1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn

21 638 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 150 KB

Nội dung

Trong ba năm học ở bậc THPT, chúng ta sẽ học tác phẩm của một số nhà văn lỗi lạc tiêu biểu cho các trung tâm văn hóa rực rỡ, các trường phái văn học tiêu biểu của loài người trong khoảng

Trang 1

Sáng ki n kinh nghi m ng v nế ệ ữ ă

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài: 1

2.Tình hình nghiên cứu: 2

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 2

3.1 Mục đích của đề tài: 2

3.2 Nhiệm vụ của đề tài: 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:: 2

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương I: Những vấn đề lý luận 5

Chương II Những vấn đề thực tiễn 6

1 Nội dung khám phá của thơ Đường: 7

2 Đặc trưng của thơ Đường: 7

3 Ngôn ngữ thơ Đường: 8

4 Luật thơ Đường: 8

Chương III Thực hành: Giảng dạy một số tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại 12

PHẦN KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài :

Những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người hiện đại Trong ba năm học ở bậc THPT, chúng ta sẽ học tác phẩm của một số nhà văn lỗi lạc tiêu biểu cho các trung tâm văn hóa rực rỡ, các trường phái văn học tiêu biểu của loài người trong khoảng ba nghìn năm.Chương trình học đã chú ý tới văn học các nước có quan hệ ảnh hưởng sâu rộng với văn học Việt Nam Một trong số nước đó là Trung Quốc mà thơ Đường là một thành tựu độc đáo Đời Đường (618 – 907) là thời kỳ toàn thịnh của xã hội phong kiến ở Trung Quốc.Trong giai đoạn này văn học đời Đường đã phát triển hơn bất kỳ thời đại nào trước đó.Thơ Đường như một vườn hoa muôn màu muôn sắc nở rộ, nhiều nhà văn, nhà thơ xuất hiện, nhiều thể loại văn học phát triển, đã để lại những thành tựu rực rỡ ghi dấu ấn trong thơ ca.Giai đoạn này có nhiều tác giả đã đi vào lịch sử thơ ca như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị

Thơ Đường du nhập vào Việt Nam rất sớm, nó được Việt Nam chấp nhận như một nội sinh Cho đến hôm nay, thơ Đường vẫn rất gần gũi với

Trang 3

người Việt Nam, vì vậy, không gì khó hiểu khi ta thấy trong chương trình môn văn ở trường phổ thông, thơ Đường có một vị trí đặc biệt Số lượng không quá lớn nhưng quả đã đặt người giáo viên văn trước một thử thách lớn, đòi hỏi họ phải tìm cách vượt qua.

Để dạy văn học Trung Quốc tốt cần phải giải quyết hai vấn đề, đó là cách cảm thụ thơ văn và thi pháp Nói cách cảm thụ là nhằm cái chủ thể người tiếp nhận và con đường tiếp nhận Nói thi pháp là nhằm vào khách thể sáng tạo tức là người sáng tác, tìm xem họ dùng những phương thức, phương tiện

gì để thể hiện cảm hứng, để chuyển tải tư tưởng, để xây dựng hình tượng

2 Tình hình nghiên cứu:

Ở trường phổ thông hiện nay, tình hình dạy thơ nhìn chung chưa đạt hiểu quả cao Riêng đối với thơ Đường, chưa có nhiều giáo viên giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của nó Phần lớn giáo viên mới chỉ phân tích được nội dung tác phẩm mà chưa làm nổi bật các thủ pháp nghệ thuật cùng đặc trưng thi pháp thơ Đường, nhiều giáo viên chỉ biết thuyết giảng, ít đối thoại với học sinh vì sợ thiếu thời gian Cách làm ấy vô hình dung đã đi ngược lại cái “phép” của thơ Đường là “nói ít gợi nhiều” Mặt khác, việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao còn do việc cung cấp tri thức lý thuyết về thơ Đường còn thiếu nên tri thức làm nền tảng cho học sinh tiếp nhận còn nghèo nàn Vậy nên khi học thơ Đường, học sinh có

ấn tượng thơ Đường khó tiếp nhận

Xuất phát từ thực tế này, tôi thấy vấn đề nghiên cứu cách dạy học thơ Đường ở trường học phổ thông là rất quan trọng Thực hiện đề tài này tôi hy vọng đưa ra cách hiểu khoa học về thơ Đường nhằm góp phần nhỏ bé vào việc cải tiến chất lượng dạy học thơ Đường trong nhà trường phổ thông

Trang 4

Tuy nhiên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, tôi rất mong được sự góp ý từ phía các đồng nghiệp, những đồng chí quan tâm đến vấn đề này.

Do khả năng của bản thân và khuôn khổ của đề tài, tôi xin đưa ra kinh

nghiệm của bản thân về cách tiếp cận thơ Đường ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại ( thi pháp )

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

3.1 Mục đích của đề tài:

– Nêu lên kinh nghiệm của bản thân về cách tiếp cận một tác phẩm thơ

Đường để cùng trao đổi với đồng nghiệp của mình, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay

– Nhằm nâng cao hiệu quả giờ học văn trong trường trung học phổ thông.3.2 Nhiệm vụ của đề tài:

– Xác định cơ sở lý luận của việc giảng dạy và học tập thơ Đường ở trường trung học phổ thông trong nhiều năm qua

– Tình hình thực tiễn về phương hướng đổi mới dạy học thơ Đường theo đặc trưng thể loại

– Thực hành soạn giảng một tiết dạy cụ thể: Tiết 44 và 47 trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

– Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến việc cảm thụ thơ

– Nghiên cứu văn bản: Hoàng Hạc lâu tổng Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch và Thu hứng của Đỗ Phủ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 THPT

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

Đề tài sáng kiến gồm những nội dung chính sau:

1 Thơ Đường nhằm khám phá sự tự nhiên mà chủ yếu sự tự nhiên giữa con người với thiên nhiên

2 Đặc trưng của thơ Đường

3 Thơ Đường xét về mặt ngôn ngữ

4 Luật thơ

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Những vấn đề lý luận

Thơ Đường giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử thơ ca cổ đại Trung Quốc Trong tập Toàn Đường thi soạn năm 1705 có 4.8900 bài thơ Đường

Về sau nhiều nhà nghiên cứu cho rằng số lượng của thơ Đường không phải chỉ có thế Nhưng dù sao con số đó cũng nói lên phần nào cái hùng vĩ, đồ sộ của dãy núi thơ Đường

Tại sao đến đời Đường thì thơ ca cổ đại Trung Quốc đạt đến đỉnh cao như vậy? Có thể nói rằng thơ ca phát triển là do nhiều điều kiện và yếu tố hợp thành như hoàn cảnh lịch sử, cơ sở xã hội, đời sống nhân dân, truyền thống văn học và sự phát triển nội tại của nó… Đời sống nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Mâu thuẫn chính trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ Cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt và dai dẳng này chính là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên, cũng là điều kiện để thơ ca phát triển Tác phẩm văn học không thể không phán ánh những mâu thuẫn

đó trên những mức độ khác nhau hoặc trực tiếp hay gián tiếp, hoặc công khai hay bí mật, hoặc hoàn chỉnh hay phiến đoạn

Khi lên nắm chính quyền, giai cấp thống trị nhà Đường áp dụng hàng loạt chính sách nhượng bộ nông dân Kinh tế phồn vinh, xã hội thái bình, cục

Trang 6

diện chính trị ổn định tạo điều kiện cho nhà thơ đi đây đi đó tận hưởng cảnh đẹp của non sông đất nước, bồi dưỡng khí chất lãng mạn và năng khiếu nghệ thuật, viết lên những lời thơ giàu sức sống thời đại Nhưng nói như vậy không có nghĩa là khi một nền kinh tế phong kiến suy đồi, trật tự xã hội hỗn loạn là không xuất hiện những nhà thơ lớn Những bài thơ giàu tính hiện thực và thấm sâu lòng nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ ra đời sau vụ biến An Lộc Sơn là những bằng chứng cụ thể.

Vả lại, cho dù những năm tháng đầu khi nền kinh tế xã hội nhà Đường phồn vinh, ổn định thì mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại, phát triển Lúc này, do sự va chạm giữa cuộc sống riêng tây và tinh thần phản nghịch vốn có của nhà thơ

mà bật ra những tia lửa phản kháng không thể dập tắt được Sáng tác của Lí Bạch trong giai đoạn đầu cũng đủ sức chứng minh hiện thực đó Mặt khác sau loạn An Lộc Sơn, tuy sức sản xuất vật chất của xã hội bị phá hoại

nghiêm trọng, nhưng những vùng như lưu vực sộng Trường Giang và phía nam Trường Giang vì không trực tiếp chịu ảnh hưởng của chiến tranh và do của cải vật chất đưa từ miền Bắc xuống nên nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở những khu vực này phát đạt, tạo điều kiện vật chất cho sự phát triển của thơ ca giữa đời Đường và thời kì sau

Chế độ khoa cử “ dĩ thi thủ sĩ” ( lấy thơ ca để chọn người tài ) đời Đường tuy không phải là nguyên nhân chính của sự phát triển thơ ca, nhưng không thể phủ nhận một điều là việc “dĩ thi thủ sĩ” đã góp phần làm giàu kho tàng thơ ca vốn có đời Đường

Ngoài ra sự phồn vinh của các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ đạo đặc biệt là hội họa cũng ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của văn học Hội họa, điêu khắc đời Đường đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, sản sinh những nhân tài như Ngô Đạo Từ chuyên vẽ người, Vương Duy chuyên vẽ sông núi, Dương Huệ Chi nổi tiếng về điêu khắc…

Trang 7

Ngoài những điều kiện lịch sử và xã hội nói trên thì sự phát triển của bản thân nền văn học nói riêng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thơ Đường phát triển Kể từ khi Kinh Thi, tập thơ đầu tiên của Trung Quốc

ra đời, cho đến thơ Đường, thơ ca Trung Quốc đã có một lịch sử lâu dài Hơn một nghìn năm qua, thơ ca là thể loại chủ yếu của nền văn học Trung Quốc Từ loại thơ bốn chữ trong Kinh Thi cho đến hình thức “ Tao thể” của

sở từ và loại thơ năm chữ hoặc bảy chữ đời Hán cũng tích lũy những kinh nghiệm phong phú cho sự sáng tác thơ ca đời Đường

Chương II Những vấn đề thực tiễn

1 Nội dungkhám phá của thơ Đường:

Thơ Đường nhằm khám phá sự tự nhiên mà chủ yếu là sự tự nhiên giữa con người với thiên nhiên, gợi lên những giao cảm, đưa đến cho người đọc người bạn tri âm tri kỉ: một con sông, một vầng trăng, một cánh chim… Cách cấu

tứ nhằm khai phá sự tự nhiên, sự giao cảm giữa tự nhiên với con người ấy đã xóa đi mọi gianh giới, mọi sự ngăn cách, tạo ra âm hưởng vang vọng trong tâm hồn

Lý Bạch là một người đi du ngoạn nhiều nơi nhất Hầu như khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đều in dấu chân ông Thơ viết về thiên nhiên của ông là những bức tranh hùng vĩ, tráng lệ ẩn giấu một vẻ đẹp sâu xa thầm kín: Thác nước Hương Lô trong bài Vọng Lư sơn bộc bố hùng vĩ lạ thường

“ Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”

( Tương Như dịch)

Trang 8

Thực tế Hương Lô bắt nguồn từ núi cao chảy xuống, nhưng dưới ngòi bút

Lý Bạch nó không còn là thác nước bình thường nữa Nó chảy từ độ cao ba nghìn thước, lại chảy như bay, đứng xa mà nhìn ngỡ tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây

Thiên nhiên còn là người bạn an ủi, động viên, chia sẻ nỗi đau khổ, dằn vặt trong lòng ông

“ Chim bay vút bay hết

Mây lẻ đi một mình

Nhìn nhau không thấy chán

Chỉ còn núi Kính Đình”

( Độc tọa Kính Đình sơn – Phạm Lệ Duyên dịch)

Hình như núi Kính Đình cũng hiểu được sự cô độc lẻ loi, hiu quạnh của nhà thơ

2 Đặc trưng của thơ Đường:

Để hiểu hết cái cảm hứng của nghệ thuật thơ Đường lại cần nắm được đặc trưng của thơ Đường, chung quy có thể thấy được mấy đặc điểm sau:

Trong cách cấu tứ thường tìm hiểu sự giao cảm giữa con người và thiên nhiên, trong cách biểu hiện thường cái tôi trữ tình hòa lẫn vào ngữ cảnh, trong cách diễn đạt thường ý thức đến sự quấn quyện ba yếu tố thi- nhạc- họa

Khi đọc thơ Lý Bạch mọi người đễ dàng nhận thấy sức tưởng tượng lớn lao của ông Ông đưa tình cảm nồng cháy, khát vọng mãnh liệt vào đối tượng miêu tả Để việc khoa trương có được bề rộng lẫn bề sâu, ông nhân cách hóa các đối tượng được miêu tả: Núi Kính Đình là người bạn tâm tình có thể hiểu được cảnh cô độc và nỗi buồn của nhà thơ, hoặc gió xuân cũng hiểu được nỗi đau khổ, nỗi tái tê của con người trong cảnh biệt ly

“Gió xuân như cũng thấu hay

Trang 9

Không cho cành liễu điểm đầy xanh non”

(Lao lao đình – Trúc Khê dịch)

Trăng và bóng cũng trở thành bạn tâm đầu ý hợp cùng nhà thơ nâng cốc để làm dịu bớt sự lẻ loi đơn chiếc:

“Cất chén mời trăng sáng,

Mình với bóng là ba”

(Nguyệt hạ độc chước – Tương Như dịch)

3 Ngôn ngữ thơ Đường:

Ngôn ngữ thơ Đường nhìn chung trong sáng, tinh luyện Các tác giả thơ Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý của mình Như Đỗ Phủ rất chú trọng đến ngôn ngữ thơ ca, ngoài việc dùng phương ngôn, khẩu ngữ, ông cũng tốn nhiều công phu gọt giũa từng lời, từng ý đạt mức “ ý tại ngôn ngoại

“ ( ý nằm ở ngoài lời ) Khái quát và chính xác là đặc điểm là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ thi ca của Đỗ Phủ Trong bài Đăng cao, Đỗ Phủ viết:

“Vạn lí bi thu thường tác khách

Bách liên đa bệnh độc đăng đài”

(Thu quạnh nghìn khơi lòng khách não

Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn – Nam Trân dịch)

Chỉ mười bốn chữ nhưng làm rõ bảy tầng ý đau thương: Sống nơi đất khách quê người ( tác khách), xa nhà vạn dặm ( vận lí), mà nào có phải chỉ một đôi lần ( thường tác khách), lại phải xa nhà vào những ngày thu ảm đạm ( bi thu), chỉ một thân một mình ( độc đăng đài), cả đời người ( bách niên) hay

ốm đau mà nào chỉ có vài bệnh ( đa bệnh) Bảy ý đó quyện vào nhau, mỗi chữ một ý, ý này bổ sung ý kia, làm nổi bật hình ảnh cô độc, lẻ loi của con người chịu lắm nỗi gian truân, thống khổ của cuộc đời Lời thơ cô đọng,

Trang 10

hàm súc, cảnh, ý, tình lồng vào nhau tô đậm thêm phong cách trầm uất của thơ ông.

4 Luật thơ Đường:

Thơ Đường luật là thể thơ chủ đạo có tác động chi phối thể thơ khác, thường dùng như một hệ quy chiếu để xem xét đặc điểm các thể thơ khác ( cổ phong

và từ) Đó là một thể thơ có niêm luật chặt chẽ, niêm luật đó lấy việc xen kẽ các thanh trắc và bằng làm nguyên tắc, tuy nhiên nguyên tắc đó không phải

là tuyệt đối, có phần gần như tuyệt đối Đó là vị trí của các thanh ở chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong thơ thất ngôn, thường được khái quát thành công thức “ nhị tứ lục phân minh”, với hàm nghĩa: thanh của chữ thứ tư phải ngược thanh với chữ thứ hai và thứ sáu, có thể là trắc-bằng-trắc hoặc bằng-trắc-bằng, viết tắt là TBT và BTB

Ví dụ: “Phong cấp thiên cao viên khiếu ai”

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu”

(Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch)

Phần có thể linh động là các chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 thường quy thành công thức “Nhất tam ngũ bất luận”.Thật ra chỉ chữ thứ nhất là hoàn toàn linh động Chữ thứ năm nói chung là ngược thanh với chữ thứ bảy, tuy linh động cũng không bị coi là thất luật Chữ thứ ba nếu ở câu có vần, không được chuyển thanh “bằng” thành “trắc” Thơ Đường luật có 3 dạng chính: bát cú( 8 câu), tuyệt cú (có khi gọi là tứ tuyệt, 4 câu), bài luật (còn gọi là trường luật, nghĩa là một bài thơ luật kéo dài)

Trang 11

Một bài bát cú được chia thành 4 cặp câu (còn gọi là 4 liên thơ) đề, thực, luận, kết (còn gọi là liên đầu, liền cằm, liên cổ, liên đuôi, cũng có khi gọi bằng số: cặp câu thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư ) Đã có xu hướng quy các chức năng xác định cho mỗi cặp câu như tên gọi của nó( đề là “ vào đề”), thực là “ nói thực”, luận là “ bàn rộng ra”, kết là “ kết luận” ) Song thực tiễn thơ Đường luật, đặc biệt là thơ từ đời Minh trở về trước lại cho ta thấy

không phải bao giờ cũng vậy Một tỷ lệ không nhỏ các bài thơ Đường như Hoàng Hạc lâu của Thôi hiệu, Đăng cao của Đỗ Phủ chỉ có thể được lí giải đúng đắn nếu chỉ chia chúng thành hai phần, tức nửa trên và nửa dưới như nhà phê bình Kim Thánh Thán ( nhà phê bình nổi tiếng cuối đời Minh, sinh 1608) thường gọi

Mô hình thơ thất ngôn bát cú vần bằng ( luật bằng)

Trang 12

đi của câu thơ không trở nên đơn điệu, do đó về cơ bản giữa các cặp câu thơ thì thanh phải đối nhau trừ chữ thứ 5 và chữ thứ 7 trong câu đầu Muốn vậy chữ thứ hai của câu chẵn thuộc liên thơ trên phải cùng thanh với chữ hai của câu lẻ thuộc liên thơ dưới, tuy nhiên người ta cũng đề ra những ngoại lệ.

Ngày đăng: 22/04/2017, 21:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w