2.1.8 Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh trưởng và phát triển trong nuôi tôm thẻ chân trắng Các khoáng cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm: Ca và P là thành phần chính tạo nên lớp vỏ củ
Trang 1LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô, cùng với khoa SHUD đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa học này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy: Ths Tăng Minh Khoa người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành thực tập tốt nghiệp
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể trại sản xuất giống Đăng Khoa đã tạomọi điều kiện về cơ sở vật chất giúp em hoàn thành thực tập tốt nghiệp này
Lời cảm ơn chân thành xin gửi đến gia đình và bạn bạn bè và những người đã giúp đỡ động viên em trong học tập và cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
NGUYỄN VŨ NHẬT
Trang 2TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻchân trắng giống được thực hiện qua 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1 được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng tôm giống khi nuôi ở nơi có
độ mặn thấp, góp phần thuần hóa tôm với độ mặn thấp và để nâng cao chất lượng tômgiống sau khi thuần hóa Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức thực hiện từ giai đoạnPL1 đến giai đoạn PL12 gồm: NT1hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1, NT2 hạ2,55‰ trong 9 ngày từ giai đoạn PL3, NT3 hạ 3,2‰ trong 7 ngày từ giai đoạn PL5,NT4 hạ 4,6‰ trong 5 ngày từ giai đoạn PL7, NT5 hạ 7,66‰ trong 3 ngày từ giai đoạnPL9, NT6 hạ 23‰ trong 1 ngày từ giai đoạn PL11 Kết quả cho thấy về tỷ lệ sống vàtăng trưởng chiều dài của nghiệm thức 1 hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1cao nhất (57,5%, 10,1mm), thấp nhất là nghiệm thức 6 hạ 23‰ trong 1 ngày từ giaiđoạn PL11 (40.6%, 8,05mm).Qua đánh giá chất lượng tôm thẻ chân trắng giống gâysốc bằng dung dịch formol 250ppm trên 6 nghiệm thức, sau thời gian 120 phút, tỷ lệchết của các nghiệm thức là 0% điều này cho thấy tôm giống khỏe chất lượng congiống tốt
Thí nghiệm 2 gồm có 5 nghiệm thức mỗi nghiệm thức hạ xuống độ mặn khác nhau.Mỗi ngày hạ 2,09‰ như: nghiệm thức 1 hạ đến 1‰, nghiệm thức 2 hạ đến 2‰,nghiệm thức 3 hạ đến 3‰, nghiệm thức 4 hạ đến 4‰, nghiệm thức đối chứng (nghiệmthức 5) hạ đến 5‰ Chất lượng tôm giống tốt khi sốc formol 250ppm Sau khi để tômhoạt động trong 24 giờvận chuyển tôm giống trong 8 giờ 20 phút cho ra tỷ lệ chết củatôm không đáng kể Do đó, trong ương tôm có thể hạ độ mặn đến 1‰
Từ khóa:Tôm thẻ chân trắng, thuần hóa, nước ngọt.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
CHƯƠNG 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 3 14
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 5 27
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 27 PHỤ LỤC A
Trang 4DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng 4
Hình 2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên 10
DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.3.1: Chế độ cho ăn 16
Bảng 3.3.2: Đánh giá chất lượng tôm giống 17
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu môi trường 18
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1 19
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng thí nghiệm 1 21
Bảng 4.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 1 22
Bảng 4.4 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2 23
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa thí nghiệm 2 24
Bảng 4.6 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 2 25
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Theo Tổng cục Thủy sản năm 2013,diện tích nuôi tôm của cả nước đạt 652.612 ha,bằng99,2% cùng kỳ năm 2012 Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 588.894 ha, tôm thẻchân trắng 63.719 ha Sản lượng thu hoạch là 475.854 tấn (sản lượng tôm sú là232.853 tấn, tôm thẻ chân trắng là 243.001 tấn) Giá trị xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,5
tỷ USD, tăng gần 33% so cùng kỳ 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sảncủa cả nước.Năm 2013 đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp,góp phần quan trọng vào sự thành công của vụ nuôi tôm Tuy nhiên, năm 2014do thờitiết không thuận lợi, đầu năm nắng nóng bất thường ở các tỉnh ĐBSCL do đó dịchbệnh tôm vẫn xảy ra ở nhiều vùng nuôi, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, các bệnhđốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy là các bệnh phổ biến chưa được kiểm soáttốt.Kết quả thống kê tình hình dịch bệnh ở tôm nuôi nước lợ tại địa phương theo chiềuhướng bệnh đốm trắng nhiều, chiếm chủ yếu (14.436 ha chiếm 2,2% diện tích thảnuôi và bằng 165,33% so với cùng kỳ năm 2012), bệnh hoại tử gan tụy là 6.842,2 ha
đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011 và 2012 (chiếm 1,0% diện tích nuôi vàbằng 24,4% so với cùng kỳ năm 2012)
Tôm thẻ chân trắng nuôi ở độ mặn cao dễ bị bệnhhoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus gây ra(độ mặn dưới 5‰, gần như không có nguy cơ bị EMS, điều
này cho thấy, trong nước ngọt hoàn toàn không có vi khuẩn gây bệnh này).Trên cơ sở
đó các tỉnh hiện nay như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đã theo xu hướng nuôi tôm có
độ mặn thấp, nguồn nước có độ mặn từ 2 - 5‰ thậm chí 0‰ Vì vậy, người dân đang
có xu hướng nuôi tôm ở độ mặn thấp (<10‰) và con giống đạt chất lượng tốt để đáp
ứngđược nhu cầu người nuôi Trên cơ sở đó đề tài “Ảnh hưởng của giai đoạn và tốc
độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chântrắng” được thực hiện nhằm đưa ra các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tôm giống khi nuôi ở nơi có độ mặn thấp, gópphần thuần hóa tôm với độ mặn thấp và để nâng cao chất lượng tôm giống sau khithuần hóa
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra giải pháp nâng cao tỷ lệ sống sau khi thuần hóa và thả nuôi ở vùng có độ mặnthấp
Trang 71.3 Nội dung thực hiện
- Đánh giá ảnh hưởng của tốc độ thuần hóa độ mặn đến chất lượng tôm giốngqua tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm giống
- Xác định được ngưỡng độ mặn thấp nhất thích hợp cho tôm thẻ chân trắng
Trang 8CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei
Tên tiếng Anh: White Leg shrimp
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng
Tên của FAO: Camaron patiblanco
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cấu tạo cơ thể
Chia làm 2 phần:
- Phần đầu ngực:
Phần đầu ngực có các đôi phần phụ, một đôi mắt kép có cuống mắt, 2 đôi râu (Anten
1 và Anten 2), 3 đôi hàm (đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2), 3 đôi chânhàm giúp cho việc ăn và bơi lội, 5 đôi chân ngực giúp cho việc ăn và bò trên mặt đáy
Ở tôm cái, giữa các góc chân 4 và 5 có thelycum Phần đầu ngực được bảo vệ bởi giápđầu ngực Trên giáp đầu ngực có nhiều gai, gờ, song, rãnh
Trang 9- Phần bụng:
Bụng chia làm 7 đốt, 5 đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi Mỗi chân bụng cómột đốt chung bên trong, đốt ngoài chia thành 2 nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài.Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi,giúp tôm bơi lội lên xuống và búng nhảy Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chânbụng 1 biến thành petasma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ
bộ đực, là các bộ phận sinh dục bên ngoài
Màu sắc
Vỏ tôm thẻ chân trắng mỏng, có màu trắng bạc, nhìn vào cơ thể tôm thấy rõ đườngruột và đốm nhỏ dày đặc từ lưng xuống bụng, chân bò màu trắng ngà, chân bơi cómàu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh, râu tôm có màu đỏ vàchiều dài gấp 11,5 lần chiều dài thân
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng
(Nguồn Boone, 1931)
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Tôm Litopenaeus vannamei (Boone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía
Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiệntôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như TrungQuốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaysia và Việt Nam
Trang 102.1.4 Đặc điểm sinh thái và tập tính sống
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độmặn và nhiệt độ Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, thích hợp:
7 – 34‰và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp: 10 – 15‰ Vì thế, tôm thẻ chân trắngđược xem là ứng cử viên sáng giá cho nuôi thủy sản nội địa Mặc dù tôm có khả năngthích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 –30oC), nhưng nhiệt độ thích hợp nhấtcho sự phát triển của tôm là 23 – 30oC Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC
và cho tôm lớn(12 – 18g) là 27oC Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫncảm hơn với các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura.Trong vùngbiển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng ở nơi có đáy cát bùn, độ sâu < 72m, tôm trưởngthành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở vùng cửa sôngnơi giàu chất dinh dưỡng Trong điều kiện thí nghiệm, ít thấy tôm ăn thịt lẫn nhau
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác
Quá trình lột xác là nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng về kích cỡ không liên tục.Kích thước cơ thể giữa 2 lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và
sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đốimạnh Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, giới tính và điềukiện môi trường, dinh dưỡng
Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường phù hợp, tôm
có khả năng đạt 8 -10g trong 60 – 80 ngày, hay đạt 35 – 40g trong khoảng 180 ngày.Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi đàu, sau đó, mức tăng trọng giảm dầntheo thời gian nuôi (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006)
Tôm Thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1 – 3tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăngdần theo tuổi của tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lộtxác 1 lần (Trần Viết Mỹ, 2009)
Tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng: Tôm có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp
hơn tôm cái Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 – 32oC, độ mặn 20 40‰từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g/con, chiềudài 4cm tăng lên tới 14cm Tuổi thọ trung bình của Tôm > 32 tháng
-2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật Ngoài tự nhiêntôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ cường lúc thủy triều lên Tính ăn của tômthay đổi tùy theo giai đoạn phát triển Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc khithiếu thức ăn
Trang 11Đối với thức ăn công nghiệp thì cần độ đạm tương đối thấp khoảng 35% nên giá thức
ăn thường thấp hơn tôm sú Tốc độ sinh trưởng nhanh sau 180 ngày thả tôm bột chúng
có thể đạt 40g/con (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003; Bộ Thủy Sản, 2004)
Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn
có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khà đồng điều, ít bị phânđàn
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độsâu 70m với nhiệt độ 26 – 28oC, độ mặn khá cao 35‰ Trứng nở ra ấu trùng và vẫnloanh quanh ở khu vực sâu này Tới giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ vàsinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn Ở đây môi trường rất khắc biệt: Thức ănnhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn… Sau một vài tháng, tôm con trưởngthành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chukỳ
Khoảng 10 tháng tuổi thì tôm đạt thành thục Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum
hở Quá trình sinh sản tuân theo thứ tự: Lột xác – thành thục – giao vĩ – đẻ trứng Tômtrưởng thành di cư ra vùng biển có độ mặn cao để sinh sản (Nguyễn Khắc Hường,2003)
2.1.7.1 Cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục đực: Gồm các cơ quan bên trong và bên ngoài, bên trong gồm 2buồng tinh, 2 ống dẫn tinh và 2 túi chứa tinh Bên ngoài gồm petasma và một đôi bộphụ đực Tinh trùng có dạng hình cầu nhỏ gồm 2 phần, phần đầu rộng hình cầu, phầnđuôi ngắn và dày, nhìn vào túi tinh có màu trắng đục
Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan bên trong bao gồm một đôi buồng trứng, một đôi ốngdẫn trứng, bên ngoài là thelycum hở nằm ở gốc chân bò 5 Ở những cá thể thành thục,buồng trứng kéo dài từ tâm dạ dày đến đốt bụng 6 Trong vùng giáp đầu ngực buồngtrứng có một đôi thùy trước thon dài và 5 thùy bên, đôi thùy bụng nằm ở các đốt trênruột
Sự phát triển của buồng trứng chia làm 5 giai đoạn:
• Giai đoạn chưa phát triển: buồng trứng mềm, nhỏ trong,
không nhìn thấy qua vỏ kittin, giai đoạn này chỉ có ở tôm chưa trưởng thành
• Giai đoạn phát triển: buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có
màu trắng đục, hơi vàng, rãi rác có các sắc tố đen trên bề mặt
• Giai đoạn gần chín: Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu
vàng đến vàng cam, có thể nhìn thấy qua vỏ kitin
Trang 12• Giai đoạn chín: kích thước buồng trứng đại cực đại, căng tròn,
màu xanh xám đậm nét ở đốt bụng thứ nhất buồng trứng phát triển lớn
• Giai đoạn đẻ rồi: kích thước buồng trứng vẫn lớn, buồng
trứng mềm và nhăn nheo, các thùy không căng như giai đoạn 4 Buồng trứng có màuxám nhạt Trong buồng trứng vẫn còn trứng không đẻ
2.1.7.2 Hoạt động giao vỹ
Ban đầu một hay nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau, còn đực thườngdùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái Sau đó, tôm đực lật ngữa thân và ôm tômcái theo hướng đầu đối đầu, đuôi đối đuôi Thời gian giao vỹ xảy ra nhanh, từ lúc rượtđuổi đến lúc kết thúc lâu nhất là 7 phút, nhanh nhất là 3 phút
2.1.7.3 Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản
Ở Bắc Equado, mùa vụ đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5 Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12đến tháng 4 Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ Nếu tôm có khốilượng 30 – 35g thì đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng khoảng0,22mm (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2006)
2.1.8 Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh trưởng và phát triển trong nuôi
tôm thẻ chân trắng
Các khoáng cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm:
Ca và P là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm Ca cần thiết cho sự đông máu(blood clotting), các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩmthấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme P là thành phần trong cácphosphate hữu cơ như là các nucleotide phospholipid, coenzyme, ADN và ARN
Na+, Cl-và K+tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme
Na+/K+ATPase trong tế bào Na+có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh
cơ K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm Tôm thẻ chân trắng
có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+
Mg rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm Mg tham giavào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate Mg là nhân tốkích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate vàprotein
Tôm thẻ chân trắngL vannamei là loài rộng muối, có thể sống được ở độ mặn daođộng từ 0-50‰, thích hợp nhất là từ 10-25‰ Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khitôm thẻ chân trắng được nuôi ở độ mặn thấp (5-15‰) sẽ tăng trưởng nhanh hơn hơn
độ mặn cao Nguyên nhân tại sao độ mặn thấp là thích hợp cho sự sinh trưởng củatôm là sự liên quan đến sự trao chất protein Khi sống trong môi trường có độ mặn
Trang 13thấp, tôm bị bắt buộc sử dụng tổng acid amin tự do (free amino acid pool) (FAAP) để
bù vào sự thay đổi thể tích tế bào Hơn nữa, khi nuôi tôm ở nồng mặn thấp, khẩu phần
ăn của tôm cần phải giảm hàm lượng carbohydrate (CHO) Sự điều hòa áp suất thẩmthấu của tôm trong môi trường này có liên quan đến protein trong thức ăn và hàmlượng protein trong máu
Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ nuôi sử dụng nước ngầm để pha với nước biển
để giảm độ mặn Khi sử dụng nước ngầm để nuôi tôm sẽ có một số vấn đề sau: nướcngầm thường có hàm lượng DO thấp, và hàm lượng Mn và Fe cao Trong môi trường
có oxy thấp thì Mn và Fe thường ở dạng khử Nếu sử dụng nước ngầm trực tiếp, sựkết tủa của các muối kim loại có thể ảnh hưởng đến mang tôm, gây stress hoặc gâychết tôm Tuy nhiên, nếu được ngầm được xử lý, sau khi bơm, được sục khí mạnh,những kim loại Mn và Fe sẽ bị oxy hóa thành dạng phức đối với các chất oxy hóa,hydroxyl và carbonate Mn bị oxy hóa thành MnO2và Fe thành Fe(OH)3kết tủa, lúcnày nước mới được xem là an toàn đối với tôm Tuy vậy, sự thiếu hụt về hàm lượng K
và Mg trong nước ngầm có thể xảy ra và phải được điều chỉnh Mặt khác, sự khác biệt
về thành phần ion trong nước ngầm và nước biển rất khác nhau, do đó cần cẩn thậnkhi sử dụng nước ngầm Trong nước biển tự nhiên, tỉ lệ Ca:Mg thường là 1:3,4 nhưngtrong nước ngầm có thể lên đến 10:1 Sự không cân bằng này có thể ảnh hưởng đến sựđiều hòa thẩm thấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ ở tômNên nhớ rằng, thành phần và tỉ lệ ion trong nước quan trọng hơn độ mặn của nước.Điều này được minh chứng khi sử dụng muối ăn NaCl pha loãng thì không thích hợpcho nuôi tôm tại bất kỳ độ mặn nào Nếu độ mặn đủ, các ion Ca2+, Mg2+, K+là rất quantrọng để cho tôm có thể sống được Trong những ion này có thể bị thiếu nhưng thiếu
K+ là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn Tỉ lệ Ca:K trong nước biển là 1:1 Đối vớinhững ao nuôi có tỉ lệ Ca:K cao, việc bổ sung K vào trong nước để giảm tỉ lệ xuống làrất cần thiết Về nguyên tắc, nước được xem thích hợp cho nuôi tôm thẻ là:
Độ mặn phải trên 0,5‰ Hàm lượng Na+, Cl-, và K+phải giống như nước biển phaloãng ở cùng độ mặn, tỉ lệ giữa Ca:K, Mg:Ca, Na:K phải không thay đổi so với nướcbiển tự nhiên.Hàm lượng Ca cao và độ kiềm phải trên 75 mgCaCO3/L
2.2 Các giai đoạn phát triển và vòng đời của tôm thẻ chân trắng
2.2.1 Thời kỳ phát triển ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, gồm cácgiai đoạn sau:
Giai đoạn Nauplius (N):
Trong thời kỳ này ấu trùng không cử động được trong khoảng 30 phút đầu, sau đóabắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng Nauplius thay vỏ 6 lần (Nauplius 1 đến
Trang 14Nauplius 6), mỗi lần kéo dài khoảng 6 giờ Trong thời kỳ này chúng dinh dưỡng bằngnoãn hoàn không ăn thức ngoài.
Giai đoạn Zoea (Z):
Giai đoạn này Zoea bơi liên tục, Zoea ăn thực vật phù du, đặc biệt là các loài tảo khuê(Cheatoceros sp và Skeletonema) Zoea thay vỏ 3 lần (Zoea 1 đến Zoea 3) trong 5ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 36 giờ
Giai đoạn Mysis (M):
Thời kỳ này ấu trùng trải qua 3 giai đoạn phụ (Mysis 1 đến Mysis 3), mỗi giai đoạnkéo dài khoảng 14 – 28 giờ, tất cả là 3 ngày sau đó chuyển sang Postlarvae Ấu trùngMysis ăn cả thực vật lẫn động vật phù du Mysis có khuynh hướng bơi xuống sâu vàđuôi đi trước, đầu đi sau Khi bơi ngược đầu Mysis dùng 5 cặp chân bò dưới bụng tạo
ra những dòng nước nhỏ đẩy tảo khuê vào miệng và đẩy động vật phù du về phía cặpchân bò để tóm lấy dễ dàng hơn Tuy nhiên, chúng cũng có thể ăn được tảo Silic, đặcbiệt là giai đoạn Mysis 1 và Mysis 2
Giai đoạn Postlarvae (PL):
Giai đoạn đoạn này ấu trùng bơi thẳng, có định hướng về phía trước Bơi lội chủ yếunhờ vào chân bụng, hoạt động nhanh nhẹn, bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là độngvật nổi
Thời kỳ ấu niên:
Postlarvae 20 tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân bò, bơi bằng chân bơi
Thời kỳ thiếu niên:
Tôm bắt đầu ổn định về tỉ lệ thân, bắt đầu có thelycum ở con cái và petasma ở conđực nhưng chưa hoàn chỉnh
Thời kỳ tôm sắp trưởng thành:
Đặc trưng bởi sự chín sinh dục, ở tôm đực bắt đầu có tinh trùng, tôm cái lên trứng
Thời kỳ trưởng thành:
Đây là giai đoạn chín sinh dục hoàn toàn, tôm bắt đầu tham gia sinh sản
Trang 152.2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng
Hình 2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên
Thời kỳ ấu niên và hậu ấu niên tôm thẻ chân trắng sống ở vùng cửa sông Ở giai đoạnsắp trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng triều
ở độ sâu khoảng 7 – 20m Đối với con trưởng thành sản phẩm sinh dục đã chín hoàntoàn thì chúng di chuyển ra vùng biển khơi ở độ sâu khoảng 70m và tham gia sinh sảntại đây
Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển ở vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạtvào vùng cửa sông Khi đến vùng triều thì ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae
và tiếp tục theo thủy triều ra ngoài sống phát triển ở vùng biển khơi và tiếp tục theovòng đời của chúng
2.3 Tình hình nuôi và một số thông tin liên quan về tôm thẻ chân trắng
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ
Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độmặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0‰), có khả năng kháng bệnh cao, dễsinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).Ngay khi đạt kích cỡ 35g trở lên, tôm đã dễ dàng bắt cặp và sinh sản trong điều kiệnnuôi nên rất thuận lợi cho khâu kiểm soát, lựa chọn giống Hiện sản lượng tôm thếgiới có tốc độ tăng bình quân là 20%/năm - đạt 3,2 triệu tấn với giá trị 11 tỷ USD Các
Trang 16nước phát triển rất ưa chuộng mặt hàng tôm chân trắng vì sức hấp dẫn về giá Trongtương lai, tôm chân trắng có khả năng trở thành đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam.
Ở thế giới
Trước năm 2000, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chântrắng do sợ lây bệnh cho tôm sú Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những ưu điểm rõrệt ở loài tôm này đã khiến người dân ở nhiều nước tiến hành nuôi tự phát Sản lượngtôm các loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tôm chântrắng, góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000
Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan,Trung Quốc,Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa Nhưng sau đó,
đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng Sản lượng tôm chân trắng củaTrung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tạinước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6triệu tấn tôm nuôi).Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn).Năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổngsản lượng tôm nuôi trên thế giới Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sảnlượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 3 nước châu Á (Thái Lan, TrungQuốc,Inđônêxia) Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôitôm
Về giá trị, năm 1997, sản lượng tôm nuôi đạt 700 nghìn tấn, tương đương với 3,5 tỷUSD, giá trung bình khoảng 5 USD/kg Trong 10 năm lại đây, tốc độ tăng về sảnlượng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới 3,2 triệu tấn tôm với giátrị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình rơi vào khoảng 3,4-3,5USD/kg
Ở Việt Nam
Đầu những năm 2000, Việt Nam cũng đã hạn chế phát triển loài tôm này Đến năm
2006, ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ QuảngNinh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực ĐBSCL Đầu năm 2008, nhậnthấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng củaThái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh,hiệu quả sản xuất thấp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 228/CT-BNN&PTNTcho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sảnxuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nướctrong khu vực và trên thế giới
Trang 17Trong khi người nuôi tôm và doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn vềvốn, dịch bệnh và thiếu hụt nguyên liệu, thì giá tôm trên thị trường thế giới lại sụtgiảm mạnh.
Nguyên nhân chính theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Ủy ban tôm thuộc Hiệp hội Chếbiến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cho biết: Do hầu hết các nước nuôi tôm lớnđều trúng mùa với sản lượng rất cao Tại một số nước như: Thái Lan, Indonesia vàmột số nước khu vực Trung Mỹ như Ecuado đang vào vụ thu hoạch tôm thẻ chântrắng đạt năng suất cao Và cuối tháng 5 tới đây, Ấn Độ cũng cho thấy sẽ có một vụtôm bội thu không thua gì các nước trên Đây chính là lý do khiến giá tôm trong nướcgiảm dù sản lượng thiếu hụt
Có thể thấy, ngoài lợi thế về tôm sú thì Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để đầu
tư phát triển tôm thẻ chân trắng, trong đó, tôm cỡ nhỏ là một lợi thế mà Việt Nam cầntích cực khai thác.Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ sản, chi phí sản xuất tômthẻ chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 0,4-0,5 chi phí sản xuất tôm sú Tuynhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm năng và lợi thế ở tôm thẻ chân trắng,Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh
Năm 2012, cả nước có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại Sangnăm 2013 (tính đến ngày 27/4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha;trong đó, diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thảnuôi).6 tháng đầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại tươngđương với 3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%).So với cùng kỳnăm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với tôm thẻ chântrắng thì con số này lên tới 125% Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ởvùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ Theo báo cáo tại buổi Họp báo
về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, hội chứng hoại tử gan tuỵ xảy rachủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các thángtrong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệmắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa,
tỷ lệ xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao Hội chứng hoại tử gantụy cấp tính gây chết tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi Tôm ngừng ăn, bơichậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt Gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo
Như vậy, về nuôi trồng thuỷ sản, tôm thẻ chân trắng đang gặp khá nhiều khó khăn.Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng này lại đang khẳng định được
vị thế 7 tháng đầu năm 2013, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng
kỳ năm 2012 (đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệuUSD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất
Trang 18khẩu tôm của Việt Nam Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng thích ứng tốttrong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầutiêu thụ của thế giới… là những điều kiện để tôm chân trắng chiếm được vị trí ưu tiêntrong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam.
Để đạt chỉ tiêu diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 40 nghìn ha (bằng 104,8% năm2012), về sản lượng phấn đấu đạt 190 nghìn tấn trong năm 2013, các hộ nuôi tômchân trắng được khuyến cáo thực hiện tốt các công việc sau: chọn giống sạch bệnh (đãqua kiểm dịch, không mang các tác nhân gây bệnh đốm trắng, đầu vàng, MBV, khuẩnVibrio); thả nuôi đúng vụ, không thả ở mật độ cao; luôn đảm bảo lượng ôxy hoà tan;theo dõi độ mặn và diễn biến nhiệt độ nước trong ao (các tháng từ 4-7 có nhiệt độ cao,phải duy trì nước ao sâu); Định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi; Sử dụng chế phẩm sinhhọc có chất lượng; không để thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường; các ao bị bệnhphải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly; không xả nước thải, tôm chết ra môitrường… Đối với các cơ quan quản lý thuỷ sản cần chú ý việc nhập khẩu tôm bố mẹ,ngoài yêu cầu sạch bệnh, còn phải đánh giá xuất xứ, chất lượng của đàn tôm bố mẹ từnơi sản xuất trước khi cho nhập khẩu; Thực hiện giám sát dịch bệnh chặt chẻ để cóbiện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời
Trang 19CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ03/2014 đến 06/2014
Địa điểm: Tại trại sản xuất tôm giống Đăng Khoa tại số nhà 179C/5 - KV1 - An Bình
- Ninh Kiều - Cần Thơ
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ trang thiết bị
Bể composite 1m3 dùng để chứa và xử lý nước
Thùng nhựa 60L để bố trí thí nghiệm
Bể ấp Artemia
Vợt thu lọc thức ăn và túi lọc
Máy thổi khí, dây sục khí, đá bọt
Kính hiển vi, máy bơm chìm, thau nhựa, cốc thủy tinh, cân, và một số dụng cụ khác
3.2.2 Hóa chất
Các hóa chất xử lý nước: Chlorine, EDTA, Formaline, Na2S2O3
Dung dịch nuôi cấy tảo: Walne
3.2.3 Thức ăn
Tảo tươi Chaetoceros sp, Artemia.
Thức ăn chế biến: Lansy, Fripack 1 – Fripack 2 - Fripack 150
3.2.4 Nguồn ấu trùng
Được mua từ công ty TNHH Đại Thịnh, Vĩnh Tân – Tuy Phong - Bình Thuận
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Vệ sinh trại và dụng cụ thí nghiệm
Vệ sinh trại sạch sẽ Các dụng cụ thùng nhựa, thau nhựa, xô nhựa, các dụng cụ khác bằng chlorine rồi rửa sạch bằng nước ngọt
3.3.2 Chuẩn bị bể và nước thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm chuẩn bị 24 thùng nhựa 60L
Trang 20Nguồn nước:Sử dụng nước ngọt lấy từ nước máy thành phố pha với nước mặn có
nồng độ muối cao (nước ót) thành nước có độ mặn 28‰ Nước được xử lý chlorine
60 ppm và sục khí mạnh liên tục Sau 48h chlorine bay hơi tiến hành kiểm tra hàmlượng chlorine bằng bộ test chlorine Nếu nước còn chlorine trung hòa bằng Na2S2O3
vừa đủ, sau đó dùng EDTA 10 ppm trong 16 - 18 giờ để kết tủa kim loại nặng
Pha nước có độ mặn mong muốn
S1 x V1 = S2 x V2
Trong đó: S1: Độ mặn nước ban đầu
V1: Thể tích nước mặn ban đầu để pha
S2: Độ mặn nước muốn pha
V2: Thể tích nước muốn pha
3.3.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1 gồm có 6 nghiệm thức và chế độ thay nước với độ mặn khác nhau mỗithí nghiệm được lặp lại 4 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên Độ mặn nước cuối cùng là5‰
Nghiệm thức 1 (NT1): 1 ngày hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1
Nghiệm thức 2 (NT2): 1 ngày hạ 2,55‰ trong 9 ngày từ giai đoạn PL3
Nghiệm thức 3 (NT3): 1 ngày hạ 3,2‰trong 7 ngày từ giai đoạn PL5
Nghiệm thức 4 (NT4): 1 ngày hạ 4,6‰trong 5 ngày từ giai đoạn PL7
Nghiệm thức 5 (NT5): 1 ngày hạ 7,66‰trong 3 ngày từ giai đoạn PL9
Nghiệm thức 6 (NT6): 1 ngày hạ 23‰ giai đoạn PL11
Độ mặn ban đầu là 28‰,bố trí từ giai đoạn PL1 đến PL12
Mật độ 100 con PL/lít nước
Kết quả tốt nhất của thí nghiệm 1 là nghiệm thức 1 hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giaiđoạn PL1
Thí nghiệm 2 tiến hành hạ theo tỉ lệ của nghiệm thức 1
Độ mặn ban đầu là 28‰,bố trí từ giai đoạn PL1 đến PL14
Mật độ 100 con PL/lít nước
Nghiệm thức 1 (NT1): hạ độ mặn đến 1‰
Nghiệm thức 2 (NT2): hạ độ mặn đến2‰
Nghiệm thức 3 (NT3): hạ độ mặn đến3‰
Trang 21Nghiệm thức 4 (NT4): hạ độ mặn đến4‰
Nghiệm thức 5 (NT5): hạ độ mặn đến5‰
Hoạt động của tôm được theo dõi trong 24 giờ sau khi hạ độ mặn (kiểm tra chất lượngtôm bằng phương pháp stress index) Tiến hành vận chuyển tôm khoảng 8 – 10h vàxác định tỷ lệ sống
3.3.4 Chăm sóc và quản lý
Ấp Artemia
Khử trùng Artemia trước khi cho nở nhằm loại bỏ mầm bệnh bám trên vỏ trứngArtemia Artemia được cho nở từ Artemia sấy khô đóng hộp của Vĩnh Châu Trứngtrước khi ấp ngâm trong nước ngọt khoảng 30 phút, sao đó ngâm Javel 5 phút rồi rửathật sạch bằng nước ngọt và đem ấp trứng trong nước có độ mặn 12 - 20‰, sục khíliên tục Trứng nở sau 24 giờ trứng nở, tắt sục khí dùng vợt thu Artemia và xử lý bằngdung dịch formol 100 ppm trong 3 - 5 phút, rửa lại bằng nước ngọt thật sạch trước khicho ăn
Dựa theo bảng cho ăn của tôm sú các loại thức ăn cho ấu trùng ăn trong giai đoạnZoea là: tảo tươi Chaetoceros sp, Lansy Ấu trùng giai đoạn Mysis sử dụng thức ăn:Lansy, Frippak 2 và Artemia Thời gian cho ấu trùng ăn là 3 giờ 1 lần loại thức ăn vàlượng thức ăn cho ăn theo (bảng 3.1)
Bảng 3.1: Chế độ cho ăn (Thạch Thanh và ctv, 1999)
Giai
đoạn
Tảo(1.000TB/
ml)
Lansy(g/m3)
Fripack2
Fripack
(g/m3) (g/m3) (g/m3) (con/ml)N6-Z1
Cho ăntheo nhucầu
Trang 22P7 17 3
3.3.5 Thu mẫu môi trường và đánh giá chất lượng tôm
3.3.5.1 Thu mẫu môi trường
Ltb = Ln / nTrong đó:
Ltb: chiều dài trung bình của ấu trùng và hậu ấu trùng
Ln: chiều dài của cá thể ấu trùng và hậu ấu trùng thứ n
n: số cá thể ấu trùng hoặc hậu ấu trùng đo (n= 1 - 20)
3.3.5.2 Đánh giá chất lượng Postlarvae bằng phương pháp Stress Index
Gây sốcPostlarvae bằng dung dịch Formaline 250 ppm Trên mỗi bể ương tiến hành 3lần lặp lại với số tôm gây sốc là 100 con/lần Quan sát 20 phút/lần, ghi nhận lại số tômchết Theo dõi trong thời gian 120 phút, ghi nhận tổng số tôm chết trung bình trong
bể, bể ương có tổng số tôm chết thấp thì Postlarvae có chất lượng tốt
Bảng 3.3.2: Đánh giá chất lượng tôm giống
Tổng số tôm chết
Số tôm chết khoảng 5% trong tổng số tôm gây sốc fomol là tốt nhất
3.3.6 Yếu tố môi trường
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu môi trường
Trang 23Chỉ tiêu Chu kỳ Phương pháp
3.3.7 Xử lý số liệu
Số liệu được tính toán bằng phần mềm Excel và xử lý thống kê theo phần mềm SPSS 16.0
Trang 24CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1
Qua Bảng 4.1 ta thấy, nhiệt độ trong bể ương tương đối ổn định, sự chênh lệch nhiệt
độ vào buổi sáng và buổi chiều không lớn Theo Trương Quốc Phú (2006) sự chênhlệch này nằm trong khoảng 25 – 30oC, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển củatôm nhưng không được thay đổi vượt quá 5oC trong ngày (Boyd et al., 2002, trích dẫnbởi Trương Quốc Phú, 2006) Nhiệt độ cao hay quá thấp sẽ kéo dài giai đoạn lột xác ởgiáp xác Khi nhiệt độ bất lợi, giáp xác không bắt được mồi và dẫn đến bị đói, gây ứcchế quá trình lột xác Tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng bị ảnhhưởng rất lớn bởi nhiệt độ (Đỗ Thị Thanh Hương, 2011) Do vậy nhiệt độ là yếu tố rấtquan trọng chi phối toàn bộ đời sống của ấu trùng tôm, nhiệt độ quá cao hay quá thấpđều ảnh hưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm thẻ
Nhìn chung nhiệt độ ở các nghiệm thức thuận lợi cho sự phát triển bình thường của ấutrùng tôm thẻ chân trắng Do các nghiệm thức được bố trí cùng thời điểm và vị trí nênnhiệt độ không biến động lớn giữa các nghiệm thức Điều này quan trọng trong việcương ấu trùng, nó làm cho ấu trùng thánh bị sốc nhiệt do trên lệch nhiệt độ
Trang 254.1.1.3 Chỉ tiêu NO 2−
Hàm lượng NO2 của các nghiệm thức tương đối ổn định dao động từ 0 – 0,5mg/l Ởgiai đoạn đầu chỉ này đều ở mức thấp nhưng càng về sau hàm lượng NO2- càng tăngcao
Theo Phạm Văn Tình (2004), hàm lượng NO2−dưới 1 mg/l sẽ không ảnh đến sự pháttriển của tôm Như vậy, hàm lượng NO2− trong các nghiệm thức phù hợp cho sự pháttriển của tôm
4.1.1.4 Chỉ tiêu NO 3
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), hàm lượng NO3 không gây độc với tôm
và các loại giáp xác nói chung ở dưới 2mg/l
Nồng độ NO3− giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể.Tuy nhiên, trong suốt quá trình ương hàm lượng NO3− có chiều hướng tăng cao vàocuối kỳ ương dao động từ 0 – 1,7mg/l Như vậy, hàm lượng NO3− thích hợp cho sựphát triển của tôm
4.1.1.5 Chỉ tiêu TAN (NH 4 /NH 3 )
Hàm lượng TAN trong môi trường nước ương có sự biến động không đáng kể Hàmlượng trung bình TAN của các nghiệm thức không có sự biến động lớn dao động từ 0– 3mg/l
Trong suốt quá trình ương, hàm lượng TAN tăng cao vào cuối chu kỳ Điều này là dolượng thức ăn dư tích tụ lại làm ô nhiễm nguồn nước Theo Boyd (2003) vàCharachakool (2003) hàm lượng TAN trong khoảng 0,2 – 2 mg/l sẽ không ảnh hưởngđến sự phát triển của tôm Tuy nhiên, kết quả hàm lượng TAN của các nghiệm thứchơi cao giá trị cho phép dẫn đến gây độc cho tôm làm giảm tỷ lệ sống của tôm, nhưngtôm ở giai đoạn PL12 có thể chịu đựng được
4.1.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm
Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức thí nghiệm với độ mặn khác nhauđược biểu thị qua Bảng 4.2
Trang 26Bảng 4.2 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1
Ở giai đoạn PL5 tỷ lệ sống NT5 (83,8 ± 1,273) cao hơn các nghiệm thức còn lại daođộng trong khoảng(77,2 - 82,1%) và có ý nghĩa thống kê với NT4, NT6 ở mức ýnghĩa (p<0,05) Ở giai đoạn PL12 tỷ lệ sống dao động trong khoảng(40,6 - 60%).Trong giai đoạn đầu hạ độ mặn chưa có sự chênh lệch cao về tỷ lệ sống và chưa ảnhhưởng nhiều đến quá trình và phát triển của tôm, giai đoạn PL12 tỷ lệ sống NT5 (60 ±5,401)cao nhất và có ý nghĩa thống kê với NT1, NT2 ở mức ý nghĩa (p<0,05).Tuynhiên, tỷ lệ sống của NT5 cao hơn NT1 do hạ từ giai đoạn PL9 đến PL12, tính từ lúcbắt đầu hạ độ mặn tỷ lệ sống giảm đáng kể qua 3 ngày và giảm hơn so với NT1 hạ tửgiai đoạn PL1 đến PL12 Qua đó, cho thấy tỷ lệ sống NT1 cao hơn NT5 tính vào lúcbắt đầu hạ độ mặn của các nghiệm thức
Tỷ lệ sống trong quá trình ương từ giai đoạn PL1 đến giai đoạn PL12 của các nghiệmthức trong thí nghiệm tương đối đều nhau không có sự dao động nhiều giữa cácnghiệm thức trong từng giai đoạn ương
4.1.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm
Tăng trưởng theo chiều dài (mm) của ấu trùng tôm là chỉ tiêu để đánh giá mức độphát triển tăng lên về chiều dài của ấu trùng tôm trong từng giai đoạn khác nhau, đồngthời cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm Sự tăng trưởng về chiềudài ấu trùng tôm được thể hiện qua Bảng 4.3
Trang 27Bảng 4.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 1
± 0,170), NT4 (6,3 ± 0,194), NT5 (6,31 ± 0,202), NT6 (6,33 ± 0,116) ở mức ý nghĩa(p>0,05) Ở giai đoạn PL12 chiều dài tăng dao động từ 8,05 – 10,1mm, tăng cao nhất
là NT1 (10,1 ± 1,468) và không có ý nghĩa thống kê với NT2 ở mức ý nghĩa (p>0,05).Nhìn chung chiều dài của ấu trùng có sự biến đổi qua từng giai đoạn đều có sự khácnhau qua từng giai đoạn Trong giai đoạn đầu khi ương thì chiều dài ấu trùng biến đổikhông đáng kể, càng về sau quá trình ương chiều dài tăng rõ rệt được thể hiện quaBảng 4.3
4.1.4 Đánh giá chất lượng tôm giống
Tiến hành gây sốc PL12 bằng dung dịch formol 250 ppm tiến hành trên 6 nghiệmthức, mỗi nghiệm thức 100 con sau thời gian 120 phút Kết quả, tỷ lệ chết củacác nghiệm thức là 0% điều này cho thấy PL có sức chịu đựng tốt, tôm giốngkhỏe chất lượng con giống tốt
Kết quả khi ương ấu trùng hạ độ mặn từ 28‰ xuống 5‰ của từng giai đoạn ươnggiữa các nghiệm thức, thì ở nghiệm thức 1 hạ độ mặn 2,09‰ trong 11 ngày từ giaiđoạn PL1 có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng chiều dài là tốt nhất
4.2 Thí nghiệm 2
4.2.1 Biến động một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương tôm thẻ chân trắng
Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên đờisống của tôm, trong đó sự biến động của các yếu tố như: Nhiệt độ, pH, NO2−, NO3− và
Trang 28TAN (NH4 /NH3)… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, biến thái và hoạt động bắtmồi cũng như tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Do vậy, cần được khắc phục và theo dõithường xuyên trong suốt quá trình thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.6
Bảng 4.4 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2
Theo Trương Phú Quốc (2006) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm là 25
-32oC Như vậy nhiệt độ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm phù hợp cho sự pháttriển của tôm
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv, (2003) là pH nằm trong khoảng 7 – 8,5 thích hợpcho sự phát triển của tôm Như vậy pH trong các nghiệm thức thí nghiệm phù hợp cho
sự phát triển của tôm
Trang 29Theo Thạch Thanh và ctv., (2005), hàm lượng NO3 không là yếu tố trực tiếp gây ảnhhưởng đến sự tăng trưởng của tôm mà nó biểu hiện sự tăng NH4 và NO2 ngay sau đó.Tôm có thể chịu được NO3 đến 200 ppm trong 24h (Trần Minh Anh, 1989).
4.2.1.3 TAN (NH 4 + /NH 3 )
Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức tương đối ổn định Hàm lượng TAN trungbình dao động trong khoảng 0 – 2,5(mg/l) Hàm lượng trung bình TAN không vượtngưỡng gây độc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm Sự biến động về nồng độTAN giữa các nghiệm thức càng về sau hàm lượng TAN càng tăng nhưng không ảnhhưởng đến sự phát triển của tôm
Theo Whetston (2002) hàm lượng (NH4)nhỏ hơn 2 ppm không ảnh đến thủy sinh vật
và mức độ an toàn của (NH3) là 0,1 – 0,5 ppm
4.2.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm
Kết quả tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm với độ mặn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.5
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2
ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05) dao động trong khoảng (78 – 82,3%) Ở giaiđoạn PL14tỷ lệ sống của các nghiệm dao động (70,5 – 73%) và khác biệt không có ýnghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05) Nhìn chung tỷ lệ sống giữa các nghiệm thứctương đối cao, cho thấy ấu trùng tôm thẻ chân trắng là loài sống trong phạm vi lớn vềnồng độ muối, có thể sống trong cả nước ngọt Vì vậy, việc hạ độ mặn thấp để đáp