1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo Cáo Phân Tích Chuỗi Giá Trị Các Sản Phẩm Chuối Và Ngô Huyện Thuận Bắc

82 522 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sinh kế củangười dân đặc biệt là người đồng bào tại tỉnh Ninh Thuận.Trong đó huyện Thuận Bắc là huyện Trung du miền núi, thu

Trang 1

UBND TỈNH NINH THUẬN

KS Nguyễn Dũng Tiến

CN Nguyễn Thị Khánh Huyền

Ninh Thuận, tháng 11 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU (BỔ SUNG) CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN CỦA HUYỆN THUẬN BẮC 2

3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

4.1 P HƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 5

4.2 P HƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 6

4.3 C ÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 7

5 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 8

5.1 Đ IỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN T HUẬN B ẮC 8

5.2T ÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN T HUẬN B ẮC 8

PHẦN 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI 12

1 KẾT QUẢ LỰA CHỌN NGÀNH HÀNG PHÂN TÍCH CHUỖI 12

2 KẾT QỦA PHÂN TÍCH CÁC CHUỖI SẢN PHẨM ĐÃ LỰA CHỌN 14

2.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NGÔ 14

2.1.1 Tình hình chung sản xuất ngô của huyện Thuận Bắc ……… 14

2.1.2 Mô tả chuỗi sản phẩm ngô nếp (địa phương) huyện Thuận Bắc……… 16

2.1.3 Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngô ……… 18

2.1.4 Phân tích mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô……… 25

2.1.5 Phân tích giá trị chuỗi sản phẩm ngô ……… 27

2.1.6 Tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ, người nghèo và đồng bào DTTS……… 32

2.1.7 Những cản trở và thách thức (SWOT) ………33

2.1.8 Khó khăn /nút thắt của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngô ………35

2.1.9 Kết luận và đề nghị ………36

2.1.9.1 Kết luận ………36

2.1.9.2 Đề xuất các giải pháp ……… 37

2.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI 38

2.2.1 Tình hình chung về sản xuất chuối huyện Thuận Bắc ……….38

2.2.2 Mô tả chuỗi sản phẩm chuối ………40

2.2.3 Phân tích tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm chuối ……… 43

2.2.4 Phân tích mối liên kết giữa các nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm chuối ………47

2.2.5 Phân tích giá trị chuỗi sản phẩm chuối ………47

2.2.6 Tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ, người nghèo và đồng bào DTTS ……….52

2.2.7 Những cản trở và thách thức (SWOT) ………53

2.2.8 Khó khăn /nút thắt của các tác nhân trong chuỗi giá trị chuối ………54

2.2.9.1 Kết luận ……….55

2.2.9.2 Đề xuất các giải pháp……… 57

PHẦN 3: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CẤP CÁC CHUỖI SẢN PHẨM 58

3.1 Đ Ề XUẤT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NGÔ 58

3.1.1 Mục tiêu chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngô 58 3.1.2 C Ơ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM 58

3.1.3 Kế hoạch hành động nâng câp chuỗi giá trị sản phẩm ngô 58 3.2Đ Ề XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI 65

3.2.1 Mục tiêu chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị chuối 65 3.2.2 C Ơ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI 65

3.2.3 Kế hoạch hành động nâng câp chuỗi giá trị sản phẩm chuối 65 PHỤ LỤC 70

ii

Trang 3

B ẢNG 1 T ÌNH HÌNH THAM GIA CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÁC XÃ HUYỆN T HUẬN B ẮC 70

B ẢNG 2 T ỔNG HỢP SỐ CHUỖI THAM GIA CỦA CÁC XÃ HUYỆN T HUẬN B ẮC 70

B ẢNG 3 T ÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC XÃ THAM GIA CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN 70

B ẢNG 4 D IỄN BIẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHUỐI CỦA CÁC XÃ QUA CÁC NĂM 70

B ẢNG 5 : D IỄN BIẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ CỦA CÁC XÃ DỰ ÁN QUA CÁC NĂM 71

B ẢNG 8: K ẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM TIỀM NĂNG CỦA HUYỆN T HUẬN B ẮC 73

Bảng 9: Danh sách các cơ sở cung cấp đầu vào và thu mua sản phẩm 1

Danh mục các bảng biểu Biểu đồ 1: Diện tích , năng suất và sản lượng ngô của huyện Thuận Bắc 15

Biểu đồ 2: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô nếp của các nhóm hộ 22

Biểu đồ 3: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của huyện Thuận Bắc 40

Biểu đồ 4: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của các nhóm hộ 45

Bảng 1: Giá trị sản xuất hiện hành và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Thuận Bắc 9

Bảng 2: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản Thuận Bắc 11

Bảng 3: Diện tích gieo trồng một số cây nông nghiệp huyện Thuận Bắc 12

Bảng 4: Kết quả đánh giá các sản phẩm tiềm năng của huyện Thuận Bắc 14

Bảng 5: Đặc điểm của hai loại hình kinh doanh vật tư NN tại huyện Thuận Bắc 20

Bảng 6: Đặc điểm cơ bản của các hộ trồng ngô huyện Thuận Bắc 21

Bảng 7: Đặc điểm nguồn lực của các hộ thu gom nhỏ (cấp xã) 23

Bảng 8: Đặc điểm nguồn lực của các hộ thu gom lớn (cấp huyện) 25

Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất ngô của các hộ thuộc vùng dự án 28

Bảng 10: Hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi sản phẩm ngô nếp 30

Bảng 11: Phân bổ giá trị gia tăng và lợi nhuận thuần của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô huyện Thuận Bắc 31

Bảng 12: Phân tích SWOT sản xuất và tiêu thụ ngô tại huyện Thuận Bắc 35

Bảng 13: Đặc điểm cơ bản của các hộ trồng chuối huyện Thuận Bắc 44

Bảng 14: Đặc điểm nguồn lực của các chủ vựa chuối (huyện/tỉnh) 47

Bảng 15: Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ thuộc vùng dự án 49

Bảng 16:Chí phí, hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi sản phẩm 50

Bảng 17: Phân bổ giá trị gia tăng và lợi nhuận thuần của các tác nhân trong chuỗi sản phẩm chuối huyện Thuận Bắc 52

Bảng 18: Phân tích SWOT sản xuất và tiêu thụ chuối của huyện Thuận Bắc 55

Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị sản phẩm ngô nếp huyện Thuận Bắc 17

Sơ đồ 2: Sự tham gia của người nghèo vào các khâu của chuỗi sản phẩm ngô 33

Sơ đồ 3: Chuỗi giá trị sản phẩm chuối huyện Thuận Bắc 42

Sơ đồ 4: Sự tham gia của người nghèo vào các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm chuối 54

Trang 4

DASU (District Agribusiness Support

Unit) Ban hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện

FFS (Farmer Field Schools) Lớp học cho nông dân trên hiện trườngGAP (Good Agriculture Practices) Thực hành nông nghiệp tốt

IFAD (International Fund For

Agricultural Development) Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế

TOT (Training of trainers) Tập huấn cho tập huấn viên

Trung Tâm KN-KN Trung Tâm Khuyến nông - Khuyến ngưTrung Tâm giống CT và VN Trung Tâm Giống Cây trồng và vật nuôi

iv

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện báo cáo “ Phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm chuối và ngô huyện

Thuận Bắc ” chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban Điều Phối Dự Án

Hỗ Trợ Tam Nông Tỉnh Nình Thuận, Lảnh đạo Sở NN và PTNT, Tổ chuyên đề ChuỗiGiá Trị, Ban Hỗ Trợ Kinh Doanh NN (DASU ) của huyện Thuận Bắc , các Ban ngànhliên quan của tỉnh, các phòng Ban của huyện, Ban Phát triển các xã Lợi Hải, PhướcChiến, Phước Kháng và Bắc Sơn, các đại lý cung cấp đầu vào và các cơ sở thu muasản phẩm nông sản cùng bà con nông dân của các xã vùng dự án

Chúng tôi cảm ơn sâu sắc sự hợp tác của Ban Hỗ Trợ Kinh Doanh NN của huyệnThuận Bắc và đặc biệt là Ban Phát triển xã và nhân dân các xã tham gia dự án đã giúp

đỡ nhóm tư vấn trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa để thu thập thông tin,lựachọn các sản phẩm và xác định các khó khăn tại địa phương

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Ban ĐPDA, Sở NN vàPTNT,Tổ Chuyên Đề chuỗi giá trị thuộc dự án Hỗ Trợ Tam Nông,Trung Tâm KN-KNtỉnh Ninh Thuận đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và tổchức hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu ngắn, số liệu thu thập từ các hộ nông dân và các cơ sở thugom nên độ chính xác bị hạn chế.Chúng tôi đã cố gắng thu thập thông tin từ nhiềunguồn để kiểm tra và xử lý thông tin cho phù hợp.Tuy vậy,vẫn không tránh khỏinhững sai sót rất mong được lượng thứ

Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ quýbáu của các cá nhân và cơ quan đã giúp chúng tôi hoàn thiện báo cáo này

Thay mặt nhóm nghiên cứu,

Trưởng nhóm

Ths Nguyễn Thị Lan

Trang 6

PHẦN 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế trên thế giới nói chung và kinh tếViệt Nam nói riêng rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng các ngành sản xuất côngnghiệp,dịch vụ rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có thì nông nghiệp được biếtđến là một lĩnh vực kinh tế cứu cánh cho nền kinh tế chung.Đầu tư và hỗ trợ vào sảnxuất nông nghiệp đang được chính phủ Việt Nam ủng hộ và có nhiều chương trình dự

án đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần xóa đói giảm nghèocho khu vực nông thôn Trong đó dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn(Tam Nông) là một trong những dự án trọng điểm của chính phủ Việt Nam kết hợp vớiQuỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).Mục tiêu chung của Dự án là chú trọng

hỗ trợ người dân phát triển những mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương tạicác tỉnh Ninh Thuận, Gia Lai và Tuyên Quang

Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sinh kế củangười dân đặc biệt là người đồng bào tại tỉnh Ninh Thuận.Trong đó huyện Thuận Bắc

là huyện Trung du miền núi, thuộc diện nghèo của tỉnh và được ưu tiên tham gia dự

án nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là31.922 ha; dân số đến năm 2012 là 38.884 người, mật độ dân số 122 người/km2.Vớidiện tích đất tương đối rộng, dân số khá đông Thuận Bắc có nhiều tiềm năng và nguồnlực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tiềm lực về Nông – Lâm nghiệp và Thủysản.Trồng trọt là ngành quan trọng trong đó cây ngô và chuối là một trong những câytrồng chủ lực góp phần giảm nghèo của các xã vùng cao của huyện, diện tích gieotrồng ngô chiếm gần 27,2% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện

Ngô và chuối là những cây chủ lực của các xã vùng cao thuộc vùng dự án lý

do là những cây này dễ canh tác đặc biệt phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡngcủa các xã này hơn nữa các cây này không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao nên phù hợpvới khả năng đầu tư và trình độ canh tác của các hộ nghèo, các hộ dân tộc thiểu số.Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích ngườidân đầu tư sản xuất các cây trồng cạn này nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo,dân tộc thiểu số Hàng năm nhiều chương trình, dự án của nhà nước và các tổ chức PhiChính phủ đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn về giống mới , kỹ thuật sản xuất kếthợp với tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống cho người

Trang 7

nghèo, đồng bào thiểu số được thực hiện nhằm phát triển sản xuất các cây chủ lựcnâng cao thu nhập cho người dân địa phương

Mặc dù có những điều kiện thuận lợi như trên nhưng người sản xuất vẫn gặpnhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm Họ chưa thực sự thoát nghèo và làm giàu

từ những cây trồng có tiềm năng này Nguyên nhân nào là trở ngại trong mỗi khâu từsản xuất đến tiêu thụ trong chuỗi giá trị các sản phẩm? Đâu là “điểm nghẽn” quantrọng cho việc nâng cao thu nhập cho người sản xuất ? Nghiên cứu “Phân tích chuỗigiá trị các sản phẩm ” nhằm đưa ra câu trả lời phù hợp và dựa trên cơ sở đó đề xuấtcác giải pháp và kế hoạch hoạt động nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có của địaphương để nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm ưu tiên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội của địa phương, nhằm từng bước giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người nghèo

và người dân tộc thiểu số của huyện

2 Sự cần thiết của hoạt động nghiên cứu (bổ sung) chuỗi giá trị nông sản của huyện Thuận Bắc

Với ý tưởng là chuyển dịch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theođịnh hướng thị trường, cùng với việc sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường và khaithác những lợi thế so sánh và cạnh trạnh riêng biệt của những địa phương khác nhau

và loại hình sản xuất khác nhau Vì vậy, dự án hỗ trợ Tam Nông tỉnh Ninh Thuận đãchú trọng đến việc phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp, trong hợp phần 2

“Phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo” có tiểu hợp phần 2.1 là “ Xác định và xếp thứ

tự ưu tiên cho các chuỗi giá trị vì người nghèo” với mục đích là xác định,ưu tiên và xây dựng các chuỗi giá trị vì người nghèo trong vùng dự án và lập kế hoạch hành động

về chuỗi giá trị cho mỗi sản phẩm

Trong năm 2012 nhóm tư vấn phân tích chuỗi giá trị nông sản thuộc TrườngĐại Học Cần Thơ đã phối hợp với Sở NN và PTNT tỉnh Ninh Thuận tiến hành điềutra, lựa chọn được 6 chuỗi giá trị vì người nghèo của vùng dự án và tiến hành phân tích

6 chuỗi giá trị sản phẩm (tỏi, nho, táo, bò, cừu và dê) Tuy vậy, trong biên bản ghi nhớcủa đoàn giám sát định kỳ của nhà tài trợ IFAD làm việc tại Ninh Thuận từ ngày 1-11/10/2012 ghi rằng “ Đa phần sáu chuỗi giá trị được lựa chọn không phục vụ đa số cácnhóm mục tiêu dự án sống ở huyện vùng cao Bác Ái và Ninh Sơn” Vì vậy, để xácđịnh thêm một số chuỗi giá trị sản phẩm nông sản vì người nghèo của các huyện miềnnúi theo yêu cầu của nhà tài trợ, Ban ĐPDA đã ký kết hợp đồng với nhóm Tư VấnĐộc Lập về Chuỗi Giá Trị nghiên cứu, phân tích bổ sung một số chuỗi giá trị sảnphẩm vì người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số của 3 huyện miền núi (Ninh Sơn, Bác

Trang 8

Ái và Thuận Bắc) thuộc tỉnh Ninh Thuận, đề xuất các giải pháp/chiến lược và lập kếhoạch nâng cấp các chuỗi giá trị các sản phẩm cho người nghèo.

3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hoạt động thị trường của các tác nhântham gia chuỗi giá trị, thông qua đó đề xuất các giải pháp/chiến lược cần thiết nhằmcải thiện, nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, đồng thời nâng cao thu nhập cho ngườisản xuất và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị các sản phẩm, đặc biệt các hộ nghèo

và đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Thuận Bắc

3.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chuối và ngô ở các

xã dự án thuộc huyện Thuận Bắc

- Lập sơ đồ chuỗi giá trị và phân tích kinh tế cho mỗi tác nhân tham gia vào chuỗigiá trị chuối và ngô của huyện Thuận Bắc

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn/nút thắt trong chuỗi giá trị sản phẩm chuối

và ngô của huyện Thuận Bắc

- Đề xuất các chiến lược/ giải pháp nhằm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩmchuối và ngô của huyện Thuận Bắc

- Xây dựng kế hoạch hành động nâng cấp các chuỗi giá trị chuối và ngô huyệnThuận Bắc

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của sảnphẩm chuối và ngô bao gồm nhà cung cấp đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp), ngườisản xuất (chuối và ngô ), thương lái, cơ sở chế biến có hoạt động sản xuất và kinhdoanh các sản phẩm trên Ngoài ra nghiên cứu khảo sát một số đơn vị/cá nhân cóchức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi giá trị như cán bộ của các Sở ban ngành cấp tỉnh, cấphuyện có liên quan và cán bộ của các dự án /chương trình đang hoạt động tại tỉnhNinh Thuận

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian:

- Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn của 4 xã vùng dự án (Phước Chiến, PhướcKháng, Lợi Hải và Bắc Sơn thuộc huyện Thuận Bắc Ngoài ra, còn phỏng vấn

Trang 9

các tác nhân cung cấp đầu vào, bán sỉ, bán lẻ ở Thành phố Phan Rang – ThápChàm và các huyện lân cận.

- Nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá và phân tích các hoạt động sản xuất và tiêuthụ các sản phẩm chuối và ngô trong phạm vi được hỗ trợ của dự án Hỗ trợ TamNông của tỉnh Ninh Thuận Đây cũng là cơ sở để có những tác động nhằm cải thiệnhoặc nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm trong phạm vi các xã và huyện được

hỗ trợ từ dự án Vì thế các tác nhân trong chuỗi giá trị nằm ngoài tỉnh chúng tôi chỉdừng lại ở thông tin cơ bản và không tập trung nghiên cứu sâu về hiệu quả kinh tếcủa các tác nhân này

Hình 1: Địa bàn nghiên cứu tại huyện Thuận Bắc

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu chủ yếu tập trung các tác nhân chính từ nhà sản xuất đến tác nhân

phân phối cuối cùng trong chuỗi (không khảo sát người tiêu dùng) Ngoài ra, còntham khảo ý kiến thêm một số nhà cung cấp đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật, giống cây trồng) Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí có hạn nên chỉ áp

Trang 10

- Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cuả huyện Thuận Bắc

- Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và chế biến các sản phẩm chuối và ngôtại các xã vùng dự án thuộc huyện Thuận Bắc

- Nghiên cứu những đặc trưng của các tác nhân tham gia vào các chuỗi giá trị sảnphẩm (chuối và Ngô )

- Phân tích chi phí sản xuất và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào 2 chuỗigiá trị sản phẩm trên

- Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro (SWOT) của tác nhân tham gia 2chuỗi giá trị và các khó khăn/nút thắt của từng chuỗi giá trị

- Đề xuất giải pháp/chiến lược và kế hoạch hành động (tổng thể và kế hoạch 2năm) nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm chuối và ngô

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Số liệu về tình hình sản xuất tiêu thụ các sản phẩm từ số liệu

thống kế của huyện ,tỉnh Các báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến và tiêuthụ chuối và ngô ở tỉnh, huyện và các xã nghiên cứu Những nghiên cứu cóliên quan về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau

Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực

tiếp các hộ dân tham gia sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chuối và ngô theonội dung trong bảng câu hỏi (bán cấu trúc ) đã chuẩn bị sẵn và hỏi thêm các thôngtin để bổ sung hoặc làm rõ vấn đề Mỗi một sản phẩm phỏng vấn trực tiếp 20 hộnông dân sản xuất và ngoài ra phỏng vấn các hộ thu gom và tư thương tham giatiêu thụ chuối và ngô trên địa bàn các xã và huyện

Phương pháp phỏng vấn người chủ chốt (KPI)

Ngoài việc phỏng vấn hộ gia đình trồng chuối và ngô, chúng tôi gặp gỡ và trao đổi với cáclãnh đạo xã như chủ tịch, phó chủ tịch xã, cán bộ khuyến nông, trưởng /phó thôn đểphỏng vấn khai thác thông tin nhằm nắm thông tin về tình hình chung của các xã và cáinhìn tổng quát về chiến lược phát triển các loại cây trồng này tại địa phương

Phương pháp thảo luận nhóm

Mỗi xã chúng tôi chọn một thôn để thực hiện nội dung thảo luận nhóm Với số lượng10-15 người dân đại diện theo hoàn cảnh kinh tế, giới, dân tộc được mời đến nhà vănhóa thôn hoặc nhà trưởng thôn để khai thác thông tin Phương pháp thảo luận có sự

Trang 11

tham gia được thực hiện trong quá trình họp nhóm nhằm thu thập được thông tin vềsản xuất và tiêu thụ chuối và ngô của người dân trong thôn, bên cạnh đó những yếu tốvăn hóa xã hôi, kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và biến động giá cả từ nhiềuđối tượng khác nhau.

Phương pháp phân tích Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, rủi ro (SWOT)

Phân tích ma trận SWOT được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bêntrong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và nguy cơ/rủi ro của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộngành hàng, là cơ sở đề ra các chiến lược phát triển/giải pháp và các hoạt động đểnâng cấp chuỗi giá trị

Phương pháp quan sát:

Quan sát mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu hoặc chọn những địa điểmthuận tiện trên địa bàn nghiên cứu nhưng mang tính đại diện cao Những tác nhântham gia chuỗi được chọn có tính chất liên kết chuỗi, xuất phát từ người trồng , họ báncho những đối tượng nào, ở đâu? và tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên nhữngđối tượng tham gia trong chuỗi

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu phỏng vấn hộ được nhập vào excel và được xử lý bằng phần mềm STATA 8.0.Các chỉ tiêu phân tích thông kê mô tả về độ tuổi, năm kinh nghiệm, thu nhập… đượcthể hiện theo từng xã và tính bình quân chung của bốn xã

Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuồi giá trị

Phân tích chuỗi bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thịtrường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chiphí trung gian, doanh thu, giá trị gia tăng, lợi nhuận thuần của mỗi tác nhân và củatoàn chuỗi được phân tích dựa trên các chỉ tiêu phân tích kinh tế sau:

- Giá trị sản xuất (GO) : Được tính bằng lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc được tiêu thụ nhân với giá bán (GO = P.Q)

- Chi phí trung gian (IC): là những chi phí bao gồm các chi phí về dịch vụ, chi phí vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như phân bón, phân hóa học,thuốc trừ sâu, trừ cỏ, chi phí điện, nước…

- Tổng chi phí (TC): Được tính bằng tổng chi phi trung gian, chi phí lao động , chi

Trang 12

- Giá trị tăng thêm/gia tăng (VA): Được tinh bằng cách tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí trung gian (IC) (VA = GO-IC).

- Lợi nhuận thuần (Pr): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí (Pr

= GO – TC)

4.3 Các bước tiến hành nghiên cứu

- Thiết kế bảng hỏi thu thập thông tin thứ cấp và lập kế hoạch điều tra tại các xã

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các ban ngành của tỉnh, huyện và các xã

- Thảo luận với các ban ngành và DASU của huyện về chọn xã điều tra, kế hoạchtriển khai hoạt động điều tra và xác định các sản phẩm tiềm năng cho người nghèo

và người dân tộc thiểu số của các xã tham gia dự án thuộc huyện Thuận Bắc

- Tiến hành điều tra tại các xã (gồm thảo luận với ban Phát Triển xã, cán bộ phụtrách nông nghiệp, khuyến nông, tổ chức họp nhóm tại thôn để xác định sản phẩm

ưu tiên, phân tích SWOT, quan sát thực tế và phỏng vấn các tác nhân trong chuỗigiá trị)

- Tổng hợp kết quả lựa chọn các sản phẩm ưu tiên của các xã và thảo luận lại với cácBan ngành và DASU của huyện để thống nhất các sản phẩm ưu tiên

- Tổng hợp thông tin, xử lý số liệu và viết báo cáo phân tích chuỗi giá trị 2 sảnphẩm được lựa chọn (chuối và ngô ) và lập kế hoạch hành động nâng cấp 2 chuốigiá trị sản phẩm lựa chọn

- Gửi báo cáo ( bản thảo) cho DASU huyện, Ban ĐPDA và các Ban Ngành cấp tỉnh

để xin ý kiến góp ý hoặc bổ sung

- Xem xét ý kiến góp ý và bổ sung của các Sở, Ban Ngành và huyện để hoàn thiệnbáo cáo và kế hoạch nâng cấp các chuỗi giá trị

- Tổ chức hội thảo để thông qua báo cáo kết quả phân tích 02 chuỗi giá trị vì ngườinghèo của 03 huyện trong đó có Thuận Bắc

- Xem xét ý kiến góp ý của hội thảo để hòan thiện báo cáo và kế hoạch hành độngnâng cấp 02 chuỗi giá trị vì người nghèo của huyện Thuận Bắc

- Trình báo cáo và kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị chuối và ngô vì ngườinghèo của huyện Thuận Bắc cho Ban ĐPDA và Sở NN và PTNT

Trang 13

5 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

5.1 Điều kiện tự nhiên huyện Thuận Bắc

Thuận Bắc là một huyện nằm về phía Bắc tỉnh Ninh Thuận, phía Đông Bắc giápBiển Đông, phía Tây giáp huyện Bác Ái, phía Đông và Nam giáp huyện Ninh Hải vàphía Bắc giáp thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa Huyện Thuận Bắc nằm trongkhu vực kinh tế phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận, với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi

sẽ tạo điều kiện cho Thuận Bắc phát triển và giao lưu kinh tế với các huyện khác trong

và đời sống của người dân

Tài nguyên đất của huyện Thuận Bắc có 2 nhóm đất chính ,trong đó chủ yếu là nhómđất Mác ma a xit chiếm tỷ lệ 60% tổng số diện tích đất tự nhiên Tổng diện tích đất tự

nhiên của huyện là 31.922 ha, chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng diện tích đất tư nhiên

của tỉnh Ninh Thuận, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 7.553 ha chiếm tỷ lệ 23,7 %tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp 18.932 ha chiếm tỷ lệ rất cao 59,3% , đấtphi nông nghiệp 2.917 ha chiếm tỷ lệ 9,1% và đất chưa sử dụng 2.430 ha chiếm tỷ lệ7,6% diện tích đất tự nhiên Bình quân diện tích đất sản xuất Nông nghiệp trên một hộ

là 7.123 m2 (tương đương khoảng 1,5 sào /người)

Tài nguyên nước: nguồn nước mặt chủ yếu do sông Trâu, sông Bà Râu, suối kiềnkiền, suối vang và các suối nhỏ cung cấp đây là nguồn nước chính dùng cho sản xuất

và sinh hoạt của các xã trong huyện Trữ lượng nước ngầm ít , nhiều vùng bị nhiễmmặn và phèn nên thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt nhất là các xã vùng ven biển

5.2Tình hình kinh tế - xã hội huyện Thuận Bắc

Thuận Bắc là một huyện trung du, miền núi của tỉnh Ninh Thuận, được tách ra từhuyện Ninh Hải và tái lập theo Nghị định số 84/2005/NĐ-CP ngày 07/07/2005 củaChính phủ Huyện Thuận Bắc có 06 đơn vị hành chính cấp xã, 38 thôn với 8.989 hộ

và 38.884 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc: Kinh, Chăm và RagLai.Trong đó: Dân tộcRagLai chiếm trên 62%, Dân tộc Chăm chiếm trên 7,2% và Kinh chiếm trên 30%, tỷ

Trang 14

lệ phát triển dân số tự nhiên nnăm 2012 là 1,39% Tỷ lệ hộ nông thôn tham gia sảnxuất nông nghiệp khá cao 78,6 % đứng thứ 2 trong tỉnh sau huyện Bác Ái.

Thu nhập chủ yếu của huyện dựa vào nông nghiệp và công nghiệp giá trị sản xuấthiện hành của các ngành được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Giá trị sản xuất hiện hành và cơ cấu các ngành kinh tế huyện

Thuận Bắc

Tốc độ tăng BQ (%/năm)

SL (tỷ đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thuận Bắc năm 2012

Số liệu bảng 1 cho thấy:Giá trị sản xuất của các ngành toàn huyện năm 2010 đạt1045,42 tỷ đồng tăng lên 1.460,47 tỷ đồng trong năm 2012, tỷ lệ tăng bình quân trênnăm khá cao 18,5 %/năm Trong đó giá trị sản xuất hiện hành của ngành Nông nghiệpchiếm tỷ lệ cao nhất 40,8% năm 2010 và tăng lên 46% năm 2012 Giá trị sản xuấtcủa ngành Công nghiệp năm 2010 đạt 344,44 tỷ đồng, năm 2012 đạt 403,39 tỷ đồng,chiếm 27,6% tổng giá trị các ngành sản xuất của huyện, tốc độ tăng bình quân đạt8,2%/năm Giá trị sản xuất ngành Thương mại- Du lịch cao nhất vào năm 2012 đạt287,78 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân trên năm 19,8%

Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2012 là 13,9 triệu đồng/người/năm,bình quân lương thực có hạt 1.028 kg/người/năm trong đó lúa 853kg/người/năm Dotrình độ dân trí không đồng đều và xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, cơ sở vậtchất kỹ thuật nghèo nàn, khả năng ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất còn hạnchế, phương thức sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, tập quán canh tác lạc hậuchủ yếu quảng canh Vì vậy, năng suất ,chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sảnxuất thấp Tỷ lệ hộ nghèo trung bình của toàn huyện là 21,01% riêng 04 xã thuộc dự

án tỷ lệ hộ nghèo khá cao giao động từ 23,2 – 34,48%

Hệ thống giao thông từ thôn đến xã, từ xã đến huyện và các vùng lân cận đã ngày cànghoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương giữa các vùng

Trang 15

miền.Toàn huyện đã có 100% đường giao thông đến trung tâm xã, 83,3% đường giaothông đến thôn, xóm được rải nhựa hoặc cấp phối; 90% thôn có công trình nước sinhhoạt tập trung; 100% xã, thôn có điện lưới quốc gia và 100% hộ dân sử dụng điện lướiquốc gia Phấn đấu đến năm 2015: giá trị sản xuất các ngành ước đạt 2.986 tỷ đồng,bằng 2,2 lần so với năm 2010, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn 1,14%, tỷ lệ hộnghèo giảm còn 12%

5.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thuận Bắc

Với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong những năm qua huyện Thuận Bắc đã xácđịnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng lấy sản xuất hàng hóa là then chốt,nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần cải thiện đời sống chongười dân, hướng đến xóa nghèo bền vững Bên cạnh hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, nôngdân còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, đưa nhanh các giống cây trồng mới cónăng suất cao phù hợp với từng vùng đất, phấn đấu tăng hệ số sử dụng đất từ 2,04 lầnnăm 2012 lên 2,2 lần trong năm 2015 và loại bỏ dần các loại cây trồng kém hiệu quảnhư lúa rẫy Tăng diện tích gieo trồng một số loại cây trồng như lúa nước, ngô lai,chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống cây trồng phù hợp cho từng vùng Cácchương trình đầu tư ứng dụng, phổ biến khoa học - công nghệ vào sản xuất được quantâm Nhiều giống cây trồng lai tạo có năng suất cao được các hộ nông dân tiếp cận

và đưa vào sản xuất như: lúa, ngô, đậu xanh Tuy vậy, việc chuyển đổi cơ cấu câytrộng vật nuôi còn chậm, trình độ thâm canh còn hạn chế, nông dân thiếu chủ độngtrong việc đầu về giống và vật tư nông nghiệp nên năng suất cây trồng thấp, giá trị sảnxuất của ngành nông nghiệp tăng dần qua các năm nhưng chưa cao

Bảng 2: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành Nông – Lâm nghiệp -Thủy sản

Tốc độ tăng BQ (%/năm)

SL (tỷđồng)

Tỷ lệ

%

SL (tỷđồng)

Tỷ lệ

%

SL (tỷđồng)

Nguồn: Niên Giám Thống kê huyện Thuận Bắc năm 2012

Số liệu bảng 2 cho thấy: Giá trị sản xuất hiện hành của ngành Nông Lâm nghiệp Thủy sản huyện Thuận Bắc giao động từ 441,96 tỷ - 686,62 tỷ đồng/năm và có xu

Trang 16

-nông nghiệp đạt từ 426,05 -671,84 tỷ đồng/năm chiếm tỷ trọng lớn giao động từ 95,9-97,8% tổng giá trị của toàn ngành Nông - Lâm - Thủy Sản Tốc độ tăng giá trị sảnxuất hiện hành của ngành NN tăng qua các năm khá cao 26,9 %/ năm Giá trị sản xuấtcủa ngành lâm nghiệp năm 2011 cao nhất đạt 17,18 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,7% tổng giátrị ngành Nông- Lâm nghiệp -Thủy sản

Trong ngành Nông Nghiệp thì trồng trọt là ngành có giá trị sản xuất hiện hành caonhất, giao động từ 229,44 -372,47 tỷ đồng/năm chiếm tỷ lệ 47,6 -55,4 % tổng giá trịsản xuất của ngành nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ lệ 31,8-35,6% và dịch vụ nôngnghiệp chiếm tỉ lệ 9- 20,4% Qua đó cho thấy thu nhập trong ngành Nông – LâmNghiệp và Thủy sản của huyện Thuận Bắc chủ yếu phụ thuộc vào ngành trồng trọt vàchăn nuôi

Trồng trọt

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Thuận Bắc năm 2012 là 7.553 ha chiếm

tỷ lệ 23,7% diện tích đất tự nhiên của huyện Cây trồng chính của huyện chủ yếu làcây lương thực như lúa, ngô và một số cây màu ngoài ra có cây ăn quả và cây côngnghiệp dài ngày nhưng chiếm diện tích ít

Bảng 3: Diện tích gieo trồng một số cây nông nghiệp huyện Thuận Bắc

Tốc độ tăng BQ (%/năm)

SL(ha)

II Cây lâu năm 2.464 59,4 2.570 100 2.515 100 1,1

4 Cây CN dài ngày 1.463 25,2 1.429 55,6 1.429 56,8 -1,2

Nguồn: Chi Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận

Số liệu bảng 3 cho thấy: Cây hàng năm của huyện Thuận Bắc từ năm 2010 đến 2012giao động từ 10.655 ha - 12.860 ha, tăng dần qua các năm tốc độ tăng bình quân10,2/năm, trong đó lúa là cây trồng có diện tích gieo trồng lớn nhất năm 2012 đạt

Trang 17

5975 ha, tiếp đến là ngô đạt 3493 ha chiếm tỷ lệ 27,2% tổng diện tích cây hàng năm.Cây ăn quả của huyện Thuận Bắc không nhiều năm 2012 đạt 650 ha chiếm tỷ lệ 25,8

% tổng diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích trồng chuối giao động từ 154 ha- 167

ha chiếm tỷ lệ từ 24,8-25,7 % diện tích cây ăn quả của huyện

Chăn nuôi:

Tổng đàn gia súc của huyện Thuận Bắc năm 2012 đạt 18.365 con, giảm 3,2% so vớinăm 2010, trong đó tổng đàn bò là 17.313 con chiếm khoảng 17 % tổng đàn bò củatỉnh Ninh Thuận Tổng đàn heo của huyện năm 2012 đạt 6.323 giảm 18,5 % so vớinăm 2010 Tổng đàn dê cừu của huyện năm 2012 đạt 11.195 con giảm 10% so vớinăm 2010 Tổng đàn gia cầm của huyện năm 2012 là 271.125 con tăng 74 % so vớinăm 2010

PHẦN 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI

1 Kết quả lựa chọn ngành hàng phân tích chuỗi

Để lựa chọn các ngành hàng ưu tiên cho người nghèo và người dân tộc thiểu sốđáp ứng mục tiêu của dự án và yêu cầu của nhà tài trợ nhóm tư vấn đã tiến hành thảoluận nhóm với nông dân và cán bộ địa phương (bao gồm nông dân, cán bộ cấp thôn,

xã và đại diện của huyện).Mục đích của cuộc thảo luận nhóm là lấy ý kiến của cán bộđịa phương và nông dân về việc lựa chọn ngành hàng ưu tiên (bổ sung) phù hợp chongười nghèo và người dân tộc thiểu số của các xã vùng dự án

Các bước tiền hành lựa chọn các ngành hàng ưu tiên như sau:

- Họp nhóm nêu rõ mục đích và nội dung cuộc họp và xác định các tiêu chí lựa chọncác ngành hàng

- Chọn một số cây trồng, vật nuôi phổ biến tại địa phương (loại trừ 7 cây trồng vàvật nuôi dự án đã lựa chọn)

- Thiết lập ma trận các tiêu chí và các cây trồng/vật nuôi quan trọng (5-6 loại)

- Đặt câu hỏi để xác định tỷ trọng của các tiêu chí: “Tiêu chí nào cần nhất, tiêu chínào cần nhì… …)

- Đưa ra sự lựa chọn: Mỗi cây trồng được cho điểm (từ 1 đến 5) theo tiêu chí đã đưara

- Hướng dẫn cách cho điểm và sử dụng tỷ số cho các thành viên, đưa ra một số câuhỏi mở giúp thành viên ra quyết định phủ hợp

Trang 18

- Tương ứng với tiêu chí thứ nhất, đề nghị các thành viên tham gia lựa chọn mộtloại cây/con được ưu tiên cao nhất và đưa ra lý do tại sao lựa chọn bằng cách ghivào các tờ giấy màu rồi gắn lên ô có cây/con mà thành viên lựa chọn Tiếp tục làmtương tự cho các tiêu chí tiếp theo.

- Tính toán số điểm cho các cây/con sau khi đã nhân với tỷ trọng

- Xếp thứ tự ưu tiên các cây trồng/vật nuôi theo số điểm từ cao đến thấp

- Xác định và thống nhất cây/ con được lựa chọn

Kết quả họp nhóm với cán bộ và nông dân tại huyện Thuận Bắc đã xác định 2 ngànhhàng ngô và chuối là những ngành hàng có thế mạnh, có triển vọng về thị trường tiêuthụ và phù hợp đối với người nghèo và người dân tộc thiểu số (Kết quả lựa chọn chitiết được thể hiện ở bảng 6 phần phụ lục và kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 4)

Bảng 4: Kết quả đánh giá các sản phẩm tiềm năng của huyện Thuận Bắc

Tỷ trọng (%)

1 Nhu cầu thị trường và tiềm

năng tăng trưởng

2 Phù hợp với điều kiện tự

nhiên của huyện

5 Tiềm năng về giá trị gia tăng 10 2,2 2,2 3,3 5,5 3,3

6 Khả năng tạo việc làm và

thu nhập của phụ nữ dân tộc

Raglai trong chuỗi ngành

hàng

7 Cơ hội liên kết đầu vào, đầu

ra… trong chuỗi ngành

Trang 19

2 Kết qủa phân tích các chuỗi sản phẩm đã lựa chọn

2.1 Kết quả phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ngô

2.1.1 Tình hình chung sản xuất ngô của huyện Thuận Bắc

Huyện Thuận Bắc có địa hình Trung du, miền núi nhưng đa số các xã vùng dự án cóđịa hình cao, nhiều đồi núi và nương rẫy thích hợp với các cây trồng cạn như: ngô,

mì, đậu xanh …Sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọttrong đó ngô là cây lương thực quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ diệntích gieo trồng ngô của huyện chiếm gần 30% diện tích gieo trồng cây hàng năm Kếtquả khảo sát cho thấy rằng, sản phẩm ngô được đánh giá là một trong những sản phẩmtiềm năng vì nó phù hợp với khả năng đầu tư của nông hộ, nguồn đầu vào sẵn có, thịtrường tiêu thụ lớn và tương đối bền vững Diễn biến diện tích,năng suất và sản lượngngô của các xã từ năm 2010- 2012 được thể hiện qua biểu đồ sau

Biểu đồ 1: Diện tích , năng suất và sản lượng ngô của huyện Thuận Bắc

-2000 0 2000 4000 6000 8000

Nguồn: Niên giám thồng kê huyện Thuận Bắc năm 2012

Theo số liệu thống kê tổng diện tích ngô của huyện Thuận Bắc năm 2012 là 3.493 hachiếm tỷ lệ 22,2% diện tích trồng ngô toàn tỉnh Ninh Thuận, tốc độ tăng bình quân5,74%/năm Xã có diện tích gieo trồng ngô lớn nhất là xã Phước Chiến năm 2012 đạt1.270 ha chiếm hơn 36,4 % diện tích ngô của toàn huyện Một số xã có diện tích ngôlớn hơn 500 ha đó là xã Lợi Hải (700ha) và Phước Kháng (507 ha) Diện tích gieotrồng ngô của 04 xã vùng dự án giao động 2285 - 2875 ha chiếm tỷ lệ 75- 82% diệntích ngô của toàn huyện.Tỷ lệ diện tích gieo trồng ngô lai rất thấp giao động từ 7-11,2 % tổng diện tích gieo trồng ngô của huyện

Trang 20

Năng suất ngô bình quân của cả huyện thấp năm 2012 là 19,2 tạ/ha, thấp hơn năm

2010 là 10,4% và năm 2011 là 13% và bằng 57,3% năng suất ngô bình quân của tỉnhNinh Thuận Xã có năng suất ngô cao nhất là xã Lợi Hải năm 2012 đạt 20,3tạ/ha Một số xã vùng cao có năng suất ngô thấp nhất như Phước Kháng và PhướcChiến năm 2012 năng suất đạt 16,4 -17,6 tạ/ha

Nguyên nhân năng suất ngô của các xã vùng cao, đồng bào DTTS thấp là do điềukiện sản xuất khó khăn, đất đồi núi cao bị xói mòn rửa trôi nên rất nghèo dinh dưỡng,không có nước tưới (phụ thuộc vào nước trời), sử dụng giống ngô địa phương bị thoáihóa hơn nữa kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiếu phân bón và bị sâu bệnh phá hoại nênnăng suất ngô thấp và bấp bênh

Sản lượng ngô của huyện Thuận Bắc năm 2012 là 6.706 tấn chiếm tỷ lệ 13 % sảnlượng ngô toàn tỉnh, tăng 1,2 % so với sản lượng ngô năm 2010 nhưng giảm 9,8% sovới sản lượng ngô năm 2011.Sản lượng ngô của 04 xã thuộc vùng dự án giao động từ5.061,9 - 5.738,5 tấn/năm chiếm tỷ lệ 77-79% tổng sản lượng ngô của toàn huyện

(Thông tin chi tiết về diện tích, năng suất và sản lượng ngô của các xã được thể hiện ở bảng 5 phần phụ lục)

Thời vụ gieo trồng ngô:

Điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Thuận Bắc có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùakhô (mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau) nênthời vụ gieo ngô của huyện được bố trí ở 3 thời vụ

- Vụ Đông - Xuân thời vụ gieo 15/12 đến 15 /1 (năm sau) và thu hoạch vào tháng 4hoặc tháng 5

- Vụ Hè - Thu thời vụ gieo 5/5 đến 10/6 và thu hoạch vào tháng 9 hoặc tháng 10

- Vụ Mùa (Thu - Đông) thời vụ gieo 15/8 đến 15/9 và thu hoạch vào tháng 11 hoặctháng 12

Cơ cấu mùa vụ ở các vùng đất khác nhau thì khác nhau nhưng nhìn chung vụ ĐôngXuât tỷ lệ diện tích gieo trồng ngô chiếm khoảng 10%, vụ Hè Thu khoảng 25 % và vụmùa tỷ lệ diện tích gieo trồng lớn khoảng 65 % tổng diện tích gieo trồng ngô cả năm

Giống ngô

Các giống ngô trên địa bàn các huyện Thuận Bắc chủ yếu vẫn là giống ngô nếp, ngô

đá là những giống ngô địa phương ngoài ra một số xã vùng thấp sử dụng các giốngngô lai như LVN 10, VN8960, NK 66, NK 67, C919,

Trang 21

- Vụ Đông – Xuân sử dụng các giống Trung ngày và ngắn ngày như: ngô nếp, ngô

đá địa phương và các giống ngô lai LVN 10, VN8960, NK 67, KN7328…

- Vụ Hè - Thu sử dụng các giống ngắn ngày và trung ngày như: : ngô nếp, ngô đáđịa phương và các giống ngô lai LVN 10, VN8960, NK 66,

- Vụ Mùa sử dụng các giống ngắn ngày : ngô nếp, ngô đá địa phương và các giốngngô lai C919, LVN 10; VN 8960; G 49,MX4

Tuy giống ngô địa phương năng suất thấp nhưng các hộ người dân tộc Raglay vẫn gieotrồng với diện tích khá lớn, lý do giống ngô địa phương khả năng chịu hạn cao, có thểgieo trồng trên đất đồi, đòi hỏi đầu tư phân bón ít phù hợp với điều kiện kinh tế củacác hộ nghèo hơn nữa chất lượng ngon, đa số các hộ dân tộc thiểu số sử dụng ngô đểlàm lương thực thay lúa gạo

Phương thức canh tác:

Qua khảo sát thực trạng sản xuất ngô tại địa phương chúng tôi nhận thấy phương thứccanh tác ngô của các nhóm hộ có khác nhau Đối với các hộ nghèo, đồng bào dân tộcthiểu số do thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật nên họ gieo trồng ngô theophương thức quảng canh (không bón phân) Theo ý kiến của các hộ trồng ngô cho rằngngô trồng trên đồi dốc bón phân sợ bị rửa trôi và môt số hộ cho rằng không có tiền đểđầu tư phân bón cho ngô Đối với các hộ trên nghèo (người kinh) có kiến thức KHKT,

có vốn và lao động thường gieo trồng ngô theo phương thức bán thâm canh có đầu tưphân bón với lượng bón 80-100 kg Urea,100 -120 kg Super lân và 30-40 kg KCL/ha)

và họ biết cách phòng trừ sâu bệnh nên năng suất ngô cao hơn nhóm hộ nghèo 15%

10-Qua thảo luận với các hộ sản xuất ngô , chúng tôi được biết hiện tại các chủ quán tạphóa ở thôn, xã họ đầu tư giống, phân bón cho hộ trồng ngô sau đó thu mua ngô củacác hộ họ đã đầu tư.Chính vì vậy người dân luôn phải bán ngô cho các quán tạp hóavới giá thấp hơn so với việc bán ngô thị trường bên ngoài ( khoảng 5-10%)

2.1.2 Mô tả chuỗi sản phẩm ngô nếp (địa phương) huyện Thuận Bắc

Qua khảo sát tình hình sản xuất ngô tại huyện Thuận Bắc chúng tôi thấy diện tích gieotrồng ngô nếp ở các xã dự án chiếm gần 90% tổng diện tích ngô của huyện, vì vậychúng tôi chỉ phân tích chuỗi giá trị của ngô nếp (địa phương)

Trang 22

Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị sản phẩm ngô nếp huyện Thuận Bắc

Nhìn vào sơ đồ chuỗi giá trị ngô nếp chúng ta thấy có 6 tác nhân đóng vai trò quantrọng; đó là (1) Người cung cấp vật tư đầu vào; (2) Nông hộ sản xuất ngô; (3) Ngườithu gom ngô cấp xã; (4) Người thu mua cấp huyện; (5) Người thu mua tỉnh và (6)Người bán lẻ

Kênh thị trường sản phẩm ngô nếp

Qua sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm ngô cho thấy, chuỗi giá trị ngô của huyện Thuận Bắc

Sau khi thu gom từ các nguồn các chủ thu mua ở huyện chở ngô bán cho các thươnglái ở các tỉnh phía Nam khoảng 55 % ( Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai…) các tỉnhphía Bắc (Hà Nội, Thanh Hóa ) khoảng 30% và bán cho các thương lái trong tỉnh và

Thu gom xã

Các quán tạp hóa trong xã

Thu mua huyện

Tiêu dùng

Các tỉnh phía Nam

Các tỉnh phía Bắc

60%

60%

20%

Đại lý bán lẻ

Trang 23

tỉnh Khánh Hòa khoảng 15% sản lượng ngô thu mua được Các cơ sở thu mua trong

và ngoài tỉnh bán ngô cho các cơ sở bán lẻ và các thương lái các tỉnh phía Nam khoảng

60 % và thương lái ở các tỉnh phía Bắc khoảng 20% sản lượng ngô thu mua được Qua nghiên cứu kênh thị trường 1 cho thấy, phần lớn ngô của các hộ sản xuất bán chocác hộ thu gom lưu động hoặc các quán tạp hóa tại thôn xã bằng hình thức đổi vật tưphân bón, giống hoặc hàng hóa tiêu dùng (gạo,thực phẩm…)theo hình thức ứngtrước/trả chậm nên giá ngô bán thấp hơn khoảng 5- 10% giá thị trường ( gọi là ép giá)

Kênh 2: Người trồng ngô Thu mua cấp huyện Thu mua tỉnh Người bán lẻ

Ngoài hai kênh thị trường truyền thống tiêu thụ ngô trên còn có một số kênh thị trườngsau:

Kênh thị trường 3: Người trồng ngô Cơ sở thu mua tỉnh Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Kênh thị trường 4:Người trồng ngô Người bán lẻ Người tiêu dùng

Kênh thị trường 5 :Người trồng ngô Người tiêu dùng

Các kênh này đem lại lợi nhuận cao hơn kênh 1 và 2 nhưng tỷ lệ hộ sản xuất tham giacác kênh này rất thấp, đối với kênh thị trường 3 khoảng 5-6 % số hộ sản xuất ngôtham gia còn kênh thị trường 4 và 5 số hộ trồng ngô tham gia không đáng kể nênchúng tôi không phân tích sâu các kênh này

2.1.3 Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngô

2.1.3.1 Cơ sở cung cấp đầu vào

Khảo sát các đại lý bán vật tư nông nghiệp tại Thuận Bắc chúng tôi có thể chia các cơ

sở cung cấp đầu vào thành hai loại hình kinh doanh Loại thứ nhất bao gồm các đại lýcấp 2 chuyên bán vật tư nông nghiệp và giống cây trồng tại trung tâm huyện hoặc cụm

Trang 24

xã và loại hình thứ hai là các quán bán hàng tạp hóa kiêm thu mua nông sản kết hợpvới kinh doanh vật tư nông nghiệp tại các thôn, xã

Đặc điểm cơ bản của hai loại hình kinh doanh vật tư nông nghiệp và giống/đầu vàođược trình bày ở bảng sau:

Bảng 5: Đặc điểm của hai loại hình kinh doanh vật tư NN huyện Thuận BắcĐặc điểm các đại lý vật tư nông nghiệp Đặc điểm quán bán hàng tạp hóa kiêm kinh

doanh vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm

- Kinh doanh vật tư nông nghiệp có

quy mô lớn: chủ yếu là các mặt hàng

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,

giống cây trồng …

- Là hệ thống đại lý cấp 2 (có giấy

phép kinh doanh)

- Chất lượng vật tư và giống bảo đảm

- Chủ cơ sở kinh doanh có kiến thức kỹ

thuật nên họ tư vấn kỹ thuật cho các

hộ dân khi mua vật tư hoặc giống cây

trồng

- Bán với số lượng lớn và hạn chế ký

nợ/trả chậm (nếu ký nợ phải ký giấy

ghi nợ và 2 bên ký )

- Nếu trả chậm thường tính lãi suất

theo ngân hàng hoặc cao hơn

1-2%/tháng

- Kinh doanh vật tư nông nghiệp với quy

mô nhỏ kết hợp thu mua nông sản

- Là cơ sở kinh doanh nhỏ (không có giấyphép kinh doanh vật tư)

- Chất lượng vật tư và giống trôi nổi khókiểm soát không bảo đảm

- Không có kiến thức kỹ thuật nên không

tư vấn kỹ thuật cho người mua

- Bán với số lượng nhỏ và cho ký nợ(Nếu nợ chỉ ghi vào sổ không ký giấyghi nợ )

- Nếu ghi nợ sau khi thu hoạch bán sảnphẩm với giá rẻ hơn 5-10% hoặc tính lãisuất từ 2% -3%/tháng

Qua phân tích đặc điểm của hai loại hình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên chúng tathấy: Các đại lý chuyên bán vật tư Nông nghiệp có ưu thế hơn như chất lượng vật tư

và giống được đảm bảo và họ có thể tư vấn về kỹ thuật sử dụng phân và giống chongười sản xuất để sử dụng có hiệu quả

Tuy vậy, qua khảo sát tại các xã dự án cho thấy: khoảng hơn 78,2% số hộ trồng ngômua vật tư và giống tại các quán tạp hóa Theo ý kiến của các hộ trồng ngô cho rằngmua vật tư và giống ở các quán tạp hóa dễ ký nợ hơn Hơn nữa, họ mua số lượng ít vàmua nhiều lần nên mua ở các quán trong xã thuận lợi hơn

Trang 25

Đa số các cơ sở cung cấp đầu vào đều phải vay vốn trong đó nguồn vốn vay từ Ngânhàng chiếm tỷ trọng cao, 100% các cơ sở được khảo sát đều vay vốn tại ngân hàng để

có đủ vốn kinh doanh và bán trả chậm

2.1.3.2 Người sản xuất ngô

Thông tin khảo sát 20 hộ trồng ngô ở các xã tham gia dự án của huyện Thuận Bắcđược thể hiện ở bảng sau

Bảng 6: Đặc điểm cơ bản của các hộ trồng ngô huyện Thuận Bắc

cận nghèo Trên nghèo Bình quân

4 Đóng góp của trồng ngô vào thu nhập % 23,5 20,2 22,7

5 Đóng góp LĐ nữ cho trồng ngô % 52,5 49,4 51,7

6 Năm kinh nghiệm trồng ngô Năm 13,8 14,6 14,2

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013

- Quy mô hộ của các hộ khảo sát giao động từ 2 -7 khẩu/hộ, nhóm hộ nghèo bìnhquân 4,6 khẩu/hộ và nhóm hộ trên nghèo bình quân 4,4 khẩu /hộ

- Số lao động chính giao động từ 1- 4 lao động, bình quân nhóm hộ nghèo 2,4 laođộng/hộ và nhóm hộ trên nghèo là 2,6 lao động/hộ

- Tổng thu nhập bình quân của các hộ trồng ngô giao động từ 20 - 55 triệu /nămtrong nguồn thu nhập của ngô đóng góp khoảng 20,2 -23,5 % tổng thu nhập củacác nhóm hộ trong đó nhóm hộ trên nghèo chiếm tỷ lệ thấp khoảng 20,2%

- Kinh nghiệm trồng ngô của các hộ khảo sát giao động từ 2-25 năm và bình quâncủa nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 13,8 năm và nhóm hộ trên nghèo 14,6 năm

- Diện tích đất trồng ngô của các nhóm hộ có khác nhau, bình quân của nhóm hộ trênnghèo là 5 sào/hộ nhưng nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 4,2 sào/hộ ít hơn nhóm

hộ trên nghèo 0,8 sào/hộ,

- Vốn phục vụ cho sản xuất: Phần lớn các hộ trồng ngô là thiếu vốn, có đến 90 %

hộ khảo sát cho rằng họ thiếu vốn sản xuất Khi thiếu vốn sản xuất các hộ thườngphải vay vốn qua các tư thương hoặc qua ngân hàng chính sách nhưng do năng lực

Trang 26

quản lý và sử dụng vốn kém hiệu quả nên rất nhiều hộ không có khả năng hoàn trảvốn nên họ không giám vay vốn để đầu tư sản xuất.

Kết quả khảo sát tình hình chung của hộ gia đình sản xuất ngô cho thấy cây ngô nếp

đã gắn bó lâu dài với người dân địa phương, trước kia họ chỉ trồng để làm lương thựccho gia đình nhưng thời gian gần đây do giá cả của ngô cao, người dân đã thay đổithói quen ăn cơm thay ngô nên họ đã bán ngô để mua lúa gạo, ngô trở hàng hóa manglại thu nhập đáng kể cho các nông hộ.Tuy nhiên điều trở ngại đối với các hộ trồng ngô

là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh (được mùa mấtgiá), bị tư thương ép giá, giống ngô địa phương bị thoái hóa, đất xấu, hạn hán và sâubệnh nên năng suất ngô thấp, hiệu quả sản xuất thấp

Tình hình sản xuất ngô của các hộ

Diện tích, năng suất và sản xuât ngô của các nhóm hộ tại các xã dự án được thể thiệnbiểu đồ sau

Biểu đồ 2: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô nếp của các nhóm hộ

0 2 4 6 8

Nghèo và

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013

Diện tích các hộ khảo sát giao động từ 2- 7 sào, tính trung bình nhóm hộ nghèo 4,5sào/hộ và hộ trên nghèo là 5 sào/hộ

Năng suất ngô trung bình của nhóm trên nghèo là 1,55 tạ/sào, nhóm hộ cận nghèo vànghèo là 1,3 tạ/sào,thấp hơn 0,23 tạ/sào (19%) và thấp hơn năng suất ngô bình quâncủa huyện 32% Nguyên nhân là do các hộ nghèo không đầu tư phân bón, kỹ thuật

Trang 27

trồng và chăm sóc ngô không đúng quy trình kỹ thuật, giống ngô địa phương bị thoáihóa, bị sâu bệnh nhiều và không có nước tưới nên năng suất ngô thấp,

Sản lượng ngô của nhóm hộ trên nghèo bình quân 7,8 tạ /hộ/năm, nhóm hộ nghèo là5,9 tạ/hộ /năm Nếu bán với giá 9000đ/kg thì nhóm hộ trên nghèo có thể thu nhập hơn

7 triệu đồng/năm và nhóm hộ nghèo có thể thu nhập hơn 5 triệu đồng/hộ

- Đối tượng bán: Tùy theo điều kiện của các xã khác nhau mà đối tượng bán khácnhau, đối với các xã ở xã như Phước Chiến và Phước Kháng phần lớn sản lượngngô của các hộ sản xuất bán cho các hộ thu gom tại thôn/xã thông qua đổi các nhuyếu phẩm sinh hoạt hoặc vật tư nông nghiệp (khoảng 70%) nhưng các xã gần trungtâm như Lợi Hải, Bắc Sơn thì phần lớn sản phẩm họ bán cho các hộ thu gom lớncấp huyện (60%), một số hộ họ bán cho các thương lái từ Cam Ranh đến mua

- Hình thức bán: Người mua tìm đến để mua chiếm tỷ trọng khoảng 34%, ngườitrồng ngô tìm đến người mua bán sản phẩm (66%)

- Khả năng thương thuyết về giá : Nếu người nông dân có nhiều khả năng đàm phán

và ra quyết định về giá của sản phẩm thì họ có nhiều cơ hội để bán sản phẩm vớigiá cao hơn và tránh được sự ép giá của thương lái.Tuy nhiên qua khảo sát chúngtôi thấy người trồng ngô rất yếu thế trong việc ra quyết định hoặc thương lượng giákhi bán sản phẩm, khoảng 72% hộ phỏng vấn trả lời rằng giá ngô đều được ngườimua định giá, khoảng 15% người dân trả lời họ bán ngô dựa theo giá bán của hàngxóm và 13% số hộ trả lời giá thỏa thuận giữa hai bên Thực tế người dân có mặc cảgiá giữa hai bên, tuy nhiên việc quyết định giá sản phẩm lại do người thu mua đưa

ra vì rất nhiều hộ sản xuất ngô thiếu vốn sản xuất và phải mua chịu phân bón,giống và các nhu yếu phẩm sinh hoạt của các cơ sở thu gom nên họ phải bán vớigiá phải chăng, một phần vì nể họ, một phần vì không có sự lựa chọn nào khác

2.1.3.3 Cơ sở thu gom nhỏ tại địa phương (thôn và xã)

Đặc điểm nguồn lực

Khảo sát những thương lái thu gom ngô ở cấp thôn và xã của huyện Thuân Bắc có thểchia làm 2 loại hình thu gom đó là thu gom lưu động và thu gom tại các quán tạp hóa trong thôn xã Tuy vậy để tiện theo dõi chúng tôi gộp lại nhóm hộ thu gom nhỏ cấp thôn/xã và đặc điểm nguồn lực của các hộ được thể hiện ở bảng sau

Trang 28

Bảng 7: Đặc điểm nguồn lực của các hộ thu gom nhỏ (cấp xã)

Trị số thấp nhất

Trị số cao nhất

Lao động tham gia thu mua ngô Người 1,4 1 2

3 Sản lượng ngô thu mua trong năm Tấn 24,3 11 50

5 Thu nhập từ kinh doanh ngô Triệu/năm 12,6 5,7 26

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013

Số liệu bảng 7 cho thấy: Kinh nghiệm kinh doanh trung bình của các hộ là 13,3 năm(nhiều nhất 25 năm và ít nhất là 4 năm), hầu hết sử dụng lao động gia đình tham giakinh doanh trung bình là 1,4 người (nhiều nhất là 2 người, thấp nhất là 1 người) Sảnlượng ngô thu mua của các hộ khác nhau rất lớn hộ ít nhất 5 tấn/năm nhưng có hộ lên

40 tấn/năm

Qua phỏng vấn các hộ thu gom cấp thôn/ xã thì phần lớn các hộ đều thiếu vốn đểkinh doanh, thị trường ngô không ổn định, hạn hán xẩy ra thường xuyên những nămmất mùa các hộ nghèo không có khả năng trả nợ nên tồn động vốn rất lâu và đôi lúc bịmất vốn

Chức năng /các hoạt động

- Các thương lái thu gom lưu động họ thường sử dụng xe máy đưa các nhu yếuphẩm như gạo, thực phẩm …đến từng hộ trồng ngô để bán hoặc đổi các sản phẩmnông nghiệp trong đó có ngô với giá rẻ (thấp hơn 10-15% giá thị trường) sau đó họbán lại cho các cơ sở thu gom tại huyện hoặc bán cho những người thu gom tại cácquán tạp hóa Số lượng người thu gom theo hình thức này không nhiều (2-3 người/

xã ) nên sản lượng ngô họ mua được (khoảng 15% sản lượng ngô trong chuỗi)

- Các thương lái thu gom cố định tại các quán tạp hóa họ vừa kinh doanh các nhuyếu phẩm, vật tư nông nghiệp và đồng thời họ thu mua sản phẩm nông nghiệptrong đó có ngô Các hộ này họ thường bán phân bón, giống và các nhu yếu phẩm(gạo, thực phẩm ) cho các hộ sản xuất ngô sau đó các hộ trồng ngô bán sản phẩmcho họ tại quán hoặc tại nhà Các quán này thường mua ngô với giá thấp hơn thịtrường 5-10% Mặc dầu vậy các hộ trồng ngô vẫn bán cho họ vì họ đã gắn bó lâudài với người sản xuất, họ có thể giúp các hộ nghèo khi gặp khó khăn hơn nữa họ

Trang 29

đầu tư vật tư và giống cho các hộ nên các hộ trồng ngô phải bán sản phẩm cho họ.

Số lượng người thu gom theo kiểu này ở các xã dự án có khác nhau giao động từ

5-10 quán/xã vì vậy sản lượng ngô họ thu thu gom hàng năm khá lớn giao động từ(40- 50% sản lượng của toàn chuỗi)

2.1.3.4 Cơ sở thu mua (cấp huyện)

1 Tuổi của người thu gom Tuổi 43,6 29,8 60

3 Lao động tham gia thu mua

4 Lao động thuê tham gia thu

5 Sản lượng ngô thu mua trong

7 Thu nhập từ kinh doanh ngô Triệu/năm 60 48 200

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013

Số liệu bảng 8 cho thấy: các hộ này có kinh nghiệm kinh doanh ngô trung bình là 9năm (cao nhất là 30 năm và thấp nhất là 5 năm) Cơ sở thu gom lớn có số lao độngcủa gia đình trung bình là 1,8 người (cao nhất là 3 người và thấp nhất là 1 người), tuynhiên hoạt động thu mua ngô đòi hỏi khá nhiều công lao động nhất là lao động nam

để bốc vác, vận chuyển, phơi và đóng bao ngô Vì vậy,các cơ sở thu gom lớn phảithuê thêm lao động để làm việc, số lao động thuê bình quân cho một cơ sở thu gom là2,8 người (cao nhất lên đến 5 người, thấp nhất là 1 lao động) ngoài ra họ thuê laođộng theo thời vụ hoặc khoán cho các hộ khác phơi ngô và trả tiền theo sản lượng vớigiá là 200 000đ/tấn

Sản lượng ngô họ mua trong năm khá cao theo ước tính của các hộ thu gom cấp thìtrung bình 150 tấn/năm, cao nhất là 500 tấn/năm, ngô được thu mua theo thời vụ thuhoạch nên sản lượng thu mua không đều ở các tháng trong năm

Chức năng/hoạt động :

Trang 30

Các cơ sở thu gom lớn ở huyện mua ngô từ các xã sau đó họ sơ chế và đóng bao chởđến bán cho các thương lái trong tỉnh và các tỉnh khác Một số cơ sở họ thu mua ngôtươi ( sau khi tách hạt) với giá khoảng 60% ngô khô nên phải thuê công nhân phơi khi

có độ ẩm khoảng 15% thì đóng bao và chở đi bán theo yêu cầu của các cơ sở thu gom

ở các tỉnh

- Đối tượng mua: Phần lớn các cơ sở thu mua tại huyện mua ngô từ các cơ sở thugom ở các xã ngoài ra các cơ sở này còn mua trực tiếp nông dân khoảng 30-40%sản lượng thu mua

- Hình thức thanh toán: Thường thì các cở thu mua sau khi mua hàng phần lớn là trảtiền mặt (50- 70%), tuy nhiên các cơ sở ở ngoài tỉnh thường trả gối đầu hoặc trảchậm 10-15 ngày (chiếm khoảng 30- 50%)

- Quyết định giá: Ra quyết định giá là phần rất quan trọng cho cả người bán và ngườimua vì giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ Nhưng đối với hoạt độngmua ngô của các cơ sở thu mua lớn thì giá thoả thuận của đôi bên chiếm 30% vàgiá do cơ sở thu mua ( bên mua) quyết định ( 70%)

- Đối tượng bán: Các cơ sở thu mua thường bán cho các thương lái ở các tỉnh chiếm

tỷ trọng lớn (85%), bán cho các cơ sở thu mua ở trong tỉnh và Cam Ranh khoảng15% sản lượng ngô họ mua và bán cho một số đại lý bán lẻ khoảng 1-2%

2.1.4 Phân tích mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô

Trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô các tác nhân đều liên kết với nhau nhưng liên kếttạm thời theo thời vụ được thể hiện như sau

Liên kết giữa người sản xuất và các cơ sở cung cấp đầu vào

Mối liên kết giữa các hộ trồng ngô với các cơ sở cung cấp đầu vào khá chặt chẽ Đối vớicác đại lý chuyên bán vật tư và giống cây trồng thì họ bán giống và vật tư theo phươngthức trả tiền mặt hoặc trả chậm/ký nợ khoảng (50-60 %) giá trị vật tư nhưng có tính lãixuất theo lãi ngân hàng hoặc cao hơn (1-2%) Các cơ sở cung cấp đầu vào cho các hộtrồng ngô đều không có hợp đồng mua bán, riêng các đại lý lớn có giấy ghi nợ cả 2 bênđều phải ký giấy và đến vụ thu hoạch các hộ phải trả tiền mặt cho các đại lý với lãi xuấtcao hơn ngân hàng (1-2 %/tháng) Do phải ký nợ và phải mua với số lượng vật tư lớnnên tỷ lệ hộ trồng ngô mua vật tư của ở các đại lý thấp (15-20%).Riêng các quán tập hóakhông cần ký giấy nợ và bán với số lượng tùy ý nên tỷ lệ hộ mua nhiều (80-85%)

Trang 31

Liên kết giữa người trồng ngô với các cơ sở thu gom trong chuỗi giá trị

- Đối với các cơ sở thu gom nhỏ ở xã vì họ vừa bán tạp hóa vừa thu mua ngô nên cókhoảng 70% số hộ trồng ngô mua các nhu yếu phẩm theo hình thức ký nợ, ngoài racác hộ thu gom còn cho vay vốn (với lãi xuất cao) và giúp đỡ các hộ nghèo khi ốmđau nên có thể nói họ là người bảo trợ cho các hộ nghèo và các hộ dân tộc thiểu số.Hầu hết những hộ sản xuất ngô ký nợ đầu vào và họ thỏa thuận với người đầu tư làsau khi thu hoạch ngô sẽ bán ngô để trừ nợ Đây là một hình thức trao đổi nhìn qua

có vẻ thuận lợi cho người sản xuất , tuy vậy họ vừa bị mua đầu vào với giá caovừa bán sản phẩm đầu ra với giá thấp hơn so với thị trường ( nên thường bị épgiá ) Tuy vậy, các hộ nghèo và hộ người dân tộc vẫn bán sản phẩm cho các cơ sởthu gom nhỏ tại xã

- Đối với các cơ cở thu mua cấp huyện : Các cơ sỏ thu mua ở huyện họ đầu tư giántiếp qua các cơ sở thu gom nhỏ ở xã ( như cho vay vốn hoặc đầu tư vật tư nôngnghiệp với lãi xuất thấp) Sau đó các cơ sở thu gom xã bán sản phẩm lại cho các cơ

sở thu mua ở huyện với giá thỏa thuận Ngoài ra khoảng 20-25% số hộ họ có điềukiện kinh tế và phương tiện chuyên chở họ liên hệ với các cơ sở thu mua ở huyện

để bán sản phẩm Mối liên kết giữa họ với người trồng ngô không chặt chẽ, họ chỉmua khi các hộ có nhu cầu bán chứ không có hợp đồng mua bán, giá cả chủ yếu là

do các cơ sở thu mua quyết định

Mối quan hệ giữa các tác nhân thu gom trong chuỗi giá trị ngô.

Các tác nhân thu mua trong chuỗi giá trị ngô thường xuyên trao đổi thông tin về sảnlượng , giá cả thị trường và giá thu mua của họ Một số hộ thu gom cấp xã được các

cơ sở thu mua ở huyện cho vay vốn hoặc vật tư nông nghiệp sau đó họ mua lại sảnphẩm của các hộ thu gom Sau khi nhận ngô từ các cơ sở thu gom xã thì các cơ sở thumua huyện trừ nợ hoặc trả tiền mặt từ 70-100% Các cơ sở thu mua ở huyện liên hệvới các cơ sở thu mua trong và ngoài tỉnh cũng thông qua điện thoại rất ít (khoảng10%) các cơ sở thu gom có hợp đồng mua bán giữa hai bên Khi nhận được thông tin

từ các thương lái ở các tỉnh, các cơ sở thu gom huyện hoặc trong tỉnh chở ngô đến địađiểm giao hàng, sau khi nhận hàng các thương lái ngoài tỉnh thường trả tiền mặtkhoảng 50-60% ,số còn lại trả vào chuyến sau (trả gối đầu) Mối quan hệ giữa các tácnhân thu gom trong chuỗi là mối quan hệ mua bán sản phẩm (gọi bạn hàng), họthường mua bán không có hợp đồng và thậm chí không có giấy biên nhận ký nợ hợppháp giữa hai bên Vì vậy một số cơ sở thu gom trong tỉnh bị rủi ro khi các thương lái

Trang 32

Mối liên kết giữa người thu mua và người bán lẻ:

Người thu mua và người bán lẻ thường có mối quan hệ làm ăn chặt chẽ và lâu dàivới nhau Người bán lẻ thường chủ yếu mua hàng từ một người thu gom cố định vàthường được hưởng một số ưu đãi về giá và thời gian thanh toán

Mối quan hệ giữa người bán lẻ và người tiêu dùng

Đây là mối quan hệ tạm thời và không bền chặt Người tiêu dùng mua ngô tại bất

cứ người bán lẻ nào mà họ thấy thuận tiện và giá cả phải chăng Bởi vì giá cả vàchất lượng ngô của người bán lẻ bán ra đều gần như nhau nên người tiêu dùngkhông quan tâm đến việc giữ quan hệ lâu dài với người bán lẻ

2.1.5 Phân tích giá trị chuỗi sản phẩm ngô

Phân tích hiệu quả sảu xuất của người trồng ngô nếp

Phân tích hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng nhằm biết được lợi nhuận thu đượcbao nhiêu trên một đơn vị diện tích để định hướng cho người sản xuất đầu tư có hiệuqua Qua đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sẽ giúp đánh giá hiệu quả đầu tư cũngnhư tìm ra các khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình sản xuất để có giải phảpkhắc phục phù hợp

Bảng 9: Hiệu quả sản xuất ngô nếp của các hộ thuộc vùng dự án

(tính cho 1 sào – 1000m 2 - ĐVT: 1.000đ)

cận nghèo

Trên nghèo

Bình quân

3 Chi phí tự có (lao động và giống) 724,4 666,4 709,9

5 Giá trị gia tăng (VA= GO-IC) 1101,2 1201,8 1126,2

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013

Số liệu bảng 9 cho thấy:

- Tổng giá trị sản xuất trên một sào ngô nhóm hộ nghèo đạt 1156,1 ngàn đ/sào, nhóm

hộ trên nghèo đạt 1.382,8 ngàn đồng/sào cao hơn nhóm hộ nghèo và cận nghèo 252ngàn đồng/sào (18%)

- Chi phí trung gian: của nhóm hộ nghèo và cận nghèo do không đầu tư phân bón,giống ngô họ tự túc chỉ một số hộ có đầu tư thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ nên chiphí trung gian thấp 54,9 ngàn đồng/sào và nhóm hộ trên nghèo có đầu tư một ít

Trang 33

phân bón nên chi phí trung gian cao hơn 181 ngàn /sào (chiếm tỷ lệ 21,4% tổngchi phí đầu tư)

- Chi phí đầu tư lao động và giống của nông hộ: đối với nhóm hộ nghèo là 724,4ngàn đồng/sào và nhóm trên nghèo 666,4 ngàn đồng/sào

- Tổng chi phí sản xuất ngô đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 779,3 ngànđồng/sào, nhóm hộ trên nghèo là 847,4 ngàn/sào cao hơn nhóm hộ nghèo 68,1ngànđồng/sào (8%)

- Giá trị gia tăng của nhóm trên nghèo đạt 1.201,8 ngàn đồng và nhóm hộ nghèo vàcận nghèo đạt 1.101,2 ngàn đồng/sào thấp hơn nhóm hộ trên nghèo 100,6 ngànđồng /sào tương đương 8,3%

- Lợi nhuận thuần tính trên một sào của cả hai nhóm đều thấp, nhóm hộ trên nghèođạt 535,4 ngàn đồng /sào nhưng nhóm hộ nghèo đạt 376,8 ngàn đồng/sào thấp hơnnhóm hộ trên nghèo 158,6 ngàn đồng /sào tương đương 29,6%

- Hiệu quả đầu tư đồng vốn: cứ 1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất ngô nếp nhóm hộnghèo thu được 20 đồng giá trị gia tăng và nhóm trên nghèo thu được 6,6 đồng giátrị gia tăng Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của nhóm hộ trên nghèo đạt 0,6 lần nhưngnhóm hộ nghèo đạt 0,5 lần

Kết quả này thể hiện hoạt động trồng ngô nếp tại các các xã vùng dự án hiệu quả kinh

tế rất thấp, các hộ trồng ngô chỉ lấy công làm lãi Nguyên nhân là do đất xấu, thiếunước tưới, các hộ sản xuất không đầu tư phân bón và kỹ thuật canh tác lạc hậu

Phân tích hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ngô

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất và kinh doanh trong chuỗi giátrị ngô nếp được thể hiện qua bảng 10

Kênh 1: Người trồng ngô - Thu gom xã - Thu mua huyện – Thu mua tỉnh - Người bán lẻ- Người tiêu dùng

Số liệu ở bảng 10 cho thấy:

- Người trồng ngô: Chi phí trung gian của người trồng ngô rất thấp bình quân 63,4ngàn đồng/tạ ngô hạt, người trồng ngô bán cho các hộ thu gom tại xã với giá trungbình 8900 đồng/kg, giá trị gia tăng đạt 826,6 ngàn đồng/tạ và lợi nhuận thuần thuđược là 314,8 ngàn đồng/tạ ngô

- Các cơ sở thu gom nhỏ ở thôn/ xã: Họ bán ngô với giá trung bình là 9.950 đồng/kg

Trang 34

trung bình 942,6 ngàn đồng/tạ, giá trị gia tăng đạt 52,4 ngàn đồng/tạ Tổng chitrung bình 949,9 ngàn đồng/tạ như vậy, lợi nhuận thuần đạt được là 45,1 ngànđồng/tạ ngô hạt.

Bảng 10: Hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi SP ngô nếp

(tính cho 1tạ ngô hạt - ĐVT :1000 đồng)

trồng ngô

Thu gom xã

Thu gom huyện

Thu gom tỉnh

Người bán lẻ

Kênh 1: Người trồng ngô - Thu gom xã - Thu gom huyện – Thu gom tỉnh - Người bán lẻ

Chi phí trung gian (IC) 63,4 942,6 1055,2 1137,7 1231,2

Chi phí tăng thêm/Lao động gia đình 511,8 7,3 5,2 4,8 42,5

Giá trị gia tăng (VA= GO-IC) 826,6 52,4 34,8 32,3 118,8

Lợi nhuận thuần (Pr=GO-TC) 314,8 45,1 29,6 27,5 76,3

Kênh 2: Người trồng ngô - Thu gom huyện - Thu gom tỉnh - Người bán lẻ

Chi phí tăng thêm/Lao động gia đình 561,8 0 5,2 4,8 42,5

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013

- Cơ sở thu mua ở huyện: Họ bán ngô với giá trung bình là 10900 đồng/kg trừ chiphí trung gian trung bình 1055,2 ngàn đồng/ tạ, giá trị gia tăng đạt 34,8 ngàn đồng/

tạ ngô Tổng chi phí trung bình là 1060,4 ngàn đồng/tạ ngô và lợi nhuận thuầnđạt được là 29,6 ngàn đồng/tạ ngô hạt

- Cơ sở thu mua tỉnh: Họ bán ngô với giá trung bình là 11.700 đồng/kg trừ chi phítrung gian trung bình 1137,7 ngàn đồng/ tạ, giá trị gia tăng đạt 32,3 ngàn đồng/tạngô Với chi phí lao động gia đình trung bình 4800 đ/tạ ngô, tổng chi phí cho 1 tạ

là 1142,5 ngàn đồng/tạ ngô hạt Như vậy, lợi nhuận thuần đạt được là 27,5 ngànđồng/tạ ngô hạt

- Cơ sở bán lẻ trong tỉnh : Họ bán ngô với giá trung bình là 13500 đồng/kg trừ chiphí trung gian gồm ( mua/bán ngô, vận chuyển, khấu hao, hao hụt , lãi xuất… )trung bình 1231,2 ngàn đồng/ tạ, giá trị gia tăng đạt 118,8 ngàn đồng/tạ ngô Với

Trang 35

chi phí lao động gia đình (công mua và bán) trung bình 42,5 ngàn đ/tạ ngô, tổngchi phí cho 1 tạ là 1273 ngàn đồng/tạ ngô hạt Như vậy, lợi nhuận thuần đạt được là76,3 ngàn đồng/tạ ngô hạt.

Kênh 2: Người trồng ngô - Thu mua huyện - Thu mua tỉnh - Người bán lẻ- Người tiêu dùng

- Người trồng ngô: Chi phí trung gian của người trồng ngô rất thấp 93,4 ngànđồng/tạ ngô hạt , người trồng ngô bán sản phẩm cho cơ sở thu gom cấp huyện vớigiá trung bình 9500 đồng/kg, giá trị gia tăng người trồng ngô tạo ra là 901,6 ngànđồng/tạ Trừ chi phí về xăng dầu và công chuyên chở lợi nhuận thuần của ngườitrồng ngô là 339,8 ngàn đồng/tạ ngô tăng hơn bán cho các hộ thu gom cấp xã 25ngàn đồng/1 tạ ngô lợi nhuận thuần tăng 7,3% so với bán cho cơ sở thu gom cấpxã

Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân

Phân tích phân phối giá trị gia tăng, lợi nhận thuần sẽ thấy được sự phân bổ lợiích của chuỗi giá trị cho các tác nhân tham gia chuỗi, từ đó làm cơ sở để đánh giá hiệuquả của kênh phân phối và xác định được kênh tiêu thụ nào mang lại lợi ích cao nhấtcho chuỗi giá trị và đặc biệt là cho người trồng ngô Bảng 11 trình bày sự phân bổ giátrị gia tăng và lợi nhuận thuần của các tác nhân trong từng kênh thị trường

Kênh 1: Người trồng ngô - Thu gom xã - Thu mua huyện- Thu mua tỉnh - Người bán lẻ- Người tiêu dùng

Số liệu bảng 11 cho thấy:

- Phân phối giá trị gia tăng (VA): Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường này đạt1064,9 ngàn đồng/tạ ngô, trong đó người trồng ngô thu được 826,6 ngàn đồng/ tạ (77,2 %), người bán lẻ thu được 118,8 ngàn đ/tạ (11,2%) Các tác nhân còn lại là cơ

sở thu gom cấp xã 52,4 ngàn đồng/tạ ngô (4,9%), cơ sở thu mua cấp huyện đạt34,8 ngàn đồng/tạ (3,3%) và cơ sở thu mua cấp tỉnh thu được thu được 32,3 ngànđồng/tạ ngô ( chiếm tỷ lệ 3%)

- Phân phối giá trị lợi nhuận thuần (Pr): Tổng giá trị lợi nhuận thuần của chuỗi giátrị là 439,3 ngàn đồng/tạ trong đó người trồng ngô thu được 314,8 ngàn đồng/tạchiểm tỷ lệ 63,8% Người bán lẻ thu được 76,3 ngàn đồng/tạ ngô chiếm tỷ lệ

Trang 36

15,5%, những tác nhân khác lần lượt là 45,1 ngàn đồng/tạ (9,1%) đối với các hộthu gom cấp xã, 29,6 ngàn đồng/tạ (6%) đối với cơ sở thu mua ở huyện và 27,5ngàn đồng/tạ (5,6%) đối với cơ sở thu mua tỉnh

Kết quả phân tích cho thấy: phân bổ lợi nhuận thuần cho các tác nhân thu gom

và bán lẻ trong chuỗi giá trị ngô chiếm tỷ trọng cao gần 36,2% trong lúc đó người sảnxuất phải gieo trồng và chăm sóc ngô trong thời gian dài 3-4 tháng chỉ đạt tỷ trọng63% tổng lợi nhuận của chuỗi

Bảng 11: Phân bổ giá trị gia tăng và lợi nhuận thuần của các tác nhân trong chuỗi sản

phẩm ngô huyện Thuận Bắc

Tác nhân chuối Giá trị gia tăng (VA) Lợi nhuận thuần (Pr)

Số tiền (1000đ/tạ

Số tiền (1000đ/tạ) Tỷ lệ %

Kênh 1: Người trồng ngô - Thu gom xã - Thu mua huyện – Thu mua tỉnh - Người bán lẻ

Kênh 2: Người trồng ngô - Thu mua huyện - Thu mua tỉnh - Người bán lẻ

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013

Kênh 2: Người trồng ngô - Thu mua huyện - Thu mua tỉnh - Người bán lẻ- Người tiêu dùng

 Phân phối giá trị gia tăng (VA): Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường 2 đạt1087,5ngàn đồng/tạ ngô, trong đó người trồng ngô thu được 901,6 ngàn đồng/ tạngô chiếm tỷ lệ 82,9 %, tiếp đến là người bán lẻ thu được 118,8 ngàn đ/tạ ngôchiếm tỷ lệ 10,9% Các tác nhân còn lại là cơ sở thu mua ở huyện thu được 34,8ngàn đồng/tạ ngô (3,2%), cơ sở thu mua ở tỉnh thu được 32,3 ngàn đồng/tạ (3%)

 Phân phối giá trị lợi nhuận thuần (Pr): Tổng giá trị lợi nhuận thuần của chuỗi giátrị là 473,2 ngàn đồng/tạ ngô trong đó người trồng ngô thu được 339,8 ngànđồng/tạ chiểm tỷ lệ 71,8% Người bán lẻ thu được 76,3 ngàn đồng/tạ chiếm tỷ lệ

Trang 37

16,1%, những tác nhân khác thu được lợi nhuận thuần lần lượt là 29,6 ngàn đồng/

tạ (6,3%) đối với các hộ cơ sở thu mua ở huyện và 27,5 ngàn đồng/tạ (5,8%) đốivới cơ sở thu mua cấp tỉnh

Qua phân tích phân phối lợi nhuận của các tác nhân trong kênh thị trường 2 cho thấy:Khi người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho các cơ sở thu mua ở huyện thì tỷ lệ giátrị gia tăng tăng 5,3% và tỷ lệ lợi nhuận thuần tăng là 8% so với bán cho các cơ sởthu gom ở xã

Đây là một con số đáng được quan tâm để các đơn vị tham gia dự án tạo điều kiện chongười sản xuất (Tìm kiếm thị trường, tổ chức nhóm thu gom sản phẩm, hỗ trợ chi phívận chuyển, ký kết hợp đồng… ) để người sản xuất có thể bán sản phẩm đến các cơ sởthu mua cấp huyện, tỉnh, nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý bán lẻ, rút ngắn kênhphân phối sản phẩm nhằm nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất

2.1.6 Tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ, người nghèo và đồng bào DTTS

Cây ngô ở huyện Thuận Bắc được trồng nhiều tại nương, rẫy, vùng núi cao, nhữngvùng có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nơi đó đại đa số những người nghèo đangsinh sống, họ đang trực tiếp tham gia vào các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơchế và tiêu thụ ngô và họ là lực lượng chính tham gia vào chuỗi giá trị ngô

Sơ đồ 2: Sự tham gia của người nghèo vào các khâu của chuỗi sản phẩm ngô

Hoạt động cung ứng đầu vào:

-Người làm thuê

-Người làm thuê

Người sơ chếNgười làm thuê

- Người bán

- Người làm thuê

Cung cấp vật tư

chế

Trang 38

Người nghèo chỉ tham gia đóng vai trò người đi lao động làm thuê như thuê cuốc đất,bốc vác vật tư, giống, … một số ít hộ tham gia cung ứng giống đầu vào với hình thức

là trao đổi giống ngô địa phương giữa các hộ trong thôn với nhau

Hoạt động sản xuất

Có thể nói trong chuỗi giá trị ngô, công đoạn sản xuất ngô được nhiều người nghèotham gia nhất, đại bộ phận người nghèo và phụ nữ đều tham gia các hoạt động sảnxuất như: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chếngô.Thu nhập từ hoạt động sản xuất ngô bình quân hộ nghèo đạt 6 triệu đồng/vụ vànhóm hộ trên nghèo 8 triệu đồng/vụ

Hoạt động thu gom

Để làm được công việc của một tác nhân thu gom cần phải có nguồn vốn, có trình độkinh doanh và quản lý nhất định, người nghèo khó có thể đảm nhận Trong hoạt độngnày người nghèo chỉ tham gia làm thuê như bốc vác, chuyên chở với mức thù lao rấtthấp khoảng 25.000 – 30.000 đ/tấn

Hoạt động chế biến/sơ chế

Người nông dân nghèo chỉ tiến hành sơ chế như phơi khô, làm sạch, thường các chủvựa mua ngô tươi (đã tách hạt) với độ ẩm 40-50% nhưng để ngô đảm bảo chất lượngtrước khi đem tiêu thụ thì các chủ vựa phải thuê nhân công phơi khô, làm sạch và vàobao Tại các cơ sở sơ chế người nghèo chỉ đóng vai trò người làm thuê với mức thùlao họ được hưởng là 75.000 – 80.000 đ/tấn ngô khô hoặc khoảng 1,5 – 2 triệu /thángvào lúc mùa vụ nhưng lúc nông nhàn (hết vụ) thì họ lại bị thất nghiệp hoặc chuyểnsang việc khác

Hoạt động tiêu thụ

Đa số người nghèo đều tham gia vào khâu này, họ thưởng đem ngô của gia đình đibán hoặc trao đổi hàng hóa với những người thu gom tại địa phương hoặc cơ sở thugom lớn ở thị Trấn/trung tâm huyện Ngoài ra họ cũng là người làm thuê bốc vácchuyên chở cho các cơ sở thu gom tiêu thụ ngô

Tóm lại, hoạt động sản xuất ngô là hoạt động tạo việc làm và là nguồn thu nhập tươngđối ổn định cho người nghèo, nhất là phụ nữ và người dân tộc thiểu số

2.1.7 Những cản trở và thách thức (SWOT)

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ là cơ sở để từ đó có nhữngchiến lược phát triển sản phẩm Hạn chế điểm yếu, rủi ro phát huy điểm mạnh và tậndụng tốt những cơ hội để phát triển nâng cấp chuỗi giá trị ngô là mục đích của nghiêncứu này Bảng phân tích SWOT của chuỗi giá trị ngô được thể hiện bảng sau

Trang 39

Bảng 12: Phân tích SWOT sản xuất và tiêu thụ ngô tại huyện Thuận Bắc

Điểm mạnh (S)

- Diện tích trồng ngô tương đối lớn

- Nguồn lao động dồi dào

- Người dân cần cù và có kinh nghiệm

sản xuất ngô lâu năm

- Phù hợp điều kiện đất đai,khí hậu và

khả năng đầu tư của người nghèo

- Dễ trồng, chăm sóc, sơ chế và bảo

quản

- Nhu cầu thị trường lớn, người thu

gom mua ngay tại địa phương

Điểm yếu (W)

- Không có nước tưới (phụ thuộc vào nước trời)

- Đất đồi dốc, nghèo dinh dưỡng và xa khu dâncư

- Trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức KHKT

- Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất theophương thức quảng canh (không bón phân)

- Giống ngô địa phương đã bị thoái hóa ,lai tạpnhiều

- Thiếu vốn phải mua nợ vật tư ,giống sau đó trảsản phẩm (ngô) nên bị ép gía

- Thiếu thông tin thị trường hoặc năng lực tiếpcận thông tin thị trường còn hạn chế

- Năng lực thương lượng/ngã giá của người bán(người sản xuất) thấp

- Năng lực quản lý nông hộ và hạch toán kinh tếcủa các nông hộ rất thấp

- Thiếu liên kết giữa các tác nhân trong chuỗigiá trị

- Khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch kém(thiếu sân kho, không có máy sấy …)

Cơ hội (O)

- Có các dự án triển khai tại địa

phương nên đã hỗ trợ giống và phân

bón cho các hộ nghèo và tập huấn kỹ

thuật đã tạo cơ hội cho người dân

nâng cao kiến thức trong sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm

- Các chương trình hỗ trợ của nhà nước

đối với các huyện miền núi như 135

- Tiềm năng thị trường tiêu thụ ngô lớn

do Việt nam vẫn phải nhập khẩu ngô

từ nước ngoài

Thách thức (T)

- Giá đầu vào ngày càng tăng như giá phân bón,giá ngô giống và tiền công lao động cũng nhưtiền thuê làm đất ngày càng tăng,

- Thời tiết khí hậu thay đổi, nắng nóng kéo dàigây khô hạn nên bị mất mùa

- Sâu bệnh phá hại nhiều

- Giá cả không ổn định (được mùa mất giá)

2.1.8 Khó khăn /nút thắt của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngô

Kết quả khảo sát các khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị như sau:

Cơ sở cung cấp đầu vào :

Những khó khăn của các cơ sở cung cấp đầu vào

- Thiếu vốn (khoảng 100 % người phỏng vấn );

Trang 40

- Giá phân thuốc cao (giá vật tư nông nghiệp không ổn định) ( 50% );

- Tính cạnh tranh cao, nhất là cạnh tranh với các quán tạp hóa nhỏ kiêm bán vật tư ( 50% ý kiến),

- Chất lượng vật tư nông nghiệp kém, hàng giả, hàng nhái khó kiểm soát (100%)

- Dân nghèo phải bán trả chậm nên tồn động vốn lớn và rủi ro cao (100%)

Đối với người sản xuất:

- Khó khăn chính của người trồng ngô hiện nay là giá cả không ổn định và tưthương ép giá ( 85% người phỏng vấn)

- Thiếu kiến thức khoa học về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnhcho ngô (78,5%)

- Đất đồi dốc, bị xói mòn, rửa trôi nên nghèo dinh dưỡng, xa khu dân cư, khó khăntrong sản xuất và vận chuyển sản phẩm (75%)

- Không có nước tưới ( phụ thuộc vào nước trời) (100%)

- Thiếu các công cụ sản xuất như máy làm đất, máy tách hạt ngô, sân kho (45%)

- Cạnh tranh giữa các người mua (72,5%)

- Mất mùa và dân nghèo đôi lúc không thu được sản phẩm (vì trao đổi vật tư lấyngô) (75%)

Thu mua (huyện tỉnh)

- Thiếu vốn ( 100% người phỏng vấn)

- Cạnh tranh giữa các cơ sở thu mua (50%)

- Mất mùa và dân nghèo đôi lúc không thu được sản phẩm từ các cơ sở thu gom nhỏ(Cho các cơ sở thu gom ứng tiền/vật tư) ( 45,6%)

- Ngoài ra họ còn các các khó khăn như tiền vận chuyển cao, chưa liên kết vớingười sản xuất, không có máy sấy ngô vào mùa mưa

2.1.9 Kết luận và đề nghị

2.1.9.1 Kết luận

Ngày đăng: 29/04/2017, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w