1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quy chuẩn giám sát thi công mạng cáp quang tại công ty TNHH SCTV Chi nhánh việt trì

40 643 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 867,57 KB

Nội dung

Với chức năng thiết kế, thi công, lắp đặt hạ tầng mạng truyền hình cáp HFC hai chiều, băng thông rộng, cung cấp đa dịch vụ, SCTV là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam được Thủ t

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu.

Tại Công Ty SCTV – Chi nhánh Việt Trì để có được đường truyền tín hiệu đến nhà khách hàng thì cần rất nhiều công đoạn Trong đó, Thi công mạng cáp quang là một phần quan trọng để truyền được tín hiệu với tốc độ cao, không bị nhiễu Vì Vậy em đề tài “nghiên cứu quy chuẩn giám sát thi công mạng cáp quang tại công ty SCTV – chi nhánh Việt Trì” để nghiên cứu giúp em tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu được giám quy chuẩn giám sát thi công mạng cáp quang tại công ty SCTV – chi nhánh Việt Trì

2.2 Mục tiêu cụ thể

Nắm bắt chi tiết được quy trình thiết kế mạng cáp quang Tìm hiểu được

hạ tầng, hệ thống cáp quang của công ty SCTV – chi nhánh Việt Trì tại thành phố Việt Trì Tìm hiểu rõ quy trình thiết kế, thi công cung cấp tín hiệu cho các Node quang, Hub quang Đồng thời tìm hiểu quy trình kéo, vận hành, bảo dưỡng mạng cáp quang

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống mạng cáp quang của công ty SCTV – Chi nhánh Việt Trì

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Quy chuẩn giám sát thi công mạng cáp quang tại công ty SCTV –

Chi nhánh Việt Trì

Trang 5

- Địa điểm: Công ty SCTV – Chi nhánh Việt Trì.

- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 3 năm 2017.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu về mạng cáp quang

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Dựa vào các kinh nghiệm của các anh kỹ thuật viên tại Công ty SCTV – Chi nhánh Việt Trì

+ Phương pháp thực nghiệm

- Tìm hiểu thực tế hạ tầng mạng cáp quang tại Công ty SCTV – Chi nhánh Việt Trì

Trang 6

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu về công ty SCTV

Ngày 27/8/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép thành lập Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) SCTV là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trên cơ sở liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist)

Ngày 08/01/2010 công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV Co., Ltd) theo quyết định số 55/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Với chức năng thiết kế, thi công, lắp đặt hạ tầng mạng truyền hình cáp HFC hai chiều, băng thông rộng, cung cấp đa dịch vụ, SCTV là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin Truyền thông cấp phép thiết lập hạ tầng mạng Truyền thông - Viễn thông trong toàn lãnh thổ Việt Nam với công nghệ mạng 1GHz (node 500), Internet băng thông rộng Docsis 3.0 sử dụng đa dịch vụ Truyền thông – Viễn thông

Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, SCTV tự hào là mạng truyền hình cáp đứng đầu Việt Nam với với thị phần truyền hình trả tiền đứng đầu cả nước, diện phủ sóng rộng khắp toàn quốc đến 53/63 Tỉnh Thành tại Việt Nam

SCTV cung cấp đa Dịch vụ Truyền thông - Viễn thông bao gồm: Truyền hình cáp, Truyền hình kỹ thuật số, Internet băng thông rộng Docsic 3.0, VoIP, VoD/OTT

Tính đến ngày 31/12/2014, SCTV là đơn vị truyền hình cáp đứng đầu Việt Nam với hơn 2,3 triệu thuê bao truyền hình cáp, hơn 500 ngàn thuê bao Kỹ thuật

số, hơn 300 ngàn thuê bao Internet, hơn 100 ngàn thuê bao VoIP và hơn 50 ngàn thuê bao VoD/OTT

Tài sản quý giá nhất và cũng là yếu tố quyết định sự thành công của SCTV hôm nay là lực lượng nhân sự hùng hậu với hơn 3200 cán bộ quản lý, tiến

Trang 7

quy, năng động, nhiệt huyết Chúng tôi đều hiểu, mình đang gánh vác một trọng trách, một sứ mệnh cao cả, đó là:

“Cung cấp dịch vụ, sản phẩm văn hoá mang tính nhân văn và viễn thông với chất lượng vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân”

Nội dung – diện phủ sóng – công nghệ - giá trị gia tăng – hậu mãi:

+ Nội dung: Chuyên biệt, đặc sắc theo văn hóa vùng miền, tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh

+ Diện phủ sóng: Phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước và các kiều bào tại nước ngoài

+ Công nghệ: Chủ động sáng tạo và không ngừng phát triển, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất tạo ra các sản phẩm vượt trội, chất lượng ổn định

+ Giá trị gia tăng: Phát triển không ngừng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên một

hạ tầng kỹ thuật sẵn có để nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tối đa hóa hiệu quả đầu tư

+ Hậu mãi: Tận tâm và am hiểu, chuyên nghiệp trong chăm sóc khách hàng

Là một công ty kinh doanh dịch vụ, mọi hoạt động của SCTV được ví như “làm dâu trăm họ”, nhưng chúng tôi coi đó là bổn phận và sự hài lòng của khách hàng chính là sự khích lệ tinh thần lớn lao đối với SCTV để chúng tôi nỗ lực nhiều hơn, lớn mạnh hơn mỗi ngày

Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist - SCTV

Office: 31-33 Đinh Công Tráng, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM

Tel: 1900 1878 - Fax : (08) 3820 5705

Website: www.sctv.com.vn - Email: info@sctv.com.vn

1.2 Giới thiệu về công ty SCTV – chi nhánh Việt Trì

Tên: Công ty TNHH Saigontourist SCTV – Chi nhánh Việt Trì

Địa chỉ: 1398 Đường Hùng Vương, Tiên Cát, Tp Việt Trì, Phú Thọ

Điện thoại: 0210 3688 899

Giờ: Mở cửa hàng ngày : 07:30–17:00

Trang 8

Tỉnh: Phú Thọ

CHƯƠNG 2 QUY CHUẨN GIÁM SÁT THI CÔNG MẠNG CÁP QUANG

TẠI CÔNG TY SCTV – CHI NHÁNH VIỆT TRÌ.

2.1 Quy trình thiết kế mạng cáp quang

2.2.1 Quy trình thiết kế

Trang 9

Hình : Quy trình thiết kế mạng cáp quang

2.2.2 Đặt vị trí hub, node quang lên trên bản đồ tổng

Dựa vào bản đồ khảo sát, thiết kế mạng cáp đồng trục mà tổ thiết kế thực hiện Tổ quang sẽ tiến hành tổng hợp ghép nối thành 1 bản đồ Cad tổng quát Trên đó, chỉ rõ địa chỉ đặt Hub quang, địa chỉ đặt Node quang, trụ điện và khoảng cách giữa các trụ điện

Đối với những khu vực chưa có vị trí Hub quang cụ thể (do chi nhánh phụ trách chưa tìm được vị trí Hub quang) Nhân viên thiết kế lựa chọn đặt Hub quang ở vị trí trung tâm của quận để đường cáp quang, công suất thiết kế là thấp

Trang 10

nhất, ít tốn kém chi phí nhất Tối ưu về mặt thiết kế cũng như công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng sau này.

2.2.3 Thiết kế tuyến cáp từ headend đến hub hoặc từ hub đến node quang

+ Lựa chọn kiểu thiết kế

Căn cứ theo chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc, theo vị trí địa lý, theo tiêu chuẩn thiết kế đồng trục mà lựa chọn thiết kế cấu trúc liên kết mạng phù hợp

a Tuyến quang từ Headend đến Hub: Thiết kế tối thiểu 6 cores/hướng, ưu tiên tối đa khả năng thiết kế ring

b Tuyến quang từ Hub đến Node đối với mạng cáp đồng trục thiết kế theo tiêu chuẩn 500ports/Node:

- Ưu tiên thiết kế theo dạng vòng Ring, 8 – 12 cores/Node/hướng

- Tuỳ thực tế khu vực, có thể kết hợp thiết kế ring và star sao cho hợp

lý, bảo đảm an toàn tín hiệu, thuận lợi và tiết kiệm Node thiết kế star thì phải đảm bảo 12 – 16 cores/Node

c Tuyến quang từ Hub đến Node đối với mạng cáp đồng trục thiết kế theo tiêu chuẩn 1000ports/Node:

- Kết hợp thiết kế ring và star sao cho hợp lý, bảo đảm an toàn tín hiệu, thuận lợi và tiết kiệm

- Node thiết kế star phải đảm bảo 8 – 12 cores/Node

- Node thiết kế ring phải đảm bảo 6 – 8 cores/Node/hướng

+ Lựa chọn tuyến cáp đi

Có nhiều cách lựa chọn đường đi cho cáp từ Headend đến Hub và từ Hub

đến Node quang nhưng phải khảo sát cơ sở hạ tầng thực tế (dựa vào bản đồ

khảo sát của tổ thiết kế, có thể khảo sát lại những chỗ chưa rõ) Từ đó, lựa chọn

đường đi tối ưu nhất: Chiều dài ngắn nhất, cáp đi trên các trụ điện chắc chắn, đảm bảo đủ độ cao, ít đổi hướng, hạn chế thiết kế tuyến cáp đi qua trạm biến áp giàn Vẽ phác thảo tuyến cáp lên trên bản đồ

+ Lựa chọn điểm treo măng xông và loại măng xông

Trang 11

Măng xông với mục đích phân rẽ nhánh tín hiệu, các măng xông phải được treo ở những trụ chắc chắn, ở những vị trí sao cho đường đi rẽ nhánh tiếp theo của tuyến cáp được thuận lợi, thông thường măng xông rẽ nhánh được đặt ở các

giao lộ (các nhánh rẽ cấp tín hiệu cho Hub hoặc Node, nhánh trục tiếp tục đi

thẳng để cấp tín hiệu cho các Hub hoặc các Node kế tiếp) Lựa chọn loại măng

xông đảm bảo chứa đủ số mối hàn theo thiết kế mạng cáp Trên bản vẽ kí hiệu măng xông là một vòng tròn kèm chú thích MX12, MX24 … để khi in ra dễ dàng nhận biết ra loại măng xông

+ Lựa chọn loại cáp quang

Dựa vào thiết kế cấu trúc liên kết mạng, nhân viên thiết kế lựa chọn loại cáp quang với số core tương ứng trên từng phân đoạn từ Headend đến Hub, từ Hub tới măng xông, từ măng xông đến măng xông cho phù hợp, bảo đảm đúng theo nguyên tắc thiết kế Thể hiện tuyến cáp rõ ràng: màu sắc, vị trí đi trên tuyến

(bên phải, bên trái), các điểm kết nối đầu và cuối Trên bản vẽ thể hiện loại cáp

quang kèm chú thích 8 FO, 12 FO, 24 FO … để khi in ra có thể nhận biết được loại cáp

Đánh dấu Node Trắng 0.15 Loại node quang, địa chỉ node

(blue) 0.09 Plot style Screening: 80%

Trang 12

Bảng : Quy định một số layer cơ bản trong bản vẽ CAD

2.2 Thiết kế cung cấp tín hiệu cho các node quang

2.2.1 Thiết kế cấu trúc liên kết mạng

Cấu trúc liên kết (topology) của mạng là mối liên hệ không gian giữa các phần tử (cách nối giữa chúng với nhau) Thông thường mạng cáp quang có 3 dạng cấu trúc cơ bản:

+ Hình sao (star topology),

Trang 13

Hình : Mô hình của mạng dạng vòng

2.2.2.2 Nguyên tắc thiết kế mạng dạng vòng

- Mạng dạng vòng được thiết kế cho những yêu cầu cần cung cấp tín hiệu liên tục, việc bị mất tín hiệu là ít nhất Như vậy, các Node cần sự ổn định liên tục được thiết kế mạng dạng vòng, chi phí để thiết kế mạng dạng vòng cao hơn rất nhiều so với các kiểu thiết kế khác

- Số core m của mỗi Node được qui định như sau (theo qui định được phó Tổng Giám đốc Kỹ Thuật ban hành) :

+ m= 8-12 core/node/hướng (đối với các khu vực có tiêu chuẩn thiết kế 500 port/node)

+ m= 6-8 core/node/hướng (đối với các khu vực có tiêu chuẩn thiết kế 1000 port/node)

+ Mỗi Node quang chỉ cần sử dụng 2 core theo hướng forward, và 2 core theo hướng backup m-2 cores còn lại chừa tại măng xông để dự phòng

Trang 14

Như vậy sợi cáp quang n core thì có khả năng cấp được tín hiệu cho (n/6) đến (n/12) Node quang Tuỳ theo số lượng Node thực tế và các loại cáp thông thường (8 core, 12 core, 24 core, 48 core …) mà ta chọn sử dụng loại cáp nào cho hợp lý và hiệu quả.

- Trong Hub quang hàn nối đầu của sợi cáp quang n core với ODF tương ứng

- Ngoài mạng cáp, hàn nối tại măng xông để cấp tín hiệu cho Node như sau:

Hình : Hàn nối tại măng xông để cấp tín hiệu cho Node mạng dạng vòng

2.2.3 Mạng dạng hình sao (Star Topology)

Các Node quang trên tuyến cáp chỉ được cấp tín hiệu theo 1 hướng duy nhất từ Hub quang

2.2.3.1 Mô hình của mạng dạng hình sao

Hình : Mô hình của mạng dạng hình sao

2.2.3.2 Nguyên tắc thiết kế mạng dạng hình sao

Trang 15

- Mạng dạng hình sao thường được thiết kế cho những khu vực dân cư tập trung theo chiều dài Không phù hợp cho thiết kế dạng vòng ring.

- Mỗi Node quang được thông m core quang từ Hub Trong đó, một core cấp tín hiệu truyền hình và tín hiệu đường đi (downstream) của Internet ra Node, một core cấp tín hiệu đường về (upstream) của Internet,1 – 2 cores dự phòng tại Node, các cores còn lại dự phòng tại măng xông

- Số cores m/Node được quy định như sau:

+ Đối với khu vực có tiêu chuẩn 500 ports/Node: m = 12 – 16 cores/Node

+ Đối với khu vực có tiêu chuẩn 1000 ports/Node: m = 8 – 12 cores/Node

- Lựa chọn loại cáp quang với số sao cho đảm bảo đủ m core thông từ Hub đến mỗi node Từ Hub quang kéo sợi cáp có n core tới Node đầu tiên có khả năng cấp được cho [n/m] Node quang

Ghi chú: [n/m] là phần nguyên của phân số n chia m, vd với m =8 thì cáp 24 core thì cấp được 3 Node quang, cáp 12 core cấp được 1 Node quang …

- Trong Hub quang hàn nối đầu của sợi cáp quang n core với ODF tương ứng

- Hàn nối tại măng xông để cấp tín hiệu cho Node như sau:

Hình : Hàn nối tại măng xông để cấp tín hiệu cho Node mạng hình sao

Trang 16

2.2.4 Mạng sao - vòng hỗn hợp

2.2.4.1 Mô hình mạng sao - vòng hỗn hợp

Hình : Mô hình mạng sao - vòng hỗn hợp

2.2.4.2 Nguyên tắc thiết kế mạng sao - vòng hỗn hợp

- Đảm bảo nguyên tắc thiết kế mạng dạng vòng và mạng dạng sao đã trình bày ở mục 2.2.2.2 và mục 2.2.3.2

- Với mô hình mạng cáp trên ta chú ý đến 2 phần:

+ Phần mạng dạng vòng (các node nằm trên hình chữ nhật khép kín): có n node quang, mỗi node quang cần m core, số core cần thiết để cấp cho n node quang = n*m core

+ Phần mạng dạng hình sao (các node không năm trên hình chữ nhật khép kín):

có k node quang, mỗi node quang cần g core, số core cần thiết để cấp cho k node quang = k*g core

+ Số core cáp quang sử dụng cho phần mạng vòng = n*m + k*g core

Trang 17

+ Số core cáp quang sử dụng cho phần mạng hình sao: sử dụng đoạn cáp 2kg cores từ MX I trở đi Tại măng xông I, đoạn cáp 2kg sẽ được hàn vào phần mạng vòng ring về hub theo 2 hướng, mỗi hướng kg core Tại các Node / măng xông Node I, II,…,k, hàn 4 core lên Node theo nguyên tắc hàn măng xông mạng star Nhưng 2 core sẽ về Hub theo hướng Forward, 2 core sẽ về Hub theo hướng Backup.

Như vậy, tất cả các node đều ring trong khu vực mạng vòng, nghĩa là, khi

sự cố đứt cáp trong khu vực mạng vòng , tất cả các node đều có thể được cấp tín hiệu theo hướng Backup Khi sự cố cáp quang xảy ra thuộc khu vực mạng hình star thì sẽ gây ra giá đoạn tín hiệu trong các node mạng star

Tuy nhiên, thiết kế này chỉ phù hợp khi các node tập trung, các node thuộc mạng ring và các node thuộc mạng star tương đối gần nhau

Nếu địa hình phân tán, để tiết kiệm chi phí, nhân viên thiết kế có thể lựa chọn phương án thiết kế mạng hỗn hợp như hình sau:

Hình : Phương án thiết kế mạng hỗn hợp nếu địa hình phân tán

Lúc này, các node1,2,…,n sẽ là thiết kế mạng ring Các node I, II,…K sẽ thiết kế Star

Trang 18

2.2.4 Thiết kế cấp tín hiệu cho node quang

2.2.4.1 Sơ đồ tổng quát ở Hub quang

Có 2 kiểu ghép tín hiệu truyền hình và tín hiệu downstream của Internet

a Ghép RF

Được thực hiện tại các Hub có đặt CMTS

Hình : Ghép RF tín hiệu truyền hình và downstream của internet

*Giải thích:

+ Tín hiệu truyền hình tới: được lấy từ hệ thống máy khuyếch đại quang EDFA

ở Headend, ở các Hub khác đến Mỗi Hub được thiết kế với 2 đường tín hiệu truyền hình đến một đường chính và một đường dự phòng Công suất quang cấp vào ngõ In của máy thu -3 dBm đến +3 dBm (khuyến cáo từ -1 dBm đến +1 dBm)

+ Tín hiệu Internet: được lấy từ ngõ downstream của CMTS, qua hệ thống couple để giảm công suất đến mức cần thiết (tùy theo loại couple sử dụng) Sao cho mức công suất RF của các tần số downstream bằng với mức công suất RF tại các tần số của các kênh truyền hình kỹ thuật số

+ Máy thu quang đường tới: công suất quang đưa vào máy thu quang từ - 3 dBm đến +3 dBm Công suất RF ở ngõ ra từ 30 dBmV đến 43 dBmV/1 channel analgoe (có thể tăng giảm được)

Trang 19

+ Mức tín hiệu RF composit vào máy phát quang: mức tín hiệu RF composit vào

từ 20dBmV đến 25 dBmV/1 channel analoge (tại các tần số analog (khuyến cáo hiệu chỉnh trong khoảng 22 dBmV đến 23 dBmV tại các tần số Analog) và phải bảo đảm mức công suất RF tại các tần số downstream của Internet bằng với mức công suất tại các tần số của các kênh truyền hình kỹ thuật số để đảm bảo chất lượng truyền hình không bị nhiễu

+ Công suất quang output của máy phát quang: 8 dBm hoặc 13 dBm

+ Đối với các máy phát quang Seehai, độ khuếch đại cần được điều chỉnh sao cho mức công suất RF đo tại testpoint của các kênh truyền hình analog = 22dBmV – 23 dBmV/ 1 channel

+ Hệ thống bộ chia quang: phân phối công suất quang ở ngõ ra của máy phát xuống mức cần thiết để cấp tín hiệu cho các Node quang hoặc Hub quang khác.b.Ghép quang

Được thực hiện tại các Hub không có CMTS

Hình : Ghép quang

* Giải thích

+ Tín hiệu truyền hình tới: được lấy từ hệ thống máy khuếch đại quang EDFA ở Headend, ở các Hub khác đến, bước sóng 1550 nm Mỗi Hub được thiết kế với 2 đường tín hiệu truyền hình đến một đường chính và một đường dự phòng Công

Trang 20

suất quang cấp vào ngõ In của máy thu -3 dBm đến +3 dBm (thông thường -1 dBm đến +1 dBm).

+ Tín hiệu Internet: lấy từ máy phát downstream đặt ở Headend hoặc ở các Hub khác đến, bước sóng 1310 nm Công suất quang nhỏ hơn từ 0.5 dBm đến 2 dBm

so với công suất tín hiệu truyền hình

+ Bộ ghép bước sóng quang CWDM: ghép 2 bước sóng 1550 nm và 1310 nm, trong đó công suất quang đưa vào ngõ 1550 lớn hơn từ 0.5 dBm đến 2 dBm so với công suất quang đưa vào ngõ 1310, ngõ ra với công suất -3 dBm đến +3 dBm được đưa vào máy thu quang đường tới

+ Máy thu quang đường tới: (xem phần Giải thích trong mục Ghép RF)

+ Bộ chia 8 Indoor: (xem phần Giải thích trong mục Ghép RF)

+ Máy phát quang đường tới: (xem phần Giải thích trong mục Ghép RF)

+ Hệ thống bộ chia quang: (xem phần Giải thích trong mục Ghép RF)

Chú ý: Ghép quang được thực hiện sao cho tại ngõ ra RF sau máy thu quang, Mức tín hiệu đ được tại các tần số downstream bằng với mức tín hiệu tại các tẩn

số của các kênh truyền hình kỹ thuật số

2.2.4.2 Thiết kế công suất quang

a Suy hao của tuyến cáp quang

Mỗi loại cáp quang có mức suy hao theo chiều dài khác nhau Riêng đối với cáp SCTV sử dụng Corning SMF 28e thì mức suy hao đối với 2 bước sóng như sau: + λ = 1310 nm suy hao 0,33 đến 0,35 dB trên 1 km

+ λ = 1550 nm suy hao 0,22 đến 0,25 dB trên 1 km

b Suy hao của các loại bộ chia quang

Có nhiều loại bộ chia quang Riêng SCTV thường sử dụng các loại sau:

Loại bộ chia Chia

4

Chia 3

Chia 250% - 70% - 30% 60% - 40%

Ngày đăng: 25/04/2017, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w