Hồ Chí Minh kế thừa phát triển truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Sinh ra và lớn lên trong gia đình, quê hương, đất nước Việt Nam giàu truyền thống nhân văn, Hồ Chí Minh
Trang 1TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng đó chẳng những có giá trị to lớn đối với công cuộc giải phóng, phát triển con người ở Việt Nam trong lịch sử, mà vẫn soi sáng sự nghiệp phát triển con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ta hiện nay Nghiên cứu học tập tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đang là một yêu cầu cấp thiết trong xã hội và Quân đội ta
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
1.Cơ sở tư tưởng, lý luận
a Hồ Chí Minh kế thừa phát triển truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, quê hương, đất nước Việt Nam giàu truyền thống nhân văn, Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được những giá trị truyền thống nhân văn tốt đẹp ấy Truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta là một cội nguồn
có ý nghĩa tiên quyết đối với sự hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Truyền thống nhân văn của dân tộc được thể hiện rất rõ ràng, phong phú trong đời sống của con người và các quan hệ xã hội của con người Đó là lòng nhân ái, ý
thức coi trọng tình nghĩa, luôn thể hiện tình yêu thương con người ''thương người như thể thương thân'', tư tưởng hướng về cội nguồn ''Con Lạc, Cháu Hồng'', ''mỗi người vì mọi người'', đó là đạo lý ''kính trên nhường dưới'', ý thức hướng thiện, yêu
chuộng hoà bình, căm thù giặc xâm lược, sẵn sàng xả thân vì nước vì dân
Con người Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó với cộng đồng gia tộc, xóm làng, cho dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy, người Việt Nam luôn có ý thức
bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hoá cộng đồng dân tộc '' Giấy rách thì giữ lấy lề'',
Trang 2''đói cho sạch, rách cho thơm'', đó là đức tính kiên trì, bền bỉ trong lao động và chiến đấu ''chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo''
Trong đấu tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc, mỗi khi kẻ thù xâm lược thất bại, dân tộc ta luôn tỏ thái độ khoan hồng độ lượng, đối xử nhân đạo với
tù hàng binh, viết thư vạch trần cuộc chiến tranh vô nhân đạo của chúng và tìm nhiều phương kế hoà bình giúp kẻ thù rút lui trong danh dự để kết thúc chiến tranh v.v Tất cả những giá trị truyền thống nhân văn tốt đẹp đó được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển trong thời đại mới
b Hồ Chí Minh học tập, tiếp thu những giá trị tiến bộ trong tư tưởng nhân văn của nhân loại
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, Hồ Chí Minh đã hình thành ý hướng ra
đi tìm con đường giải phóng đồng bào thoát khỏi sự áp bức bóc lột của chính quyền thực dân phong kiến Với hành trang là truyền thống nhân văn Việt Nam hun đúc, Người tiến hành tiếp xúc và nghiên cứu các nền văn hoá Đông Tây, gạn lọc tiếp thu những giá trị tiến bộ trong tư tưởng nhân văn ở các châu lục
Nghiên cứu văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh nhận thấy trong các tư tưởng đó có những mặt tiến bộ cần học tập, ví như trong tư tưởng nho giáo, đại biểu là tư tưởng Khổng Tử, Người thấy tuy giáo lý đó có những mặt hạn chế, nhưng trong tư tưởng ấy toát lên giá trị nhân văn tiến bộ phù hợp với thực tiễn Việt
Nam, nhất là tư tưởng nhân nghĩa, coi trọng đạo đức Tư tưởng nho giáo khuyên
con người phải chăm lo sự học, mà trước hết là học đạo đức Khổng tử khuyên các
môn sinh phải ''tu thân tích đức'' Sau này Hồ Chí Minh nhận xét rằng tư tưởng
Khổng Tử là một khoa học về kinh nghiệm, về đạo đức và phép ứng xử, từ đó Hồ
Chí Minh khuyên ''những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình,và về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử'' [1]
Trang 3Bên cạnh việc tiếp thu tư tưởng nho giáo, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu tiếp thu những giá trị nhân văn trong tư tưởng Phật giáo.Theo Người giáo lý Phật giáo nêu cao đạo từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, biểu thị lòng cảm thông với những nỗi khổ của con người Phật giáo khuyên con người sống với nhau phải hiền từ, phải thương yêu nhau, làm điều thiện, tránh điều ác Năm 1947, trong thư gửi Hội phật
tử Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết: ''Đức phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma Nay đồng bào ta đoàn kết hy sinh xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất
và độc lập của Tổ quốc Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của đức phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ''[2] Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu và tiếp thu giá trị nhân văn trong
tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn, đó là tư tưởng kết đoàn dân tộc, đoàn kết quốc
tế đấu tranh vì mục tiêu: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc.
Văn hoá phương Tây cũng là yếu tố tác động đến sự hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Những năm tháng khi Người tham gia các hoạt động ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức v.v , qua đọc các tác phẩm lịch sử, văn học, nghệ thuật, cùng với khảo sát các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở những quốc gia châu Âu, Hồ Chí Minh nhận thấy trong các nền văn hoá đó chứa đựng những giá
trị nhân văn tiến bộ Người tiếp thu giá trị ''nhân ái''trong các tác phẩm văn học của Sếchxpia, VônTe, RútXô, Môngtécxkiơ; tư tưởng ''độc lập, tự do, bình đẳng'' trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cộng hoà Pháp 1789, Người còn tiếp thu tư tưởng ''bác ái'' trong đạo thiên chúa của Giê su v.v
Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, tuy các nền văn hoá phương Đông, phương Tây còn có những hạn chế do hoàn cảnh lịch sử và tư tưởng giai cấp chi phối, song ở đó vẫn chứa đựng những giá trị nhân văn tiến bộ cần tiếp thu, bổ
sung và phát triển, nhờ phương pháp tiếp cận ''gạn đục khơi trong'', nên Người đã
Trang 4thâu hái được những mặt tiến bộ đó, vì vậy tư tưởng nhân văn của Người vừa thể hiện sâu sắc truyền thống nhân văn dân tộc, nhưng nó cũng thấm đượm tư tưởng nhân văn tiến bộ của nhân loại
c Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng nhân văn Mác- Lênin
Chủ nghĩa nhân văn Mác- Lênin là chủ nghĩa nhân văn nhân đạo cộng sản, nómang tính khoa học và cách mạng, là lý luận không chỉ bàn đến vị trí vai trò của con người, của quần chúng nhân dân lao động trong sự phát triển của xã hội, mà còn chỉ ra con đường giải phóng và phát triển con người toàn diện, triệt để Khi chưa chưa bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh mới chỉ phản ánh giá trị nhân văn dân tộc.Từ khi tiếp xúc, nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn Mác-Lênin đã làm cho tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có bước chuyển hoá về chất: từ
tư tưởng nhân văn dân tộc phát triển thành tư tưởng nhân văn cộng sản, gắn liền sự nghiệp giải phóng con người với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) đã có lý khi nhận định rằng
''Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người, trong đó khẩu hiệu lớn còn là: bãi bỏ trạng thái xã hội người bóc lột người, thì trạng thái áp bức dân tộc sẽ không còn nữa'' là vấn đề hấp dẫn Người và Người đã trở thành người mácxít - lênin nít[3] Chủ nghĩa nhân văn Mác - Lênin là cơ sở lý luận cơ bản quyết định nội dung, bản chất tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
2 Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trực tiếp là việc nghiên cứu, khảo sát thực tế và hoạt động lãnh đạo của Người
Những năm tháng Hồ Chí Minh sống và làm việc ở nhiều nước trên thế giới, tham gia tích cực trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là khi Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam đã giúp Người thấu hiểu hơn nỗi thống khổ của nhân dân lao động dưới ách cai trị vô nhân đạo
Trang 5của chính quyền thuộc địa Thực tiễn hoạt động cách mạng đã giúp Hồ Chí Minh nhận thức đúng đắn bản chất xấu xa tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, thấy được tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, và vai trò của họ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, về phương thức tập hợp và phát huy sức mạnh nhân dân trong cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa Đặc biệt Người học tập kinh nghiệm cách mạng Tháng Mười Nga 1917, kinh nghiệm ban đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác Những vốn quý về lý luận, cùng những kinh nghiệm mà Người tích luỹ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng ở trong và ngoài nước về sự nghiệp đấu tranh giải phóng, phát triển con người đã là cơ sở quan trọng của sự hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN
HỒ CHÍ MINH
1 Quan niệm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò con người
Làm rõ quan niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang là chủ
đề thu hút các giới khoa học, nhất là khoa học xã hội và nhân văn trong nước Trong quá trình nghiên cứu đã xuất hiện những cách tiếp cận khác nhau khi đề cập đến quan niệm Hồ Chí Minh về con người Khuynh hướng nghiên cứu đề cao
''thực tiễn'' cho rằng muốn hiểu đúng quan niệm Hồ Chí Minh về con người thì
phải xem xét những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Khuynh hướng nghiên
cứu đề cao ''lý luận'' lại cho rằng muốn hiểu đúng quan niệm của Hồ Chí Minh về
con người phải nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Cách tiếp cận thứ 3 cho rằng muốn hiểu đúng quan niệm Hồ Chí Minh về con người phải trên cơ sở sử dụng phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn trong xem xét quan niệm Hồ Chí Minh về con người Cách tiếp cận này là đúng đắn hơn cả, góp phần làm sáng rõ quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
Trang 6Trong tư tưởng nhân văn, Hồ Chí Minh chưa hề đưa ra một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh về con ngưòi là gì? song trong rất nhiều bài nói, bài viết, đặc biệt trong hoạt động thực tiễn của Người lại hàm chứa nội hàm quan niệm về con người Hồ Chí Minh chỉ dùng chữ con người trong một số trường hợp hãn hữu Trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Hồ Chí Minh viết rằng nhân dân
lao động bị tước đoạt mất các quyền lợi gắn liền với ''phẩm giá con người'' Trong
lời kêu gọi đăng trên trang nhất số đầu tiên, báo Người cùng khổ, Hồ Chí Minh
viết rằng sứ mệnh của tờ báo là ''giải phóng con ngưòi'' Và trong bản Di chúc, Người viết: ''Đầu tiên là công việc đối với con người''v.v Có thể khái quát quan
niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên mấy đặc trưng cơ bản:
Con ngưòi không chung chung trừu tượng mà là rất cụ thể, đó là những những người bị bóc lột, bị đoạ đầy đau khổ, không phân biệt chủng tộc và màu da
Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra lịch sử có thể là một người, một
nhóm người, một cộng đồng, cũng có thể là cả nhân loại cần lao ''Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng nữa là cả loài người''[4]
Chữ người được Hồ Chí Minh diễn tả bằng những thuật ngữ phong phú tuỳ
theo thời điểm cụ thể, gắn với từng thời kỳ cách mạng Lúc thì Hồ Chí Minh dùng
thuật ngữ ''người bản xứ '', ''người mất nước'', ''người bị bóc lột'', ''người da vàng'', ''người da đen'', ''người vô sản'', ''người cùng khổ'', cũng có lúc Hồ Chí Minh dùng cụm từ ''đồng bào'', ''nhân dân'', ''quốc dân'', ''dân'',''công nhân'', ''nông dân'', v.v
Dựa trên quan điểm Mácxít về con người, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào trong thực tiễn, hình thành cách tiếp cận riêng, đó là sự thống nhất lập trường giai cấp với truyền thống dân tộc trong xem xét con người, đưa ra quan niệm đúng đắn về con người Từ nhận thức đúng đắn đó, Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng
coi con người là vốn quý nhất '' trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân'', là
Trang 7thể hiện sự kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc: từ quan niệm cùng chung
một cội nguồn ''con Lạc, cháu Hồng'', tư tưởng "còn người còn của'', ''người ta là hoa của đất'' được Hồ Chí Minh phát triển trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, khi xem con người là chủ thể tích cực sáng tạo ra lịch sử Vai trò con người được Hồ Chí Minh quy vào vai trò quần chúng nhân dân, vai trò cá nhân lãnh tụ đối với sự vận động của xã hội Người coi con người là nhân tố có sức mạnh to
lớn "trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân'' [5] Theo
Hồ Chí Minh, nhân dân lao động không chỉ có khả năng '' biết giải quyết nhiều vấn
đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra''[6] mà còn là quyết định đến sự phát triển của xã hội
''tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển''[7]
Rằng ''chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người'' [8]
2 Tình yêu thương vô hạn đối với con người, trước hết là những người lao động nghèo khổ
Yêu thương con người của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự cảm thông với tình cảnh và hoàn cảnh sống của những người cần lao trong nước và trên thế giới Sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân lao động ở các nước thuộc địa đã cướp đi những quyền sống, quyền tự do của con người Nhiều năm cùng chung sống với nhân dân lao động ở các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh rất đau lòng khi chứng kiến những hành động bóc lột, giết hại của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân lao động, Người xót xa trước cảnh lao động cùng cực của những công nhân Việt Nam dưới ách bóc lột của giai cấp tư sản
'' Mà mình quần rách áo xơ tiền công thì bớt, mà giờ thì thêm
Trang 8lại còn đánh chửi tần phiền Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua''[9]
Người cảm thông và chia sẻ nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam
'' Thân người chẳng khác thân trâu Cái phần no ấm có đâu đến mình''[10]
Yêu thương con người của Hồ Chí Minh không có sự phân biệt quốc tịch, châu lục, màu da Cho dù nhân dân lao động là người da đen, da trắng, hay da vàng thì Người vẫn dành tình cảm sâu nặng Bởi theo Người họ là những người bạn
''cùng khổ'', đều là ''anh em'' Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược, nhiều
đêm Bác không ngủ vì thương bộ đội, thương đoàn dân công phải chịu bao mưa rét
ngoài rừng, thương miền Nam chưa được giải phóng ''miền Nam luôn ở trong trái tim tôi'' Ngày tết Người gửi thư thăm hỏi các cụ già, các cháu thiếu niên nhi đồng,
thăm hỏi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới hải đảo Người cũng quan tâm nhiều đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bởi họ là tầng lớp phải chịu đựng nhiều áp bức bất công của xã hội
Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh không phải là lòng thương hại của
''bề trên'' nhìn xuống Cũng không phải là sự động lòng trắc ẩn của người ''đứng ngoài'' trông vào, mà là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ, đã từng trải
qua và chứng kiến biết bao cảnh đau thương, ngang trái, bất công Truyền thống dân tộc Việt Nam luôn coi trọng cái thiện, chống lại cái ác Hồ Chí Minh đã kế thừa giá trị nhân văn ấy Người đi sâu phân tích tìm ra nguyên nhân gây ra nỗi thống khổ của
nhân dân lao động Trong tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'', Người kể tên, vạch tội từng hành động bạo ngược vô nhân đạo của bộ máy chính quyền thuộc địa
đối với người dân thuộc địa, chỉ cho nhân dân thuộc địa thấy rõ kẻ thù và chỉ rõ bản
chất xấu xa tàn ác của chúng là ''ăn cướp, hiếp dâm và giết người''.
Trang 9Trong tư tưởng nhân văn, Hồ Chí Minh luôn có thái độ đúng đắn với các hạng
người Với kẻ thù thì Người dùng từ ''kẻ, lũ, tên'' để ám chỉ, và lên án vạch trần tội
ác của chúng Còn đối với nhân dân lao động thì Người gọi họ bằng tình cảm yêu thương quý trọng, luôn bênh vực và đấu tranh cho quyền lợi của họ
Yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chung chung, trừu tượng, mà thể hiện bằng hành động cách mạng Theo Người đó mới là nghĩa khí cao đẹp nhất
Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, yêu thương con người phải bằng sự đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau, đó là biểu hiện cao đẹp của tình yêu thương con người, và cũng là điểm mấu chốt trong sự nghiệp giải phóng con người
3 Có niềm tin sâu sắc và tấm lòng khoan dung rộng lớn trước tính đa dạng của con người
Tin vào con người là một trong những phẩm chất tốt đẹp trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Niềm tin con người ở Hồ Chí Minh thể hiện trước hết ở việc tin tưởng vào ý chí và nghị lực phi thường của con người, tin vào vai trò to lớn của nhân dân lao động trong đấu tranh cách mạng Đầu những năm 40 của thế kỷ XX,
Hồ Chí Minh bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam, tra tấn trong nhà tù, giữa lúc cách mạng Việt Nam gặp bao khó khăn chồng chất Mặc dù phải sống trong nhà tù,
Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng mọi suy nghĩ, hành động vào sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, Người luôn có niềm tin mạnh liệt vào khả năng cách mạng của nhân dân, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam như một lẽ tự nhiên, hợp quy luật phát triển của lịch sử
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh chủ trương đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội Trên cương vị là người đứng đầu cơ quan Đảng và Nhà nước, với bao công việc bộn bề đặt ra, cùng
Trang 10với nhiều khó khăn chồng chất, nhưng Hồ Chí Minh vẫn bình tĩnh, sáng suốt phân tích đặc điểm tình hình miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, thấu rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân trong xây dựng chế độ xã hội mới, và thấy được sự cấp thiết phải xây dựng và phát huy vai trò con người mới xã hội chủ nghĩa Người cho rằng
''muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người mới xã hội chủ nghĩa''.
Trong kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh khẳng định
Còn non, còn nước, còn người Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay
Như vậy ở bất cứ thời điểm lịch sử nào, với bất kỳ nhiệm vụ gì, Hồ Chí Minh cũng luôn khảng định vai trò to lớn của con người, của quần chúng nhân dân lao động Niềm tin ấy được Hồ Chí Minh đặt ở tất cả mọi người, từ các cháu thiếu niên nhi đồng cho đến các bậc phụ lão
Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, niềm tin vào con người còn thể hiện ở
sự tin tưởng vào khả năng sáng tạo của con người, của quần chúng nhân dân lao động trong kháng chiến và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Dù cho hoàn cảnh miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội gặp nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh vẫn luôn đặt niềm tin vào khả năng sáng tạo của nhân dân miền Bắc, luôn dựa chắc vào nhân dân, học tập những sáng kiến, kinh nghiệm hay trong nhân dân, khai thác
và phát huy tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong nhân dân miền Bắc Vì vậy chủ trương đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc của Đảng ta không chỉ là trí tuệ của toàn Đảng, mà còn phản ánh trí tuệ của cả nhân dân miền Bắc Những thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc trong 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1964) trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã làm cho bộ
mặt xã hội miền Bắc có nhiều''đổi thay'' càng phản ánh tư tưởng khơi dậy động
viên trí thông minh sáng tạo của nhân dân là hoàn toàn đúng đắn