Kỹ thuật kết hợp theo lối giai điệu các hợp âm ba có tương quan khoảng năm và khoảng hai tiến hành như sau: bè batxơ không nhảy quá khoảng bốn, tức bốn-là khi nối tiếp T—D, D—T, T—S, S—T
Trang 1I BUBỐPXKI - X ÉPXÊÉP I XPAXÔBIN - V XÔCÔLỐP
SÁCH GIÁO KHOA HÒA ÂM
Những điều sửa đổi mà chúng tôi đưa vào trong lần xuất bản này có ảnhhưởng đến nội dung và khối lượng của các chương cách diễn đạt các luận đề, cáckhái niệm và các định nghĩa, tiếp đó là những bài tập thực hành thích hợp, kể cảviệc lựa chọn các bài mẫu rút trong các tác phẩm âm nhạc để phân tích hòa âmtrước dẫn v.v…
Để tăng cường thêm hiệu quả thực hành cho sách giáo khoa, chúng tôi nhậnthấy cần thiết và hợp lý là trước hết phải tăng thêm số lượng các bài tập thực hành
về đủ mọi hfnh thức luyện tập hòa âm như: bài tập phối hòa âm, phát triển, phốihòa âm các biến tấu, phân tích, bài tập trên piano Thành phần các bài mẫu trínhtrong các tác phẩm âm nhạc, sau khi xem xét và sửa đổi, được tăng cường thêmmột ít về số lượng các thí dụ trính trong âm nhạc cổ điển Nha và trong các tácphẩm của các tác giả xôviết
Trong lần xuất bản này, chương khó khăn và phức tạp trình bày điệu thứcđiatônic trong âm nhạc Nga được mở rộng hơn và được kiện toàn có phương pháphơn, theo ý chúng tôi là điều cần thiết để tăng cường ý nghĩa và vai trò của chươngđó
Những chương mới và phần bỏ sung được đưa vào nội dung của sách xuấtbản lần này chủ yếu là nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thực hành của sáchgiáo khoa trong quá trình giảng dạy
Lần đầu tiên trong sách giáo khoa này, một số vấn đề quan trọng về phântích hòa âm được giải thích rõ rang và các phương pháp và nhiệm vụ của nó được
Trang 2trình bài thành chương mục Trong những lần xuất bản trước, không có chươngthực tế quan trọng như thế, tất nhiên đó là một thếu sót của sách giáo khoa.
Trong phần bổ sung đặc biệt( cũng trình bày lần đầu tiên) có dành riêngnhững bài tập kiểm tra phối hòa âm tự do hơn về mặt bố cục và rộng rãi hơn vềmặt quy mô của giai điệu, để thử thách khả năng của học viên sử dụng có hiệu quả
và có sáng kiến riêng tất cả những phương pháp hòa âm trong giá trình
Phù hợp với nhiệm vụ và tập quán về phương pháp giáo khoa của các lần xuấtbản trước, các thí dụ phối hòa âm trong lần xuất bản này (một phần nào được tăngthêm) không có ký hiện chức năng Làm như thế cố để cho học viên có thể tự mìnhhiểu được tường tận toàn bộ các phương pháp tiếng hành hòa âm và sử dụng đượccác phương pháp đó khi giải quyết những bài tập trương tự cùng loại Cũng nhưtrong các lần xuất bả trước, lần này cũng có một số bè giai điệu và bè trầm dùng
để phối hòa âm mượn ở các sách giáo khoa khác
Để cho sách giáo khoa có thể thích hợp không những cho sinh viện mà cho cảgiáo sư nữa, các tác giả đã đưa thêm vào sách các chủ thích và các đoạn bổ sungbằng chữ in nhỏ, các chú thích và bổ sung đó trình bày các trường hợp cá biệt hiếm
có hơn, hoặc chi tiết hơn về cách tiếnn hành hòa âm, Sau hết, các giảo sư nên lưu ýđến danh sách các tài liệu giáo khoa để tham khảo gồm đủ các thể loại, ghi ở cuốisách
Các tác giả xin báo trước rằng «Sách giáo khoa hòa âm» này viết ra tuyệtnhiên khổng nhằm làm sách giáo khoa cho những người tự học, mà chỉ dùng làmgiáo trình học tập có sự hướng dẫn của giáo sư Do đó, các tác giả cho phép có thểthay đổi một ít về trình tự sắp xếp bài mục trong giáo trình Đầu tiên là có thể đụngchạm đến phần các âm ngoài hợp âm và các hợp âm hạ át napôliten (có trình bàysớm hơn) và cả các điệu thức điatônic trong âm nhạc Nga (có thể trình bày muộnhơn) Tuy nhiên, sự thay đổi đó phải tùy theo từng trường hợp cụ thể và chỉ vớinhững giáo sư dày kinh nghiệm mới nên ứng dụng
Cuối cùng, một lần nữa, các tác giả xin nhắc lại rằng sách «Giáo khoa hòaâm», xuất bản kỳ này, ngoài những bổ sung và sửa đổi nói trên, không có gì sángtạo mới hơn trước, chỉ cỏ những điều cần thiết của sách tái bản mà thôi Sách này
ra đời hai mươi năm trước, đã cô đúc nhiều kinh nghiệm thực tiễn về giảng dậy hòanhiều giáo sư ở Viện ăm nhạc Matxcơva
Một vấn đề về nguyên tắc rút ra trong phần đặc biệt của lời nói đầu này làvấn đề các quy luật cơ bản của ngôn ngữ điệu thức hòa âm
Trong sách «Giáo khoa hòa âm» có nhiều ở đoạn dẫn rút trong các tác phẩm
âm nhạc của nhiều thời dại, trường phái và xu hướng khác nhau Nhưng, trong khi
Trang 3lựa chọn các thí dụ và bài mẫu chúng tôi cố gắng với khả năng có thể được, dựavào toàn bộ phương pháp sinh động về điệu thức hòa âm, là phương pháp có đặcđiểm và thường dùng trong các tác phẩm âm nhạc đã đạt được tính dân tộc lớnnhất trong thời gian hai trăm năm gần đây.
Toàn bộ phương pháp hòa âm này được hoàn toàn xác nhận đã chứng minh
sự tồn tại cùa các quy luật chung về hòa âm, cách tiến hành hòa âm, mà ta có thểtìm thấy được sự xuất hiện của nó trong âm nhạc hiện thực, của các trường pháidân tộc Do đó, ta có thể thừa nhận rằng những quy luật chung về hòa âm đã trởnên những quy luật có tính chất quốc tế, và sự nghiên cứu học tập các quy luật đó
là mặc nhiên cần thiết cho mỗi nhạc sĩ có học thức
Tuy vậy, tính chất đồng nhất của các quy luật vê ngôn ngữ hòa âm đó không
cỏ gì ảnh hưởng gay gắt lắm (và bao giờ cũng là cá biệt) đến sự phát triển tinhthần hòa âm đại diện cho từng trường phái dân tộc và hoàn loàn không kìm hãmtính chất điệu thức hòa âm độc đáo trong các tác phẩm của nền âm nhạc dân tộcnày hay của nền âm nhạc dân tộc khác, đó là điều đặc biệt mà ta nhận xét thấytrong âm nhạc ở thế kỷ thứ XIX
Trong mối quan hệ tự nhiên với các điều kiện đó, vị trí lý thuyết đại cương cơbản, các đoạn nhạc trích dẫn, các bài mẫu để phân tích hòa âm và tất cả hình thứcbài tập viết để nắm vững hiểu rõ hòa âm của sách giáo khoa này đều nhằm mụcđích giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp thu các quy luật hòa âm cơ bàn, những quyluật đặc trưng của quá trình cấu tạo và phát triển cơ sở điệu thức hòa âm
Matxcơva, tháng 3 năm 1953
Các tác giả
PHẦN THỨ NHẤT CHƯƠNG MỞ ĐẦU
A — CÁC HỢP ÂM (CÁC ÂM CỦA HỢP ÂM)
1 Hòa âm — Chồng âm — Hợp âm.
Hòa âm là sự kết hợp các âm lại thành những chồng âm và sự liên hệ nối tiếp nhau của các chồng âm đó.
Hòa âm cỏ một tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của tác phẩm âmnhạc và làm cho sức biểu hiện của tác phẩm đưọc sâu sắc và phong phú Hòa âm làphương tiện làm cho giai điệu cỏ nhiều sắc thái và màu sắc xúc cảm khác nhau
nhất Điều này được cảm thấy rõ rệt nhất trong những trường hợp khi một giai
Trang 4điệu, được trình bày có phần đệm theo bằng nhiều lối nối tiếp các chồng âm khác
nhau
Thường người ta gọi, hòa âm là bất cứ nhóm chồng âm hay từng chồng âmriêng biệt nào đó
Để định nghĩa cho gọn, từ ngữ «hòa âm» có nghĩa là môn học nghiên cứu về
sự cấu tạo và nối tiếp các chồng âm (gọi cho đúng là hòa âm học).
Chồng âm là sự kết hợp cùng một lúc của một số âm nào đó
Chồng âm gồm từ ba, bốn hay là năm âm có độ cao khác nhau và tên khác
nhau thì lập thành hợp âm nếu như các âm đó:
a) xếp chồng theo khoảng ba
b) hoặc có thể xếp chồng theo khoảng ba, bằng cách đảo khoảng tám (1)(1) Về cách cấu tạo chồng âm theo lối khác xem mục 10
2 Các loại hợp âm và tên của chúng.
Những hợp âm thường dùng gồm có ba loại: hợp âm ba, hợp âm bảy và hợp
a) Phối hòa âm cho giai điệu và bè bátxơ sau đây
a) Hợp âm thứ nhất (nhịp 1-3) là hợp âm ba xon-xi giáng –rê; âm dưới cùng
là xon, âm gốc của hợp âm, vậy hợp âm này là hợp âm ba gốc.
b) Trong nhịp thứ tư và thứ năm — hợp âm bảy xon-xi giáng-rê-pha; âm dưới
cùng là âm bảy của hợp âm, vậy nó là hợp âm hai
c) Trong nhịp thứ sáu-hợp âm ba đô-mi giáng-xon; âm dưới cùng mi giáng, là
âm ba, vậy hợp âm đó là hợp âm sáu
d) Ở cuối nhịp thứ sáu, các âm xon-xi giáng và lập thành thế đảo thứ hai của
hợp âm ba, âm bốn ở dưới cùng, vậy đó là hợp âm bốn sáu
đ) Trong nhịp thứ bảy và thứ tám, là hợp âm ba gốc đô-mi giáng-xon, âm gốc của hợp âm là đô ở dưới cùng.
B - NHỮNG ÂM NGOÀI HỢP ÂM
8 Khái niệm chung.
Trong âm nhạc, ta thường phân biệt phần giai điệu và phần các hợp âm của
nó (phần hòa âm) phụ họa theo gọi là phần đệm
Trang 5Mỗi âm của giai điệu có thể là âm thuộc hợp âm hay ngoài hợp âm, tùy theo
quan hệ của nó với hợp âm cùng vang lên một lúc
Âm thuộc hợp âm là âm gốc, âm ba, âm năm hoặc âm bảy, hoặc cuối cùng,
âm chín của hợp âm cùng vang lên một lúc Trái lại, âm ngoài hợp âm, là bất kỳ âmnào khác không thuộc vào thành phần của hợp âm cùng vang lên một lúc
Chủ Ihich: chữ «n» ở đây là ký hiệu chỉ các âm ngoài hợp âm, chữ «h» chỉ các
âm thuộc họp âm; các con số bên cạnh chư «h» chỉ âm nào của hợp âm, như âmgốc (1), âm ba (3), âm năm (5) hay âm bảy (7)
Đôi khi, sự phát triển giai điệu dùng hẳn các âm thuộc hợp âm:
Trong âm nhạc thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX có những đoạn giai điệu viếttheo lối hợp âm rải
Tuy vậy, thông thường nhất phần giai điệu vẫn trình bày theo lối nối tiếp các
âm thuộc hợp âm với các âm ngoài hợp âm (xem thí dụ số 14)
9 Những hình thức khác nhau của các âm ngoài hợp âm — Âm muộn,
âm lướt, âm thêu, âm sớm.
Âm muộn là âm ngoài hợp âm nằm ở thời gian mạnh (hay tương đối mạnh);
âm muộn kéo dài tới âm thuộc hợp âm thường đứng liền bậc ngay sau nó
Chú thích các âm muộn ở đây có đánh dấu bằng chữ «m» Trừ âm muộn ra,tất cả các âm ngoài hợp âm khác đều nằm ở thời gian yếu
Âm lướt là âm ngoài hợp âm nối tiếp liền bậc đi lên hay đi xuống chen vào
giữa hai âm khác nhau thuộc hợp âm
Âm thêu là âm nối liền bậc — trên hay dưới — giữa hai âm của hợp âm cùng
10 Chồng âm không xếp theo khoảng ba – («Sự kết hợp ngẫu nhiên»)
Sự xuất hiện các âm ngoài hợp âm ở thời gian mạnh và thời gian yếu của nhịp
tạo nên các chồng âm không xếp theo khoảng ba ( gọi là «sự kết hợp ngẫu nhiên»).
Ở thời gian yếu, các chồng âm này là chồng âm lướt, chồng âm thêu và đôi khi làchông âm sớm
Những chồng âm không xếp theo khoảng ba, xuất hiện ở thời gian mạnh do
âm muộn tạo nên, cảm giác căng thẳng, đòi hỏi phải giải quyết- lúc giải quyết thìphải khôi phục lại cách sắp xếp hợp âm theo khoảng ba
Trang 6Chủ thích :Chồng âm không xếp theo khoảng ba đánh dấu bằng chữ «n n ».Đôi khi (như thí dụ trong khúc nhạc sau đây) chồng âm cấu tạo do âm muộn (hay
âm lướt v.v ) có thể sắp xếp theo khoảng ba
Việc phân biệt các đồng âm như thế với các hơp âm sẽ nói đến sau (chương44)
11 Lối phức điệu (1) và lối giai điệu có phần đệm (2)
(1) Polyphonie(pôlyphôni); (2) homophonie (ômôphôni)
Có nhiều phương pháp khác nhau để diễn tả ý nhạc bằng lối này hay lối khác.Lối phức điệu có đặc tính là giai điệu của tất cả các bè đều quan trọng nhưnhau, trong đó mỗi bè (khi tác giả cần) cỏ thể lĩnh nhiệm vụ giai điệu chính
Trong lối giai điệu có phần đệm phần giai điệu thường giao cho một bè, theo
thường lệ là bè trên cùng, còn các bè khác lĩnh nhiệm vụ làm nền đệm theo (gọi làphần đệm)
Trong phạm vi lối giai điệu có phần đệm, này có thể phân biệt ba nhân tố:
giai điệu, bè trầm và phần hòa âm làm cho đầy ở giữa các bè :
12.Giai điệu.
Tác phẩm âm nhạc biểu hiện ra và đi vào ý thức của người nghe theo thờigian Thời gian là điều kiện quan trọng thứ nhất của sự nhận thức âm nhạc Điềukiện thứ hai là nhớ: chỉ có sự so sánh theo dõi nghe trực tiếp trong trí nhớ mới cóthề đạt kết quả tiếp thu được ấn tượng âm nhạc toàn bộ
Nội dung chủ yếu ghi sâu trong ý thức của người nghe là phần giai điệu Giaiđiệu là nhân tố quan trọng nhất của ngôn ngữ âm nhạc và là phương tiện diễn tả
âm nhạc: nó bao gồm sự sắp xếp nối tiếp nhau các âm có độ cao, độ dài, tiết tấu,
độ vang và âm sắc khác nhau
Trong các tác phẩm một bè (ví dụ trong các dân ca), giai điệu thu hút trong
nó tất cả nội dung âm nhạc Trong những bài có nhiều bè, giai diệu cũng vẫn lànhân tố quan trọng nhất và nó bắt tất cả phương tiện biểu hiện âm nhạc khác phảiphục tùng nó
13 Những đặc điểm chung về sự cấu tạo của giai điệu
Giai điệu là sự phản ánh một kết cấu hoàn chỉnh về điệu thức và tiết tấu Hìnhthức đơn giản nhất của kết cấu giai điệu hoàn chỉnh là đoạn nhạc (xem các thí dụ
16 và 17) Tính chất toàn vẹn của bất kỳ đoạn nhạc hoàn bị nào là sự tách bạch rõràng, tức là cỏ khả năng phân chia nó ra tửng phần (gọi là câu, mệnh đề, động cơ)
Phần lớn các giai điệu thường phát triển theo hình làn sóng, xen kẽ những nét
đi lên với những nét đi xuống theo bước liền hay bước nhảy Trong quá trình pháttriển giai điệu thường tiến đến âm cao nhất gọi là cao trào của giai điệu
Trang 7Sự nổi bật của cao trào phụ thuộc nhiều vào nhiều nhân tố, như tính chất củađiệu thức, vị trí về nhịp phách, độ dài và giai điệu bao quanh nó.
c) I.Haiđơ Xônát nhẹ đô trưởng, chương I (nhịp 1-8)
d) V Môda Xônát đô thứ, chương III (nhịp 1-16)
đ) A Đácgômưxki «Gió nhẹ đêm khuya», đoạn II
âm bảy, hợp âm sáu, hợp âm ba bốn)
d) Các âm ngoài hợp âm thì ghi bằng các chữ cái: m — âm muộn, l — âmlướt, th — âm thêu, s — âm sớm Gặp trường hợp khó, không xác định được têncủa âm ngoài hợp âm thì ghi bằng chữ n (âm ngoài hợp âm) Những trường hợpkhông rõ đó sẽ được giải đáp vào buổi học sau
đ) Xác định điểm cao nhất (cao trào) của nét giai điệu
Cũng dùng phương pháp như trên, phân tích hai, ba khúc nhạc của các tácphẩm khác tự tìm lấy
CHƯƠNG 1:HỢP ÂM BA TRƯỞNG VÀ HỢP ÂM BA THỨ - HÒA ÂM BỐN BÈ
Hợp âm ba, như đã nói ở trên, là hợp âm gồm có ba âm; những âm cạnhnhau làm thành khoảng ba, hai âm ngoài cùng làm thành khoảng năm
1 Định nghĩa.
Hợp âm ba, gồm một khoảng ba trưởng và một khoảng ba thứ hay mộtkhoảng ba trưởng và một khoảng năm đúng, kể từ âm dưới cùng (âm gốc), gọi là
hợp âm ba trưởng
Trang 8Hợp âm ba, gồm một khoảng ba thứ và một khoảng ba trưởng, hay mộtkhoảng ba thứ và một khoảng năm đúung, gọi là hợp âm ba thứ
Chú thích: Ít khi gặp hợp âm ba tăng và hợp âm ba giảm Hợp âm ba tănggồm hai khoảng ba trưởng và một khoảng năm tăng giữa hai âm ngoài cùng
Họp âm ba giảm gồm hai khoảng ba thứ và một khoảng năm giảm giữa hai
âm ngoài cùng
2 Hòa âm bốn bè.
Trong các tác phẩm âm nhạc, hợp âm ba ít khi dùng để trình bày ba bè tức làdưới hình thức gồm có ba âm; mà thường dùng nhất là lối trình bày bốn bè, đã từlâu, lối này được coi như nguyên tắc của nghệ thuật, vì thế trong việc học tập phảitheo nguyên tắc đó
Lối hòa âm bốn bè thích ứng tự nhiên với sự phân chia giọng hát ra bốn loại:xôpranô, antô, têno, batxơ
Tên gọi các giọng này là đặc tính của hợp xướng và cũng được quy ước nhưthế đối với nhạc cụ, thêm vào đó bè cao nhất cũng được mệnh danh là bè giai điệu
3 Tăng đôi âm trong hợp âm ba.
Trong hòa âm bốn bè, hợp âm ba phải tăng đôi một trong các âm của nó,theo thường lệ là âm gốc
Chú thích: Những trường hợp tăng đôi âm khác, sẽ nói sau Tăng đôi âm làdùng một trong những âm của họp âm cho hai bè
Âm tăng đôi có thể đặt ở bất cứ một bè nào trong ba bè trên
4 Vị trí giai điệu của hợp âm ba.
Âm của hợp âm mà nằm ở bè trên cùng — bè giai điệu — xác định vị trí giaiđiệu của hợp âm đó
Hợp âm ba có thể được trình bày trong ba vị trí giai điệu: vị trí giai điệu âm gốc, âm ba hay âm năm.
Trang 9Trong thí dụ trên, hợp âm ba đô trưởng ở đầu xếp hẹp, và cuối cùng thì xếprộng.
Chú thích: Về cách sắp xếp hỗn hợp của hợp âm ba sẽ nói đến sau, khi có liênquan đến việc thay đổi cách tăng đôi âm hay tăng thêm số bè
Để dễ nhìn rõ sự phân chia các âm theo các bè, mỗi khuông viết hai bè, đuôinốt của bè trên quay lên, đuôi nốt của bẻ dưới quay xuống
6 Chéo bè.
Trong khi làm bài tập, dù dùng cách xếp hẹp hay rộng đều không được cho
các bè chéo nhau: nghĩa là têno cao hơn antô, batxơ cao hơn têno, xôpranô thấp hơn antô.
Thí dụ mẫu về cách sắp xếp đúng hợp âm ba trưởng, dùng âm đô làm âmthấp, trong hòa âm bốn bè trong những vị trí giai điệu và vị trí sắp xếp khác nhau
BÀI TẬP
Bài tập viết
Lấy bất cứ một âm nào và trong nhiều giọng khác nhau thành lập các hợp âm
ba trưởng và hợp âm ba thứ có tăng đôi âm gốc, trong ba vị trí giai điệu, trong cáchxếp hẹp và rộng
Bài tập trên pianô
Cũng thành lập các hợp âm ba như trên
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỢP ÂM BA CHÍNH
1 Điệu thức.
Về phương diện hòa âm, điệu thức là hệ thống các hợp âm có quan hệ lẫnnhau, kết hợp lại bởi sức hút về hợp âm ba chủ Định nghĩa này bao gồm cả phươngdiện mối quan hệ về khoảng giai điệu giữa các âm của một bè giai điệu, cũng như
về phương diện mối quan hệ giữa các hợp âm nói chung
2 Chức năng điệu thức.
Chức năng điệu thức,hay, nói một cách đơn giản, chức năng là vai trò của âm
hay hợp âm trong điệu thức, nói cách khác, là mối quan hệ hay tương quan lẫnnhau giữa âm hay hợp âm này với âm hay hợp âm khác trong điệu thức Mối quan
hệ đó được biểu hiện không những trong những tương quan về khoảng không thayđổi giữa các âm hay hợp âm, mà còn cả trong sự kết hợp các trạng thái căng thẳng
và dịu xuống (giải quyết), vốn có ở sự nối tiếp các âm hay hợp âm
8 Tính chức năng
Trang 10Lĩnh vực của các trạng thái căng thẳng và dịu xuống có ở những tương quan chức năng, gọi là tính chức năng Cơ sở của tính chức năng là sự tương phản của
các chức năng, đặc biệt là của hợp âm chủ với các hợp âm khác, không thuộc hòa
âm chủ của điệu thức
Lỷ thuyết hòa âm làm cơ sở cho việc học tập chức năng điệu thức, gọi là lý thuyết về chức năng Hiện nay, quan điểm nói trên được phổ biến nhất trong hòa
âm
4 Hệ thống chức năng của các hợp âm ba chính
Hợp âm ba, cấu tạo ở bậc ỉ của gam, tức là cấu tạo trên Ồm chủ gọi là hợp
âm ba chả Hợp âm ba này trong âm nhạc nhiều bè được dùng làm chỗ tựa chỉnhcủa điệu thức, bởi vỉ trong những điều kiện thích hợp về giai điệu, tiết tấu và nhịpphách, nó cỏ thề biếu hiện tỉnh kết thủc ý nhạc và tỉnh ồn định, cằn thiết cho sự kếtthúc
Hợp âm ba chủ dùng chữ T làm kỷ hiệu trong điệu trưởng và chữ t —trongđiệu thứ
Hợp âm ba cấu tạo ở bậc V của gam là hợp âm ba át Nó được ký hiệu bằngchữ D
Hợp âm ba, cấu tạo ở bậc IV của điệu trưởng là hợp âm ba hạ át Nó được kýhiệu bằng chữ S
Trong điệu thứ hòa âm, các hợp âm ba đó được ký hiệu bằng chữ t, s và D.Trong điệu trưởng tự nhiên, các ký hiệu hợp âm là T,S,D
Trong điệu thứ hòa âm, các ký hiệu hợp âm là t, s, D
Hợp âm ba át và hạ át là đại diện quen thuộc và chủ yếu nhất của tính không
ổn định về điệu thức, trong những điều kiện nhất định tạo nên tính không kết thúccủa ý nhạc
Hợp âm ba chủ, át và hạ át gọi là các hợp âm ba chính, vì chúng phản ánh
tính chất điệu thức khi phát ra: trong điệu trưởng tự nhiên, tất cả các hợp âm đó
đều là trưởng, còn trong điệu thứ tự nhiên — đều là thứ
Hệ thống ba hợp âm ba chính cỏ quan hệ lẫn nhau trên đây vừa là cơ sở lạivừa chỉ là một phần của hệ thống điatônic đầy đủ, bởi vì hệ thống này bao gồm sốlớn các hợp âm (xem chương 17)
5 Sự nối tiếp hay vòng hòa âm-Các công thức vòng hòa âm.
Sự nối tiếp mạch lạc một số hợp âm tạo thành vòng hòa âm Trong tác phẩm
âm nhạc, những vòng hòa âm như thế hoặc tìm thấy được trong trường hợp phânđịnh tiết tấu, hoặc được rút ra tạm thời từ một đoạn nhạc (để phân tích)
Trang 11Những sự nối tiếp đơn giản nhất và lôgíc của chúng dựa trên cơ sở là: sau hợp
âm ba chủ, đưa vào một hay vài hòa âm không ổn định, tạo nên sự căng thẳng nào
đó mà muốn giải quyết thì cho xuất hiện hay quay về hợp âm ba chủ
(giải quyết sự căng thằng)
Từ đó, thấy rõ nguyên nhân tồn tại, tính ổn định và không ổn định của điệuthức, vì muốn nhận ra chúng (ổn định và không ổn định) chỉ có thể bằng sự sosánh, chứ nếu tách riêng ra thì không thể nhận ra đâu là ổn định và đâu là không
2) Nếu sau hợp âm ba chủ là hợp âm ba hạ át, thì thường tiếp theo là hợp âm
ba át và sau đó chỉ có thể quay về hợp âm ba chủ: T — S — D — T
Sự nối tiếp này có những tính chất quan trọng như sau:
a) tránh xa sự quay về hợp âm ba chủ; kéo dài hơn nữa tình trạng không ổnđịnh (căng thẳng)
b) tạo nên cuộc xung đột giữa hai chức năng không ổn định đối lập S và D,trước khi giải quyết về hợp âm ba chủ
c) điệu thức được bộc lộ rõ mọi khía cạnh của nó nhiều hơn, vì đụng chạmđến tất cả các chức năng cơ bản của nó
3) Hợp âm ba hạ át cũng thường nối trực tiếp vào hợp âm ba chủ T — S — T.Công thức nối tiếp hòa âm trên đây được biêu hiện bằng đồ thị đơn giản nhưsau :
TSDTSD (lặp lại)Chú thích: Đôi khi hợp âm át đi sang hạ át (D — S), chứ không vào hợp âmchủ Lối nối tiếp này ít tự nhiên hơn, cần có điều kiện áp dụng đặc biệt, cho nêntrong những bài tập hòa âm đầu tiên không nên dùng
6 Tên các vòng hòa âm.
Các vòng hòa âm bao gồm các hợp âm chủ và át, theo thành phần chức năng
của chúng, gọi là chính cách
T — D
D — T
Trang 12T — D — T
D — T — D
T — D — D — TCác vòng hòa âm bao gồm các hợp âm T và S, theo thành phần chức năng
của chúng, gọi là vòng biến cách:
T — S
T — S — T
S —T
S — T — SCác vòng hòa âm bao gồm các hợp âm của cả ba chức năng, gọi là vòng đầy
đủ :
T — s — D — TD— T— S— D — TTheo quy định của chức năng, các vòng hòa âm cỏ thể phân chia ra vòngchính cách (D—T, S — D — T), vòng nửa chính cách (T — D, S—D), vòng biến cách(S—T) và vòng nửa biến cách (T—S)
Chú thích: Về vai trò của các vòng hòa âm trong các đoạn nhạc xem ở chương8
BÀI TẬP
Bài tập viết
Thành lập từng hợp âm ba T, S và D riêng biệt cho bôn bè, trong các giọngkhác nhau
Bài tập trên pianô
Thành lập các hợp âm như trên
Bài tập miệng
Phân tích cách nối tiếp các hợp âm T, S và D (đế ý có khi gặp D dưới hìnhthức hợp âm bảy) trong các đoạn nhạc sau đây:
a) L.Bêlôven Xônát cho pỉanô Op 2, N° 2, chương II (nhịp 1—4)
b) L.Bêiôven Xônát cho pianô, Op 2, N° 3, chương I (nhịp 1—4)
c) L.Bêtôven Xônát cho pianô, Op 7, chương III (nhịp 1—8)
d) F Lixt « Tập ảnh người du lịch», chương II, N° 4 (nhịp 1—4)
đ) P Tsaicốpxki Giao hưởng số 2, phần mở đầu của chương phinan
e) A.Guritép « Nỗi buồn của thiếu nữ» nhịp (1—5)
Trang 13CHƯƠNG 3: SỰ KẾT HỢP CÁC HỢP ÂM BA GỐC
1 Khái niệm sơ bộ.
Sự nối tiếp chặt chẽ các hợp âm — vòng hòa âm — hình thành trên sự kếthợp các hợp âm
Sự kết hợp các hợp âm được thực hiện theo các nguyên tắc và qui luật nhấtđịnh, phát sinh từ trong thực tiễn nghệ thuật
Cơ sở kết hợp các hợp âm là sự tiến hành bè; sự tiến hành bè hình thành từ
sự cùng chuyển động của các bè dưới nhiều hình thức khác nhau
Trong những bài tập sau đây, cấm dùng bước nhảy trong từng bè Trừ batxơ
là bè vốn có đặc tính hay tiến bước nhảy khoảng bốn và năm, do khoảng cách giữacác âm gốc của T — D và T — S tạo nên
3 Sự tiến hành (chuyển động) chung các bè.
Sự chuyển động chung hai bè có ba hình thức : cùng hướng, ngược hướng vàchếch hướng
Cùng hướng là sự chuyển động của các bè theo một hướng — đi lên hay đixuống :
Một biến dạng cá biệt, nhưng quan trọng của chuyển động cùng hướng là sựchuyển động song song , trong đó khoảng cách giữa hai bè giữ nguyên không thayđổi (đôi khi còn gọi là các bè tiến theo một khoảng giống nhau, tức là tiến songsong khoảng ba, song song khoảng sáu, khoảng mười)
Ngược hướng là sự chuyên động của hai bè phán lán hay tụ lại:
Chếch hướng là sự chuyển động chỉ một trong hai bè đi lên hay đi xuống, còn
bè kia đứng yên
Trên đây đã nói sự tiến hành chung với những thí dụ kết hợp hai bè Trongtiến hành nhiều bè thì tạo thành một số đôi bè; thí dụ như trong tiến hành bốn bèthì cỏ sáu đôi
Trong tuyệt đại đa số những sự kết hợp các hợp âm đúng quy tắc thườngdùng lẫn lộn cùng một lúc các lối tiến cùng hướng, ngược hưỏng và chếch hướngtrong từng đôi bè một, tạo nên sự cân bằng lẩn nhau
Trang 14Có nhiều lối tiến hành hỗn họp khác nhau:
a) Cùng hướng (song song) kết hợp với chếch hướng
b) Cùng hướng (song song) kết hựp với ngược hướng
c) Cùng hướng với ngược hướng và chếch hưởng:
4 Tương quan giữa các hợp âm — Âm chung.
Tương quan giữa các hợp âm là khoảng cách giữa các âm gốc của chúng(cũng như giữa các âm ba và năm của chúng)
Tương quan giữa các hợp âm có: tương quan khoảng bốn — năm, tương quan khoảng ba và tương quan khoảng hai.
Trong tương quan khoảng bốn — năm thì giữa các hợp âm ba có một âmchung Kiểu mẫu của tương quan đó là tương quan của các hợp âm ba T — D và T
— S
Trong tương quan khoảng ba thì giữa các hợp âm ba có hai âm chung.
(Cho dến chương 18, trong các bài tập chưa dùng đến tương quan này)
Trong tương quan khoảng hai thì giữa các hợp âm ba không có âm chung nào.Kiểu mẫu của tương quan này là tương quan của các hợp âm ba S và D
5 Phương pháp kết hợp các hợp âm ba.
Các hợp âm, nhất là các hợp âm ba, có thể kết hợp theo lối hòa âm hoặc theolối giai điệu
Lối hòa âm là sự kết hợp các hợp âm, mà trong đó các âm chung giữ nguyên
Do kết quả của sự sắp xếp theo đúng như trên, các hợp âm có tăng đôi âmgốc Nhờ vậy, hợp âm thứ hai sắp xếp giống như hợp âm thứ nhất, tức là cũng hẹphay cũng rộng như hợp âm thứ nhất
Lối giai điệu là sự kết hợp các hợp âm, mà trong đó không có một bè nàođứng yên cả, dù có âm chung
Kỹ thuật kết hợp theo lối giai điệu các hợp âm ba có tương quan khoảng năm và khoảng hai tiến hành như sau: bè batxơ không nhảy quá khoảng bốn, tức
bốn-là khi nối tiếp T—D, D—T, T—S, S—T thì dùng khoảng bốn, mà không dùng khoảng
Trang 15năm; khi kết hợp S—D thì dùng khoảng hai, mà không dùng khoảng bảy; ba bètrên tiến ngược hướng với bè batxơ, vào các âm lân cận của hợp âm thứ hai, không
có bước nhảy
Do kết quả của sự sắp xếp theo đúng như trên, các hợp âm có tăng đôi âmgổc Cách sắp xếp cũng giổng như khi kết hợp theo lối hòa âm, không được thayđổi
Chú thích: Khi kết hợp theo lối giai điệu các hợp âm ba có tương quan khoảngbốn năm (T-D, D—T, T—S, S—T), đôi khi gặp bè batxơ bảy khoảng năm, mà khôngphải khoảng bốn Khi đó, các bè khác trong cùng một hướng đó không được nhảy,tức là tiến như lúc bè batxơ nhảy khoảng bốn
Thủ pháp này là ngoại lệ, chỉ có thể dùng trong những trường hợp hết sứccần thiết mà thôi Nói chung, tất cả bốn bè cùng đi về một hướng (tức là tiến cùng
hướng) thì không nên dùng.
BÀI TẬPBài tập miệngPhân tích hai thí dụ cho sẵn (55 và 56), và đoạn trio trong nốctuyêc củaSôpanh Op 37, N° 1 và điệu «Mùa Nga» của P.Tsaicốpxki, op40
Bài tập viết
Kết hợp T — D, D —T, T—S, S—T trong các giọng trưởng và thứ hòa âm khácnhau :
a) theo lối hòa âm,
b) theo lối giai điệu,
và S — D theo lối giai điệu
Bài tập trên piano
Đề bài tập như trên
Chú thích: Mỗi vòng hòa âm lần lượt kết hợp theo một trong ba vị trí giaiđiệu, sắp xếp hẹp và rộng
CHƯƠNG 4: PHỐI HÒA ÂM CHO GIAI ĐIỆU BẰNG CÁC HỢP ÂM BA CHÍNH
1.Phối hòa âm.
Phối hòa âm cho một bè nào đó (bè giai điệu hay bè batxơ) là kết hợp vào bè
đó những hợp âm nối tiếp nhau chặt chẽ và hợp lý Phối hòa âm căn cứ vào sự giải
Trang 16thích ý nghĩa chức năng các âm của bè giai điệu hay bè batxơ trong mối quan hệlẫn nhau và sự phát triển của cảc âm đó.
2 Hướng dẫn thực hành.
1) Mỗi âm của bè giai điệu phải được xác định về mặt chức năng là âm gốc,
âm ba hay âm năm của hợp âm ba T, hay S hay D
Khi một âm mà có thể giải thích bằng hai cách thì cần phải nghiên cứu cáchtiến của hợp âm sau Sự «nhìn thấy trước* đỏ giúp ta tránh được các lối tiến hànhkhông đúng và cũng tránh được lối nối tiếp không nên dùng D —s
2) Hợp âm đầu tiên và cuối cùng của toàn bài thường phải là hợp âm thuộcchức năng ổn định, tức là hợp âm chủ Tuy vậy, đôi khi có bài bắt đầu từ hợp âm
át, chủ yếu ở nhịp lấy đà Ít khi bắt đầu từ hợp âm hạ át
3) Không nên nhắc lại hợp âm đã dùng ở thời gian yếu trước ở thời gian mạnhtiếp sau Trong nhịp kép hay từng phần của phách trong nhịp đơn, phần tương đốimạnh, của phách cũng không nên nhắc lại hợp âm đã dùng ngay trước nó
Chú thích: sở dĩ có sự hạn chế này là vì sự trình bày bản nhạc thường có
«mạch đập hòa âm» của nó, mà mạch đập hòa âm đó trước hết là biểu thị đặc tính
sự thay đổi hòa âm trong giới hạn giữa lúc yếu và lúc mạnh tiếp liền theo (hoăc cả
lúc tương đối mạnh), tức là phân biệt cái đà đến « tiếng đập » và tiếng đập (thờigian yếu và thời gian mạnh)
Ngoại lệ: nếu hợp âm đứng ở thời gian mạnh, thì nó có thể kẻo dài độ dài của
nó ra ngoài giới hạn của nhịp (xem các thí dụ : 13 31, 39 90, 91)
4) Cần phải theo dõi xem sự nối tiếp của từng đôi hợp âm một có đúng không: hợp âm đầu với hợp âm thứ hai, hợp âm thứ hai vởi hợp âm thứ ba, v.v cho đếnhết
5) Bè batxơ cần được tiến hành theo đường làn sóng, giữ trong phạm vi từmột đến một khoảng tám rưỡi, trong trường hợp bất đắc dĩ mới đến hai khoảngtám Muốn được như thế, cho bè batxơ tiến hành đi lên xen kẽ với đi xuống Đặcbiệt không được tiến hai bước nhảy khoảng năm liền nhau (và cũng có thể cấmnhảy hai khoảng bốn liền nhau nữa) đi về một hướng, vì lối tiến đó làm kém tínhchất giai điệu, nhất là, nếu nó bắt đầu và kết thúc ở thời gian mạnh Ngoài bướcnhảy khoảng bốn và khoảng năm, bè trầm có thể nhảy khoảng tám khi nhắc lại hợpâm
Thí dụ về phối hòa âm cho giai điệu:
Phối hòa âm cho giai điệu sau đây:
Sau khi đã đánh giai điện trên pianô, xác định giọng của giai điệu (theo cơ
cấu chức năng, âm kết thúc, và hóa biểu)— trường hợp này là giọng Đô trưởng.
Trang 17Âm xon đầu tiên có thể hoặc là âm gốc của hợp âm ba át (xon-xi-rê) hoặc là
âm năm của hợp âm chủ (đô-mi-xon)
Trong giọng này, như đã biết, hợp âm ở đầu thường là hợp âm chủ Hơn nữa,
tiếp theo đó là âm la, nhất định đó là âm ba của hợp àm hạ át (trong các hợp âm khác không có âm la) Nếu hợp âm đầu là D, rồi tiếp theo là hợp âm hạ át thì không được Vì thế âm xon đầu tiên chỉ có thể coi là âm năm của hợp âm ba chủ.
Vì giai điệu cho sẵn ở âm vực tương đối thấp, nên tốt nhất là dùng cách xếphẹp từ đầu đến cuối bài tập
Âm thứ hai của giai điệu là âm la — âm ba của hạ át Nối tiếp hợp âm chủ mở
đầu với hợp âm hạ át theo lối hòa âm, vì chỉ có trường hợp nối tiếp này mới đúngqui tắc tiến hành các bè (xem chương 3, mục 5)
Tiếp theo, nhịp thứ hai, trong giai điệu lại là âm xon, tức là âm năm của hợp
âm chủ hoặc là âm gốc của hợp âm át Nếu ở đây mà dùng hợp âm T, thì do ở giai
điệu âm xon ở phách yếu lại nhắc lại ở phách mạnh, đòi hỏi phải đổi hòa âm Như
vậy, ở phách mạnh trong nhịp thứ ba sẽ là hợp âm át; tiếp theo đó, âm của giai
điệu là âm pha là âm chỉ có thể của S mà thôi.
Theo cách nối tiếp như thế thì hòa âm của đoạn này sẽ như sau
Cách giải thích này không thế đứng vững được, không những chỉ vì tạo thànhlối nối tiếp không đúng D—S mà thôi Như đã biết, khi nối tiếp các hợp âm có tương
quan khoảng hai, bè batxơ phải đi ngược hướng với ba bè trên Trong trường hợp
này, ở nhịp ba, bè batxơ từ D đi xuống khoảng hai sang S Vậy, các bè trên phải
theo hướng đi lên , nhưng giai điệu không đi lên mà lại đi xuống khoảng hai Do đó, không thể dùng cách nối tiếp giai diệu D—S được (về mặt nguyên tắc cũng không
đúng)
Do sự phân tích trên, ta phải chọn cách phối hòa âm khác
Trong nhịp thứ hai, S và D kết hợp theo lối giai điệu, bè batxơ đi lên một bậc,
ba bè trên đi xuống
Cứ tiếp tục theo phương án đã định, chúng ta có D — T kết hợp theo lối hòa
âm ( âm chung của hai hợp âm ba là xon đứng yên ở bè xôpranô) và sau đó ở nhịpthứ ba T — S kết hợp theo lối giai điệu
Âm rê ở nhịp thứ tư là âm năm của hợp âm át (ở đấy không thể giải thích
cách khác được) Dùng lối kết hợp theo lối giai điệu với hợp âm hạ át đứng trước
nó, bè batxơ đi ngược hướng ba bè trên tiêu biểu cho lối kết hợp các hợp âm ba cótương quan cả hai
Cách phân tích nửa sau của bè giai điệu cũng giống như trên, phần phối hòa
âm của nó như sau
Trang 18Ta chú ý đến cách kết thúc thứ hai có biến đổi: ở đây hợp âm ba chủ không
đủ, thiếu âm năm, có âm gốc tăng ba Bỏ âm năm không gây tổn hại gì đến tính
chất chức năng của hợp âm ba chủ và ít ảnh hưởng đến âm hưởng đầy đặn của hợp
âm Ý nghĩa căn bản của lối dùng hợp âm ba chủ thiếu để kết thúc là để giải quyết
âm dẫn xi ở bè giữa hút vào âm một của hợp âm chủ (đô) Để kết thúc vòng D—T,
T không đầy đủ như thế, khi âm năm của hợp âm át đi xuống là thông thường
Cũng bè giai điệu trên, bây giờ phối hòa âm dùng cách xếp rộng Để tránhdùng nhiều dòng phụ ở âm vực quá thấp, ta có thể nâng giai điệu lên một khoảngtám
BÀI TẬP
Bài tập viết
Dùng các hợp âm ba chính phối hòa âm các giai điệu dưới đây
Giống như bài mẫu đã cho ở trên, mỗi bài tập phải dùng từ đầu đến cuối mộtlối sắp xếp như nhau (hẹp hay rộng)
Bài tập trên pianô
Phối hòa âm các đoạn ngắn sau đây
Chú thích: Trong những bài tập tương tự, để giảm bớt khó khăn ta có thể bắtđầu đánh đàn bè giai điệu với bè baxtơ của các hợp âm dự định phối mà thôi, khiđánh lại lần thứ hai mới bổ sung thêm các bè giữa
CHƯƠNG 5: SỰ THAY ĐÔI VỊ TRÍ CÁC ÂM CỦA HỢP ÂM
1.Thay đổi vị trí các âm của hợp âm Vai trò của nó.
Thay đổi vị trí các âm của hợp âm là nhắc lại hợp âm trong cách sắp xếp khácnhau; để thay đổi vị trí các âm, có thể đổi vị trí giai điệu hay đổi các sắp xếp hợp
âm, hay dùng cả hai cách cùng một lúc
Đổi vị trí giai điệu của hợp âm là giai điệu chuyển từ âm này sang âm kháccủa cùng một hợp âm Vì thế, thay đổi vị trí giai điệu có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển giai điệu Như vậy, thay đổi vị trí các âm vân duy trì sự chuyển độnggiai điệu và tiết tấu mà không phải thay đổi hợp âm Nếu luôn luôn thay đổi hợp âmmột cách thái quá thì dễ làm cho hòa âm trở nên rườm rà và nặng nề
Đổi cách sắp xếp hợp âm (từ hẹp sang rộng, hay từ rộng sang hẹp), thườngkèm theo sự thay đổi vị trí giai điệu Sự thay đổi cách sắp xếp đôi khi có ý nghĩa về
kỹ thuật (làm thuận tiện, đúng đắng, lưu loát, trôi chay cách tiến hành các bè)
Trang 192 Kỹ thuật thay đổi vị trí các âm.
Khi giai điệu tiến khoảng ba hay khoảng bốn thì có thể có hai trường hợp:a) bè antô và bè têno thay sđổi vị trí tiến cùng hướng bằng những âm gầnnhất của hợp âm; cách sắp xếp hợp âm không thay đổi (thay đổi vị trí cùng hướng)
b) bè antô đứng yên, còn bè têno đổi vị trí tiến ngược hướng với bè xôpranô(thay đổi vị trí ngược hướng)
Theo phương pháp trên, khi bè trên cùng đi lên thì cách sắp xếp thay đổi từhẹp sang rộng, khi cùng đi xuống thì ngược lại, rộng thành hẹp
Khi bè giai điệu tiến khoảng năm hay khoảng sáu thì bè antô cũng tiến cùnghướng, còn bè têno đứng yên; cách sắp xếp thay đổi như cách thay đổi vị trí âm nói
ở trên (thay đôi vị trí chếch hướng)
Trong hai thí dụ 72 và 73, ta nhận thấy dễ dàng là hai bè tiến thay đổi vị trí
âm lẫn nhau: trong thí dụ 71 (nhịp 71), ở bè xôpranô xuất hiện âm mi, nguyên là
âm của bè têno, khi đến lượt bè têno thay đổi vị trí thì lại lấy âm đô của bè xôpranô; trong thí dụ 72 (nhịp 1) cũng giống như trên, bè xôpranô (xon-mi) và bè antô (mi-xon) trao đổi âm cho nhau
Chú thích: Trong trường hợp cần thiết về kỹ thuật, khi bè xôpranô đứng yên
thì áp dụng sự thay đổi vị trí âm với nhau giữa bè antô với bè têno, hoặc cả ba bètrên thay đổi âm lẫn nhau khi tiến cùng hướng
8 Hướng dẫn thực hành.
Trong khi phối hòa âm các bài trước, chỉ được dùng một cách sắp xếp (hẹphay rộng), không có sự thay đổi gì cả suốt từ đầu đến cuối bài tập, trên cơ sở kếthợp các hợp âm ba gốc theo lối hòa âm hay giai điệu Nhưng, bây giờ, trong nhữngtrường hợp khi mà hai hợp âm ba khác nhau nằm cạnh nhau thì không nên chuyển
từ hợp âm này sang hợp âm khác bằng bưởc nhảy ở ba bè trên và thay đổi cáchsắp xếp Trong trường hợp hai hợp âm đi liền nhau cùng bậc, có thể cho tiến bướcnhảy trong cảc bè trên và thay đổi cách sắp xếp, tức là áp dụng cách thay đổi vị trí
âm của hợp âm
Khi phối hòa âm cho giai điệu cho sẵn, trước hết cần phải phân tích cơ cấucủa nó :
a) xác định bước tiến khoảng ba nào có dấu hiệu thay đổi vị trí âm trong
phạm vi một hợp âm ba(T,D,S) và bước nào cần thay đổi hợp âm kết hợp theo lối
giai điệu (ví dụ, trong giọng Đô trưởng: pha-rê thì kết hợp lối giai điệu S-D; đô-la
thì tùy theo các hợp âm trước và sau mà áp dụng hoặc là cách thay đổi vị trí âmtrong phạm vi hợp âm hạ át, hoặc là kết hợp lối giai điệu T-S);
Trang 20b) đánh dấu tất cả các trường hợp thay đổi vị trí âm, ghi những chỗ nhảykhoảng bốn trong bè giai điệu cho sẵn;
c) chú ý đến bước nhảy khoản năm hay khoảng sau đi lên, đòi hỏi thay đổi
các sắp xếp từ hẹp sang rộng, và đi xuống thì từ rộng sang hẹp; trong những lúc như thế, cần phải chuẩn bị trước cách sắp xếp cần thiết Điều đó hoàn toàn có thể
được, vì rằng, trước khi đến một bước nhảy rộng trong giai điệu thường có các bướctiếng khoảng ba hay bốn, như ta đã biết, lúc đó cách sắp xếp có thể không thay đổihoặc hay đổi từ hẹp thành rộng và ngược lại, thích ứng với sự cần thiết của lúc tiến
hành bước nhảy rộng Nếu bước nhảy rộng như thế là trường hợp thứ nhất có sự
thay đổi vị trí âm trong giai điệu cho sẵn, thì cần phải thiết lập cách sắp xếp của
hợp âm đầu tiên.
BÀI TẬP
Bài tập viết
Phối hòa âm các giai điệu sau đây
Bài tập trên pianô
Đánh đàn từng hợp âm ba T, S, D, theo các cách thay đổi vị trí âm, trong cácgiọng khác nhau, với các lối sau đây :
a) với lối tiến hành giai điệu đi lên từ âm một vào âm ba từ âm ba vào âmnăm và từ âm năm vào âm một, không có thay đổi cách sắp xếp, và cũng tiến hànhnhư thế nhưng có thay đổi cách sẳp xếp từ hẹp sang rộng
b) với lối tiến hành giai điệu đi lên từ âm một vào âm năm, từ âm ba vào âmmột và từ âm năm vào âm ba, cỏ thay đổi cách sắp xếp từ hẹp sang rộng
c) với giai điệu đi xuống từ âm một vào âm năm, từ âm năm vào âm ba và từ
âm ba vào âm một, với cách sắp xếp giữ nguyên như cũ và với cách sắp xếp thayđổi từ rộng sang hẹp
d) với giai điệu đi xuống từ âm một vào âm ba, từ âm năm vào âm một và từ
âm ba vào âm năm, cỏ thay đổi cách sắp xếp từ rộng sang hẹp
Phối hòa âm các đoạn ngắn sau đây :
CHƯƠNG 6: PHỐI HÒA ÂM CHO BÈ BATXƠ
1 Áp dụng sự kết hợp theo lòi hòa âm.
Phối hòa âm cho bè batxơ mà gồm sự nối tiếp các âm gốc của hợp âm chủ, hạ
át và át, thì không có gì khó khăn về chọn hợp âm cả: nếu ở bè batxơ là bậc I của
giọng cho sẵn thì đỏ là hợp âm ba chủ, bậc IV là hợp âm ba hạ át và bậc V là hợp
âm ba át
Trang 21Trong các bè batxơ dưới đây, ta thấy rõ ràng ở nhịp một là T, nhip hai là D,nhịp ba là hai lần T và ở hốt đen thứ ba là S, nhịp bốn là chỗ dừng ở D, nhịp năm là
T, nhịp sáu là S, T rồi lại s, nhịp bảy là D và nhịp tám là T
Như đã biết, khi giữa các hợp âm có âm chung, trước hết, nên dùng lối kếthợp hòa âm, cho nên, với bè batxơ này có thể phối hòa âm như sau
Ở đây, việc chọn và kết hợp hợp âm đều đúng đắn, nhưng bè giai điệu không
hay, nó gần như đứng yên, giậm chân một chỗ trên hai âm xi và đô Kết quả như
vậy là vì chỉ áp dụng có một lối kết hợp hòa âm các hợp âm T — S, T — D
2 Áp dụng sự kết hợp theo lời gỉaỉ điệu.
Kết quả đạt được sẽ tốt hơn nhiều, nếu như song song với sự kết họp theo lối
hòa âm, áp dụng cả sự kết hợp theo lối giai điệu: âm nào khi nối tiếp theo lối hòa
âm đứng yên một chỗ ở bè giai điệu, thì khi nối tiếp theo lối giai điệu, nó sẽ được
thay bởi một âm khác, và bè giai điệu trở nên linh hoạt.
Tất nhiên, nét giai điệu có thể biến đổi tùy theo vị trí giai điệu của hợp âmđầu tiên
3 Áp dụng sự thay đổi vị trí âm.
Thêm một phương pháp khác để làm cho giai điệu thêm phong phú là áp
dụng sự thay đổi âm của hợp âm Thử áp dụng sự thay đổi vị trí âm của hợp âm
vào trong bài phối hòa âm cho bè batxơ đã cho, ta sẽ thấy rõ ý nghĩa giai điệu củaphương pháp đó
Bước nhảy rộng đi lên ở nhịp đầu tiên làm cho giai điệu ở đây tự nhiên phảitiến theo hướng đi xuống cho đến hết nửa đầu của toàn bộ giai điệu Nửa thử haităng cường hướng đi lên đến hết nhip thứ sáu thì đạt đến điểm cao nhất của giaiđiệu
4 Hướng dẫn thực hành cách phối hòa âm cho bè batxơ
Sự thay đổi vị tri âm áp dụng được thích hợp trong những trường hợp, khi bèbatxơ: a) được nhắc lại (xem thí dụ các bè batxơ trong các bài tập 1 3, 4), hoặc b)nhảy khoảng tám (xem thí dụ các bè batxơ trong các bài tập 1 và 3), hoặc c) có độdài dài (trong đó, ta tưởng tượng nó gồm một số âm có độ dài ngắn hợp nhất vớinhau bởi dấu nối)
Tuy vậy, không nên lạm dụng quá cách này; để tránh sự xáo lộn và rườm ràtrong hòa âm, cần hạn chế sự thay đổi vị trí âm trong phạm vi một phách, tức là thí
dụ trong nhịp là nốt đen, trong nhịp là móc đơn
Ngoài ra, khi bố trí sự chuyển động tiết tấu, cần nghiên cứu nhịp độ chung; ởphách mạnh của nhịp, tự nhiên phải để độ dài không được ngắn hơn ở phách yếu,nếu không dài hơn thì ít nhất cũng bằng nó (xem thí dụ, các bè batxơ 5 và 6) Để
Trang 22tránh lỗi khi tiến hành bè, cần nhớ rằng bè batxơ tiến khoảng bốn được phép kếthợp theo lối hòa âm, hay lối giai điệu, còn khi tiến khoảng năm thì chỉ kết hợp theolối hòa âm (xem chương 3, mục 5).
BÀI TẬP
Bài tập viết
a) Phối hòa âm cho các bè batxơ sau đây, có áp dụng sự thay đổi vị trí âm :
Chú thích: Để nắm vững tài liệu học tập tốt hơn, mỗi bè batxơ của bài tập
nên giải quyết ít nhất hai lần, cố gắng làm cho nét giai điệu của bè trên cùng khácnhau
b) Phối hòa âm trong những giọng khác nhau các đồ thị sau đây:
Chú thích :Trong đồ thị thứ hai, chỉ ghi bằng chữ cái, nên được phép tùy ý lựachọn, không những giọng mà cả hình thức tiết tấu
Bài tập trên pianô
Phối hòa âm (trước không thay đổi, sau đó có thay đổi vị trí âm) các mẫungắn bè batxơ sau đây:
CHƯƠNG 7: BƯỚC NHẢY CỦA CÁC ÂM BA
1.Bước nhảy của các âm ba ở bè xôpranô.
Khi kết hợp theo lối hòa âm các bợp âm ba trong tương quan khoảng năm (tức là T—D, D —T, T—S, S—T), ở bè xôpranô, âm ba của hợp âm này có thểtiến vào âm ba của hợp âm kia Bước tiến đó tạo ra bước nhảy khoảng bốn haykhoảng năm đi lên hay đi xuống, khi kết hợp hai hợp âm khác nhau, và gọi là bướcnhảy của âm ba
bốn-Khi có bước nhảy như thế, cách sắp xếp hợp âm thay đổi; hợp âm có âm củabước nhảy cao hơn thì được xếp rộng, hợp âm có âm của bước nhảy thấp hơn thìđược xếp hẹp
Sau bước nhảy, bè giai điệu hầu như luôn luôn tiến hành ngược hướng vớibước nhảy Chỉ trong nhưng trường hợp hạn hữu ( khi âm ba của S hay của D đòihỏi sự giải quyết theo điệu thức) có thể sau bước nhảy, bè giai điệu tiến hành cùnghướng với bước nhảy (ở bè bátxơ, tình hinfh cũng tương tự như thế)
2 Bước nhảy của các âm ba ở bè têno.
Khi kết hợp theo lối hòa âm các hợp âm ba (T —D, D-T, T—S, S—T) cũng cóthể tiến hành bước nhảy từ âm ba này vào âm ba khác ở bè têno Nó cũng kéo theo
Trang 23sự thay đổi cách sắp xếp, nhưng theo trật tự ngược lại: khi nhảy lên thì thay đổi từxếp rộng sang hẹp, và khi nhảy xuống thì từ xếp hẹp sang rộng.
Chú thích: Bước nhảy của các âm ba không được dùng ở bè antô, bởi vì sẽgây ra sự sắp xếp hợp âm không đúng :
Phối hòa âm các giai điệu sau đây
Bài tập trên pianô
a) Đánh đàn trên nhiều giọng khác nhau sự kết hợp theo lối hòa âm các hợpâmn T—D, D—T, S—T, T—s, có bước nhảy của các âm ba ở bè xôpranô và bè têno
đi lên và đi xuống, theo như các thí dụ 82 và 83,
b) Phối hòa âm các mẫu ngắn sau đây
CHƯƠNG 8: KẾT - ĐOẠN NHẠC - CÂU NHẠC
1 Sự phân chia trong tác phẩm âm nhạc.
Tác phẩm âm nhạc được biểu hiện thời gian, do đó đặc điểm của nó như là
các môn nghệ thuật thuộc về thời gian Là một cái gì thống nhất về tư tưởng và
nguyên vẹn về hình thức, tác phẩm âm nhạc đồng thời được phân chia ra những
phần riêng biệt hợp lại thành ra nó, gọi là những cơ cấu Những cơ cấu ấy được phân biệt lẫn nhau bởi chỗ ngắt Chỗ ngắt là giây phút tách chỗ cuối cơ cấu này ra
khỏi chỗ bắt đầu cơ cấu sau, không lệ thuộc vào quy mô của chúng
2 Đoạn nhạc, câu nhạc.
Đoạn nhạc là một mẫu đơn giản nhất của cơ cấu âm nhạc hoàn chỉnh biểu
hiện chỉ một chủ đề một tư tưởng âm nhạc Thường nó gồm hai cơ cấu dài bằng nhau (cơ cấu bốn nhịp) gọi là cáu nhạc Những câu nhạc này được phân biệt bởi chỗ
ngắt và được kết thúc bởi hai kết khác nhau, có quan hệ về — chức năng
Đoạn nhạc tám nhịp có những câu dài bằng nhau, thường gọi là đoạn nhạccân phương (vuông), được dùng rất phổ biến trong thể tài nhảy múa, xkecdô, hành
Trang 24khúc, rôngđô, là những loại chủ yếu dựa trên nhịp phách Hình thức này của đoạnnhạc sẽ dùng nhiều hơn cả trong các bài tập thực hành.
Có thể liệt vào những hình thức đoạn nhạc đơn giản, cả đoạn nhạc có kết cấuthống nhất, không chia ra thành câu (xem L Bẻtôven Allegretto trong xônat N° 6;chủ đề chính của chương II, giao hưởng số 5), cả đoạn nhạc có những câu dài bằngnhau, nhưng không vuông (xem đoạn nhạc mười hai nhịp gồm hai câu trongănxamblờ «Cây hoa hồng không tươi sáng» trong opêra «Ivan Xuxanhin » củaGlinca)
3 Kết trong đoạn nhạc.
Kết (cadence) là vòng hòa âm có cơ cấu âm nhạc riêng biệt và kết thúc sự
trình bày một tư tưởng âm nhạc (hay một bộ phận độc lập của nó)
Do địa vị của nó trong đoạn nhạc, kết chia làm hai loại: kết giữa (cuối câu thứ nhất) và kết hẳn (cuối câu thứ hai, kết cả đoạn nhạc).
Thường thì kết giữa và kết hẳn của đoạn nhạc còn được phân biệt do tính chấtchức năng của hợp âm cuối cùng; ví dụ kết thứ nhất là ở D hay S (chức năng không
ổn định), còn kết thứ hai là ở T (chức năng ổn định) Điều đó tạo thành sức hút trên khoảng cách từ D (hay S) không ổn định đến T ổn định, và như vậy, nối liền kết này với kết khác, làm cho chúng phụ thuộc nhau và góp phần hợp nhất cả hai câu thành một cơ cấu âm nhạc toàn vẹn, mặc dù có chỗ ngắt.
Chú thích: Mối liên hệ giữa các cơ cấu âm nhạc với sự phát triển chủ đề chung
của tác phẩm âm nhạc và tương quan của chúng trong cơ cấu âm nhạc toàn vẹntạo thành mặt ý nghĩa của ngôn ngữ âm nhạc hoặc cách đặt câu của nó (cũngtương tự như trong ngôn ngữ văn học và đăc điểm của cách đặt câu của nó)
4 Các hình thức chủ yếu của kết.
Về mặt hòa âm, tất cả các kết chia làm hai nhóm chức năng chủ yếu: 1) kết ở
hợp âm ổn định — T; và 2) kết ở hợp âm không ổn định — D hay S.
Kết ổn định lần lượt có ba biến dạng sau đây:
1) kết chính cách, 2) kết biến cách, 3) kết đầy đủ (một biến dạng của kết
chính cách)
Kết chính cách là vòng hòa âm D — T ở cuối câu hay ở cuối đoạn.
Kết biến cách là vòng hòa âm S—T ở cuối câu hay cuối đoạn.
Kết đầy đủ là vòng hòa âm có các hợp âm của cả hai chức năng không ổn
định ở cuối câu hay cuối đoạn, như là S—D—T
Những chỗ kết, kết thúc bằng các hợp âm của chức năng không ổn định (Dhay S), gọi là kết nửa và có thể còn chia làm hai nhóm sau đây:
Trang 251) kết nửa chính cách, chấm dứt câu thứ nhất bằng hòa âm át (xem thí dụ
88, trang 53);
2) kết nửa biến cách, chấm dứt câu thứ nhất bằng hòa âm hạ át:
Kết chính cách để chấm dứt đoạn nhạc là một quy tắc có ưu thế tuyệt đốitrong âm nhạc của mọi thời đại và của mọi bút pháp Còn kết biến cách ở cuối đoạnnhạc có ý nghĩa và địa vị kém hơn Đầu tiên, chúng phát sinh trong thực tiễn không
phải như những vòng độc lập, mà như những cái kết bổ sung, đưa vào sau kết chính cách của đoạn nhạc, hoặc để mở rộng quy mô của đoạn nhạc, hoặc để củng
cố giọng (hợp âm chủ) đầy đủ hơn Sau đây là đồ thị cấu tạo đoạn nhạc đó:
Câu thứ nhất, câu thứ hai + kết biến cách bổ sung
(đoạn nhạc mười nhịp)Nếu kết chính cách được thực hiện sớm hơn sự kết thúc thông thường củađoạn nhạc cân phương ( thí dụ kết ở nhịp thứ 7), thì trong trường hợp này kết biếncách chỉ bổ sung (san bằng) cơ cấu cho đến khi kiến trúc của đoạn nhạc dài đủ sốnhịp (tức là đủ 8 nhịp Xem thí dụ đoạn nhạc thứ nhất trong «Hành khúc đưa tang»trong giao hương số III của L Bêtôven)
Trong âm nhạc phương Tây sau thời kỳ cổ điển và nhất là trong âm nhạc Nga,kết biến cách mới có một địa vị tương đối quan trọng hơn và có tính chất độc lậplớn hơn, đôi khi còn thay thế cả kết chính cách (xem các vòng và kết biến cáchkhác nhau trong «Thôn quê» của M Muxorxki; trong Bài hát của người kháchVaregue trong ôpêra «Xắccô» của N Rimxki-Corxacôp ; trong rômăngxơ «Nhữngđêm mất trí», «Anh ấy đã yêu tôi như thế» của P Tsaicôpxki; trong rômăngxơ
«Trên ngồi mộ cổ» của V Calinnhicôp; trong phần chính của giao hưởng số 5(chương I) và rômăngxơ «Chiến công» của P.Tsaicôpxki (đoạn mở đầu)
Các câu của đoạn nhạc có thể không dài bằng nhau không những do kết biếncách bổ sung mà còn do sự phát triển chung của âm nhạc; thí dụ câu thứ nhất có 4
nhịp, câu thứ hai có 6 nhịp (xem thí dụ đoạn 10 nhịp tương tự trong xônat Xon
trưởng của V Môda)
Kết nửa chính cách chiếm thế hơn kết nửa biến cách nhiều, vì nó có quan hệ
tự nhiên với vai trò và các đặc điểm của hợp âm át.
5 Những biến dạng khác của kết (hoàn toàn và không hoàn toàn).
Tùy theo mức độ hoàn chỉnh chung, kết chính cách và biến cách lần lượt đượcphân chia ra kết hoàn toàn và kết không hoàn toàn
Trang 26Kết hoàn toàn là kết mà trong đó hợp âm chủ cuối cùng ở phách mạnh củanhịp, âm gốc ở vị trí giai điệu và đứng trước nó phải là D hay S dưới hình thức gốc(ở bè batxơ, điển hình là bước tiến khoảng bốn-năm D—T hay S—T).
Kết không hoàn toàn là kết mà trong đó họp âm chủ cuối cùng đứng ở phách yếu của nhịp hoặc âm ba hay âm năm ở vị trí giai điệu và hợp âm đứng trước hợp
âm chủ là D hoặc S ở thế đảo (bước tiến khoảng bốn-năm ở bè batxơ ở đây khôngcó)
Rõ ràng là kết hoàn toàn, trong những điều kiện như nhau, nói chung có mộtmức độ hoàn chỉnh lớn hơn kết không hoàn toàn Do đó, câu thứ nhất của đoạnnhạc đôi khi có thể dùng kết không hoàn toàn, còn câu thứ hai dùng kết hoàn toàn.Trong những chỗ cuối câu như thế, chúng ta không nghe thấy sự nhắc lại đơn giảncác kết; và nhờ mức độ hoàn chỉnh khác nhau của các hợp âm cuối cùng, những kết
đó bổ sung cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau, mặc dù thành phần cấu tạo hợp âmtương tự như nhau
Chú thích: Trong những trường hợp tương đối ít, kết không hoàn toàn cũngđược dùng để kết thúc toàn bộ đoạn nhạc, (xem các thí dụ sau đàỵ : L Bêtôven.Xônat N° 4 — Largo, xônat Op 31 (N° 18) — Mơnuyet; P Tsaicôpxki Các cuplê củaTrika trong Opêra «Epghênhi Ônêghin»; R Suman «Warum?»
6 Hướng dẫn thực hành.
1 Khi phối hòa âm, trước hết phải xác định cho đúng giọng của bài (theo hóa
biểu, theo âm cuối cùng của giai điệu và theo cơ cấu chức năng của nó)
2 Sau đó, tìm hiểu rõ giới hạn từng câu của đoạn nhac
3 Tiếp theo, xác định hòa âm và các vòng hòa âm cho kết giữa và kết hẳn.
4 Nghiên cứu những đặc điểm của chỗ ngắt Thật ra, chỗ ngắt gây nên ấn
tượng gián đoạn trong sự chuyển động hòa âm; do kết quả đó — hợp âm cuối cùng của câu thứ nhất và hợp âm đầu tiên của câu thứ hai không có quan hệ chức năng trực tiếp với nhau Vì vậy, câu thứ hai có thể bắt đầu bằng bất cứ hòa âm nào,
bằng D, T và cả S nữa (sau D trong kết nửa, xem thí dụ 88)
5 Trong bè giai điệu hay trong bè batxơ cho sẵn, có thể gặp cả kết biến cách
bổ sung; cần phải đánh dấu nó và tách khỏi kết hẳn của đoạn
6 Khi phối hòa âm cho bè batxơ, nên chú ý đường nét tiết tấu của giai điệu ởcâu thứ nhất và câu thứ hai Câu thứ hai của giai điệu có thể cấu tạo:
a) tiết tấu giống như câu thứ nhất;
b) trên sự tương phản bổ sung;
Trang 27c) một cách tự do hơn, trên sự kết hợp cả hai thủ pháp đầu tiên.
7 Để thấy cho rõ ràng, nên đánh dấu các giới hạn của các câu và chỗ kết bổ
sung bằng những dấu ngoặc vuông góc.
BÀI TẬP
Bài tập miệng
Xác định các hình thức kết, mối liên hệ với nhau của chúng, tương quan tiếttấu của giai điệu của câu thứ nhất và thứ hai trong các đoạn trích dẫn sau đây :
a) E Suman « Tập nhạc cho thanh niên », Op 68 N° 8 và 9;
b) M Glinca.« Gió nhẹ đêm khuya» (nhịp 1-10);
c) L.Bêtôven Xônat N° 2,Largo appassionato (nhịp 1-8);
đ) L.Bêlôven Xônat N° 8 chương III (nhịp 1-8);
đ) V Môda Đoan 111 ở đầu của bài hát « Tim ta hồi hộp»;
e) P Tsaicôpxki.« Bài ca mùa thu » Op 37 his N° 10, (nhịp 1-9);
g) L.Bêlôven Xônat N° 1, Adagio;
h) P Tsaicôpxki.«Giấc mơ dịu dàng», Op 39, N° 21 và N° 22 « Bài hát chimsơn ca »
Bài tập viết
a) Phối hòa âm các giai điệu và bè batxơ sau đây
b) Tiếp tục phối hòa âm hết đoạn nhạc cho sẵn và bổ sung cho nó bằng kếtbiến cách
c) Phát triển câu cho sẵn thành một đoạn nhạc và phối hòa âm cho nó
CHƯƠNG 9: HỢP ÂM BỐN SÁU KẾT
1 Định nghĩa và ký hiệu.
Trong các chỗ kết, hợp âm át thường hay xuất hiện trực tiếp sau một chồng
âm mà bề ngoài tương tự như hợp âm ba chủ đảo lần thứ hai.
Căn cứ theo vị trí trong cơ cấu âm nhạc và theo khoảng kể từ âm át ở bè
batxơ, chồng âm này được gọi là hợp âm bốn-sáu kết Ký hiệu của nó là chữ K (kết)
và các chữ số thích hợp với dạng của hợp ârn: K
2 Đặc tính chức năng của K
Tuy bề ngoài giống như thế đảo thứ hai của hợp âm ba chủ, nhưng, do bản
chất chức năng của nó, hợp âm bốn-sáu kết không thuộc về hòa âm chủ Đặc tính chức năng của chồng âm này là ở chỗ: trong nó kiêm nhiệm các âm của hai chức
Trang 28năng: D ở bè batxơ và T ở trên thêm vào đó, D, như là cơ sở của hòa âm, chiếm ưuthế.
Sự kiêm nhiệm như thế trong một hợp âm có các nhân tố của hai chức năng gọi là tính chức năng kép Nó làm cho K vừa có tính chất căng thẳng vừa không ổn
định, cái tính chất không có trong chức năng chủ ổn định (T)
Sự tiến vào D bị trì hoãn, nên hợp âm bổn sáu kết nhất thiết phải đi vào D, như vậy gọi là giải quyết.
3 Cách tiến hành bè.
Để nhấn mạnh ưu thế của chức năng át trong K, âm gốc của D thường đượctăng đôi Khi giải quyết hợp âm bốn sáu kết vào D, âm gốc của hợp âm át và âmtăng đôi của nó theo thường lệ đứng yên, còn các âm của hợp âm chủ tiến hànhliền bậc đi xuống vào âm ba và âm năm của D
Lối tiến hành bình ổn như thế của các âm hợp âm chủ khi giải quyết K nhất thiết là để dùng cho kết nửa.
Khi giải quyết K và D trong kết hẳn thường được áo dụng bước nhảy ở bè trên
cùng vào âm ba hay âm năm của hợp âm át
Khi giải quyết hợp âm bốn sáu kết vào D, bè batxơ của nó hoặc đứng yênhoặc nhảy khoảng tám, thường là nhảy xuống
4 Những điều kiện về nhịp phách.
Hợp âm bốn sáu kết được áp dụng trong những điều kiện về nhịp phách nhấtđịnh: trong nhịp , nó đứng ở thời gian mạnh; trong nhịp kép như nhịp bốn và nhịpsáu, nó cũng đứng ở cả thời gian tương đối mạnh Trong tất cả các loại nhịp phách,
luôn luôn đứng ở phách mạnh hơn là D đứng sau nó.
Trong nhịp ba phách, K đôi khi cũng đứng ở phách thứ hai, còn D thì đứng ởphách thứ ba, yếu hơn (xem thí dự 96):
5 Hợp âm chuẩn bị của K
K được chuẩn bị bởi hòa âm hạ át là tự nhiên hơn cả Hợp âm ba át cùng với
K có âm chung (âm năm của S), đảm bảo sự kết hợp theo lối hòa âm của các hợp
âm đó và tạo nên sự chuẩn bị bình thường âm nghịch trong K( tức là âm bốn) Vì
thế rất dễ hiểu tại sao cách chuẩn bị này được đăng rất phổ biến
Tuy vậy, K cũng thường gặp trong chỗ kết không có hợp âm hạ át, mà trực
tiếp đứng ngay sau hòa âm chủ Sự nối tiếp hòa âm này điển hình hơn đối với kết nửa, nhưng trong mức dộ nhất định cũng có thể đứng là kết hẳn.
6 Thay đồi vị trí âm.
Cũng như tất cả các hợp âm khác, hợp âm bốn sáu kết cho phép thay đổi vị trí âm Khi đó, bè batxơ đúng yên hay nhảy khoảng tám (đi lên hay đi xuống) ; vị
Trang 29trí giai điệu hay cách sắp xếp K được thay đồi Sau K, hợp âm át cũng có thể thayđổi vị trí âm trên cơ sở chung.
7 Ý nghĩa của K
Hợp âm bốn sáu kết — như một chồng âm có chức năng không ổn định — đưavào kết nửa và kết đầy đủ một âm hưởng mới và sự căng thẳng phụ Trong chỗ kếthẳn của đoạn nhạc, K làm trì hoãn việc tiến vào hợp âm chủ, do đó, làm tăng thêm-sức hút về hợp âm chủ và tăng thêm trạng thái căng thẳng của chỗ kết ; còn trongkết nửa, do tính chất căng thẳng của mà K tăng cường sự ổn định tạm thời của hợp
âm át là hợp âm giải quyết của nó Điều này giải thích ý nghĩa và sự thông dụngcủa K trong các kết khác nhau
BÀI TẬP
Bài tập miệng
a) Phân tích điều kiện áp dụng K trong bài hát của V Môda « Đến Khơlô» (16nhịp)
b) Phân tích «Bài ca không lời » của F Mãngđenxơn, N° 28 (12 nhịp)
c) Phân tích điều kiện áp dụng K trong các vòng kết khác nhau trong « Nhữngtrang trong album» pha thăng thứ Op 99 của R Suman
d) Phân tích các chỗ kết trong đoạn nhạc đầu của rôngđô trong xônat viôlông
Mi giáng trưởng của L Bêtôven, Op 12.
Bài tập viết
a) Phối hòa âm các giai điệu và bè batxơ sau đây
b) Với câu dã cho sẵn, phát triển thành một đoạn nhạc, bằng cách sáng tácthêm câu thứ hai Về quan hệ tiết tấu, câu thứ hai làm giống câu thứ nhất ; về giaiđiệu thì tiến hành đi xuống, bắt đầu ở nhịp lấy đà bằng hai âm không cỏ phối hòa
âm, giống như câu thứ nhất
c) Với bài tập b, làm theo kiểu thứ hai; giai điệu trong câu thứ hai sáng táctương phản hơn nữa về tiết tấu ; hai nõt móc đơn ở nhịp lấy đà có phối hòa âm ;củng cố hợp âm chủ bằng kết bổ sung
Bài tập trên pianô
a) Thành lập và giải quyết trong các giọng trưởng và thứ khác nhau
b) Đánh đàn trong các giọng khác nhau các vòng hòa âm có K trong nhịp haiphách và nhịp ba phách
Trang 30c) Đàn những đoạn nhạc đơn giản nhất có ở kết giữa và kết hẳn trong nhịphai phách.
d) Chọn lựa trong các tác phẩm những kiểu mẫu khác nhau về cách áp dụngK
CHƯƠNG 10: HỢP ÂM SAU CỦA CÁC HỢP ÂM BA CHÍNH
1 Định nghĩa và kí hiệu.
Như đã biết hợp âm bả đảo lần thứ nhất gọi là hợp âm sau Hợp âm sáu ký
hiệu bằng số 6, viết bên cạnh, dưới chữ ký hiệu của chức năng, ví dụ: T6 , S6, D6
2 Tăng đôi trong hợp âm sáu và cách sắp xếp của nó.
Trong hợp âm sáu của các hợp âm ba chính được tăng đôi hoặc âm gốc hoặc
âm năm; không nên tăng đôi âm ba, và, chỉ nên áp dụng trong những trường hợpriêng biệt (xem mục 9)
Cách sắp xếp cua hợp âm sáu có thể không những hẹp hay rộng, mà cả hỗn hợp Theo cách sắp xếp đó, đôi bè ở trên cùng (ví dụ xôpranô và antô) lập thành
khoảng đặc biệt sắp xếp hẹp (tức là khoảng một hay khoảng bốn), còn đôi bè kia
( trong trường hợp này là an tô và têno) lập thành khoảng đặc biệt sắp xếp rộng
(tức là khoảng năm hay khoảng tám)
3 Cách áp dụng các hợp âm sáu.
Căn cứ theo bản chất âm hưởng, các hợp ôm sáu ít ổn định hơn các hợp âm
ba gốc, vì vậy, chúng được áp dụng chủ yếu ở giữa cơ cấu, giúp cho cách trình bàyđược trôi chảy tự nhiên
Hợp âm sáu, theo thường lệ, không được dùng với tư cách hợp âm kết thúc
của bất kỳ kết nào, kết thúc câu nhạc hay đoạn nhạc
Khi dùng họp âm sáu đứng trước họp âm kết thúc cơ cấu, thì nó biến các kết
chính cách, biến cách hoặc kết đầy đủ thành kết không hoàn toàn, cho nên tốt hơn
cả là dùng ở cơ cấu mở đầu (thí dụ câu thứ nhất)
4 Cách tiến hành bè — Các khoảng tám và khoảng một song song.
Nhờ có nhiều cách tăng đôi âm và sắp xếp hợp âm mà sự nối tiếp hợp âm sáuvới hợp âm ba hay với hợp âm sáu có nhiều lối nối tiếp hơn
Cùng với điều đó, trong cách tiến hành bè có thể phát sinh một số tương quan
và chi tiết mới
Thí dụ, trong vòng hòa âm sau đây, mỗi bè tách riêng ra cách tiến hành hìnhnhư rất bình thường, cách tăng đôi âm và cách sắp xếp của mỗi hợp âm cũng bìnhthường Tuy vậy, nếu bè batxơ, antô và xôpranô, mỗi bè có lối tiến hành độc lập,
Trang 31thì bè têno nhắc lại lối tiến hành của bè trên cùng (xôpranô) ở một khoảng támdưới Sự nhắc lại đó tạo thành lối tiến hành hai bè song song khoảng tám (trongnhững trường hợp khác — khoảng một).
Lối tiến hành song song khoảng tám (khoảng một) coi như vi phạm tinh chấtđộc lập của các bè, trong hòa âm bốn bè cấm không được dùng Những khoảng tám(khoảng một) song song như thế không được dùng ở bất cứ đôi bè nào
Cũng không được dùng các khoảng tám ngược hướng, và cả lối tiến từ khoảngmột sang khoảng tám và ngược lại
Chú thích: Những ngoại lệ phổ biết nhất sẽ nói đến sau Không nên lẫn lộncác khoảng tám song song với sự nhắc lại khoảng tám của một bè này hay bè khác
Trong hòa âm bốn bè, mỗi bè tiếng hành độc lập, đội nhiên xảy ra các khoản tám
song song là do sự tiến hành các bè cẩu thả, không cẩn thận về nghệ thuật, lối đókhông ai bào chưa được Còn sự nhắc lại bè, do dụng ý của tác giả, chỉ có ý nghĩa lànhấn mạnh bè này hay bè kia
Trong hòa âm bốn bè, mà một hay hai bè được nhắc ở khoảng tám khác làmột thủ pháp trình bày rất phổ biến Thí dụ sau đây cho thấy rõ cách nhắc lạikhoản tám của bè giai điệu và bè trầm đã sinh ra như thế nào
5 Các khoảng năm song song.
Khi kết hợp các hợp âm ba với cái hợp âm sau (và cũng như ở các trường hợpkhác) cũng có thể xảy ra (do sơ xuất lối nối tiếp bị cấm khác à khoản năm songsong hoặc ngược hướng
Các khoảng năm song song tạo thành bởi âm gốc và âm năm của một hợp âm(hợp âm ba) tiến vào âm gốc và am năm của hợp âm khác ở cùng một đôi bè
Chú thích: Do âm hương trống rỗng, lối nối tiếp các khoảng năm đúng song
song này, bắt đầu từ thế kỷ XVII các tác giả không dùng nữa, nên dần dần biếnmất Tuy vậy trong tác phẩm cũng có gặp sự áp dụng cố ý các khoảng năm songsong do chủ định riêng của tác giả
6 Kết hợp hợp âm sáu với hợp âm ba có tương quan khoảng bốn năm.
Hợp âm sáu được kết hợp vời hợp âm ba có tương quan khoảng bốn năm theolối hỏa âm, các bè tiến bình ổn, tức là không có bước nhảy
7 Kết hợp hợp âm sáu với hợp âm ba có tương quan khoảng hai.
Trong kết hợp S6 — D, dù tăng đôi âm gốc hay âm năm ở hợp âm đầu, sựchuyển động của các bè bình ổn
Trong kết hợp S—D6, bè batxơ phải đi xuống khoảng năm giảm, không đi lên
khoảng bốn tăng Sau bước nhảy khoảng năm giảm, bè batxơ phải tiến lên ngược hướng với bước nhảy, và như vậy, lối nối tiếp giai điệu của nó được tự nhiên hơn;
Trang 32còn sau khi nhảy khoảng bốn tăng đi lên bè batxơ lại phải tiếp tục đi lên cùnghướng như thế, kém tự nhiên, cho nên, tránh không dùng lối đó khi phối hòa âmcho giai điệu.
Nếu trong kết hợp S—D6, âm năm của hợp âm ba hạ át ở vị trí giai điệu, thìtrong hợp âm sáu át cần phải tăng đôi âm năm để tránh lỗi khoảng năm songsong
8 Thay đổi vị trí âm.
Sự nối tiếp các hợp âm ba và hợp âm sáu (hay hợp âm sau và hợp âm ba)cùng một chức năng ví dụ như T — T6, D — D6) tạo thành một biến dạng gián tiếpcủa cách thay đổi vị trí âm của các hợp âm
Hợp âm sau có thể thay đổi vị trí âm (không có sự thay đổi của hợp âm bagóc) bằng cách thay đổi vị trí giai điệu cách sắp xếp hay tăng đôi âm
9 Tăng đôi âm ba trong hợp âm sáu.
Nếu hợp âm sáu đứng ngay sau họp âm ba của nó (thường khi các bè trêncùng đứng yên), thì trong hợp âm sáu có thể tăng đôi âm ba
Đôi khi, cũng dùng cách tăng đòi âm tương tự khi thay đổi vi trí âm của mộthợp âm sáu
Trong tất cả các trường hợp tương tự, cần phải theo dõi sự tiẽn hành độc lậpcủa các bè, không được để xảy ra các khỏang tám song song khi-tăng đôi âm ba
10 Nét giai điệu của bè batxơ.
Sự áp dựng các hợp âm sáu có thể làm cho đường nét của bè batxơ trở nênrất phong phú; do nét giai điệu của nó, bè batxơ là bè quan trọng nhất sau bè giaiđiệu
Vì vậy, khi phối hòa âm một giai điệu cho sẵn, cần chú ý đến nét giai điệu của
bè batxơ Muốn thế cần :
1) xen kẽ các hợp âm ba T, S, D với các hợp âm sáu của chúng
2) để dành các hợp âm ba gốc chủ yếu cho kết;
3) tránh nhảy cùng một lúc ở cả hai bè ngoài cùng;
4) trong câu thứ hai, hợp âm chủ gốc cố gắng chỉ nên dùng cho mở đầu vàkết thúc;
5) khi phối hòa âm phải có phương án toàn bộ (như đã chỉ dẫn ở trước)
BÀI TẬP
Bài tập viết
Trang 33Phối hòa âm các bè batxơ và giao điệu sau đây.
Bài tập trên pianô
a) Lập trong các giọng khác nhau của điệu trưởng và thứ các hợp âm) sáu T,
S, D) có tăng đôi khác nhau
b) Đánh đàn các vòng hòa âm sau đây trong các giọng —As, f, Des, H, b, d,E:
1) T—D6—T; 2) T—S6—T; 3) T—S6—D; 4) D—T6—D; 5) D—D6—T;
6) D6—T—S6—T ; 7) S—S6—D ; 8) S—D6—T ; 9) S—D—D6—T
CHƯƠNG 11: CÁC BƯỚC NHẢY KHI KẾT HỢP CÁC HỢP ÂM BA VỚI HỢP ÂM SÁU
1 Bước nhảy của âm một và âm năm.
Khi kết hợp các hợp âm có tương quan khoảng bốn-năm, có thể cho âm mộtcủa hợp âm này nhảy vào âm một của hợp âm kia hay âm năm của hợp âm nàysang âm năm của hợp âm kia Trong lối kết hợp này, trừ bè có bước nhảy ra, tất cảcác bè khác không được tiến quá khoảng ba Các kết hợp thường theo lối hòa âm
Nếu bước nhảy giai điệu như thế, được phối âm bằng hai hợp âm ba gốc, thìgiữa hai bè ngoài cùng sẽ tạo nên các khoảng tám hoặc khoảng năm song song Vì
thế, muốn tiếng hành các bè được đúng đắn thì một trong hai hợp âm cần phải đặt dứoi hình thức hợp âm sáu.
Muốn phối hòa âm có bưóc nhảy đi lên, âm một vào âm một, hoặc âm năm
vào ăm năm, hợp âm đầu phải là hợp âm ba gốc sắp xếp hẹp hoặc rộng, còn hợp
âm thứ hai phải là hợp âm sáu Bè batxơ đi xuống tức là ngược hướng bưởc nhảy
Muốn phối hòa âm có bước nhảy cũng như thể nhưng đi xuống thì hợp âm
đầu có thể là hợp âm ba gốc sắp xếp rộng, còn hợp âm thứ hai là hợp âm sáu Bèbatxơ đi xuống, tức là cùng hướng với bước nhảy
Tuy vậy, những bước nhảy đi xuống như thế cũng có thể phối hòa âm nhưsau: hợp âm đầu là hợp âm sáu, hợp âm sau là hợp âm ba Trong trường hợp này,
bè batxơ đi lên, tức là ngược hướng với bước nhảy; cách sắp xếp của hợp âm đầuhỗn hợp, hợp âm sau — hẹp
Trên cơ sở tương tự cũng có thể dùng bước nhảy trong các bè giữa
Trong trường hợp cần thiết, được dùng nhảy bai bè cùng một lúc, âm một vào
âm một, âm năm vào âm năm Lối nhảy kép này cũng có thể dùng được nếu âm
một nằm trên âm năm, nghĩa là các bè có các âm đó tiến khoảng bốn (cấm khoảng
năm) song song hay ngược hướng
Trang 34Khi hai bè tiến cùng hướng vào khoảng tám gọi là khoảng tám ẩn.
Khi hai bè tiến cùng hướng vào khoảng năm gọi là khoảng năm ẩn.
Sự tiến hành cùng hướng vào khoảng tám và khoảng năm nhấn mạnh sựtrống rỗng âm hưởng của chúng Các khoảng năm ẩn chỉ bị cấm ở hai bè ngoàicùng, vì nghe rõ hơn cả, và cũng chỉ cấm khi bè xôpranô nhảy Chính vì để tránhnhững lỗi đó mà trên kia đã có một số điều chỉ dẫn về phương phảp nối tiếp cáchợp âm ba với hợp âm sáu, cách sắp xếp của chúng và cách tiến hành bè
4 Ý nghĩa của bước nhảy
Sự áp dụng bất kỳ bước nhảy nào (nhảy âm ba, âm một, âm năm và hỗnhợp) đều mở rộng một cách đáng kể các phương tiện tiến hành bè, điều đó nhậnthấy rõ ràng do sự so sánh đơn giản những khả năng mà chương này và khuôn khổnghiêm khắc của bước đầu học tập đã đề ra
Hiện tại, giai điệu có thể trở nên nhiều vẻ khác nhau không những do nhữngcách thay đổi tri âm của các hợp âm, mà còn do những bước nhảy giữa các hợp âmkhác nhau Đương nhiên, phần lớn các bước nhảy chỉ nên dùng xen kẽ trong sự tiếnhành bè bình ổn Cùng với điều đó, sau bước nhảy của bè giữa các hợp âm khácnhau, sự tiến hành của nó theo hướng ngược lại là cần thiết hơn khi thay đổi vị trí
âm của cùng một hợp âm
Các bước nhảy ở các bè giữa chủ yếu có ý nghĩa kỹ thuật phụ và thường giúpcho ta tìm lối thoát khỏi những trường hợp khó khăn
Trang 35BÀI TẬP
Bài tập viết
a) Phối hòa âm các bè giai điệu và bè batxơ sau đây
b) Phát triển câu thứ nhất cho sẵn sau đây thành một đoạn nhạc
Chú thích: Đề nghị học sinh kết thúc phần phối hòa âm này theo lối viết đầu
tiên Viết sợ bộ, hợp lý toàn bộ giai điệu, theo đúng những điều hiểu biết nêu ở trên
về kết câu của đoạn, về các lối kết của nó v.v… phối hòa âm bốn bè, sau đó mớitrình bày sự nối tiếp các hợp âm dự kiến trước thành phần đệm hòa âm của câu.Hình thức phối hòa âm cho câu này gần giống như hình thức phối hòa âm chorômăngxơ, ca khúc
Bài tập trên pianô
a) Đánh đàn trọng các giọng khác nhau:
Lối nối tiếp T—S6— D ; T—D6 ; D—T6 có bước nhảy lên bè xôpranô;
Lối nối tiếp T— T6 — S ; T — S6 — D có bước nhảy xuống ở bè xôpranô
b) Phối hòa âm các mẫu ngắn sau đây
CHƯƠNG 12: CÁCH NỐI TIẾP HAI HỢP ÂM SÁU
1.Khái niệm chung.
Sự tiến hành của bè batxơ từ âm ba của hợp âm này sang âm ba của hợp âm khác lập thành sự nối tiếp hai hợp âm sáu Lối nối tiếp này có thể là tương quan
khoảng bốn-năm tức là T—D; D—T; T—S; S—T) và tương quan khoảng hai (S—D)
2 Các hợp âm sáu có tương quan khoảng bốn-năm.
Khi nối tiếp hai hợp âm sáu có tương quan khoảng bốn-năm, thì trong bè
batxơ sẽ tạo nên bước nhảy của âm ba trên khoảng bốn hoặc khoảng năm.
Trong những vòng hòa âm này, các hợp âm sáu thường dùng lối nối tiếp hòa
âm Để tiến hành thật bình ổn, âm chung của các hợp âm sáu phải đứng yên ở hai
bè Còn nếu âm chung chỉ đứng yên ở một bè, thì bè kia (thường là bè trên cùng)
tiến hành bưởc nhảy song song hoặc ngược hướng với bè batxơ
Khi tăng đôi âm chung của cả hai hợp âm sáu, bước nhảy như trên có thể dùng, còn khi tăng đôi âm không phải chung thì nhất thiết phải dùng (xem thí dụ
157)
3 Các hợp âm sáu có tương quan khoảng hai.
Khi nối tiếp các hợp âm sáu có tương quan khoảng hai (S6—D6), phải theođúng cách tiến hành các bè sau đây:
Trang 361) Trong hợp âm sáu S, tăng đôi âm gốc, còn trong hợp âm sáu D, tăng đôi
âm năm.
2) Ba bè lập thành sự tiến hành song song của hợp âm sáu, còn bè thứ tư
tiến ngược hướng các bè kia và tạo thành sự tăng đôi đúng đắn trong các hợp âm
3) Khi tất cả cảc bè tiến hành bình ổn, nên để âm gốc của S6 ở vị trí giai điệu
(đề tránh lỗi các khoảng tám và năm song song)
Khi nối tiếp các hợp âm sáu, ít khi dùng bước nhảy đi xuống khoảng bốn ở bètrên cùng hay ở một trong các bè giữa
Cách áp dụng các bước nhảy như thế, khi nối tiếp các hợp âm, làm cho việcdùng S6 rất tự do; như vậy, cả hai vị trí giai điệu của nó và cả hai hình thức tăngđôi âm, về mặt tiến hành bè, đèu thuận lợi như nhau
4 Các đặc điểm của điệu thứ.
Trong điệu thứ, sự nối tiếp hai hợp âm sáu chủ và át, cũng như các hợp âmsáu S và D gắn với một số đặc điểm trong các thủ pháp tiến hành bè:
1) Khi nối tiếp t6—D6, D6—t6, bè batxơ phải tiến khoảng bốn giảm, mà không
được tiến khoảng năm tăng Trong trường hợp còn hoài nghi, thì sau bước nhảy này hay bước nhảy khác, bè batxơ cỏ thể tiến ngược hướng với bước nhảy.
2) Khi nối tiếp S6 — D6, để tránh bè batxơ tiến khoảng hai tăng, nên nâng cao
âm ba của hợp âm hạ át nửa cung: hợp âm sáu hạ át trở thành hợp âm trưởng và
trên cơ sở chung cho tiến vào D6 Hợp âm hạ át trưởng có thể đứng ngay sau hợp
âm ba chủ hay ngay sau hợp âm sáu thứ hạ át Như thế, khi nối tiếp s6 — S6 — D6,
trong hòa âm xuất hiện các chồng âm của điệu thứ giai điệu, còn trong sự chuyển
động của bè batxơ xuất hiện bước tiến crômatic
3) Thỉnh thoảng, mới dùng khoảng bảy giảm (đi xuống) để thay cho khoảnghai tăng
Chú thích: Cách nối tiếp ba hợp âm sáu
Trong thực tế, có thể nối tiếp ba hợp âm sáu của các chức năng chính :T — s
— D Sau đây là các loại nối tiếp như thế
Trang 37BÀI TẬP
Bài tập viết
a) Phối hòa âm các bè giai điệu và bè batxơ sau đây
b) Phát triển mỗi câu cho sẵn thành đoạn nhạc, viết câu hai có nét tiết tấu đốichọi câu một
Bài tập trên pianô
Đảnh đàn các lồi nối tiếp hợp âm sau đây:
CHƯƠNG 13: CÁC HỢP ÂM BỐN SÁU LƯỚT VÀ THÊU
1 Khái niệm sơ bộ
Ngoài hợp âm bốn sáu kết, còn có hợp âm bốn sáu lướt và thêu Đặc điểmriêng biệt của những hợp âm này là chúng xuất hiện ở thời gian yếu, trong sự
chuyển động liền bậc (do đó, tên của chúng tương tự tên các âm ngoài hợp âm —
âm lướt và âm thêu)
Những hợp âm bốn sau này, cũng như hợp âm bốn sau kết, ký hiệu bằng ,đứng sau ký hiệu chức năng : T, S, D
2 Hợp âm bốn sau át và chủ lướt.
Hợp âm bốn sau gọi là lướt, là hợp âm đứng ở thời gian yếu giữa hợp âm ba
và hợp âm sáu của nó, trong khi bè batxơ tiến hành liền bậc đi lên hay đi xuống
Hợp âm bốn-sáu át lướt đứng giữa hợp âm ba chủ và hợp âm sáu của nó (haytrong hướng ngược lại): T—D—T6 hoặc T6— D—T
Hợp âm bốn- sáu chủ lướt đứng giữa hợp âm ba hạ át và hợp âm sáu của nó(hay trong hướng ngược lại):S — T—S6 hoặc S6—T—S
3 Cách tiến hành bè.
Đối với các hợp âm bốn-sáu lướt, lối tiến hành bè tiêu biểu là lối tiến bình ổn ;
trong khi bè batxơ tiến liền bậc đi lên hay đi xuống, một trong các bè trên (thường
là bè xôpranô) cũng tiến liền bậc, theo hướng ngược lại với bè batxơ ; một trongcác bè giữ các âm chung, còn bè thứ tư thì đi xuống bậc dưới rồi lại đi lên
Trang 38Trong các vòng T6 — D — T và S6 — T — S, nếu hợp âm sáu tăng đôi âmnăm, thì trong bè thích ứng phải tiến vào hợp âm bốn-sáu theo bước khoảng ba(không được theo khoảng hai như khi tăng đôi âm gốc).
Khi phối hòa âm bè batxơ cho sẵn, dấu hiệu cho biết chỗ dùng được hợp âmbốn-sáu át lướt là chỗ bè batxơ tiến hành liền bậc t, bậc I đến bậc III của gam hayngược hướng lại, còn dấu hiệu dùng hợp âm bốn-sáu chủ lướt la chỗ bè batxơ tiếnliền bậc từ bậc IV đến bậc VI của gam (hay ngược hướng lại)
Khi phối hòa âm bè giai điệu, dấu hiệu dùng các hợp âm bốn-sáu lướt, một là,cũng giống như trên : chỗ tiến hành liền bậc giữa các bậc I—III và IV—VI của gam.Hai là, hợp âm bốn-sáu lướt có thể áp dụng ở chỗ khi giai điệu đứng yên liền baphách (hay trên ba độ dài ngắn hơn), và cũng đôi khi giai điệu tiến hành đi xuốngkhoảng hai rồi đi ngược lên, hay tiến khoảng ba và sau đó đi lên khoảng hai, như
đã chỉ dẫn trong các thí dụ 172 và 173
4 Các hợp ậm bốn-sáu hạ át và chủ thêu.
Hợp âm bốn-sáu gọi là thêu là hợp âm đứng ở thời gian yếu giữa hai hợp âm
ba, trong khi bè batxơ đứng yên (1)
(1) Chú thích: Bè batxơ đứng yên như thế là âm nền ngắn tức là âm lưu mà
trên nó hòa âm chuyển động (về điểm này, sẽ nói tỉ mỉ hơn ở chương 48)
Đứng giữa hai hợp âm ba chủ là hợp âm bốn-sáu hạ át thêu, và đứng giữa haihợp âm ba át là hợp âm bốn-sáu chủ thêu
Bè batxơ, mà trên đó xuất hiện hợp âm bốn-sáu thêu, nhất thiẽt phải bắt đầu
từ thời gian mạnh (hay tương đối mạnh)
Như đã thấy ơr các thí dụ trước, trong hợp âm bốn-sáu thêu, cũng như tronghợp âm bốn-sáu lướt và bốn-sáu kết, âm balxơ được tăng đôi
5 Cách tiến hành bè.
Quy tắc để áp dụng hợp âm bốn-sáu thêu là cách tiến hành bè thật bình ổn:
âm batxơ và âm tăng đôi của nó đứng yên, còn hai bè kia tiến song song (khoảng
ba hay khoảng sáu) đi lên bậc trên hay đi xuống bậc dưới và ngược lại (xem các thídụ: 174 và 175) Nhưng, trong trường hợp ngoại lệ, hợp âm bốn-sáu thêu cũng cóthể dùng cả trong khi cách tiến hành bè tự do hơn, có bước nhảy ở một trong cácbè
6 Hợp âm bốn-sáu thêu ở kết.
Hợp âm bốn-sáu hạ át thêu thường dùng trong các kết biến cách bổ sung, tạothành một biến dạng mới của kết đó
Cùng với điều đó, nếu S thêu xuất hiện sau hợp âm chủ kết không đầy đủ, thìmột trong các bè T vào S đi xuống khoảng ba
Trang 39a) Phối hòa âm các bè batxơ và giai điệu sau đây:
b) Phối hòa âm các bè giai điệu sau đây, cỏ áp dụng sự thay đổi số lượng bè,bằng cách xen các bè đồng âm (khoảng tám) vào với bốn bè thường lệ :
Bài tập trên pianô
a) Đánh đàn trong các giọng khác nhau, các vòng hòa âm có các hợp âm bốnsáu lướt: T —D —T6; T6 — D — T; S — T — S6; S6 — T — S; có hợp âm bốn sáuthêu : T — S —T; D — T — D
b) Phối hòa âm các mẫu ngắn sau đây
CHƯƠNG 14: HỢP ÂM BẢY ÁT GỐC (D 7 )
1 Hợp âm bảy át—Kết cấu và ký hiệu của nó.
Hợp âm bảy át là hợp âm bảy dựng ở bậc V của điệu trưởng hay của điệu thứhòa âm
Hợp âm bảy át được xếp vào số các hợp âm nghịch, trong đó nó là hợp âmthường dùng nhất Họp âm bảy át gồm khoảng ba trưởng, khoảng năm đúng vàkhoảng bảy thứ, nói cách khác, nó gồm hợp âm ba trưởng và khoảng bảy thứ
Ký hiệu của hợp âm bảy át là D7
Hợp âm bảy át được dùng có khi đủ nốt, cố khi thiếu nốt, tức là bỏ âm nămhay âm gốc
Hợp âm bảy át gốc ờ vị trí giai điệu âm bảy (1) theo Glinca, nên hạn chế việc
sử dụng
(1) Tức là âm bảy nằm ở bè trên cùng
Hợp âm bảy át có thể xếp hẹp, rộng và hỗn hợp
2 Tính chức năng kép của hợp âm bảy.
Nguyên nhân nghịch của hợp âm bảy là do thành phần các âm cấu tạo nó có
tính chức năng kép.
Ví dụ, hợp âm bảy xon-xi-rê-pha (Đô trưởng hay thứ) là hợp âm nghịch, vì bên cạnh các âm của chức năng át còn có một âm (pha) trong chức năng hạ át.
Trang 40Trong hai chức năng của hợp âm nghịch, có một chức năng có ưu thế hơnchức năng kia; hợp âm bảy lấy tên và cách ghi theo chức năng đó.
3 Sự chuẩn bị của hợp âm bảy át.
Bất cứ họp âm nào mà ta đã biết (trừ các hợp âm lướt) tức là T, T6, D, D6, s,S6 và K , đều có thể đứng trước hợp âm bảy át
Khi kết hợp T, T6 hay K với D7, cho phép nối tiếp từ khoảng năm đúng sangkhoảng năm giảm
Có thể tiến vào âm bảy của hợp âm D7 theo bước lần đi xuống hay đi lên :
Âm bảy xuất hiện sau âm một của hợp âm ba át theo bước lần đi xuống, gọi
là âm bảy lướt
Cũng có thể tiến vào âm bảy theo bước nhảy Bước nhảy đó thường đi lên, vìđến khi giải quyết, âm bảy sẽ đi xuống và bước nhảy chính nhờ bước tiến sau đó
Trên nền hòa âm át, đôi khi cũng dùng bước nhảy đi xuống vào âm bảy
Âm một của hợp âm hạ át (S hay S6) và âm bảy của hợp âm át là âm chunggiữa hai hợp âm đó; nó thường đứng yên một chỗ Âm nghịch được đưa vào bằng
cách nhắc lại âm của hợp âm đứng trước nó, gọi là âm nghịch có chuẩn bị Vì thế,
âm bảy của hợp âm át được nhắc lại ở cùng một bè âm của hợp âm hạ át đứngtrước, gọi là âm bảy có chuẩn bị
Khi tiến hành bè bình ổn, không thể nối tiếp theo lối hòa âm hợp âm ba gốc Svới D7 đủ nốt được Vì thế, khi nối tiếp S—D7, hợp âm bảy phải thiếu nốt
Tuy vậy, đôi khi cũng dùng lối nối tiếp theo lối giai điệu hợp âm ba gốc S vớiD7 Nhưng, hết sức tránh trường hợp đề âm bảy của D, đủ nốt nằm ở bè xôpranô
4 Cách giải quyết của hợp âm bảy át
Như đã biết, sự chuyển tiếp bất cứ chồng âm nghịch nào sang chồng âm
thuận đều gọi là giải quyết.
Thường thì hợp âm bảy át được giải quyết một cách hợp lý vào hợp âm bathuộc chức năng thứ ba, chức năng mà trong hợp âm bảy át không có (trong D7 chỉ
có các âm của D và S) tức là vào hợp âm chủ (T)
Khi giải quyết 7 đủ, các bè tiến như sau :
1) âm bảy — đi xuống một bậc,
2) âm năm — đi xuống một bậc,