Cadao: Tình yêulứađôiTìnhyêu vẫn luôn là đề tài muôn thuở của văn học ở mọi thời đại. Nhắc đến những nhà thơ tình ta không khỏi nhớ đến những nhà thơ lớn như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, v.v . Nhưng đã là người Việt Nam thì thật là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến kho tàng văn chương truyền miệng của ông cha ta từ ngàn xưa để lại với biết bao câu ca dao về tìnhyêulứađôi qua những vần thơ dân gian trữ tình sâu sắc, mang đậm màu sắc dân tộc . Ca dao là một dạng thơ mà ở thời đại nào nó cũng chinh phục được người đọc. Hơn nữa, những bài ca dao về tìnhyêu không cứng nhắc với những niêm luật phức tạp như thơ Đường luật. Tình yêu nam nữ trong ca dao được thể hiện rất trong sáng : Thuyền ai lơ lửng bên sông, Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền? Ta thấy sự bày tỏ tình cảm tế nhị qua hình ảnh thuyền và bến: Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Trong những lời bày tỏ tình yêu, không phải ai cũng có thể diễn tả cho xuôi chèo mát mái được. Và chỉ bằng hai câu ca dao ngắn gọn thôi mà đã lột tả được sự ngập ngừng dễ thương đó: Thò tay mà ngắt cọng ngò, Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ. Chúng ta cũng tìm thấy trong ca dao Việt Nam những hình ảnh nói lên những tình cảm chân thật, sâu đậm của người dân: Nước sông Tô vừa trong vừa mát, Em ghé thuyền vào đỗ sát thuyền anh. Dừng chèo muốn tỏ tâm tình, Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. Người dân xưa rất giàu tình cảm và tình yêulứađôi cũng rất dịu dàng, đằm thắm, tha thiết. Bởi lẽ ấy mà lòng chung thủy đã trở thành một trong những nội dung tất yếu được thể hiện qua cadao: - Cây đa cũ bến đò xưa, Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ. - Chừng nào cho sóng bỏ ghành, Cù lao bỏ biển anh mới đành lòng bỏ em. Đặc điểm của ca dao Việt Nam là ngắn gọn, súc tích. Nó được hình thành bằng những hình ảnh rất giản dị, chân thật và gần gũi với cuộc sống người dân Việt Nam. Cùng với sự hình thành chủ yếu là thể thơ lục bát nên ca dao rất dễ đọc và dễ nhớ. Nhưng có đọc đi đọc lại ta mới cảm nhận hết những cái hay, cái đẹp của ca dao Việt Nam trong cách thể hiện nội dung: Thương anh em cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang. Phá Tam Giang ngày rày đã cạn, Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm. Ca dao Việt Nam không phải là những lời thơ bóng bẩy mà còn gợi nên những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc dễ đi vào lòng người: Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. Em ơi chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau. Bên cạnh đó còn có những bài ca dao mà trong đó ta cảm nhận được niềm cảm thông và tìnhyêu cao thượng: -Mình bảo với ta mình hãy còn son, Ta đi qua ngõ thấy con mình bò. Con mình những trấu cùng tro, Ta đi gánh nước tắm cho con mình. -Rượu ngon cái cặn cũng ngon, Thương em chẳng luận chồng con mấy đời. Vâng, các cụ ta ngày xưa đã yêu là yêu hết mình và người cũng thật khoan dung độ lượng.Người đã dạy thế hệ con cháu chúng ta những bài học về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế. Liệu có bao giờ các bạn tự hỏi rằng làm sao mà ông cha ta đã có được những cái nhìn sâu sắc đến thế ? Hẳn người phải có một sự tìm tòi học hỏi lớn để lưu lại cho chúng ta những câu ca dao chan chứa tình người nhưng cũng thật tế nhị và sâu sắc . Liệu các nhà thơ tình ngày nay đã có thể miêu tả được cảnh tương tư của những đôi nam thanh nữ tú như thế này chưa: -Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà, Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn. Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai. -Buồn trông chênh chếch sao mai, Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. Buồn trông con nhện giăng tơ, Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Tương tư là thế nhưng đến lúc gặp được người thương thì cũng chỉ dám nhìn trộm: Ngó em không dám ngó lâu, Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi. Vào thời ngày xưa của cha ông ta, tất cả các mối tình không phải lúc nào cũng đi đến được với một kết thúc hạnh phúc, đoàn viên vui vẻ mà còn có cả những mối tình dang dở, có cả những sự đau khổ chia li: -Trăm năm đành lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũ con đò khác đưa. -Chè non ai hái nửa nương, Cau non nửa chẽ người thương nửa chừng. Hai hàng nước mắt ngập ngừng, Thà rằng ngày trước ta đừng quen nhau. Vì sao có những mối tình đẹp mà không nên vợ nên chồng? Có một lý do cũng rất đơn giản thôi, đó là tục thách cưới: Cưới em chín quả cau vàng, Cưới em chín chục họ hàng ăn chơi. Vòng vàng kéo lấy mười đôi, Lụa là chín tấm, tiền rời nghìn quan. Gọi là có hỏi có han, Mười chun rượu nếp cheo làng là xong. Thách cưới thế này mà đối với những người nông dân thì quả là dù có" bán ruộng tư điền" cũng chẳng lấy được người đẹp anh thương. Nhưng còn có cả những kiểu thách cưới 'lạ lùng'- độc nhất vô nhị: Gan ruồi mỡ muỗi cho tươi, Xin chàng chín chục con dơi góa chồng. Thách cưới như vậy thì cả thần tiên cũng khó mà đáp ứng chứ huống chi con người. Nhưng có thách cưới như vậy thì có lẽ các nàng ngày xưa mới yên tâm rằng chàng đã yêu thương mình thật lòng. Và nhờ vậy mà nhiều đôi trai gái yêu nhau đã đến dược với nhau và chung sống đến " đầu bạc răng long" . Và có người đã đạt được mong ước của mình: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, Tre non đủ lá đan sàng nên chăng. Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng. Và để giúp các bạn hiểu hơn về ca dao tìnhyêulứa đôi, chúng tôi xin đi sâu hơn vào những lời tỏ tình trong ca dao. Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. Câu ca dao như một lời nói thấm đẫm chất trữ tình rất nữ tính và màu sắc kì diệu của tình yêu. Tìnhyêu có thể biến những cái không thực trở thành có thực và cũng biến những gì hữu hình bỗng trở nên mơ hồ, huyền ảo. Hình ảnh ẩn dụ " sông rộng một gang " thể hiện ước muốn được đến với nhau, được gần gũi bên nhau của đôi trai gái. Hai con người muốn xóa bỏ tất cả khoảng cách để được ở bên nhau. Nhưng vượt lên trên tất cả, đặc biệt nhất là hình ảnh chiếc cầu dải yếm. Đây là điều không thực nhưng lại rất thực. Dải yếm là một vật quý nhiều lần xuất hiện trong ca dao. Cái dải yếm xinh xinh quấn quanh chiếc cổ trắng của những cô gái được lấy làm hình ảnh chiếc cầu. Cô gái trong câu ca dao táo bạo và dễ thương nhưng cũng không kém phần tình tứ. Dải yếm là một vật ẩn chứa biết bao sự dịu dàng, ngọt ngào của người con gái. Chiếc cầu dải yếm cong cong nối nhịp hai tâm hồn, là nơi gặp gỡ của hai trái tim yêu thương. Còn gì gần gũi và thân thiết hơn thế. Câu ca dao đã cho ta thấy phép lạ của tìnhyêu thật màu nhiệm. Tìnhyêu ở đây không có sự trần tục, phô trương. Tất cả đã thoát ra khỏi sự tầm thường của vật chất để đạt đên độ trong, độ sáng và gần gũi biết bao … Hình ảnh chiếc cầu dải yếm làm ta chợt liên tưởng đến hình ảnh chiếc cầu trong câu cadao: Cô kia đứng ở bên sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. Vâng, lại thêm một sự thu hẹp bất thường về khoảng cách. Làm gì có con sông nào chỉ rộng bằng một cành hồng? Dường như ở đây con sông ngăn cách hai người chính là sự ngại ngùng của cô gái trong phút giây gặp gỡ. Và người con trai đã mở lời trước. Chàng trai đã ngỏ lời một cách bóng bẩy, xa xôi mà tế nhị, mộc mạc, chân thành biết bao nhiêu . " Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang " Một sự vật mang ý nghĩa tượng trưng là cành hồng bỗng trở nên đẹp đến bất ngờ . Đẹp và tình tứ quá ! Cành hồng dịu dàng, xinh đẹp, kiêu sa được chàng trai lấy làm chiếc cầu ngỏ lời với cô gái. Cành hồng hay cũng chính là sự trân trọng, nâng niu đầy yêu thương mà anh dành cho cô gái. Cánh hồng mang thông điệp tình yêu, chỉ có cánh hồng mới là vật xứng đáng tượng trưng cho tìnhyêu của anh. Tâm hồn của người con trai lãng mạn và bay bổng biết bao. Hình ảnh ngả cành hồng thật lịch thiệp và trang trọng. Tất cả đã làm bức tranh tìnhyêu hiện lên thật thi vị và đầy xúc cảm. Có đọc đến đây mới thấu hiểu được ông cha ta đã sáng tạo đến bất ngờ. Quả là một lời tỏ tình dễ thương và chân thành. Cũng như dải yếm, cành hồng là hiện thân của tình yêu, là : Cây cầu nối nhịp yêu thương. Càng lắng sâu lòng mình trong suối nguồn ca dao, ta càng cảm nhận sự mãnh liệt, duyên dáng và nên thơ trong tìnhyêu của ông cha ta thuở trước. Trong khuôn khổ cho phép, chúng tôi xin trích dẫn thêm vài câu ca dao để các bạn cùng suy ngẫm: Hỡi cô gánh nước quang mây, Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng. Cây ngô đồng cành cao cành thấp, Ngọn ngô đồng lá dọc lá ngang, Quả dưa gang ngoài xanh tronng trắng Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng. Từ ngày anh gặp mặt nàng, Lòng càng ngao ngán dạ càng ngẩn ngơ. Hay câu: Thân em như hoa gạo trên cây, Chúng anh như đám cỏ may giữa đường. Lạy trời cho cả gió sương, Cho hoa gạo rụng xuống, cỏ may xỏ vào. Và còn rất nhiều bài ca dao với những ý thơ đẹp mà lạ và sáng lung linh trong kho tàng ca dao mà chúng ta chưa có dịp tiếp cận. Vâng, thưa các bạn, ca dao là những viên ngọc quý, là cả một quá trình chắt lọc tinh hoa từ ngàn đời của ông cha ta. Cuộc sống ngày xưa không chỉ là chuỗi ngày lao động vất vả mà chứa chan tình cảm, từ tìnhyêu quê hương, gia đình đến đặc biệt là tìnhyêu trai gái. Đó là những cung bậc tình cảm thấm đượm, trong sáng, thiết tha dưới lũy tre làng. Người xưa yêu chân thành mộc mạc nhưng mãnh liệt vô cùng. Trong xã hội phát triển hiện đại ngày nay, trong mỗi chúng ta dường như đang dần thiếu vắng những tình cảm thi vị, chân thành thuở ban đầu. Đã đến lúc ta tìm về với mạch nguồn ca dao thấm đượm tình quê để hiểu, cảm nhận những hương vị tìnhyêu vời vợi thuở hồng hoang. Hãy đọc ca dao để tìm lại giá trị đích thực của hai tiếng mà cuộc sống đã trân trọng nâng niu cho con người: hai tiếng TÌNH YÊU. . Ca dao: Tình yêu lứa đôi Tình yêu vẫn luôn là đề tài muôn thuở của văn học ở mọi thời đại. Nhắc đến những nhà thơ tình ta không khỏi. xưa để lại với biết bao câu ca dao về tình yêu lứa đôi qua những vần thơ dân gian trữ tình sâu sắc, mang đậm màu sắc dân tộc . Ca dao là một dạng thơ mà