1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích và đầu tư chứng khoán Mã CP VCB

43 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 241,01 KB

Nội dung

 Đề án tái cơ cấu hệ thống giai đoạn 2011-2015  Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ antoàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng nới giới hạn sử dụng vố

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY 1.1 Các khái niệm cơ bản

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người

sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.Chứng khoán được thểhiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử Chứng khoánbao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán pháisinh Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt

Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp Là

nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịchchứng khoán, một phần ở các công ty môi giới công ty chứng khoán và cả ở thịtrường chợ đen

Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt độngtrao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thểnắm giữ chứng khoán

Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở TTCK, thực

hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứngkhoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảolãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư CTCK có thể tham gia quátrình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian

VnIndex thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM.

Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCKnhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày

1.2 Tổng quan thị trường chứng khoán VN 2015

Trang 2

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 trải qua nhiều biến cố trầm Đã có lúc, thị trường bứt phá nhờ kỳ vọng nới room, đã có lúc downtrendmạnh bởi sóng gió giá dầu quốc tế, rồi đồng USD, lãi suất Thị trường khởi đầuvới 545,6 điểm và kết thúc năm 2015 ở mức

thăng-Từ tháng 1/2015 đến 05/03: Vnindex tăng mạnh từ 526 điểm và đạt đỉnh tại

602 điểm Kì vọng lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô kích thích tăng trưởng kinh

tế như hiệp định TPP, FTA, Nới room cho Nhà đầu tư nước ngoài

Từ 05/03 đến 18/05: Vnindex điều chỉnh và bước vào xu hướng Downtrend,

giảm từ 602 điểm về mức đáy tại 529 điểm ngày 18/05 Giai đoạn này khiến nhàđầu tư nhớ về sự kiện Biển Đông năm 2014 Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu đầu tháng

5 như GAS, PVD

Từ 18/05 đến 15/07: Vnindex bước vào xu hướng Uptrend tăng từ 529 lên

tới đỉnh 641, đây là giai đoạn tăng mạnh và cũng chính là con sóng lớn nhất củanăm

Giai đoạn này Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á

Âu (29/05), nhóm cổ phiếu dệt may (TCM, TNG, GMC ), Thủy sản (VHC, HVG )

…tăng giá khá mạnh

Bên cạnh đó, giai đoạn này nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bảohiểm cũng tăng giá mạnh và đóng vai trò “dẫn sóng” Trong thời gian này, HCMtăng 62%, VCB tăng 48%, BID tăng 56%, BVH tăng 109%

Năm 2015 là một năm “làm ăn” phát đạt của nhóm cổ phiếu bảo hiểm, chu kìtăng giá mạnh mẽ kéo dài ở 6 tháng cuối năm, hầu hết các cổ phiếu bảo hiểm đều cómức tăng ấn tượng, vượt xa Vnindex Tính từ đầu năm đến hiện tại, BVH tăng62.39%, PVI tăng 39.66%, BMI tăng 81.65%, BIC tăng 47.55%

Từ 15/07 đến 25/08: Vnindex quay đầu giảm điểm từ 641 về đáy 511, giai

đoạn này dòng ngân hàng và bảo hiểm đạt đỉnh và chấm dứt xu hướng tăng giá

Bên cạnh đó, ngày 11/8, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố phá giá nhândân tệ 1,9%, chỉ trong vòng 3 ngày, đồng NDT đã giảm 4,6 % so với đồng USD,buộc Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá mạnh, nới tỷ giá tăng 2 lần và nới rộng biên

độ, đưa mức tăng tối đa VND lên +5% đã ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý thị trường

Trang 3

Nhóm ngân hàng có 1 năm khởi sắc ngoại trừ 2 cổ phiếu là EIB và SHB.Tính từ đầu năm, VCB tăng 45.25%, CTG tăng 37.64%, BID tăng 73.91%, ACBtăng 30.17%, MBB tăng 14.65% trong khi EIB giảm 12% và SHB giảm 20.37%

Nhóm chứng khoán có chu kỳ tăng mạnh ở giữa năm, tuy nhiên xu hướngtăng bị điều chỉnh đến cuối năm Mặc dù vậy, mức tăng của một số cổ phiếu chứngkhoán cũng khá ấn tượng, đến thời điểm hiện tại so với đầu năm, HCM tăng35.62%, SSI tăng 10.50%, BVS tăng 9.63%, BSI giữ nguyên và duy nhất SHS giảm24.77%

Từ 25/08 đến 4/11: Vnindex trở lại xu hướng tăng điểm từ đáy 511 lên đỉnh

617 Thông tin Nghị định 60 không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

ở đầu tháng 9 và việc Việt Nam cùng 11 đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp địnhĐối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5/10/2015 đã ảnh hưởng tích cựcđến thị trường

TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và33,5 tỷ USD vào năm 2025

Bên cạnh đó, sự kiện SCIC quyết định thoái vốn khỏi 10 "ông lớn" đượccông bố vào ngày 14/10 cũng đã khiến các cổ phiếu VNM, FPT, NTP, BMP…tănggiá tích cực

Nhóm cổ phiếu trụ trong năm qua trở nên phân hóa, VNM và FPT có mứctăng trưởng cao hơn so với Vnindex, so với đầu năm, VNM tăng 69.70%, FPT tăng26.96%

Nếu nhà đầu tư chỉ mua và nắm giữ 2 cổ phiếu này từ đầu năm thì hiện tạithu được mức lợi tức khá hấp dẫn Mặt khác, 3 cổ phiếu còn lại giảm mạnh, GASgiảm 37.48%, MSN giảm -5.06%, PVD giảm -41.13%

Nhóm cổ phiếu trụ trong năm qua trở nên phân hóa, VNM và FPT có mứctăng trưởng cao hơn so với Vnindex, so với đầu năm, VNM tăng 69.70%, FPT tăng26.96%

Nếu nhà đầu tư chỉ mua và nắm giữ 2 cổ phiếu này từ đầu năm thì hiện tạithu được mức lợi tức khá hấp dẫn Mặt khác, 3 cổ phiếu còn lại giảm mạnh, GASgiảm 37.48%, MSN giảm -5.06%, PVD giảm -41.13%

Từ 4/11- Cuối Năm: Vnindex bước vào xu hướng điều chỉnh giảm từ đỉnh

617 với thanh khoản ảm đảm Việc FED đã nhất trí nâng lãi suất lần đầu tiên trong

Trang 4

gần 1 thập kỷ, từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% và cú trượt dốc của giá dầu thô thếgiới vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, xuống gần mức thấp kỷ lục của năm 2008, giaodịch quanh mốc dưới 40 USD/thùng và đang làm dấy lên những lo ngại có thể rơi

về mức 20USD/thùng đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý chung của thị trường, đặc biệt lànhóm cổ phiếu dầu khí

Năm 2015 có thể gọi là một năm “kém may mắn” đối với nhóm cổ phiếu dầukhi khi bị ảnh hưởng bởi sự kiện Biển Đông lần 2 hồi tháng 5 và giá dầu thế giới sụtgiảm và liên tục phá đáy Hầu hết các cổ phiếu dầu khí đều giảm so với đầu năm,GAS giảm 43.97%, PVD giảm 45.75%, PVS giảm 31.48%, PVC giảm 30.11%,PVB giảm 22.15%

1.3 Tốp 10 sự kiện nổi bật năm 2015 của thị trường chứng khoán

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2015 đã có sự thay đổi vàophút chót khi ngày 21/12, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 203 thay thế Thông

tư 74 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 cho phéptriển khai nhiều nghiệp vụ giao dịch mới

1.3.1 Chính thức nới room cho nhà đầu tư nước ngoài

Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định

60/2015/NĐ-CP, trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến sở hữu của NĐTNN

Cụ thể, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các

DN đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nghị định 60 cũng quy định nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạnchế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu DN, đuợc đánh giá là bước đột phá về tưduy trong thu hút vốn ngoại vào TTCK Việt Nam

Việc cho phép tăng sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp trong nước cũng làmột bước đột phá để đưa TTCK Việt Nam nâng hạng từ thị trường cận biên lên thịtrường mới nổi

Trước đó, ngày 18/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 123/2015 hướngdẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam với nhiều nội dungcải cách tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như hướng dẫn chi tiết trình

Trang 5

tự thủ tục, hồ sơ trong việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài quy định tạiNghị định 60/2015.

Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2015, chỉ có duy nhất CTCK Sài Gòn, thuộckhối công ty chứng khoán tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấpthuận nới room đến 100% theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP Các DN khác vẫn phảichờ thông tư hướng dẫn cụ thể

1.3.2 Xác lập lộ trình và định hình khung pháp lý cho TTCK phái sinh

Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số

42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh Bộ Tàichính cũng có văn bản chính thức giao Sở GDCK Hà Nội (HNX) cùng với Trungtâm Lưu ký chứng khoán (VSD) tổ chức hoạt động giao dịch của TTCK phái sinh

Đây là thị trường tài chính bậc cao, nơi sẽ niêm yết và giao dịch các sảnphẩm tương lai có mục đích phòng ngừa rủi ro cho các tài sản cơ sở Các văn bảnpháp lý cho thị trường này vẫn đang được hoàn thiện và dự kiến đưa thị trường vàohoạt động cuối năm 2016

Việc đưa TTCK phái sinh vào vận hành trong thời gian tới sẽ giúp hỗ trợ thịtrường chứng khoán cơ sở phát triển, có tác dụng hỗ trợ ngược lại thị trường cổphiếu, trái phiếu

Về lâu dài, các sản phẩm chứng khoán phái sinh không chỉ giúp bảo vệ lợinhuận của nhà đầu tư trên TTCK mà còn giúp phòng ngừa rủi ro đối với các sảnphẩm khác như hàng hóa, lãi suất như thông lệ của các nước trên thế giới

1.3.3 Thị trường cổ phiếu chịu nhiều tác động tiêu cực mạnh từ yếu tố bên ngoài

Năm 2015 nền kinh tế vĩ mô có sự phục hồi và tăng trưởng khá tích cực,nhưng thị trường chứng khoán lại chịu nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài, khiếnmức tăng trưởng rất thấp Hai yếu tố gây ảnh hưởng xấu nhất là sự sụt giảm của giádầu và biến động mạnh của tỷ giá

Giá dầu thế giới đã rơi mạnh trong hai nhịp, vào tháng 6-7 và tháng 12, khiến

cổ phiếu dầu khí niêm yết mất giá trầm trọng Đồng USD tăng mạnh kết hợp vớihiện tượng phá giá bất thường của đồng Nhân dân tệ và việc Ngân hàng Nhà nướcthực hiện điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ đã dẫn đến những phản ứng tiêu cực trên thịtrường chứng khoán Việt Nam Đặc biệt từ quý III/2015 trở đi, nhà đầu tư nước

ngoài có xu hướng bán ra mạnh mẽ trên thị trường, tạo thêm áp lực lớn

Trang 6

1.3.4 Xử tội hình sự đối với hành vi gian lận trong hồ sơ chào bán chứng khoán

Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung) đã được Quốc hội thông qua vào ngày27/11/2015 Đối với lĩnh vực chứng khoán, ngoài 3 tội danh đã có (tội cố ý công bốthông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụngthông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, tội thao túng giá chứng khoán), Luật đã

bổ sung thêm một tội danh mới (tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yếtchứng khoán)

Việc bổ sung này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính răn

đe, phòng ngừa vi phạm, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm gây hậu quảnghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK

1.3.5 Tạo chính sách đột phá cho giao dịch và thanh toán chứng khoán

Ngày 8/12/2015, Trung tâm Lưu ký chứng khoán công bố dự thảo quy chếthay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán Theo dựthảo, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 saungày giao dịch (T+2) Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kềsau ngày giao dịch (T+1)

Điểm khiến quy định này trở nên ấn tượng là 15 năm hoạt động của TTCK,Việt Nam vẫn áp dụng thông lệ quốc tế về thời gian thanh toán giao dịch T+3 Việcgiảm thời gian thanh toán về T+2 đòi hỏi sự nỗ lực của các chủ thể tham gia TTCK,nhất là khối công ty chứng khoán, ngân hàng thanh toán, nhưng nếu làm được, sẽtạo dấu ấn tốt hơn cho TTCK Việt Nam trên trường quốc tế

Ngày 21/12 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 203 thay thế Thông tư 74hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 cho phép triểnkhai nhiều nghiệp vụ giao dịch mới

Thông tư 203 cho phép nhà đầu tư được phép đặt lệnh vừa mua vừa bán trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhưng không được phép trong đợt khớp lệnh

định kỳ xác định giá đóng/mở cửa), bỏ quy định nhà đầu tư chỉ được sử dụng 1 tàikhoản để thực hiện giao dịch ngược chiều cùng 1 loại chứng khoán

Thông tư cho phép các NĐT có thể thực hiện lệnh giao dịch khi có bảo lãnhthanh toán của Ngân hàng lưu ký Đặc biệt, Thông tư mới tạo cơ sở pháp lý cho

Trang 7

phép các thị trường triển khai các giao dịch bán chứng khoán chờ về, giao dịchtrong ngày.

Đây là văn bản được thị trường chờ đợi từ lâu bởi kỳ vọng tăng htanh khoản

và tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán khi khắc phục được nhiều hạn chế trong

cơ chế giao dịch hiện hành

1.3.6 Dấu mốc 15 năm hoạt động của TTCK Việt Nam

Tháng 7/2015, TTCK Việt Nam tròn 15 năm mở cửa hoạt động 15 năm hoạtđộng của TTCK Việt Nam, tổng giá trị vốn huy động qua TTCK ước đạt gần 2 triệu

tỷ đồng và thu hút khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Giá trị dư nợtrái phiếu hiện khoảng 22% GDP, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu vào khoảng32% GDP

Trong 10 năm trở lại đây, quy mô huy động vốn qua TTCK đáp ứng khoảng23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương gần 60% so với cung tín dụng quathị trường tiền tệ - tín dụng Điều này cho thấy TTCK đang ngày càng trở thành mộtkênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần dầnhình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thịtrường tiền tệ - tín dụng

1.3.7 JVC gây sốc cho cổ đông

Năm 2015 xuất hiện cú sốc lớn trong hoạt động và quản trị của công ty niêmyết khiến cổ đông chịu nhiều thiệt hại với trường hợp điển hình là lãnh đạo cao cấpcủa JVC bị bắt, hoạt động của doanh nghiệp bị xáo trộn mạnh khiến cổ phiếu mấtgiá nghiêm trọng JVC chỉ trong 18 phiên kể từ khi các tin đồn được loan đi và trởthành hiện thực, giá đã giảm 65,6% giá trị

Tính đến hết năm 2015, giá JVC giảm sau sự kiện Chủ tịch kiêm Tổng giámđốc bị bắt tới 73% giá trị Sự việc này cũng bộc lộ những vướng mắc trong việccông bố thông tin trong giai đoạn nhân sự cao cấp của doanh nghiệp bị tạm giữphục vụ mục đích điều tra

1.3.8 Bán cổ phần theo lô lớn

Quyết định 41/2015/QĐ-TTg được ban hành ngày 15/9/2015 cho phép bán

cổ phần theo lô lớn Đây là thay đổi chính sách quan trọng trong cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức đầu tư tham gia với tỷ trọng lớn

Trang 8

Văn bản này cũng quy định một số nội dung về việc thoái vốn nhà nước tạicác công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM

- cơ sở cho việc tạo nguồn hàng lớn cho thị trường

Thêm vào đó, ngày 8/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc để Tổngcông ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái hết vốn Nhà nước tại 10doanh nghiệp đang được sự chú ý nhà đầu tư như: VNM, FPT, BMI, NTP

Năm 2015 là năm cuối cùng cho giai đoạn CPH DNNN 2011-2015 nhưngtheo tính toán của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nếu quyết liệtthì chỉ có thể hoàn thành 90% kế hoạch Riêng kế hoạch cho 2 năm 2014-2015 là

432 DN nhưng cũng chỉ đạt 353/432 DN

Không hoàn thành kế hoạch CPH DNNN giai đoạn này nhưng cùng với cácvăn bản khác Quyết định 41 đang được kỳ vọng sẽ tạo nhiều sự thay đổi cho việcCPH DNNN giai đoạn 2016-2020 (500 DN)

1.3.9 Sàn UPCom bùng nổ hàng mới

Nghị định 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 6/6/2015 đã rút ngắn thời gian đưa

cổ phiếu lên sàn giao dịch sau cổ phần hóa từ 90 ngày theo Quyết định51/2014/QĐ-TTg xuống còn 60 ngày Việc đẩy nhanh quá trình đắng ký giao dịch

cổ phiếu đã đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho hoạt động cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước

Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2015/TT-BTChướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứngkhoán chưa niêm yết Như vậy, tất cả các công ty đại chúng hình thành trước ngày01/01/2016 mà không niêm yết trên Sở GDCK sẽ phải thực hiện đăng ký giao dịchtrên hệ thống Upcom trong vòng một năm kể từ ngày 01/01/2016

Đối với các công ty đại chúng hình thành sau ngày 01/01/2016, trong vòng

30 ngày kể từ ngày UBCKNN có công văn xác nhận hoàn tất việc đăng ký công tyđại chúng hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, công

ty đại chúng phải thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM

Đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa dưới hình thức chào bán cổphiếu ra công chúng, trong đó trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báoxác nhận kết quả chào bán của UBCKNN, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục đăng

Trang 9

ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịchtheo quy định

Các quy định mới đã thúc đẩy gần 100 doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sànUpCom trong năm 2015, gấp 1,6 lần so với cả năm 2013 và 2014 cộng lại Để tăngsức hấp dẫn, sàn UPCoM cũng được tăng biên độ giao dịch cổ phiếu lên ±15%, ápdụng bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 01/7/2015

1.3.10 Quốc hội thay đổi quan điểm về kỳ hạn trái phiếu chính phủ

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã cho phép phát hành trởlại kỳ hạn dưới 5 năm (với tỷ lệ 30%, còn lại trên 5 năm 70%) Đây là thay đổi rấtđáng chú ý để có thể giúp Chính phủ huy động vốn tốt hơn

Trước đó, tại Nghị quyết 78/2014 tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2014, cơquan lập pháp đã yêu cầu Chính phủ chỉ phát hành TPCP từ 5 năm trở lên Điều này

đã khiến các định chế tài chính không mặn mà tham gia và ảnh hưởng đến kế hoạchhuy động vốn cho ngân sách, đầu tư phát triển

Ngay trong lần trở lại đầu tiên sau gần 1 năm vắng bóng, trái phiếu kỳ hạn 3năm đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các thành viên thị trường khi 6.000 tỷđồng đã được bán hết tại mức lãi suất 5,9%/năm, trong khi lượng đăng ký đặt thầulên tới 19.160 tỷ đồng, gấp 3,2 lần giá trị gọi thầu

Trang 10

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG

Trong những năm gần đây, khu vực tài chính đã phát triển mạnh mẽ cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là các thị trường:

 Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tài chính (TCTC)

 Thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu

 Thị trường bảo hiểm

Hệ thống NHTM và các TCTC giữ vai trò quan trọng trong KVTC ViệtNam, vì đây là thị trường cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp (DN)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.Hiện nay, đang có:

 4 ngân hàng liên doanh

 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài

 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài

 49 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài

Những điểm nổi bật t rong năm 2015 :

Ngân hàng là ngành có mức lợi nhuận cao nhất trong số các nhóm ngành trong năm 2015.

 Tổng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng tăng Trong 3 quý đầu năm đạt19.193 tỷ đồng, tăng 7,58% so với cùng kỳ năm trước

 Ngành NH cũng bỏ xa ngành đứng thứ hai là bất động sản với tổng lợinhuận sau thuế 3.600 tỷ đồng

Đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực

 Tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/11/2015 giảm còn 2,72%

Trang 11

 Nợ gốc lũy kế bán cho VAMC từ năm 2013 đến hết 14/12/2015 là 102.350

tỷ đồng

 Thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện

 Kết quả kinh doanh của các ngân hàng khả quan, chi phí dự phòng rủi ro nợxấu cao

 Ba NH yếu kém (NH Xây dựng, NH Đại Dương và NH Dầu Khí Toàn Cầu)được NHNN mua lại với giá 0 đồng làm sạch và gọn hệ thống NH để thôngvốn cho nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ năm 2011

 Tính đến 21/12/2015, tăng trưởng tín dụng tăng 17,17% trong khi huy độngvốn tính đến 31/10/2015 tăng 6,38%, giải ngân 4.652 nghìn tỷ đồng

 Trái với diễn biến tăng trưởng tín dụng trong 2 năm 2013 và 2014 (tín dụngtăng chậm/tăng trưởng âm trong các tháng đầu năm và tăng nhanh vào cuốinăm), tín dụng tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm 2015.Điềunày cho thấy nhu cầu vay vốn đã bền vững và thực chất hơn

Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì tăng trưởngtín dụng cả năm 2015 đạt khoảng 18%

Tỷ lệ cấp tín dụng/huy động cũng tăng, đạt 88,54% vào 30/09/2015, cao hơn

so với thời điểm 31/12/2014 (đạt 83,67%) và cao hơn so với định hướng của NHNN

là giảm tỷ lệ cho vay/huy động về dưới 80% đối với các NHTM CP và dưới 90%đối với các NHTM NN

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cũng tăng, đạt 28,48% vào cuốitháng 9/2015, cao hơn so với thời điểm 31/12/2014 (đạt 20,15%).Tuy nhiên, tỷ lệnày vẫn thấp hơn nhiều so với quy định tại Thông tư 36 (là 60%)

Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã thấp hơn nhiều so với giai đoạn căngthẳng thanh khoản từ năm 2009 -2012.Tuy nhiên, do áp lực tỷ giá, lãi suất liên ngânhàng biến động mạnh trong năm 2015 (lãi suất qua đêm dao động từ 1,08% đến4,95%)

Nợ xấu được kiểm soát và phản ánh thực chất hơn chất lượng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 11/2015 giảm còn 2,72%

Trang 12

Lũy kế từ năm 2013 đến 20/10/2015, VAMC đã mua 228.416 tỷ đồng nợxấu Tuy nhiên, giá trị thu hồi nợ chưa cao, đạt 18 nghìn tỷ đồng (chiếm 7,91% nợxấu đã mua).

Một số ngân hàng niêm yết có số dư nợ xấu bán cho VAMC cao là:

 Ngân hàng BIDV khoảng 28 nghìn tỷ đồng

 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (CTG) khoảng 9nghìn tỷ đồng

 Ngân hàng STB hơn 7 nghìn tỷ đồng

 Ngân hàng EIB gần 7 nghìn tỷ đồng

 Ngân hàng SHB khoảng 6 nghìn tỷ đồng

 Ngân hàng NVB với hơn 3 nghìn tỷ đồng trên tổng dư nợ 17 nghìn tỷ đồng

 Hoạt động mua nợ xấu của VAMC có tác động tích cực là cải thiện chấtlượng tài sản trên bảng cân đối kế toán của các TCTD, đưa nợ xấu về mứcmục tiêu 3%

 Tuy nhiên, sẽ làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD

Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đ ếnNH

Môi trường chính trị pháp luật

NH chịu ảnh hưởng lớn từ những tác động của chính sách nhà nước và luật phápnhư:

 Các qui định của NHNN, Các bộ luật liên quan

 Đề án tái cơ cấu hệ thống giai đoạn 2011-2015

 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36 (quy định các giới hạn, tỷ lệ antoàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) nới giới hạn sử dụng vốn ngắnhạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên tới 60%

 Các qui định của các tổ chức tài chính, thương mại khu vực và quốc tế nhưAFTA, WTO, IMF…

Trang 13

Môi trường kinh tế

o Khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, TG của kháchhàng…Tác động đến nhu cầu KH

o Các yếu tố cơ bản:

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

 Tỷ lệ lạm phát

 Sự ổn định về kinh tế

 Cơ cấu xuất nhập khẩu

 Thu nhập bình quân đầu người

 Xu hướng toàn cầu hóa

 Chính sách đầu tư/ tiết kiệm của chính phủ

Giá dầu sụt giảm sâu sẽ có lợi cho Việt Nam, việc tham gia Hiệp định Đốitác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc hộinhập và ngoại thương

Định hướng tăng trưởng TD trong năm 2015 là 13-15% Tín dụng tăngtrưởng chậm và khó khăn một phần bởi doanh nghiệp, cá nhân đã tìm ra nguồn tiềnkhác thay thế Trước đây cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ (kể cả cho vay bấtđộng sản núp dưới bóng tiêu dùng), nay co hẹp

Nhu cầu nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầutrong nước cũng trong quá trình dần phục hồi trong năm 2015 và 2016

Nhu cầu vay tín dụng của các doanh nghiệp ít, nhu cầu trong những năm tới

sẽ dần phục hồi mặc dù khá chậm khi sự chuyển dịch thu nhập và dân số sẽ tạothuận lợi cho việc tiêu dùng và tăng trưởng hoạt động đầu tư

Các hiệp ước thương mại cũng sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu

Kết thúc đàm phán hiệp định TTP

Có thể nói, việc kết thúc các vòng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên TháiBình Dương (TPP) thành công vừa qua đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.Việt Nam sẽ càng tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới nhờ sự tăng cường tự do hóanhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội qua các cam kết mở cửa cao Quá trình này đem lạinhững cơ hội tốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong việc tiếp cận thị trườngnước ngoài Tuy nhiên, Hiệp định này cũng sẽ tạo sức ép đưa tới những thay đổi

Trang 14

cần có trong chính sách quản lý của Chính phủ cũng như trong hoạt động của từng

tổ chức tín dụng nói riêng

Thuận lợi

Đối với thị trường tài chính, TPP chính là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâuhơn vào thị trường tài chính thế giới Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Namcũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản

và tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn

Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thờigian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng

cơ hội kinh doanh Ngoài ra, hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với cácnguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cảithiện nhiều sau khi gia nhập TPP Theo đó, ngành Ngân hàng “có dịp” lặp lại giaiđoạn phát triển thần kỳ như năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng cường

độ có thể thấp hơn

Việt Nam nhiều khả năng sẽ thu hút thêm dòng vốn nước ngoài, dưới dạngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty sản xuất Vốn FDI và hoạtđộng thương mại gia tăng sẽ tăng độ quen thuộc của nhà đầu tư quốc tế đối với ViệtNam, do đó sớm muộn sẽ kéo theo dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Hiệp định TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mứctăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam đồng hành hỗ trợvốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai

Lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kếtchung Theo đó, Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngânhàng – một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao Hơn nữa,các NHTM VN có nhiều khả năng nới “room” thêm nữa cho các đối tác chiến lượcnước ngoài Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điềukiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàngnội địa Đây có thể là cơ sở để phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong tươnglai

Khó khăn

Dù vậy, có thể thấy, tham gia TPP cũng sẽ mang lại những thách thức lớnđối với lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng của Việt Nam Đối với các nước

Trang 15

đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lạitrở thành thách thức do hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế Về tiếp cận dịch

vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp so với một số nướctrong khu vực và trên thế giới Điều này làm tăng cơ hội cho các ngân hàng quốc tếtiếp cận thị phần khách hàng, ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng của các ngân hàngtrong nước

Trước đây, dịch vụ tài chính – ngân hàng là mảng hoạt động thương mại màmức độ mở cửa thị trường là hạn chế và dè dặt nhất Lần đầu tiên Việt Nam biết đếnkhái niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng là trong đàm phán Hiệp địnhthương mại song phương Việt Nam – Mỹ, trong đó dịch vụ tài chính – ngân hàng đãlàm quá trình đàm phán kéo dài mất 4 năm mới được hoàn tất Sau khi Hiệp địnhthương mại song phương Việt Nam – Mỹ được ký kết vào năm 2000, Việt Namcũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng –tài chính cùng nhiều quy định hạn chế Trong khi đó, tham gia TPP, Việt Nam phảicam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏdần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính – ngân hàng và không chỉ cam kếtvới riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau nên tác động của việc

mở cửa dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng sẽ lớn hơn Cụ thể, phần lớn các nướctham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính – ngân hàng rất phát triển (Mỹ,Australia, Singapore) hoặc đã mở cửa cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài(New Zealand) hoặc lợi ích sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc mở cửa thịtrường tài chính ngân hàng (Brunei) sẽ tạo những khó khăn nghiêm trọng trongnhững thỏa thuận mở cửa thị trường trong khuôn khổ đàm phán TPP Hơn nữa, cácnước phát triển, đặc biệt là Mỹ và Australia sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra nhữngyêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng, vô hình chung tạo sức épcạnh tranh đối với các nước đang phát triển (Chile, Mexico, Malaysia), trong đó cóViệt Nam Cụ thể như:

Với sự tham gia ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài, đặc biệt cácđịnh chế tài chính đến từ Mỹ, Nhật Bản và Australia thì áp lực cạnh tranh trongngành sẽ ngày càng tăng lên Các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính vàkhả năng quản trị chuyên nghiệp sẽ gia tăng sức ép đối với khối ngân hàng trongnước

Trang 16

Chiến lược “bán lẻ” của các ngân hàng nước ngoài với những thế mạnh vềsản phẩm dịch vụ, công nghệ, kỹ năng tiếp cận khách hàng chuyên sâu có thểkhiến ngân hàng nội địa mất dần các phân khúc thị trường quan trọng, và là vấn đề

mà các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt quan tâm

Việc mở “room” tuy giúp các ngân hàng nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn

từ các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm và chi phối cũngtăng cao Viễn cảnh các doanh nghiệm niêm yết trong lĩnh vực sản xuất – thươngmại đã từng bị nhà đầu tư nước ngoài chi phối, thao túng có thể lặp lại đối với lĩnhvực Ngân hàng Và điều này càng có thể xảy ra khi vẫn chưa đưa ra được bài toángiải quyết rõ ràng cho vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam

Rủi ro từ việc phụ thuộc và vốn ngoại sẽ tăng lên cho nền kinh tế Việt nam.Với tỷ lệ nợ nước ngoài (cả nợ công và nợ tư nhân) ngày một tăng lên của ViệtNam, cộng với tầm quan trọng của tỷ trọng FDI trên cán cân thanh toán và sự mởcửa hơn nữa của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta đang ngày càng phụthuộc vào vốn ngoại Trong bối cảnh đó, khi thị trường tài chính toàn cầu gặpnhững cú sốc lớn khiến dòng vốn quốc tế biến động mạnh, nền kinh tế Việt Nam sẽcàng dễ tổn thương Một cú sốc khiến vốn ngoại ngưng vào hoặc chảy ra sẽ tácđộng khó lường tới sức ép phá giá ngoại tệ và sự ổn định của hệ thống tài chính.Ngược lại, sự đổ vào nhanh chóng của vốn ngoại sẽ làm tăng bong bóng bất độngsản, tài sản tài chính và đẩy giá VND lên như những gì đã diễn ra trong giai đoạn2006-2008

Những thách thức trên sẽ càng được nhân đôi khi hệ thống ngân hàng ViệtNam vẫn còn nhiều bất cập Việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng vẫn ở mức hạn chế.Nếu so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới nói chung thì khả năngtiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Viêt Nam còn chưa cao, mức độ phân bố các chinhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tếtrọng điểm như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Điều này sẽ tăng cơhội tiếp cận thị phần khách hàng trong nước cho các ngân hàng quốc tế của cácnước, đe dọa thị trường tiềm năng của ngân hàng trong nước Hơn nữa, hiệu quảhoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp, đặc biệt một số ngân hàng cónăng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quảntrị rủi ro Một điểm quan trọng khác là cơ cấu lợi nhuận kém bền vững, với 80% lợi

Trang 17

nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam là thu nhập từ lãi (cao hơn nhiều so với trungbình các nước trong khu vực Đông Nam Á) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thunhập ở mức rất thấp, chỉ trên 15% vào cuối năm 2011 (đứng thứ 4 tính từ thấp đếncao trong 200 nước do WB tổng hợp) Thêm vào đó, khuôn khổ quản trị chưa đượccông khai, minh bạch với báo cáo công bố chủ yếu là báo cáo thường niên và báocáo tài chính để kiểm toán, chứ không có báo cáo giao dịch nội bộ, giao dịch vớicác bên liên quan hoặc liên quan tới công ty con của ngân hàng Những điểm yếunày của hệ thống ngân hàng có thể cản trở ngành ngân hàng Việt Nam trong bốicảnh gia nhập TPP.

Nhân khẩu

 Là mối quan tâm lớn của các ngân hàng

 Cơ sở hạ tầng và nhân khẩu có ảnh hưởng lớn đến các chương trình

marketing của ngân hàng

Gồm các yếu tố cơ bản sau:

 Tổng dân số, tỷ lệ dân số

 Thu nhập, mức sống

 Thay đổi cơ cấu dân số

 Xu hướng di chuyển dân số

 Chính sách dân số của quốc gia, vùng miền…

Môi trường văn hóa, xã hội

 Văn hóa tác động đến nhu cầu và hành vi của khách hàng đối với việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng

Các yếu tố tác động :

 Trình độ văn hóa

 Thói quen tiêu dùng

 Tâm lý

Môi trường công nghệ

 Tác động đến phương thức trao đổi của ngân hàng Hoạt động của ngân hànggắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ

 Tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng

 Giúp phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới (chuyển tiền nhanh, ATM, thanh toán tự động, ngân hàng qua mạng…)

 Cần dự báo xu hướng công nghệ để phục vụ cho công tác kinh doanh của ngân hàng

PHẦN 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đivào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộcNgân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được

Trang 18

Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạtđộng với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiệnthành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra côngchúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thứcđược niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đónggóp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vaitrò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tếtrong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chínhkhu vực và toàn cầu

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombankngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp chokhách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốctế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ vàcác công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thếtrong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệcao Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, PhoneBanking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi,nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt chođông đảo khách hàng

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đạidiện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 SởGiao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toànquốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nướcngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một

hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanhtoán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lướihơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trang 19

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môitrường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựachọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng

cá nhân

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng,Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang

và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mụctiêu sớm đưa Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực quản trị, phạm

vi hoạt động và tẩm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới

Vốn điều lệ: 26,650,203,340,000 đồng

Khối lượng CP đang niêm yết: 2,665,020,334 CP

Khối lượng CP đang lưu hành:2,665,020,334 CP

Điện thoại: (84-4) 9343137

Fax: (84-4) 8251322; 8241395; 9360049

Email:webmaster@vietcombank.com.vn

Website: http://www.vietcombank.com.vn

Trang 20

Bảng 3.1: Vốn điều lệ của các ngân hàng

Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)

18/7/2011 Trả cổ tức năm 2010

bằng Cổ Phiếu 211,050,484 CP

18/6/2014

Phát hành cổ phiếu đểtăng vốn điều lệ từ nguồn

vốn CSH 374,621,561 CP

Chiều ngày 24/6, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam Nguyễn Hoà Bình cho biết đã ký duyệt mức giá chào sàn và gửi Sở Giao dịchChứng khoán TP HCM, nơi cổ phiếu Vietcombank niêm yết và chính thức giaodịch từ ngày 30/6 Trước đó, tại Nghị quyết số 95/NQ-NHNT.HĐQT của Hội đồngQuản trị Vietcombank đã quyết định mức giá niêm yết dự kiến là 50.000đ

Như vậy, giá tham chiếu trong ngày đầu tiên cổ phiếu Vietcombank giaodịch sẽ là 50.000 đồng, gấp 5 lần mệnh giá và được phép dao động trong biên độ

Trang 21

20% Mức giá 50.000 được đưa ra căn cứ trên 3 yếu tố, giá trị nội tại, diễn biến thịtrường và tương quan với các ngân hàng khác đang niêm yết trên sàn (Ngày 26/12Vietcombank đã IPO và giá đấu bình quân đạt 107.860 đồng Khi đó, Vn-Index đạttrên 900 điểm).

Bảng 3.3: Lịch sử chi trả cổ tức

Thời gian Nội dung thay đổi Số CP phát hành

2/6/2008 Chính thức chuyển đổi thành NHTMCP Ngoại thương VN 1,210,086,026 CP

14/12/2010 Chào bán Cổ Phiếu cho cổ đông hiện

18/7/2011 Trả cổ tức năm 2010 bằng Cổ Phiếu 211,050,484 CP

18/6/2014 Phát hành cổ phiếu để tăng vốn điềulệ từ nguồn vốn CSH 374,621,561 CP

Ngày đăng: 26/04/2017, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w