Câu 70: Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas Vaginalis: nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị.. o VSD nữ là những bệnh lý NK đường SD nữ còn gọi là bệnh lây truyền
Trang 1Câu 70: Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas Vaginalis): nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị.
I. Đại cương.
o VSD nữ là những bệnh lý NK đường SD nữ ( còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục)
• Viêm âm đạo là một trong những hình thái của viêm sinh dục Viêm âm đạo do trùng roi đứng hàng thứ 2 sau nấm trong các viêm nhiễm sinh dục
• Bệnh khá phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sinh sản của người phụ nữ
• Bệnh hay gặp trong độ tuổi hoạt động sinh dục
• Bệnh thường biểu hiện bằng hội chứng tiết dịch âm đạo
• Có thể gặp hình thái cấp hoặc mạn tính, hình thái mạn tính hay gặp hơn, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị khó khăn
• Bệnh nếu ko đc điều trị biến chứng: viêm tiểu khung, vô sinh, sảy thai, đẻ non, GEU,
…
• Phát hiện sớm, điều trị có thể khỏi hẳn, tránh đc biến chứng
II. Nguyên nhân.
• Nguyên nhân: trùng roi Trichomonas Vaginalis
• Điều kiện thuận lợi:
- Môi trường âm hộ, âm đạo kiềm
- Người thiểu năng estrogen
- Sức khỏe suy giảm
• Đường lây:
- Từ niệu đạo bạn tình qua giao hợp (là đường truyền chủ yếu)
- Tắm giặt ở nguồn nước người bệnh đã dùng
- Từ ruột hậu môn âm đạo
III. Lâm sàng.
Thời gian ủ bệnh: 1 – 4 tuần, 1/4 số người mắc bệnh mà ko có triệu chứng
III.1. Cơ năng.
• Khí hư:
- Nhiều
- Loãng, đục, xanh vàng, có bọt
- Có mùi hôi đặc trưng, rửa ko hết
• Ngứa rát âm hộ, âm đạo Nếu bệnh tái đi tái lại ngứa ít
• Đôi khi ngứa ở hậu môn
• Tiểu khó, đau khi giao hợp
III.2. Thực thể.
• Thăm khám bằng mỏ vịt BN rất đau
• Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, nổi cục tạo thành các đảo tân lympho bào, có khi lan đến cổ
tử cung, chạm vào chảy máu
Trang 2• Nhiều khí hư vàng xanh, có bọt ở cùng đồ.
• Bôi lugol vào âm đạo, cổ tử cung: có hình ảnh sao đêm: chấm trắng rải rác trên nền nau sẫm
IV. Cận lâm sàng.
• Soi tươi: lấy 1 giọt khí hư cho vào 1 -2 giọt NaCl 0,9% soi thấy ký sinh trùng đơn bào hình hạt chanh di động
• Nhuộm Fuchsin: hình KST ko rõ nét nên khó nhận biết hơn, ko có nấm
• Thường thấy KST trước và sau kinh nguyệt
• Test Sniff: dương tính
• Đo pH âm đạo: > 4,5 (6 – 7,5)
V. Chẩn đoán xác định: dựa vào LS, CLS trên.
VI. Điều trị.
VI.1. Nguyên tắc:
• Điều trị kiên trì, nhiều đợt do bệnh dai dẳng, hay tái phát
• Điều trị cả bạn tình
• Điều trị phối hợp tại chỗ và toàn thân
VI.2. Cụ thể:
• Điều trị tấn công:
- Dùng thuốc tại chỗ, toàn thân
- Sử dụng các dẫn xuất của Nitro imidazole (Metronidazol, Naxogyn, Fasigyne)
- Nhắc lại điều trị sau 3 tuần
- Từ tháng thứ 4: dùng metronidazole toàn thân
- Trong thời gian mang thai: chỉ điều trị tại chỗ, ko dùng metronidazole trong 3 tháng đầu, thay thế bằng clotrimazol 100mg/ngày x 6 ngày
- Khi điều trị bằng metronidazole ko uống rượu, ko quan hệ tình dục đến 24h sau dùng thuốc
- Thay đổi môi trường âm đạo bằng acid lactic
- Điều trị cho cả vợ, chồng: uống liều như nhau
• Các thuốc:
- Flagyl (Metronidazol):
Flagyl 2g uống liều duy nhất
Flagyl 500mg uống 2 viên/ngày x 7 ngày
Flagyl 500mg đặt âm đạo 1 viên/ngày x 15 ngày
- Naxogyn 1000mg uống 1 liều duy nhất
- Fasigyne 500mg uống 1 liều duy nhất
- Kèm Flagyl viên đặt AD 250mg, buổi tối trước khi đi ngủ
- Nghỉ 10 ngày => điều trị tiếp đợt 2
• Phòng bệnh:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, quần áo lót khô, sạch
- Giữ vệ sinh nguồn nước
- Quan hệ tình dục an toàn, chỉ nên có 1 bạn tình