Yêu cầu của đề tài- Đánh giá được lượng rác thải sinh hoạt RTSH và hệ số phát thải,thành phần RTSH tại các hộ gia đình - Hiện trạng quản lý thu gom RTSH tại xã.. Khái niệm chất thải Tại
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
TỈNH THÁI BÌNH
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ PHA
Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS NGUYỄN THANH LÂM
HÀ NỘI - 2016
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
TỈNH THÁI BÌNH
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ PHA
Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS NGUYỄN THANH LÂM
Địa điểm thực tập : MINH TÂN, ĐÔNG HƯNG,
THÁI BÌNH
HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốtnghiệp này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõnguồn gốc
Sinh viên
Nguyễn Thị Pha
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đãnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô hướng dẫn, các thầy cô bộ mônquản lý môi trường, gia đình cùng toàn thể bạn bè đã giúp em hoàn thành khóaluận này Để có được kết quả như ngày hôm nay, đầu tiên em xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường – Họcviện Nông nghiệp Việt Nam Trong 4 năm học tập và rèn luyện tại trường, sựgiảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo đã trang bị cho em đầy đủ những kiếnthức chuyên môn giúp ích cho công việc cũng như cuộc sống của em
Đặc biệt em muốn nói lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS.NguyễnThanh Lâm – giảng viên bộ môn quản lý môi trường và chị Đặng Thanh Hươngngười đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thựctập tốt nghiệp
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND xã Minh Tân,huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ
em thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã luôn độngviên tinh thần và tạo điều kiện vật chất cho em học tập trong suốt 4 năm họcđại học, cảm ơn bạn bè thân thiết, những người đã bên em và giúp đỡ emtrong thời gian qua
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận của emkhông tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình điều tra, nghiên cứu cũngnhư viết báo cáo, do đó em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củacác thầy cô, các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Pha
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở khoa học quản lý rác thải sinh hoạt 4
1.1.1 Các khái niệm chung 4
1.1.2 Nguồn gốc, thành phần, đặc điểm và phân loại rác thải sinh hoạt 6
1.1.3 Tác động của RTSH tới môi trường và đời sống con người 11
1.2 Cơ sở pháp luật 13
1.2.1 Văn bản luật 13
1.2.2 Văn bản dưới luật 13
1.2.3 Đánh giá cơ sở pháp lý 14
1.3 Cơ sở thực tiễn quản lý rác thải sinh hoạt 15
1.3.1 Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới 15
1.3.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý tại Việt Nam 17
1.4 Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt 28
1.4.1 Hoạt động tham gia của người dân trong công tác quản lý RTSH 28
1.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý RTSH 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG NGHÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng nghiên cứu 32
Trang 62.2 Phạm vi nghiên cứu 32
2.3 Nội dung nghiên cứu 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1 Thu thập tài liệu thứ cấp 32
2.4.2 Phương pháp lựa chọn địa điểm phỏng vấn 33
2.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn 33
2.4.4 Khảo sát thực địa 33
2.4.5 Phương pháp cân rác và phân loại rác 34
2.5 Xử lý số liệu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Tân 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2 Kinh tế - xã hội 38
3.1.3 Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gắn liền đến công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã: 42
3.2 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại khu dân cư xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 43
3.2.1 Nguồn phát sinh RTSH tại khu dân cư xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình: 43
3.2.2 Khối lượng RTSH 44
3.3 Công tác quản lí, thu gom vận chuyển và xử lý RTSH tại xã 51
3.3.1 Hệ thống quản lý RTSH 51
3.3.1 Công tác phân loại rác 53
3.3.2 Tình hình thu gom vận chuyển 53
3.3.3 Hiện trạng xử lý RTSH 56
3.4 Nhận thức của người dân địa bàn xã Minh Tân trong việc thu gom rác thải và công tác bảo vệ môi trường 59
3.4.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường 59
Trang 73.4.1 Công tác phân loại rác 62
3.4.2 Đánh giá của nhân viên thu gom rác xã Minh Tân trong công tác hoạt động của mình 64
3.5 Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải và nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu gom, quản lý rác thải phát sinh trong các hộ gia đình và địa phương 65
3.5.1 Giải pháp chung 65
3.5.2 Giải pháp cụ thể 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
UBND Ủy ban nhân dân
UERENCO Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Môi trường đô thị.VSMT Vệ sinh môi trường
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt (%) 8
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của các câu tử trong phế thải 8
Bảng 1.3 Lượng phát sinh chất rắn đô thị một số nước 15
Bảng 1.4 Rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh năm 2007-2010 18
Bảng 1.5 Định mức phát sinh RTSH tại các đô thị Việt Nam năm 2020 18
Bảng 1.6 Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn 21
Bảng 1.7 Các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã, thị trấn (%) 25
Bảng 3.1 Hiện trạng dân số tại xã phân bố tại 5 thôn 39
Bảng 3.2 Kết quả cân rác và ước lượng của các hộ gia đình 45
Bảng 3.3 Hệ số phát sinh RTSH của toàn xã Minh Tân 46
Bảng 3.4 Khối lượng RTSH phát sinh trong địa bàn xã 47
Bảng 3.5 Khối lượng RTSH của các hộ vào ngày thường và ngày nghỉ 48
Bảng 3.6 Thành phần RTSH của các thôn trong xã Minh Tân (%) 50
Bảng 3.7 Bộ máy quản lý RTSH của xã Minh Tân 52
Bảng 3.8 Hình thức xử lý RTSH tại xã Minh Tân 57
Bảng 3.9 Nhận thức người dân về phân loại rác tại nguồn 64
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thứ tự ưu tiên quản lý chất thải rắn 5
Hình 1.2 Các nguồn phát sinh chất thải 7
Hình 1.3 Phân loại và các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt 10
Hình 1.4 Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị Việt Nam 23
Hình 1.5 Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy RTSH26 Hình 1.6 Tỷ lệ tái sử dụng rác thải ở hai thành phố lớn ở Việt Nam 27
Hình 3.1 Vị trí địa lý của xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình 36
Hình 3.2 Các nguồn phát sinh RTSH tại hộ gia đình 44
Hình 3.3 Mối liên hệ giữa dân số và lượng RTSH 47
Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH trên địa bàn xã Minh Tân 53
Hình 3.5 Sơ đồ quá trình thu gom, vận chuyển rác tại xã Minh Tân 55
Hình 3.6 Bãi tập kết rác của xã Minh Tân 56
Hình 3.8 Hình ảnh người dân thôn Duy Tân đốt rác ven đường 58
Hình 3.9 Người dân thôn Hưng Sơn mang rác thải sinh hoạt ra đổ bờ sông 58
Hình 3.10 Nhận xét của người dân về công tác tuyên truyền BVMT của địa phương 60
Hình 3.11 Học sinh trường tiểu học xã Minh Tân dọn vệ sinh quanh trường vào 24 hàng tháng(24/03/2016) 61
Hình 3.12 Ý thức tham gia các phong trào cải thiện MT địa phương của người dân 62
Hình 3.13 Đánh giá của người dân về môi trường hiện nay do RTSH 63
Trang 11MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của Thế Giới, nền kinh tế của Việt Namđang có những bước chuyển mình mạnh mẽ Quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt của nước ta có nhiều chuyểnbiến tích cực Tuy nhiên gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa
đã và đang gây sức ép cho môi trường, tác động không nhỏ đến chất lượngcuộc sống cũng như sự phát triển bền vững của đất nước Một trong những tácđộng đó chính là vấn đề rác thải sinh hoạt Hiện nay rác thải sinh hoạt đangchiếm một tỷ lệ cao trong tổng khối lượng chất thải rắn và vẫn có xu hướngtăng do sự phát triển không ngừng của xã hội Lượng rác ngày càng tập trungnhiều gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngàycủa người dân Với lượng rác thu gom được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉtấn một năm, thế giới hiện có lượng rác tương đương với sản lượng ngũ cốc
(đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn) Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB,
con người sẽ thải ra môi trường hơn 11 triệu tấn chất thải rắn mỗi ngày vàonăm 2100 Ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về mộtcuộc khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặngkhổng lồ về tài chính cũng như môi trường cho chính phủ các nước Trongbáo cáo “Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn,” WB nhận định khốilượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớnkhông kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánhnặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi Các chuyên gia
WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là2,2 tỷ tấn/năm – tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay (2015), trong khichi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷUSD ở thời điểm hiện tại (2015) Theo WB, những số liệu này cần được nhìnnhận như hồi chuông cảnh tỉnh về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương
Trang 12lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc sống đô thị đang ngày một được cải thiện
và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng Ở Việt Nam, tại thành phố Hà Nội,khối lượng rác thải sinh hoạt (RTSH) tăng trung bình 15% một năm, tổnglượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày Thành phố Hồ ChíMinh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉđồng để xử lý (http://moitruong.com.vn/moi-truong-sos/nhung-con-so-ve-rac- thai14394.htm ) Bài toán về xử lý RTSH như thế nào để giảm bớt ô nhiễm và
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là một vấn đề không nhỏ đối với các cơquan quản lý
Xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là một xã có tổngdiện tích là 406,48 ha; trong đó có 294,58 ha (chiếm 72,47% tổng diện tíchđất tự nhiên) canh tác nông nghiệp Xã Minh Tân hiện nay có 5 thôn là HoàngĐức, Hưng Sơn, Duy Tân, Liên Minh, Đình Phùng với 5377 nhân khẩu và
1530 hộ dân (UBND xã Minh Tân, 2015) Cùng với sự phát triển kinh tế, sự
phát triển đa dạng của các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, … làm cho lượngrác thải sinh hoạt của xã ngày càng tăng mà vấn đề quản lý rác thải sinh hoạtchưa thực sự chú trọng quan tâm Lượng rác thải tăng lên khiến tình trạng môitrường ngày càng xấu đi Nguyên nhân có thể là do các biện pháp quản lý từcác cấp chưa phù hợp, quan trọng hơn là ý thức của người dân trong BVMT
về rác thải sinh hoạt còn chưa cao Do đó việc thực hiện đề tài:“Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của người dân tại địa bàn
xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình” là cần thiết để đánh giá
công tác quản lý rác thải sinh hoạt hiện tại ở xã Minh Tân từ đó làm cơ sở đểđưa ra các biện pháp quản lý phù hợp hơn
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được công tác quản lí rác thải sinh hoạt và nhận thức củangười dân tại xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ đó đề xuấtmột số giải pháp quản lý rác thải tại đây
Trang 13Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được lượng rác thải sinh hoạt (RTSH) và hệ số phát thải,thành phần RTSH tại các hộ gia đình
- Hiện trạng quản lý thu gom RTSH tại xã
- Đánh giá được nhận thức của người dân về RTSH tại địa phương
- Đề xuất được các giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phươngnhằm giảm thiểu lượng phát sinh rác thải
Trang 14Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học quản lý rác thải sinh hoạt
1.1.1 Các khái niệm chung
1.1.1.1 Khái niệm chất thải
Tại khoản 12 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng,khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” Như vậy, chất thải là tất cả những thứ vật
chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế, mà mọi ngườikhông dùng nữa và thải bỏ đi
1.1.1.2 Khái niệm chất thải rắn
“Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đượcthải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”
(Nghị định số 38/2015/NĐ – CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu)
1.1.1.3 Khái niệm rác thải sinh hoạt
Có rất nhiều khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thảisinh hoạt Thuật ngữ này trong tiếng Anh là Minicipal solid waste viết tắt làMSW (hay Domestic/Residential solid Waste)
Theo Nghị định số 38/2015/NĐ – CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất
thải và phế liệu, “Chất thải rắn sinh hoạt (hay còn gọi là rác thải sinh hoạt)
là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”
Rác thải sinh hoạt là chất phát thải liên quan đến các hoạt động của conngười, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơicông cộng như các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm dịch vụ,
thương mại (Nguyễn Xuân Thành, 2009)
1.1.1.4 Khái niệm quản lý rác thải
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (Luật bảo vệ Môi trường, 2014).
Trang 15Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinhđến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạmthời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển (Nghị định số 38/2015/NĐ – CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu).
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải (Nghị định số 38/2015/
NĐ – CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu).
1.1.1.5 Quản lý tổng hợp chất thải rắn
Quản lý CTR tổng hợp là một chương trình toàn diện từ ngăn ngừa, táichế, tái sử dụng, sản xuất phân compost và đồ bỏ chất thải Một hệ thốngquản lý CTR tổng hợp được xem là hiệu quả khi ngăn ngừa, tái chế và quản lýCTR theo hướng bảo vệ sức khỏe con người và môi trường hiệu quả nhất
Hình 1.1: Thứ tự ưu tiên quản lý chất thải rắn(https://duancapnuocvavesinh.files.wordpress.com/2011/05/afbeelding3.png)
Trang 16Thứ tự ưu tiên quản lý CTR được ưu tiên từ tiết giảm tại nguồn đến tái
sử dụng để tăng tính hiệu quả nhất, giá trị kinh tế ít nhất, thiệt hại sinh thái ítnhất Cuối cùng mới quản lý chất thải rắn theo phương pháp thiêu đốt và sửdụng bãi chôn lấp, bởi vì đây là phương pháp ít hiệu quả nhất, giá trị kinh tếlãng phí nhiều nhất, thiệt hại sinh thái nhiều nhất
1.1.2 Nguồn gốc, thành phần, đặc điểm và phân loại rác thải sinh hoạt
1.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, ở các vị trí khácnhau với khối lượng cũng khác nhau:
- Từ khu dân cư: khu dân cư tập chung, hộ dân cư tách rời Nguồn rácthải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thủy tinh, gỗ, nhựa, cao su,
- Từ khu thương mại: quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng, cơ quankhách sạn Nguồn rác thải có thành phần tương tự khu dân cư (thực phẩm,giấy, catton )
- Từ các cơ quan, công sở: bệnh viện, trường học, cơ quan hànhchính Rác thải tương tự rác khu dân cư và thương mại nhưng khối lượng íthơn
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: vệ sinh môi trường, phát quang,chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác, rác thải bao gồm cỏrác, rác thải từ việc trang trí đường phố
- Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: nguồn chất thải chủ yếu từ cáccánh đồng sau vụ mùa, trang trại, vườn cây rác chủ yếu thực phẩm thừa,phân gia súc, gia cầm, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quátrình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sảm phẩm nông nghiệp
(Dương Trang Ngân, 2015)
Trang 17Hình 1.2 Các nguồn phát sinh chất thải
1.1.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần RTSH khác nhau tùy thuộc vào điều kiên tự nhiên kinh tế,tính chất tiêu dùng và nhiều yếu tố khác Khác với rác thải công nghiệp,RTSH là tập hợp không đồng nhất, tính không đồng nhất này được biểu hiện
ở sự không kiểm soát được các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt vàthương mại Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính khác biệt trongthành phần RTSH
- Thành phần cơ học: thành phần chủ yếu của rác thải ở nước ta là chấthữu cơ có thể phân hủy được (chiếm 41,98 %), các chất này phần lớn bắtnguồn từ rác ở các chợ và khu thương mại và các hộ gia đình
+ Các chất dễ bị phân hủy sinh học: thực phẩm thừa, cuộng lá rau, lárau, lá cây, xác động vật chết, vỏ hoa quả,
+ Các chất khó phân hủy sinh học: gỗ, cành cây, cao su, túi nilong+ Các chất không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh, mảnh sành,
sứ, ngói, vôi, vữa, vỏ ốc hến,
Các chất thải vô cơ, đặc biệt là kim loại được thu hồi để tái sinh ngaytại nguồn phát sinh nên hàm lượng của chúng trong rác chiếm tỉ lệ thấp, ta cóthể thấy trong bảng 1.1
Trang 18Bảng 1.1.Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt (%)
(Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội, 2011)
- Thành phần hóa học: trong các cấu tử hữu cơ của RTSH, thành phầnhóa học chủ yếu của chúng là C, H, O, N, S và các chất tro Phụ thuộc vào cáccấu tử hữu cơ, hàm lượng của các nguyên tố thay đổi trên diện rộng
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của các câu tử trong phế thải
Trang 191.1.2.3 Phân loại rác thải sinh hoạt
RTSH có thành phần và tính chất rất đa dạng, thông thường người taphân loại RTSH theo khả năng phân hủy để có biện pháp xử lý phù hợp
a Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, nông thôn, khudân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên,
- Chất thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp
và thủ công nghiệp
- Chất thải xây dựng: đất đá, gạch, vôi vữa, bê tông vỡ, đồ gỗ, kim loại
do hoạt động xây dựng tạo ra
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do hoạt động nông nghiệp như trồngtrọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch
b Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, kim loại nặng Các chất này tiềm
ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc đe dọa sức khỏe con người và
sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lam truyền ô nhiễm môitrường đất, nước, không khí
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và cáchợp chất có các tính chất nguy hại Thường là các chât thải phát sinh trongsinh hoạt gia đình, đô thị
c Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ,vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sữ, một số loại phân bón, đồdùng thải bỏ gia đình
- Chất thải hữu cơ: là chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩmthừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi, dung moi, nhựa, dầu mỡ và các loạithuốc bảo vệ thực vật
Trang 20d Phân loại theo trạng thái chất thải
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các
cơ sở chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, nhựa, thủy tinh, vật liệu xâydựng, )
- Chất thải trạng thái lỏng: phân, bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải
từ hoạt động chăn nuôi, nhà máy lọc dầu, rượu bia, từ nhà sản xuất giấy,thuốc nhuộm, vệ sinh công nghiệp,
- Chất thải ở trạng thái khí: các khí thải động cơ đốt trong các nhà máyđộng lực, giao thông, ô tô, máy kéo, máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu,
Vải vụn, cao su, thuộc da
Tái chế
Thiêu hủy
Chôn lấp
Chôn, đốt
Trang 211.1.2.4 Đặc điểm rác thải sinh hoạt
RTSH có ba đặc điểm chính, có sự biến thiên lớn và ảnh hưởng đến cácbiện pháp quản lý rác thải
Khối lượng RTSH: khối lượng rác thải trung bình ở các nước côngnghiệp phát triển >0,8 kg/người/ngày Ở các nước phát triển khoảng 0,6 – 0,8kg/người/ngày Do tốc độ phát sinh RTSH trên bình quân đầu người của dân
cư đô thị nước ta tương đối cao, tỷ trọng của đất gạch cát có lẫn trong RTSHlớn nên khối lượng rác thải của các đô thị nước ta hiện nay khoảng 0,5-0,7 kg/
người/ngày (Trần Quang Ninh, 2010).
Tỷ trọng và độ ẩm: tỷ trọng của RTSH phụ thuộc vào thành phần rácthải và độ ẩm rác, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thu gom vậnchuyển Ở các nước công nghiệp tỷ trọng RTSH thấp, dao động khoảng 100-
nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ lệ cao 50,7 – 62,22% (Trần Quang Ninh, 2010).
Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế ngày càng caolàm cho cuộc sống dân cư cải thiện, nguồn thực phẩm qua sơ chế sẽ tăng lêndẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều rác thải như là các loại giấy báo loại, chấtdẻo, thủy tinh, kim loại
1.1.3 Tác động của RTSH tới môi trường và đời sống con người
a Tác động tích cực
Đối với các loại rác thải không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe conngười chúng ta có thể tận dụng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như sửdụng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất khác hay tái chế tái sử dụng đểgiảm lượng rác thải ra môi trường cũng như tận dụng nguồn tài nguyên:
Trang 22- Các loại rác hữu cơ (các loại rau, củ, quả hư hỏng, cành cây, lá cỏ,xác súc vật, phân chuồng, ) có thể tạo thành phân hữu cơ vi sinh để bón chocây trồng.
- Các loại phân chuồng, thức ăn thừa của người dân và gia súc cho vàohầm ủ Bioga để tạo thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng
- Một số rác thải có thể tái chế ra sản phẩm khác thì được thu gom bánphế liệu như:
+ Kim loại: đồng, kẽm, sắt, thép, được thu gom luyện lại và chế tạo
- Tác hại của việc đốt rác thải:
+ Thói quen của nhiều hộ gia đình nông thôn là đốt rác ngay tại giađình trong đó chứa nhựa, túi nilong, cao su, khi đốt ở nhiệt độ thấp chúng sẽkhông tiêu hủy triệt để và các khí độc thoát ra vào môi trường như Oxitcacbon, hydrocacbon dễ bay hơi, bezen và dioxin, những chất có khả nănggây ung thư cho con người
+ Việc đốt rác theo phương thức thủ công trong khu dân cư sẽ đe dọatrực tiếp đến sức khỏe người dân tại đó, không chỉ là khó thở, viêm hô hấp màtăng nguy cơ gây bệnh ung thư,
+ Biện pháp tốt nhất để hạn chế những tác hại này là tách riêng cácloại chất thải để tái chế thành sản phẩm khác hoặc sử dụng lò đốt chuyêndụng
Trang 23- Tác hại của việc đổ rác bừa bãi
+ Tại vùng nông thôn, thói quen đổ rác ra ven đường, ven bờ sông, ao
hồ đang rất phổ biến Nước rỉ rác sẽ chảy xuống ao hồ làm ô nhiễm nguồnnước Các chất độc hại trong nước sẽ tích lũy vào trong thực phẩm như: rau,tôm, cá, nguy hiểm nếu ta ăn phải
+ Để phòng tránh những ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe ngườidân cần phải xóa bỏ thói quen đổ rác bừa bãi, tổ chức thu gom và xử lí ráchợp vệ sinh
- Nguy cơ từ những bãi rác thải không hợp vệ sinh:
+ Ở vùng nông thôn thường có những bãi rác tự nhiên, không hợp vệsinh, không được xử lý hợp vệ sinh, đây là nơi ẩn chứa nguy cơ lớn về sứckhỏe và môi trường Những bãi rác này nguy hiểm đến người dân sống quanh,gây mùi hôi thối, chất độc qua phổi, qua tuyến nhờn và qua da đi vào cơ thể
+ Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi thối, phát triển vi khuẩnlàm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường vàảnh hưởng tới đời sống mọi người Ngoài ra, chỗ tập chung rác hữu cơ là nơithu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi và các loại vi trùng gây bệnhtruyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình, nước thải từ bãi rác rấtđộc hại nếu nhiễm xuống nguồn nước ngầm
Trang 24- Nghị định số 18/2015/ND-CP: quy định về quy hoạch bảo vệ môitrường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kếhoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ – CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lýchất thải và phế liệu
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ vềviệc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môitrường
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quyđịnh về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánhgiá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguyhại
- Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môitrường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường về Quy định quản lý chất thải nguy hại
1.2.3 Đánh giá cơ sở pháp lý
Các quy định văn bản pháp luật về môi trường đã có từ rất sớm (LuậtBảo vệ Môi trường 1993) và theo thời gian đã được nhà nước chỉnh sửa, bổsung và thay đổi nhiều lần để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội Đi kèmvới các Luật BVMT là các NĐ, TT liên quan quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành các điều của Luật BVMT đề ra khá là chi tiết và chặt chẽ Trong đó
có nghị định số 38/2015/NĐ – CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất
thải và phế liệu đã liên quan tới việc quản lý RTSH khá là chi tiết, cụ thể và
Trang 25rõ ràng nhưng việc tuyên truyền đến người dân còn chưa cao nên người dânchưa nắm bắt được rõ các thông tin liên quan đến RTSH.
1.3.Cơ sở thực tiễn quản lý rác thải sinh hoạt
1.3.1 Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới
1.3.1.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên Thế giới
Lượng RTSH ở mỗi nước trên Thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sựphát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó Tỷ lệphát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng GDP tính đầungười Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên Thếgiới: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6 kg/người/ngày, Singapo là 2 kg/người/ngày,
Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày (Trần Quang Ninh, 2010).
Bảng 1.3 Lượng phát sinh chất rắn đô thị một số nước
Tên nước Dân số
(% tổng số)
Hệ số phát sinh CTR (kg/người/ngày) Nước thu nhập thấp 15,92 0,40
Trang 26thải phát sinh càng nhiều Ở Hàn Quốc là nước có 86,30% số dân có thu nhậpcao, kinh tế phát triển nên lượng phát sinh CTR đô thị khá cao 1,59 kg/người/ngày Nhưng ở Ấn Độ - nước có thu nhập thấp kinh tế còn kém, lượng phátsinh CTR là rất ít chỉ 0,46 kg/người/ngày, thấp hơn gần 3,47 lần so với vớiHàn Quốc, thấp hơn 3,2 lần so với Nhật Bản.
+ Nhật Bản: Theo số liệu thống kê của Bộ TNMT Nhật Bản, hàng nămnước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác côngnghiệp (397 triệu tấn) Trong tổng số rác thải trên, có khoảng 5% rác thải phảiđưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa tới nhà máy tái chế Số còn lại được
xử lí bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lí rác Với RTSH của cácgia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm
bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón (Trần Quang Ninh, 2010).
+ Ở Singapore: mỗi ngày thải ra khoảng 16.000 tấn rác Rác ởSingapore được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp ).Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (9000 tấn) quay lại các nhà máy tái chế.Khoảng 41% (7000 tấn) được đưa vào 4 nhà máy thiêu rác để đốt thành tro.Như vậy khối lượng từ 16.000 tấn rác mỗi ngày (1.500 tấn tro rác cùng với
500 tấn rác không thể đốt), sau khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác chohơn 10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn Trong khi đó, ở Việt Nam đặc biệt làthành phố Hồ Chí Minh thải ra 8.000 tấn rác (bằng ½ Singapore) nhưng phảitìm chỗ chôn lấp cho ngần ấy số rác (gấp 4 lần Singapore) Chưa hết, nhiệtnăng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp
3% tổng nhu cầu điện của Singapore (Trần Quang Ninh, 2010).
Trang 271.3.1.2 Tình hình quản lí, xử lí rác thải trên Thế giới
- Tại Mỹ và Canada: nơi có khí hậu ôn đới thường áp dụng phươngpháp xử lý rác thải ủ đống có đảo trộn như sau: rác thải được tiếp nhận và tiếnhành phân loại, rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi sinh vật, trộn vớibùn và đánh đống ở ngoài trời Chất thải được lên men từ 8-10 tuần lễ, sau đóđược sang lọc và đóng bao
Ưu điểm: Thu hồi được sản phẩm làm phân bón tận dụng được nguồnbùn là các phế thải của thành phố hoặc bùn ao; Cung cấp nguyên liệu tái chếcho ngành công nghiệp và kinh phí đầu tư và duy trì thấp
Nhược điểm: Hiệu quả phân hủy hữu cơ không cao và chất lượng phânbón được thu hồi không cao vì lẫn kim loại nặng trong bùn thải hoặc bùn ao
(Lê Văn Khoa, 2010).
1.3.1.3 Đánh giá chung về các giải pháp quản lý trên Thế giới
Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn gặpnhiều vấn đề bất cập Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác chưahợp lí, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệuquả xử lí lại thấp Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế
Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổbiến để xử lí chất thải vì chi phí rẻ Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành3loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấphợp vệ sinh Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước phát triển.Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãichôn lấp như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khóphân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại chất thải có thể tái chế
1.3.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý tại Việt Nam
1.3.2.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
a Ở đô thị
Thành phần và tải lượng RTSH ở Việt Nam ngày càng tăng nguyênnhân chính là do dân số ngày một tăng cao, điều kiện kinh tế - xã hội ngày
Trang 28càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng phong phú và đadạng Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn RTSH.
Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày.Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội,TPHCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị nước ta đang
còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp ( sos/nhung-con-so-ve-rac-thai-14394.htm )
http://moitruong.com.vn/moi-truong-Chỉ số phát sinh RTSH đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống
- Năm 2007, chỉ số RTSH phát sinh bình quân đầu người tính trungbình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày
- Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày,lớn hơn nhiều số với nông thôn là 0,4 kg/người/ngày
Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì chỉ số phátsinh RTSH đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết các địa
phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2011)
Bảng 1.4 Rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh năm 2007-2010
Nội dung 2007 2008 2009 2010
Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22
% Dân số đô thị so với cả nước 28,20 28,99 29,74 30,2Chỉ số phát sinh RTSH đô thị
Tổng lượng RTSH đô thị phát sinh
(tấn/ngày) 17,682 20,849 24,225 26,224
(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011)
Bảng 1.4 cho ta thấy, qua các năm dân số đô thị tăng khá nhanh từ năm
2007 đến 2010 tăng thêm 2,42 triệu người, đồng thời sự phát sinh rác thảicũng tăng lên, từ 2007 đến 2010 khối lượng RTSH đô thị phát sinh thêm8,542 tấn/ngày Đây là con số báo động với người dân về việc quản lý RTSH
Bảng 1.5 Định mức phát sinh RTSH tại các đô thị Việt Nam năm 2020
Loại đô thị Năm 2020
Trang 29Định mức (kg/người.ngàyđêm)
Khả năng thu gom (%)
(Nguồn: ThS Lý Thị Thu Hà, Bài giảng Quản lý và xử lý chất thải)
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngàycàng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10% Tỷ lệ tăng cao tập trung
ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân
số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phốPhủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ
lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%)
(Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012).
Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ởcác đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạngchôn lấp lẫn với CTRSH đô thị
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế-xã hội) thì các đô thịvùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2 450 245tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trởlên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượngphát sinh CTRSH đô thị là 1 622 060 tấn/năm (chiếm 25,12%) Các đô thịkhu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ
có 69 350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùngTây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237 350 tấn/năm (chiếm3,68%) Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5500tấn/ngày), Hà Nội (2 500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất
là Bắc Kạn 12,3 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày
và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2011).
Tỷ lệ phát sinh RTSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thịphát triển du lịch như TP Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; TP Hội An 1,08
Trang 30kg/người/ngày; TP Ninh Bình 1,30 kg/người/ngày Các đô thị có tỷ lệ phátsinh RTSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP Đồng Hới (tỉnh QuảngBình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; thị xã Gia Nghĩa 0,35 kg/người/ngày; thị xãCao Bằng 0,38 kg/người/ngày Trong đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người
tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày(Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2011).
b Ở nông thôn
Phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hànhchính, RTSH khu vực nông thôn có tỷ lệ hữu cơ khá cao, chủ yếu từ thựcphẩm thừa, chất thải vườn, và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ
lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 65% trong RTSH gia đình ở nông thôn),
lượng phát sinh CTR của người dân vùng nông thôn khoảng 0,3kg/người/ngày, ước tính RTSH khoảng 18,21 tấn/ngày tương đương 6,6 triệu
tấn/năm.( Báo cáo Môi trường quốc gia- Bộ TNMT, 2011)
Trang 31Bảng 1.6 Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn
Khu dân cư Khu dịch
vụ, thương mại Tấn/năm
Tổng cộng
Hệ số phát thải kg/người/
a Tình hình quản lý RTSH tại Việt Nam
RTSH ở Việt Nam được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp(chiếm 85% tổng lượng chất thải thu gom), tuy nhiên tính đến năm 2011, trêntoàn quốc chỉ có 12/63 tỉnh thành phố có BCL hợp vệ sinh hoặc đúng kĩ thuật
ở nông thôn và phần lớn được xây dựng trong 10 năm qua Hầu hết các BCLrác thải ở nông thôn là BCL không hợp vệ sinh, chủ yếu là BCL hở và để
phân hủy tự nhiên (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011).
Quản lý RTSH ở Việt Nam nhất là ở các thành phố lớn như: Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựavào kinh phí bao từ ngân sách nhà nước chưa huy động được các thành phầnkinh tế tham gia, tính chất xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp, người dânchưa chủ động tham gia vào hoạt động thu gom
Trang 32Hiệu quả hoạt động của các tổ thu gom rác thải ở các địa phương rấtthấp Theo kết quả điều tra năm 2007, đã có 85,7% số thị trấn và 28,5% số xã
đã có tổ thu gom rác thải, tuy nhiên hoạt động của các tổ này không thườngxuyên Số lần thu gom rác ở cấp xã chỉ là 0,5 – 2 lần/tuần, ở thị trấn là từ 2 –
6 lần/tuần, do đó lượng rác thải thu gom được còn thấp, tình trạng ứ đọng rác
trog các khu dân cư vẫn còn phổ biến (Hồ Thị Lam Trà và cộng sự,2012).
Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:
Tại Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000tấn RTSH, tức một năm có trên dưới một triệu tấn Hiện nay, ngoài URENCOcòn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phầnThăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, nhưng tất cảvẫn không thể thu gom hết vì lượng RTSH đang ngày một tăng nhanh
Tại TP Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thảirắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao Theo số liệu của Sở Tàinguyên – Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng5.800 – 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 – 700 tấn chất thải rắn công nghiệp,
150 – 200 tấn chất thải nguy hại, 9 – 12 tấn chất thải rắn y tế Nguồn chất thảirắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ giađình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn
Trang 33Ở các thành phố thị xã việc thu gom xử lý rác thải đã có Công ty Môitrường đô thị đảm nhiệm Cứ tối đến xe chở rác của Công ty đi qua thì đemcác túi rác ra bỏ lên xe và người dân phải nộp tiền thu gom ấy Tuy nhiên, ởnông thôn thì chưa mấy nơi có điều kiện làm được như vậy Tình hình chunghiện nay là từng gia đình tự xử lý lấy tùy thuộc vào nhận thức và điều kiệncủa từng người Một số gia đình ở gần sông hồ hoặc có mương nước đi quathì lợi dụng đêm tối đem vứt rác xuống, hậu quả thế nào đã có người khácchịu Nhiều gia đình thì gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ vào một nơi nào
Bộ TN & MT
Sở TN&MT
Sở giao thông
UBND tỉnh/ thành phố
Bộ xây dựng
Tái chế sau ủ (loại bỏ tạp chất, nghiền, chỉnh
pH, bổ sung nhiên liệu
Sân tập kết chất thải rắnCông ty môi
trường đô thị
Trang 34đó xa nhà Những địa điểm đổ rác của các xóm, làng, các cụm dân cư hiệnnay là rất tùy tiện Đi dọc hai bờ một số dòng sông và các đường quốc lộ, cácđường liên huyện… sẽ bắt gặp nhiều điểm đổ rác rất khó chịu.
Những năm trước đây rác thải chủ yếu chỉ có nhiều ở các đô thị, ở vùngnông thôn vấn đề này không được đặt ra, nay thì lượng rác thải ở nông thônngày càng nhiều, số lượng lớn Lượng rác thải phát sinh nhiều và nhanh vượtquá khả năng xử lý của các địa phương đã tác động xấu đến môi trường vàcảnh quan bộ mặt nông thôn mới Khó khăn trong quản lý rác thải thể hiện ởcác khâu thu gom, vận chuyển và xử lý Nếu ở các đô thị tỷ lệ thu gom rácthải đạt tới gần 96% thì ở nông thôn và vùng ven đô thị mới chỉ đạt 5-10%; ởcác khu dân cư nằm xa các trục đường giao thông lớn thì hầu hết rác thải chưađược thu gom Do kinh phí hạn hẹp nên việc thu gom rác không triệt để,không hiệu quả, gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan bộmặt nông thôn Hiện nay hầu hết các xã đều đã có quy hoạch địa điểm tập kếtrác thải, có nơi xây được bãi đổ rác, có nơi xây bể chứa, có nơi đổ rác tựnhiên trên mặt đất Điểm tập kết ở nông thôn thường là ngoài cánh đồng, gầnnghĩa địa hoặc ở ven đê, bãi sông việc xử lý rác cũng rất đa dạng, có nơichôn lấp rác, có nơi đốt hủy rác, có nơi chuyển tiếp đến cơ sở xử lý tập trung,tuy nhiên việc này cũng gặp khó khăn vì xe chở rác chuyên dụng chỉ hoạtđộng tốt khi rác tập kết được tập trung các xe gòong chuyên dùng (bán tựđộng), vì vậy khi rác đổ tràn lan ra bãi phải huy dộng người xúc đổ lên xe thìhầu hết các xã không có kinh phí chi cho việc này
Thực tế đó đặt ra vấn đề cấp bách là cần có những giải pháp tích cựcđối với môi trường nông thôn, nơi có đến hơn 70% số người sinh sống Điềuđầu tiên là cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của ngườidân và đi kèm là những biện pháp giáo dục cảnh cáo, xử phạt Mặt khác cũngcần trang bị cho họ những thói quen phân loại rác Ở mỗi ngã ba, ngã tưđường hoặc những chỗ quán xá, chợ búa nên đặt những thùng rác Có thể làhai loại thùng: một dành cho rác hữu cơ, thùng kia dành cho những bao bì, đồ
Trang 35nhựa… Đối với xác chết gia súc, gia cầm thì phải đào hố chôn sâu và rắc vôikhử trùng Vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là các địa phương nhất là các xã,thị trấn phải nhanh chóng quy định nơi đổ và thu gom rác thải cho từng điểmdân cư Nơi đổ rác có thể đào thành hố, xây tường thành bao quanh, có cửa ravào đóng kín để tránh chó mèo làm vung vãi ra ngoài Hàng tuần, hàng thángnhững lúc trời nắng, khô ráo nên cử người đốt rác nhất là bao bì để giảm bớtkhối lượng… Nhưng để xây được những hố đổ rác như vậy cũng cần phải cókinh phí ban đầu.
Bảng 1.7 Các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã, thị trấn (%) STT Biện pháp xử lý Thị trấn Cấp xã
Trang 36- Hiện nay, công nghệ sinh học đang được nghiên cứu và ứng dụngtrong xử lý RTSH
Hình 1.5 Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu
là do các lao động nghèo làm nghề thu mua phế liệu,
phân hữu cơ
Công nghệ Seraphin, AST
Chôn lấp
Đốt
Trang 37Hình 1.6 Tỷ lệ tái sử dụng rác thải ở hai thành phố lớn ở Việt
Nam
(http://moitruongsach.vn/thuc-trang-rac-thai-o-viet-nam/)
+ Công nghệ làm phân hữu cơ từ RTSH
Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý CTR hữu
cơ trong điều kiện hiếu khí Các loại rác thải dùng làm phân hữu cơ chủ yếu làthực phẩm thừa, rau quả hỏng, lá cây, rơm rạ, Rác thải được thu gom từcác hộ gia đình, đươc phân loại sau đó khử mùi hôi, đưa vào khu vực ủ bằngcác phương pháp khác nhau như đào hố dưới đất, ủ sinh học theo luống, đống.Chất thải sau khi được ủ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian quy định sẽ đượcđem đi nghiền, sàng và đảo trộn trước khi đóng thành bao thành phẩm.Phương pháp này giúp làm giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm, tạo việc làmcho người lao động, tạo ra nguồn phân vi sinh cho nông nghiệp
+ Công nghệ xử lý bằng chôn lấp
Chôn lấp chất thải là phương pháp lưu giữ chất thải trong các hố bãi cóphủ đất lên trên Đây là phương pháp phổ biến ở các đô thị và nông thôn.Nhưng hầu hết các bãi chôn lấp đều không đạt tiêu chuẩn kí thuật mà chỉ làbãi lộ thiên Khi lựa chọn bãi chôn lấp cần xem xét các yếu tố sau:
Quy mô: phụ thuộc vào dân số, lượng rác hằng năm để xác định bãi ráclớn, vừa nhỏ
Vị trí bãi chôn lấp: xem xét đến khoảng cách an toàn môi trường đếnkhu đô thị, khu dân cư, các công trình khai thác nước ngầm, đường giaothông, để không gây hại cho sức khỏe con người
+ Công nghệ đốt RTSH: Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốtrác là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao, phù hợp để xử lý chất thảicông nghiệp, chất thải nguy hại hữu cơ như : cao su, nhựa, cặn dầu, thuốc bảo
vệ thực vật, chất thải y tế Đốt rác là một phương pháp thuận tiện giúp giảmlượng bốc rỡ và vận chuyển rác thải nhưng nếu không có lò đốt quy chuẩn sẽgây nhiều khói bụi và ô nhiễm môi trường không khí
Trang 381.3.2.3 Đánh giá chung về các giải pháp quản lý hiện tại Việt Nam
Lượng RTSH ở nông thôn ngày càng tăng do sự phát triển của xã hộinên vấn đề phân loại và thu gom, xử lý cũng là vấn đề cần được quan tâm.Việc phân loại CTRSH nông thôn được tiến hành ngay tại hộ gia đình đối vớimột số loại chất thải như giấy, bìa catton, kim loại, thức ăn thừa, lá rau, Cácloại RTSH khác không được sử dụng được hầu như không được phân loại mà
để lẫn lộn Nhiều xã không có bãi rác tập trung, bãi rác công cộng, không cóngười thu gom vận chuyển nên đã hình thành nhiều bãi rác tự phát gây mất
mỹ quan và ô nhiễm môi trường (Báo cáo Môi trường quốc gia, 2011)
Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cốgắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi Hiện nay, ở khu vực đô thịmới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lạirác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường Còn ở khu vực nông thôn, rácthải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi Ởkhu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến
bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch,đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnhcủa nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rácthải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại Đây cũng chính là nguy cơtiềm ẩn đối với môi trường và con người.(http://moitruongsach.vn/thuc- trang-rac-thai-o-viet-nam/ )
1.4 Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt
1.4.1 Hoạt động tham gia của người dân trong công tác quản lý RTSH
a.Phân loại, thu gom và xử lý rác thải:
- Phân loại rác thải: Hành động phân loại rác của người dân là dạng hành động truyền thông, được thực hiện được thực hiện tự phát và theo thói quen
Trang 39- Thu gom rác: Phần lớn người dân lựa chọn hình thức đem rác ra xe
đổ khi có hiệu lệnh của công nhân thu gom, nhiều hộ gia đình để rác ngaytrước cửa nhà để xe của đội thu gom đi qua từng nhà lấy Về mức độ tham giathu gom rác, có những người tham gia rất tích cực nhưng có người lại thamgia rất ít và hầu như không tham gia
- Xử lý rác thải: người dân xử lý theo nhiều hình thức khác nhau nhưđem đến điểm thu gom rác, đốt, chôn lấp, ủ phân Đáng chú ý có một sốngười dân đổ rác ra đường
b.Tuyên truyền, vận động: Nội dung được tuyên truyền tập trung vàocác vấn đề như: phân loại rác hữu cơ và vô cơ, đổ rác đúng giờ và địa điểmquy định, quét dọn vệ sinh hàng tuần
c.Kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, giám sát biểu hiện ở hai chiềucạnh Thứ nhất, các đoàn thể xã hội và nhóm tự quản tại khu dân cư có tráchnhiệm nhắc nhở, đôn đốc người dân thực hiện đúng cách thức phân loại vàthu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường Thứ hai là người dân thực hiệncông tác kiểm tra ngay trong cộng đồng
d.Thảo luận ra quyết định về quản lý rác thải tại khu dân cư
Đối với những quyết định có phạm vi ảnh hưởng trong nội bộ của khuphố/thôn xóm, như hoạt động thuê người quét dọn vệ sinh khu tập thể ở một
số nơi thuộc các quận nội thành hoặc việc xây dựng thời gian biểu cho hoạtđộng thu gom rác thải ở các huyện ngoại thành, thì việc lấy ý kiến người dân
đã được triển khai và người đứng đầu khu dân cư sẽ đưa ra quyết định cuối
cùng, thường là dựa trên số đông (Nguyễn Thị Kim Nhung, 2014).
1.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt
động quản lý RTSH
- Nhu cầu – tâm lý của người dân: Nhu cầu được hưởng không khísạch, có nước uống, thức ăn và chỗ ở đảm bảo cuộc sống của cá nhân và giađình, đồng thời yếu tố tâm lý chỉ cần “sạch nhà mình” đã chi phối đến hành vi
đổ rác của mỗi cá nhân
Trang 40- Nhận thức của người dân: Những người nhận thức được tầm quantrọng của mình trong hoạt động quản lý rác thải sẽ có xu hướng tham gia vàvận động những người khác trong cộng đồng cùng tham gia tích cực hơntrong các hoạt động này Không phải những người dân nhận thức đúng sẽ cóhành vi đúng Biểu hiện là nhiều người nhận thấy những khó khăn của côngtác quản lý rác thải do thiếu nguồn tài chính nhưng lại e ngại và không muốnđóng thêm phí
- Đặc điểm xã hội của người dân: Giới tính là một biến số độc lập cóảnh hưởng đến hành vi của các nhóm dân cư Quan sát cũng thấy trong hầuhết các gia đình hiện nay, người phụ nữ thường là người đi đổ rác, phân loạirác (nếu có quy định), nhắc nhở con cái và các thành viên khác trong gia đìnhlàm việc này nếu như họ bận rộn
- Nhóm công nhân vệ sinh môi trường: Các xử lý thống kê định lượng
đã chỉ ra mối liên hệ thuận chiều giữa mức độ tham gia của công nhân vệ sinhmôi trường và của người dân trong hoạt động phân loại và hoạt động thu gomrác thải, nghĩa là công nhân vệ sinh môi trường tham gia càng tích cực thamgia bao nhiêu thì người dân sẽ tham gia tích cực bấy nhiêu
- Đoàn thể xã hội: có vai trò động viên người dân thực hiện các quyđịnh về phân loại (nếu có) và thu gom rác Trong các đoàn thể xã hội tại cộngđồng, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Mặt trận Tổ quốc là những đoàn thểtham gia tích cực
- Nhóm người thu mua phế liệu: Một trong các cách phân loại rác thảiđược nhiều người dân lựa chọn là lọc ra những chai lọ nhựa, báo bìa để đembán cho người thu mua phế liệu Câu hỏi đặt ra là nếu không có nhóm thumua phế liệu thì người dân có lọc ra những loại rác có thể tái chế không? Vànếu lọc ra rồi thì họ sẽ xử lý như thế nào tiếp theo? Rõ ràng, nhóm thu muaphế liệu không chính thức này không chỉ có vai trò quan trọng trong cả hệthống quản lý rác thải mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến hành viphân loại rác thải của người dân đô thị hiện nay