sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ Văn ở THPT

25 726 3
sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ Văn ở THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề Nội dung chương trình môn Ngữ văn THPT từ khi được chỉnh lý kéo theo đó là dạy học theo hướng tích hợp giúp học sinh và giáo viên thấy được sự liên quan giữa lí thuyết và thực hành, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa ba phần: Văn bản –Tiếng việt –Tập làm văn. Qua đó, củng cố, khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn so với chương trình cũ. Sự đổi mới chương trình kéo theo sự đổi mới về phương pháp giảng dạy và lĩnh hội tri thức. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng thầy và trò trường THPT Bình Dương vẫn còn nhiều hạn chế trong dạy – học bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là khi phân tích, cảm nhận một tác phẩm thơ, văn trong sách giáo khoa, sách bài tập,… Để nắm tình hình chất lượng bộ môn Ngữ văn đầu năm và số liệu học sinh không thích bộ môn Ngữ văn, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và thống kê như sau: Năm học Lớp Tổng số HS Số lượng HS thích học Ngữ Văn Số lượng HS không thích học Ngữ Văn Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2010-2011 Lớp 11A3 45 20 44.4 25 55.6 Lớp 11A4 44 23 52.3 21 47.7 2011-2012 Lớp 12A3 41 16 39 25 61 Lớp 12A4 42 19 45.2 23 54.8 ( Những lớp in đậm là những lớp được chọn để làm thực nghiệm) Qua điều tra, kết hợp với đàm thoại và quan sát học sinh trên lớp, số lượng học sinh yêu thích và có hứng thú khi học môn Ngữ văn rất thấp. Thực 1 trạng trên cho thấy học sinh chưa có hứng thú học mơn Ngữ văn, hay nói cách khác là học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của mơn học này trong đời sống nên chưa phấn đấu học tập. Do một phần đặc trưng của bộ mơn là mơn khoa học xã hội nên đòi hỏi người học phải có thêm những hiểu biết về xã hội, có khả năng cảm thụ về nghệ thuật, về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Nhưng qua thực tế rất ít học sinh có năng lực tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Phần lớn học sinh khơng có hứng thú đọc sách, báo, tìm tòi tài liệu về văn chương, những tác phẩm văn học hay để tự bồi dưỡng kiến thức, trau dồi vốn từ ngữ … 2. Ý nghĩa và tác dụng - Ý nghĩa của giải pháp mới: + Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vướng mắc, khó khăn mà học sinh thường gặp phải trong tiết học phần văn bản, từ đó giúp học sinh có hướng khắc phục những hạn chế đó. + Học sinh thật sự thấy hứng thú khi phân tích, cảm nhận một tác phẩm thơ, văn; đó chính là tiền đề để nâng cao chất lượng. - Tác dụng của giải pháp mới: + Tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh. + Giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức văn chương. + Tạo ra những giờ giảng văn thực sự hấp dẫn và đem lại những rung cảm thẩm mó thật sự cho học sinh. 3. Phạm vi nghiên cứu - Trong đề tài này, tơi chỉ áp dụng cho phần tìm hiểu văn bản - Năm học 2010 - 2011 tôi chọn lớp 11A3 để thực nghiệm, lấy lớp 11A4 làm đối chứng; năm 2011-2012 chọn lớp 12A3 để thực nghiệm, lấy lớp 12A4 làm đối chứng. 2 - Đối tượng: học sinh Trường THPT Bình Dương. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1 Cô sôû lí luaän Văn học là một trong những bộ môn được đặt lên vị trí hàng đầu trong chương trình giáo dục. Bởi lẽ văn học bồi dưỡng cho đời sống tâm hồn chúng ta thêm phong phú và cao đẹp, làm cho chúng ta biết yêu quí và trân trọng cái cái đẹp, cái thiện, biết căm ghét cái xấu, cái ác để cho chúng ta trở thành những con người sống có đạo lý và có nhân cách hơn. Đặt biệt là học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Từ đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. 1.2 Cơ sở thực tiễn Luật giáo dục có qui định: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy và dự giờ trao đổi đồng nghiệp tôi nhận thấy một số học sinh chưa nắm được phương pháp, kĩ năng cảm nhận, phân tích thơ, văn. Thực tế hiện nay nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn (phần văn bản) nên chất lượng bài kiểm tra, bài thi chưa cao. Một số em hỏng kiến thức ở các lớp dưới nên khả năng tư duy còn nhiều hạn chế, một phần giáo viên đầu tư cho tiết giảng văn chưa đúng mức, Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ Văn ở THPT” (phần văn bản). Để thực hiện được đề tài này, tôi cùng với tổ trưởng, nhóm bộ môn bàn bạc thống nhất nội dung đề tài. Trong thời gian nghiên cứu, tôi được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ, được đồng nghiệp góp ý kiến tham khảo, bản thân tôi nhận thấy đây là một đề tài rất thiết thực, áp dụng vào thực 3 tế giảng dạy trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn cho học sinh. 2. Biện pháp tiến hành 2.1. Phương pháp điều tra Phát phiếu điều tra cho học sinh các lớp 11A3, 11A4 ( năm học 2010-2011) và các lớp 12A3, 12A4 ( năm học 2011-2012) để các em điền vào thông tin chúng ta cần. Chẳng hạn : Học môn Ngữ Văn : Thích  Không thích :  Học môn Ngữ Văn : Khó  Dễ :  2.2. Phương pháp thực nghiệm Năm học 2010 - 2011 tôi chọn lớp 11A3 để thực nghiệm, lấy lớp 11A4 làm đối chứng; năm 2011-2012 chọn lớp 12A3 để thực nghiệm, lấy lớp 12A4 làm đối chứng. Công việc này tiến hành trong cả năm học 2010- 2011 và năm học 2011-2012. Sau khi thi học kì II năm học 2010-2011 và học kì I năm học 2011-2012 tôi phát phiếu điều tra lại, tính tỉ lệ % rồi đem so sánh, đối chiếu với nhau để đi đến kết luận : lớp có áp dụng kinh nghiệm có kết quả như thế nào so với lớp không áp dụng kinh nghiệm . 2.3. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được trong q trình giảng dạy và các tài liệu tham khảo, và những kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp mà tơi học hỏi được, Từ đó, tơi viết nên đề tài này. 4 2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp - Tiến hành thu phiếu, phân tích và tính ra tỉ lệ học sinh thích hay không thích học Văn, học Văn khó hay dễ … - Tổng hợp tất cả các thơng tin, xử lý thơng tin (đưa ra những phương pháp học tập đúng đắn để nâng cao chất lượng khi cảm thụ, phân tích thơ, văn). 3. Thời gian tạo ra giải pháp - Từ đầu năm học 2010 – 2011 tìm hiểu thực trạng, đưa ra giải pháp. - Tiến hành thực nghiệm trong năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012. - Hồn thành đề tài vào 10/12/2012. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Định hướng cho học sinh phát hiện những hạn chế của mình khi học phần văn bản. Đưa ra các giải pháp để áp dụng trong dạy học. - Mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ văn cho học sinh. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; kích thích học sinh ý thức ham thích học tập bộ mơn này. II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài 1.1. Đối với học sinh - Phải ý thức được tầm quan trọng của bộ mơn Ngữ Văn đặc biệt là phần văn bản. - Phải tự bồi dưỡng năng lực tự học cho bản thân. 5 - Phải đọc kĩ sách giáo khoa (văn bản thơ, văn), đọc sách tham khảo, báo, tìm tòi tài liệu về văn chương, những tác phẩm văn học hay để tự bồi dưỡng kiến thức, trau dồi vốn từ ngữ … 1.2. Đối với giáo viên 1.2.1. Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Tự học là một trong những yếu tố quyết đònh chất lượng giáo dục của nhà trường, đó chính là chất lượng học tập và tự rèn luyện của học sinh. Để tạo ra chất lượng này, người giáo viên cần có biện pháp kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của mỗi học sinh. Tuy nhiên, học sinh không thể tự học, không thể rèn luyện kỹ năng tự học nếu như ở các em thiếu đi sự mong muốn, khát vọng tự mình chiếm lónh, mở rộng đào sâu kiến thức ở bản thân, thiếu đi niềm đam mê văn chương. Vì thế giáo viên cần giúp cho học sinh thấy vai trò to lớn của việc tự học, sự cần thiết phải rèn luyện kó năng tự học. Thường xuyên giao cho các em những nhiệm vụ học tập và giúp các em tự giải quyết các nhiệm vụ đó. Chẳng hạn: Giáo viên u cầu học sinh viết đoạn văn ngắn cảm nhận cảnh đêm trăng. Học sinh tự vận dụng kĩ năng quan sát, tái hiện lại cảnh đêm trăng: “Vầng trăng từ từ nhơ lên say lũy tre làng, rải những tia sáng bạc lên khắp đường làng, ngõ phố, vầng trăng như dang rộng đơi tay ơm trùm lên vạn vật, ánh trăng bao trùm lên cây cổ thụ, len lỏi qua từng kẽ lá, in bóng xuống mặt đất tạo thành mn ngàn khóm hoa lung linh, huyền ảo…” Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra thường xun việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, có khen thưởng, phê bình kịp thời, đúng lúc. 6 1.2.2. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng bộ môn Ngữ Văn . Đặc biệt chú ý hướng dẫn cách học phân môn Văn bản vì đa số các em thấy học phân môn này hơi khó hiểu Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách độc lập thông qua việc chuẩn bị bài mới. Việc chuẩn bị bài mới (bài tập nhận thức ) có vai trò định hướng, chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học trên lớp. Và khi đã tự mình chuẩn bị một số kiến thức nhất định các em có thể tự tin chọn lọc và tiếp thu kiến thức mới. Năng lực tự học dù còn hạn chế nhưng vẫn là yếu tố quyết định việc tiếp thu bài trên lớp của học sinh. Vậy để chuẩn bị bài mới được tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị những nội dung sau: - Tìm hiểu đặc trưng thể loại – kiểu văn bản : học sinh phải đọc văn bản, đọc chú thích để tìm hiểu đặc trưng thể loại, kiểu văn bản, sau đó khai thác nội dung và nghệ thuật để hình thành khái niệm thể loại. - Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản : Phần này giúp học sinh tự tìm hiểu tác phẩm từ các chi tiết trong văn bản. Với việc tìm hiểu này học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm đúng hướng, đúng nguyên tắc. Muốn vậy khi chuẩn bị bài mới học sinh cần tập trung rèn luyện các kĩ năng sau: + Rèn luyện năng lực phát hiện các điểm sáng thẩm mỹ : Điểm sáng thẩm mỹ có khả năng thu nạp giá trị nội dung tư tưởng vào một hình thức biểu hiện rất nhỏ, nó giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề. VD: Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài văn bản “Tây Tiến” ( Ngữ văn 12) của Quang Dũng giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện điểm sáng thẩm mỹ của từng câu thơ, bài thơ. Như câu “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”. Chữ “ bừng” có thể nói là một nét vẽ có thần. Bừng là sáng bừng lên, cháy rực lên từ những ngọn đuốc trong đêm hội đuốc hoa. Cũng có nghĩa là tưng bừng rộn ràng qua tiếng khèn “ man điệu”, qua giọng hát tình tứ , mê say của bài dân ca Thái, dân ca Lào. 7 + Rèn luyện năng lực tái hiện hình tượng trung tâm của tác phẩm. Đây là năng lực cơ bản, góp phần giúp học sinh tự tìm hiểu sự vận động của thế giới ngôn ngữ hoặc quan sát liên tưởng, tưởng tượng rồi tái hiện trong tư duy những hình ảnh hoặc những vấn đề cần giải quyết . + Rèn luyện năng lực phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn học. Phân tích là cách thức nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết các mặt riêng biệt của tác phẩm nhằm phát hiện, khám phá những tương quan giữa chúng để đạt tới nhận thức chung, sâu sắc hơn. Cắt nghĩa là dùng trình độ năng lực và kiến thức văn học để giải thích, nâng cao sự hiểu biết tác phẩm văn học. Phân tích và cắt nghĩa là hai thao tác đi sâu vào tác phẩm văn học. Muốn rèn luyện được các kĩ năng trên thì yêu cầu học sinh trước hết phải vận dụng phương pháp đọc nhanh, đọc thông tác phẩm để từ đó tìm được bố cục, cách chia đoạn, xác định nội dung mở rộng, lập dàn ý và nêu cảm nhận chung . Sau đó, học sinh phải đọc sâu, cảm nhận ngôn từ. Tức là rèn luyện kĩ năng phát hiện các chi tiết nghệ thuật, khả năng rung cảm nhận xét, phân tích để tìm ra chi tiết nghệ thuật ấy . - Tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản: Các yếu tố ngoài văn bản như tác giả, hoàn cảnh sáng tác … nắm được các yếu tố này học sinh sẽ hiểu thêm giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm điều đó sẽ giúp các em có hứng thú hơn khi tiếp nhận văn bản . Giáo viên cần hướng dẫn, gợi mở trong quá trình giảng dạy bài mới giúp học sinh phát huy hết năng lực nghiên cứu của mình, cần tạo điều kiện để học sinh có cơ hội trình bày những khám phá mới mẻ của mình, đồng thời giáo viên cần động viên, khuyến khích, khen ngợi kịp thời đối với những khám phá mới mẻ của các em. Có như vậy học sinh mới thấy được những giá trị đặc sắc của văn chương mà thích học, ham học. 1.2.3. Giúp học sinh viết văn có chất văn chương Giáo viên cần làm cho học sinh rung cảm thật sự trước đối tượng làm văn. Muốn làm được điều này không phải một sớm một chiều là có kết quả 8 ngay mà phải trải qua một quá trình thật công phu và tỉ mỉ với nhiều tác động khác nhau như: năng khiếu, gia đình, hoàn cảnh… trong đó vai trò người thầy là không nhỏ. Dạy Văn là dạy các em cái hay, cái đẹp của cuộc đời. Như vậy người thầy giáo dạy văn là hiện thân của cái đẹp, nhất là cái đẹp tâm hồn. Có như vậy mới tạo được thu hút học sinh trong tiết giảng. Nhất là những tiết giảng văn, giáo viên phải thổi linh hồn của tác phẩm vào tâm hồn của các em thắp lên trong các em ngọn lửa đồng cảm để các em biết vui buồn, hờn giận theo từng số phận cuộc đời nhân vật trong tác phẩm. Có như vậy thì khi phát biểu cảm nghĩ, phân tích hay bình luận một nhân vật trong tác phẩm thì các em mới nói lên những suy nghĩ, những cảm xúc trong lòng mình mà không vay mượn của người khác. Từ đó học sinh sẽ cảm thấy hứng thú mỗi khi học Văn, kích thích các em yêu thích môn học này hơn. Muốn làm được điều này thì phải phát huy tốt phương pháp gợi mở, giảng bình trong từng tiết dạy. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đừng để cho học sinh suy nghĩ mình không có năng khiếu văn chương. Quan niệm này có những điểm sai lầm: - Học sinh không đánh giá đúng về mình nên không tự tin, chưa cầm đến sách, chưa quen bài giảng mà đã nghĩ rằng mình không có khiếu môn này thì sẽ không bao giờ học được cả. Cụ thể là học sinh không dám tự viết mà cứ tìm cách vay mượn bài làm của người khác. - Học sinh tự mình đánh mất khả năng phấn đấu. Muốn xoá bỏ được suy nghĩ này, giáo viên cần phải biết đánh giá đúng về các em, trân trọng khả năng của các em dù là nhỏ, biết phát huy đúng lúc từng tiến bộ nhỏ của các em. Làm được như vậy sẽ tạo được niềm tin, kích thích khả năng sáng tạo của các em. Từ đó các em mới mạnh dạn viết ra những điều mình nghĩ, bài làm của các em mới có hồn, có dấu ấn cá nhân được. Ví dụ : Khi dạy văn bản “ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 11), giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn văn nêu “Cảm nghĩ về tình bạn” thì giáo viên cần gợi ý, định hướng phạm vi kiến thức cho các em 9 để các em có được kiến thức và hứng thú để viết được đoạn văn hay, hấp dẫn, “ …Bạn hãy tưởng tượng xem, nếu sống trong cõi đời này mà không có bạn thì chẳng khác nào bạn đang sống một mình giữa một sa mạc hoang vu, cuộc sống đó khác nào cỏ cây thiếu ánh nắng, cuộc sống đó sẽ vô vị, nhàm chán và buồn tẻ biết bao. Vậy ai không có bạn thì quả là một bất hạnh lớn khi sống ở trên đời. Bởi vậy người bạn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đó là người cảm thông, chia sẻ cùng ta bao buồn vui trên cõi đời này. Ôi ! Tình bạn quả là một thứ tình cảm thiêng liêng cao quí mà mỗi chúng ta cần phải nâng niu, trân trọng nó…” 1.2.4. Cách giới thiệu bài mới: Cách vào bài mới hấp dẫn, bất ngờ, kích thích được sự tò mò khả năng tư duy của học sinh. Và đó cũng là một trong những cách tạo hứng thú học tập cho các em Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Ngữ Văn 11) Có thể nói “Tự Lực Văn Đoàn” là một đóng góp lớn của Văn học lãng mạn vào công cuộc cách tân văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX . Trong cái muôn màu muôn vẻ của nhóm văn này, chúng ta nhận ra một gương mặt dễ trở nên quen thân bởi giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng. Đó chính là Thạch Lam với nhiều truyện ngắn nổi tiếng , trong đó có “Hai đứa trẻ”. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó. Ví dụ 2: Khi giới thiệu về bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử ta có thể vào bài để tạo sự thu hút như sau: Trong phong trào Thơ mới 1932 – 1942 có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi, về cái chết trong đau đớn và về cả những mối tình đơn phương, vô vọng. Nhưng chính đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân viết được những tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế. 10 [...]... thực hiện một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng học phần văn bản của mơn Ngữ Văn cho học sinh đã có kết quả tốt 19 - Đặc biệt là khơng có học sinh "ngại" học văn, khơng còn học sinh kém mơn Văn KẾT LUẬN I BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Những điều kiện áp dụng kinh nghiệm 1.1 Học sinh nhiều em chưa có phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng bộ môn, chưa biết nên học và chuẩn bò môn Ngữ văn (phần văn bản) như... LIỆU THAM KHẢO 1 Bí quyết giỏi văn – NXB Giáo dục 2 Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Ngữ văn 10, 11, 12 NXB Đại học sư phạm 3 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ Văn THPT 24 4 Phân tích, bình giảng thơ văn trong nhà trường THPT Ơn tập để học tốt Ngữ văn 10, 11, 12 (chương trình chuẩn)- NXB Hà Nội 5 Phương pháp dạy học mơn Ngữ Văn ở trường phổ thơng – NXB Giáo dục 6 Sách giáo khoa,... một số kinh nghiêm trên vào dạy học phần văn bản đã tạo cho các em có được niềm đam mê thật sự khi học văn cũng như việc giúp cho các em tự tin vào năng lực tự học của mình và đó là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng bộ môn 3 Lợi ích của đề tài Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm nêu trên ở 11A3 (năm học 2010-2011), 12A3 (năm học 2011- 2012) thì kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh yếu môn Ngữ Văn. .. thay đổi không khí học tập, mở rộng tầm nhìn và điều quan trọng hơn là bổ sung kiến thức thực tế cho học sinh, giúp các em có thêm tư liệu để học tốt môn Ngữ văn Mua thêm sách tham khảo có chất lượng phục vụ cho cơng tác dạy và học có hiệu quả Đầu tư thêm phòng dạy - học ứng dụng cơng nghệ thơng tin để tạo hứng thú, nâng cao chất lượng dạy học đối với bộ mơn này Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi rút... Nhận định chung Tơi nghĩ những kinh nghiệm trên rất thiết thực trong q trình dạy – học Ngữ Văn, đặc biệt là phần văn bản Học sinh sẽ khơng còn thấy "ngán" khi học Văn hơn nữa một khi các em đã "thích học" thì các em sẽ tự mình tìm tòi , tích lũy tư liệu văn học, để vận dụng vào việc phân tích, bình giảng, cảm thụ thơ, văn Đó là một trong những nhân tố góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn này 3 2 Những... và tỉ lệ học sinh yêu thích môn Ng ữ Văn đã tăng lên Cụ thể là : Năm học Lớp Tổng số Số lượng HS thích Số lượng HS khơng HS học Ngữ Văn Số lượng Tỉ lệ % 30 66.7 thích học Ngữ Văn Số lượng Tỉ lệ % 15 33.3 2010-2011 Lớp 45 2011-2012 11A3 Lớp 11A4 Lớp 44 41 24 28 54.5 68.3 20 18 45.5 31.7 12A3 Lớp 12A4 42 20 47.6 22 52.4 ( Những lớp in đậm là những lớp được chọn để làm thực nghiệm) - Qua thực nghiệm tôi... năng áp dụng của đề tài - Kinh nghiệm trên đã được tơi áp dụng vào cơng việc giảng dạy bộ mơn Ngữ Văn (phần văn bản) tại Trường THPTBình Dương ở các lớp 11A3 và 12A3 của hai năm học: 2010-2011 và 2011-2012 Và đã đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng của bộ mơn - Với khả năng vận dụng cao, tơi tin rằng một số kinh nghiệm nêu trên sẽ phần nào thay thế được lối dạy - học trước đây mà chúng... trang 20 I Bài học kinh nghiệm trang 20 1 Những điều kiện áp dụng kinh nghiệm trang 20 2 Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong q trình áp dụng một số kinh nghiệm trên của bản thân .trang 20 3 Những nhận định chung của bản thân về việc áp dụng giải pháp trên trang 21 II Một số đề xuất đối với học sinh, đối với giáo viên và nhà trường trang 21 1 Về phía học sinh ……………………………………………………………………………... học sinh để phân tích thực trạng, tìm ra ngun nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục 2 Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong q trình áp dụng một số kinh nghiệm trên của bản thân 2.1 Trong q trình tìm hiểu thực trạng, tơi thấy học sinh khơng mấy hứng thú khi học bộ mơn Ngữ Văn đặc biệt là phần văn bản Phần lớn các em đều cho rằng học văn bản thì thấy được cái hay, cái đẹp mà mỗi nhà thơ, nhà văn. .. giải pháp Tơi nghĩ những kinh nghiệm đúc kết trên đây có triển vọng rất lớn, có thể vận dụng thường xun, lâu dài để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong q trình lĩnh hội và tái tạo kiến thức, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục Tơi hi vọng rằng đề tài này sẽ sớm được triển khai và áp dụng cho các trường khác để nâng cao chất lượng bộ mơn II Một số đề xuất đối với học sinh, đối với giáo . yếu môn Ngữ Văn đã giảm đi rõ rệt và tỉ lệ học sinh yêu thích môn Ngữ Văn đã tăng lên. Cụ thể là : Năm học Lớp Tổng số HS Số lượng HS thích học Ngữ Văn Số lượng HS khơng thích học Ngữ Văn Số. đầu tư cho tiết giảng văn chưa đúng mức, Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ Văn ở THPT (phần văn bản). Để thực hiện. bộ môn Ngữ văn đầu năm và số liệu học sinh không thích bộ môn Ngữ văn, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và thống kê như sau: Năm học Lớp Tổng số HS Số lượng HS thích học Ngữ Văn Số lượng

Ngày đăng: 06/04/2015, 16:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan