ĐỀ TÀI: SỰ THỂ HIỆN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU TRONG TÁC PHẨM VIỆT BẮC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN – HUẾ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUẢNG ĐIỀN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ T
Trang 1ĐỀ TÀI: SỰ THỂ HIỆN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU TRONG
TÁC PHẨM VIỆT BẮC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN – HUẾ
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUẢNG ĐIỀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: SỰ THỂ HIỆN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU TRONG TÁC
PHẨM VIỆT BẮC
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHAN TRẦN THANH TÚ
Quảng Điền, tháng 03 năm 2015
Trang 2CHƯƠNG 3: SỰ THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH
CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU TRONG TÁC PHẨM VIỆT
Trang 3PHẦN III: KẾT LUẬN ……… 23
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 24
Tuy nhiên, đoạn trích được học trong sách giáo khoa lại rất dài về dung lượng (đến 10 khổ thơ dài) nên việc tìm hiểu trên lớp của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên gặp nhiều khó khăn Nhất là thời lượng giảng dạy trên lớp không cho phép đi sâu phân tích kỹ từng khổ thơ, nhưng nhiều đề thi trong những năm qua lại yêu cầu học sinh phân tích từng khổ Do vậy, học sinh làm bài sẽ gặp một
số khó khăn nhất định
Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong học tập tác phẩm hay nhưng không hề dễ phân tích này, chúng tôi mạnh dạn chọn và giải quyết đề tài “Sự thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu qua tác phẩm Việt Bắc” Đề tài của chúng tôi nhằm
hỗ trợ thêm cho các giáo viên khi giảng dạy tác phẩm này đồng thời cũng là
nguồn tài liệu hữu ích cho học sinh khi học tác phẩm Việt Bắc Chúng tôi kết hợp phân tích, bình giảng tác phẩm lớn này theo từng khổ thơ được
Trang 4trích trong sách giáo khoa, đồng thời kết hợp chỉ ra đặc trưng phong cách của nhà thơ Tố Hữu.
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu cơ bản của chúng tôi là 10 khổ thơ của bài thơ Việt Bắc được trích trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) Đồng thời, chúng tôi, trong quá trình nghiên cứu, có mở rộng đối tượng khảo sát ra toàn bộ bài thơ Việt Bắc và tập thơ Việt Bắc cùng các tập thơ khác của Tố Hữu
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện chuyên đề, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như Phong cách học, Thi pháp học, Xã hội học tác giả… cùng các thao tác bổ trợnhư so sánh – đối chiếu, phân loại, phân tích…
4 Đóng góp của đề tài:
Chuyên đề dự kiến có những đóng góp cơ bản: Chỉ ra những đặc sắc nội dung
và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc trong mối liên hệ với đặc trưng phong cách của nhà thơ Tố Hữu; làm tài liệu học tập hữu hiệu cho học sinh và tư liệu tham khảo cho giáo viên khi học tập – giảng dạy bài thơ Việt Bắc
5 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chuyên đề được cấu trúc thành các chương:
Chương 1: Khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc
Chương 2: Khái quát về phong cách học trong nghiên cứu văn học
Chương 3: Sự thể hiện đặc trưng phong cách của nhà thơ Tố Hữu trong tác phẩm Việt Bắc
Trang 5PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ TỐ HỮU VÀ TÁC PHẨM VIỆT BẮC
Những thông tin về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc là vấn đề không có tính mới đối với những chuyên đề như chúng tôi đang thực hiện Do vậy chúng tôi chỉ trình bày hết sức vắn tắt và khúc chiết những chi tiết quan trọng mà khi giảng dạy cũng như khi làm bài học sinh không thể không nói Những thông tin sau chỉ
là khái lược
1.1 Tác giả Tố Hữu:
Tố Hữu sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế Nhà thơ xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo Cha và mẹ sớm đã truyền cho ông tình yêu với văn học.Năm 1938, ông được kết nạp Đảng và từ đó hiến dâng đời mình cho cách mạng Năm 1939, ông bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên Đến năm 1942, Tố Hữu vượt ngục ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tố Hữu lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, Tố Hữu liên tục giữnhững chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Với những cống hiến lớn lao cho nghệ thuật và lịch sử dân tộc, năm 1996 Tố Hữu được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 1
Con đường nghệ thuật của Tố Hữu gắn liền với những chặng đường vàng son của cách mạng Việt Nam Các tập thơ của ông đều gắn với những mốc son của
lịch sử dân tộc: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1947 – 1954), Gió lộng (1955 –
Trang 61961), “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977), “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999).
1.2 Tác phẩm Việt Bắc:
Bài thơ “Việt Bắc” ra đời trong hàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, tháng 10năm 1954, Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà
Nội Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
“Việt Bắc” là một đỉnh cao tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ
Tố Hữu, đồng thời cũng là tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì khángchiến chống Pháp Nhan đề bài thơ được trang trọng lấy làm nhan đề cho tập thơ
“Việt Bắc” xuất bản năm 1954
Về kết cấu, bài thơ được xây dựng theo diễn biến tự nhiên của tâm trạng hoài niệm Từ hiện tại với cuộc chia li kẻ ở – người đi, tác giả hồi tưởng về quá khứ ân tình của “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” và cùng nhau hướng tới tương laitươi sáng của đất nước Đoạn trích có thể chia làm hai phần: Phần thứ nhất từ
đầu đến “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” nói về tâm trạng bùi ngùi,
lưu luyến, nỗi niềm của người ở lại Phần còn lại bày tỏ niềm thương nhớ của người cán bộ cách mạng về xuôi
1.3 Một vài lưu ý quan trọng khi nghiên cứu về tác giả Tố Hữu
và tác phẩm Việt Bắc:
Khi nghiên cứu tác giả Tố Hữu chúng ta không thể không chú ý vài điều quan trọng Dòng văn học cách mạng Việt Nam chuyển qua các giai đoạn với các loại tác phẩm và tác giả có sự khác biệt về tư tưởng và cảm hứng Sự vận động từ thơ văn của phong trào Đông Du, Duy Tân Đông Kinh Nghĩa Thục đến thơ văn của phong trào chống thuế tại Trung Kì (Trung Kì dân biến) đến thơ văn trong tù
Trang 7rồi thơ của các nhà cách mạng vô sản là sự vận động tích cực theo sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà Tố Hữu lại nằm ở giai đoạn đích sau cùng Qua trường hợp Tố Hữu chúng ta thấy giai đoạn nhà thơ sống chính là giai đoạn tư duy thơ đổi khác dưới ngọn bút của các nhà cách mạng: “từ một lối tư duy thơ hướng về các mẫu mực cổ xưa, người ta hướng vào tương lai và thực trạng trướcmắt Từ văn chương ngôn chí, thù tạc tỏ lòng, văn chương tiến than chuyển sangvăn chương trình bày hiện thực, tuyên truyền, kêu gọi cách mạng Từ văn
chương nói với trời đất, với kẻ tri kỉ, tri âm vốn hiếm hoi và mang tính cá nhân, xuất hiện văn chương hướng tới đông đảo quần chúng; từ một nền văn chương mang tính chất trí thức quý tộc chuyển sang nền văn học đại chúng bình dân Từvăn chương chữ Hán là chủ yếu chuyển sang nền văn học tiếng Việt hiện đại Thiliệu đổi thay, chức năng thể loại cũng khác” [3; 24] Và do vậy, Tố Hữu hội đủ điều kiện “kết hợp hài hòa tư tưởng cách mạng cao đẹp, sáng rõ nhất của thời đại với hình thức ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại và không ngừng đổi mới, làm phong phú cho nó” [3;27]
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC 2.1 Điểm qua một số công trình nghiên cứu văn học lớn ở Việt Nam vận dụng lí thuyết phong cách học:
Đến nay, ở Việt Nam ta, việc vận dụng lí thuyết phong cách học trong nghiên cứuvăn học không còn là mới mẻ nữa Nhiều nhà nghiên cứu và nhiều nhà nghiên cứu lớn đã dung lí thuyết Phong cách học trong tiếp cận nghiên cứu tác phẩm văn học và đạt những hiệu quả vô cùng to lớn Chúng ta có thể kể một số công trình như “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của Giáo sư Phan Ngọc; loạt công trình liên tiếp của tác giả thời danh Đỗ Lai Thúy như “Hồ
Trang 8Xuân Hương hoài niệm phồn thực”, “Bút pháp của ham muốn”, “Phê bình văn học – con vật lưỡng thê ấy”, “Mắt thơ”, rồi gần đây nhất là “Thơ như là mỹ học của các khác”.
Công trình “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” là công trình có thể xem là đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về phong cách học ở Việt Nam, có thể xem đó là công trình có tính khai phá cho một phương pháp nghiên cứu văn học mới được áp dụng vào Việt Nam Giáo sư Phan Ngọc, qua việc khảo sát Truyện Kiều ở những nội dung lớn như Tư tưởng của Truyện Kiều, Phương pháp
tự sự của Nguyễn Du, thủ pháp phân tích tâm lý trong Truyện Kiều, bố cục, câu thơ, ngôn ngữ và ngữ pháp của Truyện Kiều đã cho người đọc thấy được ưu việt lớn của phương pháp Phong cách học trong nghiên cứu văn học Việc áp dụng phương pháp này đã giúp Giáo sư Phan Ngọc làm rõ cống hiến thiên tài của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Loạt công trình của Đỗ Lai Thúy đã khắc sâu thêm ảnh hưởng của phương pháp Phong cách học trong lòng độc giả Việt Nam Chớ tưởng rằng Đỗ Lai Thúy chỉ
áp dụng phương pháp Phân tâm học trong các công trình của mình Qua việc nhận định có tính định hướng “Phong cách chính là sự lệch chuẩn”, Đỗ Lai Thúy
đã đi tìm sự “lệch chuẩn” đáng ngợi ca trong sáng tác của nhiều tác giả
2.2 Nhận diện khái niệm Phong cách trong nghiên cứu văn học:
Theo Giáo sư Phan Ngọc Phong cách học là “khoa học khảo sát các kiểu lựa chọn và giá trị biểu cảm của các kiểu lựa chọn ấy” Nhiệm vụ của Phong cách học là “khảo sát các kiểu thay thế, nhằm đưa ra những phán đoán về giá trị, trong lúc đó các bộ môn khác của ngôn ngữ học đưa ra những phán đoán về
Trang 9hiện thực … Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả… Trong phong cách có nội dung, nhưng nội dung được xây dựng theo cái hình thức riêng thích hợp với phong cách” [2;27].
Như vậy, theo Phan Ngọc, Phong cách không phải bao giờ cũng trùng khít với thời đại Một thời đại “chỉ có phong cách của nó khi nghệ thuật của nó đạt đến một trình độ tiêu biểu không lặp lại ở các thời đại khác Mỗi thời đại chỉ có được phong cách của mình sau khi đã có được một cách khám phá riêng cho nó mà đời trước chưa có” Phong cách cũng không đồng nhất với thể loại Bởi “thể loại cũng đạt đến một cách nhìn riêng của nó, lúc đó mới có phong cách” Hiện tượngphong cách tác giả lại càng hiếm hơn nữa Một tác giả chỉ có thể có một phong cách riêng khi “đọc một vài câu, người ta đoán biết tác giả là ai, khi phong cách
mà tác giả xây dựng góp phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực chonhiều người noi theo và học tập” [2;29] Với cách hiểu phong cách như thế, ta sẽ
dễ dàng tìm thấy đặc trung phong cách của Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
CHƯƠNG 3
SỰ THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU TRONG TÁC PHẨM VIỆT BẮC
3 1 Những tiếng lòng đồng vọng của kẻ ở – người đi:
Khổ 1: Lời của người ở lại
Trong cảnh chia tay dùng dằng, lưu luyến, bịn rịn giữa người đi và kẻ ở, người ở lại đã mở lời trước với câu hỏi xiết bao ân tình:
Trang 10“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Trong khổ thơ này, “mình” là người ra đi, là người cán bộ kháng chiến chia tay Việt Bắc, “ta” là người ở lại, là đồng bào Việt Bắc và cả thiên nhiên núi rừng Việt Bắc sâu nặng ân tình Để diễn tả tình cảm lưu luyến, bịn rịn giữa người đi và kẻ
ở, Tố Hữu đã sử dụng lối xưng hô mình – ta quen thuộc trong ca dao Đại từ mình – ta cũng chính là hai nửa yêu thương trong ca dao tình yêu đôi lứa:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”
Lối xưng hô này đã tạo nển sắc thái tình cảm thân mật, đằm thắm như tình yêu đôi lứa giữa người cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc Như vậy, vấn đề có tính chính trị được Tố Hữu trình bày trong bài thơ không khô khan mà lại rất dễ đivào lòng người
Với khổ thơ đầu, chỉ có bốn dòng thơ nhưng lại có tới hai câu hỏi luyến láy trong khắc khoải, dồn dập: “mình về mình có nhớ ta”, “mình về mình có nhớ không?” Thực ra, hỏi chỉ là cách mà người ở lại bày tỏ nỗi lòng Hỏi người có nhớ không chính là ngầm bảo ta rất nhớ người Việt Bắc hỏi người đi nhưng cũng muốn thể hiện lòng mình nhớ người đi da diết Hỏi “nhớ không” là đã hàm nghĩa lời nhắn gửi, nhắc nhở người về chớ quên
Trong cảm xúc bùi ngùi đưa tiễn, người ở lại nhắc nhở người ra đi đừng quên
“mười lăm năm” đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi; đừng quên Việt Bắc là
“quê hương cách mạng”, là cội nguồn, là thủ đô kháng chiến Những cây,
Trang 11núi, sông, nguồn không chỉ là thiên nhiên mà còn là nguồn cội, như lời ca dao
về công sinh thành của cha mẹ mà dân gian từng ca ngợi:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Khổ 2: Tiếng lòng của người ra đi
Đáp lại những câu hỏi của người miền núi la tiếng lòng của người ra đi
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuân trong dạ, bồn chồn bước đi”
Đây không phải là câu trả lời trực tiếp mà chỉ là lời độc thoại nội tâm Người đi như nói với chính mình để qua đó bộc bạch nỗi lòng lưu luyến Với việc sử dụng
từ phiếm chỉ “tiếng ai” đã làm tứ thơ mờ hóa trong cảm xúc bồi hồi của người đi
kẻ ở “Tiếng ai” trong câu thơ cũng là tiếng người ở lại vang vọng, khơi gợi nỗi nhớ của người đi
Người cán bộ kháng chiến giã từ Việt Bắc với nỗi nhớ lưu luyến, tiếc nuối, bâng khuâng Những trạng thái cảm xúc ấy dồn nén lại , làm ngập ngừng bước chân
Tố Hữu đã sử dụng nhiều từ láy “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” để diễn tả tâm trạng bịn rịn, lưu luyến lúc chia tay Ta – mình dường như bịn rịn trong cảm giác “người ơi người ở đừng về” nghe sao xao xuyến, cuộn xoáy tâm hồn
Hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã sử dụng thành công phép hoán dụ để chỉ hình ảnh con người Việt Bắc:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Mười lăm năm trước trong đói nghèo, Việt Bắc đã đón nhận và cưu mang người cách mạng Mười lăm năm sau, những người dân Việt Bắc, vẫn chiếc áo chàm
Trang 12ấy tiễn đưa người cán bộ về xuôi Nghĩa tình biết nói mấy cho vừa Dấu chấm lững khép hờ câu thơ đã thể hiện sự dùng dằng, lưu luyến giữa người đi và kẻ ở.
“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” là câu thơ có giá trị biểu cảm lớn
Không nói nhưng đã nói rất nhiều bởi lẽ không biết nói gì không phải là không có
gì để nói mà chính bởi cõi lòng tràn ngập vô vàn điều muốn nói nhưng nghẹn ngào không thể nói lên lời
Khổ 3: Người ở lại gợi nhắc ân tình
Nhớ Việt Bắc là nhớ những tháng ngày gian khổ Ở khổ thơ thứ 3, người ở lại, trong nỗi lưu luyến bồi hồi, đã gợi lại kỉ niệm trong những năm tháng thiết tha mặn nồng ở chiến khu:
“Mình đi có nhớ những ngày
………
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”
Toàn bộ khổ thơ này, Tố Hữu đã sử dụng một loạt câu hỏi vang lên dồn
dập: “mình đi có nhớ”, “mình về có nhớ” Bao nhiêu cặp lục bát là bấy nhiêu câu hỏi Và cứ sau một câu hỏi lại là một câu giãi bày liên tục, khắc khoải Một câu hỏi đặt ra lại kèm theo một lời nhắn nhủ, gợi lại kỉ niệm Việt Bắc nhắn nhủ người
đi hãy nhớ về những tháng ngày gian khổ nhưng ấm áp nghĩa tình giữa người cán bộ kháng chiến và nhân dân nơi đây
Trong lời nhắn gửi của Việt Bắc, có sự gợi nhắc về thiên nhiên luôn gắn bó với con người:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”
Trang 13Nhớ về Việt Bắc, xin đừng quên cảnh thiên nhiên mang nét đặc trưng của rừng núi: thiên nhiên khắc nghiệt mưa nguồn thác lũ, sương mù giăng phủ bản làng, mây che mờ mịt nhưng thân thuộc và gắn bó biết bao bởi vì thiên nhiên ấy đã từng chở che con người.
Nhớ về Việt Bắc, xin đừng quên những tháng ngày gian khổ, trường kì kháng chiến với biết bao tình nghĩa đã có với nhau:
“Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”
Hình ảnh “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” như làm ta liên tưởng đến âm hưởng trầm hùng của những trái tim “biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ đi trả thù mà không sợ dài lâu” Yêu quí biết bao nhiêu một Việt Bắc
nghèo khó nhưng luôn dung chứa trong mình những tình cảm lớn với tổ quốc, nhân dân
Trong nỗi nhớ thương dâng đầy, người ở lại tiếp tục bật lên lời nhắn nhủ:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bụi để rụng, măng mai để già”
“Rừng núi nhớ ai” hay người ở lại nhớ người đi khôn xiết? Trong câu nói lấp lửng của Việt Bắc như có chút dỗi hờn, trách móc nhẹ nhàng mà đầy yêu thương Người đi rồi, trám rụng, măng già, cỏ cây buồn khô héo
Người ở lại vẫn tiếp tục gợi nhớ: mình đi đừng quên bản làng, đất đai, cỏ cây, đừng quên nghĩa tình “mười lăm năm ấy”:
“Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Trang 14Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh”
Bởi bản làng, núi non là nơi chứng kiến biết bao ân tình, nơi nuôi dấu và vun đắp
những “tấm lòng son”, nơi chứng kiến sự sinh thành và lớn lên của cách mạng
từ buổi đầu Việt Minh, những ngày kháng Nhật
Đai từ “mình” xuất hiện nhiều lần trong khổ thơ thứ ba, nhưng đến hai câu cuối của khổ thơ, Tố Hữu đã sử dụng cách xưng hô đầy sáng tạo:
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”
Tố Hữu đã có sự sáng tạo trong việc sử dụng hai từ “mình – ta” quen thuộc:
“Mình đi, mình có nhớ mình” Từ mình thứ nhất và thứ hai được dùng theo
ngôi thứ hai Nhưng từ “mình” thứ ba lại làm tứ thơ trở nên đa nghĩa Có thể hiểu
là người ở lại nhắn gửi người đi đừng quên núi rừng, thiên nhiên, con người Việt Bắc Cũng có thể hiểu cả ba chữ “mình” đều được dùng theo ngôi thứ hai Đó là lời nhắn gửi vơi hàm nghĩa: “anh đi anh có nhớ anh không?” Anh còn phải nhớ
em và nhớ cả anh nữa chứ Ca dao chỉ đòi hỏi nhớ em thôi Vậy mà Tố Hữu đã thêm hương sắc cho chữ tình Liệu mình có thay lòng đổi dạ với ta không? Mình
có thay lòng đổi dạ với mình không? Đến đây ta thấy không còn là lời đối thoại, cũng không còn là câu hỏi của Việt Bắc nữa mà câu thơ đã trở thành lời độc thoại nội tâm của chính nhà thơ Thì ra Việt Bắc là một bài thơ “lòng dặn lòng”;
Tố Hữu đã phân thành hai nhân vật chuyện trò tâm tình và cũng như để nhắc chính mình
Bằng lời thơ lục bát giản dị mà sâu sắc; sử dụng ngôn ngữ dân giã mà hàm súc,
đa nghĩa; dùng cặp từ “mình – ta” trong đối đáp của ca dao, Tố Hữu đã chuyển tải nỗi nhớ da diết của nhân dân Việt Bắc với người cám bộ cách mạng về xuôi