Trong quá trình phát triển của trẻ nhất là trẻ 3 - 4 tuổi trẻ đang ở giữa độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ là vô cùng quan trọng.Thông qua việc rèn luy
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN NỀ NẾP THÓI QUEN BAN ĐẦU CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI LỚP C3 - TRƯỜNG MẦM NON
TƯỢNG LĨNH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải
Đơn vị: Trường Mầm non Tượng Lĩnh
Thanh Hóa – Năm 2017
Trang 21 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, sự hình thành thói quen cho trẻ ngay từ khi trẻ mới sinh Trong quá trình phát triển của trẻ nhất là trẻ 3 - 4 tuổi trẻ đang ở giữa độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ là vô cùng quan trọng.Thông qua việc rèn luyện thói quen cho trẻ từ đó trẻ hình thành được thói quen nề nếp ngay từ ban đầu
Trẻ 3 - 4 tuổi, trẻ mới từ nhà trẻ lên, có trẻ đi học rồi có trẻ lại chưa đi nhập học vào trẻ khóc làm ảnh hưởng đến trẻ khác không ngủ được, trẻ còn đang bé, dễ bị tổn thương về tâm lý vì ở độ tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh, là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ 3 - 4 tuổi, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình cháu học
ở trẻ Vì trẻ chưa tách rời khỏi bố mẹ, gia đình nên khi mới nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn không ngủ, hoặc không tham gia mọi hoạt động có thể trẻ dường như không hòa nhập vào tập thể
Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo
và các bạn
Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất
cả các đồng nghiệp nói chung
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ
3 - 4 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với các tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi
Trang 3mặt, trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý Bởi thế muốn rèn nề nếp thói quen ngay
từ đầu cho trẻ, ngay từ những ngày trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con Trước
tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu
cho trẻ 3 - 4 tuổi” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của bản thân mình Qua
đó tôi sẽ nghiên cứu tìm tòi học hỏi những biện pháp tốt nhất, rút kinh nghiệm cho bản thân nhằm vận dụng lồng ghép nội dung rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ ngày một tốt hơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp rèn luyện thói quen ban đầu cho trẻ lớp C4 độ tuổi mẫu giáo
bé Trường Mầm non Tượng Lĩnh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành dựa trên một số phương
pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp trực quan
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đặc điểm phát triển của trẻ 3 - 4 tuổi Qúa trình giáo dục, rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết
Trẻ đã nhận thức được việc làm của mình, những hành vi ứng xử của mình đối với bạn.Thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ có thói quen trong nề nếp là quá trình giáo dục có mục đích cho cán
bộ giáo viên, trẻ mầm non nói riêng và mọi người cộng đồng nói chung đều có ý thức thói quen rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ, có thái độ kỹ năng và hành vi tốt trong việc rèn luyện nề nếp
Trang 42.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi
- Trường Mầm non Tượng Lĩnh luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sâu sát cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về mọi mặt, bên cạnh đó là đội ngũ giáo viên có trình
độ, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc – giáo dục các cháu
- Lớp được phân công 1 cô phụ trách 27cháu, cô đều có trình độ chuyên môn, có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở
độ tuổi 3 - 4 tuổi
- Cơ sở vật chất của lớp để phục vụ cho mọi hoạt động cần thiết của trẻ tương đối đầy đủ
- Lớp có 50% số phụ huynh đã có con gửi ở trường nên đã phần nào nắm bắt được tình hình của nhà trường
Ngoài những thuận lợi nói trên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhất định:
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi đang ở giai đoạn phát triển lời nói, đang nói ngọng, nói lắp, do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà,
bố mẹ nuông chiều muốn gì được nấy Là lớp nhỏ nhất thứ 2 của trường, có hơn 15% là trẻ đã từng đi học nhà trẻ lên còn lại là những trẻ hoàn toàn mới do đó trẻ chưa quen nề nếp, thói quen trong sinh hoạt, trẻ đang còn rụt rè và nhút nhát Đặc biệt gần như tháng nào cũng có cháu mới, cháu mới đi quấy khóc kéo theo những cháu cũ cũng khóc theo dẫn đến rất khó rèn nề nếp của trẻ
- Lớp còn 30% phụ huynh chưa từng có con gửi ở trường nên cha mẹ học sinh chưa quen nội quy, nề nếp của trường, của lớp
2.2.2 Khó khăn
Để thực hiện được những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng được đổi mới Đặc biệt việc giáo dục nề nếp thói quen ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia
Trang 5đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao, không phát huy được tính chủ động tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động Song tôi thấy việc rền luyện nề nếp thói quen kết quả trẻ thực hiện còn thấp.Cụ thể kết quả khảo sát ở năm học
2017 - 2018 như sau:
S
TT Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
bình Số
trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ
1 - Trẻ thích và đi học
2 - Trẻ tự giác và có thói
quen chào hỏi.
3 - Trẻ không mang quà đến
lớp.
4 - Biết tự xúc ăn và ăn uống
5 - Trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc,
biết lấy và cất gối giúp cô.
6 - Tham gia chơi nhiệt tình,
có nề nếp trong vui chơi,
biết cất đồ chơi đúng nơi
quy định.
7 - Trẻ có nề nếp trong học
tập.
8 - Trẻ có thói quen vệ sinh
sạch sẽ, biết tự đi vệ sinh. 2 6,7 5 16,7 7 23,3 16 53,3
Để đi vào nề nếp thói quen cho trẻ từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một số giải pháp:
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
* Giải pháp 1: - Phân nhóm trẻ theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có biện pháp thích hợp.
- Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm Ngoài ra tiến hành tổ chức để các cháu đi vào nề nếp thói quyên mọi lúc mọi nơi Vì vậy mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đêù phải nghiên cứu
Trang 6lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý
+ Nhóm trẻ nhút nhát ngồi cạnh tốp trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn
+ Nhóm trẻ khá ngồi cạnh tốp trẻ trung bình
+ Nhóm trẻ hiếu động cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh tốp trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát và tiện điều hành trẻ tốt hơn
Cô động viên khích lệ sự tiến bộ với những trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi, đứng, xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi Đồng thời làm nảy sinh sự say mê hứng thú trong việc rèn luyện về nề nếp thói quen cho trẻ đạt kết quả cao hơn
* Giải pháp 2: rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua các hoạt động ngày của trẻ ở trường mầm non.
Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ về với bố mẹ Trong từng hoạt động ở trường tôi luôn có ý thức tích hợp các nội dung rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ một cách hợp lý, thường xuyên và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong hoạt động hàng ngày của trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau
- Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thông qua hoạt động đón trẻ:
Cô đến sớm mở cửa vệ sinh lớp sạch sẽ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn uống bỏ rác vào sọt
Ví dụ: Trẻ học và chơi cả ngày trên lớp là chủ yếu việc ăn ngủ là rất quan trọng đối với trẻ khi trẻ ăn xong, uống sữa xong cô hướng dẫn trẻ bỏ vỏ vào thùng giác
- Hoạt động chung
Thông qua hoạt động vui chơi, còn có hoạt động học có chủ định, thời gian hoạt động của trẻ trên lớp là vô cùng quan trọng không những về nhận thức, kỹ năng, mà phải đòi hỏi trẻ phải có nề nếp trong các hoạt động học
Ví dụ:
Trang 7Môn tạo hình: Hướng dẫn trẻ cắt xé, xé dán các ngôi nhà khác nhau bằng các nguyên vật liệu, giấy báo cũ, lá cây, … để tiết kiệm giấy khi trẻ thực hiện nhắc trẻ không tranh giành, không kéo bàn ghế làm hư hỏng sau khi trẻ làm xong nhắc nhở trẻ cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng đúng nơi quy định
*Dạo chơi
Cho trẻ quan sát cảnh vật xung quanh trường luôn sạch sẽ khi các con chơi, thấy rác bẩn hay ống sữa phải bỏ ngay vào thùng rác
Ví dụ:
Khi trẻ quan sát xung quanh sân trường trẻ thấy bạn ngắt lá, bẻ cành cây thì trẻ khuyên bạn không được phá hại cây, chăm sóc cây tươi tốt để cây cho ta bóng mát
- Vệ sinh trước khi vào lớp
Hướng dẫn trẻ rửa tay sau khi đi dạo chơi.Trước khi rưả tay cô gợi hỏi trẻ khi rửa tay cháu phải làm thế nào để tiết kiệm nước
Ví dụ:
Khi trẻ chơi xong cô hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng cho sạch, không được vặn nhiều nước để chơi, nghịch chống lãng phí nước
- Hoạt động vui chơi
Thông qua trò chơi cô quan sát trẻ chơi và hỏi trẻ việc đã làm và nhắc nhở trẻ việc giao tiếp với nhau giúp bạn nhút nhát, chơi xong phải cất đồ chơi đúng nơi quy định
Ví dụ:
+Góc học tập: Dạy trẻ biết cách sử dụng vở học tập của mình, không tẩy xóa, làm nhăn, hay xé vở
+Góc thao tác vai: Rèn trẻ không làm hư hỏng đồ chơi, biết chơi xong cất
đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
- Giờ ăn
Trẻ ăn hết xuất, không để thừa hay rơi vãi, ăn xong trẻ biết xếp bát, thìa vào đúng nơi quy định một cách gọn gàng
Biết xúc miệng sau khi ăn, biết ăn xong lau miệng sạch sẽ
Trang 8- Hoạt động nêu gương trả trẻ
Cô động viên trẻ nhận xét các bạn trong lớp biết chơi xong cất đồ dùng đồ chơi, biết nhặt đồ bỏ vào thùng giác
* Giải pháp 3 - Tạo môi trường hình thành thu hút sự chú ý của trẻ.
Trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, trong độ tuổi này trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức học mà chơi, chơi mà học, học ở mọi lúc, mọi nơi Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ tốt hơn Bản thân tôi đã không ngừng cho việc sưu tầm, làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi của trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn
Ví dụ: cháu mới đi học đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà tôi có thể
bế cháu lại gần bức tranh vẽ cảnh cô cùng các bạn xếp hình, để trẻ tập trung vào bức tranh mà quên đi nổi nhớ nhà bằng cách tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi trẻ: Tranh vẽ ai đây? còn ai đây nữa? cô giáo và các bạn đang làm gì? mai cô cháu mình cùng xếp nhà giống như bạn nhé
Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích hợp, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn
* Giải pháp 4 - Rèn luyện thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi.
Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ,
vệ sinh học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp, thói quen đâu phải là chuyện dễ và đơn giản Thực tế cháu còn bé chưa có ý thức như các anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên, phải luôn nhẹ nhàng, gần gủi và tình cảm với trẻ để uốn nắn hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện trò chơi có nọi dung nói về nề nếp thói quen tôi cũng có thể sử dụng để trẻ có phần nào liên hệ với bản thân và
Trang 9ngoan hơn, biết vâng lời cô giáo Nhờ sự tạo điều kiện và giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, liên tục, do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và nề nếp hơn
* Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ:
2.4 Kết quả đạt được và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, bản thân, đồng nhiệp, nhà trường
* Đối với hoạt động giáo dục:
Sau khi nghiêm cứu và áp dụng biện pháp trên vào thực tiễn ở lớp học tôi thấy kết quả đáng kể như sau
Kết quả đánh giá khảo sát trẻ lần 2 cho thấy ở bảng sau:
S
TT Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
bình Số
trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ
1 - Trẻ thích và đi học
chuyên cần.
2 - Trẻ tự giác và có thói
quen chào hỏi.
3 - Trẻ không mang quà đến
lớp.
4 - Biết tự xúc ăn và ăn uống
sạch sẽ.
5 - Trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc,
biết lấy và cất gối giúp cô.
6 - Tham gia chơi nhiệt tình,
có nề nếp trong vui chơi,
biết cất đồ chơi đúng nơi
quy định.
7 - Trẻ có nề nếp trong học
tập.
8 - Trẻ có thói quen vệ sinh
sạch sẽ, biết tự đi vệ sinh.
* Đối với bản thân
Trang 10Qua nghiêm cứu tập trung các biện pháp về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, bản thân tôi thấy đã có bề dày hơn về nề nếp thói quen cho trẻ, về biện pháp nâng cao giáo dục cho trẻ
Thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy mình đã thấm nhuần và hình thành được kỹ năng rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ
*Đối với đồng nghiệp
Từ việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ được sự tin yêu tín nhiệm với mong muốn yêu thương gần gủi trẻ, áp dụng những biện pháp tích cực nhất để hướng trẻ vào nề nếp thói quen của lớp học cũng như ở nhà
*Đối với nhà trường
Để tốt cho việc rèn luyện nề nếp thói quen thì nhà trường nên có hình thức tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được tâm sinh
lý trẻ khi bắt đầu đi học cũng như ý nghĩa của việc đưa bé đến trường mầm non nhằm giúp phụ huynh an tâm và có biện pháp phối hợp tốt với nhà trường
3 Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
Toàn bộ bài sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi xoay quanh nội dung
là làm sao cho trẻ có được nề nếp thói quen ban đầu cho tốt Tôi đã đầu tư nghiên cứu ngay từ lớp học của mình về tình cảm của trẻ, trí tuệ của trẻ và khả năng hoạt động của trẻ
Nghiên cứu những nội dung của quá trình hoạt động tôi thấy rằng tất cả những gì áp dụng với trẻ đều phù hợp với tâm sinh lý của trẻ Phương pháp tôi
sử dụng chính là trò chuyện tạo sự gần gủi, thân mật với trẻ Toàn bộ kinh nghiệm trên đã áp dụng với các cháu tại lớp tôi Kết quả đạt được rất cao
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản thân tôi Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn Để từ
đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi thực hiện việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ
3.2 Kiến nghị