Quyết định 179/2004/QĐ-TTg của thủ tướng ngày 6/10/2004 về “Chiến lược
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020”. Mục tiêu của Quyết định 179/2004/QĐ-TTg thể hiện:
“Tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trờng phù
hợp với tiêu chuẩn Chính phủ điện tử của Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả
quản lý tài nguyên và môi trường”. Vì vậy mục tiêu của đề tài này hướng đến ứng
dụng tin học môi môi trường phục vụ quản lý môi trường cho KCN tập trung nhằm
hướng đến thực hiện nhiệm vụ “Tin học hóa việc thu nhận, cập nhật dữ liệu tài nguyên và môi trường” và “Cơ sở dữ liệu được tích hợp và đuợc cập nhật thường xuyên”.
Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006. Luật này quy định về hoạt động
bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền
và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Đề cập đến công tác bảo vệ môi trường đối với KCN, trong Luật này thể hiện ởđiều 36 như sau:
Điều 36. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
1. Khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu
du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thểđã được phê duyệt;
b) Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt
tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động;
g) Có hệ thống quan trắc môi trường;
h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư,
khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉđược thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải;
c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa
các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉđạo, tổ chức việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình.
Như vậy căn cứ vào điều luật này và đối tượng có liên quan là KCN thì đề tài
đặt ra phải đáp ứng được các yêu cầu nêu trong khoản 4 để giúp Bộ phận chuyên môn
về bảo vệ môi trường trong KCN tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 03
tháng 7 năm 2007 về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô
định rõ về các thông số khí thải trong 8 ngành sản xuất cụ thểđểđánh giá và phân loại cơ sở gây ô nhiễm mội trường.
Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về chất lượng nước, chất lượng không khí
có liên quan: đề tài căn cứ vào Danh mục các tiêu chuẩn chất lượng nước, chất lượng
không khí được ban hành để so sánh, đánh giá, làm căn cứ cho việc quản lý các nguồn
xả thải, quan trắc chất lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí.
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 23 tháng 1
năm 2007 về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam: đề tài căn cứ vào
hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để xác định mã ngành kinh tế cho các nhà máy trong
KCN.
Nghịđịnh số 64/2007/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 10 tháng 04 năm
2007 về việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong nghịđịnh này Điều 6 về “Số hoá thông tin và lưu trữ dữ liệu” có quy định rõ cơ
quan nhà nước (ở đây là phòng môi trường ở các KCN) có kế hoạch số hóa những nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tựưu tiên về thời gian và tầm quan trọng tùy
thuộc vào tình hình thực tế của ngành hoặc địa phương mình. Ngoài ra trong Điều 7
“Chia sẻ thông tin số” cũng quy định rõ:
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm ban hành quy chế về chia sẻ thông tin số
nhằm bảo đảm sử dụng chung thông tin về quản lý, điều hành, phối hợp công tác và
những thông tin khác một cách đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước.
2. Quy chế về chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan nhà nước cần thực hiện theo
các nguyên tắc chính sau:
a) Bảo đảm các yêu cầu về an toàn thông tin theo quy định của Điều 41 Nghị
định này;
b) Đồng bộ với quy chế về xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và duy trì cơ sở
dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Không thu thập lại những thông tin sốđã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, chia sẻ nếu nội dung thông tin số đó là chính xác, đáng tin cậy, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác;
d) Bảo vệ bí mật cá nhân, quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy các cơ quan này phải bố trí nhân lực và tài lực đểđầu tư cho việc thu thập, số hóa dữ liệu và liên kết chúng lại để hình thành một hệ thống đồng bộ về mặt dữ liệu số. Trên cơ sở đó việc quản lý, truy cập và sử dụng thông tin môi trường sẽ
thuện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Thông tư 07/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 10 tháng
07 năm 2009 quy định chi tiết một sốđiều của Nghịđịnh số 102/2008/NĐ-CP ngày 15
tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ
liệu về tài nguyên và môi trường. Trong đó
Điều 4. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương
1. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành là tập hợp toàn bộ các dữ liệu
về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các dữ liệu về tài nguyên và môi trường có liên quan
đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Cơ quan chuyên môn thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu
về tài nguyên và môi trường tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ xây dựng Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành.
Các tổ chức, đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm
cung cấp dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành theo quy định.
2. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương là tập hợp toàn bộ các dữ
liệu về tài nguyên và môi trường được thu thập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
lý nhà nước, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa
phương.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉđạo Trung tâm Công nghệ thông tin
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc xây dựng, quản lý, lưu
trữ, cập nhật, khai thác và sử dụng hiệu quả Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường
địa phương.
Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có dữ liệu về tài nguyên và môi
trường có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường
địa phương.
Điều 5. Quy định về cung cấp dữ liệu giữa các Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường
1. Trách nhiệm cung cấp dữ liệu:
a) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ
liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu
và dữ liệu đã được xử lý cho các Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này. Dữ liệu cung cấp cho Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường phải là bản chính, bản gốc tài liệu, mẫu vật, số
liệu.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu thành phần về tài nguyên và môi trường có trách
nhiệm tiếp nhận, xử lý, số hóa các dữ liệu do mình thu thập được và dữ liệu do các Cơ
sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương cung cấp để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia theo quy định của Quy chế cung cấp dữ liệu, xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác và bảo trì Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia;
b) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành, Cơ sở dữ
liệu tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu
và dữ liệu đã được xử lý có liên quan đến lĩnh vực Bộ, ngành khác phụ trách cho Cơ
c) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu và dữ liệu đã được xử lý, được thu thập hoặc có liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương đó;
d) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương có
ranh giới tiếp giáp với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp Danh mục dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương giáp ranh đó.
2. Hình thức, thời hạn cung cấp dữ liệu:
a) Hình thức:
- Gửi dữ liệu trực tiếp qua mạng thông tin điện tử;
- Gửi dữ liệu bằng văn bản (qua đường văn bản hành chính, qua đường bưu
điện).
b) Thời hạn:
- Việc cung cấp các loại dữ liệu về tài nguyên và môi trường đã được quy định
cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường hoặc cung
cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời hạn thực hiện
theo đúng quy định, yêu cầu;
- Tần suất, thời gian cung cấp dữ liệu bằng hình thức gửi dữ liệu trực tiếp qua mạng thông tin điện tử thực hiện theo quy định, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật do cơ
quan quản lý các Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quy định;
- Cung cấp dữ liệu theo định kỳ: các Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp dữ liệu theo các kỳ: 6 tháng (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết
ngày 30 tháng 6); một năm (lấy số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12);
cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành có trách nhiệm cung
Điều 6. Yêu cầu đối với dữ liệu được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường
Tất cả các dữ liệu trước khi được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường phải được kiểm tra, đánh giá, xử lý theo quy định. Tùy theo loại dữ liệu, cấp độ dữ liệu, hình thức, đặc điểm, tính chất của dữ liệu, mức độ xử lý và cấp độ phổ
biến của dữ liệu để cập nhật các dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường
cho hợp lý, khoa học, bảo đảm chính xác, thuận tiện và hiệu quả trong quản lý, khai
thác và sử dụng, bảo đảm yêu cầu bảo mật, an toàn dữ liệu.
1. Đối với kết quả của các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về tài nguyên và môi trường: dữ liệu được cập nhật là toàn bộ hồ sơ kết quả nộp
lưu theo quy định về quản lý các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công
nghệ.
2. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên và môi trường; các quy hoạch, kế hoạch; số
liệu, kết quả thống kê, tổng hợp, báo cáo; số liệu, kết quảđiều tra, khảo sát, đánh giá: dữ liệu được cập nhật là các văn bản, tài liệu, hồ sơđã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công bố, ban hành, phê duyệt (có đóng dấu xác nhận).
3. Đối với kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép và các nội dung liên quan đến cấp phép: dữ liệu được cập nhật là toàn bộ hồ sơ và quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với dữ liệu về kết quả giải quyết bồi thường thiệt hại, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo: dữ liệu được cập nhật là toàn bộ hồ sơ vụ việc và việc thực hiện quyết định giải quyết có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông tư này đã quy định rất chi tiết về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử
dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường từ các cấp cơ sở đến các cơ quan cấp cao
hơn. Dữ liệu truy cập được sẽ đảm bảo chúng được liên kết và cập nhật liên tục, đem