Hệ thống quản lý môi trường KCN hiện đang được thực hiện bởi các cơ quan
chuyên trách chính sau đây: /[2]/
− Cấp Trung ương: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (trực tiếp là Tổng cục Bảo
vệ môi trường) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho tất cả
các KCN ở Việt Nam.
− Cấp tỉnh/thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh/thành phố có
KCN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCN
trên địa bàn tỉnh/thành phố. Ban quản lý KCN tỉnh/thành phố kết hợp cùng với Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi truờng đối với các KCN trên địa bàn tỉnh/thành phố. Đối với TP.HCM, công tác quản lý môi
trường các nhà máy trong KCN được giao quyền quản lý cho HEPZA theo tinh thần
quyết định số 76/2002/QĐ –UB. Kèm theo quyết định này là qui chế về quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường đối với các khu chế xuất – khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì qui chế này có
một số chồng chéo trong công tác tổ chức quản lý mà hiện nay đang cần có sự kết hợp
để tháo gỡ.
− Cấp quận/huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực
hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp quận huyện theo hướng dẫn
của Sở Tài nguyên và Môi trường.
− Cấp Cơ sở sản xuất: Về nguyên tắc thì mỗi cơ sở sản xuất phải có bộ phận quản lý môi trường chuyên trách, tuy nhiên trong thực tế rất ít có cơ sở có bộ phận
quản lý môi trường chuyên trách mà thường là kiêm nhiệm từ các bộ phận khác và ít
được chú trọng, thậm chí có cơ sở không có.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là nơi tập trung các đơn vị sản xuất thuộc lĩnh
vực gây ô nhiễm không khí nhiều như xi mạ, tẩy nhuộm, thuộc da… nên việc sử dụng
đo đạc chất lượng không khí tại khu vực trung tâm và các vùng lân cận KCN đã phản ánh được hiệu quả của công tác quản lý môi trường không khí tại đây. Cơ sở hạ tầng giao thông của Bình Chánh vốn yếu và thiếu, nay phải đối mặt với sức ép to lớn của việc gia tăng dân số cơ học, đặc biệt là gia tăng các phương tiện đi lại, nhiều trục
đường đã bị xuống cấp. Đoạn đường Nguyễn Thị Tú nối từ quốc lộ 1A đến khu công
nghiệp Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Lộc A được xem là “con đường cát bụi” nhất trên địa bàn
huyện. Con đường chỉ rộng hơn 4m này mỗi ngày có đến 300 - 400 xe tải đủ loại chạy qua để vào Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Mặt đường bị biến dạng đi, đất cát, đá nền cũ
bị cày xới lên, tạo thành nhiều “ổ” lớn giữa đường. Mùa nắng thì cát bụi bay mịt mù
vào nhà người dân hai bên đường. Vào mùa mưa, những “ổ gà” trở thành “bể” chứa
nước, phải vài ngày nắng mới bốc hơi đi hết. Những cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp như các cơ sở xay xát, cán sắt, gạch… cũng góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn và
làm tăng khói bụi. Phòng quản lý môi trường ở các KCN cũng định kỳ tập hợp các báo
cáo chất lượng môi trường không khí từ doanh nghiệp và báo cáo về HEPZA. Theo
quy định, doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt và đầu tư hệ thống xử lý khí thải lò hơi trước
khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc xác định chính xác mức độảnh hưởng của khí
thải từ một lò hơi của một doanh nghiệp đối với môi trường là chưa có cơ sở tin cậy. Việc quản lý chất lượng không khí KCN cũng chỉ dừng lại ở các báo cáo chứ chưa vạch ra được hướng giải quyết tích cực cho bài toán quản lý chất lượng không khí tại nơi đây. Thêm vào đó, hệ thống quan trắc chất lượng không khí nhưđã đề cập ở trên
(chỉ có 4 trạm quan trắc trên diện tích rộng lớn của KCN) cũng chưa phản ánh được
đúng thực chất những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng không khí tại KCN.
Quản lý chất lượng môi trường không khí tại KCN nói chung và KCN Lê Minh
Xuân nói riêng còn chưa đem lại hiệu quả cao. Thực tế này đã đặt ra một bài toán cần giải quyết đó là xây dựng một hệ thống quản lý hoàn chỉnh hơn, một công cụ quản lý hiệu quả mà trong đó dữ liệu môi trường không khí được đồng bộ hóa, được truy nhập
và cập nhật dễ dàng, cũng nhưđưa ra được các mô hình dự báo các ảnh hưởng có thể
có của các nguồn thải cố định lên môi trường. Đồng thời, hệ thống dữ liệu có các tính năng kết nối mạng mẽđể nhà quản lý có thể truy nhập dữ liệu ở bất cứ nơi đâu có nối mạng. Từ đó, các nhà quản lý cấp cơ sở, cấp địa phương mới đưa ra được các giải pháp khắc phục thực trạng ô nhiễm không khí của đối tượng họđang quản lý.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Thông tin từ lâu đã được đánh giá có vai trò quan trọng trong quản lí kinh tế
như người ta vẫn thường nói: “ai nắm được thông tin, người đó sẽ chiến thắng” lại càng trở nên đúng đắn. Thực vậy để làm kinh tế giỏi, người ta cần phải giám sát chặt chẽ những biến động thị trường, cần thường xuyên thu thập và nắm vững thông tin đến từ các nguồn. Ai nắm đầy đủ thông tin thì người đó chiếm ưu thế trong thị trường đang cạnh tranh gay gắt. Trong thời đại hiện nay, khi phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu cơ bản được chấp nhận ở hầu kết các quốc gia trên thế giới thì thông tin môi trường đã trở nên có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc ra quyết định. Vai trò quan trọng của thông tin môi trường được thể hiện ở chỗ thông tin môi trường giúp
nâng cao trách nhiệm và cho phép những người ra quyết định giảm bớt nguy cơ có các
quyết định nghèo nàn.