1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận cái răng thành phố cần thơ

27 221 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 889,5 KB

Nội dung

- Điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại các phường quận Cái Răng + Điều tra số lượng và thành phần rác thải sinh hoạt + Đánh giá về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu

Hiện nay, nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp Do vậy, nước ta sẽkhông ngừng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa về mọi mặt đểnhằm phục vụ cho đời sống xã hội và thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước và hộinhập với nền kinh tế thế giới

Song song , với quá trình phát triển đó, chất lượng cuộc sống của người dân cũngđược nâng cao Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xãhội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt, thànhphần chất thải rắn sinh hoạt của người dân trở nên đa dạng hơn và nó được thải vào môitrường ngày càng nhiều

Vì chưa có một biện pháp quản lý đúng cách nên tình trạng người dân xã rác bừabãi vẫn diễn ra phổ biến quá sức chịu tải của môi trường Tại một số tuyến sông đã bắtđầu có dấu hiệu bị nhiễm bẩn Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà cònảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, người dân đang tỏ ra rất bức xúc về vấn đề vệsinh môi trường Vì vậy làm thế nào để có biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt thật

tốt là một đòi hỏi tất yếu vào lúc này Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ”

mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tácquản lý rác thải của quận Cái Răng nói riêng và Thành phố Cần Thơ nói chung, đồng thờigóp phần và sự phát triển bền vững của thành phố

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại quận

Cái Răng Thành phố Cần Thơ

- Đề xuất giải pháp có tính khả thi cao nhằm giúp nâng cao hiệu quả công tác quản

lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Cái Răng

1.3 Nội dung của đề tài

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Cái Răng.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại các phường quận Cái Răng

+ Điều tra số lượng và thành phần rác thải sinh hoạt

+ Đánh giá về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt

+ Nhận thức và ý thức của người dân trong vấn đề thu gom và xử lý rác thải

- Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại quận Cái Răng Thành

phố Cần Thơ

CHƯƠNG 2

Trang 3

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm về rác thải sinh hoạt

2.1.1 Các khái niệm chung

 Chất thải rắn

Chất thải rắn là chất thải ở thế rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất,kinh doanh,dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Theo khoản 1, điều 3 nghị định38/2015/NĐ-CP)

 Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng

lẻ, chung cư,…), khu thương mại (cử hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn,nhà nghĩ, trạm dịch vụ, cửa hàng sửa xe,…), cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trungtâm, bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành chính nhà nước,…) khu du lịch công cộng(quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoátnước Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm cã chất thải nguy hại sinh ra từ các nguồn trên.(Trần Thị Mỹ Diệu, 2010)

 Quản lý chất thải

Theo khoản 1, điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định như sau: “Hoạt động quản lýchất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lýchất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế

và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môitrường và sức khỏe con người”

 Quản lý môi trường

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lýmôi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệthống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềmnăng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với phápluật và thông lệ hiện hành (Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn, 2012)

2.1.2 Nguồn gốc và thành phần của rác thải sinh hoạt

2.1.2.1 Nguồn gốc rác thải sinh hoạt

Kinh tế phát triển, đời sống của người dân cũng được nâng cao cùng với đó là sựgia tăng dân số dẫn đến lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt ngày càng tăng Trong đónguồn phát sinh bao gồm: sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng như các khu dân

cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại

Khối lượng rác thải sinh hoạt hiện nay ngày càng tăng do các tác động của sự giatăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu dùng trong các đô thị

và các vùng nông thôn đã có những thay đổi

Trang 4

Theo Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007): Các nguồn chủ yếu phátsinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

- Từ các khu dân cư;

- Từ các trung tâm trương mại;

- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;

- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống cấp thoát nước của thành phố;

- Từ các khu công nghiệp”

Qua đánh giá tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải rắn giúp cho chúng ta có nhữnghiểu biết nhất định để từ đó có thể ứng dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật giúpgiảm thiểu các tác động xấu của chất thải rắn tới môi trường

2.1.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt

Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp khôngđồng nhất Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của cácnguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại Sự không đồng nhất này tạo ramột số đặc tính khác biệt trong thành phần cuuar rác thải sinh hoạt Ở các nước phát triển,

do mức sống của người dân cao nên tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạtthường chỉ chiếm 35 – 40%, còn ở Việt Nam tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều từ 55 – 65%.Trong thành phần rác thải sinh hoạt còn có các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rácxây dựng…) chiếm khoảng 12 – 15% Phần còn lại là các cấu tử khác (Nguyễn XuânThành, 2011)

2.1.3 Phân loại rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt được phân loại theo các cách sau:

2.1.3.1 Theo nguồn phát sinh

- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung

tâm dịch vụ, công viên

- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công

nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn, dạnglỏng, dạng khí)

- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ

gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra Chất thải nông nghiệp: sinh ra docác hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thuhoạch

2.1.3.2 Theo mức độ nguy hại

Trang 5

- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn

độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả nănggây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự phát triển của thực vật,đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có

tính chất nguy hại Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị…

2.1.3.3 Phân loại thành phần

- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây

dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ gia đình

- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất

thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo

vệ thực vật

2.1.3.4 Phân loại theo trạng thái chất thải

- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo

máy, xây dựng (kim loại, hóa chất sơn, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng…)

- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bón từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy

lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp…

- Chất thải ở dạng khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các máy động

lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu… (TrầnQuang Ninh, 2010)

2.2 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt

2.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường sống

Trong thành phần CTRSH hay còn gọi là rác thải, thông thường hàm lượng hữu cơchiếm tỉ lệ lớn dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường khôngkhí xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giảm mỹ quan môi trườngsống; những người tiếp xúc thường xuyên với rác thải như những người làm trực tiếpcông việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, cácbệnh về mắt, tai, mũi, họng và ngoài da, phụ khoa

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu người chết và

có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải Nhiều tài liệu trong nước vàquốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chấtdẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của conngười, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hưởng xấu tới những người mắc bệnh timmạch

Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con người thông qua ảnh hưởng của chúng lêncác thành phần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khoẻ conngười thông qua chuỗi thức ăn (Nguyễn Thị Loan, 2010)

Trang 6

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ởcác khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnhngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.

Ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ của rác thải cũng ảnh hưởng không nhỏđến sức khoẻ cộng đồng Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa ônhiễm không khí do đốt rác thải với các bệnh lý đường hô hấp (Nguyễn Thị Loan, 2010)

2.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường

2.2.2.1 Đối với môi trường không khí

CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ caotrong toàn bộ khối lượng rác thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta làđiều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lênmen, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người Các chất thải khí phát ra từ các quátrình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2… đều là các tác nhân gây ra ô nhiễm môitrường không khí (Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Bình Minh, 2006)

2.2.2.2 Đối với môi trường nước

Theo thói quen, người dân thường đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh….Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nướcmặt, nước ngầm trong khu vực Ngoài ra, rác có thể bị cuốn trôi theo dòng nước mưaxuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt Mặt khác, lâudần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ… giảm khả năng tự làm sạch củanướcgây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước Hậu quả của hiện tượngnày là hệ sinh thái trong các ao hồ bị hủy diệt Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt nàycũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thươnghàn… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng (Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị KimHối, Nguyễn Bình Minh, 2006)

2.2.2.3 Đối với môi trường đất

Trong thành phần CTRSH có chứa nhiều các chất độc, do vậy khi rác thải đượcđưa vào môi trường các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt nhiều loại sinh vật cóích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch, nhái… làmgiảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiệnnay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đấtcần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết, do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách”trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm chođất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút (Nguyễn Hùng Long,Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Bình Minh, 2006)

2.3 Các phương pháp xử lý và tiêu hủy CTR

2.3.1 Phương pháp chôn lấp

Trang 7

Bãi chôn lấp là phương pháp thải bỏ chất thải rắn kinh tế nhất và chấp nhận được

về mặt môi trường Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái

sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãichôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý hợp nhất chất thải rắn.Công tác quản lý bãi chôn lấp kết hợp chặt chẽ với quy hoạch, thiết kế, vận hành, đóngcửa, và kiểm soát sau khi đóng cửa hoàn toàn bãi chôn lấp Nội dung chính trình bày ởmục này bao gồm: (1) quy trình chôn lấp, (2) tổng quan các phản ứng cơ bản xảy ra trongbãi chôn lấp, (3) các vấn đề môi trường liên quan, (4) tổng quan một số quy định về thải

bỏ chất thải rắn ở bãi chôn lấp

Phương pháp này có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang pháttriển Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới bãi đãđược xây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và

đổ lên một lớp đất, hằng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi bột… theo thời gian, sựphân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tươi xốp và thể tích bãi rác giảm xuống Việc

đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới Hiện nay việcchôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển nhưng phảituân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt Việc chôn lấp rác có

xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển

Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư lớn hơn 5km, giao thông thuận lợi,nền đất phải ổn định, không gần nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt Đáy của bãi rácnằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất Ở các bãichôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môitrường Việc thu khí ga để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thảirất hữu ích Việc xây dựng hố chôn lấp phải theo quy chuẩn thiết kế về kích thước, độdốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas… để tăng cường hiệu quảsửu dụng hố chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại thường kết hợp với

cố định và háo rắn chất thải trước khi chôn thông qua việc đưa thêm những chất liệu khácvào chất thải để làm thay đổi tính chất vật lý, tăng sức bền, giảm độ hòa tan…

- Ưu điểm của phương pháp:

+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải

+ Chi phí vận hành bãi rác thấp

- Nhược điểm của phương pháp:

+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn

+ Không có sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh

+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao

+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn

(Trần Thị Mỹ Diệu, 2010)

2.3.2 Phương pháp đốt rác

Trang 8

Xử lý CTR và CTNH (chất thải y tế, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải nhiễm dầu…)bằng phương pháp đốt là một phương pháp hiệu quả và hiện nay được sử dụng khá phổbiến

Phương pháp xử lý CTR bằng nhiệt có những ưu điểm:

− Giảm thể tích CTR (giảm 80-90% trọng lượng thành phần hữu cơ trong CTRtrong thời gian ngắn, chất thải được xử lý không triệt để);

− Thu hồi năng lượng ;

− Là thành phần quan trọng trong chương trình quản lý tổng hợp CTR;

− Có thể xử lý CTR tại chỗ mà không cần phải vận chuyển đi xa, tránh được cácrủi ro và chi phí vận chuyển

Song phương pháp đốt cũng có những hạn chế như:

− Đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lò đốt, chi phí vận hành v xử lý khí thải lớn

− Việc thiết kế, vận hành lò đốt phức tạp, người vận hành lò đốt đòi hỏi phải cótrình độ chuyên môn cao

− Đặc biệt quá trình đốt chất thải có thể gây ô nhiễm mơi trường nếu các biện phápkiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo (Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn,2008)

2.3.3 Phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình thànhcác chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưuđối với quá trình

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một phương pháptruyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn Sản phẩmthu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vậy gây bệnh và hạt cỏ Trongquá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten Quá trình ủ

áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nóthành xốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra thường xuyên và giữ cho vật liệu ủluôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quátrình oxy hóa các chất thối rữa Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơbền vững như: ligmin, xenlulo, sợi…( Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2010)

2.3.4 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gomvào nhà máy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ

và các chất cơ thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa… được thuhồi để tái chế Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng

Trang 9

thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nénrất cao ( Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).

2.3.5: Công nghệ xử lý kỵ khí

Phân hủy kị khí là quá trình phân hủy chất hữu cơ trong môi trường không có oxy

ở điều kiện mesophilic (30-40o C) hoặc thermophilic (50-65o C) Sản phẩm của quá trìnhphân hủy kị khí là khí sinh học, có thể sử dụng như một nguồn năng lượng và bùn đãđược ổn định, có thể sử dụng như nguồn bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng

Quá trình phân hủy kị khí được chia làm phân hủy kị khí khô và phân hủy kị khí ướt.Phân hủy kị khí khô là quá trình phân hủy kị khí mà vật liệu đầu vào có độ ẩm 60 – 65%,phân hủy kị khí ướt là quá trình phân hủy kị khí mà vật liệu đầu vào có độ ẩm 85 – 90%

Trong quá trình phân hủy kị khí, sự phân hủy của chất hữu cơ xảy ra qua bốn giaiđoạn

Trong những năm gần đây, việc áp dụng quá trình phân hủy kỵ khí xử lý chất thảihữu cơ đã trở nên phổ biến vì quá trình này không những giảm được các tác động có hại

từ chất thải tới môi trường mà còn giúp thu hồi khí methane và sản phẩm phân hủy để sửdụng như chất bổ sung dinh dưỡng cho đất Các quá trình phân hủy kỵ khí đã được ápdụng trong thực tế ở nhiều nước trên thế giới (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010)

2.4 Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới

2.4.1 Phát sinh rác thải trên thế giới

Nhìn chung, lượng RTSH ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sựphát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó Tỷ lệ phát sinhrác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người Tỷ lệ phát sinh rácthải phải theo đầu người ở một số thành phố trên thế giới: Băng Cốc (Thái Lan):1,6kg/người/ngày, Singapo 2kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/người/ngày; NewYork(Mỹ) là 2,65kg/người/ngày

Tỷ lệ CTRSH trong dòng CTR đô thị rất khác nhau giữa các nước Theo ước tính,

tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et al.2002); chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ởPhilipin và 37% ở Nhật Bản, chiếm 80% ở nước ta Theo đánh giá của ngân hàng thế giới,nước có nhu cầu cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng CTR

đô thị (Trần Quang Ninh, 2010)

2.4.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới

2.4.2.1 Tình hình phát sinh CTR trên thế giới

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tại Châu Á khu vực đô thị mỗi ngày phát sinhkhoảng 760.000 tấn chất thải rắn Đến năm 2025, con số này dự kiến sẽ tăng tới 1,8 triệutấn/ngày Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ

Trang 10

lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo đầu người Nói chung mức sống càng cao thì lượngchất thải phát sinh càng nhiều Báo cáo cũng cho thấy tại các thành phố lớn như NewYork tỷ lệ phát sinh CTR là 1,8 kg/người/ngày, Singapore, Hongkong là 0,8 – 1,0kg/người/ngày, Jakarta, Manila, Calcuta, Karhi là 0,5 – 0,6 kg/người/ngày.

Bảng 2.4.2.1 Lượng chất thải rắn phát sinh tại một số nước

( USD)

Dân số đô thị hiện nay (% tổng số)

Lượng CTR phát sinh hiện nay

2.4.2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới

Tình hình phát sinh và khả năng xử lý CTR ở các nước khác nhau cũng rất khácnhau tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống quản lý của mỗi nước Ở cácnước phát triển mặc dù lượng phát thải là rất lớn nhưng hệ thống quản lý môi trường của

họ rất tốt, còn ở các nước kém phát triển dù lượng phát thải nhỏ hơn rất nhiều nhưng do

hệ thống quản lý môi trường kém phát triển nên môi trường ở nhiều nước có xu hướngsuy thoái nghiêm trọng

Đối với các nước Châu Á, chôn lấp CTR vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu hủy

vì chi phí rẻ Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90% Tỷ lệ thiêu đốt chất thảicủa Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) vào loại cao nhất, khoảng 60 – 80% Hàn Quốcchiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất khoảng trên 40%

Trang 11

Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu Ấn Độ

và Philippines ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh Tại hầu hết các nước, tái chế chất thải đang ngày được coi trọng (Chính sách quản lý chất thải rắn ở Ấn Độ và Philip, 2000)

Bảng 2.4.2.2 Phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước

Đơn vị: %

STT Tên nước

Phương pháp xử lý (%) Chôn lấp

Chế biến phân Compost

Đốt

Phương pháp khác

Không thu năng lượng

Thu hồi năng lượng

ha, có sức chứa 63 triệu m3chất thải, được xây dựng với kinh phí 370 triệu USD và hoạtđộng từ năm 1999 Tất cả CTR của Singapore được chất tại bãi này Mỗi ngày, hơn 2000tấn chất thải được đưa ra đảo Dự kiến chứa được chất thải đến năm 2040 Bãi chất thảinày được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm raxung quanh Đây là bãi CTR nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi và cũng đồngthời là khu du lịch sinh thái hấp dẫn của Singapore Hiện nay, các bãi chất thải đã đi vàohoạt động, rừng đước, động thực vật trên đảo vẫn phát triển tốt, chất lượng không khí vànước vẫn tốt

CTR từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loạichất thải Ở đây chất thải được phân loại ra những thành phần: có thể tái chế (kim loại,

Trang 12

nhựa, sắt, vải, giấy…), các chất hữu cơ, thành phần cháy được và không cháy được.Những chất chất có thể tái chế thì chuyển tới các nhà máy để tái chế, những chất cháyđược được chuyển tới nhà máy đốt chất thải, còn những chất thải mà không cháy đượcchở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan và chở ra tới khu chôn lấp chất thải Semakaungoài biển

Các công đoạn trong hệ thống quản lý chất thải của Singapore hoạt động hết sứcnhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ thu gom, phân loại, vận chuyển đến khâu xử lý bằngphương pháp đốt cho đến cuối cùng là chôn lấp Xử lý khí thải từ các lò đốt được thựchiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạngkhí

* Thái Lan:

Việc phân loại chất thải được thực hiện ngay từ nguồn Người ta chia ra ba loạichất thải và bỏ vào ba thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độchại Các loại chất thải này được thu gom và chở bằng các xe ép chất thải có màu sơn khácnhau

Chất thải tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đếnnhà máy phân loại chất thải để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái chế.Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh Những chất còn lạisau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp Chất thải độc hạiđược xử lý bằng phương pháp thiêu đốt

Việc thu gom chất thải ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ Ngoài những phươngtiện cơ giới lớn như xe ép chất thải được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe

Trang 13

thô sơ cũng được dùng để vận chuyển chất thải đến các điểm tập kết Chất thải trên sông,rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường Các địa điểm xử lýchất thải của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 km.

* Nhật Bản:

Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng

450 triệu tấn CTR, trong đó phần lớn là chất thải công nghiệp (387 triệu tấn) Trong tổng

số CTR trên, chỉ có khoảng 5% được đưa tới BCL, trên 36% được đưa tới các nhà máy đểtái chế Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý chất thải.Chi phí cho việc xử lý chất thải hàng năm tính theo đầu người khoảng 300.000 Yên(khoảng 2.500 USD)

Nhật Bản quản lý CTR công nghiệp rất chặt chẽ Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuấtphải tự chịu trách nhiệm về lượng CTR của mình theo quy định các luật BVMT Ngoài ra,Chính quyền tại các địa phương còn tổ chức các chiến dịch “Xanh, sạch, đẹp” tại các phố,phường nhằm nâng cao nhận thức của người dân Chương trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả

(Vấn đề xử lý rác thải ở Nhật,một kinh nghiêm quý báo cho Việt Nam, 2003)

Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban trong đó có Sở Quản lý chất thải và tái chế

có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng, tái chế và sử dụngnhững nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môitrường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

2.5 Hiện trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam

2.5.1 Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại CTRSH Việt Nam

Ngày đăng: 16/06/2019, 14:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Bình Minh (2006), “Nghiên cứu tình hình thu gom và xử lý rác thải tại một số xã ven đô thị của Hà Nội và Hà Tây”. Tạp chí Y học thực hành số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứutình hình thu gom và xử lý rác thải tại một số xã ven đô thị của Hà Nội và Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Hùng Long, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Bình Minh
Năm: 2006
10. Chính sách quản lý chất thải rắn ở Ấn Độ và Philip, 2000 http://voer.edu.vn/attachment/m/7851 ( Ngày truy cập 30/3/2018) Link
11. Vấn đề xử lý rác thải ở Nhật,một kinh nghiêm quý báo cho Việt Nam, 2003 http://www.vysajp.org/news/v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-x%E1%BB%AD-ly-rac-th%E1%BA%A3i-%E1%BB%9F-nh%E1%BA%ADt-m%E1%BB%99t-kinh-nghi Link
15. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam, 2010 http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/PHONGSU/Pages/T%C3%8CNHH%C3%8CNHPH%C3%81TSINHCH%E1%BA%A4TTH%E1%BA%A2IR%E (Ngàytruy cập 30/3/2018) Link
16. Cổng thông tin thành phố Cần Thơ, 2012. http://www.cantho.gov.vn 17. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 201118. Địa lý Cần Thơ, 1996 Link
1. Trần Thị Mỹ Diệu (2010). Giáo trình Quản lý chất tthari rắn sinh hoạt. NXB Đại Học Văn Lang Khác
2. Chính phủ (2007). Nghị định 59/2007/NĐ-CP, nghị định về quản lý chất thải rắn Khác
3. Chính phủ (2015). Nghị định 38/2015 NĐ-CP, nghị định về quản lý chất thải rắn và phế liệu Khác
4. Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn (2012). Giáo trình công nghệ sinh học xử lý môi trường. NXB Đại học Nông Lâm, Hà nội Khác
5. Trần Quang Ninh (2010). Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam, Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia Khác
6. Nguyễn Thị Loan (2010), Nghiên cứu mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp ủ phân vi sinh tại thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp năm 2010 Khác
8. GS.TS.Nguyễn Đình Hương, Giáo trình kinh tế chất thải, NXB Giáo dục, 2003 Khác
9. Tạp chí Khoa học 2011, Quản lý tổng hợp chất thải rắn – Cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường Khác
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn, 2011 Khác
14. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn – Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng Khác
19. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Quản lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại, NXB Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w