1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN TẠI CÔNG TY TNHH SX GIÀY UY VIỆT

36 809 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 795,82 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN TẠI CÔNG TY TNHH SX GIÀY UY VIỆT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC

PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN TẠI CÔNG

TY TNHH SX GIÀY UY VIỆT

NHÓM 12

Trang 2

PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN TẠI CÔNG TY

TNHH SX GIÀY UY VIỆT

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

GVHD: HOÀNG VĂN HUỆ

NHÓM 12:

VÕ THỊ THANH HOÀNG NGUYỄN TIẾN TÀI BÙI THÁM

DƯƠNG MINH TRÍ PHAN TIẾN THOẠI

Trang 4

Hình 1: Cấu tạo tai người

Hình 2 Tiếng ồn trong sản xuất

Hình 3 Mức ồn do máy bay phản lực gây ra ở độ cao 300 m Hình 4: Công Ty TNHH SX Giày Uy Việt

Hình 5: Xưởng sản xuất

Hình 6: Quy tình sản xuất

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng mức độ tiếng ồn và phản ứng của người

Bảng 2: Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp Bảng 3: Mức ồn của một số phương tiện giao thông

Bảng 4 Mức ồn trong sinh hoạt của con người

Bảng 5: thực trạng tiếng ồn chung

Trang 4

Trang 5

MỞ ĐẦU

Công nghiệp là ngành giữ vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc gia là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước Khi hoạt động kinh tế xã hội được thiết lập, ngành công nghiệp phát triển thì nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất hay cụm công nghiệp… đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Từ đó phát sinh các vấn đề như nước thải, khí thải, chất thải rắn… mà con người

đã nhận ra sự nguy hại của chúng đến sức khỏe và môi trường tuy nhiên có những tác động tiềm tàng từ một vấn đề nào đó mà con người chưa nhận ra, đó chính là tiếng ồn Tiếng ồn

là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhưng lại

ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác

Ô nhiễm tiếng ồn có thể không được nhiều người nhận thấy vì chúng không phải là tác nhân gây hại lập tức đối với họ Nhưng tác hại của tiếng ồn thì không hề nhỏ cho sức khỏe, chất lượng môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của con người Tại các tụ điểm công nghiệp, người lao động dường như đều phải cùng làm việc với tiếng máy móc, âm thanh từ các hoạt động sản xuất,… họ phải tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn cao dẫn đến giảm năng suất lao động, suy giảm thính lực và nguy cơ mắc bệnh điếc nghề nghiệp

Theo một công trình khảo sát tại Mỹ đã phát hiện 11,4% trẻ em từ 6-19 tuổi bị dị tật

ở tai Công trình nghiên cứu đi đến kết luận rằng tại Mỹ đã có khoảng 5,2 triệu trẻ em bị rối loạn thính giác có thể dẫn đến điếc Tiếng ồn trong môi trường sống công nghiệp hóa là một tác nhân quan trọng gây ra tình trạng này Số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong vòng 3 thập niên vừa qua trở lại đây, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như nước ta

Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn tiếng ồn tại Việt Nam ngày càng trở nên báo động Đặc biệt tại các khu công nghiêp, khu chế xuất, cụm công nghiệp hay các đô thị lớn Ô nhiễm tiếng ồn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho con người, làm suy giảm chất lượng lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước Việc nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp mới nhằm khắc phục ô nhiễm tiếng ồn luôn là vấn đề mang tính cấp thiết và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các đơn vị, tổ chức sản xuất, xây dựng, kinh doanh

Nhận thấy được tầm quan trọng và cấp bách của vấn đề cũng như mong muốn được góp sức trong công cuộc bảo vệ môi trường nhóm chúng tôi đã có thực hiện công trình nghiên cứu hiện trạng tiếng ồn trong sản xuất và áp dụng một số biện pháp giảm thiểu tiếng

ồn tại Công ty TNHH SX Giày Uy Việt

Bài báo cáo này sẽ trình bày về tổng quan của ô nhiễm tiếng ồn hiện trạng tiếng ồn phát sinh tại Công ty TNHH SX Giày Uy Việt cũng như tác hại của chúng đối với sức khỏe con người; trên cơ sở thực tiễn đó sẽ trình bày một số giải pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn; mục đích cải thiện và ngày càng nâng cao điều kiện làm việc của người lao động, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất góp phần làm cho môi trường mãi là chỗ dựa, là không gian sống an toàn đúng như chức năng vốn có của nó Từ đó làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình giảm thiểu tiếng ồn trong công nghiệp cho môi trường lao động Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 KHÁI NIỆM

1.1 Khái niệm tiếng ồn

Âm thanh được gây nên bởi bất kỳ một sự rung động nào đó và lan truyền trong không khí tương tự như sự chuyển động của sóng dọc Vì vậy nó là một dạng năng lượng cơ học và được xác định bởi các đơn vị năng lượng Âm thanh từ nguồn phát sẽ tạo nên năng lượng và cường độ của âm thanh tại một điểm trong không gian được xác định bởi mức độ lan truyền âm lượng trên một đơn vị không gian.Đối với một người trẻ tuổi và khoẻ mạnh, ngưỡng nghe của tai có tần số từ 20 Hz đến khoảng 20.000 Hz Tuy nhiên tai người chỉ thực

sự nhạy cảm với những âm thanh có tần số trong khoảng 500 đến 8.000 Hz Đối với những

âm thanh có tần số trên hoặc dưới ngưỡng này, tai người trở nên kém nhạy cảm Ngoài ra những người càng già cũng thường hay bị lãng tai Những người phải tiếp xúc với nguồn tiếng ồn lớn trong một thời gian dài sẽ không cảm nhận được những âm thanh có tần số từ trung bình đến cao

Một đặc trưng quan trọng khác về mức độ cảm nhận âm thanh của tai người là khả năng chịu đựng âm thanh có cường độ từ ngưỡng bắt đầu nghe được đến ngưỡng đau đớn,

có thể cao hơn 1.000.000 lần so với ngưỡng nghe Đối với vấn đề thay đổi mức âm, việc tăng hay giảm từ 3 dB trở xuống có thể bỏ qua, tăng hay giảm mức âm 5 dB là cảm nhận được, và việc tăng hay giảm 10 dB sẽ làm tăng gấp đôi hay giảm đi một nửa mức âm đó Chẳng hạn, nếu chúng ta chọn mức ồn tham khảo là 60 dB, như vậy mức ồn 70 dB sẽ gây ra tiếng ồn lớn gấp đôi Tuy nhiên một mức ồn lớn hay nhỏ hơn 15 dB lại gây ra tiếng ồn lớn gấp đôi hay nhỏ hơn một nửa, chứ không phải do mức ồn lớn hay nhỏ hơn 20 dB theo như quy luật đã đề cập ở trên Tương ứng với điều đó, sự gia tăng mức ồn từ 60 dB lên 80 dB sẽ gây ra tiếng ồn tăng gấp 4 lần

Mức độ nhận biết của âm thanh được xác định dựa vào tiếng ồn Tiếng ồn là một hàm sơ cấp của những thông số như cường độ, tần số, và thời gian Có nhiều phương thức

để ước lượng mức độ ồn bằng những đo lường vật lý

Noise (ồn) trong tiếng Anh có nguồn gốc Latinh là NOXIA, nghĩa là tổn thương hoặc đau đớn

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người ta làm việc và nghỉ ngơi

Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tác dụng kích thích quá mức, hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở con người hoạt động và nghỉ ngơi đều bị coi là tiếng ồn

Như vậy, theo định nghĩa đó, khái niệm về tiếng ồn là có tính chất ước lệ

1.2 Đơn vị tiếng ồn

Đơn vị tiếng ồn hay còn gọi là đơn vị âm thanh là dB: là thang đo logarit, còn gọi là mức cường độ âm, gọi tắt là mức âm

Trang 7

L = 10lgIo

I [dB]

110 decibel Trong môi trường yên tĩnh, tiếng ồn ở mức 50 decibel hay ít hơn Ở 80 decibel tiếng ồn trở nên khó chịu ( gây phiền nhiễu, annoying) Vậy mà ở thành phố, con người thường phải chịu đến mức 110 decibel hay hơn, như gần các máy dập kim loại, sân bay, discotheque (Dasmann, 1984) Các mức độ tiếng ồn khác nhau có thể gây các phản ứng khác nhau cho người

Bảng 1: Bảng mức độ tiếng ồn và phản ứng của người

150

130 Giới hạn tối đa của tiếng nói

120 Tiếng nổ động cơ phản lực cách 200

ft

110

DiscothegueKèn xe hơi cách 3ftMáy đập kim loại

100 Tiếng nổ phản lực cơ cách 2000 ft

Xe tải nặng cách 50 ft Hại thính giác (8 giờ)

70 Tiếng thắng xe lửa cách 50 ft

Lưu thông trên xa lộ cách 50ft nghe điện thoại

60 Máy điều hoà không khí cách 20 ft Gây chú ý (Intrusive)

Trang 8

Nguồn: Hội đồng Chất lượng môi trường Hoa Kỳ (1970) trong Dasmann (1984)

Tiếng ồn trong xã hội hiện đại: tiếng gầm rú của máy bay, tiềng ầm ầm của xe tải chất đầy hàng, tiếng va đập ồn ào của máy móc Sự ồn ào chẳng những gây khó chịu mà còn phá hoại sức khỏe và ngày càng thậm tệ hơn theo sự mở mang kinh tế

1.3 Cơ quan tiếp nhận âm thanh

Cơ quan tiếp nhận âm thanh là tai, tai người cấu tạo gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong được mô tả như hình sau:

Hình 1: Cấu tạo tai người

Tai ngoài có vành tai phần duy nhất có thể nhìn thấy từ phía ngoài và ống nghe Vành tai (hay còn gọi là loa tai) hoạt động giống như một chiếc anten parabon, hướng âm thanh vào trong ống nghe Âm thanh sẽ đi qua màng nhĩ nằm ở loái vào tai giữa Tai giữa nằm trên xương thái dương, thông với khoang mũi qua vòi Ot-tat Đó chính là lý do tại sao áp suất tại tai giữa luôn cân bằng với áp suất bên ngoài, và những áp suất bên ngoài sẽ tạo nên những tiếng “lạch tạch” trong tai giữa Âm thanh này chỉ kết thúc khi áp suất bên trong và bên ngoài cân bằng Âm thanh đi qua màng nhĩ tới một cửa sổ hình elip của tai trong và được truyền đi nhờ 3 xương có kích thích bé nhất trong cơ thể con người đó là: xương đe, xương búa và xương bàn đạp những xương này chuyển động được là nhờ các day cơ có kích thước vo cùng nhỏ bé Và ở tai trong, mọi rung động điều được chuyển thành tín hiệu thần kinh và chuyển lên bộ não sử lý

Trang 9

Các tế bào thụ cảm thính giác là các tế bào có tiêm mao nằm chen giửa các tế bào điệm tạo thành cơ quan coocti (tương ứng với tế bào nón và tế bào que trong màng lưới của

tế bào mắt) các tế bào thụ cảm thính giác gồm 4-5 dãy: 1 dãy trong và 3-4 dãy ngoài, chạy suốt dọc màng cơ sở Tùy theo âm cao (thanh), thấp (trầm) hay to, nhỏ mà các tế bào thụ cảm thính giác ở các vùng khác nhau trên cơ quan coocti bị hưng phấn

Các âm cao gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác ở đoạn gần cửa bầu, còn các

âm thấp gây hưng phấn mạnh các tế bào thụ cảm thính giác ở gần đỉnh ốc tai theo cơ chế cộng hưởng âm Ở gần cửa bầu dây chắng ngang trên màng cơ sở ngắn sẽ cộng hưởng với

âm thanh (có tần số cao), còn càng xa cửa bầu các dây chắng ngang trên màng cơ sở càng dài

và cộng hưởng với âm có tần số càng giảm Các dây dài nhất ở đỉnh ốc tai tiếp nhận các âm trầm (tần số thấp)

Đối với các âm nhỏ (yếu) hoặc to (mạnh) sẽ gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác khác nhau trong cùng một dãy, vì ngưỡng kích thích thấp sẽ cho cảm giác âm nhỏ, còn các tế bào có ngưỡng kích thích cao sẽ cho cảm giác về âm to (mạnh)

Khi các tế bào thụ cảm thính giác bị hưng phấn sẽ làm suất hiện xung thần kinh theo dây thần nảo số về trung khu thính giác ở vùng thái dương, phân tích để cho ta cảm giác về các sống âm thanh mà tai thu được (cao, thấp, nhỏ, to)

2 PHÂN LOẠI CÁC NGUỒN ỒN

Tiếng ồn là tất cả những âm thanh gây cho chúng ta cảm giác khó chịu, quấy rầy điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và cảm nhận âm thanh của con người Tiếng ồn rất đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác nhau

2.1 Phân loại theo vị trí nguồn ồn

Tiếng ồn trong nhà:

Những tiếng ồn do chính con người và các thiết bị phục vụ đời sống vật chất - tinh thần của con người tạo ra, chẳng hạn tiếng nói, tiếng bước chân đi lại, tiếng radio, tivi và các máy móc thiết bị khác, tiếng ồn phát ra từ thang máy, những đường ống dẫn nước

Tiếng ồn bên ngoài nhà:

Tiếng ồn tạo ra do các phương tiện giao thông vận tải, các sân vận động, sân chơi thiếu nhi, các điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, các hoạt động trên đường phố, các nhà máy

Trang 10

Tiếng ồn kết cấu (hay vật liệu):

Tiếng ồn lan truyền trong các kết cấu nhà cửa hay trong các vật chất ở thể rắn nói chung; nguồn gốc của nó có thể là tiếng ồn khí động hay tiếng ồn va chạm

2.3 Theo thời gian tác dụng của tiếng ồn

- Tiếng ồn ngắt quãng: mỗi tác động ồn kéo dài trên 1 giây xen kẽ quãng nghỉ

- Tiếng ồn xung: nếu mỗi tác động ồn kéo dài không quá 1 giây

2.4 Phân loại theo quan điểm môi trường

Do nguồn ngốc tự nhiên như là hoạt động của núi lửa và động đất Tuy nhiên đây chỉ

là nguyên nhân thứ yếu mà thôi Bởi do chỉ lúc nào có động đất và núi lửa thì lúc đó mới có tiếng ồn xuất hiện và nó chỉ gây ảnh hưởng cho những người sống gần khu vực đó Mặc khác đây không phải là tiếng ồn có tính chu kỳ mà nó chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên

3 NGUYÊN NHÂN

3.1 Tiếng ồn cơ khí, từ các nhà máy công nghiệp

Ngành công nghiệp chế tạo máy là nguồn gốc gây ra những vấn đề nghiêm trọng về tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ công nhân làm việc trong lĩnh vực này Nó gây ra mức ồn cao ngay cả bên trong và bên ngoài khu vực nhà máy Ở những nước công nghiệp, ước lượng có khoảng 15 20% số công nhân hoặc nhiều hơn bị ảnh hưởng bởi mức ồn từ 75

85 dBA Nguồn ồn này phụ thuộc vào loại máy móc thiết bị và sẽ tăng lên theo công suất của máy Những loại thiết bị chuyển động quay quanh trục và chuyển động tay quay (pitton) phát

ra những âm thanh dễ nghe, không khí di chuyển trong thiết bị có xu hướng phát ra âm thanh trên một chuỗi tần số rộng Những mức ồn cao hơn được tạo ra trong những thiết bị hoặc dòng khí lưu thông với tốc độ cao (quạt, van xả khí nén) hoặc những hệ máy móc tác động (máy nghiền, máy cắt đường, máy điều hòa)

Trang 11

Hình 2 Tiếng ồn trong sản xuất

Trong những khu công nghiệp, tiếng ồn phát ra từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có những nguồn tự nhiên Những tiếng ồn có nguồn gốc nhân tạo là các máy móc, có thể gây ra những xung động khó chịu bằng cách tạo ra những âm thanh tạm thời Với những máy sinh

ra luồng không khí chuyển động thường phát ra tiếng ồn ở tần số thấp Loại tiếng ồn này ít bị hấp thụ bởi vách tường hoặc những cấu trúc khác và nó có thể lan truyền rất xa với mức tiêu hao năng lượng rất thấp

Ở những khu dân cư, tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các thiết bị sinh hoạt hàng ngày (máy sưởi, hệ thống thông gió, giao thông), tiếng nói, âm nhạc, và nhiều nguồn âm khác đến từ láng giềng Tương ứng với tần số thấp, hệ thống thông gió trong các khu dân cư phát ra nguồn ồn ở mức thấp lẫn mức trung bình

Trong một nhà máy, các máy móc hoạt động tốt nhất là không gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến những cộng đồng xung quanh Ðể làm được điều đó, mô hình các nhà máy và loại thiết bị ít ồn được khuyến khích, hoặc bố trí khu vực nhà máy sản xuất tách biệt với các khu dân cư nhạy cảm với tiếng ồn Ngoài ra có thể hạn chế thời gian vận hành máy móc thiết bị của các nhà máy

Bảng 2: Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp

Trang 12

3.2 Tiếng ồn do giao thông đường bộ

Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến, mỗi xe khi vận chuyển trên đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt động, tiếng còi, ống xả, tiếng rít phanh và sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên Sau đây minh hoạ tiếng ồn do một số phương tiện giao thông gây nên:

Bảng 3: Mức ồn của một số phương tiện giao thông

LOẠI PHƯƠNG TIỆN MỨC ỒN LOẠI PHƯƠNG TIỆN MỨC ỒN

Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn, tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau Riêng đối với nước ta, còn tồn tại nhiều phương tiện lạc hậu, kém chất lượng gây ra tiếng ồn lớn

Trong giao thông còn phải kể đến tiếng ồn do máy bay, tiếng ồn này không thường xuyên nhưng gây ra rất lớn cho khu vực dân cư gần sân bay, đặc biệt lúc máy bay cất cánh và

hạ cánh Hiện nay việc giải quyết vấn đề tiếng ồn do máy bay gây nên rất phức tạp, nên tạm thời sân bay thường đưa ra xa khu dân cư mới giảm bớt được tiếng ồn do nó gây nên

3.3 Tiếng ồn trong xây dựng, thực hiện công việc công cộng và tiếng ồn quân sự

Xây dựng công trình là những công việc phát tán nguồn ồn, từ hoạt động của cần cẩu, máy trộn xi măng, máy hàn, búa đóng, máy khoan và nhiều hoạt động khác nữa Các thiết bị dùng trong xây dựng thường gây ồn và ít được bảo trì, và việc tổ chức xây dựng cũng thường tạo ra môi trường ồn ào

Những công việc phục vụ công cộng như quét dọn vệ sinh, hốt đổ rác cũng gây ra tiếng ồn vì thường hoạt động vào những thời điểm nhạy cảm trong ngày

Ngoài ra các hoạt động quân sự cũng gây ra tiếng ồn, chẳng hạn như di chuyển xe tăng, máy bay phản lực, những khẩu pháo lớn nhỏ Nguồn ồn này tương đối đặc biệt, chẳng hạn nếu so sánh với các loại máy bay dân dụng khi huấn luyện cất và hạ cánh

3.4 Tiếng ồn từ hệ thống tiện ích nhà ở

Các hệ thống phục vụ tiện ích trong những ngôi nhà sẽ ảnh hưởng đến cư dân sinh sống bên trong và ngoài ngôi nhà Chẳng hạn hệ thống thông gió và điều hoà không khí, hệ thống các đường ống, bơm thoát nhiệt, đều tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Tiếng ồn đến từ những láng giềng của chúng ta là một trong những nguồn ồn không mong muốn Và mức độ ảnh hưởng sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu thiếu sự săn sóc bảo trì các thiết bị gia đình như máy hút bụi, máy giặt, máy cắt cỏ Và nếu láng giềng của bạn là người thích các hoạt động xã hội, bạn sẽ càng bị quấy rầy hơn với các buổi tiệc hoặc họp mặt của họ

Bảng 4 Mức ồn trong sinh hoạt của con người

Trang 13

3.5 Tiếng ồn từ các hoạt động giải trí

Theo đà phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều hoạt động giải trí sử dụng đến các máy móc thiết bị, chẳng hạn đua xe mô tô, xe lướt sóng, lướt ván nước, xe trượt tuyết gây

ồn ào cho môi trường hơn trước kia Thú vui săn bắn cũng quấy nhiễu dân cư sinh sống trong khu vực, thậm chí chơi tennis hoặc tiếng chuông nhà thờ cũng gây phiền toái

Các buổi hòa nhạc disco hoặc nhạc rock luôn vượt quá ngưỡng nghe cho phép (cả bên trong lẫn bên ngoài) Một điều cần chú ý đến khi xây dựng nhà cửa là các vách chắn phải có khả năng giới hạn tiếng ồn xâm nhập vào không gian riêng tư của chúng ta Tuy nhiên điều

đó cũng khó thực hiện được

3.6 Tiếng ồn do máy bay siêu thanh

Một chiếc máy bay nếu bay vượt quá vận tốc âm thanh sẽ tạo hiện tượng va chạm sóng âm - sonic boom Khi đó hành khách trên máy bay sẽ có cảm giác được nâng lên - hạ xuống - nâng lên đột ngột kèm theo một tiếng nổ rất to Những dao động sóng này được ghi nhận riêng biệt và gọi là sóng N Hiện tượng va chạm sóng âm với cường độ cao có thể gây nguy

Hiện tượng “sonic boom” phụ thuộc vào tầm bay cũng như vào công suất máy bay Một máy bay siêu thanh ở độ cao 50 km khi gây ra hiện tượng “sonic boom” có thể nghe được từ mặt đất (C.H.E Warren, 1972)

3.7 Tiếng ồn do máy bay

Trang 14

Hình 3 Mức ồn do máy bay phản lực gây ra ở độ cao 300 m

a) Ðặc điểm

Kể từ khi được phát minh, máy bay là nguyên nhân gây ra tiếng ồn từ 20 30 năm trở lại đây Ðầu tiên là loại máy bay phản lực tua bin đã làm dâng lên sự phản ứng của cộng đồng chống lại ngành hàng không thương mại và hàng không quân sự Nhiều nghiên cứu cho rằng tiếng ồn do máy bay gây ra cao hơn các loại tiếng ồn khác (B Berglund, Lindvall & Nordin, 1990) Ngày nay tiếng ồn phát ra từ động cơ của các loại máy bay phản lực mới đã được giảm bớt nhờ vào cánh quạt làm giảm vận tốc dòng không khí qua tua bin Tuy nhiên bản thân cánh quạt lại gây ra nguồn ồn trong quá trình máy bay hạ hoặc cất cánh nếu không được bố trí các bộ lọc âm trên nắp đậy cánh quạt

Nhìn chung các máy bay nếu càng lớn và nặng sẽ tạo ra nguồn ồn lớn hơn Các loại máy bay nhỏ như loại dành cho các doanh nghiệp, loại bay huấn luyện, và cho mục đích giải trí cũng gây ra nguồn ồn quấy rầy khu vực dân cư xung quanh Những sân bay có lưu thông loại máy bay trực thăng sẽ đặc biệt gây ồn ào

Cần phân biệt hai khái niệm:

- Tiếng ồn máy bay: tiếng ồn ở dưới mặt đất khi máy bay bay qua Nếu tuyến bay thường xuyên bay ngang qua khu vực dân cư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nơi đó

- Tiếng ồn quanh sân bay: thường phát triển theo hướng đường băng cất và hạ cánh của máy bay (theo hường song song và vuông góc với chúng) Khi nghiên cứu quy luật lan truyền tiếng ồn từ đường băng, chúng ta có thể xác định vùng đệm cách ly để bảo vệ cho các khu dân cư xung quanh sân bay

Tiếng ồn máy bay có những đặc điểm khác với các nguồn ồn đã trình bày ở trước (về tần số, thời gian tác dụng, ảnh hưởng đến người dân ) Vì vậy phương pháp đánh giá, tiêu chuẩn của tiếng ồn loại này cũng khác các cách đã biết

Hiện nay trên thế giới phổ biến hai loại đơn vị đánh giá tiếng ồn máy bay:

- Ðơn vị PN, dB (Perceived Noise - tiếng ồn cảm nhận): dựa trên cơ sở đánh giá cảm giác khó chịu của tiếng ồn máy bay (loại tiếng ồn chứa nhiều tần số cao) đối với người dân Ðơn vị PN xác định theo công thức:

PN, dB = dB(D) + 7

Trang 15

trong đó : dB(D) là mức ồn đo theo thang hiệu chỉnh D của máy đo.

- Ðơn vị dBA: mức âm đo theo thang hiệu chỉnh A của máy đo

Phân tích ảnh hưởng của tiếng ồn máy bay đối với người dân theo hai loại đơn vị đo, mức âm theo thang hiệu chỉnh A phù hợp hơn với sự cảm thụ tiếng ồn máy bay ngoài trời của người dân Vì vậy Phạm Ðức Nguyên, 2000 đề nghị sử dụng đơn vị mức âm theo hiệu chỉnh

A để đánh giá tiếng ồn máy bay

b) Phương pháp đánh giá

Ðể đánh giá tiếng ồn của máy bay về đặc điểm tiếng ồn và ảnh hưởng quấy nhiễu của

nó đối với người dân, thông thường sử dụng hai thông số:

- Mức ồn cực đại của một chuyến bay LAmax (dBA)

- Mức ồn tương đương trong suốt thời gian ban ngày (chẳng hạn từ 6 giờ đến 22 giờ) và ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ) có xét đến số lần máy bay bay qua và mức ồn của nóCác nghiên cứu về ảnh hưởng tiếng ồn máy bay đối vơi dân cư cho thấy:

- Theo mức âm cực đại LAmax:

LAmax = 75 ÷ 77 dBA: không gây ảnh hưởng đến khu dân cư

LAmax = 80 ÷ 85 dBA: có 38 ÷ 49% người dân phàn nàn khó chịu

LAmax = 90 ÷ 100 dBA: có 65 ÷ 92% dân cư phản ứng mạnh

- Theo mức âm tương đương LAtd:

LAtd = 62 dBA (ban ngày), và 52 dBA (ban đêm): không gây ảnh hưởng đến dân cư

4 TÁC HẠI

Tiếng ồn không phải lúc nào cũng có hại cho con người Nếu tiếng ồn ở mức thấp khoảng 10 20 dB sẽ tạo nên môi trường bình thường quen thuộc và tạo được sự cân bằng cho

hệ thống thần kinh của chúng ta

Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của con người

Tiếng ồn 50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc Tiếng

ồn 70dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động

Tiếng ồn 90dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh

Âm thanh mà con người cảm thụ được thông qua tai nhưng tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tai mà còn gây nhiều thay đổi xấu trên nhiều cơ quan và bộ máy khác của

cơ thể Ảnh hưởng xấu của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào mức và phổ tiếng ồn, thời gian tác dụng của nó trong một ngày, quá trình con người tiếp xúc với tiếng ồn, phụ thuộc lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của mỗi người

Khi chịu tác động của tiếng ồn, độ nhạy cảm của tai giảm xuống và ngưỡng nghe tăng lên Hiện tượng này gọi là sự thích nghi của tai, đó là một phản ứng tự vệ của cơ thể chống lại tiếng ồn Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm sẽ hồi phục lại rất nhanh (sau 2 3 phút) Tuy nhiên sự thích nghi của tai chỉ có mức độ nhất định Tác dụng kéo dài của

Trang 16

tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, nhất là ở các tần số cao và thời gian hồi phục từ vài giờ đến vài ngày, đồng thời tai xuất hiện cảm giác mệt mỏi Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần tai sẽ mất dần khả năng hồi phục, sau một thời gian sẽ phát triển thành những bệnh

lý gây thoái hóa trong tai, dẫn đến bệnh nặng tai và gây điếc

Như vậy khi tai cảm thấy mệt mỏi là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự phát triển của bệnh nặng tai và bệnh điếc Theo số liệu của WHO:

- Tiếp xúc lâu dài với mức âm tương đương 80 dBA trong một ca làm việc (8 giờ) chưa gây ra bệnh điếc nghề nghiệp

- Nếu mức âm 85 dBA sẽ có 10% công nhân bị điếc sau 40 năm tiếp xúc

- Mức âm 90 dBA sẽ có 10% công nhân bị điếc sau 10 năm tiếp xúc và 16% sau 20 năm tiếp xúc

- Mức âm 95 dBA sẽ có 17% công nhân bị điếc sau 10 năm tiếp xúc và 28% sau 20 năm tiếp xúc

- Mức 100 dBA có 12% công nhân bị điếc sau 5 năm, 29% sau 10 năm và 42% sau 20 năm tiếp xúc

Nhiều nghiên cứu thống kê đi đến kết luận rằng tiếng ồn của các thành phố lớn là nguyên nhân làm giảm độ thính của tai và tăng số người bị bệnh nặng tai Chẳng hạn ở các vùng nông thôn của Pháp nếu cứ 100.000 dân có 20 30 người mắc bệnh nặng tai thì ở các thành phố lớn lên đến 100 120 người Ở Mỹ năm 1967 có 11 triệu người lớn và 3 triệu trẻ em thành phố được chẩn đoán mất thính giác

Có thể liệt kê ra những tác hại chính của tiếng ồn như sau:

4.1 Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ

Giấc ngủ thường bị đánh thức khi có tiếng ồn bất ngờ gây nên, con người sẽ không có giác ngủ ngon khi có nguồn ồn thường xuyên quấy nhiễu bên cạnh, lúc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và năng suất công việc của ngày hôm sau, con người sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không tỉnh táo để sẵn sàng cho công việc của một ngày mới Theo thống kê của ngành y tế cho thấy lượng thuốc an thần, thuốc ngủ được sử dụng tính trên đầu người ở khu vực gần sân bay và các đường giao thông lớn gấp 2-3 lần so với khu vực không bị ô nhiễm tiếng ồn

4.2 Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ

Cơ chế của sự giảm hoặc mất thính lực là do sự tổn thương các nhung mao ở xoắn tai Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào Một chuỗi tiếng động liên tiếp với độ lớn 85 decibels có thể làm giảm thính lực Đây có thể là âm thanh của một pha hỗn độn giao thông Một bản nhạc rock (sẽ có âm lượng 110 – 120 decibels), MP3 cũng thế Những âm lượng như thế này góp phần làm mất thính lực ở thanh niên Bạn không nên để cho tai bạn tiếp xúc với tiếng ồn 85 decibels hơn 1 giờ đồng hồ mỗi ngày

Nếu tiếp xúc nhiều với tiếng ồn sẽ tạo ra tâm lý rất nặng nề cho cơ thể con người, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp; gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh lý, bệnh lý và suy nhược thần kinh, tim mạch, nội tiết, Lúc này con

Trang 17

người thường mệt mỏi, sinh cáu kỉnh, giảm trí nhớ, run mi mắt và phản xạ xương khớp giảm Tiếng ồn càng mạnh (từ 120dB trở lên) có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí thủng màng nhĩ.

Năm 1999, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra những dữ kiện cho thấy có sự liên

hệ giữa cao huyết áp và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn khoảng 67 - 70dB Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nếu âm lượng trên 50dB lúc đêm cũng có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) do cơ thể sản xuất quá nhiều và liên tục cortisol Những âm thanh gây ra từ động cơ xe, tiếng còi xe làm co mạch máu khiến huyết áp tăng do tiếng ồn làm tăng adrenaline và làm co mạch máu (vasoconstriction)

4.3 Tiếng ồn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc

Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm một cách đáng kể khả năng tập trung của người lao động, độ chính xác của công việc sẽ giảm, sai sót trong công việc và sản xuất tăng cao, phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động Thực tế năng suất lao động sẽ giảm

từ 20 ÷ 40%

4.4 Tiếng ồn ảnh hưởng đến trao đổi thông tin

Thông tin thường bị tiếng ồn gây nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác của thông tin nhận được sẽ không cao ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất sinh hoạt của con người; do vậy trong trao đổi thông tin cần phải quy định giới hạn tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh hưởng do tiếng ồn gây ra

4.5 Ảnh hưởng đến sinh vật trong môi trường

Sự ô nhiểm tiếng ồn không những ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tinh thần, khả năng làm việc, vui chơi giải trí đối với con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động vật khi tiếp xúc với tiếng ồn to, tần số cao và trong thời gian dài

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng với tần số thấp do các tàu Hải quân và tàu thăm dò dầu tạo ra đã dẩn đến cái chết của loài cá voi cũng như nhiều loài sinh vật biển khác Và mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng để chứng minh được rằng loài mực khổng lồ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm tiếng ồn

Nguyên nhân là do các loài cá voi, cá heo, và các loài động vật có vú khác ở biển hầu như dựa vào âm thanh để giao tiếp và định hướng nên những tiếng ồn sẽ khiến chúng bị

“điếc”, mất phương hướng, tự mắc cạn trên bờ rồi chết hay bị chết do thương tổn não bộ Những trường hợp thương tâm như vậy đã được phát hiện từ hơn một thập kỷ qua Cũng theo một nghiên cứu của các giáo sư đại học kĩ thuật Catalonia tại Barcelona, khi nghiên cứu được thực hiện trên 87 cá thể thuộc 4 loài động vật thân mềm: hai loài mực ống, một loài bạch tuộc, một loài mực nang Trong 2h chúng được nghe âm thanh với cường độ mạnh từ 157-175dBA tần số 50-400Hz (đây là loại tiếng ồn thường thấy trên biển do cuộc thử nghiệm của các tàu ngầm quân sự hay hoạt động dò tìm giếng dầu hoặc khí tự nhiên) Tất cả chúng đều

có dấu hiệu tổn thương trên mô của túi thăng bằng và càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu chúng sống sót, đồng thời nguy cơ tử vong sau đó rất cao do không xác định được phương hướng sẽ khiến chúng đi lạc vào khu vục sâu dưới đáy biển và bị tác động bởi sự chênh lệch nhiệt độ nơi đó

Trang 18

Một phát hiện mới được đưa ra của các giáo sư đại học Úc là tiếng ồn của máy bay cũng ảnh hưởng đến các loài động vật có vú, theo đó họ đã tạo ra một bản đồ tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh, tới sự di chuyển và hành vi thường ngày của chúng.

5 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

5.1 Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn

Thường công nhân làm việc trong nhà máy phải chịu đựng mức ồn rất cao, do vậy cần phải có biện pháp khắc phục tiếng ồn ngay tại nguồn, phương pháp này không những giảm được tác hại của tiếng ồn đến công nhân làm việc trong nhà máy mà còn giảm được tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh Vì thế cần phải chú trọng làm tốt ngay từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt cho đến khâu vận hành và sử dụng, bảo dưỡng các máy móc thiết bị Cụ thể, cần sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại gây ít tiếng ồn, hiện đại hoá quá trình công nghệ và thiết bị, giảm bớt số lượng công nhân làm việc trong môi trường ồn, giảm thời gian lưu lại làm việc trong đó

Để giảm tiếng ồn do chấn động gây nên đối với máy móc thiết bị cần sử dụng các gối

đỡ bệ máy có lò xo, hoặc cao su có tính đàn hồi cao

5.2 Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm

Thiết bị tiêu âm là các hộp rỗng đựng xốp, xơ dừa, nó sẽ biến năng lượng âm thành năng lượng nhiệt, năng lượng cơ hoặc dạng năng lượng khác

Khả năng hút âm của vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào tính xốp của vật liệu, vật liệu càng xốp thì hút âm càng tốt Do vậy trong công nghiệp, để giảm tiếng ồn phát tán ra bên ngoài người ta thường treo các thiết bị tiêu âm ngay tại nguồn gây ồn

5.3 Phương pháp thông tin giáo dục con người

Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết được các tác hại của tiếng ồn và phải có trách nhiệm trong vấn đề tiếng ồn do mình gây nên, tăng thêm ý thức tự giác, ý thức tôn trọng người khác, đảm bảo trật tự yên tĩnh trong mọi lúc mọi nơi nhằm tăng hiệu quả công việc, đảm bảo sức khoẻ và chất lượng môi trường sống

5.4 Quy hoạch hợp lý

Hiện nay tiếng ồn trong đô thị thường lan truyền trong không gian, do vậy cần phải có biện pháp qui hoạch kiến trúc hợp lý để nhằm giảm tiếng ồn nơi con người sinh sống Giữa nguồn gây ồn và khu dân cư cần phải có lớp đệm, có giải cây xanh cách ly (trồng cây 2 bên đường và xung quanh khu công nghiệp) và phải có khoảng cách thích hợp giữa nguồn gây ồn với nơi sinh hoạt của con người, tiếng ồn sẽ giảm đi 6dB khi tăng khoảng cách lên gấp đôi.Riêng đối với cây xanh, sóng âm khi truyền qua sẽ bị phản xạ đi, phản xạ lại nhiều lần làm giảm năng lượng âm một cách đáng kể Các dải cây xanh rộng từ 10 ÷ 15m có thể giảm tiếng ồn từ 15 ÷ 18dB Khả năng giảm tiếng ồn của cây xanh không những phụ thuộc loại cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí cây, phối hợp các loại cây có tán, có lùm, các khóm cây, bụi cây Khi qui hoạch nhà máy cần sắp xếp để hướng gió chính thổi từ khu nhà ở tới khu nhà máy Khu công nghiệp thường phải khoanh vùng, tập trung đặt cuối hướng gió để tiện cho việc giải quyết tiếng ồn và vấn đề môi trường

Ngày đăng: 30/04/2017, 12:26

w