1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non vĩnh quỳnh

34 706 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 7,95 MB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌTRƯỜNG MẦM NON VĨNH QUỲNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG CÁC H

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ

TRƯỜNG MẦM NON VĨNH QUỲNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC

VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Ở TRƯỜNG MẦM NON VĨNH QUỲNH

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Nguyễn Thị Loạt Chức vụ: Giáo viên.

Năm học: 2013-2014

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ.

Việt Nam là một quốc gia biển Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km từ MóngCái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) Với hơn 4.000 hòn đảo và quầnđảo, biển khác nhau và có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước Vùng biển và hải đảoViệt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng sản và hải sản Biển là lợi thế trong pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng Biển đảo của ta rất giàu tài nguyên khoáng,dầu mỏ, khí tự nhiên, là nơi cung cấp rất nhiều tài nguyên sinh vật biển như tôm,

cá, mực, cua, ghẹ… giàu chất dinh dưỡng, tạo cơ hội và nguồn lực mới cho việcphát triển kinh tế Việt Nam, mà đặc biệt là giao thông biển, du lịch biển, các khucông nghiệp tổng hợp ven biển; khai thác dầu mỏ, khí đốt, khai thác hải sản…Bên cạnh đó, hệ thống đảo và quần đảo là phên dậu để che chắn cho đất nướcViệt Nam Đặc biệt, Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa tolớn về kinh tế cũng như quốc phòng Hiện nay, vấn đề về biển đảo đang là mộtvấn đề rất cấp thiết mà toàn xã hội đang rất quan tâm để dành chủ quyền biển,đảo quê hương Đặc biệt đối với Việt Nam: Quốc hội Việt Nam đã thông quaLuật Biển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân dân và đặc biệt

là lớp trẻ về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Vậy còn chúng ta, chúng ta phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?Phải nói rằng thời gian qua cả nước dấy lên các cao trào hướng về biển đảo,nhân dân hỗ trợ cả vật chất tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân ở hảiđảo xa, khuyến khích hỗ trợ người dân ra khơi đánh cá, góp phần bảo vệ chủquyền biển đảo Về quốc phòng chúng ta mua sắm vũ khí và các phương tiện

kỹ thuật hiện đại trang bị cho quân đội, để bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ biểnđảo Việt Nam

Năm học 2013 – 2014 là năm thứ hai, ngành giáo dục thực hiện “Tăngcường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo và tiếp tục đượcthực hiện sâu rộng trong chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đàotạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015” Như vậy, rõ ràngngành giáo dục đã rất quan tâm, chú trọng tới việc nâng cao ý thức về bảo vệ tàinguyên và biển, đảo quê hương để đưa vào dạy trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non

Hiện nay, đối với ngành giáo dục đã đưa nội dung giáo dục về tài nguyên

và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục trẻ ở các cấp học.Đặc biệt, đối với lứa tuổi mầm non, nội dung giáo dục về tài nguyên và môitrường biển, hải đảo đã được đưa vào dạy trẻ lồng ghép thông qua các hoạtđộng Tuy nhiên, việc nhận thức của trẻ về tài nguyên và biển đảo còn rất mơ

hồ, trẻ chưa từng được tiếp xúc Và chưa hiểu rõ hết về tên gọi cũng như vị tríđịa lý, đặc điểm nổi bật của các biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với conngười, là những gì xa xôi, Vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức màcòn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo, đối vớivùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu

Thực tế ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh nói chung, lớp A7 tôi giảng dạynói riêng, việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảochưa được chú trọng, quan tâm Nhiều giáo viên nghĩ rằng việc cung cấp kiếnthức về tài nguyên và hải đảo là rất khó, không thực hiện được Vì trẻ mầm non,đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên Trẻ lại chưa thể hình dung ra được

Trang 3

những khái niệm thế nào được gọi là biển, đảo? Tại sao gọi là biển, đảo? Trênbiển, đảo có những gì? Biển đảo cung cấp những tài nguyên gì? Có lợi ích nhưthế nào đối với con người? Và làm thế nào để có thể đi lại trên biển và sốngđược trên đảo? Tại sao phải yêu mến, bảo vệ biển đảo?

Là một người giáo viên mầm non, tôi cũng muốn góp công sức nhỏ bécủa mình trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Chính

vì vậy, tôi thiết nghĩ: mình làm cách nào để giúp trẻ hiểu kiến thức, lợi ích, vềtài nguyên và môi trường biển, hải đảo đối với con người Từ đó hình thành ở trẻ

ý thức biết bảo vệ, giữ gìn biển, đảo Hình thành ở trẻ lòng tự hào dân tộc, tìnhyêu quê hương đất nước, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Qua đó, phát triển toàn diện

về đức- trí- thể- mỹ cho trẻ Nhận thấy được ý nghĩa cần thiết của việc bảo vệbiển đảo cho thế hệ trẻ hiểu được về tài nguyên và chủ quyền biển, đảo của nước

ta, không có cách nào tốt hơn là giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hảiđảo vào giáo dục trẻ ở trường, lớp của mình một cách gần gũi, thiết thực nhất

Đó chính là nguyên nhân tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.

Trang 4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Biển là loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát cácđại lục và ngăn cách với đại dương ở ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, phíatrong bờ lục địa còn gọi là bờ biển

Đảo là một vùng đất tự nhiên, có nước bao bọc, khi thủy triều lên thì vùngđất này vẫn ở trên mặt nước

Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của đảo, các vùngnước tiếp liền và thành phần tự nhiên khác

Nước ta có hai quần đảo lớn nhất là đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, là mộtnhóm có khoảng 30 đảo, bãi san hô và các mỏm đá ngầm Quần đảo Trường Sathuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 100 đảo lớn nhỏ và bãi ngầm, các nguồn lợi tự nhiênnhư: cá, dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác…

Biển, hải đảo Việt nam rất giàu tài nguyên, khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên:năng lượng gió, năng lượng mặt trời Biển, hải đảo có rất nhiều nguồn lợi tựnhiên từ sinh vật biển như: 11 nghìn loại sinh vật biển, 13 nghìn sinh vật trênđảo, 2 nghìn loại cá, loại yến Biển, hải đảo là khu du lịch mọi người vui chơi,giải trí, là nơi giao thông đi lại trên biển giúp con người đi lại giữa các vùng, cácnước và vận chuyển hàng hóa

Nhưng hiện nay môi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng

áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hànghải, du lịch, năng lượng, thủy sản Nguyên nhân chính bắt nguồn từ đất liền: rácthải, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khaithác cảng Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm donhấn chìm các chất gây hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khíquyển…

Chính vì vậy, con người cần ngăn ngừa, hạn chế nguồn ô nhiễm môitrường biển và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như: bảo vệ hệ sinh thái (rừngngập mặn, san hô, cửa sông, đất ngập mặn…), bảo vệ tài nguyên sinh vật chốngkhai thác quá mức Bảo vệ chất lượng nước biển, môi trường biển chống ônhiễm, đó được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam

Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về tàinguyên và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục mầm non làrất quan trọng và cần thiết, giúp trẻ có sự hiểu biết về biển, đảo Việt Nam.Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường biển, hải đảoxanh- sạch- đẹp

Khi thực hiện lồng ghép nội dung vào các hoạt động để dạy trẻ cần đảmbảo tính phát triển, mở rộng dần theo hướng đồng tâm, phát triển từ gần đến xa,

từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ Các hoạtđộng phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế địa phương, đảm bảo tự nhiên,nhẹ nhàng

Nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo góp phần giáodục trẻ tình yêu, lòng tự hào, ý thức bảo vệ giữ gìn biển, đảo quê hương ViệtNam, hướng đến sự phát triển nhân cách toàn diện hài hòa ở trẻ Qua đó, trẻ biếtđược nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển đảo bao la, giàu tài nguyên

Trang 5

thiên nhiên và có nhiều lợi ích rất lớn Như: lợi ích cung cấp tài nguyên sinh vậtbiển: cá thu, tôm, mực, cua biển, ngao, ghẹ… Lợi ích về du lịch: là nơi thamquan, nghỉ mát, lợi ích về giao thông… Ngoài ra biển đảo còn là nơi cung cấpnguồn năng lượng sạch, khoáng sản, dầu mỏ… Về phát triển các nghề nuôi tôm,

cá, làm muối…Trẻ cũng sẽ hình dung được một phần cuộc sống rất vất vả củanhân dân ở vùng biển, trên đảo, con người và cảnh vật nơi đây, chứa chan trong

đó là tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những tình cảm sâu sắcvới bộ đội ngoài hải đảo xa xôi

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

- 03 giáo viên đứng lớp: trong đó bản thân có trình độ Đại học, 1 cô có trình độcao đẳng, và 1 cô đang theo học lớp đại học, các cô đều nắm được đặc điểm tâmsinh lý trẻ

- 100% trẻ học đúng độ tuổi nên việc cung cấp kiến thức về biển đảo cho trẻđược thuận lợi hơn

- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng tạo điều kiện tốt cho cô và trẻtham gia các hoạt động

- Bản thân là giáo viên trẻ, có 12 năm kinh nghiệm trong nghề Luôn nhiệt tình,năng động trong công việc, luôn tự học tập và nâng cao kiến thức về tài nguyên

và môi trường biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, giữ gìn biển đảo quê hương

b Khó khăn

- Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ hai ngành giáo dục đưa nội dung giáodục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo vào chương trình dạy trẻ nên bảnthân tôi còn chưa có nhiều kinh nghiệm để dạy trẻ

- Tài liệu về biển đảo cho giáo viên tham khảo chưa phong phú còn hạn chế

- 90% phụ huynh làm nông nghiệp nên có ít thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ

Sự phối kết hợp với giáo viên để cùng giáo dục trẻ còn chưa chặt chẽ, nhất làkiến thức về nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻcòn hạn chế

Trang 6

Từ một số thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.

III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Khảo sát, đánh giá kiến thức của trẻ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo:

Để nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển đảo: trẻ hiểu về tài nguyên và môitrường biển, hải đảo như thế nào? Vị trí địa lý? Biển đảo có những ích lợi gì?Cung cấp những tài nguyên gì cho con người? Vì sao phải bảo vệ biển đảo? Cáccon phải làm gì để bảo vệ biển đảo?

Tôi cho trẻ xem tranh ảnh như:

Cảnh biển Hạ Long

Trang 7

Sau khi trẻ quan sát xong, tôi đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:

+ Đây là bãi biển nào? Vì sao con biết?

+ Bãi biển này thuộc tỉnh nào?

+ Con biết gì về bãi biển này?

+ Vùng biển này cung cấp những tài nguyên gì?

+ Ngoài bãi biển này con còn biết bãi biển nổi tiếng nào của Việt Nam?+ Con đã được bố mẹ cho đi tắm biển ở đây chưa?

+ Khi được bố mẹ cho đi tham quan, tắm biển, con sẽ làm gì?

+ Muốn giữ gìn cho biển sạch đẹp, nước biển không bị ô nhiễm, con phảilàm gì?

Hoặc tôi đã cho trẻ xem tranh:

Tranh về Quần đảo Trường Sa

Và hỏi trẻ:

+ Đây là đảo gì?

+ Tại sao lại gọi là đảo?

+ Đảo này có đặc điểm gì nổi bật?

+ Các chú bộ đội hải quân đang làm gì?

+ Vì sao các chú phải đứng canh gác đảo?

+ Vì sao phải bảo vệ môi trường nơi đây?

+ Sau này lớn lên con có thích làm chú bộ đội hải quân đứng canh giữ biểnđảo không? Vì sao?

+ Nếu Quần đảo Hoàng Sa, (hay Trường Sa) bị các nước đến xâm chiếm thìcon sẽ làm gì?

Sau khi nghe câu trả lời của trẻ, tôi đã nắm bắt được kiến thức của trẻ về biểnđảo theo bảng khảo sát đầu năm như sau:

Trang 8

Nhận biết đặc điểm nổi bật của 1 số biển, đảo

Lợi ích từ biển đảo

Ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo

Tình yêu biển đảo

Tỉ lệ 22 % 78% 20% 80% 17% 83% 20% 80% 24% 76%Qua kết quả khảo sát trên, tôi thấy trẻ chưa hiểu biết nhiều về tài nguyên

và biển đảo quê hương như tên các biển, đảo nổi tiếng, vị trí, đặc điểm nổi bật,lợi ích cũng như ý thức của trẻ về bảo vệ biển đảo Nhìn chung, kiến thức của trẻcòn hạn chế Từ đó đưa ra những nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với nhậnthức của trẻ

2 Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ thông qua các chủ đề.

Sau khi nắm bắt được khả năng nhận thức của trẻ tôi tiến hành xây dựng

kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảovào dạy trẻ Vì xây dựng kế hoạch cụ thể như vậy sẽ giúp tôi thực hiện các côngviệc một cách dễ dàng mà không bị chồng chéo Với kế hoạch đã đặt ra tôi sẽbiết được chủ đề nào cần phải làm gì, thông qua các hoạt động nào Qua đóchuẩn bị bối cảnh và đồ dùng, tranh ảnh…cho các hoạt động được chu đáo vàđạt kết quả tốt hơn Chính vì vậy nên khi bắt đầu bước vào đầu năm học, tôi đãxây dựng bản kế hoạch này và gửi tới Ban giám hiệu nhà trường để ban giámhiệu biết thông qua và có kế hoạch chung cũng như có điều kiện hỗ trợ phù hợpđạt hiệu quả

Gia đình

- Dạy trẻ biết người thân (như: bố hay bác, chú, anh…

trong họ) làm nghề bộ đội hải quân

- Biết quan tâm, chia sẻ, động viên và thể hiện tình yêu, sự thương nhớ khi có người thân trong gia đình làm nghề bộ đội hải quân canh gác ở nơi biển đảo xa xôi để giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc

* Thông qua hoạt động học

em là bộ đội hải quân”,

“Cháu thương chú bội đội”

- Tạo hình: Vẽ, xé dán quà tặng chú bộ đội

* Thông qua hoạt động khác:

- Thiết kế những trò chơi chọn hành vi đúng sai về các mối quan hệ trong gia đình, mô

Trang 9

- Giáo dục trẻ biết thường xuyên rèn luyện sức khỏe giống các chú bộ đội để bảo

vệ Tổ Quốc

* Thông qua hoạt động học

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về nghề bộ đội Hải quân

- Âm nhạc:

+ VĐMH: Ba em là bộ đội hải quân

+ Nghe hát: Đảo chân mây

- Tạo hình: + Vẽ chú bộ đội hải quân

+ Cắt, xé dán làm bưu thiếp tặng chú bộ đội hải quân

- Văn học: Dạy trẻ bài thơ "Chú

bộ đội hải quân"

* Thông qua hoạt động khác:

- Hoạt động giao lưu: trò chuyện và giao lưu với các chú

bộ đội ở Trung đoàn E664

- Dạy trẻ biết nghề làm muối(tên gọi, dụng cụ, sản phẩm, trang phục, công việc và ý nghĩa của nghề đối với xã hội)

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về nghề làm muối

* Thông qua hoạt động khác:

- Hoạt động chiều: Đọc thơ " Hạt muối"

- Trò chơi: Sắp xếp quy trình làm ra muối

- Hoạt động ngoài trời: Sự hòa tan của muối, đường

- Dạy trẻ biết nghề nuôi hải sản: nuôi cá, tôm, nuôi trai lấy ngọc, nghề đánh bắt cá:

câu mực (tên gọi, công việc, dụng cụ, sản phẩm và ý nghĩa của nghề với xã hội)

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về nghề đánh bắt cá, nghề nuôi hải sản

- Tạo hình: vẽ dụng cụ , sản phẩm của nghề đánh bắt cá

* Thông qua hoạt động khác:

- Hoạt động góc: cắt dán đồ dùng, dụng cụ của nghề đánh bắt cá

- Dạy trẻ biết nghề nuôi trồng thủy sản: Rong, tảo biển (tên gọi, công việc, dụng cụ, sản phẩm và ý nghĩa của nghề với xã hội)

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về nghề nuôi trồng thủy sản (rong, tảo biển)

- Tạo hình: Làm rong, tảo biển

Trang 10

- Dạy trẻ biết quan tâm và có

ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo, biết nhận ra những hành vi

“đúng”,”sai”, “tốt”, “xấu”, biết thực hiện và chọn nhữnghành vi đúng:

Nguyên nhân:

+ Do tràn dầu: tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, đắm tàu do bão, lốc

+ Do con người chặt phá câyven biển

+ Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển:

Đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loại tảo, rong biển quá mức

+ Do rác thải từ hoạt động của nghề đánh, bắt cá, nuôi tôm, chế biến hải sản thành nước mắm, không được xử lí

đổ thẳng ra biển

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về nghề làm nước mắm,nghề xuất khẩu đồ đông lạnh:

Cá, tôm, mực

* Thông qua hoạt động khác:

- Trò chuyện: Cho trẻ xem phimtài liệu về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

- Thiết kế những bài tập có hành vi đúng sai bảo vệ môi trường trên bãi biển và cho trẻ tham gia

Thế giới

động vật

- Dạy trẻ biết (tên gọi, đặc điểm, cách vận động, sinh sản, môi trường sống…) củacác loại động vật sống ở biển: Tôm, cá, cua, ghẹ, ngao, sao biển…

- Lợi ích của động vật biển :+ Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng như: Tôm, cá thu, cua, ngao, mực, ghẹ…

- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên biển

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Khám phá thế giới trong lòng đại dương

- Tạo hình: Ghép hình con vật ởbiển bé thích bằng lá cây

- Âm nhạc:

Dạy vận động: Tôm cua cá thi tài

Nghe hát: Đi câu cá

- Kể chuyện: Câu chuyện của cávàng

* Thông qua hoạt động khác:

- Hoạt động chiều: Làm chuônggió, làm hoa từ vỏ ngao, ghép tranh rời động vật biển, nặn các loại động vật sống ở biển

Trang 11

- Thông qua các trò chơi như:

“Ai chọn nhanh nhất, du lịch dưới đại dương”

Thế giới

thực vật

- Dạy trẻ biết thế giới thực vật ở biển: rong biển, san hô,tảo, cây đước… (Tên gọi, hình dạng, đặc điểm… )

- Dạy trẻ biết lợi ích từ thực vật biển: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm chức năng

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về các loại rong, tảo biển

* Thông qua hoạt động khác:

- Hoạt động chiều: Sắp xếp quy trình phát triển của Tảo biển

- Hoạt động góc: Nặn san hô

- Thông qua trò chơi: “Tạo thảm cỏ, vườn hoa trên bờ biển”

(Tên gọi, đặc điểm chung, tác dụng, môi trường hoạt động)

- Dạy trẻ biết ích lợi của giao thông biển: giúp mọi người đi lại giữa các vùng, các nước và vận chuyển hàng hóa…

- Dạy trẻ có ý thức khi tham gia giao thông trên biển

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về các loại PTGT trên biển

- Tạo hình: Gấp, xé dán thuyền trên biển

* Thông qua hoạt động khác

- Hoạt động góc: vẽ, tô màu, cắtdán tranh ảnh về giao thông trênbiển, đảo

- Hoạt động chiều: tạo hình thuyền buồm trên biển bằng lá cây, bẹ chuối

- Thiết kế những hình ảnh đúng sai khi tham gia giao thông trên biển

- Dạy trẻ ý thức, hành vi bãi biển giữ gìn bảo vệ môi trường và nguồn nước biển sạch, trong lành

+ Không vứt rác thải xuống

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên: nước biển, sóng biển

- Văn học: nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biển, đảo Việt Nam

- Âm nhạc:

+ Dạy hát: Bé yêu biển+ Nghe hát: Biển hát chiều nay

Trang 12

+ Không xả trực tiếp nước thải xuống biển

+ Không làm tràn dầu ra biển

+ Không đánh bắt cá tùy tiện, khai thác triệt để rong tảo biển…

+ Tham gia thu gom rác thải…

+ Trò chơi: “Tai ai thính” (phânbiệt âm thanh: mưa, gió, sóng biển)

* Thông qua hoạt động khác

- Hoạt động ngoài trời: tạo sóngbằng tay

- Thiết kế những hình ảnh đúng – sai, nên – không nên làm về ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường

và nguồn nước biển

- Dạy trẻ biết lợi ích của biển, đảo:

+ Biển, đảo nổi tiếng là nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát

+ Là nơi phát triển các nghề+ Cung cấp nguồn tài nguyên như dầu khí, nguồn năng lượng sạch…

- Giáo dục trẻ tình yêu biển đảo, yêu quê hương, đất nước

* Thông qua hoạt động học:

- Khám phá khoa học: Quan sát

và trò chuyện về 1 số vùng biển, đảo của quê hương

- Tạo hình: Vẽ cảnh biển

- Âm nhạc: nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển đảo quê hương

* Thông qua hoạt động khác

- Hoạt động góc: tô màu, làm sách tranh du lịch quê em

- Thiết kế hình ảnh đúng – sai các nguồn tài nguyên biển cung cấp cho đời sống

- Trò chơi: Du lịch biển

* Kết quả: tôi đã xây dựng bản kế hoạch lồng ghép trong các hoạt động

vào các chủ đề rất chi tiết, cụ thể Nhờ đó công việc của tôi thực hiện rất nhẹnhàng, linh hoạt và đạt hiệu quả cao

3 Sáng tác, sưu tầm thơ ca, hò vè có nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo để dạy trẻ:

Đối với lứa tuổi mầm non, trẻ nhanh nhớ mau quên, thơ ca đối với trẻ cóvần điệu sẽ giúp trẻ dễ nhớ và thuộc hơn, nó dễ đi vào tâm hồn của trẻ thơ Đểcung cung cấp kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất, tôi đã sáng tác, sưu tầm, cácbài thơ ca, hò vè có nội dung về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo để dạytrẻ Ngoài ra, còn dạy trẻ tình yêu, lòng biết ơn các chú bộ đội hải quân đangphải xa người thân để canh gác bảo vệ nơi biển đảo xa xôi, canh giữ sự bình yêncho Tổ quốc Đồng thời, giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên vàbiển đảo quê hương…

Tôi đã sáng tác các bài thơ, bài vè như sau:

Bài: Trường Sa thân yêu

Mênh mông trời biển bao laMột vùng biển đảo thật là thân thương

Các anh ở đó biên cương

Trang 13

Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng

Lối liền biển đảo xa xămTrường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìnToàn dân gửi trọn niềm tin

Để cho dân tộc bình yên tháng ngàyHòa bình hạnh phúc vui thayTrường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh

Khoác trên mình

Bộ áo línhChú hải quânNgày đêmCanh gácVùng đất thiêngGiữ bình yên

Và bảo vệ Chủ quyềnĐất nướcCủa Việt Nam

Tự hào biển đảo quê em

Quê hương em biết bao tươi đẹpNước biển xanh và sóng vỗ rì ràoNắng chói chang trên bờ cát trắngMùa hè đến tấp nập người đến thămNgười thì tắm, người ngồi ngắm,Biển đông hơn và sóng vẫn dạt dàoÔi! thật đẹp, thật là đẹp!

Rất nhiều biển nổi tiếng của Việt NamBiển Sầm Sơn, biển Nha Trang

Vịnh Hạ Long, lại biển Cửa LòCôn Đảo xa xôi, Cát Bà, Phú QuốcBiển quê mình đẹp lắm, bạn biết không?

Hơn thế nữa đảo Trường Sa hùng vĩMảnh đất thiêng che chắn đất liềnĐảo Hoàng Sa bao la lộng gióThuộc chủ quyền đất nước của Việt NamBiết mấy tự hào biển đảo quê hươngTrong tâm tôi, luôn luôn tươi đẹp

Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt

Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt

Trang 14

Vâng lời cô giáo

Mẹ! mẹ ơi cô dạy

Bài bảo vệ môi trường

Mỗi khi đi tắm biển

Phải nhớ mang áo phao

Không làm ồn gây ào

Không vứt rác bừa bãi

Vỏ bim bim bánh kẹo

Vỏ bánh gói, ni lông

Các bé nhớ nghe không

Phải bỏ vào thùng rác

Bỏ đúng nơi quy định

Để bảo vệ môi trường

Giữ trong xanh nước biển

Cho không khí trong lành

Cho mực, tôm, cá, ghẹ…Phát triển và sinh sôiCung cấp cho con ngườiThức ăn giàu dinh dưỡngĐồng thời giúp phát triểnTiềm lực về giao thôngĐường biển lại hàng khôngTàu bè đi tấp nập

Người du lịch, nghỉ mátCảm thấy rất vừa lòngBiển đẹp, nước lại trong

Có công của bé đấy

Vì bé nhớ lời côBiết bảo vệ môi trường

Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt

Em yêu biển quê em

Bạn ơi có biết không

Bầu trời cao xanh trong

Bên những bờ biển rộng

Thuyền buồm đi tấp nập

Người người đi tắm biển

Khi bình minh xuất hiện

Cảnh biển đẹp vô cùng

Giữa làn nước trong xanh

Sóng vẫn vỗ rì rào

Biển bao la rộng lớn

Nhô lên hai núi đá

Giống như hai con gà

Là vịnh Hạ Long đó

Bạn nghe kể tiếp nhéCảnh đẹp lại hữu tìnhNước rất trong và mátNúi hòn Trống, hòn Mái

Đã đi vào hồn thơBiển đẹp vào bậc nhấtBiển Sầm Sơn đó mà

Em yêu biển quê mìnhNhững biển bờ cát trắngThật đẹp! thật tuyệt đẹp!

Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt

Bố em là lính biển

Bố em là bộ độiLặn lội ngoài đảo xaCanh giữ biển quê ta

Mẹ dặn bé ở nhàLuôn chăm ngoan học nhéLúc nào ngoan bố sẽThưởng một chuyến đi thămNơi đảo xa vạn dặm,

Bé thương bố nhiều lắmLàm việc nơi đảo vắng

Trang 15

Bé ơi! Hãy cố gắngLuôn vâng lời mẹ cha

Đảo là quê hương

Trên đường đi tới

Nhiều hòn đảo mớiHoàng Sa đó mà, Côn đảo, Phú QuốcBiển nước mênh môngMời bạn đến thămCùng vui chơi nhé

Ve vẻ vè veBài vè đã hết

Ngày đêm ở đóNgười dân bắt cáTôm, cua, cá, mựcCùng nhiều hải sảnCho chúng ta ănKhỏe mạnh lớn nhanhThông minh, học giỏi

Mặc nắng mưa gió bãoCây súng chú chắc tayQuân thù mà ló mặtBiển lớn sẽ vùi thây

Em mong ngày khôn lớn

Sẽ vượt sóng ra khơiCũng cầm chắc tay sung

Trang 16

Giữ lấy biển lấy trời.

Sưu tầm

Trăng treo trên đảo

Đất quê ta hai mùa mưa nắng

Mẹ hiền nuôi con khôn lớn mỗi ngàyCon sông dài bên bồi bên lở

Ruộng phù sa thẳng cánh cò bay

Trời Việt Nam mênh mông rừng biểnChung mẹ Âu cơ giòng giống Tiên RồngNhớ nghe em thiêng liêng từng tấc đất

Từ bao đời xương máu của cha ông

Bên cánh võng mẹ ru thời thơ ấu

Giấc ngủ ngoan ngọt dịu ca dao

Không quên được nỗi đau dân tộc

Một ngàn năm nô lệ giặc tàu

Đất nước ta tuy nghèo và nhỏ bé

Nhưng dân mình chưa từng sợ ngoại xâmĐẹp tuyệt vời trăng vàng treo trên đảoHoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Rồi mai này anh xa thành phố

Giữ bình yên biển đảo quê hương

Em hãy nhớ tình quê hồn nước

Trái tim mình là tổ quốc yêu thương!

Tàu bố ngoài khơi

Bé ngồi trên vai

Lắc lư lắc lư

Cứ như ngồi tàu

Lướt trên biển vậy

Mẹ thương bảo bố

Lính hải quân mà

Trang 17

Sóng biến xô ào ạt

Tạo nên điệu nhạc xanh

Như lời ru của mẹ

Biển đùa với trẻ con

Sưu tầm

Đồng dao - Hạt mưa hạt móc

Tôi ở trên trời

Tôi rơi xuống đất

Tưởng rằng tôi mất

Chẳng hóa tôi không

Tôi chảy ra sông

Nuôi loài tôm cá

Qua các làng xã

Theo máng theo mương

Cho người trồng trọt

Thóc vàng chật cót

Cơm trắng đầy nồi

Vậy chớ khinh tôi

Bàn tay của gió

Quạt cho nắng khô

Bao nhiêu bàn tay

Làm nên hạt muối

Nhỏ xíu, lạ chưa!

Sưu tầm Truyện: Nỗi buồn của sinh vật biển

Ngày đăng: 22/04/2017, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w