1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH MXK Phương Mai

80 396 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đã trở thành nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu, là cái đích cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi. Kể từ ngày thành lập đến nay, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn đơn vị chủ quảnCông ty may xuất khẩu Phương Mai đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt được những bước tiến nhất định. Thành tích đó là những kết quả của những mục tiêu, chính sách đầu tư đúng đắn mà mục tiêu hàng đầu như mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lợi nhuận và lợi nhuận phải tăng theo các năm. Với mục tiêu nghiên cứu về vấn đề lợi nhuận và xuất phát từ tầm quan trọng của lợi nhuận tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp để nâng cao lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai” làm luận văn tốt nghiệp. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm, nguồn gốc lợi nhuận doanh nghiệp Tuỳ theo quan điểm và góc độ xem xét, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về lợi nhuận: Các nhà kinh tế học cổ điển trước K.Mark cho rằng: “ Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”. Theo Ađam Smith, lợi nhuận là “ khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động. Còn theo David Ricardo, lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công. K.Mark thì khẳng định: “ Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hóa, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”. Các nhà kinh tế học tư sản hiện đại như P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus lại cho rằng: “ Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi”, hay nói cách khác: “ Lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của một doanh nghiệp và tổng chi phí”. Như vậy, xét về mặt lượng các định nghĩa đều thống nhất rằng: Lợi nhuận là số thu dôi ra so với chi phí đã bỏ ra. Từ góc độ doanh nghiệp có thể thấy rằng: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Nguồn gốc của lợi nhuận cũng là một chủ đề được các nhà kinh tế học tranh cãi. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “ Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông. Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt”. Chủ nghĩa trọng nông lại khẳng định: “ Nguồn gốc sự giàu có của xã hội là thu nhập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp”. Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là Adam Smith lại cho rằng: “ Lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản”. Ông đã không thấy được sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư nên đã tuyên bố: “ Lợi nhuận chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư”. Còn D.Ricardo lại không biết đến giá trị thặng dư. Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, kết hợp với phương pháp nghiên cứu biện chứng duy vật, K.Mark đã xây dựng thành công lý luận về hàng hoá sức lao động – cơ sở để xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, đi đến kết luận: “ Giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, mang hình thái biến tướng là lợi nhuận”. Kinh tế học hiện đại dựa trên quan điểm của các trường phái và sự phân tích thực tế thì kết luận rằng nguồn gốc của lợi nhuận doanh nghiệp gồm: thu nhập mặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinh doanh; phần thưởng cho sự mạo hiểm, sáng tạo đổi mới trong doanh nghiệp và thu nhập độc quyền. Như vậy từ trên ta có thể thấy rằng: lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại được hay không điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không

L L U U Ậ Ậ N N V V Ă Ă N N T T Ố Ố T T N N G G H H I I Ệ Ệ P P T T H H Ự Ự C C T T R R Ạ Ạ N N G G V V À À G G I I Ả Ả I I P P H H Á Á P P N N Â Â N N G G C C A A O O L L Ợ Ợ I I N N H H U U Ậ Ậ N N T T Ạ Ạ I I C C Ô Ô N N G G T T Y Y T T N N H H H H M M X X K K P P H H Ư Ư Ơ Ơ N N G G M M A A I I

Ngày đăng: 02/09/2014, 15:10

Xem thêm: Thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH MXK Phương Mai

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w