

quân đội Các tư liệu lịch sử cho thấy từ những năm trước công nguyên, ở thành Aten

(Hy Lạp) con người đã xây dựng hệ thống cống ngầm để thải nước bẩn, đã biết dùngcác chất thơm, diêm sinh để tẩy uế không khí trong và ngoài nhà để phòng các bệnhtruyền nhiễm

Người La Mã còn tiến bộ hơn: khi xây dựng thành La Mã, người ta đã xây dựng

hệ thống cống ngầm dẫn tới mọi điểm trong thành phố để thu gom nước thải, nước

mưa dẫn ra sông, đồng thời xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch cho dân chúng

trong thành phố Vào thời kỳ này, độ cao của nhà ở, bề rộng các đường đi lại trong

thành đều được qui định và tiêu chuẩn hoá, những người đem bán loại thực phẩm giả

mạo, thức ăn ôi thiu đều phải chịu tội

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số, ô nhiễm môi trường vàphòng chống ô nhiễm môi trường càng được tăng cường và phát triển Như chúng ta

đã biết, các nhân tố sinh học, các hoá chất tồn tại một cách tự nhiên và các nguy cơ vật

lý đã tồn tại trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loại người Đồng thời các chất ô

nhiễm môi trường do hoạt động của con người sinh ra cũng có quá trình phát triển từ

từ và lâu dài

Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở Châu Âu, vào thế kỷ thứ

19, nguyên nhân là do thực phẩm kém chất lượng, nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sứckhoẻ cộng đồng Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho nước Anh trở thành

xứ sở sương mù do ô nhiễm không khí, thời gian này vấn đề ô nhiễm công nghiệp làmột vấn đề hết sức nghiêm trọng nhưng bị chính phủ lờ đi vì còn nhiều vấn đề xã hộiquan trọng hơn, mặc dù năm 1848 Quốc hội Anh đã thông qua Luật Y tế công cộng

đầu tiên trên thế giới Trong quá trình phát triển công nghiệp, ô nhiễm kéo dài cho đến

giữa thế kỷ 20 và hàng loạt những ô nhiễm mới song song với ô nhiễm công nghiệp là

ô nhiễm hoá học, hoá chất tổng hợp nhất là trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.Những tiến bộ của kỹ thuật, lĩnh vực hoá học, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất

Trang 10

đã tạo ra các hoá chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa, các dung môi, thuốc trừsâu… đã tạo ra rất nhiều chất khó phân huỷ và tồn dư lâu dài trong môi trường nhưDDT, 666, dioxin… gây ô nhiễm môi trường nặng nề, dẫn tới sự phản đối kịch liệt của

cộng đồng nhiều nước trên thế giới trong suốt thời kì những năm 60 và 70 của thế kỷ20

Làn sóng lần thứ hai về các vấn đề môi trường xảy ra vào những năm giữa củathế kỷ 20 với hai phong trào lớn là môi trường và sinh thái Phong trào môi trường làviệc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài nguyên không tái tạo Kết quả là

động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên hoang dã, các vùng đất, biển quý hiếm

khác, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn và tôn tạo Về phong trào sinh thái tập trungvào các chất có thể gây độc cho con người hoặc có khả năng gây huỷ hoại môi trường

và con người đã được tổ chức vào năm 1972 đã thuyết phục được nhiều chính phủ cácnước thông qua luật lệ nhằm hạn chế ô nhiễm công nghiệp và phát thải rác, phòng

chống ô nhiễm hoá học, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc…Làn sóng lần thứ ba về các vấn đề sức khoẻ môi trường là từ những năm 80, 90

đến nay, ngoài những vấn đề ô nhiễm công nghiệp, hoá chất còn có các vấn đề về

dioxyd carbon, clorofluorocarbon gây thủng tầng ozon, vấn đề cân bằng môi trường,phát triển bền vững, môi trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu nóng lên… sẽ cònphải giải quyết trong nhiều thập kỷ tới

III NỘI DUNG MÔN SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG

Tất cả các khía cạnh của sức khoẻ môi trường là xác định, giám sát, kiểm soátcác yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.Thực hành sức khoẻ môi trường còn tạo điều kiện, cơ hội để nâng cao sức khoẻ bằngcách lập kế hoạch nâng cao sức khoẻ và tiến tới xây dựng một môi trường có lợi chosức khoẻ Các hoạt động sức khoẻ môi trường được thực hiện ở tất cả các cấp, baogồm:

- Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn, gồm:

+ An toàn dân số

+ Tư vấn cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ trong các trường hợp khẩn cấp

+ Theo dõi, quan trắc và xây dựng các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về nhà ở…+ Nâng cao phát triển sức khoẻ

Trang 11

- Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về sức khoẻ môi trường:

+ Cung cấp thông tin cho cộng đồng về sức khoẻ môi trường

+ Nghiên cứu sức khoẻ môi trường

+ Giáo dục sức khoẻ môi trường

- Cần phải có kế hoạch xây dựng luật sức khoẻ môi trường

- Quản lý môi trường vật lý

+ An toàn nước nhất là an toàn nước ở khu giải trí

- Quản lý nguy cơ sinh học:

+ Kiểm soát côn trùng và các động vật có hại

+ Quản lý bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian truyền bệnh

+ Kiểm soát vi sinh vật

- Quản lý nguy cơ hoá học:

+ Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hoá học cho không khí, đất, nước sinh hoạt,

nước thải và thực phẩm

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm an toàn

+ Đánh giá vá quản lý các nguy cơ sức khoẻ ở các vùng bị ô nhiễm thí dụ nhưdioxid v.v…

+ Kiểm soát thuốc, chất độc, các sản phẩm y dược khác

+ Chất độc học

+ Kiểm soát thuốc lá

Bên cạnh đó còn nhiều các yếu tố khác cần kiểm soát như: cung cấp đủ thức ăn

dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh và xử lý rác thải nhất là ở nông

thôn hiện nay, cung cấp nhà ở và bảo đảm mật độ dân số…

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác nhất là khả năng tiềm tàng của các nguy cơ môi

trường và suy thoái môi trường tác động lên sức khoẻ do các đặc điểm sau:

Trang 12

- Thường xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc

- Các bệnh liên quan đến môi trường thường do hoặc liên quan đến nhiều nguyênnhân khác nhau, thí dụ như viêm phế quản mạn tính có thể là do môi trường bị ônhiễm, do vi khuẩn, thể lực…

Thực hành sức khoẻ môi trường, sử dụng kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực

khác nhau để tập trung giải quyết các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng

“Loài người là trung tâm của phát triển bền vững Họ có quyền sống một cuộc

sống khoẻ mạnh và hoà hợp với tự nhiên”

IV QUAN HỆ GIỮA SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG

Khi con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất, tuổi thọ trung bình của họ từ 30đến 40 tuổi Do sống trong môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ của họ thấp hơn nhiều so

với tuổi thọ của con người trong xã hội hiện nay Vì vậy 30 đến 40 năm cũng đủ đểcho họ có thể sinh con đẻ cái, tự thiết lập cho mình cuộc sống với tư cách là một loài

có khả năng cao nhất trong việc làm thay đổi môi trường theo hướng tốt lên hay xấu

đi

Để có thể sống sót, những người tiền sử phải đối mặt với các vấn đề sau đây:

Luôn phải tìm kiếm nguồn thức ăn và nước uống trong khi tránh ăn phải nhữngthực vật có chứa chất độc tự nhiên (thí dụ nấm độc) hoặc các loại thịt đã bị ôi thiu,nhiễm độc

Bệnh nhiễm trùng và các ký sinh trùng được truyền từ người này sang ngườikhác hoặc từ động vật sang con người thông qua thực phẩm, nước uống hoặc các côntrùng truyền bệnh

Chấn thương do ngã, hoả hoạn hoặc động vật tấn công

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, mưa, tuyết, thảm hoạ thiên nhiên (bão lụt, hạnhán, cháy rừng…) và những điều kiện khắc nghiệt khác

Những mối nguy hiểm đối với sức khoẻ con người luôn luôn xảy ra trong môi

trường tự nhiên Trong một xã hội, những mối nguy hiểm truyền thống trên đây vẫn là

những vấn đề sức khoẻ môi trường được quan tâm nhiều Tuy nhiên, khi con người đãkiểm soát được những mối nguy hiểm này ở một số vùng, thì những mối nguy hiểmhiện tại do sự phát triển kỹ thuật, công nghiệp tạo ra cũng đã trở thành những mối đedoạ đầu tiên đối với sức khoẻ và sự sống của con người

Trang 13

Một số thí dụ về các mối nguy hiểm môi trường hiện tại là:

Môi trường đất, nước ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng hoá chất

bảo vệ thực vật không đúng chủng loại, liều lượng và không đúng cách

Các sự cố rò rỉ các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy nhiệt điện nguyên tử …

Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính…

Trong một vài thập kỷ vừa qua, tuổi thọ con người đã tăng lên đáng kể ở hầu hếtcác quốc gia Các nhà điều tra cho rằng có ba lý do cơ bản dẫn tới việc tăng tuổi thọcủa con người

+ Những tiến bộ trong môi trường sống của con người

+ Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng

+ Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật.Những tiến bộ trong y tế luôn đi cùng với những cải thiện về chất lượng môi

trường, dinh dưỡng và chăm sóc y tế Ngày nay, những người ốm yếu có cơ hội sốngsót cao hơn nhiều do hệ thông y tế được cải thiện Rất nhiều người luôn sống khoẻ

mạnh, do có nguồn dinh dưỡng tốt và kiểm soát tốt các mối nguy hiểm về sức khoẻ

môi trường

Khoa học môi trường là một môn học rất cần thiết và quan trọng dựa trên hai lý

do căn bản sau đây:

+ Nghiên cứu những mối nguy hiểm trong môi trường và những ảnh hưởng củachúng lên sức khoẻ

+ Ứng dụng những phương pháp hiệu quả để bảo vệ con người khỏi những mốinguy hại từ môi trường

Muốn vậy chúng ta hãy xem xét thế nào là sức khoẻ và thế nào là môi trường?

Trước hết chúng ta hãy điểm qua vài nét về hệ sinh thái:

Ra đời từ những năm 1930, thuật ngữ hệ sinh thái được định nghĩa như là một hệ

thống gồm những mối quan hệ tương tác qua lại giữa các sinh vật sống và môi trường

tự nhiên của chúng Đó là một thực thể đóng đã đạt được các cơ chế tự ổn định và nộicân bằng, đã tiến hoá qua hàng thế kỷ Trong một hệ sinh thái ổn định, một loài nàykhông loại trừ một loài khác, nếu không thì nguồn cung cấp thức ăn cho những loài ănthịt sẽ không tồn tại Các hệ sinh thái ổn định và cân bằng sẽ có tuổi thọ cao nhất Một

hệ sinh thái sẽ không duy trì được một số lượng lớn vật chất và năng lượng tiêu thụ

Trang 14

bởi một loài mà lại không loại trừ một loài khác và thậm chí còn gây nguy hiểm chokhả năng tồn tại của toàn bộ hệ sinh thái Tương tự như vậy, khả năng của một hệ sinhthái trong việc chứa đựng chất thải và tái tạo đất, nước ngọt không phải là vô hạn Tạimột thời điểm nào đó, những tác động từ bên ngoài sẽ phá vở cân bằng của hệ sinhthái, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng hoặc làm huỷ diệt hệ sinh thái đó.

V TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ, ĐÔ THỊ HOÁ LÊN SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

VÀ MÔI TRƯỜNG

Những thách thức về dân số Việt Nam là rất quan trọng đối với tất cả những vấn

đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tăng dân số vẫn ở mức cao 1.7% (1999) và

di dân nội bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên và kinh tế kém phát triển vẫn đang tănglên và không kiểm soát được Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta xấp xỉ 100triệu người, trong khi đó các nguồn tài nguyên đất, nước và các dạng tài nguyên khác

có xu thế giảm, vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa chưa được giải quyết triệt

để Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế bằng con đường công nghiệp hoá đòi hỏi

nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất lượng môi trườngsống ngày càng xấu đi nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu Mặt khác,quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ lại không

được quán triệt đầy đủ theo quan điểm phát triển bền vững, nghĩa là chưa tính toán đầy

đủ các yếu tố môi trường trong phát triển kinh tế xã hội Và nếu như trình độ công

nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất, trình độ quản lý sản xuất, trình độ quản lý môi trường

không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác, tiêu thụ tài nguyên

và năng lượng Điều này dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sựgia tăng các loại chất thải và ô nhiễm môi trường gây nên sức ép cho môi trường.Trong khi đó môi trường đô thi, công nghiệp và nông thôn tiếp tục bị ô nhiễm

Môi trường đô thị ở nước ta bị ô nhiễm bởi các chất thải rắn, nước thải chưađược thu gom và xử lý theo qui định Khí thải, bụi, tiếng ồn v.v…từ các phương tiện

giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầngyếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang lâm vào tìnhtrạng đáng báo động Hệ thống cấp và thoát nước lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng

được nhu cầu Mức ô nhiễm không khí về bụi, các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu

Trang 15

chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần

Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng

yếu kém Việc sử dụng không hợp lý các hoá chất nông nghiệp đã và đang làm cho

môi trường nông thôn ô nhiễm và suy thoái Việc phát triển các làng nghề tiểu thủ

công nghiệp đã làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng Nước sinh hoạt và vệ sinh làvấn đề cấp bách, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt khoảng 34% và khoảng46% số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh (Trung tâm Nước sinh hoạt và

Vệ sinh nông thôn 2001) Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm

2002, chỉ mới 50% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch

Nạn khai thác rừng bừa bải, thậm chí xảy ra ở các khu rừng cấm, rừng đặc dụng;nạn đốt phá rừng gây ra những thảm hoạ cháy rừng nghiêm trọng như vụ cháy rừng

nước mặn U Minh vừa qua; đồng thời, việc săn bắn động vật hoang dã cũng đang làm

suy giảm đa dạng sinh học và gây huỷ hoại môi trường Những vấn đề của môi trường

xã hội ngày càng trở nên bức xúc như ma tuý, HIV/AIDS và bạo lực Những vấn đề

môi trường toàn cầu như tầng ozon bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầunóng lên, thay đổi khí hậu, mực nước biển dân cao, hiện tượng En Ni-nô; La Ni-na gây

nên các hiện tượng hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt

Nam; đồng thời, nạn chuyển dịch ô nhiễm sang các nước đang phát triển cũng là một

vấn đề cần chú trọng

Từ những vấn đề trên thực tế đòi hỏi phải có một chính sách về môi trường, sứckhoẻ của môi trường một cách đúng đắn, đồng bộ và hợp lý trong giai đoạn phát triểnmới của nước ta

VI NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CHO MÔI TRƯỜNG LÀNH MẠNH

6.1 Bầu không khí trong sạch

Không khí rất cần thiết cho sự sống, nếu thiếu không khí, con người sẽ chết chỉsau một vài phút Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường trầmtrọng nhất trong các xã hội ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau Trên thếgiới, hàng ngày có khoảng 500 triệu người phải tiếp xúc với hàm lượng lớn ô nhiễmkhông khí trong nhà ở các dạng như: khói từ các lò sưởi không khí kín hoặc lò sưởi

được thiết kế tồi và khoảng 1.5 tỷ người đang ở các khu vực thành thị phải sống trong

Trang 16

môi trường bị ô nhiễm không khí nặng nề (WHO, 1992) Sự phát triển của ngành công

nghiệp đi đôi với việc phải thải ra số lượng lớn các khí và các chất hạt từ quá trình sảnxuất công nghiệp và từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch cho nhu cầu giaothông vận tải và lấy năng lượng Khi các tiến bộ công nghệ đã bắt đầu chú trọng đếnviệc kiểm soát ô nhiễm không khí bằng cách giảm việc thải ra các chất hạt thì người tavẫn tiếp tục thải ra các chất khí, do vậy ô nhiễm không khí vẫn còn là vấn đề lớn Mặc

dù hiện nay nhiều nước phát triển đã có những nỗ lực lớn để kiểm soát cả việc thải khí

và các chất hạt, ô nhiễm không khí vẫn là nguy cơ đối với sức khoẻ của nhiều người

Ở những xã hội phát triển nhanh chóng, việc kiểm soát ô nhiễm không khí khôngđược đầu tư thích hợp vì còn những ưu tiên khác về kinh tế và xã hội Việc phát triển

công nghiệp nhanh chóng ở các nước này đã xảy ra đồng thời với việc gia tăng lượng

ô tô và các loại xe tải khác, nhu cầu điện thắp sáng tại các hộ gia đình cũng tăng lên,dân số tập trung ở các khu đô thị hoặc các thành phố lớn

Kết quả là một số thảm hoạ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới

đã xảy ra

Ở các quốc gia nơi mà việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch ở các hộ gia đình

vẫn chưa được chú trọng vì năng lượng dùng sưởi ấm và đun nấu còn thiếu và sản sinh

ra rất nhiều khói, dẫn đến ô nhiễm trong nhà và ngoài trời Kết quả là con người có thể

bị kích thích màng nhầy, mắc các bệnh hô hấp, bệnh phổi, các vấn đề về mắt và tăng

nguy cơ bị ung thư Phụ nữ và trẻ em ở những cộng đồng nghèo khổ tại các nước đang

phát triển là những người đặc biệt phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí

Chất lượng không khí trong nhà vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước pháttriển vì các toà nhà được thiết kế theo kiểu kín gió và có hiệu quả cao về mặt năng

lượng Hệ thống lò sưởi và hệ thống làm lạnh, khói, hơi từ các vật liệu tích trữ trong

nhà tạo ra nhiều chất hoá học và gây ô nhiễm không khí

6.2 Có đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt

Nước cũng rất cần thiết cho sự sống Trung bình mỗi người cần phải uống tối

thiểu 2 lít nước/ngày Nếu sau 4 ngày không có nước, con người sẽ chết Nước cũngcần thiết cho thực vật, động vật và nông nghiệp Trong suốt lịch sử phát triển, con

người luôn tập trung sống cập theo bờ sông, ven hồ để lấy nước cho sinh hoạt và nông

nghiệp Nước cũng cung cấp phương tiện vận chuyển tự nhiên, được sử dụng để xử lý

Trang 17

chất thải và đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp, ngư nghiệp và cáctrang trại Mặc dù nước ngọt được coi là một nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng,

nhưng nước ngọt cũng không phải là một nguồn vô hạn Hơn nữa, nước được phân bốkhông đồng đều ở các khu vực địa lý và dân cư trên thế giới Tại rất nhiều nơi, việc

thiếu nước đã trở thành trở ngại lớn đối với việc phát triển công nghiệp và nôngnghiệp Trong một số trường hợp, việc thiếu nước đã gây ra nhiều cuộc xung đột (vídụ: những xung đột tranh chấp nước ngọt ở khu vực Trung Đông), việc khan hiếm

nước dẫn đến đói nghèo và làm cằn cỏi đất đai Rất nhiều thành phố và các khu vựcnông thôn đã khai thác nước từ các tầng nước ngầm này để có thể tự bổ sung lại được

Chất lượng của nước ngọt có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sức khoẻ

con người Rất nhiều bệnh truyền nhiễm đe doạ sự sống và sức khoẻ con người được

truyền qua nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn Khoảng 80% các bệnh tật ở các nước

đang phát triển là do thiếu nước sạch và thiếu các phương tiện phù hợp để xử lý phân

(WHO,1992) Có khoảng một nữa dân số trên thế giới mắc phải các bệnh do thiếu

nước hoặc nước bị nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng chủ yếu đối với tầng lớp nghèo ở tất cảcác nước đang phát triển Có khoảng 2 tỷ người trên trái đất có nguy cơ mắc phải các

bệnh tiêu chảy lây lan qua đường nước hoặc thực phẩm, đây chính là nguyên nhânchính gây ra tử vong khoảng gần 4 triệu trẻ em mỗi năm Các vụ dịch tả thường đượctruyền qua nước uống bị nhiễm bẩn, đang tăng lên nhanh chống về mặt tần suất Bệnhsán máng (200 triệu người nhiễm bệnh) và bệnh giun (10 triệu người bị nhiễm bệnh) là

2 dạng bệnh phổ biến trầm trọng nhất có liên quan tới nước Các vectơ côn trùng sinhsản nhờ nước cũng truyền bệnh đe doạ sự sống của con người, chẳng hạn như sốt rét(267 triệu người bị nhiễm), giun chỉ (90 triệu người nhiễm), và sốt xuất huyết (30 - 60triệu người nhiễm) (WHO,1992)

Việc thiếu nước thường dẫn tới các vấn đề liên quan tới chất lượng nước Nướcthải sinh hoạt, nước thải công nghiệp - nông nghiệp và các khu đô thị đã làm vượt quákhả năng phân huỷ sinh học và hoà tan các chất thải không có khả năng phân huỷ sinhhọc Ô nhiễm nước xảy ra trầm trọng nhất ở các thành phố nơi mà việc kiểm soát cácdòng thải công nghiệp không chặt chẽ và thiếu các ống, rãnh dẫn nước thải, thiếu cácnhà máy xử lý nước thải

Trang 18

6.3 Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn

Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể con người Tuỳ vào trọng lượng cơthể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con người cần khoảng 1000 - 2000 calo

năng lượng mỗi ngày Thực phẩm cũng cung cấp các vitamin và các chất vi lượng, nếu

không có các chất này, con người cũng sẽ mắc một số bệnh thiếu hụt

Trong một vài thập kỷ vừa qua, hệ thống sản xuất lương thực của thế giới đã đáp

ứng đủ so với nhu cầu tăng trưởng dân số Tuy nhiên, những thành công trong nông

nghiệp toàn cầu cũng không được phân bố đồng đều, ví dụ: các nước châu Á và châu

Mỹ La Tinh đã tăng sản lượng lương thực trên đầu người một cách đáng kể, nhưng sản

lượng lương thực của các nước châu Phi vẫn chưa theo kịp được mức tăng trưởng dân

số của họ; các nước thuộc Liên Xô cũ cũng đã giảm sút sản lượng lương thực một cách

đáng kể Đối với phần lớn dân số trên thế giới, suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan

tới suy dinh dưỡng vẫn còn là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm yếu và chếtyểu Các tác nhân gây bệnh qua thực phẩm gây ra hàng triệu ca tiêu chảy mỗi năm,bao gồm cả hàng nghìn người ở nước phát triển Việc phân bố và sử dụng thức ănkhông hợp lý là thủ phạm chính gây ra các ca bệnh này Việc suy thoái đất và cạn kiệtcác nguồn nước một cách nhanh chóng cũng tạo ra mối đe doạ nguy hiễm đối với việcsản xuất lương thực trong tương lai

TỰ LƯỢNG GIÁ:

1 Hãy nêu khái niệm về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 1993

2 Hãy trình bày các thành phần của môi trường

3 Hãy nêu khái niệm về sức khoẻ môi trường

4 Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở đâu? Nêu rõ nguyên nhân

5 Vào những năm giữa thế kỷ XX, người ta giải quyết được những vấn đề môi trường

là gì?

6 Hãy điền từ thích hợp vào câu sau:

Tất cả các khía cạnh của sức khoẻ môi trường là xác định, giám sát, kiểm soátcác yếu tố …………., ………., ……… và ………….có ảnh hưởng đến sứckhoẻ con người

7 Hãy trình bày các hoạt động quản lý môi trường vật lý, hoá học và sinh học

Trang 19

8 Nêu định nghĩa về sức khoẻ môi trường theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới

(1948)

9 Hãy nêu tác động của dân số và việc đô thị hoá lên sức khoẻ cộng đồng và môi

trường

10 Nêu các bệnh phổ biến liên quan đến ô nhiễm nước

11 Hãy nêu các yếu tố quyết định đến sức khoẻ của toàn bộ quần thể trong khái niệm

môi trường hỗ trợ sức khoẻ

12 Về chính sách quản lý sức khoẻ môi trường, ngành y tế Việt Nam đã có nhữngchính sách, chiến lược gì?

13 Hãy nêu tóm tắt thực trạng môi trường Việt Nam

14 Nêu chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam

15 Trình bày các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề sức khoẻ môi trường ở ViệtNam

Trang 20

Bài 2: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU:

1 Trình bày được một cách tổng quan các khái niệm về Quản lý Môi trường vàcác hoạt động của Quản lý Sức khoẻ môi trường

2 Nêu được những vấn đề tồn tại trong quản lý ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

3 Phân tích được tầm quan trọng của cộng đồng trong việc tham gia quản lý Sứckhoẻ môi trường

NỘI DUNG:

I KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Quản lý môi trường là tổng hợp các giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chínhnhằm bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm hoặc khống chế mức ô nhiễm trong cácgiới hạn cho phép, không gây tác hại cấp tính hay mạn tính lên sức khoẻ Trong các

trường hợp không thể bảo vệ được môi trường khỏi các nguy cơ ô nhiễm, quản lý môitrường cũng còn nhằm vào các giải pháp bảo vệ các đối tượng tiếp xúc, hạn chế các

hậu quả của ô nhiễm và giải quyết các hậu quả trên sức khoẻ

1.1 Quản lý bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực phẩm

Đất, nước, không khí và thực phẩm có mối liên hệ khăng khít với nhau Đất có

thể chứa các yếu tố hoá học, sinh học và lý học Các yếu tố này thường xâm nhập vàocác nguồn nước sinh hoạt để rồi từ đó tác động đến sức khoẻ con người Từ đất, cáccây trồng, lương thực hay động vật là nguồn thức ăn cho người và các động vật kháccũng có thể bị ô nhiễm Các yếu tố ô nhiễm trong đất lại cũng có thể từ các nguồn

nước thải, rác thải cũng như khói bụi có chứa các yếu tố hoá học và sinh học độc hại

Bảo vệ đất, nước, không khí và thực phẩm không bị ô nhiễm nhiều khi phải tiếnhành song song Ví dụ, muốn nguồn nước giếng đào sạch phải ngăn ngừa ô nhiễm từcác hố xí mất vệ sinh Muốn thực phẩm sạch phải áp dụng các biện pháp khống chế ônhiễm nguồn nước, đất và cây trồng Các nguồn tài nguyên bị khai thác không có tổchức sẽ dẫn tới phá vỡ mối cân bằng sinh thái và cũng tạo ra các nguy cơ ô nhiễm.Trong sinh hoạt, bảo vệ môi trường khỏi các nguồn ô nhiễm bao gồm tổng hợp cácgiải pháp khống chế ô nhiễm như: quản lý chất thải rắn, chất thải lỏng và khói bụi từcác nguồn phát sinh, quá trình vận chuyển và quá trình thu gom xử lý

Trang 21

Trong sản xuất, bảo vệ môi trường lao động bao gồm việc sử dụng các trang thiết

bị vệ sinh nhằm khống chế không cho phát sinh ô nhiễm, làm loãng, ngăn ngừa pháttán ô nhiễm ra môi trường và phải bổ sung các biện pháp phòng hộ cá nhân

Giám sát môi trường và giám sát sinh học là các hoạt động nhằm theo dõi, phát

hiện tình trạng ô nhiễm, tình trạng thấm nhiễm và tình trạng sức khoẻ bất thường để từ

đó có các phản ứng kịp thời Các phương pháp dự báo, các kỹ thuật đo lường giám sátmôi trường và sinh học cần được sử dụng phù hợp với đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế,

xã hội của một địa bàn, một địa phương và quốc gia Ví dụ, khí xả các động cơ có sửdụng xăng pha chì là nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt làsức khoẻ trẻ em Quản lý nguy cơ này có thể bằng rất nhiều giải pháp: cấm sử dụng

xăng pha chì, tăng cường giao thông công cộng, giám sát mức ô nhiễm chì trong

không khí, khám sàng lọc phát hiện tình trạng thấm nhiễm chì quá mức ở trẻ em vàluật lệ

1.2 Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính

Quản lý môi trường không chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật đơn thuần mà cần cácgiải pháp mang tính tổng thể, luật và hành chính Do nguồn gốc của ô nhiễm môi

trường là từ quá trình sản xuất, các quá trình khai thác tài nguyên, các hoạt động củađời sống hàng ngày của từng địa phương, từng nhóm dân cư, từng gia đình và từng cá

thể nên việc quản lý môi trường cần có sự phối hợp nhiều ngành liên quan chứ khôngriêng gì ngành y tế

Và ở nước ta, Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành năm 1993 Trong từng

bộ ngành, Bộ trưởng có thể ban hành các văn bản chỉ đạo ngành dọc của mình, nhưcác quyết định và các chỉ thị Tại từng địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thànhcũng ban hành các văn bản chỉ đạo trên địa bàn dựa trên các văn bản của Chính phủ,

bộ ngành và căn cứ vào các quyết định của Hội đồng nhân dân cũng như cơ quan

Đảng bộ địa phương

Qua hệ thống các văn bản pháp luật như trên đảm bảo cho các giải pháp kỹ thuật

được thực thi về mặt hành chính Bên cạnh đó, để kiểm soát việc quản lý môi trường

còn có sự tham gia của hệ thống thanh tra chính phủ và các bộ ngành, các địa phương

1.3 Các nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi trường

Hiện nay, từ Trung ương đến địa phương đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước

Trang 22

về môi trường Ở cấp Trung ương có Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp tỉnh có Sở

Tài nguyên và Môi trường, ở cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường và đến

tận cấp xã (địa chính) Đây là các cơ quan quản lý cả về kỹ thuật và hành chính đối với

môi trường Bên cạnh đó còn có các cơ quan quản lý nhà nước về y tế dự phòng Ở

tuyến Trung ương có Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm), ởtuyến tỉnh có Sở y tế (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh), cấp huyện có Trung tâm Y tế dựphòng huyện/Đội Y tế dự phòng và cấp xã có Trạm y tế xã Đây là các cơ quan thamgia quản lý các vấn đề sức khoẻ môi trường Như vậy, hiện nay vẫn song hành hai hệthống của hai bộ ngành cùng tham gia quản lý môi trường cho dù đã có sự phân địnhranh giới những hoạt động chồng chéo ở tuyến tỉnh là khó tránh khỏi Ngành y tế chịutrách nhiệm chính trong giám sát các yếu tố môi trường trực tiếp tác động đến sứckhoẻ cộng đồng và sức khoẻ người lao động Trong khi đó, ngành môi trường và tàinguyên quản lý ở tầm vĩ mô hơn như: đánh giá tác động môi trường, tham gia phêduyệt các quy hoạch phát triển sản xuất, công nghiệp, dân sự, đô thị v.v Các hoạt

động giám sát môi trường cũng được cơ quan này thực hiện chủ yếu ở ngoài nhà máy

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo 10 nhiệm vụ đối với các cơ sở y tế như sau:

- Đề xuất và phổ biến các biện pháp dự phòng để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.Cung cấp các cơ sở cũng như tham mưu với chính quyền các chính sách, chiến lượcbảo vệ sức khoẻ khỏi các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường Thông tin cho các bộ ngànhkhác cũng như các cơ sở sản xuất và các cộng đồng dân cư về các vấn đề sức khoẻ liênquan tới môi trường Đồng thời, khuyến khích các sáng kiến nhằm cải thiện môi

trường, thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ

- Nâng cao năng lực của cộng đồng trong xử lý các tác động của môi trường lênsức khoẻ, bao gồm các giải pháp phòng bệnh do chính quyền địa phương và người dânthực hiện

- Tiến hành đánh giá các nguy cơ từ môi trường và tác động của môi trường trênsức khoẻ ở đây, bao gồm các hoạt động theo dõi môi trường, phát hiện những yếu tố

độc hại đối với sức khoẻ từ môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt công cộng vàmôi trường gia đình Phát hiện các nguy cơ do các hoạt động của các ngành khác, nhất

là các ngành sản xuất có sử dụng nhiên liệu và nguyên liệu phát sinh độc hại

- Tiến hành các giám sát dịch tễ học đối với các bệnh có liên quan đến môi

Trang 23

trường Thông báo hiện trạng cũng như những dự báo về tình hình sức khoẻ và các yếu

tố độc hại từ môi trường cho những người có thẩm quyền ra các chính sách phát triểnkinh tế -xã hội

- Đào tạo cán bộ vệ sinh phòng dịch cho các tuyến và các ngành liên quan

- Cung cấp các dịch vụ cũng như triển khai các chương trình, dự án về kiểm soát

môi trường độc lập hoặc phối hợp với các ngành sản xuất khác Ví dụ: triển khaichương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn (cùng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) …

- Sẵn sàng tham gia cùng các bộ ngành, địa phương khác trong việc ứng phó vớicác thảm họa tự nhiên cũng như thảm họa do con người gây ra

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan để đưa ra các tiêu chuẩn tiếp xúc cho phép,các giới hạn và chuẩn mực vệ sinh, chuẩn bị các văn bản có tính pháp quy trong bảo

vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Phối hợp đánh giá tác động môi trường và chủ động đề xuất các giải pháp dựphòng, các quy trình theo dõi tình hình sức khoẻ một cách có hệ thống

- Đề xuất và tiến hành những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ môi

trường và các giải pháp phòng ngừa

II NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG

2.1 Xác định và đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

Trước khi xác định ô nhiễm môi trường của một địa phương, một khu vực dân cư

chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng là gì, yếu tố

nào đang và sẽ gây hậu quả lên sức khoẻ, yếu tố nào đã được nhận biết hoặc chưađược nhận biết, mức độ ảnh hưởng ra sao, các khó khăn cản trở gì trong quá trình phát

hiện ô nhiễm, theo dõi, giám sát và kiểm soát ô nhiễm v.v Dân số đang sống trongtình trạng ô nhiễm là bao nhiêu, các nhóm dễ bị tổn thương là những ai?

Việc xác định các yếu tố ô nhiễm có thể cần đến các kỹ thuật đo đạc, đánh giá ônhiễm Song, không ít trường hợp các yếu tố ô nhiễm chỉ được ghi nhận có tính chất

định tính hoặc trên các suy luận lô-gic

Xác định các yếu tố ô nhiễm cũng được phân theo các mức độ khác nhau:

− Mức hộ gia đình hay còn gọi là "vi môi trường", trong đó các nguồn ô nhiễm từ

các công trình vệ sinh, bếp, khói thuốc lá, các hoá chất và cả các thói quen có hại tới

Trang 24

sức khoẻ khác.

− Mức độ cộng đồng hay môi trường địa phương, trong đó các nguồn ô nhiễm từ

giao thông, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất trong khu vực

− Mức độ ô nhiễm của một vùng lãnh thổ, vùng địa lý, nơi đó có các yếu tố ô

nhiễm từ môi trường thiên nhiên, độ cao, vùng khí hậu

− Mức độ ô nhiễm trong các cơ sở sản xuất, trong các nghề nghiệp: nông, lâm,ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

2.2 Đo lường các yếu tố độc hại và đánh giá các nguy cơ cũng như hậu quả lên sức khoẻ

2.2.1 Đánh giá tiếp xúc với môi trường

Muốn đánh giá mức độ tiếp xúc với môi trường, việc đầu tiên là phải lấy mẫu

Để lấy mẫu, người ta có thể sử dụng các phương tiện lấy mẫu cá nhân hoặc cácphương tiện lấy mẫu ngoài cộng đồng, nơi sản xuất

Để phân tích mẫu thu được người ta sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích hoá học, lý

học, hoá lý và sinh học Các kỹ thuật này phải do các chuyên gia và kỹ thuật viên thựchiện Kết quả sau khi phân tích được tính toán theo các đơn vị khác nhau Từ đó,

người ta ước tính ra liều tiếp xúc trung bình, liều tiếp xúc trung bình theo thời gian,

liều tiếp xúc đỉnh Đối chiếu với các tiêu chuẩn tiếp xúc cho phép để đưa ra nhận định

về nguy cơ và đưa ra các phương thức xác định những hậu quả của môi trường trênsức khoẻ một cách thích hợp

2.2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khoẻ

Trong nhiều trường hợp, ảnh huởng của môi trường lên sức khoẻ được xác địnhqua các chỉ số mắc bệnh, tử vong do một số bệnh đặc trưng (bệnh đặc hiệu của mộthoá chất độc, một yếu tố lý học hay sinh vật học) hoặc một số bệnh không đặc trưng

(môi trường chỉ là yếu tố tác động làm tăng tỷ lệ mắc và chết) Ví dụ: nhiễm độc chì,

bụi phổi silic và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không đặc hiệu

Không ít các yếu tố môi trường rất khó xác định tác hại trên sức khoẻ do tính đặchiệu quá thấp Trong cùng một điều kiện tiếp xúc, thậm chí cùng liều tiếp xúc song cónhững cá thể hoặc nhóm người không hoặc ít bị ảnh hưởng hơn các cá thể, nhóm

người khác Vì vậy, đánh giá ảnh hưởng của môi trường trên sức khoẻ phải dựa vào

quy luật số đông, vào tính phổ biến, trừ một số ngoại lệ

Trang 25

Việc xác định ảnh hưởng của môi trường lên sức khoẻ dựa trên các số liệu thống

kê về tình hình mắc bệnh và/hoặc tình hình tử vong Ngoài ra, còn có các nguồn sốliệu từ những kết quả khám phát hiện bệnh định kỳ, khám sàng lọc hoặc/và làm các xétnghiệm đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, điều tra phỏng vấn về tình hình sức khoẻ, ốm

đau của từng đối tượng v.v

Khi nghiên cứu hậu quả của môi trường lên sức khoẻ phải chú ý rằng ngoài tác

động của môi trường, sức khoẻ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như

các yếu tố gây stress, tình trạng dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt có hại cho sứckhoẻ

Khi xác định được những hậu quả của môi trường lên sức khoẻ cần tìm hiểu mối

quan hệ nhân quả, xác định mức độ nguy cơ và mức độ hậu quả của ô nhiễm môi

trường để từ đó xác định các vấn đề ưu tiên, các giải pháp ưu tiên cho các hoạt động

làm giảm nhẹ hậu quả, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường

2.3 Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả

Dựa trên các chính sách quốc gia về bảo vệ môi trường, bộ luật môi trường và

các điều trong các bộ luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường, căn cứ vào năng

lực khống chế và kiểm soát môi trường của các cơ sở y tế, của ngành công nghệ - tàinguyên - môi trường và trên quá trình phân tích tình hình môi trường, hậu quả của môi

trường lên sức khoẻ của địa phương để đề xuất các giải pháp phù hợp với những ưu

tiên, với nguồn lực có thể có được, khả thi và có giải pháp hữu hiệu

Nguyên tắc của các chiến lược môi trường dựa trên các nguyên lý cơ bản như:công bằng, hiệu quả và cộng đồng tham gia

Các giải pháp có thể là:

- Dự phòng cấp I: ngăn không để xảy ra ô nhiễm quá mức và không để xảy rahậu quả xấu trên sức khoẻ Ví dụ: các chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinhnông thôn; các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn phát sinh (không sử dụngnguyên liệu phát sinh độc hại, hạn chế nguồn nhiên liệu phát sinh khói, bụi, áp dụngcông nghệ sạch, bảo vệ khối cảm thụ v.v.)

- Dự phòng cấp II: trong trường hợp không thể khống chế được ô nhiễm và hậuquả xấu lên sức khoẻ đã xảy ra, lúc đó cần phải áp dụng các biện pháp quản lý sứckhoẻ và điều trị phù hợp ngăn không để xảy ra tai biến hoặc chết Ví dụ: chương trình

Trang 26

nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI), chương trình tiêu chảy trẻ em (CDD), khám pháthiện sớm và điều trị cho các trường hợp bị bệnh do ô nhiễm môi trường và bệnh nghềnghiệp.

2.4 Xác định tính khả thi của các giải pháp

Khi đã xác định được các vấn đề ưu tiên cần giải quyết, từ đó đề xuất các giải

pháp phải có tính khả thi về kỹ thuật (nghĩa là đã có giải pháp kỹ thuật hiệu quả) vàkhả thi về tổ chức (nghĩa là đã có các tổ chức thực hiện khá hoàn chỉnh để thực hiệncác giải pháp kỹ thuật) Tính khả thi còn tuỳ thuộc vào khả năng các nguồn lực (nhânlực, tài chính và thiết bị) Tính khả thi còn thể hiện ở sự cam kết ủng hộ của chínhquyền ở đây và sự tham gia của cộng đồng Sự cam kết không chỉ trên giấy mà phảibằng việc đảm bảo các nguồn lực cần thiết

2.5 Xây dựng hệ thống luật pháp, các văn bản pháp quy quản lý môi trường.

Tất cả mọi hoạt động bảo vệ môi trường cần được thể chế hoá bằng các luật,pháp lệnh, các nghị định của Chính phủ, Quốc hội, các thông tư hướng dẫn của các bộ-ngành, quyết định của các cơ quan chính quyền và sự chỉ đạo của cơ quan Đảng Việc

thanh tra môi trường cũng dựa trên các quy định có tính pháp lý

2.6 Điều chỉnh chính sách và luật lệ

Chính sách không phải là bất biến Các điều luật định kỳ cũng được xem xét, sửa

đổi và bổ sung Nhiệm vụ của các cơ quan y tế cũng như cơ quan môi trường trong khi

thực hiện các luật định phải phát hiện những điểm bất hợp lý, điểm thiếu hụt trong các

văn bản và đề xuất những sửa đổi lên cấp có thẩm quyền (cấp ra văn bản cũng là cấp

phải sửa đổi văn bản khi cần thiết)

2.7 Các chiến lược và chuẩn mực trong quản lý môi trường

Các chiến lược về môi trường phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng quốcgia, từng địa phương, song các chuẩn mực về môi trường thì lại rất ít thay đổi

Hiện nay, các tiêu chuẩn tiếp xúc hay tiêu chuẩn vệ sinh cho phép của Việt Namcũng đã dựa trên hầu hết các chuẩn mực quốc tế Như vậy, sẽ nẩy sinh mâu thuẫn giữa

năng lực kiểm soát môi trường còn rất giới hạn với những chuẩn mực quá cao so với

khả năng áp dụng và khả năng tuân thủ trên thực tế

Thêm vào đó, các chuẩn mực phải đi kèm với kỹ thuật chuẩn mực để đánh giá ô

nhiễm môi trường Điều này cũng là một bất cập trong thực tế, khi các kỹ thuật đánh

Trang 27

giá ô nhiễm ở các tỉnh hiện nay còn rất giới hạn, áp dụng chuẩn mực nào, giới hạn nào

là chấp nhận được vẫn là các câu hỏi cần được xem xét thêm

III NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ở VIỆT NAM

Vấn đề môi trường ở Việt Nam được ngành y tế đề cập đến là giữ gìn vệ sinh

môi trường sinh hoạt và vệ sinh trong gia đình Hoạt động quản lý và bảo vệ môitrường là nhiệm vụ do ngành y tế đảm nhiệm với vai trò chính Sau đó, ngành công

nghệ và môi trường mới được thành lập và gánh vác nhiệm vụ với vai trò ngày càng

tăng, không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở cả các địa phương

3.1 Các giải pháp quản lý vệ sinh môi trường của ngành y tế

Đây là tập hợp các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề phân, nước, rác thảitrong môi trường sinh hoạt và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp,

nông nghiệp và sau đó là quản lý các chất thải rắn và lỏng ở quy mô lớn hơn, nhất làsau khi có Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993) Sự phối hợp của ngành y tế,ngành khoa học công nghệ -môi trường cùng với việc đưa ra các pháp lệnh, nghị địnhcủa Quốc hội, của Chính phủ thể chế hoá các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm chocác hoạt động quản lý môi trường có cơ sở hơn và được đầu tư tổng thể hơn

Các văn bản về quy định tiêu chuẩn vệ sinh của ngành y tế đề xuất và ban hành

dựa trên các tiêu chuẩn của Liên Xô cũ và của Tổ chức Y tế Thế giới là bản tiêu chuẩnrất ưu việt Tuy nhiên, để thực hiện các tiêu chuẩn đó còn gặp rất nhiều khó khăn do: ýthức tự giác của cộng đồng còn thấp, kinh tế khó khăn làm hạn chế các biện pháp cảithiện môi trường, công nghệ lạc hậu cũng gây ra những vấn đề ô nhiễm rất đáng longại, quy hoạch đô thị cũng như quy hoạch khu kinh tế còn rất yếu kém, di dân thiếu

tổ chức, tệ nạn phá rừng và dân số gia tăng làm cho tốc độ sử dụng nguồn tài nguyên

thiên nhiên tăng, các tập quán lạc hậu cùng các yếu tố địa lý dân cư của nhiều vùng

vẫn là mảnh đất tốt cho các công trình vệ sinh của hộ gia đình tồn tại ở cấp độ rất thô

sơ (ví dụ: tình trạng sử dụng cầu tiêu ao cá ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, tình

trạng nuôi trâu bò dưới nhà sàn ở miền núi phía Bắc v.v )

Đặc điểm môi trường nông thôn nước ta vẫn là ô nhiễm bởi các chất thải hữu cơ.Thêm vào đó là hoá chất bảo vệ thực vật làm ô nhiễm nguồn nước và làm nhiễm độc

Trang 28

các động thực vật thuỷ sinh Các làng nghề ở nông thôn đang trở thành nguồn ô nhiễm

mới hiện nay

Đặc điểm môi trường thành phố là ô nhiễm công nghiệp trong cơ sở sản xuất vànước thải, rác thải ra khu vực ngoại thành Thiếu quy hoạch đô thị tạo ra các yếu tốnguy cơ sức khoẻ môi trường như mất vệ sinh nhà ở, tình trạng ngập lụt trong thành

phố, khói xả của các động cơ, tiếng ồn giao thông v.v Lưu thông các loại thực phẩmkhông hợp vệ sinh cả về mặt hoá học, lý học và vi sinh vật là các yếu tố độc hại khôn

lường

Vai trò của ngành y tế còn rất hạn chế trong cơ chế thị trường, nơi mà các quyluật về lợi nhuận chi phối rất mạnh Tuy nhiên, việc thay đổi các quy định, các chính

sách để có tính khả thi cao hơn, được chấp nhận nhiều hơn và có hiệu quả hơn là rất

cần thiết Các quy định vệ sinh ban hành ở các nước phát triển cao thường quá khắt

khe, trong khi đó khả năng kiểm soát việc thực thi các quy định đó lại rất hạn chế.Điều này đặt ra cho các nhà quản lý môi trường việc điều chỉnh các văn bản cho phù

hợp

3.2 Điều hành bằng pháp luật ở cấp quốc gia

Các văn bản do ngành y tế chuẩn bị và ban hành chủ yếu tác động ở tầm vi mô

nhiều hơn là ở tầm vĩ mô Ví dụ, đưa ra các tiêu chuẩn vệ sinh về nguồn nước, vệ sinhthực phẩm, vệ sinh lao động v.v Các văn bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ

đạo các hoạt động bảo vệ môi trường ở tầm vĩ mô hơn, có tính ngăn ngừa nhiều hơn vàhướng về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tầm chính sách và chiến lược

Ngày càng cần các văn bản có tính liên bộ và văn bản của chính phủ trong điều phốicác hoạt động bảo vệ sức khoẻ môi trường Cũng cùng chung với tình trạng thực hiệncác tiêu chuẩn vệ sinh, các văn bản tuy có tính pháp lý cao của ngành tài nguyên - môi

trường cũng gặp rất nhiều khó khăn; trong đó có năng lực của những người quản lý

cấp tỉnh còn yếu, có sự bất cập giữa các văn bản yêu cầu rất cao, rất ưu việt với mức

đầu tư thấp về nguồn lực cho các cơ quan quản lý môi trường

3.3 Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường

Việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường phụ thuộc vào mức thu nhậpquốc dân và chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn đầu, khi mức bình quân thu nhập đầu

người ở mức thấp (khoảng dưới 1.000 USD/người/năm) thì mức ô nhiễm (ví dụ: ô

Trang 29

nhiễm khí SO2) trong môi trường càng tăng Ở thời gian này, các mục tiêu kinh tếđược đặt lên hàng đầu, trong khi đó khả năng kỹ thuật lại còn hạn chế, mức đầu tư cho

bảo vệ môi trường thấp làm cho càng phát triển sản xuất thì nguy cơ thải SO2 ra môi

trường càng nhiều Đến giai đoạn sau, khi nền kinh tế đã phát triển, những khó khăn ởgiai đoạn đầu giảm đi, khả năng đầu tư cho phòng chống ô nhiễm tăng lên, công nghệ

ở trình độ cao hơn vì vậy mức ô nhiễm sẽ giảm đi

Hiện nay, các phong trào "Làng văn hóa - Sức khoẻ" đang được Bộ Y tế phát

động, trong đó có việc khôi phục lại các chương trình vệ sinh nông thôn Ở thành phố,

nhờ có sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều nơi đang thực hiện chương trình

"thành phố lành mạnh", chương trình phòng chống bệnh bụi phổi silic đang được hiện

ở một số cơ sở có ô nhiễm bụi v.v Cho dù có không ít cố gắng của ngành y tế trong

việc kiểm soát môi trường, tình hình ô nhiễm vẫn có xu hướng gia tăng

Những giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường hiện nay do ngành y tế chỉ đạo,bao gồm:

a Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy để tăng cường quản lý nhà nước về

môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

b Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng các cấp:

d Xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ

IV.VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO

VỆ SỨC KHỎE

Để giải quyết vấn đề môi trường, nhất là môi trường sinh hoạt, nhà ở, đường phố,làng xóm và nơi sản xuất cần phải dựa vào cộng đồng Đây cũng là xương sống của

việc xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ

Cộng đồng tham gia vào quản lý môi trường trước hết là phải ý thức được vấn đề

môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính cộng đồng và của từng thành

Trang 30

viên trong cộng đồng Nói điều này rất dễ, song thực hiện lại rất khó, một khi kinh tế

eo hẹp, người ta nghĩ nhiều đến năng suất và lợi nhuận hơn là việc bỏ tiền, bỏ côngcho các hoạt động vệ sinh công cộng

Cộng đồng phải tham gia vào việc theo dõi môi trường, xác định những vấn đềtồn tại trong bảo vệ môi trường sống, môi trường làm việc của chính họ, tìm các giảipháp cũng như nguồn lực thích hợp và lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch làm sạch môi

trường, phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ của chính gia đình và cộng đồng của

mình

Những cải tiến cục bộ, những việc làm trong phạm vi gia đình, những hoạt độngchi phí không nhiều và hoàn toàn có thể do cộng đồng quyết định từ khâu xác định vấn

đề, lập kế hoạch và thực hiện

Chăm sóc môi trường ban đầu dựa trên nguyên tắc phối hợp ba yếu tố: (a) làm

thoả mãn nhu cầu cơ bản của cộng đồng; (b) bảo vệ và sử dụng tối ưu các nguồn tài

nguyên môi trường và (c) nâng cao năng lực bảo vệ môi trường của cộng đồng

Có 9 hướng dẫn sau đây giúp cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường của mình:

a Hoạt động can thiệp dựa trên nhu cầu và kiến thức sẵn có của cộng đồng Ví

dụ, cần có nước sạch để dùng Tác động bên ngoài chỉ nhằm hướng dẫn họ tìm nguồn

nước sạch hơn, bảo vệ nguồn nước và áp dụng các biện pháp đun sôi, lọc nước khi

nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm bẩn

b Dựa trên tổ chức cộng đồng (xóm phố) và tổ chức hành chính của địa phương

để có thể hướng cộng đồng thực hiện những hoạt động bảo vệ và thanh khiết môitrường phù hợp

c Dựa trên các nguồn lực cũng như các kỹ thuật sẵn có của địa phương, những

hỗ trợ nhằm giới thiệu hay điều chỉnh các giải pháp kỹ thuật có tính khoa học và hiệuquả hơn

d Huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường, lập kế hoạch, thực hiện,

theo dõi và đánh giá

e Bắt đầu các hoạt động bằng một số công việc/dự án có tính kích thích, lan toảsang các hoạt động khác Ví dụ, chương trình lồng ghép của UNICEF hỗ trợ cho nôngthôn một số tỉnh bắt đầu bằng việc tẩy giun cho trẻ em định kỳ và xây dựng ba công

Trang 31

trình vệ sinh, sau đó lan sang các hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em, kế hoạch hoá

gia đình v.v

f Hoạt động phải linh hoạt, mềm dẻo

g Các hoạt động cần được duy trì song không đóng khung trong một số hoạt

động mà bổ sung thêm, điều chỉnh trong quá trình thực hiện Điều này rất quan trọng,

vì mỗi cộng đồng có các đặc điểm riêng, ngay cùng một cộng đồng ở các thời điểmkhác nhau có nhu cầu cũng như cách giải quyết không giống nhau

h Nhân rộng các kinh nghiệm thành công và thông báo, rút kinh nghiệm các

trường hợp thất bại

j Cán bộ dự án, người chỉ đạo tuyến trên phải có thái độ đúng, phải biết lắngnghe, biết quan sát, biết nghĩ và biết ra quyết định dựa vào nhu cầu của cộng đồng

TỰ LƯỢNG GIÁ:

Điền ngắn vào chỗ trống trong các câu sau:

1 Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về ……….,

………., được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các

yếu tố tâm lý trong môi trường

……… nhằm bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm hoặc khống chế mức

ô nhiễm trong các giới hạn cho phép, không gây tác hại cấp tính hay mạn tính lên sứckhoẻ

3 Nguyên tắc của các chiến lược môi trường dựa trên các nguyên lý cơ bản

như:

- ………

- ………

- ………

Trả lời câu hỏi:

4 Hãy trình bày tóm tắt và nêu ví dụ việc quản lý môi trường bằng các giải pháp kỹthuật

5 Hãy nêu nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi trường

6 Nêu những giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường hiện nay do ngành y tế chỉ đạo

7 Hãy nêu những hoạt động của quản lý môi trường

Trang 32

8 Xác định các yếu tố ô nhiễm được phân theo các mức độ nào?

9 Bạn hiểu thế nào về đánh giá tiếp xúc với môi trường? Nêu ví dụ minh họa

10 Hãy nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe

11 Hãy trình bày nguyên tắc phối hợp ba yếu tố trong chăm sóc môi trường ban đầu

12 Hãy nêu 9 hướng dẫn giúp cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường

Trang 33

BÀI 3: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

MỤC TIÊU:

1 Mô tả được các thành phần của không khí

2 Mô tả được các nguồn gây ô nhiễm không khí

3 Trình bày được khía cạnh của lịch sử ô nhiễm không khí

4 Trình bày được các chất gây ô nhiễm không khí

5 Mô tả được các hiện tượng ô nhiễm không khí và các bệnh có liên quan đếnÔNKK

NỘI DUNG:

I SƠ LƯỢC LỊCH SỬ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Không khí mà chúng ta thở là hỗn hợp khí tự nhiên không màu, không mùi, chủyếu là nitơ (78%), oxy (21%) 1% còn lại chủ yếu là khí argon (0.93%), khí carbondioxyd (0.032%) và dạng vết các khí neon, heli, ozon, xenon, hydro, metal, kripton và

hơi nước Khi bất kỳ chất nào được thêm vào hỗn hợp khí tự nhiên này là ô nhiễm

không khí (ÔNKK) sẽ xảy ra Nói một cách khác, ÔNKK là kết quả của việc thải cácchất độc hại vào không khí ở một tỷ lệ vượt quá khả năng của khí quyển (mưa, gió)trong việc chuyển đổi, phân hủy và hòa tan các chất độc này

ÔNKK là một hệ thống lý học và hóa học hết sức phức tạp Nó có thể được coi

là một số chất khí và hạt được hòa tan hoặc lơ lửng trong không khí Rất nhiều chất

ÔNKK thay đổi theo mùa, theo ngày, theo các hoạt động công nghiệp, theo thay đổitrong giao thông, thay đổi theo lượng mưa và tuyết Thành phần của ÔNKK biến đổi

từ ngày này sang ngày khác, từ tuần này sang tuần khác, nhưng thường có khuynh

hướng theo một chu kỳ Tóm lại, ÔNKK có thể được định nghĩa như sau:

Định nghĩa: ÔNKK xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc hại như

các loại khí, bụi lơ lửng, khói, mùi Hoặc nói cách khác những chất này trong khôngkhí có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hoặc sự thoải mái của con người, động vậthoặc có thể dẫn đến nguy hại đối với thực vật và các vật chất khác Trong không khí bị

ô nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các hạt chất lỏng dưới dạngbụi (aerosol) làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí quyển Một số loại khí là nhữngthành phần của không khí sạch như CO2 cũng sẽ trở nên nguy hại và là chất ÔNKK

Trang 34

khi nồng độ của nó cao hơn mức bình thường ÔNKK có nguy cơ ảnh hưởng tới sứckhỏe con người và những thành phần khác của môi trường như đất, nước.

Trước cách mạng công nghiệp – thế kỷ thứ XIX, ÔNKK vẫn chưa phải là một

vấn đề trầm trọng, vì các chất ÔNKK được dần dần hòa tan vào khí quyển và khôngtạo ra những khu vực có nồng độ ô nhiễm cao

Kể từ khi con người bắt đầu sử dụng các loại nhiên liệu đốt (gỗ, than, và cácchất khác) để chuyển nước thành hơi nước như quay các tuốc – bin, con người đã bắt

đầu phải đối mặt với các vấn đề ÔNKK Chính việc tạo ra động cơ hơi nước đã tạođiều kiện cho một số quốc gia trong thời kì đó trở nên giàu có và hùng cường, và các

cuộc cách mạng công nghiệp đã làm tăng mức sống của con người, trong khi đó lạilàm giảm tầm nhìn và gây ra một số loại bệnh tật – kết quả của ÔNKK Con ngườiluôn nổ lực tìm kiếm sự giàu có mà không coi trọng tới những ảnh hưởng của sự pháttriển đến xã hội và môi trường Chỉ tới khi những hiểm họa ÔNKK xảy ra với nhiều

trường hợp mắc bệnh và tử vong, loài người mới bắt đầu quan tâm đến hiện tượng

ÔNKK

Vào tháng 10 năm 1948, một lượng chất gây ÔNKK với nồng độ rất cao (gọi là

khói mù) bao phủ quanh thị trấn Donora – Mỹ làm 20 người chết và hơn 7000 ngườiphải nhập viện trong vòng 1 tuần

Tại London, tháng 12 năm 1952, một thảm họa ÔNKK khác đã bao chặt thànhphố này trong vòng 5 ngày Mọi người phải sử dụng khẩu trang và tầm nhìn giảmxuống còn 3,5m Có khoảng hơn 4000 người tử vong trong thảm họa này

Tại thành phố New York cũng phải trải qua một số thảm họa ÔNKK LầnÔNKK trầm trọng nhất xảy ra vào năm 1965 với 400 người chết…

II CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

2.1 Ô nhiễm do công nghiệp

Ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp được tạo ra khi các ngànhcông nghiệp thải các loại khí, các dạng hơi, khói mù v.v… vào khí quyển và xảy ra ởcác nhà máy công nghiệp như: nhà máy sản xuất ô tô, quần áo, bột giặt, thuốc tẩy, sảnxuất đồ tiêu dùng v.v…

Trang 35

Các ngành công nghiệp khác nhau sản sinh ra các loại chất ÔNKK khác nhau.

Ví dụ, ngành công nghiệp luyện kim tạo ra các chất ô nhiểm như SO2, CO, HCN,phenol, NH3,…

Ở ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, ngói, vôi,

bê tông, các chất gây ÔNKK chính là bụi, khí SO2, CO,… Đối với các nước đang phát

triển, kỹ thuật còn hạn chế, trình độ sản xuất lạc hậu, các loại chất gây ÔNKK tạo racòn lớn hơn nhiều

Đối với ngành nhiệt điện, các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, diezenđược đốt để tạo ra điện, sản phẩm gây ÔNKK của ngành này là bụi than, khí SO2, CO,

CO2…

Còn ở ngành công nghiệp hóa chất và luyện kim màu, khí thải của hai dạng này

đặc trưng không phải qua khối lượng chất thải mà qua tính độc hại của các chất chứatrong đó Đó là các hơi acid và hợp chất hữa cơ bay hơi: florua, xyanua…

Hiện nay, một biện pháp xử lý chất thải đô thị và chất thải y tế đang được sửdụng rộng rãi là đốt Dù có những ưu điểm rõ ràng, đây cũng là nguồn lây ÔNKK

đáng kể Thành phần của các chất gây ÔNKK gồm có tro, bụi, các chất khí như: SO2,

NO2, CO, HCL Ngoài ra còn phải kể đến các kim loại nặng như: Cu, Zn Hg, Pb; cácchất độc như: dioxin, furan,… và ô nhiễm về mùi

2.2 Ô nhiễm không khí do giao thông

Giao thông cũng là một trong những nguồn gây ÔNKK chính, ÔNKK do giaothông có thể chiếm khoảng 50% ÔNKK Khí carbon monoxyd (CO) là nguồn gâyÔNKK chủ yếu được tạo ra chủ yếu do giao thông CO là sản phẩm của quá trình đốtcháy không hoàn toàn, carbon dioxyd (CO2) là sản phẩm của quá trình đốt cháy hoàn

toàn Nitơ oxyd và hydrocarbon là những sản phẩm phụ khác của quá trình đốt cháy

các sản phẩm xăng, dầu Những sản phẩm này thực hiện các phản ứng quang hóa, đây

là một vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn

2.3 Nông nghiệp

ÔNKK cũng được tạo ra do các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, từ khihóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng làm tăng đáng kể sản lượng mùa màng, cũng từ

đó góp phần gây ÔNKK Ngoài ra việc phân hủy chất thải trên đồng ruộng, ao hồ cũng

tạo ra các chất gây ÔNKK

Trang 36

2.4 Các nguồn gây ÔNKK trong nhà

Các nguồn gây ÔNKK trong nhà có thể là thảm trải sàn, nệm ghế, giấy dán

tường, đồ gỗ, các chất tẩy rửa và diệt côn trùng…, là những nguồn phát sinh các hợp

chất hữu cơ bay hơi Khói thuốc lá cũng góp phần vào việc phát sinh các hợp chất hữu

cơ bay hơi, các loại chất độc khác và bụi hô hấp Các thiết bị văn phòng có thể phát

sinh khí ozon

III CÁC CHẤT ÔNKK VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG

Các chất ô nhiễm chính trong môi trường không khí bao gồm:

- Các loại khí lưu huỳnh oxyd (SOx), nitơ oxyd (NOx), carbon monoxyd (CO),hydro sulfua (H2S), các loại khí halogen (clo, brom, iod)

- Các hợp chất florua

- Các hợp chất hữu cơ bay hơi

- Các loại bụi nhẹ lơ lửng như: khói, sương mù, phấm hoa, vi sinh vật…

- Khói quang hóa như ozon, aldehyd…

Các chất ô nhiễm kể trên chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu, cháy rừng, cácquá trình sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải sinh ra Riêng khối quang hóa đượctạo ra trong khí quyển do sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời, hydrocarbon và nitơoxyd Kết quả là ozon tích tụ lại và sinh ra một số chất ô nhiễm thứ cấp như andehyd.Các chất ÔNKK ảnh hưởng không những lên sức khỏe con người, sự phát triển của

động thực vật mà còn ảnh hưởng đến các công trình, đến tầm nhìn và sinh hoạt của

cộng đồng Rộng hơn nữa, mang tính toàn cầu, các chất ÔNKK còn có tác động đếnkhí hậu của trái đất

3.1 Ảnh hưởng lên sức khỏe

Những nghiên cứu dịch tể học cho thấy một hàm lượng lớn các chất ÔNKK gópphần vào hoặc gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp Một nghiên cứu của

trường đại học Harvard cho thấy hàng năm có khoảng 60.000 người chết do các bệnh

có liên quan đến ÔNKK dạng hạt bụi Riêng tại nước Mỹ có tới 28 triệu người mắc

các bệnh hô hấp mãn tính vẫn thường xuyên tiếp xúc với khói mù độc hại hàng ngàylàm cho bệnh của họ càng trở nên trầm trọng hơn Dưới đây là một số bệnh liên quan

đến ÔNKK

Trang 37

3.1.1 Hen suyễn

Là một dạng kích thích phế quản dẫn đến khó thở nghiêm trọng và là vấn đề y

tế công cộng đang nổi cộm hiện nay Từ năm 1983 đến 1993, tỷ lệ mắc bệnh này ở Mỹ

đã tăng 34% Các khu vực đô thị, đặc biệt là các khu có nồng độ các chất ÔNKK cao

là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất Các chất hạt và SO2 là những chất ÔNKK

có liên quan đến mắc bệnh hen suyễn

3.1.3 Khí phế thũng

Bệnh khí phế thũng đặc trưng bởi việc làm yếu thành các túi phổi và những túikhông khí nhỏ bé trong phổi Khi bệnh phát triển, các túi khí này tăng về kích thước,giảm tính chất đàn hồi của nó và thành các túi này bị phá hủy Thở ngắn, thở gấp làdấu hiệu ban đầu của bệnh này NO2 được xác định là một trong những chất ÔNKK

gây ra bệnh khí phế thũng

3.2 Hội chứng bệnh nhà kín

Khái niệm về hội chứng bệnh nhà kín (Sick building syndrome – SBS) được sửdụng để mô tả các trường hợp mà những người sống hoặc làm việc trong những ngôinhà kín chịu những ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe, liên quan đến thời gian ở trong

ngôi nhà đó mà không xác định được cụ thể bệnh hoặc nguyên nhân gây bệnh Phần

lớn các triệu chứng của SBS mất đi hoặc giảm nhẹ khi rời khỏi ngôi nhà

Các triệu chứng của SBS bao gồm:

- Kích thích hoặc khô mắt, mũi, họng

- Ngứa mắt, chảy nước mắt, ngạt mũi

- Ho, hắt hơi, chảy máu cam

- Giọng nói khàn hoặc biến đổi

- Tức ngực, thở rít

- Hen, thở dốc

Trang 38

- Khô, ngứa da.

- Phát ban

- Mệt mỏi, khó tập trung, buồn ngủ

- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

- Thay đổi vị giác, cảm giác mùi khó chịu

IV MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA ÔNKK LÊN KHÍ HẬU TOÀN CẦU

ÔNKK không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sự phát triển của

động thực vật, tuổi thọ của các công trình mà còn gây những tác động mang tính toàn

cầu Một số tác động chính của ÔNKK lên sự biến đổi của khí hậu trái đất, như lànguyên nhân của hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự nóng lên của trái đất, suy giảm tầng

ozon, mưa acid và sự nghịch đảo nhiệt

4.1 Sự nóng lên của trái đất

Nhiệt độ bề mặt trái đất được hình thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng mặttrời chiếu xuống trái đất và năng lượng nhiệt bức xạ của trái đất phát vào vũ trụ Nếucho rằng toàn bộ năng lượng mặt trời chiếu tới bị hấp thụ bởi bề mặt trái đất, ta cónhiệt độ trung bình mặt trái đất khoảng 278oK =5oC, chênh lệch 10oC so với nhiệt độtrung bình của bề mặt trái đất (15oC) Thực tế, khoảng 30% bức xạ mặt trời bị phản xạlại vào vũ trụ bởi mây, các bề mặt nước, băng (hệ số Albedo của bề mặt trái đấtkhoảng 0.3) Khi đó, nhiệt độ bề mặt trái đất tính theo phương trình cân bằng năng

lượng chỉ có khoảng 254oK= - 19oC

Sự chênh lệch 34oC này chính là kết quả của "hiệu ứng nhà kính" do các thànhphần của khí quyển gây ra Điều này có thể giải thích như sau: bức xạ mặt trời là bức

xạ sóng ngắn (0.4 - 0.8 nm), dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2, ozon và hơi nước

chiếu xuống trái đất Trong khi đó, bức xạ nhiệt do trái đất phát ra có bước sóng dài

hơn (10 - 15 nm), không xuyên qua được và bị hấp thụ bởi các khí này trong khí

quyển Do đó, nhiệt độ khí quyển bao quanh trái đất tăng lên, dẫn đến việc gia tăngnhiệt độ trái đất Các khí trong khí quyển có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt sóng dài

được gọi là khí nhà kính và sự nóng lên của trái đất còn gọi là "hiệu ứng nhà kính"

Các khí nhà kính chính là khí CO2, cloroflorocarbon (CFCS), metal, N20; trong

đó khí CO2 là khí nhà kính quan trọng nhất đối với sự biến khí đổi khí hậu, chiếm tỷtrọng khoảng 55% Sau đó là các khí CFC, chủ yếu là CFC - 11 và CFC - 12, chiếm

Trang 39

khoảng 24% mặc dù tác dụng hiệu ứng nhà kính của khí này cao hơn khí CO2 (mộtphân tử khí CFC - 11 có tác dụng hiệu ứng nhà kính tương đương với 12.000 phân tử

CO2)

4.2 Sự phá hủy tầng ozon

Sau "hiệu ứng nhà kính", sự phá hủy tầng ozon do ÔNKK gây ra cũng là mộttrong những hậu quả mang tính toàn cầu Ở bề mặt trái đất, ozon là một chất kích thíchmắt và hệ thống hô hấp khá mạnh, là một thành phần chính của khói quang hóa Ở lớpbình lưu (cách bề mặt trái đất 10 - 12 Km), lớp không khí loãng có chứa 300 - 500 ppb

O3 Ozon là thành phần duy nhất của khí quyển có khả năng hấp thụ một cách đáng kểbức xạ sóng ngắn < 0.28 µm Nếu không có lớp ozon này, một lượng khá lớn tia cựctím với bức sóng 0.2 - 0.28 µm có thể tới được trái đất, gây ra những phản ứng hóahọc với các bề mặt tiếp xúc, độc hại đối với con người, động vật và cây cối Như vậy,ozon là một chất ô nhiễm độc hại ở bề mặt trái đất nhưng là một tấm chắn tia cực tímhữu hiệu ở tầng bình lưu

4.3 Mưa acid

Mưa acid chủ yếu tạo ra do khí lưu huỳnh oxyd (khoảng 2/3) và khí nitơ oxyd

(khoảng 1/3) Những khí này dễ dàng hòa tan váo nước, tạo thành acid sunfuric vàacid nitric Các giọt acid nhỏ bé được gió mang đi và theo mưa rơi xuống bề mặt trái

đất Độ acid được đo bằng pH:

pH = -log10(hoạt tính của ion h+, mol/lít)

Nước mưa ở môi trường hoàn toàn không ô nhiễm có độ pH ≈ 5.6 Nước mưa

có độ pH < 5.6 đã được coi là mưa acid, nhưng tác hại của nó đối với động, thực vật

chỉ xuất hiện khi độ pH ≤ 4.5 Ở các mức độ khác nhau, mưa acid làm hủy diệt rừng vàmùa màng, gây ảnh hưởng xấu đối con người và động vật, với các sinh vật sống dưới

nước Mưa acid còn ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, gây han gỉ cầu cống, nhà

cửa, tượng đài v.v

4.4 Sự nghịch đảo nhiệt

Ở tầng đối lưu, trong những điều kiện thông thường thì càng lên cao nhiệt độ

không khí càng giảm Trong trường hợp ngược lại, khi có tồn tại một lớp không khí

nóng hơn và nhẹ hơn ở phía trên, nhiệt độ không khí càng lên cao càng tăng, người ta

gọi là hiện tượng nghịch đảo nhiệt Hiện tượng này hay xảy ra ở những vùng thung

Trang 40

lũng vào ban đêm Vào mùa hè, buổi sáng hiện tượng này sẽ bị mất đi cùng với năng

lượng mặt trời đốt nóng trái đất Nhưng vào mùa đông, đặc biệt những ngày có tuyết

hoặc có điều kiện ngưng tụ hơi nước, hiện tượng này có thể kéo dài nhiều ngày Hiện

tượng nghịch đảo nhiệt ngăn cản việc hòa trộn khí quyển, khiến các chất ÔNKKkhông thoát lên được mà tụ lại bên dưới lớp khí đặc hơn Nếu hiện tượng này kéo dài

nhiều ngày, nồng độ chất ô nhiễm có thể lên tới mức khó chịu, thậm chí nguy hiểm,

đặc biệt đối với những người có bệnh về đường hô hấp

4.5 Hiện tượng Mây Nâu Châu Á

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện một lớp khí ô nhiễm

đang bao phủ cả một miền rộng lớn ở Nam Á, và họ đã đặt tên là Mây Nâu châu Á

Mây Nâu Châu Á là một lớp khí dày khoảng 3 km, trải dài hàng ngàn Km suốt từ Tây

Nam Afganistan đến Đông Nam Sri Lanka, bao phủ hầu hết Ấn Độ Lớp khí này chứađựng rất nhiều loại chất ô nhiễm như bụi, tro, muội, một số loại khí gây acid và có thể

lan tỏa xa hơn nữa, đến cả miền Đông và Đông nam Á

Lớp mây ô nhiễm dày đặc này đã ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái

đất, giảm đi từ 10 đến 15%, làm lạnh đất và nước trên trái đất nhưng lại làm nóng lên

bầu khí quyển Lớp mây này đã gây nên sự thay đổi khí hậu trong khu vực như gây

mưa nhiều và lũ lục ở Bangladesh, Nepal và Đông Bắc Ấn Độ; trong khi đó lại giảm

đi khoản 40% lượng mưa ở Pakistan, Afganistan, Tây Trung Quốc và phía tây Trung

Á, gây hạn hán và thiếu nước trầm trọng Chính vì có chứa acid nên lớp mây này còn

gây ra mưa acid ở cả một vùng rộng lớn Lũ lụt, hạn hán, mưa acid và giảm ánh sáng

mặt trời đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất nông nghiệp Ví dụ, Mây Nâu Châu

Á có thể giảm khoảng 10% năng suất lúa vụ đông của Ấn Độ Đặc biệt Mây Nâu

Châu Á làm gia tăng các bệnh đường hô hấp và có thể chính là nguyên nhân gây nênhàng trăm ngàn trường hợp tử vong hàng năm do bệnh đường hô hấp tại khu vực

Một điều đáng lo ngại là sự ảnh hưởng đó có tính toàn cầu của Mây Nâu Châu

Á Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chỉ có các khí nhẹ như khí nhà kính mới có

khả năng di chuyển trên khắp trái đất thì ngày nay họ đã thấy ngay cả các lớp mây bụicũng có khả năng đó Theo dự đoán, Mây Nâu Châu Á có thể di chuyển nửa vòng trái

đất trong khoảng một tuần

Ngày đăng: 03/05/2017, 21:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, Hà Nội Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi vá các chất vô cơ, Hà Nội Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi vá các chất hữu cơ, Hà Nội Khác
4. Bộ Y Tế, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt , Hà Nội Khác
5. Bộ Y Tế, 2007. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 11 năm 2007 về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế Khác
6. Chính phủ, 2015. NĐ-CP số: 19/2015. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2015 Khác
7. Nguyễn Đình Hòe, 2007. Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Khác
8. Nguyễn Văn Mạn, 2006. Sức khỏe môi trường, Nhà Xuất Bản Y Học Khác
9. Phan Ngọc Khuê, 2012. Tài liệu Đào tạo Phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bộ Y tế Khác
10. Quốc Hội, 2014. Luật số 55/2014/QH13 , Luật Bảo vệ Môi trường Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w