1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Báo cáo thực tập của Dược sĩ trung cấp tại trạm y tế

19 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 47,7 KB
File đính kèm Báo cáo tại Trạm.rar (44 KB)

Nội dung

Do vậy trong quá trình đi thực tập tại các cơ sở là rất quan trọng nó không chỉ giúp ta hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình đi thực tập mà còn giúp ta hiểu biết và rút ra được một số kin

Trang 1

QUẦY THUỐC TRẠM Y TẾ XÃ TÀM XÁ

ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

GIỚI THIỆU

Như chúng ta đã biết thuốc là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật hay sinh học được bào chế dùng cho người, nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi điều chỉnh chức năng cơ thể làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán phục hồi hoặc năng cao sức khoẻ Trong buôn bán kinh doanh thuốc là một hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Có thể nói thuốc là con dao hai lưỡi nó có thể giúp con người khỏi bệnh nhưng cũng có thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người Nên chúng ta cần nắm rõ về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của thuốc

để giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả an toàn và hợp lý nhất Vì vậy những kiến thức mà chúng ta được học và ở trường vẫn chưa đủ, mà cần phải bổ sung thêm kiến thức ngoài thực tế tại các nhà thuốc, hiệu thuốc, đại lý thuốc Do vậy trong quá trình đi thực tập tại các cơ sở là rất quan trọng nó không chỉ giúp ta hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình đi thực tập mà còn giúp ta hiểu biết và rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh

Qua hai tuần thực tế thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thực tập nhà trường đề ra tại trạm y tế xã Tàm Xá Được sự hướng dẫn của giáo viên và sự giúp đỡ tận tình của các cô chú tại trạm em đã thu hoạch được những kết quả sau:

Trang 4

NỘI DUNG

I Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của các nhân viên trong trạm.

Trạm y tế xã được xây dựng ở trung tâm của xã, bộ máy tổ chức của trạm gồm 6 cán bộ y tế: 1 Bác sỹ, 1 y sỹ đông y, 1 dược sỹ, 1 nữ hộ sinh và 1 điều dưỡng và sau đây là nhiệm vụ cụ thể:

- Trạm trưởng:

- Phó trạm trưởng:

+ Lãnh đạo và quản lý trạm y tế

+ Chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân và trạm y tế xã Yên Dưỡng về mọi mặt

+ Luân phiên tại trạm

- Y sỹ đông y:

+ Chịu trách nhiệm trước trạm và hội y học cổ truyền

+ Khám và chữa bệnh bằng thuốc nam

- Dược sỹ:

+ Chịu trách nhiệm trước trạm trưởng và báo cáo nhiệm vụ cấp trên về công tác Dược

+ Lập kế hoạch dự trù mua thuốc và cung cấp thuốc thiết yếu phục vụ cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nhiệm vụ chủ yếu trong trạm

- Nữ hộ sinh

+ Có nhiệm vụ bên phụ sản, chịu sự chỉ đạo của trạm trưởng

- Điều dưỡng

+ Vệ sinh môi trường, giáo dục sức khỏe cộng đồng và các chương trình quốc gia

+ Chăm sóc bệnh nhân là công việc quan trọng của người điều dưỡng

+ Luân phiên trực tại trạm

Nhìn chung bộ máy tổ chức của trạm hoạt động đều đảm bảo thường trực tại trạm để khám chữa bệnh và xử lý kịp thời

Trang 5

Cơ sở vật chất trang thiết bị khám và chữa bệnh tại trạm được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ cho mọi người trong xã và toàn dân

II Mô hình bệnh tật và thực tế sử dụng thuốc của nhân dân trong xã.

Qua tìm hiểu sổ sách tại trạm từ ngày tháng 01 năm 2009 đến nay em nhận thấy mô hình bệnh tật tại địa phương trong thời gian qua như sau:

Bệnh phổ biến nhất là các bệnh đường hô hấp trên và dưới:

+ Viêm họng chiếm 60 trường hợp

+ Viêm phế quản chiếm 50 trường hợp

+ Viêm Amydan chiếm 28 trường hợp

Các bệnh khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như: Tăng HA, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, vết thương nhẹ

Xác định nhu cầu thuốc và tình hình: Thuốc chủ yếu người dân dùng là các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh, hạ nhiệt, kháng viêm, các loại vắc xin dịch truyền còn các thuốc khác sử dụng ít hơn như: thuốc đường tiêu hóa, thuốc ho

Thuốc được cung cấp đầy đủ kịp thời cho mọi trường hợp bệnh nhân cần sử dụng thuốc Riêng các loại thuốc hiếm quá đắt tiền là không có còn các loại thuốc thiết yếu luôn luôn đầy đủ đảm bảo cung ứng cho người dân trên địa bàn và các vùng lân cận Nhu cầu sử dụng thuốc nam còn thấp, chỉ có ít trường hợp sử dụng, các loại cây thuốc nam để chữa các bệnh thông thường như: cầm máu, xông, đắp vết thương Ngoài sử dụng thuốc để chữa bệnh, trạm y tế còn tuyên truyền phòng chống các ổ dịch bệnh bên ngoài địa phương như: phát quan bụi rậm, khử thuốc vào những nơi có mầm bệnh như bệt rốt rét, tiêu chảy, bệnh chân tay miệng ở trẻ

em “Cả trạm chung sức chung lòng đẩy lùi bệnh tật luôn luôn sẵn sàng đối phó khi dịch bệnh tung hoành Bên cạnh đó trạm xá còn kết hợp với y tế thôn bản để việc tuyên truyền được rộng rãi và có hiệu lực hơn, kịp thời hơn”

Với những trách nhiệm tương đối lớn lao của trạm y tế, đã hết lòng tận tình khám và điều trị bệnh cho người mắc bệnh, đã ra sức tuyên truyền mà dường như người dân đã không để ý đến, đã không tự mình phòng trừ bệnh tật vì thiết nghĩ khi có bệnh thì đến trạm y tế, giao phó cho các cán bộ y tế vì thế những căn bệnh lây truyền còn dai dẳng không dứt Những căn bệnh cứ thừa cơ xâm nhập và công tác phòng trừ bệnh chưa hiệu quả cho mấy Không điều trị triệt để Bởi vậy trạm y

Trang 6

tế và người dân cần phối hợp chặt chẽ hơn để cùng đẩy lùi những căn bệnh quái ác

đã làm hao tổn sinh lực và tiền của nhà nước và ảnh hưởng đến toàn xã hội

III Tham gia xây dựng vườn thuốc nam tại trạm:

Ở trạm em cũng được tìm hiểu về nhiều loại cây dùng làm thuốc và cùng sự giúp đỡ của thầy y sỹ đông y em đã hiểu nhiều hơn về công dụng, tính năng của một số loại cây trong vườn thuốc nam ở trạm và trong bài vở trên giảng đường

Vui hơn khi em cùng các thầy, cô trong trạm chăm sóc, trồng trọt, làm cỏ, tưới nước vun xới cho cây

Vườn thuốc nam tại trạm có 30 ô, ban đầu được trồng đầy đủ nhưng do điều kiện thời tiết không tốt nên một số cây đã chết chỉ còn lại 25 loại, trạm dự kiến sẽ

bổ sung đầy đủ khi điều kiện thời tiết cho phép

Em cũng đã được thu hái một số cây như: Bạch hà, ích mẫu, Mã đề và chế biến làm dược liệu cùng với nhân viên trạm y tế

IV Tham gia lập kế hoạch cung ứng thuốc tại cộng đồng:

Là người Dược thì phải có trách nhiệm làm dự trù các loại thuốc thiết yếu với sự phân công của Đ/c trạm trưởng để theo dõi tình hình sức khỏe để kịp thời nắm bắt tình hình bệnh tật

Mục tiêu chung đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu cấp thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và CSSK ND

- Cung ứng thuốc bảo hiểm y tế

- Phải có dự trù về thuốc độc, thuốc hướng tâm thần và thuốc tiêm chủng cho trẻ em

- Cung ứng thuốc xã hội

- Cung ứng thuốc dịch vụ

- Dựa vào tình hình bệnh tật của địa phương có các thuốc cụ thể sau:

- Sổ sách xuất nhập thuốc bảo hiểm y tế

- Sổ sách xuất nhập thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi

- Sổ sách xuất nhập thuốc xã hội

- Sổ sách xuất nhập thuốc dịch vụ

Trang 7

- Sổ nhập thuốc Nippon (có biên bản kiểm nhập thuốc Nippon)

- Sổ bán thuốc Nippon

- Sổ theo dõi thuốc bán cho đối tượng miễn phí

- Sổ theo dõi thu – chi tiền dịch vụ phí 10%

- Sổ đơn thuốc 139

- Sổ theo dõi trẻ em dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng

- Sổ tiêm chủng

Trong thời gian thực tế tại trạm em đã học cách ghi các loại sổ sách trên

V Lập danh mục các loại thuốc, cây con làm thuốc hiện đang sử dụng tại trạm y tế:

Tại trạm y tế em đã được xem và tham khảo danh mục thuốc tại trạm Nhờ

có danh mục thuốc nơi đây mà em đã biết cách phân phát như thế nào cho đúng cách Và biết nhiều hơn cách sử dụng của các loại thuốc mình đã học

Dưới đây là danh mục mà em đã ghi được tại trạm y tế

1 Danh mục sử dụng các loại thuốc chủ yếu tại trạm:

I Thuốc tê, thuốc mê

1 Lidocain Tiêm ống 2ml dung dịch 1%, 2%

2 Lidocain + Adrenalin Tiêm ống 2ml dung dịch 2%

II Thuốc hạ sốt, hạ nhiệt

3 Acetylsalicylic Uống

III Thuốc phù nề

7 Alphachymotrypsin Viên 2,5-5mg

Trang 8

STT Tên thuốc Dạng thuốc

IV Thuốc chống dị ứng

9 Chlopheniramin Uống viên 4mg

10 Atropin ống tiêm 0,25mg/1ml

V Thuốc an thần

11 Diazepan Viên 2,5mg ống tiêm 10mg/2ml

12 Phenobarbital

VI Thuốc trị giun sán

13 Albendazon Viên 250mg

14 Mebendazon Viên 100mg, 500mg

VII Thuốc chống nhiễm khuẩn

15 Amoxicillin Viên 100mg

16 Benzyl penicillin ống tiêm 1 triệu IU

17 Cephalexin Viên 250mg

VIII Các thuốc kháng khuẩn

18 Gentamicin Viên 250mg

19 Metronidazol Chai 500-1000ml

20 Ezythomycin Viên 250-500mg

21 Doxycillin Viên 100mg

22 Tetracyllin Viên 250-500mg

23 Arigol Dung dịch nhỏ mắt 30%

IX Thuốc chống nấm

Trang 9

STT Tên thuốc Dạng thuốc

24 Clotrimazol Viên đặt âm đạo 50mg

25 Griscluvin Dùng ngoài thuốc mỡ 50%

X Thuốc điều trị đau nửa đầu

26 Eregotamin Viên 1mg, ống tiêm 0.5ml/1l

XI Thuốc chống loạn nhịp tim

XII Thuốc điều trị cao huyết áp

28 Furosemid ống tiêm 200mg/1ml

29 Methyldopa Viên 250mg

XIII Thuốc dùng ngoài

31 Clotrimezole Kem 1% dùng ngoài

32 Cloramin B Dùng ngoài thuốc bột hay viên

0.05mg

33 Dung dịch oxy già Dung dịch 3%

34 Mydrochlorotiazide Viên 25-50mg

XIV Thuốc đường tiêu hóa

35 Cimetidin Viên 200-400mg

36 Famotidin Viên 20-40mg

37 Alveria Viên 40-600mg gống tiêm 5ml

Trang 10

STT Tên thuốc Dạng thuốc

XV Thuốc chữa ho

41 Alimemazin ống tiêm 2.5mg/15mg

42 Terpincodein Viên 0,1g

XVI Vitamin và các chất vô cơ

43 Vitamin A

44 Vitamin A và D

45 Vitamin B1, B6, B12

Tổng: 45 thuốc

2 Danh mục các loại dược liệu làm thuốc:

Nhóm thuốc giải biểu:

1 Gừng

- Chữa phong hàn, nhức đầu, chảy mũi

- Chữa nôn mửa do lạnh, đau bụng do lạnh

- Giảm ho, long đờm

- Kích thích tiêu hóa giải độc

2 Tía tô

- Chữa ho, long đờm, giảm tức ngực

- Chữa nôn mửa, đầy bụng, đầy hơi

3 Kinh giới

- Chữa cảm mạo, phong hàn

- Chữa phụ nữ sau đẻ trúng phong, hàm răng căn chặt

- Chữa dị ứng, lở ngứa, nổi mày đay

Trang 11

4 Sả

- Lợi tiểu, làm ra mồ hôi, sát trùng

- Chữa cảm cúm, sốt rét

- Chữa phù nề 2 chân

5 Bạc hà

- Chữa ỉa chảy, lị do thấp nhiệt

- Giải nhiệt cơ thể, chống nắng nóng, mệt mỏi

6 Lá dâu

- Chữa cảm mạo phong hàn có ho

- Chữa đau mắt đỏ

- Chữa ho viêm họng có sốt

- Chữa ho ra máu, chảy máu cam nhẹ

Nhóm thuốc phong thấp

1 Ké đầu ngựa

- Chữa đau nhức xương cơ

- Chữa mụn nhọt viêm cơ

- Chữa viêm mũi, mày đay

2 Hy thiêm

- Chữa thấp khớp cấp tính

- Chữa liệt nửa người

- Chữa dị ứng lở ngứa mụn nhọt

3 Lá lốt

- Chữa đau mỏi xương khớp

- Kích thích tiêu hóa, chữa ỉa chảy do lạnh

4 Ngũ gia bì

- Mạnh gân cốt, tăng trí nhớ, liệt dương, thấp khớp mãn tính

Trang 12

5 Cây gai.

- Chữa phong thấp, phù thũng

6 Thanh thảo

- Lá dùng đắp mắt đau, thương tích

- Vỏ dễ ngâm rượu chữa tê dại

- Chữa vết lở, vết thương nhiễm độc chảy máu

- Chữa vết xa bì

Nhóm thuốc thanh nhiệt

1 Kim ngân

- Chữa mụn nhọt, viêm cơ, lở ngứa, dị ứng, ban, sởi

2 Sài đất

- Thanh nhiệt, giải độc, mụn nhọt, viêm cơ, lở ngứa

- Chữa sốt ban, sốt do viêm nhiễm

3 Bồ công Anh

- Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, mụn nhọt

4 Xạ can

- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm

Nhóm thuốc thanh nhiệt táo thấp

1 Rau răm

- Chữa lỵ, ra máu

- Lợi tiểu, chữa bệnh giun sán, tiêu độc

2 Khổ sâm

- Chữa lỵ, viêm bàng quang

3 Mơ tam thể

- Chữa lỵ ra máu, viêm ruột

- Viêm dạ dày, kích thích tiêu hóa

Trang 13

Nhóm trừ hàn

1 Ngải cứu

- Điều hòa khí huyết

- Đau bụng lạnh

- Kinh nguyệt không đều

2 Củ riềng

- Giảm đau, cơn đau bụng, đi lỏng, cảm lạnh sốt rét

Nhóm cầm máu

1 Cỏ nhọ nồi

- Giảm đau, giảm viêm họng, hạ sốt

- Cầm máu, lỵ ra máu

2 Hoa hòe

- Thanh nhiệt, mát huyết, cao huyết áp

- Hoa hòe sao tồn tính: Chữa các chứng chảy máu, sốt xuất huyết

Nhóm thuốc an thần.

1 Vông nem lá

- An thần, sát trùng, thông lạc

- Chữa viêm da, lở ngứa

- Phong thấp, tiêu độc

Nhóm thuốc bổ âm.

- Chữa ho, long đờm, tam phiền, sốt cao, khát nước chảy máu

2 Cây dâu

- Vỏ chữa phế nhiệt, hen xuyễn, phù thũng

- Lá chữa cảm mạo, phát sốt

- Cành chữa phong thấp, chân tay co quắp

Trang 14

VI Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe

Trong thời gian thực tập tại trạm em đã được tham gia nhiều hoạt động của trạm, trong đó có lập kế hoạch về vấn đề truyền thông giáo dục sức khỏe

1 Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống dịch bệnh do viruts zika

1.1 Đối tượng

- Người dân cư trú trên địa bàn xã Tàm Xá

- Cán bộ nhân viên trạm Y tế xã Tàm Xá

1.2 Mục tiêu

- Huy động sự tham gia của toàn xã Tàm Xá trong các hoạt động phòng chống vi rút ZIKA nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và tác động làm thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của người dân

- 90% người dân trong xã có hiểu biết về tình hình thực tế dịch bệnh viruts ZIKA, các biện pháp phòng bệnh, nắm được cách phát hiện dịch bệnh

1.3 Địa điểm, thời gian: Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016

1.4 Nội dung

- Tuyên truyền mạnh mẽ, đồng bộ về tình hình dịch bệnh vi rút ZIKA trên thế giới, các biện pháp phòng bệnh, ngăn ngừa lây truyền vi rút ZIKA trong cộng đồng đặc biệt những người nhập cảnh và đi về từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm vi rút ZIKA

- Tuyên truyền rộng rãi cách phát hiện dịch bệnh do vi rút ZIKA (Theo quyết định số 439/QĐ-BYT ngày 05/02/2016 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút ZIKA)

1.5 Phương pháp truyền thông

+ Truyền thông gián tiếp:

- Tuyên truyền trên các loa truyền thanh của xã những kiến thức, tình hình dịch bệnh do vi rút ZIKA, cách phát hiện và phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng

+ Truyền thông trực tiếp:

Trang 15

- Triển khai các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp như: nói chuyện chuyên đề, thảo luận nhóm về cách phòng chống dịch bệnh do vi rút ZIKA

và sốt xuất huyết

- Tiến hành truyền thông trực tiếp tại các hộ dân, vận động người dân chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút ZIKA

1.6 Phương tiện truyền thông:

Tờ rơi, áp phích, loa, micro

1.7 Tổ chức thực hiện

- Ban văn hóa thông tin xã Tàm Xá: Truyền thông qua loa phát thanh xã

- Đoàn thanh niên xã Tàm Xá: Phát tờ rơi, áp phích đến đối tượng tuyên truyền

- nhân viên trạm y tế xã Tàm Xá: truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp tại các hộ dân trên địa bàn

1.8 Cách đánh giá kết quả

Dùng bảng câu hỏi để điểu tra về nhận thức, thái độ, hiểu biết của người dân

1.9 Dự trù kinh Phí

In tờ rơi: 300 * 1000đ = 300.000 đ

In áp phích: 200 * 5000đ = 1.000.000 đ

Tổng kinh phí là 1.300.000 đ

2 Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh tay, chân, miệng cho bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, Hà Nội

2.1 Địa điểm và thời gian: Từ 7h30 đến 11h30 ngày 20/10/2016 Tại Hội trường UBND xã Tàm Xá

2.2 Đối tượng giáo dục sức khỏe

Các bà mẹ có con dưới 6 tuổi hiện đang sống tại xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, Hà Nội

2.3 Mục tiêu

- 90% các bà mẹ biết cách phòng chống bệnh Tay, chân, miệng cho trẻ

Trang 16

2.4 Các thông tin chủ yếu

- Biểu hiện của bệnh : 1-2 ngày đầu trẻ bị sốt, có trẻ sốt cao 38.5 đến 39 độ,

có trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy Sau 2 – 3 ngày trẻ bị loét ở miệng, bóng nước ở miệng, dưới lưỡi Sau đó các bóng nước xuất hiện ở lòng tay, lòng bàn chân,mông, gối

- Đường lây truyền bệnh: từ người sang người

- Cách phòng tránh:

• Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày

• Cho trẻ ăn chín uống chín

• Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường, Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học, không tiếp xúc với trẻ khác

2.5 Phương tiện truyền thông

Lời nói, tranh ảnh, micro, loa, máy chiếu

2.6 Phương pháp truyền thông

Lời nói trực tiếp

2.7 Tổ chức thực hiện

- Nhân viên trạm y tế xã Tàm Xá

2.8 Cách đánh giá kết quả

Trước và sau buổi truyền thông đặt 1 số câu hỏi :

- Bệnh tay chân miệng thường gặp ở lứa tuổi nào?

- Lây truyền như thế nào?

- Phát hiện bệnh qua những biểu hiện như nào?

- Làm gì để phòng tránh bệnh?

Sau đó so sánh kết quả trước và sau buổi truyền thông để so sánh

2.9 Kinh phí

Nước khoáng 50 chai = 50 * 5000đ = 250.000đ

VII Một số kỹ năng cơ bản của người dược sĩ tại cơ sở y tế tuyến xã.

Tại trạm là học sinh Dược em học hỏi và tìm hiểu kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc cán bộ, bộ phận dược là:

Ngày đăng: 01/05/2017, 19:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w