1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt Động Truyền Thông Marketing Qua Internet Của Thư Viện Anh (The British Library) Và Khả Năng Áp Dụng Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam

131 562 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 876,5 KB

Nội dung

Mặc dù là thư viện cấp quốc gia với đối tượng người dùng đông đảo,hoạt động truyền thông marketing qua Internet của thư viện vẫn còn tồn tại những điểmhạn chế.. Đóng góp về mặt lý luậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

-NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆP

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET

CỦA THƯ VIỆN ANH (THE BRITISH LIBRARY)

VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học: QH-2011-X

Trang 2

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

-NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆP

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET

CỦA THƯ VIỆN ANH (THE BRITISH LIBRARY)

VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học: QH-2011-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

Trang 4

HÀ NỘI, 2015

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên – Thạc sĩ NguyễnThị Trang Nhung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóaluận tốt nghiệp

Thứ hai, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trongKhoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại họcQuốc gia Hà Nội) đã giảng dạy cho tôi trong suốt những năm học qua, để tôi có đượcnhững kiến thức như ngày hôm nay và những kết quả đã thể hiện được phần nào trongkhóa luận này

Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tại Thư viện Quốc gia ViệtNam đã cung cấp thông tin và hỗ trợ tôi khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện khóaluận tốt nghiệp

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với thời gian ngắn, cộng vớitrình độ và khả năng có hạn của một sinh viên, dù đã rất cố gắng song chắc chắn khótránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn Vì vậy, tôi rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài khóa luậncủa tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Bích Diệp

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

 Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 3

6 Bố cục của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN ANH VÀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 4 1.1 Cơ sở lý luận chung 4

1.1.1 Khái niệm chung 4

1.1.2 Vai trò của marketing qua Internet trong hoạt động thông tin thư viện 10

1.1.3 Các hình thức truyền thông marketing trên internet 13

1.1.3.1 Website 13

1.1.3.2 Blog 14

1.1.3.3 Mạng xã hội 15

1.1.3.4 Email marketing 19

1.1.4 Cơ sở thực tế cho các thư viện Việt Nam thực hiện marketing qua internet 20

1.1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing qua Internet cho các cơ quan Thông tin - Thư viện 20

1.2 Khái quát về Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam 24

1.2.1 Khái quát về Thư viện Anh 24

1.2.2 Khái quát Thư viện Quốc gia Việt Nam 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET30 TẠI THƯ VIỆN ANH VÀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 30

2.1 Thực trạng hoạt động truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Anh 30

2.1.1 Qua Website 30

2.1.2 Qua Blogs 59

Trang 7

2.1.4 Qua Youtube 68

2.1.5 Qua Email 70

2.2 Thực trạng truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Quốc gia Việt Nam 71

2.2.1 Qua Website 71

2.2.2 Qua facebook 79

2.2.3 Qua Youtube 81

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MARKETING QUA INTERNET CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 82

3.1 Đánh giá hoạt động marketing qua internet của Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam 82 3.1.1 Thư viện Anh 82

3.1.1.1 Đối với Website 82

3.1.1.2 Đối với Blog 96

3.1.1.3 Đối với Facebook 97

3.1.1.4 Đối với Youtube 99

3.1.1.5 Đối với Email 100

3.1.2 Thư viện Quốc gia Việt Nam 101

3.1.2.1 Đối với Website 101

3.1.2.2 Đối với Facebook 105

3.1.2.3 Đối với Youtube 105

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Quốc gia Việt Nam 106

3.2.1 Nâng cao nhận thức và trình độ cho cán bộ thư viện 106

3.2.2 Nghiên cứu người dùng tin và xây dựng thói quen sử dụng các hình thức marketing quan Internet của thư viện cho người dùng tin 107

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện các hình thức marketing qua internet của Thư viện Quốc gia Việt Nam 108

3.2.4 Sử dụng các hình thức marketing khác từ internet 114

3.2.4.1 Blog 114

3.2.4.2 Email 115

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 121

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin như ngày nay, con người cóthể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết Internet đangtừng bước thay đổi hoạt động của mọi lĩnh nói chung và của các cơ quan thông tin thưviện nói riêng, đặc biệt là hoạt động truyền thông marketing của thư viện Ngoài hìnhthức truyền thông marketing truyền thống, các thư viện còn có thêm một lựa chọn khácchính là hình thức truyền thông marketing qua Internet Khi mà số lượng người sửdụng Internet đang ngày một tăng thì marketing qua Internet thật sự là một phương tiệnquảng bá vô cùng hữu ích cho các cơ quan thông tin thư viện Nhiều thư viện trên thếgiới đã nhận thấy vai trò quan trọng của hình thức marketing qua Internet trong thời đạimới và vận dụng hiệu quả hình thức marketing này Thư viện Anh (The British Library

- BL) là thư viện quốc gia của Vương quốc Anh Đây là một trong những thư viện lớnnhất thế giới lưu giữ các di sản văn hóa và tri thức của nhân loại Sớm nhận ra thếmạnh của hoạt động truyền thông marketing qua Internet, thư viện Anh đã vận dụngkhá tốt hình thức này để xóa bỏ những hạn chế của hình thức marketing truyền thống.Nhờ vậy mà hình ảnh của Thư viện Anh được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới

Tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: NationalLibrary of Vietnam - NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệthống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch Việt Nam Mặc dù là thư viện cấp quốc gia với đối tượng người dùng đông đảo,hoạt động truyền thông marketing qua Internet của thư viện vẫn còn tồn tại những điểmhạn chế Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Thư viện Quốc gia ViệtNam, dựa trên những bài học kinh nghiệm của Thư viện Anh, tôi đã quyết định lựa

chọn đề tài: “Hoạt động truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Anh (The British Library) và khả năng áp dụng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề

tài nghiên khóa luận

Trang 9

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Hoạt động marketing qua Internet đối với các cơ quan Thông tin - Thư việnđóng vai trò rất quan trọng trong quảng bá hình ảnh và nguồn tài nguyên thư viện Thưviện Quốc gia Việt Nam với tư cách là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện côngcộng cần phải đi đầu trong lĩnh vực để làm gương cho các thư viện khác Chính vì vậy,tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả ứngdụng internet trong công tác marketing của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về marketing qua Internet bao gồm: khái niệm, vai trò củamarketing qua internet, các kênh truyền thông marketing qua Internet bao gồmWebsite, Facebook, Youtube và Blog

+ Khảo sát và đánh giá thực trạng marketing qua internet tại Thư viện Anh và Thư việnQuốc gia Việt Nam

+ Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Internet vào hoạt động marketing sảnphẩm và dịch vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing qua Internet

 Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Phương pháp thống kê, so sánh

 Phương pháp khảo sát thực tế

 Phương pháp phỏng vấn

Trang 10

5 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận:

+ Làm rõ khái niệm marketing qua internet

+ Vai trò của truyền thông marketing qua internet

+ Giới thiệu các hình thức truyền thông marketing internet

Về mặt thực tiễn

+ Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động marketing qua internet của Thư viện Anh

và Thư viện Quốc gia Việt Nam

+ Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng internet vào hoạt động marketing củaThư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN ANH VÀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

1.1 Cơ sở lý luận chung

1.1.1 Khái niệm chung

Khái niệm truyền thông

Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin Truyền thông làmột kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻcác qui tắc và tín hiệu chung Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tớingười nhận Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và ngườinhận Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểunhững giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểutượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ [11]

Hay một định nghĩa khác về truyền thông: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội” Khái niệm trên trích từ cuốn: “Truyền thông lý thuyết và kỹ

năng cơ bản” do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên

Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tụcgiữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông Qúa trình trao đổi, chia sẻ ấy cóthể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau Khi có sự chênh lệch trong nhậnthức và hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông, gắn với nhu cầu trao đổi, chia

sẻ thì hoạt động truyền thông diễn ra Qúa trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã

Trang 12

đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể truyền thông và đối tượngtruyền thông.

Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái

độ, nhận thức hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho côngchúng.[12]

Khái niệm marketing

Sự xuất hiện của Marketing gắn liền với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa.Không chỉ dừng lại ở mong muốn vừa đủ, nhu cầu của con người ngày một cao theo sựphát triển của xã hội Cùng với đó, các đơn vị sản xuất phát triển nhanh chóng để đápứng nhu cầu của người tiêu dùng dẫn đến hiện tượng cung lớn hơn cầu Để tồn tại đượcthị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp nói riêng và các đơn vị sản xuất nóichung cần tìm các biện pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hoá Quá trình tìm kiếm các giảipháp tốt hơn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá làm cho hoạt động Marketing ngày càngphát triển và là cơ sở để hình thành một môn khoa học hoàn chỉnh - Marketing

Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XX

Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới nước ta vào những năm 1980 Cónhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau, và có nhiều khái niệm về marketing được

đưa ra bàn luận Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA (1985) định nghĩa: “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của hàng hóa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thỏa mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân” [13]

Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác” [14]

Trang 13

Học viện Marketing Chartered của Anh lại đưa ra định nghĩa marketing khá đơn

giản: “Marketing là quá trình quản lý để xác định, dự báo và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và thuận lợi.'' [15]

Như vậy, nhiều định nghĩa khác nhau về marketing được đưa ra dựa trên nhữngkhía cạnh nghiên cứu khác nhau của tác giả Tuy nhiên tựu trung, bản chất củamarketing chính là hoạt động tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của khách hàng để có địnhhướng cho việc đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó đưa sản phẩm và dịch vụ đến vớikhách hàng một cách hiệu quả Nhờ đó, marketing giúp các cá nhân, tổ chức thỏa mãnđược nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất

Khái niệm truyền thông marketing

Theo Philip Kotler, “truyền thông marketing (marketing communication) là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp” Truyền thông marketing có các

mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối tượng nhận tin của vềthương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp Qua các nội dung thông điệp, doan nghiệpthông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp, thuyết phục họ về các ưuviệt của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến khi có nhu cầu.Truyền thông marketing hay còn được gọi bằng một thuật ngữ tương đương khác làxúc tiến (promotions), là một trong 4 thành tố - 4P của marketing hỗn hợp bao gồm:sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (distribution) và xúc tiến (promotion).[16]

Mô hình marketing hỗn hợp nổi bật lên như một trong các mô hình marketingthống trị nhiều năm qua ở các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn ứng dụngmarketing Thuật ngữ marketing mix – marketing hỗn hợp lần đầu tiên được sử dụngvào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởngcông thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp Một nhà tiếp thị

Trang 14

nổi tiếng, E Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được

sử dụng rộng rãi Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa vềmarketing và trong các lớp học cụ thể là:

Product (Sản phẩm)

Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm” là kết quả của một quátrình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến đổiđầu vào (input) và đầu ra (output) Sản phẩm gồm những thứ hữu hình có thể sờ móđược (tangible) như ô tô, điện thoại hoặc vô hình không sờ được (intangible) như làdịch vụ Sản phẩm có thể là bất cứ cái gì được cung cấp mà nó thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng Vì vậy, sản phẩm theo nghĩa rộng là hàng hóa và dịch vụ

Price (Giá cả)

Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm Giá cả rất quan trọng vì nó sẽquyết định lợi nhuận và sau đó là sự sống còn của công ty Điều chỉnh giá có tác độngsâu sắc đến các chiến lược marketing, và tùy thuộc vào độ co giãn giá của sản phẩm,thường nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số Các nhà tiếp thị nên thiết lậpmột mức giá mà bù đắp cho các yếu tố khác của marketing hỗn hợp

Place (Phân phối)

Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua Nó thường đượcgọi là các kênh phân phối Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửahàng ảo trên Internet Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà kháchhàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạchmarketing nào

Trang 15

Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng)

Promotion (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng) là tất cả các phương pháptruyền thông một nhà tiếp thị có thể sử dụng để cung cấp thông tin về sản phẩm chocác bên khác nhau về sản phẩm, chia thành hai loại chính là quảng cáo và quan hệ côngchúng

Quảng cáo bao gồm bất kỳ sự truyền thông mà nó phải trả tiền, từ quảng cáođiện ảnh, quảng cáo phát thanh và quảng cáo Internet, thông qua phương tiện truyềnthông in ấn và biển quảng cáo Quan hệ công chúng (PR – Public Relation) là nơi mà

sự thuyền thông không phải trả tiền trực tiếp bao gồm: thông cáo báo chí, hợp đồng tàitrợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, hội chợ thương mại và tổ chức sự kiện Quảng cáotruyền miệng (Word-of-mouth) là bất kỳ thông tin không chính thức được nghe kể lại

từ những cá nhân bình thường về sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng Nhân viên bánhàng thường đóng một vai trò quan trọng trong quảng cáo truyền miệng và quan hệcông chúng [17]

Như vậy, trong số 4 thành tố này thì truyền thông marketing đóng vai trò quantrọng trong việc hỗ trợ đắc lực các yếu tố khác Các yếu tố khác được xây dựng hoànhảo thì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho hoạt động truyền thông Thông qua chiến lượctruyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết đượcnhững lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm cho người tiêu dùng Do vậy,chiến lược truyền thông marketing sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sảnphẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưu thích đối với sản phẩm mới và xây dựng mộthình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp [16]

Khái niệm truyền thông marketing qua Internet

Như ta đã nói ở trên, sự ra đời của Internet đã tác động đến hoạt động mọi lĩnhvực trong đó có hoạt động truyền thông marketing Internet ra đời cho phép các cánhân và tổ chức tiến hành marketing qua Internet hay còn gọi là marketing online Có

nhiều khái niệm khác nhau về marketing online như: Marketing online là việc ứng

Trang 16

dụng công nghệ máy tính, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật marketing… nhằm mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả [18] Theo Philip Kotler, marketing online là: Qúa trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet [18] Hay một quan điểm khác của các tác giả Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman trong cuốn Electronic Marketing (2000) cho rằng: Marketing online là toàn bộ những hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử [18]

Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về marketing online, nhưngnhìn chung tất cả các khái niệm trên đều thống nhất về phương thức thực hiệnmarketing online chính là các phương tiện điện tử và Internet Từ đó có thể hiểu truyềnthông marketing qua Internet như sau: là việc sử dụng các phương tiện điện tử vàInternet, nhằm truyền thông tin một cách gián tiếp về sản phẩm và bản thân doanhnghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sảnphẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp

Khái niệm truyền thông marketing qua Internet trong hoạt động Thông tin Thư viện

-Trong hoạt động Thông tin Thư viện, marketing góp phần không nhỏ trongquảng bá hình ảnh của thư viện và đưa hệ thống sản phẩm và dịch vụ của thư viện đếnvới đông đảo bạn đọc Nhờ marketing, các cán bộ thư viện có thể tìm hiểu nhu cầu tin

của người dùng tin để “cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho đúng đối tượng sử dụng với giá cả hợp lý thông qua những phương pháp xúc tiến hiệu quả” [19]

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ thư viện học ALA: “Marketing thông tin thư viện là tất cả các hoạt động có mục đích cổ vũ cho sự trao đổi và đáp ứng giữa nhà

Trang 17

cung cấp dịch vụ thư viện và truyền thông với người đang sử dụng hay sẽ có thể là người sử dụng những dịch vụ này” [20]

Theo Suzanne Walters, “Marketing là những hoạt động tạo ra các sản phẩm thư viện cho người dùng tin Nó không chỉ là quảng cáo hay quan hệ công chúng Nó bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích tiềm năng, các chương trình hiện có và các dịch vụ, thiết lập mục tiêu và đối tượng, sử dụng khả năng thuyết phục trong giao tiếp Nói cách khác, marketing là những gì bạn làm hàng ngày để khách hàng đánh giá cao những gì bạn đã làm cho họ và bạn làm điều đó như thế nào” [20]

Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên, có thể hiểu truyền thông marketing quaInternet trong hoạt động thông tin thư viện là việc ứng dụng công nghệ máy tính, cácphương tiện điện tử và Internet vào việc mang sản phẩm của thư viện tới người dùngtin, đáp ứng nhu cầu của họ Nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới trong hoạt độngmarketing theo kịp thời đại sẽ đem lại thành công cho các cơ quan thông tin thư viện.Không chỉ định vị được hình ảnh với người dùng tin, thư viện còn có thể gây dựnghình ảnh đẹp với lãnh đạo các cấp và các nhà tài trợ trong và ngoài nước

1.1.2 Vai trò của marketing qua Internet trong hoạt động thông tin thư viện

Thói quen của người dùng tin đã có sự thay đổi cùng với sự phát triển khôngngừng nghỉ của Internet Việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu từ

xa và thậm chí là đặt mượn đã phổ biến hơn rất nhiều trong thời điểm hiện nay Chính

vì thế, marketing qua Internet chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc quảng bá thưviện cũng như sản phẩm và dịch vụ của thư viện Mặc dù nhận thức được tác độngmạnh mẽ của Internet đến hoạt động marketing, nhưng nhiều thư viện vẫn chưa biếtvận dụng vào việc quảng bá hình ảnh và nguồn tài nguyên thư viện qua mạng Internet.Dưới đây là một số lý do khiến các thư viện cần có chiến lược quảng bá hình ảnh vànguồn tài nguyên thư viện qua mạng Internet hay marketing online

Trang 18

- Thúc đẩy hợp tác với thư viện nước ngoài và tiếp cận người dùng tin quốc

tế

Nhờ những tiện ích Internet đem lại cho người dùng như tiết kiệm thời gian,công sức và chi phí đi lại mà tỷ lệ người truy cập Internet đang ngày một tăng Ngườidùng đang dần hình thành thói quen sử dụng Internet để tìm kiếm mọi thông tin họmuốn Với những đặc điểm trên, các thư viện sẽ dễ dàng đưa hình ảnh của mình đếnvới những người dùng tin cũng như cơ hội liên kết với các thư viện và cơ quan tài trợnước ngoài Đây là một lợi thế không thể bỏ qua của mỗi thư viện khi tham gia vàocộng đồng mạng Internet

- Cho phép tiến hành truyền thông marketing không giới hạn về không gian

và thời gian

Không giống như các hình thức truyền thông marketing truyền thống, chỉ diễn

ra trong một không gian và thời điểm nhất định thì truyền thông marketing qua Internet

có thể truyền nội dung đi khắp mọi nơi và lưu giữ rất lâu dài Chính vì thế, người dùngtin có thể truy cập và biết đến những nội dung đã được đăng từ rất lâu trước đó Bêncạnh đó, các phương tiện truyền thông marketing qua Internet như Website, Facebook,Youtobe luôn hoạt động 24/7 đóng vai trò như một người cán bộ tận tụy không biếtmệt mỏi, luôn luôn túc trực phục vụ người dùng tin truy cập từ khắp mọi nơi chỉ cần cókết nối Internet [1, tr.26]

- Marketing qua Internet tiết kiệm chi phí hơn so với hình thức marketing truyền thống

Thư viện không cần lo ngại về chi phí vì chi phí cho các hình thức truyền thôngmarketing trên Internet khá rẻ thậm chí là miễn phí Thay vì tốn rất nhiều chi phí cho tổchức sự kiện như thuê nhân lực, hệ thống âm thanh ánh sáng, in poster… thì sử dụnghình thức marketing hiện đại này sẽ giúp thư viện tiết kiệm được một khoản chi phílớn Những công cụ truyền thông marketing qua Internet như Website, Facebook,

Trang 19

cần trả lương cho cán bộ thư viện, người lập trình, thiết kế nội dung và cập nhật thôngtin để duy trì những công cụ đó [1, tr.26]

- Là công cụ tìm hiểu và nghiên cứu người dùng tin hiệu quả

Thư viện hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông marketing quaInternet như một công cụ thu thập thông tin hiệu quả Chúng cho phép thư viện thuthập những thông tin cơ bản về người dùng tin như họ tên, số điện thoại, emai vànhững thông tin khác để xây dựng cơ sở dữ liệu về người dùng tin Bên cạnh đó, nhờnhững công cụ đánh giá hiệu quả của website thì thư viện có thể biết chính xác nhữngthông tin vô cùng hữu ích như: số người truy cập, số lượt truy cập, thời gian lưu lại ởmỗi trang của người dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của website Nhờ đó, thưviện rất dễ dàng nắm được tâm lý của người dùng tin Biết được sở thích của ngườidùng tin sẽ giúp thư viện có những điều chỉnh hợp lý nhằm kịp thời đáp ứng những nhucầu của họ Cứ như vậy, với những điều chỉnh liên tục một cách hợp lý, hình ảnh củathư viện sẽ trở nên chuyên nghiệp trong mắt người dùng tin và trở thành bạn đọc trungthành của thư viện [21]

- Tương tác và chăm sóc người dùng tin hiệu quả

Các công cụ thực hiện truyền thông marketing qua Internet hiện nay nhưFacebook, Youtobe, Website… đều có những tính năng comment và thậm chí là chattrực tiếp để tiếp nhận phản hồi từ phía người dùng tin Nhờ vậy mà cán bộ thư viện cóthể trợ giúp hay tương tác với người dùng nhiều hơn Việc chăm sóc cho từng ngườidùng tin sẽ giúp thư viện tạo ra sản phẩm hay dịch vụ riêng cho mỗi người dùng và làmcho họ có cảm giác được quan tâm chăm sóc đặc biệt [21]

- Quảng bá hình ảnh thư viện mạnh mẽ

Nếu thư viện có những sản phẩm chất lượng thật sự thì truyền thông marketingqua Internet hoàn toàn có thể đưa sản phẩm và dịch vụ đến với người dùng tin hiệu quảhơn Bởi truyền thông marketing qua Internet giúp lan truyền nội dung một cách nhanh

Trang 20

chóng nhờ các công cụ mạng xã hội như Facebook, Youtobe và những mạng xã hộikhác Đây là những mạng xã hội có số lượng người dùng vô cùng đông đảo Thông quacác hình thức like và share để tạo ra làn sóng ủng hộ cực kỳ lớn trên Internet, giúp hìnhảnh thư viện đến với hàng triệu người trên thế giới Việc tạo ra nội dung lan truyền nhưvậy là không quá khó, một ý tưởng đặc sắc đánh trúng tâm lý của người dùng vào đúngthời điểm sẽ tạo nên sức hút lớn gây dựng hình ảnh thư viện

Thư viện cần phải dành sự quan tâm thích đáng cho hình thức truyền thôngmarketing này, khi mà một trong những công cụ truyền thông marketing trên Internettiêu biểu như website và facebook được coi là bộ mặt của thư viện trên môi trườngmạng Nếu những công cụ trên được xây dựng với những hình ảnh đẹp mắt, nội dungphong phú, bố cục hợp lý và có khả năng tùy biến với thiết bị di động thì sẽ gây ấntượng với người dùng tin về sự chuyên nghiệp và giúp thư viện lấy được sự tin tưởngcủa họ [21]

1.1.3 Các hình thức truyền thông marketing trên internet

1.1.3.1 Website

Website đóng vai trò là một văn phòng trên mạng Internet - nơi giới thiệu thôngtin về một cơ quan, tổ chức cũng như về sản phẩm hoặc dịch vụ do cơ quan, tổ chức đócung cấp Có thể coi website chính là bộ mặt của một cơ quan, tổ chức, là nơi để đóntiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet Website không chỉ đơnthuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinhdoanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanhnghiệp Việc đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đầy sức lôi cuốn sẽ gópphần không nhỏ thuyết phục người dùng trở thành khách hàng của doanh nghiệp [22]Sau đây là những lý do dễ thấy nhất về tầm quan trọng của website :

- Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên internet

- Tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm

Trang 21

- Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tínhtương tác cao.

- Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệmđược chi phí

- Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ kháchhàng

- Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thựchiện các chiến dịch PR và marketing [23]

1.1.3.2 Blog

Blog là từ gọi tắt của Weblog, là một dạng nhật ký trực tuyến, bắt đầu bùng nổ

từ cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 Các Blogger hay người viết Blog có thể là cá nhânhoặc một nhóm Họ thường đưa các thông tin có liên quan đến kinh nghiệm hoặc ýkiến cá nhân theo những chủ đề chọn lọc lên blog Nhờ được các phần mềm hỗ trợ vàdễ sử dụng, Blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra Blog cho riêngmình Cũng như các Website, Blog có thể được viết với nhiều định dạng khác nhau,mỗi trang Blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết tới các trang khác.[24]

Blog là phương tiện phổ biến thông tin tốt, nó giúp thư viện cải thiện dịch vụ vàcho phép người sử dụng truy cập nhanh chóng đến các nguồn tin đã được thư viện lựachọn Hơn nữa, nếu thư viện sử dụng blog, càng ngày càng nhiều người biết đến thưviện cũng như các dịch vụ mà họ cung cấp Thư viện có thể sử dụng blog cho các mụcđích khác nhau để marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện và nguồn tin đếnvới bạn đọc Khảo sát năm 2003 thực hiện bởi Laurel A Clyde (2004) chỉ ra rằng, hầuhết các thư viện sử dụng blog để cung cấp thông tin, tin tức, sự kiện cho bạn đọc Cótới 44% thư viện được khảo sát sử dụng blog để cung cấp thông tin về chức năng, dịch

vụ mới của thư viện, giờ giấc phục vụ bạn đọc, các quy định của thư viện đối với cácđối tượng bạn đọc khác nhau, chính sách đối với bạn đọc, thủ tục cấp thẻ của thư viện,

Trang 22

các hoạt động và sự kiện của thư viện (triển lãm, trưng bày sách và tuyên truyền giớithiệu sách) cũng như các hoạt động khác của thư viện Hơn nữa, họ cũng sử dụng blogcho các mục đích khác bao gồm:

- Thảo luận sách: giới thiệu một vài tác phẩm tiêu biểu và mời bạn đọc cùngtham gia thảo luận về sách bằng cách cho phép bạn đọc sử dụng chức năng commentcủa blog

- Cung cấp các đường links tới các website đã được thư viện lựa chọn, các bàibáo hữu ích và các dịch vụ khác cho bạn đọc

- Cung cấp các chương trình đào tạo người dùng tin hay hướng dẫn sử dụng cácdịch vụ của thư viện

- Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giữa các cán bộ thư viện

- Phổ biến dịch vụ tham khảo để lưu lại các câu trả lời cho các yêu cầu hay đượcđưa ra nhất dưới dạng cuốn nhật ký Cán bộ thư viện có thể sử dụng lại những câu trảlời này cho lần sau nếu cần thiết [25]

1.1.3.3 Mạng xã hội

Truyền thông xã hội là một xu hướng truyền thông mới khác hẳn với truyềnthông đại chúng trước đây Việc thay đổi mô hình truyền thông đã dẫn đến sự ra đờicủa một hình thức marketing mới: Marketing bằng truyền thông xã hội Mạng xã hội(Social network) là một hệ điều hành web kết nối các thành viên trên Internet với nhauvới nhiều mục đích khác nhau mà không phân biệt địa lý và thời gian Thế giới hiệnnay phát triển hàng trăm mạng xã hội khác nhau với sự tham gia của hàng trăm triệuthành viên trên thế giới Những trang mạng xã hội ảo dần trở thành món ăn tinh thầnkhông thể thiếu đối với phần lớn các cư dân mạng bởi những tính năng kết nối cộngđồng một cách hiệu quả [26] Trong đó, hai mạng xã hội phổ biến hàng đầu hiện nay làFacebook và Youtobe là hai mạng xã hội có khả năng ứng dụng cao trong ngànhThông tin thư viện ở Việt Nam

Trang 23

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sinh viên trường Đại học Harvard cùng với những người bạn là Eduardo Saverin,Dustin Moskovitz và Chris Hughes xây dựng vào 28/10/2003 Facebook mở đầu chỉ làmột phiên bản “Hot or Not” của trường Đại học Harvard với tên gọi Facemash Saunhiều lần cải tiến, đến nay Facebook - mạng xã hội lớn nhất hành tinh với hơn 1 tỷngười dùng [27] Nhờ các tính năng vượt trội, facebook có thể ứng dụng hiệu quả trongngành Thông tin thư viện, giúp các hoạt động và hình ảnh của cơ quan Thông tin thưviện tiếp cận người dùng tin nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi Cụ thể nó có những ứngdụng như sau:

-• About (Giới thiệu): Trang facebook của thư viện là trang facebook của tổ chức nên

có thể điền những thông tin cơ bản như: thông tin liên lạc, giờ mở cửa, giới thiệu kháiquát về nguồn gốc và đặc điểm của thư viện… để người dùng có cái cái nhìn tổng quan

về thư viện

• Message (Lời nhắn): Gửi thông báo về các hoạt động, sự kiện của thư viện đến

từng các thành viên trong facebook cũng như tiếp nhận những tin nhắn của người dùngtin

• Events (Sự kiện, Lịch trình): Thư viện có thể tạo dựng một sự kiện với các thông

tin về địa điểm, thời gian và nội dung của sự kiện rồi tùy chỉnh đối tượng mục tiêu đểchia sẻ lời mời tham dự sự kiện Điều này giúp cho thông tin về sự kiện được lan tỏamột cách nhanh chóng và rộng khắp Không những thế, thư viện còn có thể nắm đượcsố lượng người được mời, người tham dự và người có thể tham dự sự kiện qua thống

kê của facebook Chính nhờ đó mà ứng dụng “Sự kiện” đặc biệt hữu ích với các cơquan thông tin thư viện khi thực hiện các kế hoạch marketing

• Photo, video (Ảnh và video): Xuất phát từ ý tưởng của Sean Parker và được triển

khai vào năm 2005, đây là ứng dụng hiện được sử dụng nhiều nhất trên Facebook Thưviện có thể đăng các hình ảnh sinh động, video về các hoạt động và nguồn tài nguyêncủa thư viện một cách nhanh chóng, thuận tiện Không những thế, thư viện còn có thể

Trang 24

bổ sung thêm những thông tin về địa điểm, thời gian, mô tả về bức ảnh, video để ngườidùng tin hiểu rõ hơn về hình ảnh, video đó.

• Links (Liên kết): Tạo ra các kết nối đến các trang web của các cơ quan thông tin

thư viện trong và ngoài nước mà bạn đọc quan tâm hoặc tìm kiếm thông tin liên quan

• Comment (Bình luận): Những ý kiến phản hồi của các thành viên về các tin tức,

sự kiện, ảnh, video…giúp người quản lý thu được thông tin phản hồi một cách nhanhchóng và chính xác

• Findfriends (Tìm kiếm bạn bè): Giúp tìm kiếm, kết nối tất cả các thành viên có

chung sở thích, nghề nghiệp tạo ra mối dây liên hệ giữa các thành viên [26]

• Add targeting (Chọn nhắm mục tiêu): Với mỗi bài đăng, thư viện có thể dựa trên

các tiêu chí khác nhau (giới tính, hiện trạng mối quan hệ, tình trạng giáo dục, độ tuổi,ngôn ngữ, sở thích, vị trí và ngày kết thúc đăng) để chọn những người thích hợp nhấtthấy bài đăng của thư viện trong bảng tin của họ Nhưng bài đăng của thư viện sẽ vẫnkhả kiến với bất kì ai truy cập trang kể cả khi họ không phải là độc giả mục tiêu củathư viện

• Similar page suggestions (Gợi ý trang tương tự): Trang facebook của thư viện sẽ

được gợi ý cho mọi người khi họ thích các trang tương tự khác Tương tự như thế, khimột ai đó thích trang của thư viện, họ có thể thấy một danh sách các trang tương tựkhác được gợi ý trên dòng thời gian của thư viện

• Page moderation (Kiểm duyệt trang): Để giảm nội dung không phù hợp, thư viện

có thể thêm những từ khóa muốn chặn xuất hiện trên trang của thư viện Nếu một trongnhững từ khóa đó được sử dụng trong bài viết hoặc bình luận, thì bài viết hoặc bìnhluận đó sẽ bị đánh dấu là spam Quản trị viên của trang có thể phê duyệt hoặc xóa nộidung đó Giới hạn là 10.000 ký tự

• Insights (Thông tin chi tiết): Thư viện có thể nhận được các thông tin rất chi tiết

Trang 25

tin tổng quan, lượt thích, số người xem, lượt truy cập, hiệu quả hoạt động của các bàiviết và thông tin về người quan tâm đến trang Những thông tin này có thể được thểhiện ở hai dạng: xem trực tuyến ở dạng biểu đồ hoặc xuất dữ liệu ở dạng file excel

• Ratings and Reviews (Xếp hạng và Đánh giá): Facebook cho phép người dùng

xếp hạng trang của thư viện theo 5 mức (kém, khá, tốt, rất tốt, tuyệt vời) tương ứng với

5 ngôi sao Cùng với việc chọn số lượng sao để xếp hạng, người dùng còn có thể viếtđánh giá cụ thể về trang của thư viện Biểu tượng 5 ngôi sao thể hiện mức xếp hạngđược để ở ngay đầu trang góp phần gây ấn tượng về sự chuyên nghiệp của thư viện vớingười dùng tin Không những thế, mục xếp hạng và đánh giá còn là một công cụ hỗ trợđắc lực trong việc giúp thư viện nắm được hiệu quả hoạt động trang facebook

• Advertise (Quảng cáo): Quảng cáo Trang của thư viện để tăng khả năng kết nối

với nhiều độc giả tiềm năng hơn Với mỗi lần quảng cáo, thư viện có thể lựa chọn đốitượng mục tiêu mình nhắm tới dựa trên các tiêu chí địa điểm, sở thích, tuổi, giới tính đểquảng cáo hiệu quả Facebook cũng cho phép thư viện lựa chọn mức chi phí và lịchtrình quảng cáo tùy thuộc vào nhu cầu của thư viện

• Profanity filter (Bộ lọc những lời tục tĩu): Thư viện có thể thiết lập chế độ chặn

những hành vi xúc phạm trang ở các mức độ khác nhau Facebook quyết định việc nênchặn những từ gì bằng cách sử dụng từ và các cụm từ bị cộng đồng đánh dấu là xúcphạm [29]

YouTube là một trang mạng xã hội do Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim

- những nhân viên đầu tiên của PayPal (một công ty chuyên xây dựng website thanh

toán trực tuyến) sáng lập ra Tên miền " YouTube.com" được kích hoạt vào ngày

Trang 26

thể xem, đánh giá (thích hay không thích), bình luận và chia sẻ hầu hết các video với 8loại mạng xã hội khác Còn với người đăng ký tài khoản, họ có thể đăng tải video và sửdụng công cụ Youtube Analytics để đánh giá hiệu quả của video

Đối với các cơ quan thông tin thư viện, Youtube có thể được sử dụng như mộtcông cụ marketing hiệu quả Các cơ quan thông tin thư viện có thể xây dựng một kênhYoutube riêng, cho phép những người đăng ký theo dõi kênh nhận được thông báo khithư viện tải lên video mới Để đánh giá hiệu quả của kênh, thư viện có thể sử dụngcông cụ YouTube Analytics để thống kê dữ liệu Nhờ công cụ này, thư viện có thểbiết người xem là ai, họ xem trong bao lâu và video của thư viện thu hút họ đến mứcnào Không những thế, thư viện hoàn toàn có thể đưa ra những định hướng xây dựngcác video mới khi biết được số liệu thống kê nhất định về người dùng, cách thức họxem và phản hồi video của thư viện

1.1.3.4 Email marketing

Email marketing là hình thức gửi email thông tin quảng cáo có nội dung thôngtin liên quan tới người nhận đã đồng ý đăng kí nhận email trực tiếp hay gián tiếp vàcho phép họ có quyền không tiếp tục nhận email quảng cáo nữa Email marketing làmột công cụ marketing rất hiệu quả và sẽ mang lại ROI (Return on Investment - Tỉ lệhoàn vốn) như mong đợi nếu áp dụng bài bản và đúng cách vì email marketing giúpbạn:

• Tiết kiệm chi phí ít nhất 75% chi phí so với các hình thức quảng cáo khác

• Chi phí dành cho quảng cáo từ lớn đến nhỏ đều có thể sử dụng

• Gửi thông điệp quảng cáo đến đúng khách hàng mục tiêu

• Có thể cá nhân hóa thông điệp quảng cáo để lấy được sự chú ý tuyệt đốicủa người nhận mà không bị chi phối bởi các thông tin khác

• Email là kênh giao tiếp được khách hàng sử dụng nhiều nhất trong ngày

và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống và công việc của nhiều người

• Chủ động điều chỉnh thời gian, thời điểm truyền tải thông tin tới khách

Trang 27

• Cho phép lan truyền thông điệp quảng cáo bằng hình thức

• Cho phép dễ dàng lưu trữ thông điệp quảng cáo để tham khảo sau này

• Phân phối thông điệp nhanh chóng tức thời

• Khối lượng phân phối lớn

• Dễ dàng thực hiện và điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch

• Cho phép nhận được phản hồi trực tiếp và nhanh chóng

• Không hạn chế hình thức thiết kế và khối lượng nội dung của thông điệpquảng cáo [31]

1.1.4 Cơ sở thực tế cho các thư viện Việt Nam thực hiện marketing qua internet

Theo báo cáo của comScore, đến hết tháng 3/2013 có 40% lưu lượng Internettoàn cầu xuất phát từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương đương với khoảng

644 triệu người dùng Internet Trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 10%người dùng Internet tại khu vực này, tương đương 64,4 triệu người dùng Với 16,1triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng ngườidùng Internet đông nhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 làIndonesia với 13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu người dùng ViệtNam cũng là quốc gia có lượng tăng trưởng người dùng Internet nhanh thứ 2 tại khuvực So với cùng kỳ năm ngoái, lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêmđến 14% Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia có lượng người dùng Internet ở độ tuổi trẻnhất khu vực, với 42% người sử dụng Internet tại Việt Nam ở độ tuổi 15-24 Độ tuổingười dùng Internet từ 25 đến 34 ở Việt Nam chiếm 32% [32] Đây chính là tiền đềcho sự phát triển của marketing qua internet ở Việt Nam

1.1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing qua Internet cho các cơ quan Thông tin - Thư viện

Đo lường hiệu quả của một chương trình hay một chiến dịch là công việc khôngthể thiếu đặc biệt trong Marketing online, nếu không đưa ra những chỉ số đánh giá cụthể bạn sẽ rất dễ bị lầm tưởng so với hiệu quả thực tế của chiến dịch Dưới đây là

Trang 28

những chỉ số cho chiến dịch Marketing online đánh giá hiệu quả của một chiến dịch

truyền thông trực tuyến theo từng kênh triển khai

Đối với website

Để đánh giá hiệu quả truyền thông marketing qua website của các cơ quan thôngtin thư viện cần căn cứ vào các thông số như số lượt truy cập, thời gian họ lưu trêntrang, tỷ lệ người quay trở lại đọc trang Để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạtđộng truyền thông marketing qua website thì các thư viện cần phải đảm bảo thực hiệntốt các mặt sau cho website của cơ quan mình:

- Về mặt nội dung: Nội dung thông tin của một website thư viện cần có đó là:

các nguồn lực thông tin mà thư viện có thể cung cấp cho người dùng: bao gồm nguồnthông tin in ấn và số hóa có trong thư viện hoặc liên kết đến nguồn trực tuyến từ bênngoài; các dịch vụ thư viện cơ bản mà thư viện cung cấp cho bạn đọc; các trợ giúp vàhướng dẫn của thư viện nhằm giúp bạn đọc khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất

- Về giao diện: Một nguyên tắc quan trọng là giao diện phải cho phép bạn đọc

tập trung được vào thông tin quan trọng nhất Như đã trình bày ở phần trên, trong quátrình thiết kế cần nghiên cứu bạn đọc để biết được thông tin nào là quan trọng, và bạnđọc quan tâm nhất đến loại hình thông tin nào Ngoài ra còn có các yếu tố cần xem xétkhác đó là tính hài hòa về phối mầu, hình ảnh phù hợp, kiểu chữ thống nhất, bố cụchợp lý, và thiết kế hướng tâm để dễ sử dụng trên nhiều thiết bị

- Về kĩ thuật: Đảm bảo website cần phải tương thích với những trình duyệt web

phổ thông như: Firefox, Internet Explorer, Google Chrome và các trình duyện khác.Tương thích cho các thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máytính để bàn hay máy tính xách tay Đảm bảo tốc độ truy cập dưới 5 giây (theo khuyếncáo của google) Có công cụ tra cứu mạnh với khả năng một câu lệnh tìm kiếm có thểđưa ra kết quả từ nhiều nguồn do thư viện cung cấp (one search for all) và ưu tiên sắpxếp kết quả gần đúng nhất lên trên Website cần có có một số tính năng hỗ trợ ngườidùng tin như mục hỏi đáp trực tuyến, mục bình luận, phản hồi để tăng tính tương tác

Trang 29

ngữ cho người dùng tin và tích hợp luôn với các công cụ truyền thông marketing onlinekhác mà thư viện sử dụng [33]

Đối với Blog

Để đánh giá hiệu quả truyền thông marketing qua blog của các cơ quan thôngtin thư viện cần căn cứ vào các thông số như số lượt truy cập, thời gian họ lưu lại trênblog, tỷ lệ người quay trở lại đọc blog, số lượt truy cập vào đường link trong bài viếtcủa blog Để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động truyền thông marketing quablog thì các thư viện cần phải đảm bảo thực hiện tốt các mặt sau cho blog của cơ quanmình:

- Về nội dung: Ngoài việc cung cấp thông tin giới thiệu khái quát về blog, blog

cần cập nhật thường xuyên với các bài viết mới hấp dẫn, có giá trị cao Trong các bàiđăng cần cung cấp thông tin giới thiệu nguồn tài nguyên về chủ đề này mà thư viện có,liên kết dẫn đến các nguồn tin cùng chủ đề bên ngoài Blog cùng cần cung cấp cácthông tin hỗ trợ tra cứu cho người dùng

- Về kỹ thuật: Đảm bảo blog cần phải tương thích với những trình duyệt web

phổ thông Tương thích cho các thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tínhbảng, máy tính để bàn hay máy tính xách tay Đảm bảo tốc độ truy cập dưới 5 giây(theo khuyến cáo của google) Blog cần có có một số tính năng hỗ trợ người dùng tinnhư tìm kiếm các bài đăng trên Blog, thiết kế mục bình luận, đăng ký nhận bản tin điện

tử, tích hợp với các công cụ truyền thông marketing online khác mà blog thư viện sửdụng

- Về giao diện: Một nguyên tắc quan trọng là giao diện phải cho phép bạn đọc

tập trung được vào thông tin quan trọng nhất Ngoài ra còn có các yếu tố cần xem xétkhác đó là tính hài hòa về phối mầu, hình ảnh phù hợp, kiểu chữ thống nhất, bố cụchợp lý, và thiết kế hướng tâm để dễ sử dụng trên nhiều thiết bị [33]

Đối với Facebook

Trang 30

Facebook là kênh quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng tuyệt vời Đểđánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing qua facebook cần chú ý cácthông số như: số lượt thích trang, tốc độ tăng fan, m ức độ tương tác của Fanpage(thấy, click đọc, like, comment, share các thông điệp trên fanpage) và lượt truy cậpwebsite đến từ facebook [34] Để phát huy hiệu quả cao nhất của mạng xã hộiFacebook, trước tiên là yêu cầu thẩm mỹ của hình ảnh đại diện và hình ảnh nền củaFanpage facebook Ngoài ra cần chú ý các chỉ số sau:

- Thường xuyên cập nhật bài đăng mới

- Sử dụng tối đa các ứng dụng của facebook (Message, Events, Photo, video,links, comment, Findfriends, home, groups, Fanpage,…) nhằm giới thiệu, quảng báhình ảnh thư viện, các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; giải đáp thắc mắc củabạn đọc, thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi, comment của bạn đọc

- Có các đường link liên kết website, blog, diễn đàn…của thư viện, các đườnglink đến cơ quan, tổ chức khác có liên quan [1, tr 50]

Đối với YouTube

YouTube là kênh quảng bá thương hiệu tuyệt vời thông qua các video clip vì nó

có một lợi thế mà những kênh khác không thể có được đó là tính trực quan, sinh động

và thu hút Đánh giá hiệu quả truyền thông marketing qua Youtube cần phải chú ý đếncác yếu tố như: số người đăng ký kênh Youtube, lượt truy cập website từ youtube vàmức độ tương tác mỗi video (lượt xem, lượt like, lượt share, comment) Để phát huyhiệu quả cao nhất của mạng xã hội Youtube cần phải đảm bảo các yêu cầu về tổ chứckênh hợp lý, tính thẩm mỹ, chất lượng nội dung và hình thức các video được tải lên

Đối với Email

Đánh giá hiệu quả marketing qua email cần dựa vào các thông số như sau: sốngười mở mail, số người click vào đường link trong mail, số lượng e mail được chuyểntiếp cho người khác, số lượng mail bị đánh dấu spam, số người từ chối nhận mail [34]

Trang 31

email đẹp mắt, nội dung đầy đủ ngắn gọn, có đính kèm đường dẫn đến các tài khoảnmarketing khác [36]

1.2 Khái quát về Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam

1.2.1 Khái quát về Thư viện Anh

Vào thế kỷ 19, Thư viện quốc gia chỉ là một bộ phận của Bảo tàng Anh Nhờviệc ban hành Luật Thư viện Anh vào năm 1972, thư viện quốc gia đã trở thành mộtđơn vị độc lập với tên gọi chính thức là Thư viện Anh vào năm 1973 Đạo luật này quyđịnh “Hội đồng Thư viện Anh” giữ vai trò kiểm soát và quản lý thư viện như là mộttrung tâm quốc gia phục vụ tham khảo, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ thông tinthư mục về khoa học công nghệ và khoa học nhân văn

Trong nhiều năm, các bộ sưu tập của thư viện đã bị phân tán ở các tòa nhà khácnhau xung quanh trung tâm London Theo dự định ban đầu, Thư viện sẽ phá dỡ một bộphận của Bloomsbury - khu vực rộng bảy mẫu Anh của con đường ngay trước mặt Bảotàng, và như vậy thư viện sẽ nằm đối diện luôn với Bảo tàng Tuy nhiên sau mộtkhoảng thời gian đấu tranh khó khăn và lâu dài dẫn đầu bởi Tiến sĩ George Wagner,thư viện đã hủy bỏ dự định này và quyết định xây dựng một tòa nhà riêng biệt tạiĐường Euston, St Pancras, London Năm 1997, thư viện đã chính thức chuyển trụ sởđến tòa nhà này với tổng diện tích sàn hơn 112.000 mét vuông trải rộng trên 14 tầng (9tầng ở trên mặt đất và 5 tầng ngầm) Đây là công trình xây dựng công cộng lớn nhất ởVương quốc Anh trong thế kỷ 20 được thiết kế bởi kiến trúc sư Colin St John Wilson.Ngoài ra, thư viện còn có một cở sở lưu trữ tài liệu và phòng đọc sách ở Boston Spa,West Yorkshire

Cốt lõi bộ sưu tập của Thư Viện được xây dựng dựa trên một loạt sự đóng góp

và mua lại từ thế kỷ thứ 18, được gọi là "bộ sưu tập nền tảng" Chúng bao gồm nhữngcuốn sách và bản thảo của Robert Cotton, Hans Sloane, Robert Harley và sự đóng góp

Trang 32

của hai thư viện hoàng gia là King's Library và Royal Library Old Ngày nay, nhiệm vụchính của thư viện là nhận các tài liệu lưu chiểu được xuất bản ở Anh và Ai Len, trong

đó có một tỷ lệ đáng kể những tài liệu nước ngoài được phân bố ở Anh Bên cạnh tàiliệu nộp lưu chiểu miễn phí, thư viện còn tiến hành mua các ấn phẩm lớn trên thế giớivới các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất Bộ sưu tập của thư viện bao gồm rấtnhiều loại tài liệu khác nhau bao gồm sách, báo, tạp chí, bằng sáng chế, cơ sở dữ liệu,bản đồ, bản thảo, tem, bản vẽ và những dạng tài liệu khác Nhiều tài liệu lưu giữ ở thưviện là vô giá và không thể thay thế Theo báo cáo thường niên của Thư viện Anhtrước Quốc hội, trung bình mỗi năm thư viện lại bổ sung thêm khoảng 3 triệu tài liệu

và 12km giá sách mới Nhờ vậy mà bộ sưu tập của thư viện Anh với hơn 150 triệu tàiliệu thuộc hơn 400 ngôn ngữ khác nhau hiện đang là một trong những bộ sưu tập lớnnhất thế giới Nguồn tài liệu khổng lồ của thư viện được chia thành các lĩnh vực nhưsau:

Nghệ thuật và Nhân văn

Trong lĩnh vực nghệ thuật và nhân văn, Thư viện Anh nắm giữ các bộ sưu tậpbản thảo lớn nhất thế giới của phương Tây và phương Đông Bộ sưu tập những cuốnsách in vô giá được thư viện thu thập bao gồm sách in của Anh từ năm 1476, sách incủa châu Âu từ năm 1455, sách in của châu Á và châu Phi từ những ngày đầu củangành in ấn Thư viện còn lưu giữ đáng kể những bản ghi âm lịch sử truyền miệng vàcác bản ghi âm liên quan đến tiếng Anh và văn học Trong số những tài liệu quan trọng

đối với lĩnh vực này thì không thể không kể đến bộ sưu tập bản ghi âm của Học viện

Anh (được mua lại năm 1983) và bộ sưu tập thuộc kho lưu giữ của công ty Đông Ấn

Độ - Phòng biểu ghi Ấn Độ (được mua lại năm 1982) Ngoài ra, thư viện có lưu giữcác tài liệu đã trên 3.000 năm tuổi, 310.000 bản thảo khác nhau của Leonardo da Vinci,các ấn bản đầu tiên của Canterbury Tales, bản dịch của Kinh Tân Ước và những tài liệuquý hiếm khác nữa

Khoa học, Công nghệ và Y học

Trang 33

Bộ sưu tập của Thư viện Anh là một trong những bộ sưu tập quan trọng nhất củatài liệu khoa học, kỹ thuật và y tế phương Tây Bộ sưu tập này có những tài liệu về tấtcả các môn học và các ngành học ở nhiều định dạng khác nhau bao gồm các tạp chí, tàiliệu nghiên cứu chuyên khảo, biên bản hội nghị, các báo cáo và các tài liệu tham khảođiện tử Theo ước tính, có khoảng 3.450.000 tập của ấn phẩm liên tục và chuyên khảotrong bộ sưu tập.

Khoa học Xã hội

Bộ sưu tập của thư viện trong lĩnh vực khoa học xã hội phản ánh đầy đủ lịch sửcủa ngành xuất bản tại Anh và các bộ phận cấu thành của nó Thư viện có 12.000 tàiliệu về phiên họp của Hạ viện Anh từ thế kỷ 19 và 20, hơn 185.000 tài liệu của Nghịviện, 2.400 tài liệu ghi lại các cuộc thảo luận của Quốc hội Tất cả những tài liệu trênđều có sẵn ở Phòng đọc Khoa học xã hội để phục vụ người dùng tin Thư viện Anh còntiến hành thu thập các ấn phẩm của chính phủ trên khắp thế giới bao gồm hồ sơ của cơquan lập pháp, các cuộc tổng điều tra dân số và những thống kê chính thức khác

Ngoài ra, người dùng tin có thể tìm tất cả các thông tin về các tổ chức như LiênHợp Quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cũng như các cơquan liên chính phủ khác như Ngân hàng Thế giới ở thư viện Bộ sưu tập tài liệuthương mại và nghiên cứu thị trường của thư viện là một trong số những bộ sưu tậptoàn diện nhất trên thế giới với hơn 66 triệu thông số kỹ thuật bằng sáng chế trên toànthế giới Theo báo cáo thường niên 2013-2014 của Thư viện, Phòng đọc Khoa học xãhội của thư viện hiện nay có hơn 10.000 cuốn sách được xuất bản ở Anh trong bốn nămqua và các số gần đây nhất của 700 tên tạp chí

Bộ sưu tập các loại hình tài liệu chuyên dạng

Ngoài những bộ sưu tập thuộc các lĩnh vực trên, thư viện còn một số bộ sưu tậpchuyên dạng khác như sau:

- Bộ sưu tập báo với 52000 tên báo ở dạng in, vi phim và kỹ thuật số

Trang 34

- Hơn 250.000 bản in, bản vẽ và hình ảnh

- Hơn 4,5 triệu bản đồ

- Bộ sưu tập âm nhạc bao gồm tài liệu in, bản thảo và các bản ghi âm về âmnhạc

- Bộ sưu tập ghi âm quốc gia với hơn 3, 5 triệu bản ghi âm

- Bộ sưu tập tem quốc gia với hơn 8 triệu tem

- Tài liệu đa phương tiện và ảnh động với trên 75.000 cuộc trình diễn ấn tượng

và tin tức truyền hình được phát sóng và không được phát sóng [4]

1.2.2 Khái quát Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library of Vietnam - NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệ thống thưviện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ViệtNam

Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện bao gồm giám đốc, cácphó giám đốc và 13 phòng ban chức năng: Phòng Tin học, Phòng Phân loại – Biênmục, Phòng Hành chính-Tổ chức, Phòng Nghiên cứu và Hướng dẫn nghiệp vụ, PhòngBảo quản tài liệu, Phòng Bổ sung – Trao đổi quốc tế, Phòng Đọc Báo – Tạp chí, PhòngĐọc sách, Phòng Quan hệ Quốc tế, Phòng Thông tin Tư liệu, Phòng Lưu chiểu, PhòngTạp chí Thư viện Việt Nam, Phòng Bảo vệ Hiện nay, thư viện có tổng số 176 cán bộ,viên chức và người lao động trong đó bao gồm: 22 thạc sĩ, 121 cử nhân và 32 trình độkhác

Thư viện được trang bị một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng

bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc, phònglàm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp… hiện hạ tầng cơ sở đangđược khai thác khá hiệu quả

Trang 35

Hệ thống trang thiết bị của thư viện đã không ngừng được đầu tư, qua các dự ánnâng cao năng lực hoạt động thư viện bao gồm:

- Mạng LAN: Thư viện có hạ tầng mạng LAN hoàn chỉnh, kết nối giữa các tòanhà bằng hệ thống cáp quang, đường dây mạng đến tất cả các phòng/ban trong thưviện

- Hệ thống máy tính:

Hệ thống máy trạm: Tổng số hơn 250 máy trạm phục vụ xử lý tài liệu, số

hóa và phục vụ bạn đọc, riêng hệ thống máy trạm phục vụ cho công tác số hóa tài liệuvới 10 máy, 40 máy phục vụ bạn đọc tại phòng đọc Đa phương tiện; 15 máy phục vụbạn đọc đọc dữ liệu số hóa tập trung, 20 máy phục vụ công tác đào tạo bạn đọc, 32máy phục vụ công tác tra cứu thông tin

Hệ thống máy chủ: với 14 máy chủ chức năng: Thư viện số (DLIB, Hán

Nôm, Veridian Online, Veridian LAN, DocWORKs), Thư viện điện tử (ILIB), Máychủ dữ liệu (Data Server), Website, Mail, DHCP, DNS, ISA, Firewall (Checkpoint)…,trong đó bao gồm Hệ thống lưu trữ / bảo quản với các máy chủ lưu trữ (Storage Server)dung lượng lớn 30Terabyte

- Trang thiết bị số hóa

 Máy scan tự động DL3003 do hãng 4DigitalBooks - Thụy Sĩ sản xuất,Máy scan Microfilm, Microfiche hiện đại do Hoa Kỳ sản xuất (ScanPro2000) Ngoài raTVQGVN còn có một hệ thống bao gồm nhiều loại máy scanner khác nhau, phục vụtừng mục đích công việc như: Giàn máy số hóa bằng máy ảnh độ phân giải cao, Máyscanner tích hợp in ấn khổ rất lớn A0, trên A0 do HP sản xuất; Máy scan dạng phẳng(flatbed) khổ lớn; Máy scan dạng phẳng (flatbed) khổ A3 (EPSON XL10000)…

Vốn tài liệu thư viện hiện có hơn 2,5 triệu đơn vị tư liệu và bộ sưu tập số gần 5triệu trang tài liệu do TVQGVN tạo lập Trong vốn di sản văn hiến to lớn đó, có sự gópmặt của các bộ sưu tập tư liệu quý giá từ thế kỷ 17 đến nay, như:

Trang 36

 5.280 bản Hán Nôm viết tay;

 68.500 đơn vị tư liệu Đông Dương, trong đó có 1.700 tên báo-tạp chí;

 21.300 luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong nước và nướcngoài, của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;

 3.996 tư liệu thời kỳ kháng chiến từ 1946-1954;

 680.000 đơn vị tư liệu tương đương gần 1.580.000 bản (bao gồm: sách,báo, tạp chí, các bản mô tả, tranh, nhạc, bản đồ và nhiều loại ấn phẩm đặc biệt khác)đây là bộ sưu tập các xuất bản phẩm Việt Nam, về Việt Nam được nộp lưu chiểu từ

1922 đến nay;

 500.000 đơn vị tư liệu nước ngoài thông qua trao đổi, nhận biếu tặng từcác thư viện, các cơ quan thông tin, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và ở Việt Nam;

 10.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài;

 10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước năm 1954 do Chính phủ, Thưviện Quốc gia Pháp trao tặng dưới dạng microfilm, microfiche;

 Các cơ sở dữ liệu (CSDL) số toàn văn do TVQGVN tạo lập có 4.995.000trang tài liệu số, đó là CSDL: Luận án Tiến sĩ, Hán Nôm, Đông Dương, sách, báo, tạpchí xuất bản tại Việt Nam và bản đồ cổ về Hà Nội, Tủ sách Thăng Long Hà Nội;

 Các cơ sở dữ liệu (CSDL) số toàn văn gồm có nguồn mua và tài trợ:Pháp luật Việt Nam, ProQuest, Keesings, Wilson, thương mại Châu Âu (EBM),Springer Images, Luận án tiến sĩ, Sách điện tử IG Publishing, Nhà pháp luật Pháp,Sách tiếng Anh viết về Việt Nam, Tuồng cổ Việt Nam, CD, DVD ;

 Thư viện có nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh,ảnh , bản đồ, hàng ngàn tên sách của nước ngoài viết về Việt Nam, của người ViệtNam viết và xuất bản ở nước ngoài

Trang 37

Ngoài ra thư viện còn có một số bộ sưu tập tài liệu số hóa được phục vụ trựctuyến trên website của thư viện như: Thư mục Quốc gia Tháng-Năm, tài liệu đào tạocuả Quỹ SIDA, các file ISO dữ liệu thư mục hàng tháng của TVQGVN chia sẻ cho cácthư viện bạn [2, tr 29 - 32]

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET

TẠI THƯ VIỆN ANH VÀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

2.1 Thực trạng hoạt động truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Anh

2.1.1 Qua Website

Trang web đầu tiên của Thư viện Anh không thực sự là một trang web chứa tấtcả thông tin như ngày nay Nó được đưa vào hoạt động vào tháng 7/1994 với tính nănggiống như công cụ tìm kiếm Gopher để cung cấp các tập tin văn bản đơn giản Ngườidùng tin truy cập vào các tập tin bằng cách chọn các chủ đề từ Menu hoặc thông quamột số từ khóa Trang web này đã chuyển thành một Website thực sự vào năm 1995với địa chỉ http://www.portico.bl.uk và hiện nay là địa chỉ http://www.bl.uk Lúc mớiđầu, trang web này được xây dựng nhờ việc sử dụng các cấu trúc phổ biến vào nhữngnăm cuối thập niên 90 Về sau thư viện đã tiến hành thiết kế lại toàn bộ trang web vàhoàn thành việc này vào năm 2001 Khả năng điều hướng truy cập và khả năng tiếp cậnthông tin của trang web được cải thiện rất nhiều, nhờ vậy mà số lượt yêu cầu trangtrung bình một ngày đã tăng gấp ba lần từ năm 1998 đến năm 2004 Hiện tại, websitecủa thư viện có chứa tới 10.000 trang web được thiết kế rất đẹp mắt và cung cấp mọithông tin liên quan đến thư viện cho người dùng tin

Trang 38

Sau khi truy cập vào địa chỉ http://www.bl.uk người dùng tin có thể thấy đượcgiao diện trang chủ - bộ mặt tổng quan của website được bố trí rất đơn giản và hài hòa.

Người dùng tin có thể thấy logo và khẩu hiệu của Thư viện Anh là Explore the world’ knowledge ngay dưới tên của thư viện Bên cạnh tên và khẩu hiệu của thư viện là một ô

tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm theo hai kiểu: tìm trong nội bộ trong website

và tìm trong danh mục tài liệu chính Website thư viện Anh không thiết kế riêngmodule Home ở trang chủ mà chỉ có 7 module với nhiệm vụ cung cấp thông tin vềtừng lĩnh vực Ngay ở phần đầu trang chủ, người dùng tin có thể thấy ngay các tin tứcmới nhất về các sự kiện, triển lãm, dự án và các hoạt động khác của thư viện tự độngchạy liên tục Mỗi tin tức đều sử dụng 1 hình ảnh khổ lớn (21.5 x 8 cm) làm nền riêngcho bài viết Trong khi tiêu đề tin tức và một câu rất ngắn gọn tóm tắt nội dung cũngnhư chào mời người dùng tin được bố trí rất nổi bật ở góc bên phải ảnh nền

Dưới những tin tức chạy tự động này là mục “Latest news” với 4 tin tức mới

nhất của thư viện Mỗi tin tức đều có một ảnh minh họa nhỏ bên cạnh tiêu đề và nộidung tóm tắt của tin tức Mặc dù đã thiết kế các module chính có đầy đủ thông tin ở

đầu website nhưng thư viện vẫn bố trí mục “Quick links” ở bên dưới trang chủ

website Nhờ mục này mà người dùng tin có thể nhanh chóng tìm được các thông tinđược quan tâm phổ biến như: thủ tục đăng ký thẻ đọc, thông tin trợ giúp các nhànghiên cứu, liên hệ với thư viện cũng như các thông tin hữu ích khác Ngoài ra, thư

viện còn bố trí mục “Plan your visit” cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng

tin muốn đến thư viện như: giờ mở cửa, cách đến thư viện bằng các phương tiện khácnhau, các dịch vụ và các chỉ dẫn khi đến thư viện Dưới cùng trang chủ là danh sáchbiểu tượng các trang web, mạng xã hội mà thư viện Anh sử dụng: Tripadvisor;Facebook, Twitter, Youtube, Google Plus, Pinterest Thư viện được đánh giá 93/100điểm trên website Tripadvisor - website du lịch lớn nhất thế giới, cho phép người dùngtham khảo và nhận xét các địa điểm du lịch Thư viện Anh đã thiết kế 7 module với cácmục nhỏ như sau:

Trang 39

Main catalogue (Mục lục chính)

Người dùng tin truy cập vào mục này sẽ được dẫn đến trang chủ Explore Home của trang web Explore the British Library Không chỉ cho phép tìm kiếm, xem và đặt

mượn các tài liệu trong tổng số 57 triệu biểu ghi, trang web này còn cho phép người

dùng tin tìm kiếm các nội dung khác trên website của Thư viện Anh ở mục Our website, và tìm kiếm các tài liệu khoa học trên mạng ở mục Explore Further Thư viện

đã thiết kế cho trang web này một số module hữu ích như:

- Module bl.uk giúp quay lại trang chủ của website Thư viện Anh.

- Module Feedback có nhiệm vụ tiếp nhận phản hồi của người dùng tin Thư

viện phân loại phản hồi của người dùng thành 4 loại: đối với yêu cầu tham khảo chungthì liên hệ đội ngũ tham khảo; để báo cáo lỗi của mục lục thì sử dụng mẫu phản hồi lỗimục lục; nếu có thắc mắc về đơn đặt đến nhà hoặc văn phòng thì gửi email đến dịch vụkhách hàng; những thắc mắc chung còn lại có một mẫu phản hồi riêng

- Module Tags cung cấp danh sách các từ khóa mới nhất và phổ biến nhất Đồng thời thông qua trang "What is tagging?", người dùng còn được hướng dẫn chi tiết cách

chia sẻ từ khóa của mình và xem từ khóa của người dùng khác

- Module Basket, Request Other Items và My Reading Room Requests yêu cầu

người dùng phải có tài khoản trực tuyến để đăng nhập Người dùng có thể kiểm tra các

tài liệu trong giỏ hàng của mình ở module Basket, kiểm tra yêu cầu các tài liệu khác ở module Request Other Items, kiểm tra tình trạng yêu cầu tài liệu ở phòng đọc ở module

My Reading Room Requests.

- Module Help giúp cung cấp các thông tin trợ giúp như: thông tin chung về trang web Explore the British Library, các trình duyệt và kỹ thuật phần cứng tương

thích và giải đáp câu hỏi thường gặp Module này của thư viện còn cung cấp các video

và phiên bản văn bản của video, các tài liệu có ảnh chụp màn hình kèm theo để hướngdẫn đăng nhập, tìm kiếm, đặt tài liệu… hay đào tạo người dùng tin về những vấn đề

Trang 40

khác Trên đầu trang Help có nêu tóm tắt các mục sẽ được diễn đạt chi tiết ở dưới,

nhằm giúp người dùng tin khái quát được những thông tin được trình bày ở dưới trang.Những đề mục tóm tắt này đều được gắn liên kết để dẫn thẳng đến nội dung chi tiết củamục đó

Trang chủ của trang web này còn có mục Notices để thông báo về dịch vụ mới

và những tài liệu tạm thời không rảnh của thư viện Mục Quick Links với các liên kết

dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ phổ biến của thư viện, cũng như cung cấp thông tinhướng dẫn sử dụng thư viện Thư viện còn thiết kế dịch vụ tham khảo chat trực tuyến -

Reference Services Quick Chat từ 10h - 16h, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần Mục Booksellers Association (Hiệp hội các nhà sách) giới thiệu những thông tin mà website The Booksellers Association cung cấp cho người dùng tin, kèm theo đó là liên kết dẫn

thẳng đến website Phía dưới cùng của trang có thiết kế 2 mục dẫn đến tài khoảnfacebook và twitter của thư viện Ngoài ra, thư viện còn thiết kế 2 mục để người dùngtin đăng ký theo dõi các bản tin và các bài đăng mới trên các blog

Printed material (Mục lục tài liệu in ấn)

Bookbindings (Mục lục kỹ thuật đóng sách)

Mục này dẫn đến module Main của trang web Database of Bookbindings Tại

đây, thư viện giới thiệu khái quát về bộ sưu tập và cài các từ khóa gắn liên kết dẫn đếncác module khác của trang web thông qua đoạn giới thiệu công dụng của trang web

Các trang của trang web Database of Bookbindings đều được thiết kế module Main, chỉ có duy nhất chính trang Main là không được thiết kế module Main Trang web này

thiết kế các module với nhiệm vụ cung cấp thông tin khác nhau như:

- Module About giới thiệu chung về cơ sở dữ liệu Bookbindings

- Module Search tips cung cấp các mẹo tìm kiếm cho người dùng tin Ngay đầu trang Search tips cũng trình bày tóm tắt các đề mục, mỗi đề mục đều có gắn liên kết

dẫn thẳng đến nội dung chi tiết của những mục đó

Ngày đăng: 26/04/2017, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trang Facebook của Thư viện Anh https://www.facebook.com/britishlibrary?fref=ts 7. Trang Youtube của Thư viện Anhhttps://www.youtube.com/user/britishlibrary 8. Website của Thư viện Quốc gia Việt Namhttp://nlv.gov.vn/ Link
9. Trang facebook của Thư viện Quốc gia Việt Nam https://www.facebook.com/ThuVienQuocGia?fref=ts10. Trang Youtube của Thư viện Quốc gia Việt Namhttps://www.youtube.com/channel/UCp-jmAUMbqOqTvd05Nrl4jw Link
1. Đỗ Thu Quyên, Hoạt động Marketing qua mạng Internet của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học FPT / Khoa Thông tin thư viện - đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khác
2. Nguyễn Thị Bích Hằng, Marketing thư viện qua mạng xã hội Facebook và Twitter tại Thư viện Quốc hội Mỹ và Thư viện Quốc gia Việt Nam / Khoa Thông tin thư viện - đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khác
3. Nguyễn Thị Phương Lê, Các hình thức quảng bá hoạt động Thông tin – Thư viện trên Internet tại Thư viện Đại học Qeensland và khả năng áp dụng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu trực tuyến Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w