Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4Giáo án mĩ thuật Đan mạch 4
Trang 1Tuần 9, 10, 11 Tuần 9: ngày 31/10; 1,2/11/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
Tuần 10: ngày 7,8,9/11/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
Tuần 11: ngày 14,15,16/11/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ
Số Tiết dạy: 3 tiết
I Mục tiêu.
- Nêu được đặc điểm kiểu chữ nét đều, nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí
- Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người than theo ý thích
- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh về chữ đã được trang trí.
- HS: Sách học mĩ thuật 4 Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …
IV Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức.
Tiết 1 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.1 SGK để nhận biết đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh đậm và kiểu chữ trang trí qua câu hỏi gợi ý:
+ Nêu sự khác nhau giữa các kiểu chữ ?
+ Em thường thấy các chữ trang trí xuất hiện ở đâu?
+ Các chữ cái được tạo dáng và trang trí như thế nào?
- GV tóm tắt: + Chữ nét đều là chữ có độ dày các nét bằng nhau trong một con chữ + Chữ nét thanh, nét đậm là chữ có nét to, nét nhỏ theo nguyên tắc nét đưa từ trên xuống là nét đậm, nét đưa từ dưới lên, nét ngang là nét thanh
+ Chữ trang trí được tạo dáng dựa trên đặc điểm của chữ viết thường hoặc chữ in của kiểu chữ nét đều hoặc nét thanh đậm
- GV giới thiệu một số kiểu chữ trang trí cho HS quan sát
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- GV gợi ý để HS tìm hiểu về cách tạo dáng và trang trí chữ viết tên mình:
+ Tên của em có bao nhiêu chữ cái?
+ Em sẽ dùng nét, họa tiết, màu sắc như thế nào để tạo dáng và trang trí tên mình?
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK để tham khảo về cách tạo dáng, trang trí chữ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Tiết 2 Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
- GV cho học sinh hoạt động cá nhân :
+ Yêu cầu HS tạo dáng chữ tên mình và vẽ màu, trang trí theo ý thích
- Hoạt động nhóm:
Trang 2+ HDHS ghép các sản phẩm cá nhân để tạo sản phẩm tập thể.
+ Vẽ thêm các hình ảnh, màu sắc nền cho sinh đông
Tiết 3 Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- GV cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Giáo viên cho từng học sinh lên thuyết trình về sản phẩm của mình
- Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Em có cảm nhận gì khi thực hiện sản phẩm của mình?
+ Tên của nhóm em được tạo dáng và trang trí như thế nào?
+ Em thích bài trang trí nào?
- GV cho học sinh tự đánh giá
- GV đánh giá và nhận xét lại từng học sinh để học sinh rút kinh nghiệm
* Vận dụng sáng tạo: Gợi ý HS tiếp tục sáng tạo với những con chữ để tạo hình tên
người thân, trang trí chữ làm bưu thiếp…
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 5: Sự chuyển động của dáng người.
**********************************************
Tuần 12,13,14 Tuần 12: ngày 21,22,23/11/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
Trang 3Tuần 13: ngày 28,29,30/11/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
Tuần 14: ngày 5,6,7/12/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
CHỦ ĐỀ 5: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA DÁNG NGƯỜI
Số Tiết dạy: 3 tiết
I Mục tiêu.
- Hiều và nêu được đặc điểm các bộ phận chính của cơ thể khi đang hoạt động với các động tác khác nhau
- Tạo hình bằng dây thép hoặc nặn được một dáng người hoạt động của người theo ý thích
- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp:
+ Tạo hình ba chiều, tiếp cận theo chủ đề Điêu khắc, tạo hình không gian
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh, sản phẩm tạo hình một số dáng người phù hợp với nội dung.
- HS: Sách học mĩ thuật 4 Dây thép mềm, giấy màu, giấy báo, …
IV Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức.
Tiết 1 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 và 5.2 SGK để tìm hiểu về một số hoạt động của con người:
+ Trong tranh thể hiện con người đang làm gì?
+ Em hãy nêu tên các bộ phận chính của cơ thể người?
+ Khi con người hoạt động các bộ phận có thay đổi không?
+ Em hãy mô tả một dáng người bằng hành động của mình?
- GV tóm tắt:
+ Cơ thể con người gồm các bộ phận chính: Đầu, thân, chân, tay…
+ Khi người hoạt động các bộ phận trên cơ thể sẽ thay đổi, chuyển động
- Yêu cầu HS quán sát hình 5.3SGK để thảo luận về chất liệu, cách thể hiện:
+ Em thấy các sản phẩm được làm bằng chất liệu gì?
+ Em có hình dung được cách thực hiện không?
- GV tóm tắt:
+ Khi hoạt động con người tạo ra các dáng chuyển động khác nhau Khi tạo hình dáng người cần lưu ý tới những đặc điểm của hoạt động
+ Có thể tạo hình dáng người bằng dây thép, giấy bồi, đất nặn
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.4 SGK để nêu cách tạo dáng người
- GV tóm tắt:
Trang 4+ Cách tạo dáng người bằng đất nặn:
Nặn các bộ phận chính
Đính ghép các bộ phận thành dáng người
Tạo thêm các chi tết: Mắt, mũi, miệng, tóc…
Tạo dáng phù hợp với hoạt động của nhân vật
Nặn thêm một số hình ảnh khác cho dáng người sinh động hơn
+ Tạo dáng người bằng dây thép:
Yêu cầu HS quán sát hình 5.5 SGK để nhận biết cách uốn dây thép thành dáng người
Yêu cầu HS quan sát hình 5.6 SGK để biết cách dùng giấy cuộn quấn bên ngoài dáng người bằng dây thép để tạo khối cho nhân vật
- GV lưu ý:
+ Lấy lượng dây thép vừa đủ để tạo dáng người
+ Uốn dây théo để tạo phần đầu, cổ, thân, tay, chân
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Tiết 2, tiết 3 Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
- Gợi ý HS tìm ý tưởng: Hoạt động cá nhân
+ Em sẽ tạo hình dáng người đang làm gì?
+ Em sẽ chọn vật liệu gì?
+ Em sẽ chọn hình ảnh có liên quan nào khác để thể hiện dáng người thêm sinh động?
Hoạt động nhóm:
Thảo luận nhóm để chọn nội dung chủ đề
Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh
Chỉnh sửa và sắp xếp hình ảnh cho hợp với nội dung chủ đề
Thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm
Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- GV cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Giáo viên cho từng học sinh lên thuyết trình về sản phẩm của mình
- Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện sản phẩm của mình?
+ Câu chuyện của nhóm em có nội dung gì?
+ Em thích sản phẩm nào của các bạn trong lớp?
- GV cho học sinh tự đánh giá
- GV đánh giá và nhận xét lại từng học sinh để học sinh rút kinh nghiệm
* Vận dụng sáng tạo: Gợi ý HS sử dụng kiến thức về nặn, tạo hình dáng người từ
vật liệu tìm được để sáng tạo linh hoạt ở các bài mĩ thuật khác
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 6: Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
Tuần 15,16,17,18 Tuần 15: ngày 12,13,14/12/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
Tuần 16: ngày 19,20,21/12/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
Trang 5Tuần 17: ngày 26,27,28/12/2016 lớp 4B, 4SC, 4A
Tuần 18: ngày 2,3,4/1/2017 lớp 4B, 4SC, 4A
CHỦ ĐỀ 6: NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
Số Tiết dạy: 4 tiết
I Mục tiêu.
- Hiều và nêu được một số đặc điểm về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
- Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được
và sắp đặt theo nội dung chủ đề: Ngày tết, lễ hội và mùa xuân
- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp:
+ Xây dựng cốt truyện Tạo hình ba chiều, tiếp cận theo chủ đề Tạo hình con rối-nghệ thuật biểu diễn
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III Chuẩn bị.
- GV: Tranh, ảnh phù hợp với nội dung chủ đề.
- HS: Sách học mĩ thuật 4 Dây thép mềm, giấy màu, giấy báo, …
IV Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Cho HS nghe bài hát: “Sắp đến tết rồi” để tạo không khí Sau đó GV
giới thiệu vào chủ đề
Tiết 1
1 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.1 SGK để tìm hiểu về cảnh vật, không khí và các hoạt động văn hóa diễn ra trong ngày tết:
+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào? Diễn ra ở đâu? + Không khí trong hình như thế nào?
+ Em hãy kể tên một số lễ hội mà em biết?
+ Em hãy kể một số hoạt động trong dịp tết cổ truyền của dân tộc?
+ Em thích nhất hoạt động nào trong ngày tết, lễ hội, mùa xuân?
- GV tóm tắt:
+ Vào dịp tết đầu xuân, thường có các lễ hội diễn ra trên khắp miền đất nước
+ Trong đó có nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa khác nhau với không khí nhộn nhịp, tưng bừng
+ Lễ hội ở mỗi địa phương, vùng miền lại có những trò chơi bản sắc riêng như lễ hội đua voi (Tây Nguyên), hội lim( Bắc Ninh), chọi trâu( Đồ Sơn – Hải Phòng), đua ghe ngo( Đồng bào Khơ Me)…
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 thảo luận để biết về chất liệu, hình thức thể hiện nội dung chủ đề
Trang 6+ Em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? Đó là hoạt động gì?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
+ Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không?
+ Em đinh tạo sản phẩm bằng chất liệu gì?
- GV tóm tắt:
+ Để thể hiện chủ đề 6 các em cần nhớ lại các hoạt động trong ngày tết, lễ hội mình
đã được tham gia và chọn hoạt động mình thích, được chứng kiến, được xem để xé, dán, nặn tạo sản phẩm
+ Có nhiều nội dung để thể hiện chủ đề như: Chợ hoa, gói bánh, trò chơi dân gian, trang trí nhà cửa, đi chúc tết…
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
2 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Lựa chọn hình thức để tổ chức cho HS thảo luận, tìm hiểu cách thể hiện chủ đề: + Nội dung hoạt động
+ Nhân vật
+ Bối cảnh
+ Các hình ảnh khác
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 SGK để tìm hiểu về cách tạo hình sản phẩm
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Tiết 2, tiết 3
3 Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
3.1 Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS vẽ/cắt dán hoặc nặn tạo hình từ vật tìm được theo nội dung
3.2 Hoạt động nhóm
- HD HS sắp xếp các hình ảnh thành bố cục Thêm một số nhân vật hoặc hình ảnh khác vào cho thêm sinh động
Tiết 4
4 Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- GV cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Giáo viên cho từng học sinh lên thuyết trình về sản phẩm của mình
- Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Nội dung câu chuyện thông qua sản phẩm của nhóm em là gì?
+ Các nhân vật là ai? Họ đang làm gì? Ở đâu?
+ Em có nhận xét gì về bố cục và màu sắc cảu sản phẩm nhóm mình?
+ Em thích sản phẩm của nhóm nào? Vì sao?
- GV cho học sinh tự đánh giá
- GV đánh giá và nhận xét lại từng học sinh để học sinh rút kinh nghiệm
* Vận dụng sáng tạo:
Gợi ý HS dựa vào sản phẩm của nhóm mình để viết thành một đoạn văn ngắn về ngày tết, lễ hội, mùa xuân
Trang 7* Dặn dò:
Xem trước chủ đề 7: Vũ điệu của sắc màu
Tuần 19, 20 Tuần 19: ngày 9,10,11/1/2017 lớp 4B, 4SC, 4A
Tuần 20: ngày 16,17,18/1/2017 lớp 4B, 4SC, 4A
Trang 8CHỦ ĐỀ 7: VŨ ĐIỆU CỦA SẮC MÀU
Số Tiết dạy: 2 tiết
I Mục tiêu.
- Biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhac, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy
- Nhận ra được các hòa sắc màu nóng, lạnh, tương phản, đậm nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc
- Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh có ý nghĩa
- Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới
- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp:
+ Sử dụng quy trình vẽ theo nhạc
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III Chuẩn bị.
- GV: Sách học Mĩ thuật lớp 4, nhạc không lời, các bài hát hoặc HS hát trong quá
trình vận động và vẽ Giấy A0 Một số hình minh họa sản phẩm vẽ theo nhạc của HS
- HS: Sách học mĩ thuật 4 Giấy màu, bút màu, hồ dán……
IV Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi kết bạn Sử dụng kết quả của trò
chơi để tổ chức nhóm cho các hoạt động của chủ đề
Tiết 1
1 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
1.1 Hướng dẫn trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc.
- Chia HS thành các nhóm để chuẩn bị thực hành vẽ chung trên giấy khổ lớn
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 sách học mĩ thuật 4 để có hình dung ban đầu về hoạt động vẽ theo nhạc
- Tổ chức cho HS trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc:
+ Dán giấy vào bàn bằng băng dính để giấy không bị dịch chuyển trong quá trình vẽ + Lựa chọn màu sắc để vẽ theo thứ tự các màu từ nhạt đến đậm.( Hạn chế sử dụng màu đen)
+ Cảm thụ âm nhạc và vẽ: Tập trung lắng nghe âm nhạc, vận động cơ thể và vẽ màu theo nhịp điệu, phách, tiết tấu, giai điệu Các nét màu được tạo ra mạnh mẽ hay mềm mại đều phụ thuộc vào cảm xúc khi nghe nhạc
- GV thực hiện vẽ minh họa cho HS quan sát
+ Kết thúc hoạt động vẽ theo nhạc, yêu cầu HS nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động vừa trải nghiệm
Em có thích hoạt động vẽ theo nhạc không? Vì sao?
Em đã vận động cơ thể như thế nào khi nghe giai điệu, tiết tấu?
Trang 9Các nét màu em vẽ như thế nào?( Đậm, nhạt, mạnh mẽ, mềm mại…)
1.2 Hướng dẫn cảm nhận về màu sắc.
- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh vẽ theo nhạc để tìm ra:
+ Màu sáng, tối
+ Màu nóng, lạnh
+ Màu bổ túc
+ Hòa sắc
1.3 Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng.
- GV hướng dẫn HS sử dụng một khung giấy chọn phần tranh mình thích trên bức tranh lớn của nhóm
- Dựa vào phần tranh đã chọn, gợi ý để HS cảm nhận vẻ đẹp của đường nét, màu sắc tưởng tượng được những hình ảnh cụ thể trong bức tranh nhiều màu sắc
- GV tóm tắt:
+ Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo nhạc đẹp và sinh động Có những bức tranh đường nét mềm mại, màu sắc lung linh, huyền ảo Có bức tranh rực rỡ, đường nét mạnh mẽ mang đến cho người xem cảm xúc khác nhau
+ Có nhiều hòa sắc trong tranh: Nóng, lạnh, đậm, nhạt, tương phản
+ Có thể tưởng tượng được những hình ảnh dựa trên những đường nét và màu sắc trên bức tranh
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
2 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
- GV hướng dẫn HS cắt phần tranh đã chọn ra khỏi bức vẽ theo nhạc
- Gợi ý HS vẽ thêm một số nét và màu để làm rõ hơn hình ảnh tượng tượng của bức tranh
- GV tóm tắt:
Cách thực hiện sáng tạo các hình ảnh trên nền bức tranh vẽ theo nhạc:
+ Cắt rời phần tranh đã chọn Dựa vào hình ảnh đã tưởng tượng và những đường nét, màu sắc trên nền bức tranh, vẽ thêm đường nét và màu sắc mới để làm rõ hơn những hình ảnh đã tượng tượng
+ Làm khung cho bức tranh mới hoàn thành
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Tiết 2, tiết 3
3 Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
- GV hướng dẫn HS cảm nhận, lựa chọn hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc
4 Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình Gợi ý HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau Dặt câu hỏi để giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình, tự đánh giá
Trang 10+ Em đã tưởng tượng ra những hình ảnh gì trong phần tranh mình đã chọn? Em có vẽ thêm gì cho bức tranh của mình không?
+ Em đã thể hiện được hòa sắc nào trong bức tranh của mình?
+ Em có thể đặt câu hỏi gì cho bức tranh của bạn?
+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét chung
* Tổng kết chủ đề
- GV yêu cầu HS tự đánh giá
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thiện bài
* Vận dụng sáng tạo: Gợi ý HS sử dụng sử dụng phần còn lại của bài vẽ theo nhạc
để tạo hình và trang trí một số sản phẩm đồ họa ứng dụng trong đời sống
* Dặn dò: Xem trước chủ đề 8: Sáng tạo với những nếp gấp giấy.
******************************************
Tuần 21, 22 Tuần 21: ngày 6,7,8 /2/2017 lớp 4B, 4SC, 4A
Tuần 22: ngày 13,14,15 /2/2017 lớp 4B, 4SC, 4A
CHỦ ĐỀ 8: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG NẾP GẤP GIẤY
Số Tiết dạy: 2 tiết