Đề số 1 Câu 1. Tài chính công ở nước ta không có vai trò nào dưới đây? a. Thực hiện công bằng xã hội. b. Bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể. c. Tài chính công góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển có hiệu quả và ổn định. d. Tài chính công bảo đảm cho hoạt động của bộ máy Nhà nước. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc của quản lý tài chính công ở nước ta? a. Nguyên tắc hiệu quả. b. Nguyên tắc phân phối theo lao động. c. Nguyên tắc thống nhất. d. Nguyên tắc công khai, minh bạch. Câu 3. Chính phủ nước CHXHCN VN không có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây? a. Quyết định những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. b. Đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện những quyết định của Chính phủ; c. Thống nhất công tác đối ngoại. d. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ. Câu 4. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền VN? a. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. b. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. c. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. d. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước. Câu 5. Tổ chức nào dưới đây thuộc bộ máy hành chính nhà nước? a. Văn phòng Quốc hội. b. Toà án Nhân dân Tối cao. c. Bộ Giáo dục và Đào tạo. d. Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cơ quan nhà nước ta? a. Là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác. b. Có hình thức và phương pháp hoạt động do của pháp luật qui định. c. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước. d. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian, thời gian hiệu lực và đối tượng chịu tác động Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không phải của văn bản quản lý nhà nước? a. Được ban hành đúng thẩm quyền theo qui định của pháp luật. b. Văn bản quản lý nhà nước có nhiều loại khác nhau. c. Văn bản phải được tuyên truyền, phổ biến. d. Văn bản quản lý nhà nước phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành. Câu 8. Hãy chọn phương án đúng với thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. a. Quyết định, chỉ thị. b. Thông tư, chỉ thị. c. Thông tư.
Trang 1Đề số 1 Câu 1 Tài chính công ở nước ta không có vai trò nào dưới đây?
a Thực hiện công bằng xã hội
b Bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể.*
c Tài chính công góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển có hiệu quả và ổn định
d Tài chính công bảo đảm cho hoạt động của bộ máy Nhà nước
Câu 2 Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc của quản lý tài chính công ở nước ta?
a Nguyên tắc hiệu quả
b Nguyên tắc phân phối theo lao động.*
c Nguyên tắc thống nhất
d Nguyên tắc công khai, minh bạch
Câu 3 Chính phủ nước CHXHCN VN không có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a Quyết định những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
b Đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện những quyết định của Chính phủ;
c Thống nhất công tác đối ngoại
d Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ.*
Câu 4 Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền VN?
a Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá
b Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
c Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.*
d Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước
Câu 5 Tổ chức nào dưới đây thuộc bộ máy hành chính nhà nước?
a Văn phòng Quốc hội
b Toà án Nhân dân Tối cao
c Bộ Giáo dục và Đào tạo.*
d Ban Tổ chức Trung ương Đảng
Câu 6 Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cơ quan nhà nước ta?
a Là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác
b Có hình thức và phương pháp hoạt động do của pháp luật qui định
c Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước.*
d Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian, thời gian hiệu lực
và đối tượng chịu tác động
Câu 7 Đặc điểm nào dưới đây không phải của văn bản quản lý nhà nước?
a Được ban hành đúng thẩm quyền theo qui định của pháp luật
b Văn bản quản lý nhà nước có nhiều loại khác nhau
Trang 2c Văn bản phải được tuyên truyền, phổ biến.*
d Văn bản quản lý nhà nước phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành
Câu 8 Hãy chọn phương án đúng với thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
a Quyết định, chỉ thị
b Thông tư, chỉ thị
c Thông tư.*
d Quyết định, thông tư
Câu 9 Các cơ quan nào dưới đây thuộc cấu tổ chức Chính phủ ?
a Các Bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ
b Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.*
c Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
d Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 10 Chủ tịch Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
a Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.*
b Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
c Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương
d Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân
Câu 11 Phương án nào dưới đây đúng với qui định về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức trong Luật Cán bộ, công chức ?
a Bộ Nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND
b Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Toà án
và Viện Kiểm sát
c Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.*
d Bộ Nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng
Câu 12 Thủ tướng Chính phủ không có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp
b Triệu tập và chủ toạ các phiên họp Chính phủ
c Bổ nhiệm, miễn nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.*
Trang 3Câu 13 Phương án nào dưới đây không thuộc nội dung quản lý cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức ?
a Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức
b Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức
c Cải cách nền kinh tế nhiều thành phần.*
d Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ
Câu 14 Bộ trưởng có quyền hạn nào sau đây?
a Bãi bỏ những văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
b Cách chức thứ trưởng và các chức vụ tương đương
c Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.*
d Bãi bỏ nghị quyết sai trái của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Câu 15 Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản khi xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
a Quan điểm nhân văn
b Quan điểm hệ thống đồng bộ
c Quan điểm hướng ngoại.*
d Quan điểm phát triển
Đề số 2 Câu 1 Chính phủ có quyền nào dưới đây đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?
a Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND)
b Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của HĐND
c Tạo điều kiện để HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.*
d Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ
Câu 2 Chức năng của pháp luật gồm có:
a Kiểm tra nội vụ nhà nước
b Đánh giá công tác giáo dục và đào tạo và các công tác sự nghiệp khác
c Điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.*
d Định hướng các chính sách về kinh tế
Câu 3 Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công?
a Tạo lập vốn.*
b Phân phối lại và phân bổ
c Thực thi các văn bản pháp luật có liên quan đến tài chính công
d Giám đốc và điều chỉnh
Câu 4 Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
Trang 4a Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ
b Tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân
c Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân (UBND) cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương
d Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân
Câu 5 Các bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
a Bãi bỏ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh
b Trình dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và UBTVQH
c Bảo đảm trợ cấp xã hội, chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã, công tác thanh niên trong cả nước
d Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.*
Câu 6 Chức năng nào dưới đây không phải của văn bản quản lý hành chính nhà nước?
a Chức năng quản lý
b Chức năng thông tin
c Chức năng phân loại văn bản.*
d Chức năng xã hội
Câu 7 Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thống cơ quan nhà nước?
a Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
b Tòa án nhân dân tối cao
c Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).*
d Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 8 Hoạt động nào dưới đây nằm trong quy trình soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước?
a Họp tổng kết
b Lựa chọn tên loại văn bản.*
c Trình kế hoạch tài chính cho hoạt động ban hành văn bản
d Gửi và lưu giữ văn bản
Câu 9 Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước?
a Nắm vững nội dung của vấn đề cần ban hành văn bản
b Nội dung văn bản phải cụ thể
c Văn bản được áp dụng nhiều lần.*
d Đảm bảo đúng thể thức của văn bản
Câu 10 Chọn phương án đúng về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Ủy ban nhân dân (UBND) ?
Trang 5b Quyết định, chỉ thị.*
c Lệnh, quyết định
d Quyết định, Nghị quyết
Câu 11 Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội góp phần hoàn thiện các cơ quan nhà nước Việt Nam theo hướng pháp quyền XHCN cần thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?
a Xây dựng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi cả nước
b Tổ chức lại cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án theo nguyên tắc gọn đầu mối
c Thực hiện tốt chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.*
d Kiện toàn cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân
Câu 12 Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng của Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam?
a Lập hiến và lập pháp
b Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
c Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.*
d Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
Câu 13 Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Chính phủ phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
a Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước
b Chính phủ chỉ đạo tập trung, thống nhất các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP
c Chính phủ phải chấp hành Hiến pháp, luật, và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó.*
d Chính phủ có toàn quyền giải quyết các vấn đề quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trừ những vấn đề thuộc quyền giải quyết của Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước
Câu 14 Nội dung nào dưới đây không đúng với qui định đánh giá cán bộ theo Luật cán bộ, công chức?
a Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b Tích cực học tập để nâng cao trình độ.*
c Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
d Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Câu 15 Với tư cách là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) không phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
a UBND có nghĩa vụ chấp hành các nghị quyết của HĐND
b UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND
c Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND
d Uỷ ban nhân dân chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, đôn đốc, kiểm tra của thường trực Hội đồng nhân dân
Trang 6Đề số 3 Câu 1 Nội dung nào dưới đây thuộc phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN?
a Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do của công dân
b Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước
c Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.*
d Phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài
Câu 2 Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ta?
a Quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật
b Có chức năng quản lý hành chính nhà nước.*
c Kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ
d Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán
Câu 3 Công việc nào dưới đây do Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số?
a Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương
b Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên của Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
c Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và pháp luật
d Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ
Câu 4 Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu quản lý thu ngân sách ở nước ta?
a Yêu cầu bồi dưỡng nguồn thu
b Bảo đảm nguồn thu tương ứng với nhiệm vụ giao cho các cấp chính quyền địa phương
c Đảm bảo khuyến khích xuất khẩu
d Đảm bảo công bằng xã hội (PA này đúng với yêu cầu quản lý thu, còn 3 PA trên là sai
-Vậy bỏ cụm từ không phải mới đúng)
Câu 5 Nội dung nào dưới đây là đặc điểm cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước?
a Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước.*
b Bộ máy hành chính có cơ cấu tổ chức hiện đại
c Bộ máy hành chính thu hút người dân tham gia vào quản lý nhà nước
d Bộ máy hành chính thực hiện nguyên tắc tập trung trong quản lý
Câu 6 Nội dung nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND?
a Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và
đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ
b Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.*
c Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong
Trang 7d Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Câu 7 Nội dung nào dưới đây thuộc thẩm quyền của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương?
a Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND
b Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của các ban, ngành cấp tỉnh
c Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để HĐND hoạt động.*
d Phê chuẩn danh sách các ứng cử đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ
Câu 8 Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN VN?
a. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân
b Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người
c Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm bình đẳng giữa các dân tộc trong tổ chức, hoạt động của nhà nước.*
d Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội
Câu 9 Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân?
a Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật
b Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương
c Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật
d Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.*
Câu 10 Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến việc xác định ai là công chức?
a Hệ thống thể chế chính trị
b Tổ chức bộ máy nhà nước
c Thành phần kinh tế
d Truyền thống dân tộc và các yếu tố văn hóa
Câu 11 Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản qui phạm pháp luật?
a. Việc áp dụng văn bản này làm phát sinh hoặc điều chỉnh các quan hệ pháp lý, quan hệ xã hội;
b Có tính chất bắt buộc thi hành;
c Được áp dụng nhiều lần
d Phải được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.*
Câu 12 Cách phân loại công chức nào sau đây là không đúng với qui định về phân loại đánh giá công chức theo Luật Cán bộ, công chức?
a Công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
b Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ
c Công chức bị phê bình.*
Trang 8d Công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 13 Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá công chức theo qui định của Luật Cán bộ, công chức?
a Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c Thời gian công tác trong cơ quan nhà nước.*
d Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
Câu 14 Hình thức hoạt động nào dưới đây không phải của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
a Các phiên họp của Chính phủ
b Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và các P.Thủ tướng Chính phủ
c Hoạt động của Tổng kiểm toán nhà nước.*
d Hoạt động của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ tham gia giải quyết các công việc chung của Chính phủ
Câu 15 Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công ở nước ta?
a Chức năng tạo lập vốn
b Chức năng phân phối lại và phân bổ
c Chức năng điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường
d Chức năng giám đốc và điều chỉnh
Đề số 4 Câu 1 Nội dung nào dưới đây thuộc phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN?
a Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.*
b Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân
c Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và giữa nhà nước với công dân
d Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
Câu 2 Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Chính phủ nướcCHXHCN VN?
a Quyết định những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
b Đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện những quyết định của Chính phủ
c Thống nhất công tác đối ngoại
d Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ
Câu 3 Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương?
a Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để HĐND hoạt động
Trang 9b Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND.
c Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của các ban, ngành cấp tỉnh
d Phê chuẩn danh sách các ứng cử đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ
Câu 4 Tổ chức nào dưới đây thuộc bộ máy hành chính nhà nước ?
a Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
b Văn phòng Chính phủ
c Hội đồng dân tộc Quốc hội
d Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Câu 5 Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây thuộc Thủ tướng Chính phủ?
a Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật
b Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân;
c Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ
d Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp
Câu 6 Công việc nào dưới đây do Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số?
a Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội.*
b Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương
c Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên của chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
d Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và pháp luật
Câu 7 Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển đất nước ?
a Thực hiện sự công bằng trong phân phối và thu nhập theo nguyên tắc phân phối theo lao động
b Nâng cao vai trò của cán bộ, công chức
c Phát triển các trung tâm tư vấn xã hội
d Hoạch định chính sách về bảo vệ môi trường
Câu 8 Nội dung nào dưới đây là đặc điểm chung của văn bản quản lý nhà nước?
a Chỉ được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung
b Thể thức văn bản phải theo đúng quy định của luật pháp và được cơ quan chức năng có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất;*
c Có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân
d Dễ áp dụng
Câu 9 Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của văn bản quản lý nhà nước?
a Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực
Trang 10b Là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.*
c Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì
áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
d Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau
Câu 10 Loại văn bản nào dưới đây thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ (Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008) ?
a Nghị quyết; b Quyết định; *
c Chỉ thị; d Thông tư
Câu 11 Phương án nào dưới đây đúng với thẩm quyền ban hành văn bản của UBND?
a Lệnh, quyết định
b Nghị quyết, quyết định
c Quyết định, chỉ thị, thông tư
d Quyết định, chỉ thị.*
Câu 12 Nội dung nào dưới đây không đúng với yêu cầu kỹ thuật soạn thảo văn bản quản
lý nhà nước?
a Nắm vững nội dung của vấn đề cần ban hành văn bản
b Nội dung văn bản phải cụ thể
c Nội dung văn bản dễ thay đổi và có nhiều phương án áp dụng.*
d Đảm bảo cho văn bản ban hành đúng thể thức
Câu 13 Bước nào dưới đây không thuộc qui trình soạn thảo văn bản quản lý nhà nước?
a Bước 1: Đề xuất sáng kiến xây dựng văn bản và xác định nội dung, đối tượng tác động của văn bản
b Bước 2: Lựa chọn tên loại văn bản
c Bước 3: Xác định mục tiêu văn bản.*
d Bước 4: Lựa chọn thông tin cho văn bản
Câu 14 Các bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
e Bãi bỏ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh
f Trình dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và UBTVQH
g Bảo đảm trợ cấp xã hội, chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã, công tác thanh niên trong cả nước
h Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.*
Câu 15 Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản qui phạm pháp luật?
e Việc áp dụng văn bản này làm phát sinh hoặc điều chỉnh các quan hệ pháp lý, quan hệ xã hội;
f Có tính chất bắt buộc thi hành;
g Được áp dụng nhiều lần
h Phải được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.*