Khái niệm hệ thống thông tin môi trường không còn là một khái niệm mới mẻ.
Đã từ lâu, những nguyên lý của Tin học môi trường cũng như của Hệ thống thông tin
môi trường đã được ứng dụng vào thực tiễn công tác bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa
đây còn là một môn học được giảng dạy cho sinh viên ngành môi trường.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi vấn đề môi trường bắt đầu được quan tâm thì cũng là lúc loài người hiểu được rằng kiến thức về môi trường phải được tổng hợp từ các nguồn tri thức khác nhau. Đây cũng chính là sự khởi đầu của giai đoạn phát triển công nghệ thông tin. Kết quả giao thoa giữa rất nhiều lĩnh vực khoa học làm xuất hiện một lĩnh vực mới: tin học môi trường hướng tới ứng dụng công nghệ thông tin
cho nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững.
Trong vòng 10 năm (1980 – 1989), tại hầu hết các nước phát triển trên trên thế
giới đã hình thành các hệ thống thông tin môi trường quốc gia. Các hệ thống này bao
cũng như các hệ thu thập và phân tích về hoạt động kinh tế của con người, về tình trạng sức khỏe của người dân được gắn với hệ thống thông tin địa lý. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, do sự ra đời của mạng Internet, các hệ thống thông tin này được liên kết vào một hệ thống thông tin môi trường duy nhất, máy chủ (server) của hệ
thống này lưu trữ một khối lượng rất lớn thông tin về tình trạng môi trường nhờ các hệ
thống quan trắc.
Hệ thống thông tin môi trường đầu tiên trên thế giới được ra đời tại Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước. Các hệ thống thông tin này thực chất là các mạng độc
lập có máy chủ khá mạnh. Vào thời điểm đó nhiệm vụ chính của hệ thống thông tin
môi trường này là thu thập thông tin môi trường, chuẩn hóa các dạng dữ liệu khác nhau. Cơ quan kết nối các mạng này chính là Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA –
Environmental Protection Agency). Mức độ dưới EPA một bậc chính là các Trung tâm
nghiên cứu quốc gia./[4]/
Vào cuối năm 1999, hệ thống thông tin môi trường của Mỹđã trở thành một kho lưu trữ khổng lồ các dữ liệu, việc truy cập thông tin môi trường được thực hiện qua server Envirofacts http://www.epa.gov/enviro/. Đối với các tầng lớp xã hội rộng lớn ở Mỹ thì đây chính là điểm quan trọng để có thể truy cập vào các dữ liệu môi trường của nước Mỹ.
Hệ thống thông tin môi trường được định nghĩa như một hệ thống dựa trên máy tính để lưu trữ, quản lý và phân tích thông tin môi trường và các dữ liệu liên quan.
HTTTMT chứa đựng các thông tin về mô tả mặt đất (ví dụ các dòng chảy, đường giao
thông, đất, thông tin về sử dụng đất, lớp thực vật, các đứt gãy địa tầng v.v..), khu vực dưới đất (ví dụ nước ngầm, các mỏ khoáng sản v.v..), dữ liệu về các hoạt động môi trường (ví dụ: các hoạt động khoan đào hố , đào giếng, khai thác gỗ v.v..) thông tin lưu trữ về quan trắc môi trường (ví dụ: dữ liệu về các mẫu môi trường, luồng khí ô nhiễm, ranh giới ô nhiễm v.v…) dữ liệu về điều kiện khí tượng thủy văn (ví dụ: lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ, bức xạ, tốc độ gió), các hồ sơ và các mô tả về dự án có liên quan (ví dụ: bản trình các tác động môi trường, bản đồ v.v…). /[4]/
Hình 2-1 Sơđồ hệ thống thông tin môi trường ở Mỹ
Thành phần cốt lõi của HTTTMT là một cơ sở dữ liệu không gian được cấu trúc
chặt chẽ và dễ truy xuất, chứa đựng các thông tin phân bố không gian cùng với các thuộc tính liên quan cuả nó. Việc phát triển cơ sở dữ liệu không gian bao gồm hai
chuyển đổi các dữ liệu đó thành các định dạng dữ liệu phù hợp để có thể dễ dàng truy xuất và sử dụng. Mục đích của HTTTMT là cung cấp các thông tin môi trường cần thiết cho các nhà quản lý dự án môi trường , các đơn vị và cơ quan pháp chế./[4]/
Trong công trình cuả các nhà khoa học Nhật Bản Yiyang Shen và các cộng tác
viên đã xây dựng HTTTMT trợ giúp công tác đánh giá tác động môi trường vùng ven
biển Osaka (OBEIS- Osaka Bay Environmental Information System). OBEIS hướng
tới các khía cạnh vật lý, sinh thái và kinh tế- xã hội để giải quyết môi trường vùng ven
biển Osaka và cho phép xem xét các kịch bản khác nhau. OBEIS sử dụng Công nghệ
GIS với các công cụ thu thập, lưu trữ dữ liệu giúp cho người sử dụng có bức tranh rõ
ràng vềảnh hưởng cuả các yếu tố khác nhau lên môi trường .
Cơ cấu tổ chức của HTTTMT được mô tả trên Hình 2-2:
Hình 2-2 Cơ cấu tổ chức cuả hệ thống thông tin môi trường
Mục tiêu chính của HTTTMT là giúp cho việc đánh giá tổng hợp cũng như lựa
chọn các kịch bản phát triển khác nhau. HTTTMT cho phép giải quyết tốt những nhiệm vụ sau đây:
− Chuẩn bị thông tin thích hợp về hiện trạng môi trường, dự báo kịch bản phát triển các hoạt động kinh tế của con người, khuyến cáo lựa chọn những phương án phát triển bền vững trong vùng (hỗ trợ thông qua quyết định).
− Mô hình hóa các quá trình diễn ra trong môi trường có lưu ý tới các mức độ
tải trọng khác nhau lên môi trường do các hoạt động kinh tế của con người.
− Đánh giá rủi ro do các xí nghiệp đang tồn tại hay sẽđược xây dựng với mục
tiêu quản lý các rủi ro có thể xảy ra.
− Lưu trữ thông tin thay đổi theo thời gian liên quan tới số liệu quan trắc từ
các phương tiện kỹ thuật khác nhau về các tham số môi trường.
− Chuẩn bị các bản đồđiện tử thể hiện tình trạng môi trường.
− Xây dựng các báo cáo môi trường khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát
triển bền vững.
− Giúp cho việc luận cứ mạng lưới quan trắc môi trường tối ưu.
− Giúp trao đổi thông tin giữa các Hệ thống thông tin môi trường khác nhau.
− Cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin môi
trường.
− Những lợi ích rõ rệt của Hệ thống thông tin môi trường là:
− Tìm kiếm thông tin môi trường một cách nhanh chóng.
− Đảm bảo cũng như hỗ trợ hình thành các ngân hàng dữ liệu môi trường cho
các đối tượng sử dụng khác nhau.
− Cho phép thực hiện các truy vấn khác nhau đánh giá tác động lên môi
trường của các đối tượng gây ô nhiễm môi trường.
− Thực hiện các kịch bản dự báo khác nhau.
− Hỗ trợ cho công tác thông qua quyết định tại các cơ quan quản lý môi trường,
− Giải quyết vấn đề số hóa tài liệu, văn bản liên quan tới môi trường.
Để xây dựng HTTTMT cần thiết phải trang bị kiến thức từ các ngành khoa học
môi trường khác. Theo TSKH Bùi Tá Long, mối quan hệ giữa HTTTMT với một số
Nghiên cứu ảnh hưởng các hoạt động kinh tế - xã hội lên môi
trường Mô hình hóa môi trường Đánh giá tác động môi trường Luật và chính sách môi trường Liệt kê phát thải, xả thải
Mô hình lan truyền ô nhiễm
Văn bản pháp lý
Quan trắc nồng độ ô nhiễm
Các công nghệ mớii liên quan tới tài nguyên và
môi trường
Kỹ thuật môi trường Quan trắc môi
trường
Hệ thống thông tin môi trường
Hình 2-3 Vai trò và vị trí của môn học hệ thống thông tin môi trường trong các môn
học môi trường khác
Để cho HTTTMT tồn tại và phát triển, điều quan trọng là phải thường xuyên
cập nhật, bổ sung các thông tin môi trường mới. Thông tin trong HTTTMT được bổ
sung dưới các dạng báo cáo sau : báo cáo thống kê các cấp, các cơ sở, các bảng tiêu
chuẩn chất lượng, số liệu của các cơ quan điạ phương, giấy phép sử dụng tài nguyên thiên nhiên…