1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lí hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

92 289 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 15,95 MB

Nội dung

Trang 1

TRINH TUAN NGHIA

QUAN LI HOAT DONG TU HOC CUA HOC SINH TRUONG PHO THONG DAN TOC NOI TRU TRUNG HOC CO SO VA TRUNG HOC PHO THONG

PHUC YEN, TINH VINH PHUC

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC

HA NOL, 2016

Trang 2

TRINH TUAN NGHIA

QUAN LI HOAT DONG TU HOC CUA HOC SINH TRUONG PHO THONG DAN TOC NOI TRU TRUNG HOC CO SO VA TRUNG HOC PHO THONG

PHUC YEN, TINH VINH PHUC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 60 14 01 14

TOM TAT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHAN VĂN KHA

Trang 3

Để hoàn thành luận văn, lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng cảm on sâu sắc tới GS.TS Phan Văn Kha — nguyên Viện trưởng Viện Khoa học

Giáo dục Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn

thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo

Khoa đào tạo sau đại học thuộc trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Các

thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý tơi trong q

trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp

Xin cam on Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên, công nhân viên và

học sinh trường Phố thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Phúc Yên -

tỉnh Vĩnh Phúc cùng bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt

nhất và đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự quan tâm chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn

Xin tran trọng cảm ơn!

Hà Nội, thang 11 nam 2016 Tac gia

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu có trong đề tài này là do tôi thu thập được

trong quá trình điều tra, khảo sát, lẫy phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo

viên và học sinh của trường phổ thông DTNT THCS & THPT Phúc n Cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bồ trên bất kỳ phương tiện thông tin nào Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguôn gôc

Tác giả

Trang 5

MUC LUC

LOI CAM ON 00 000 ccc cc ccccccecceeeeccececeeeccueeesueseeenceaeeesusens i LOT CAM DOAN 0000.0 ccccecccccccccecccccuccecuecceueecseuesceuneeeens ii MUC LUC eee cccccceeeccceeeccaecesueeeeseuseceuaesesaeseegass iii DANH MUC CAC TU VIET TAT 00 0 cece cece ceeccceeeceaeeeeeecen vii DANH MỤC BẢNG LH nh kg viii MO DAU ooo cece cc ccccc cee ccc cea ececeaecesueseeueeceeuneseeneneteneess

1 Lý do chọn để tài cc SĐT SH nu 1

2 Mục đích nghiÊn cỨu .- - 2

3 Nhiệm vụ nghiên cỨu - 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ccc << 3 5 Phương pháp nghiên cứỨu .-. - 3

6 Gia thuyét khoa hoC cccccesceeeccueceusccseusectaecenseeanens 4

NOI DUNG 5

Chuong 1: CO SO LY LUAN VE TU HOC VA QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA HOC SINH TRUONG DAN TOC NOI

TRU ieee cccccececccc cece ee eeeccsseeuuaeeeesecsesuneeseeseeseeunaeeeeey 5

1.1 Lich str nghién ctru van d6 00 00 ccccceccceecceeccesceeeeeeeceaeeees 5

1.2 Những vấn đề về lí luận về tự hỌc c-cccccccccccss¿ 6 1.2.1 Tự học - CC ĐH HH HH nh 6 1.2.2 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh dân tộc thiểu số 8

1.2.3 Quản lý hoạt động tự học 9 1.3 Một số vấn đề về hoạt động tự học của học sinh trường phổ

thông Dân tộc nội trú -. . -<+ 12 1.3.1 Đặc trưng cơ bản về học sinh và hoạt động dạy học ở trường

Trang 6

1.2.3 Nội dung tự học c c2 1.3.4 Động cơ tự học cà

1.3.5 Phương pháp, phương tiện tự học

1.3.6 Hình thức hoạt động tự học -

1.3.7 Mỗi quan hệ giữa hoạt động tự học và hoạt động dạy học

1.3.8 Các yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động tự học -

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường phô thông Dân tộc Nội trú - -‹ << -cc<55<5<s: 1.4.1.Mục tiêu quản lý hoạt động tự học

1.4.2.Nội dung quản lý hoạt động tự học

Kết luận chương l - - -cccc S211 1 Sky san Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PT DTNT THCS & THPT PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC cccccccsssssSS2 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng -cccccccccè 2.1.1 Vài nét về trường phố thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phố thông Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2 Mục tiêu khảo sáất

2.1.3 Nội dung khảo sất - <2 2.1.4 Phương pháp khảo sát .

2.1.5 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường phô thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phô thông Phúc Yên — tỉnh Vĩnh Phúc 2.2 Thực trạng hoạt động tự học của học sinh 2.2.1 Thực trạng lập kế hoạch tự học, sử dụng thời gian tự học của học

Trang 7

thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phô thông Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc . . c nà 2.3.1 Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh

2.3.2 Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học

2.3.3 Đánh giá về kết quả quản lý hoạt động tự học - 2.3.4 Kết quả quản lý hoạt động tự học trong mỗi quan hệ với hoạt động dạy hỌC cQ Q HH HH HH nha 2.3.5 Các yếu tô ảnh hướng tới kết quả quản lý hoạt động tự học của học Két ludin chong 2 ceeccecccecccecccaccesececececeuseeaeceuecesseensavees

Chuong 3: CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA HQC SINH TRUONG PHO THONG DAN TOC NOI TRU TRUNG HOC CO SO VA TRUNG HOC PHO THONG

PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC - - .-

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý .- . : 3.1.1 Đảm bảo tính mục đích

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiến - - c c3 se

3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .-‹ - << <<:

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi Hiệu quả -.

3.1.5 Đảm bảo tính đồng bộ - - c SE S S211

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động tự học

3.2.1 Biện pháp 1: Giáo dục động cơ tự học cho học sinh

3.2.2 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và cán bộ quản lí về vai trị, ý nghĩa của hoạt động tự học trong việc đảm bảo chất lwong day hOC cece cece eee ce eee e eee eee e seen eee eeeeeeeeenee eas

Trang 8

3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát huy năng lực tự học 71 3.2.4 Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tô chức hoạt

động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của người học 74 3.2.5 Biện pháp 5: Quản lý nhăm tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng phát huy năng lực tự học của

học sinh - ca 78

3.2.6 Biện pháp 6: Quản lý nhằm đôi mới và nâng cao hiệu quả của

hoạt động học tập theo nhóm và hoạt động học tập ngoại khóa 83

3.2.7 Biện pháp 7: Quản lý hiệu quả cơ sở vật chất để nâng cao chất

lượng hoạt động tự học cà 85

3.3 Khảo nghiệm các biện pháp quản lý - 91 3.3.1 Mục đích khảo nghiệm .- 91

3.3.2 Các bước tiễn hành - ¿-c- c c2 s2 91 Két ludn chong 3 0 0cccecccceeceecceececeeceuceaeceueeeuaceaeeeeuecaecen 96 KET LUAN VÀ KHUYÉN NGHHỊ . cc c c.cc — Ø7 TAI LIEU THAM KHẢO - -Scccccc cà: 101

Trang 9

BANG KY HIEU CAC CHU VIET TAT DTNT PT DINT HDTH HS THCS THPT PT DINT GD & DT GVCN NGLL CBQL GV BGH QLHS TNCS HCM XHCN CNTT TCN BCH TW Dân tộc Nội trú

Phô thông Dân tộc Nội trú

Hoạt động tự học Học sinh

Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Phô thông Dân tộc Nội trú

Giáo dục và Đào tạo Cáo viên chủ nhiệm

Ngoài giờ lên lớp Cán bộ quản lý GI1áo viên Ban giám hiệu Quản lý học sinh

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Xã hội chủ nghĩa

Công nghệ thông tin Trước công nguyên

Trang 10

DANH MUC BANG

Bang 2.1 Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học Bảng 2.2 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học .-

Bảng 2.3 Thực trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh ccccccccccẰ nà Bảng 2.4 Thực trạng thời gian dành cho hoạt động tự học

Bảng 2.5 Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của

học sinh . .cc cnnn nnnSnx

Bảng 2.6 Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho

học sinh - c con HH HH ng

Bảng 2.7 Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội

dung tự hỌC nh

Bảng 2.8 Các biện pháp quản lý hướng dẫn HS phương pháp tự Bảng 2.9 Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học Bảng 2.10 Đánh giá việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện

nội dung tự hỌC -.ccccn SSSSS Snnx

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt

động tự học của học sinh -

Bảng 2.12 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết

bị phục vụ cho hoạt động tự học

Bảng 2.13 Các biện pháp tô chức hoạt động tự học Bảng 2.14 Các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động tự học Bảng 2.15 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả quản lí hoạt động tự học - cà S2 Bảng 2.16 Kết qua học tập của học sinh năm học 2015 — 2016

Trang 11

Bảng 2.17 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt

GONG ty HOC 61

Bảng 3.1 Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trang 12

Ngày nay, nền kinh tế trí thức và xu hướng toàn cầu hóa đã tác động và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Giáo

dục - Đào tạo hiện nay phải có một bước chuyên biến nhanh chóng về hiệu

quá và chất lượng đảo tạo; về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”

Để thực hiện chiến lược trên, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04- 11-2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhắn mạnh: “Tiếp tục đối

mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người

học; khắc phục lỗi truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, khuyến

khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đôi mới tri thức, kĩ

năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức

hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,

nghiên cứu khoa học”

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú năm trong hệ thống các trường công lập của cả nước, là nơi tạo nguồn cho các trường đại học, cao đăng và trung học chuyên nghiệp, góp phần đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa, kĩ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham ø1a Vào công cuộc đổi mới xây dựng quê hương miễn núi, vùng dân tộc

Trang 13

hoạt động tự học, tự rèn luyện Hoạt động này thể hiện tính thống nhất giữa giáo dục và tự giáo dục, giữa quá trình dạy - học và tự học

Nhận thức rõ tầm quan trọng của tự học, trong những năm qua, trường Phố thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phố thông Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm chú trọng đến quản lý hoạt động tự học của học sinh Tuy nhiên, chất lượng tự học của học sinh còn hạn chế, chưa đạt được những mục tiêu, kế hoạch mà nhà trường đã đề ra Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đầu vào còn thấp, học sinh chưa có kỹ năng và phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn chậm, chủ yếu vẫn là truyền thụ kiến thức trong chương trình, chưa tập trung nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học; công tác quản lý hoạt động tự học chủ yếu vẫn là quản lý hành chính, chưa thực sự có hình thức tô chức và biện pháp quản lý phù hợp

Từ những tôn tại trên, việc tìm ra các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng tự học của học sinh nhà trường là nhiệm vụ hết sức cấp thiết đối với trường phố thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phô thông Phúc Yên Do đó, tơi chọn đề tài: "Quản lÿ hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trủ trung học cơ sở và trung học phổ thông Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tự học, đề xuất các

Trang 14

sinh trường Phô thông Dân tộc nội trú

3.2 Khảo sát thực trạng hoạt động tự học, các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phố thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở

và trung học phố thông Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phô thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phố thông Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quan lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ

thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phố thông Phúc Yên 4.2 Khách thÊ nghiên cứu

Hoạt động tự học của học sinh phổ thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phố thông Phúc Yên

4.3 Phạm vỉ nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình quản lý hoạt động tự học của học

sinh trường phô thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phô thông Phúc Yên — tỉnh Vĩnh Phúc

Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo tại trường

5 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hố, hệ thơng hố các tài

liệu và các văn bản

Trang 15

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi (ăng-két) về thực trạng hoạt động tự học và quá trình quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phố thông Dân tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phô thông Phúc Yên

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra, các biện pháp quản lý

- Phương pháp tông kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động tự học 5.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra 6 Giả thuyết khoa học

Chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học của trường phố thông Dân

tộc Nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Phúc Yên phụ thuộc

Trang 16

Chuong 1

CO SO LY LUAN VE TU HOC VA QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA HOC SINH TRUONG DAN TOC NOI TRU

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong lịch sử phát triển của giáo dục, tự học luôn là vẫn đề được quan

tâm và nghiên cứu Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, vẫn đề tự học

được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau

Thời cô đại, Không Tử (551 - 479 TCN), Nhà giáo dục kiệt xuất của

Trung Hoa luôn quan tâm và coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của người học Khi nói về cách học, ơng cho rằng: người học phải có nhu cầu nhận thức, ham hiểu biết, khám phá cái mới; phải độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình nhận thức Người dạy không chỉ truyền đạt trí thức mà cái cơ bản là dạy năng lực sáng tạo, dạy phương pháp để người học tự tìm đến trí thức

Thời cận đại, nhà sư phạm lỗi lạc người TIỆp Khắc J A Komenxky

(1592 - 1670) đã khẳng định: “Khơng có khát vọng học tập thì khơng thể trở thành tài năng” Năm 1657, ơng đã hồn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đạử” trong đó nêu rõ: “Wiệc học hành, muốn trau dôi kiến thức

vững chắc không thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường

xuyên phù hợp với trình độ `

Trang 17

mở rộng hiểu biết, làm thay đôi hiệu quả lao động Đặc biệt, Bác rất coi trọng tác dụng của tự học Đồng thời, Bác cũng là một tắm gương sáng về tỉnh thần tự học Khi nói chuyện với các đảng viên (năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự: “tội năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học Khơng học thì khơng theo kịp,

cơng việc nó sẽ gat mình lại phía sau’’

Như vậy, lịch sử đã cho thấy van dé tu hoc, tu nghiên cứu của học

sinh, sinh viên đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tự học

Trong thời gian qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu về quản lí hoạt động tự học như luận văn thạc sỹ: “ Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông huyện Tư Nghĩa tính Quảng Ngãi”

của tác giả Phạm Văn Liên, năm 2012; “Biện pháp quản lí hoạt động tự

học của học viên trường sỹ quan lục quân 2” của tác giả Trần Bá Khiêm, năm 2007 Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tự học của học sinh trường DTNT tại tính Vĩnh Phúc

Do đó, đề tài này tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận của hoạt động tự học, thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động tự học, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tự học của học sinh trường phố thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

1.2 Những vấn đề lí luận về tự học

1.2.1 Tự học

Trang 18

tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mơ hình phản ánh hoàn cảnh

thực tại, biến trí thức của lồi người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủ thê

Tự học là công việc tự giác của mỗi người do nhận thức được đúng

đăn vai trò quyết định của nó đến sự tích lũy kiến thức cho bản thân, cho

chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ xã hội

Những quan điểm trên về tự học tuy khác nhau, nhưng đều chung bản

chất đó là sự tự giác và kiên trì cao; sự tích cực, độc lập và sáng tạo của

người học trong học tập Do đó, có thể khái quát chung: 7 học là hoạt

động độc lập, chủ yếu mang tính cá nhân của người học trong quá trình

nhận thức, học tập để cải biến nhân cách, nó vừa là phương tiện vừa là

mục tiêu của quá trình đào tạo

Hoạt động tự học được coI là hoạt động có tơ chức của người học, diễn ra dưới các dạng khác nhau:

+ Tự học điễn ra dưới sự điều khiến trực tiếp của người dạy và những phương tiện kỹ thuật trên lớp, trong đó người học phát huy hết những năng

lực, phẩm chất như nghe giảng, ghi chép bài, phân tích, khái quát hoá v.v

để tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người dạy định hướng cho Ở dạng tự học này giáo viên đóng vai trị chủ đạo, do đó thơng qua

việc thiết kế bài giảng, giáo viên phải tạo điều kiện phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của học sinh

Trang 19

trường chủ yếu đóng vai trị gián tiếp thông qua yêu câu các nội dung tự

học, còn lực lượng trực tiếp quản lý hình thức tự học này chính là xã hội và

gia đình học sinh

Đối với môi trường phố thông dân tộc nội trú và trường với những

tính chất đặc thù thì các lực lượng giáo dục trong nhà trường đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp Bởi các em được học tập trong môi trường tập trung dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các lực lượng giáo duc trong nhà trường

Tự học độc lập nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết riêng, mở rộng tr1

thức ở bên ngoài Đây là dạng tự học ở mức độ cao nhất, địi hỏi tính tự giác

cao của người học nên biện pháp quản lý tốt nhất là quản lý nhiệm vụ học

tập hay sản phẩm người học hoàn thành

Như vậy, phạm vi của tự học là rất rộng, đề tài không nghiên cứu các biện pháp quản lý dạng hoạt động tự học độc lập của học sinh mà chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trong và ngoài thời gian lên lớp, dưới sự tổ chức của nhà trường thông qua sự điều khiến trực tiếp hay gián tiếp của giáo viên

1.2.2 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh dân tộc thiểu số

Trong môi trường nội trú, thời gian dành cho học tập và sinh hoạt

ngoài giờ chính khố chiếm phần lớn thời gian đào tạo Trong các dạng

hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khố như vui chơi, văn hoá văn nghệ, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, học tập ngoại khoá thì hoạt động tự học nhằm củng cô, bô sung, nâng cao, mở rộng kiến thức đã học, phát

triển hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh Như vậy,

Trang 20

sinh có thể tự học một mình, học trao đổi nhóm với bạn hay với giáo viên, học có giáo viên hướng dẫn chung và riêng; thời gian dành cho tự học trong ngày nhiều, được phân chia theo thời gian cụ thể Đối với học sinh

trường phố thông DTNT THCS & THPT Phúc Yên, thời gian học tập trong

ngày được thực hiện theo quy định của của nhà trường Theo đó thời gian dành cho hoạt động học tập hàng ngày của học sinh được quy định: buổi

sáng từ 7 giờ 15 phút đến 11 giờ 25 phút, buổi chiều từ 13 giờ 15 phút đến 16 giờ 45 phút, buổi tối từ 19 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút Như vậy,

ngoài thời gian nghỉ, thời gian dành cho sinh hoạt cá nhân và các hoạt động tập thể thì thời gian trong ngày dành cho nhiệm vụ học tập là 10 giờ Trong đó từ 4 đến 5 giờ dành cho học tập chính khố trên lớp theo chương trình, thời gian còn lại dành cho tự học ngoài giờ lên lớp vào buỗi chiều và

buổi tôi

Thời gian dành cho học tập trong ngày nhiều, nhưng do còn bị chỉ phối bởi cách học, kế hoạch học, động cơ học tập nên mức độ thực hiện nội

dung cơng việc cịn hạn chế Phần lớn học sinh chỉ chú ý đến những bài học,

bài tập mà giáo viên sẽ kiểm tra ngày hôm sau

Sự nỗ lực của bản thân học sinh trong tự học chưa cao, khi gặp khó khăn trong học tập (một bài tập khó, một vấn đề chưa hiểu ) hầu hết các em bỏ qua, chỉ một số ít hỏi thây, hỏi bạn hoặc tự mày mò, tiếp tục suy nghĩ tìm tài liệu để giải quyết van đề

1.2.3 Quản lý hoạt động tự học

Quản ly HDTH là sự tác động của chủ thể quản lý đến quá trình tự

học của học sinh làm cho học sinh tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức

Trang 21

liên quan chặt chẽ với q trình tơ chức dạy học của giáo viên

Như vậy, quán lý HĐTH là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và

ngoài nhà trường đến tồn bộ q trình tự học của học sinh nhằm thúc đây

học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức băng SỰ cô gang

nỗ lực của chính bản thân trong hoạt động học tập

Quản lý HDTH được xem là một nội dung cơ bản của quản lý nhà trường Quản lý HDTH là quản lý các hoạt động học tập tích cực của người học và các điều kiện đảm bảo cho người học học tập tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả học tập của người học và hiệu quả đào tạo

Quản lý HDTH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý

giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, là bộ phận cấu thành

nên hệ thống quản lý quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường

Quản lý HĐTH là sự tác động của chủ thể quản lý đến quá trình tự

học của học sinh làm cho học sinh tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cô gắng nỗ lực của chính mình và có liên quan chặt chẽ với quá trình tổ chức dạy học của giáo viên

Như vậy, guản lý hoạt động tự học là một hệ thông các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trưởng đến tồn bộ q trình tu hoc cua hoc sinh nham thiic day học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh trì thức bằng sự cô gắng nỗ lực của chính bản thân

Nội dung quản lý HĐTH của học sinh bao gồm nhiều hoạt động

như: quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học; xây dựng và thực hiện kế

Trang 22

* Quan ly viéc boi duéng động cơ tự học

Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, được thúc đây bởi động cơ, động cơ hoạt động là lực đây giúp chủ thể vượt khó khăn để đạt

được mục đích đã định HĐTH của học sinh các trường phố thông phải được

xây dựng bởi động cơ tự học, mà động cơ tự học lại được hình thành từ

nhu cầu bản chất của vấn dé giáo dục, trong đó hình thành nhu cầu, động cơ tự học cho học sinh là yếu tô quyết định

* Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo nhăm hướng tới việc nắm vững kiến thức của từng mơn học Có kế hoạch tự học, người học sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách khoa học, năng động, sáng tạo và hiệu quả hơn

* Quán lý việc xây dựng nội dung tự học

Nội dung tự học là hệ thống kiến thức học tập có tính bắt buộc phải hoàn thành và hệ thống kiến thức tự đào sâu, mở rộng các vẫn đè, nội

dung học tập mà thầy cô giảng trên lớp

* Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp tự học

Tự học phải được xác định bắt đầu từ mục dich, động cơ học tập đúng đắn, qua đó hình thành cách học, biện pháp học, kỹ thuật học v.v mà có thể gọi là kỹ năng tự học Do vậy, người học cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thơng, từ đó mới có thể xây dựng được phương pháp tự học Xây dựng phương pháp tự học của bản thân theo một kế hoạch hợp lý, là điều kiện đảm bảo giúp cho người học đạt hiệu quả học tập cao hơn Mỗi học sinh cần phải xác định và chọn cho mình phương pháp tự học phù hợp;

giáo viên, cha mẹ học sinh cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện đảm bảo dé

Trang 23

* Quan ly việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học và thực hiện kế hoạch tự học theo

những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm phát hiện những sai lệch

giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch tự học Kiểm tra đánh giá kết quả tự học là chức năng nhiệm vụ của giáo viên và cán bộ quản lý thông qua hiệu suất đào tạo của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh

* Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp, thời gian

dành cho tự học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng để thầy

và trị cùng tích cực trong đôi mới phương pháp dạy học

Trong quản lý HĐTH của học sinh cần phải phối hợp quản lý chặt chẽ tất cả các nội dung trong mối quan hệ thống nhất Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quản lý hoạt động tự học trong và ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thời gian tự học

của học sinh

Như vậy, Quản lý hoạt động tự học là bộ phận cấu thành nên hệ thống quản lý quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường Quản lý HĐTH của học sinh bao gồm hai quá trình cơ bản là quản lý HĐTH trong giờ lên lớp và quản lý HĐTH ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương diện ở trường và ở nhà

1.3 Một số vấn đề về hoạt động tự học của học sinh trường phố thông Dân tộc nội trú

1.3.1 Đặc trưng cơ bản vé hoc sinh và hoạt động dạy học ở trường phổ thông Dân tộc nội trú

1.3.1.1 Đặc điểm học sinh trung học phổ thông Dân tộc nội trú

Trang 24

tình cảm, tính cách ) Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và thiết lập các môi quan hệ của các em ở nhà trường

+ Đặc điểm về nhận thức

Học sinh Phố thông Dân tộc Nội trú là được học tập trong môi trường nội trú ngay từ bậc Trung học cơ sở Do đó, các em được làm quen dần với môi trường và phương pháp học tập tại trường Dân tộc Nội trú Đây là điều kiên thuận lợi để các em tiếp thu và năm vững kiến thức mới Nhìn chung, đa số học sinh có nhận thức khá tốt, nhất là nhận thức cảm tính vì cuộc

sông của học sinh từ nhỏ đã gắn liền với thiên nhiên, cảm giác, trí giác của

các em có những nét độc đáo Tuy nhiên, khả năng nhận thức mang tính tư duy, logic và tính lý luận cịn thấp so với yêu cầu; khả năng phân tích, so

sánh, khái quát, tổng hợp còn thiếu tính hệ thống và toàn diện

Những đặc điểm về nhận thức của học sinh trường Phổ thông Dân

tộc Nội trú bị chi phôi mạnh mẽ bởi các thuộc tính tâm lý khác như: khả

năng ghi nhớ có chủ định, khả năng tự điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của học sinh

Thực tế đã cho thấy, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của học sinh dân tộc thiểu số tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic Vì đối tượng tri giác gần gũi của học sinh dân tộc chủ yếu là cây cối, thiên

nhiên Do đó, việc tơ chức các hình thức học tập đa dạng như: tham

quan, ngoại khoá, tăng cường cách dạy học trực quan sẽ giúp học sinh dễ

hiểu, tạo tiền đề cho nhận thức ở mức độ cao hơn đó là nhận thức duy trừu

tượng - logIc

+ Đặc điểm về tình cảm, tính cách

Trang 25

quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coI trọng sự trung thực, thang

thắn Tình cảm, tính cách của học sinh dân tộc nội trú bộc lộ một cách khá

sâu sắc Tuy nhiên, tình cảm đó thường thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài

một cách mạnh mẽ Khi giao tiếp với người lạ các em thiếu tự tin, kỹ

năng diễn đạt chưa thực sự lưu loát, ngại trao đổi Do kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn vì chịu ảnh hưởng từ nhỏ của cộng đồng

Trong quá trình học tập tại trường, không gian nội trú là môi trường giao tiếp sư phạm mới, có ý nghĩa lớn đối với các em Khi được

giao tiếp trong môi trường mới đa dạng, phong phú về các hình thức tổ

chức học tập, thời gian tiếp xúc của học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhiều hơn so với các môi trường khác Tuy nhiên, tính tích cực trong giao tiếp của học sinh chưa cao, kỹ năng sống, khả năng giao tiếp,

còn nhiều hạn chế

Từ những đặc trưng cơ bản về hoạt động dạy học và đặc điểm học

sinh phô thông Dân tộc Nội trú học nói trên, địi hỏi cơng tác quản lí HĐTH,

cũng như việc bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc nội trú cần được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy- học, chất lượng cuộc sông của học sinh dân tộc nội trú, phù hợp với yêu cầu phát triển của

xã hội

1.3.1.2 Về hoạt động dạy học ở trưởng phổ thông Dán tộc Nội trú Cũng như các trường phổ thông khác, hoạt động dạy học ở trường pho thông Dân tộc Nội trú được thực hiện theo chương trình giáo dục phô thông do Bộ giáo dục và đào tạo quy định

Trường Phé thông Dân tộc Nội trú là trường chuyên biệt, là nơi tap

Trang 26

mỗi dân tộc đều có tiếng nói, phong tục và những nét văn hóa riêng

Trong trường DTTNT, các em học sinh được học hai buổi trên ngày, ngoài tổ

chức hoạt động dạy học chính khóa vào buổi sáng như các trường phổ

thơng khác thì học sinh trường phô thông DTNT được tô chức học buổi hai

vào các bi chiều Đó là những buổi học mở rộng, nâng cao kiến thức hoặc tự học của học sinh hoặc là các hoạt động ngoại khóa văn nghé-thé duc thé thao Ngoai hai buôi học trên, học sinh còn được tô chức tự học tập trung tại các lớp học vào buổi tơi Vì vậy, hoạt động dạy học ở trường phố thông DINT cũng có những đặc trưng riêng Hoạt động dạy học phải phù hợp

với đặc điểm nhận thức và tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số

Việc tổ chức hoạt động dạy học cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức tổ chức dạy học, phù hợp với quỹ thời gian và các hoạt động ngoại khóa Học sinh học tập và sinh hoạt ngay tại trường Vì vậy, môi

trường nội trú là môi trường thuận lợi cho việc tô chức các hoạt động dạy học

Với môi trường học tập tập trung như vậy nên hình thức tự học của học sinh trường Phổ thông DTNT rất đa dạng, phong phú, học sinh

có thể tự học một mình, học trao đổi nhóm với ban hay với giáo viên, học

có giáo viên hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp Do được tô chức, quản lí của nhà trường nên thời gian dành cho hoạt động tự học được lên kế hoạch và sắp xếp một cách cô định Đỗi với học sinh trường Phố thông DTNT THC5 & THPT Phúc Yên, thời gian học tập trong ngày được thực hiện theo quy định của của nhà trường Theo đó thời gian dành cho các hoạt động hàng ngày của học sinh được quy định như sau:

* Budi sang: - Mùa hè

Trang 27

+ Tu 5 gid 15 - 6 gid 45 : vé sinh ca nhan, vệ sinh phòng ở, khu nội trú, an sang;

+ Từ 6 giờ 45 - 11 giờ 10: lên lớp truy bài, học tập theo kế hoạch và

thời khóa biểu của nhà trường

- Mùa đông: Muộn hơn 15 phút * Buổi trưa:

- Mùa hè

+ Từ 11 giờ 15 - 12 giờ 00: ăn trưa, giải quyết nhu cầu cá nhân;

+ Từ 12 giờ 00 - 13 giờ 00: nghỉ trưa;

+ Từ 13 giờ 00 - 13 giờ 15: thức dậy, vệ sinh cá nhân - Mùa đông: muộn hơn 15 phút

* Buổi chiêu: - Mùa hè

+ Từ 13 giờ 15 - 16 giờ 25: lên lớp tự học hoặc học tập theo kế hoạch

và thời khóa biểu nhà trường;

+ Từ 16 giờ 25 - 17 giờ 45: tham gia các hoạt động thể dục thể thao;

tăng gia trồng trọt cải thiện đời sống:

+ Từ 17 giờ 45 - 18 giờ 30: vệ sinh cá nhân, ăn tối

- Mùa đông: muộn hơn 15 phút

* Budi toi:

- Mùa hè

+ Từ 18 giờ 30 - 19 giờ 30: nghỉ ngơi, giải quyết các nhu cầu cá nhân;

+ Từ 19 giờ 30 - 21 giờ 30: tự học ở phòng, hoặc tự học trên lớp

+ Tu 21 giờ 30 : vệ sinh cá nhân, đi ngủ - Mùa đông: muộn hơn 15 phút

Trang 28

học tập cộng với sự nỗ lực của bản thân học sinh chưa cao nên chất lượng,

hiệu quả của HDTHH chưa thực sự được như mong muốn

Hiện nay, với cơ sở vật chất được trang bị thì trường phơ thơng DTNT

bước đầu đã có đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động dạy và học tại lớp

cũng như các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp 1.3.2 Mục tiêu của hoạt động tự học

Trong môi quan hệ với hoạt động dạy học, HĐTH giúp học sinh hình

thành và phát triển:

- Về kiến thức:

Hoc sinh nam vững kiến thức các môn học bắt buộc và môn học tự

chọn trong chương trình giáo dục THPT Các môn học bắt buộc được Bộ Giáo dục và Đảo tạo quy định theo Thông tư số 12 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phố thông và trường phơ thơng có nhiều

cấp học (2011) gôm 13 môn thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội

Ngoài những kiến thức bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo,

nhà trường có thể chọn mơn học phù hợp với học sinh và các điều kiện

hiện có của nhà trường để làm môn học tự chọn

Bên cạnh đó, hoc sinh có thể tự học để mở rộng kiến thức về các nh vực tự nhiên, xã hội, nghệ thuật, theo nhu cầu học tập Những kiến thức này học sinh có thể học được trong thực tế cuộc sống hàng ngày, trong gia đình và xã hội Các kiến thức thông qua hoạt động tự học sẽ giúp

người học củng cố, hoàn thiện, cập nhật tri thức mới để phù hợp với

thực tế cuộc sống, thích ứng với xã hội hiện đại - Về kĩ năng:

Trong HDTH, việc xác định mục tiêu, xây dựng động cơ, lựa chọn

Trang 29

cần phải có hệ thống kỹ năng tự học Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan

trọng, bởi lẽ muốn có kết quả cao trong học tập trước hết học sinh phải có

kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để

chiếm lĩnh hệ thống tri thức Đề đạt kết quả tốt trong tự học, học sinh cần rèn

luyện để hình thành và nắm vững những kỹ năng nhất định Các kỹ năng tự học bao gồm:

+ Kỹ năng lập kế hoạch tự học:

Đó là khả năng xây dựng một kế hoạch tự học khoa học, hợp lý trên

cơ sở điều kiện hiện có, đáp ứng nhu cầu tự học cũng như yêu cầu của hoạt

động học tập trong mối quan hệ với hoạt động dạy học

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch tự học:

Kỹ năng này cần tuân thủ nguyên tắt là đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; thực hiện nghiêm túc, tự giác

kế hoạch tự học đã đề ra; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; chủ động, độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập

+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học:

Đây là kỹ năng rất cần thiết để giúp người học biết tự kiểm tra mức độ chiếm lĩnh kiến thức của mình so mục tiêu và kế hoạch học tập đã đề ra, từ đó người học có thể điều chỉnh phương pháp học tập của mình cho phù hợp

với những điều kiện hiện có - Về thái độ:

Thái độ trong hoạt động tự học được biểu hiện việc xác định rõ

mục tiêu tự học của bản thân học sinh Mức độ nhận thức về mục tiêu, tầm

Trang 30

vụ học tập, hăng hái tìm tài liệu tham khảo, sách báo để nâng cao, mở rộng

kiến thức

Thái độ tích cực trong hoạt động tự học còn được biểu hiện băng động cơ học tập đúng đắn (học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoàn thiện nhân cách), ý thức nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây

dựng bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao một cách nhanh chóng, day du, chat lượng Ngoài ra, học sinh có thái độ tự học tích cực

thường hình thành cho bản thân một thời gian biểu hợp lý, có nề nếp học tập ôn định và cuối cùng là được thê hiện bằng kết quả học tập tốt

1.3.3 Nội dung tự học

Nội dung tự học là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống

kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống thái độ người học cần hình thanh trong HDTH Tiên cơ sở mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung của hoạt động tự học về cơ bản có hai phân:

Nội dung tự học cơ bản:

Đây là những nội dung gan liền với việc thực hiện các nhiệm vụ

tự học có tính chất bắt buộc (HS phải hoàn thành) theo chương trình dạy

học trên lớp của giáo viên và học sinh trong các môn học theo yêu cầu và theo đúng nội dung chương trình do Bộ Giáo dục và Đảo tạo quy định Xét về cơ bản, nội dung của HĐTH gồm: kiến thức cơ bản, kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp đang được đào tạo; phương pháp

Nội dung tự học mở rộng:

Ngoài những nội dung tự học bắt buộc theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình đào tạo, người học có thé tự học, tự nghiên cứu những

Trang 31

cao, mạng internet, hoặc học được ngay trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em), trong cuộc sông hàng ngày

Nội dung tự học mở rộng có tác động tích cực, bổ sung, làm phong

phú hơn cho nội dung tự học cơ bản Giúp người học củng cố thêm kiến thức cũng như hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng nhu cầu học

mở rộng, học nâng cao

1.3.4 Động cơ tự học

Động cơ tự học hay còn gọi là động lực tự học là những yếu tố tâm

lý có tác dụng thúc day chu thé vuot qua khó khăn, trở ngại hoạt động học tập Động cơ tự học giúp người học giải quyết được các nhiệm vụ học tập một cách chủ động

Trong HĐTH của học sinh, động cơ học tập là một yếu tỗ khơng thể thiếu, nó có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học

tập của học sinh Động cơ tự học có nguồn gic bén trong va bén ngoai

Nguồn Ốc bên trong là bản thân học sinh có nhu cầu, ý chí vượt khó, nỗ lực để đạt được nhiệm vụ của hoạt động tự học một cách tự giác trên cơ sở mục tiêu của hoạt động tự học Động cơ tự học có nguồn gốc bên ngoài bao gồm sự động viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; việc đánh giá khách quan, công bằng của thầy cô đôi với học sinh, môi trường và điều kiện cơ cở vật chất của lớp học

1.3.5 Phương pháp, phương tiện tự học

Phương pháp tự học có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì phương pháp tự học có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh

Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐTH, đồng thời phát huy tính tích

Trang 32

số phương pháp tự học mà được nhiều người học sử dụng và đem lại hiệu

quả cao, như:

- Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập (ghi nhật

ký, trích ghi, tom tat, )

- Phương pháp luyện tập - Phương pháp ôn tập

- Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp quan sát

- Phương pháp thí nghiệm, thực hành (đối với những môn khoa học

tự nhiên-kỹ thuật)

- Phương pháp tự đánh giá

Có phương pháp tự học tốt sẽ giúp học sinh thực hiện được mục tiêu của

học tập Do đó, nhà quản lí, giáo viên cần tích cực hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS Ngoài phương pháp tự học thì phương tiện, CSVC như: thiết bị đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, phòng chức năng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng HĐTH của học sinh

1.3.6 Hình thức hoạt động tự học

Hoạt động tự học có thể được xem như là hoạt động tự tổ chức để chiếm lĩnh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và diễn ra đưới nhiều hình thức khác nhau Nếu xem xét tự học trong mỗi quan hệ với hoạt động giảng dạy thì tự học được phân thành các hình thức như:

- Tự học khơng có hướng dẫn (khơng có sách và sự hướng dẫn của giáo viên)

- Tự học có sách nhưng khơng có giáo viên bên cạnh - Tự học có sách, có thầy hướng dẫn

* Tự học khơng có hướng dẫn: Là hình thức tự học mà cá nhân tự

Trang 33

sự hướng dẫn của giáo viên Tự học khơng có thầy hay còn gọi là tự học bậc

cao là hình thức tự học mà người học đã có một trình độ nhất định để có thể

tự tơ chức việc học Hình thức tự học này phải được dựa trên nên tảng một

niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một

vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu

Hình thức này thường gặp ở các nhà nghiên cứu khoa học Kết quả của quá trình tự học đó là đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới Hình thức tự học khơng có thầy là hình thức thể hiện đỉnh cao của hoạt động tự học

* Tự học có sách nhưng khơng có thầy bên cạnh

Ở hình thức tự học này có thể diễn ra theo hai dạng:

- Thứ nhất, tự học theo sách mà khơng có sự hướng dẫn của thây: Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thắm các kiến thức trong sách qua đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời

- Thứ hai, tự học có thây ở xa hướng dẫn:

Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các môi quan hệ trao đối thơng tin

giữa thầy và trị bằng các phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng phản ánh và giải đáp các thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá,

* Tự học có sách, có thầy hướng dẫn

Ở hình thức tự học này có hai dạng:

- Thứ nhất, tự học có sách và khơng có thầy thường xuyên:

Ở dạng tự học này, HS chỉ gặp thầy vào một thời gian nhất định nào đó

Trang 34

Dạng tự học này, người thầy có vai trị là nhân tơ hỗ trợ, chất xúc tác thúc đây và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham

gia vào quá trình học tập

- Thứ hai, tự học có sách và có thầy thường xuyên:

Tự học có thầy hướng dẫn là hình thức tự học nằm trong hoạt động

dạy học và thường gặp ở bậc học phô thông Người học thực hiện hoạt động tự học dưới sự định hướng, gợi mở, dẫn dắt của thay Tự học có thầy thường xuyên là hình thức tự học mà học sinh được thầy định hướng, gợi mở, dẫn dắt học tập ngay ở trên lớp và trên cơ sở đó về nhà học sinh có thể tự học Tự học có thầy thường xuyên có thể diễn ra ở trên lớp và ngoài lớp

Ví dụ, học sinh giải bài tập, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tự học

mà thầy giao cho ở trên lớp Hoặc thầy giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh

làm bài tập ở nhà, nghiên cứu trước tài liệu phục vụ cho bài học ở trên lop,

Trong các hình thức tự học trên khơng có hình thức tự học nào

chiếm ưu thế tuyệt đối, mỗi hình thức tự học có những ưu điểm và những

hạn chế riêng Tùy trình độ, đối tượng cũng như quỹ thời gian mà người học lựa chọn hình hình tự học sao cho phù hợp nhất

Tuy các hình thức tự học này đều có ưu và nhược điểm nhưng chúng có môi quan hệ mật thiết với nhau, bỗ sung hỗ trợ cho nhau, người học có

thể chỉ lựa chọn một hình thức tự học phù hợp nhất hoặc kết hợp thêm các

hình thức tự học khác đề có được kết quả học tập cao nhất

Do mục đích và phạm vi cua đề tài, tôi chỉ đề cập đến dạng tự học

có sách, có thầy hướng dẫn thường xuyên, từ đó học sinh có thể tự học

Trang 35

1.3.7 Mỗi quan hệ giữa hoạt động tự học và hoạt động dạy học

Đây là mỗi quan hệ giữa tác động bên ngoài và hoạt động bên trong Tác động dạy của giáo viên là bên ngoài hỗ trợ cho hoạt động tự học

của học sinh Hay nói cách hoạt động dạy học chỉ là ngoại lực, còn tự học là nhân tố quyết định đến bản thân người học Nhưng hoạt động dạy học có ý nghĩa rất lớn và ảnh trực tiếp đến hoạt động tự học của học sinh

Hoạt động dạy học là một hoạt động kép gôm hoạt động dạy do

thầy đảm nhận và hoạt động học do HS đảm nhận Hoạt động dạy của thầy git vai tro chủ đạo, còn hoạt động học của HS giữ vị trí chủ động

Hoạt động dạy học là một hoạt động có 2 chủ thể: Giáo viên và học

sinh Hoạt động dạy học không chỉ là hoạt động truyền thụ kiến thức cho

học sinh mà bao gồm cả công vIỆc tô chức các hoạt động học tập của học sinh điều khiển nhận thức của học sinh, hình thành kỹ năng, hướng dẫn cho

học sinh phương pháp học tập, giáo dục cho học sinh về động cơ tự học để học sinh học tập đạt kết quả cao

Tự học là hoạt động nhận thức của con người về những quy luật của tự nhiên Hoạt động dạy học và HDTH là hai hoạt động có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, hoạt động dạy học và hoạt động tự học là hai yếu tô cầu thành của quá trình dạy học Nếu chỉ có dạy hoặc chỉ có tự học riêng rẽ, độc lập thì khơng có q trình dạy học, các mục tiêu đề ra sẽ không thể thực hiện được Mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy học và hoạt động tự học còn thể hiện ở chỗ kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại

Trang 36

Su thống nhất biện chứng giữa dạy và học đòi hỏi hoạt động dạy học

đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động tự học

Vậy hoạt động của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của người học dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh năm vững kiến thức

1.3.8 Các yêu tổ ảnh hướng đến hoạt động tự học

Hoạt động tự học là một thành phần của hoạt động dạy học, một yếu

tố của dạy học Do vậy, hoạt động tự học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,

trong đó có hai yếu tơ cơ bản là yếu tô khách quan và yếu tố chủ quan

* Vếu tố khách quan là các yếu tố tác động từ bên ngoài vào chủ thể người học, bao gồm:

- Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; các Nghị quyết, chỉ

thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.v.v có liên quan tới quá trình giáo dục, đào tạo của thây và trò nhà trường

- Nội dung chương trình:

Nội dung chương trình mơn học đó là đối tượng lĩnh hội của học sinh trong quá trình học tập và tự học Nội dung môn học chủ yếu được thể hiện trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trong các nguồn thông tin khác nhau Nội dung môn học không chỉ là một hệ thống trí thức mà ấn

chứa trong nó là tính mới mẻ, cách thức hành động, cách thức tiếp cận Nội

dung môn học gan với thực tiễn cuộc song, voi von song cua hoc sinh

Nội dung chương trình mơn học có tác động rất nhiều đến phương pháp giảng dạy của giáo viên, qua đó tác động đến quá trình nhận thức của học sinh, tác động đến cách học sinh học thế nào, thụ động hay chủ động

Trang 37

- Phương pháp giảng dạy:

Phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức tự học của học sinh, là yếu tố ảnh hưởng

lớn tới năng lực và hiệu quả tự học của học sinh Vì giáo viên là chủ thể

của hoạt động dạy học Phương pháp giảng dạy sẽ có tác động tích cực nếu

nếu giáo viên biết khơi dậy tính ham muốn học hỏi của học sinh, tức là giáo

viên phải nhắm đến mục tiêu và phát huy nội lực của người học - Cách thức đánh giá kết quả học tập:

Việc đánh giá kết quả học tập có quan hệ hữu cơ với phương pháp giảng dạy Nếu phương pháp giảng dạy đảm bảo tính tích cực và rèn luyện học sinh khả năng tự học thì việc đánh giá kết quả học tập của học sinh địi hỏi cơng sức và thời gian của giáo viên bỏ ra cũng nhiều hơn Việc đánh giá cần khách quan, chính xác và ln ln theo hướng khuyến khích học sinh học tập

- Môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất:

Con người là tổng hòa của các mỗi quan hệ xã hội Tính cách con người nói chung và người học sinh nói riêng khơng chỉ do ảnh hưởng của giáo dục ở nhà trường phổ thơng mà cịn do ảnh hưởng của môi trường xã hội Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách người học ngay từ thuở nhỏ Sự giáo dục trong gia đình, tắm gương học tập của bỗ mẹ, anh chị, phong trào học tập trong trường, lớp hoc là nhân tô cơ bản định hướng cho sự phân đấu đi lên trong hoc tập, giúp các em hình thành ý thức tự học Bên cạnh yếu tô môi trường đã nêu trên thì điều kiện cơ sở vật chất

như ký túc xá, phòng học, bàn ghế, thư viện, hệ thong mang Internet, phuong

tiện thiết bị, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo .phục vụ cho dạy học cũng có ảnh hưởng đến tự học của học sinh

- Thời gian dành cho tự học:

Trang 38

- Tổ chức quán lý học sinh tự học:

HĐTH là hoạt động mang tính tự giác, độc lập cao nhưng không thé tách rời công tác tô chức quản lý để học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác học tập

* Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp

đến kết quả của hoạt động tự học

Trong quá trình tự học, yếu tơ nội lực của cá nhân người học là yếu

tô cơ bản nhất quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học Sự

trợ gitip cua yếu tô ngoại lực chỉ có tác dụng hỗ trợ, kích thích các yếu tô nội lực phát triển Nội lực của học sinh bao gồm:

- Những yếu tô với tư cách là thành phân cẫu trúc của HĐTH đó là

nhận thức về tự học, động cơ tự học, phương pháp tự học, thái độ và kỹ

năng tự học là những yếu tố bên trong không thể thiếu được đối với hoạt động tự học của học sinh Trong đó phương pháp tự học có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HS Vì tự học mang tính chất tự giác, nhưng dễ bị hoàn cảnh khách quan chi phối Mặt khác, HS thường quen với việc học tập có sự giúp đỡ của ƠV, các em tiếp nhận nhiệm vụ và kế

hoạch học tập một cách thụ động, khơng tự mình lựa chọn phương pháp

học tập phù hợp do đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả tự học

- Yếu tô ảnh hưởng tới hoạt động tự học với tư cách là tiềm năng tự học của học sinh như yếu tô bam sinh, đi truyền và một số kỹ năng tự học

- Yếu tô sức khoẻ cá nhân: HĐTH là hoạt động căng thắng, mất nhiều năng lượng thần kinh Do vậy, đòi hỏi học sinh phải có sức khoẻ tốt thi moi dam bao cho HDTH dat hiệu quả

Trang 39

học sinh Rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng tự học cùng với việc xác định

mục đích, động cơ tự học, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học là cần

thiết; điều quan trọng là học sinh phải có các kỹ năng tự học đó là: đọc

sách, ghi chép, hệ thống hoá, khái quát hoá, tự kiểm tra đánh giá v.v Để

tự học đạt kết quả thì học sinh phải có tri thức, có tư duy khoa học, biến động

cơ tự học thành kết quả và tự tin vào bản thân, từ đó bồi dưỡng và phát

triển hứng thú học tập, duy trì tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học trong HDTHH

1.4 Một số van đề về quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường

Phố thông Dân tộc Nội trú

1.4.1 Mục Hêu quản lý hoạt động tự học

* Khái niệm mục tiêu của quản lý:

Mục tiêu của quản lý là trạng thái tương lai mà chủ thể quản lý mong muốn đạt được trong quá trình vận động của hệ thống tại thời gian và không gian xác định Nó là tiêu đích mà mọi hoạt động của hệ thống hướng tới, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thông quản lý Mục tiêu quản lý phải được xác định trước để chi phối, dẫn dat ca chu thé va đối tượng quản lý trong tồn bộ q trình hoạt động

* Mục tiêu quản lý hoạt động tự học:

Mục tiêu quản lý HĐTH là góp phần nâng cao chất lượng HĐTH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung

Mục tiêu quản HĐTH là nền táng, là cơ sở để chủ thể quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhả trường

Vì vậy, để nâng cao chất lượng HĐTH thì chủ thể quản lí cần xác định được mục tiêu quản lí HĐTH Mục tiêu quản lý HĐTH bao gồm mục

tiêu quản lí xây dựng kế hoạch tự học, mục tiêu quản lí việc xây dựng

Trang 40

phương pháp tự học, mục tiêu quản lí xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh

giá kết quả tự học, mục tiêu quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động

tự học

Tóm lại, mục tiêu quản lý HDTH của học sinh là nâng cao kết quả và chất lượng học tập của học sinh, chất lượng HDTH và hoạt động giáo dục của nhà trường Mục tiêu quản lý HĐTH không phải là cỗ định mà thường linh hoạt và đảm bảo tính liên tục và tính kế thừa; nội dung phải rõ ràng, được cụ thé bang các chỉ tiêu định lượng, định tính, xác định rõ về mặt thời gian và

phát triển hướng đến mục tiêu lâu dài

1.4.2 Nội dung quán lý hoạt động tự học

1.4.2.1 Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

Căn cứ vào Quy chế tô chức và hoạt động của trường phố thông Dân tộc Nội trú của Bộ Giáo dục và Đảo tạo (2008); Điều lệ trường THPT (2007) cũng như điều kiện thực tế của nhà trường Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn dự thảo kế hoạch tổ chức HĐTH cho học sinh theo năm học Kế hoạch này được phổ biến trước Hội đồng giáo dục nhà trường để lấy ý kiến đóng góp, bố sung Sau khi kế hoạch được thông qua, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, phê duyệt và triển khai đến toàn thế giáo viên trong nhà trường

Trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch HĐTH, các tổ trưởng

chuyên môn lập kế hoạch chi tiết, trình BGH phê duyệt, sau đó triển

khai đến các tổ viên để thực hiện Các giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ và nhiệm vụ được giao dé xay dung ké

hoach tô chức hoạt động dạy học; chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh lập

kế hoạch HĐTH của bản thân

Căn cứ vào hệ thông các kế hoạch Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của các thành viên

Ngày đăng: 25/04/2017, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w