1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

ĐặC điểm SINH học, SINH THáI CHè SHAN TUYếT (camellia sinensis var shan) xã XUÂN MINH, HUYệN QUANG BìNH, TỉNH hà GIANG

80 645 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,74 MB

Nội dung

Tại huyện Quang Bìnhchè được trồng nhiều tại các xã như Xuân Minh, Tiên Nguyên, Yên Bình, XuânGiang, Vĩ Thượng, Yên Thành,… Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè của cả nước nói chun

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

˜˜˜ NÔNG QUỐC DŨNG

§ÆC §IÓM SINH HäC, SINH TH¸I

CHÌ SHAN TUYÕT (Camellia sinensis var.Shan ) X· XU¢N MINH, HUYÖN QUANG B×NH, TØNH Hµ

GIANG

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Văn Ba

Trang 2

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo - PGS.TS Trần Văn Ba Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy, người không chỉ hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học

mà còn thông cảm, khuyến khích, động viên bản thân tôi vượt qua những trở ngại trong quá trình làm đề tài và trong cuộc sống.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Thực vật học Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội; Các cán bộ Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc Gia, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh

-Hà Giang, Trung tâm khuyến nông huyện Quang Bình - -Hà Giang, trung tâm khuyến nông xã Xuân Minh - Quang Bình - Hà Giang và nhân dân xã Xuân Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ quan, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện và hỗ trợ hết sức quý báu trong thời gian qua.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nông Quốc Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn 6

1.2 Nguồn gốc và phân loại cây chè 7

1.2.1 Nguồn gốc 7

1.2.2 Cây chè trong hệ thống học thực vật 8

1.3 Lịch sử nghiên cứu cây chè 9

1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới 9

1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 11

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24

2.1 Điều kiện tự nhiên 24

2.2 Kinh tế - xã hội 26

2.3 Điều kiện khí tượng – thủy văn 27

2.3.1 Đặc điểm khí tượng 27

2.3.2 Đặc điểm thủy văn 29

2.4 Hiện trạng trồng chè ở Hà Giang 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Xuân Minh 33

3.1.1 Về đặc điểm tự nhiên 33

3.1.2 Về kinh tế - xã hội 34

3.2 Sự phân bố của chè Shan tại khu vực nghiên cứu 36

3.3 Đặc điểm đất đai, địa hình, độ cao tại khu vực nghiên cứu 37

3.4 Đặc điểm thời tiết, khí hậu tại khu vực nghiên cứu 38

Trang 5

3.5 Đặc điểm hình thái, giải phẫu của chè Shan (Camellia sinensis var Shan)

và chè PH1 41

3.5.1 Đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá 41

3.5.2 Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân 46

3.5.3 Đặc điểm hình thái, giải phẫu rễ 53

3.5.4 Đặc điểm hoa, quả chè Shan và PH1 57

3.6 Đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh chè Shan tại xã Xuân Minh 59

3.7 Giải pháp phát triển chè Shan 61

3.7.1 Chọn lọc, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen 61

3.7.2 Một số đề xuất để phát triển chè Shan xã Xuân Minh 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 6

DANH MỤCCÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

cs : Cộng sự

KHKT : Khoa học kỹ thuật

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ST & PT : Sinh trưởng và phát triển

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC BẢN

Trang 7

Bảng 1.1 Thống kê giống chè mới và diện tích đã áp dụng trong sản xuất 21

Bảng 2.1 Đặc trưng nhiệt độ tháng (Đơn vị 0C) 28

Bảng 2.2 Đặc trưng lượng mưa tháng (Đơn vị mm) 29

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất chè tại Hà Giang 30

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính và nghề nghiệp 34

Bảng 3.2 Kết quả điều tra sự phân bố chè Shan của xã Xuân Minh 36

Bảng 3.3 Một số chỉ số phân tích mẫu đất trồng chè ở Xuân Minh 37

Bảng 3.4 Đặc trưng nhiệt độ trong các năm 38

Bảng 3.5 Đặc trưng độ ẩm và lượng mưa trong các năm 39

Bảng 3.6 Đặc trưng số giờ nắng các năm 40

Bảng 3.7 So sánh đặc điểm địa hình, đất và khí hậu xã Xuân Minh –Quang Bình – Hà Giang với Thị trấn Tân Yên – Hàm Yên – Tuyên Quang .44

Bảng 3.8 Sự khác nhau về một số đặc điểm của lá của giống chè Shan với giống chè PH1 46

Bảng 3.9 Chiều cao cây và đường kính tán lá của các cây chè lâu năm tại hai thôn Xuân Thành và Pác Tèng 48

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 25

Hình 3.1 Lát cắt ngang của lá chè Shan(x100) 43

Hình 3.2 Lát cắt ngang qua gân chính của lá chè PH1(x100) 45

Hình 3.3 Cây chè Shan lâu năm tại thôn Pác tèng 47

Hình 3.4 Chè Shan trồng thành nương phổ biến ở Xuân Minh 47

Hình 3.5 Lát cắt ngang thân chè Shan (x100) 50

Hình 3.6 Hình thái cây chè PH1 51

Hình 3.7 Lát cắt ngang thân chè PH1 (x100) 51

Hình 3.8 Búp chè 53

Hình 3.9 Lát cắt ngang rễ chè Shan (x100) 56

Hình 3.10 Lát cắt ngang rễ chè PH1 (x100) 57

Hình 3.11 Hoa (A) và quả (B) chè Shan 58

Hình 3.12 Hoa chè PH1 58

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cây chè (Camellia sinensis (L) O.Kuntze) nguồn gốc là cây hoang dại, được

người Trung Quốc phát hiện vào năm 2738 TCN Trong tự nhiên cây chè có dạngcây bụi hoặc cây gỗ, khi trồng trọt nó được khống chế chiều cao bằng việc đốn tỉacành để hái búp và lá non Ban đầu, con người sử dụng các sản phẩm chè như dượcliệu, sau được dùng làm nước uống Tuỳ thuộc vào công nghệ chế biến nguyên liệuthu hái mà ta có các sản phẩm khác nhau như chè xanh, chè đen, chè vàng, chè phổnhĩ, chè kim ngân, chè ô long … Qua nhiều nghiên cứu uống chè có nhiều tác dụngtrong đời sống con người, trong y dược bảo vệ sức khoẻ con người như chống ungthư, chống phóng xạ nguyên tử

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sựsinh trưởng và phát triển của cây chè Cây chè có thể phát triển tự nhiên ở vùng núicao (chè Shan tuyết), hay được trồng tập trung ở các vùng Trung du miền núi phíaBắc, các tỉnh Tây Nguyên Cây chè là cây công nghiệp có vai trò quan trọng trong

cơ cấu cây trồng của vùng trung du miền núi.Phát triển cây chè ở vùng này có ýnghĩa cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.Cây chè có khả năng sinh trưởng,phát triển trong điều kiện đặc thù của vùng đất dốc, đem lại nguồn thu nhập đáng kểgóp phần xoá đói giảm nghèo và dần tiến tới làm giàu cho nhân dân trong vùng.Phát triển cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần điềuhoà sự phân bố dân cư miền núi, ổn định, định canh, định cư cho đồng bào các dântộc ít người Đồng thời, cây chè còn có vai trò to lớn trong việc che phủ đất trốngđồi núi trọc và bảo vệ môi trường, một trong những vấn đề đang thu hút sự quantâm của toàn xã hội Trong những năm gần đây, ởViệt Nam cây chè đã phát triểntheo hướng tăng dần cả về diện tích và sản lượng Nhà nước đã có nhiềuchính sách cho phát triển cây chè

Đối với tỉnh Hà Giang, tình hình sản xuất, kinh doanh chè không ngừng tăng

cả về diện tích, năng suất, sản lượng mà còn có những chuyển biến tích cực về

Trang 10

giống, kỹ thuật canh tác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Theo số liệu thống

kê đến hết năm 2013 toàn tỉnh có khoảng 19.000 ha chè, được trồng chủ yếu tại cáchuyện Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì Tại huyện Quang Bìnhchè được trồng nhiều tại các xã như Xuân Minh, Tiên Nguyên, Yên Bình, XuânGiang, Vĩ Thượng, Yên Thành,…

Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè của cả nước nói chung và ở tỉnh

Hà Giang nói riêng, ngoài việc nhập nội các giống mới; áp dụng công nghệ mới vàosản xuất, chế biến; thì việc tuyển chọn, bảo tồn các giống chè địa phương có năngsuất và chất lượng tốt cần được quan tâm; trong đó giống chè Shan núi cao tự nhiêngiữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu giống của địa phương Đây là giống chè đạtđược các yếu tố mong muốn như về năng suất, chất lượng và yếu tố sinh thái, phùhợp với điều kiện sản xuất của nông dân vùng cao, đồng thời cũng đáp ứng đượcyêu cầu thâm canh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chế biến chè

Hiện nay các công trình nghiên cứu về chè Shan tuyết tại xã Xuân Minh,huyện Quang Bình còn ít và chỉ dừng lại ở mức định loại, phân bố của loài trongkhu vực còn vấn đề nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học chưa đượcthực hiện Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn và nghiên cứu đề tài:

“ Đặc điểm sinh học, sinh thái chè Shan tuyết(camellia siensis var.Shan) xã Xuân Minh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”

2 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu các cơ quan: rễ, thân, lá, hoa, quả của cây chèShan tuyết và cây chè trồng ở trung du(giống PH1) Trên cơ sở số liệu thu được,phân tích để tìm hiểu mối quan hệ giữa sự thay đổi hình thái, giải phẫu của đốitượng nghiên cứu với điều kiện môi trường khác nhau

3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra đặc điểm tự nhiên, xã hội của xã Xuân Minh, huyện Quang Bình,tỉnh Hà Giang

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của cây chè Shan tại khu vựcnghiên cứu, so sánh với giống chè PH1

- Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Shan tại khu vực nghiên cứu

Trang 11

4 Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu giống chè Shan(camellia sinensis var.Shan) trồng tại xã Xuân

Minh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

4.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu trong 1 năm (từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2014)

4.3 Phương pháp nghiên cứu

4.3.1 Điều tra trên thực địa

- Quan sát vị trí phân bố

- Quan sát hình thái

- Chụp ảnh hình thái, nơi sống

- Thu mẫu

- Bảo quản mẫu

4.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

a Phương pháp ngâm mẫu tươi để làm giải phẫu

Các mẫu rễ, thân, lá sau khi thu về được phân loại, rửa sạch và bảo quảntrong cồn khoảng 35o Dung dịch này giúp giữ mẫu được lâu, và để giữ mẫu tốt cầnthay dung dịch 4 tháng/lần, chỉ thay khi dung dịch cố định ngả từ màu nâu sangmàu đen hoặc nâu đen

b Phương pháp làm tiêu bản giải phẫu tạm thời

Cắt mẫu bằng dao lam cắt tay để quan sát cấu trúc cơ quan cần nghiên cứu

Sử dụng trắc vi thị kính, trắc vi vật kính để xác định kích thước tế bào và mẫu vậtcần đo Quan sát và rút ra kết luận

- Lá: Cắt mẫu ở 3 vị trí khác nhau trên lá: Qua gân chính gần cuống lá, giữa

lá và miền lá… Các phần có kích thước 1cm x 1,5cm Dùng dao lam cắt ngang quamẫu lá các lát cắt thật mỏng

- Thân: Cắt ngang thân, cành ở các độ tuổi khác nhau, gồm thân sơ cấp (thânnon) và thân thứ cấp

- Rễ: Cắt ngang rễ ở các độ tuổi khác nhau, gồm rễ sơ cấp và rễ thứ cấp

Trang 12

c Phương pháp nhuộm tiêu bản.

- Phương pháp nhuộm kép

Các mẫu được nhuộm với thuốc nhuộm xanh metylen và đỏ cacmin Quátrình nhuộm kép được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cắt mẫu

Dùng một miếng su hào hay cà rốt để làm thớt cắt Không nên cầm trên tay

để cắt, vì như vậy dễ làm đứt tay và lát cắt khó mỏng, khó thẳng góc

Bước 2: Các lát cắt được ngâm vào nước javen hay dung dịch cloramin 5%trong 15-20 phút để tẩy sạch nội chất của tế bào

Bước 3: Rửa sạch mẫu bằng nước cất

Bước 4: Ngâm mẫu vật trong dung dịch axit acetic 5% để trung hòa lượngjaven còn sót lại sau rửa mẫu

Bước 5: Rửa sạch mẫu bằng nước cất

Bước 6: Nhuộm đỏ bằng dung dịch cacmin trong 20-30 phút

Bước 7: Rửa sạch bằng nước cất

Bước 8: Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh metylen trong 1 phút

Bước 9: Rửa sạch bằng nước cất

- Phương pháp bóc tách tế bào biểu bì lá: Tách biểu bì bằng phương pháp

dùng dung dịch HNO3 5%

Quá trình bóc tách tế bào biểu bì lá được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Cắt lá thành từng mẫu nhỏ có kích thước 1cm x 1cm

Bước 2: Thả các mẫu lá vào dung dịch axit nitric 5% rồi đun sôi dung dịchtrên ngọn lửa đèn cồn, vừa đun vừa lắc nhẹ (tránh làm vỡ dụng cụ) Mẫu được đunsôi cho đến khi trên bề mặt các mẫu lá xuất hiện bọt khí thì dừng lại

Bước 3: Dùng panh gắp các mẫu lá ra cho vào đĩa đồng hồ có chứa nước cất.Bước 4: Tiến hành bóc tách tế bào biểu bì ở 2 mặt của lá Tay trái dùng kimmũi mác giữ mẫu lá, tay phải dùng kim mũi mác bóc lớp biểu bì của lá (tránh làmrách lớp biểu bì) Tiến hành bóc tách cả hai mặt biểu bì trên và biểu bì dưới của lá

Sử dụng bút lông hoặc kim mũi mác nhẹ nhàng loại bỏ những tế bào mô mềm thịt lácòn bám vào biểu bì

Trang 13

Bước 5: Nhuộm xanh biểu bì bằng dung dịch xanh metylen trong khoảng30s-1 phút.

Bước 6: Lấy mẫu vật ra và rửa lại mẫu bằng nước cất

2.3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

Các tài liệu, số liệu, bản đồ, các công trình có liên quan đến khu vực nghiêncứu thu thập được xử lý, đưa lên thành bảng biểu, đồ thị và phân tích, phân loại để

4.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Đo chiều cao, đường kính thân cây, đường kính tán lá Hình thái, giải phẫu

lá, thân, rễ, hoa, quả và hạt

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn

- Cơ sở thực vật học:

Chè là loại cây giao phấn nên khi trồng bằng hạt tỉ lệ phân ly sẽ rất cao, câycon có thể không giữ được các đặc tính tốt đã có của bố mẹ.Điều đó có ý nghĩa lớn

về đa dạng sinh học và ý nghĩa lớn vật liệu khởi đầu trong công tác chọn giống Chè

Shan (Camellia cinensis var.Shan) có thân gỗ lớn, sinh trưởng mạnh, lá to và dạng

thon dài, chóp lá nhọn, mặt lá gồ ghề gợn sóng, mép là có răng cưa nhọn, thịt lámềm, búp to và mập (khối lượng búp trên 1gam), bề mặt lá có nhiều lông tuyếttrắng Chè Shan có tính thích ứng khá rộng, được phân bố ở khu vực vùng núi caotỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Miền Bắc Việt Nam Do có đặctính thích ứng rộng đó là cơ sở để lựa chọn và di thực chè Shan Trong điều kiện tựnhiên, cây chè Shan có thể cao tới hàng chục mét, đường kính thân có thể đạt đếnhàng trăm centimét, cây có khả năng phân cành mạnh, đường kính tán lớn, sức sốngtốt, tuổi thọ cao (có thể đạt đến hàng trăm tuổi) Tiềm năng năng suất chè Shan rấtcao, một cây chè cổ thụ có đốn hái và thu hoạch búp hàng năm có thể đạt 10kg búp/

1 lứa hái (Suối Giàng, Yên Bái) Trong điều kiện trồng tập trung thâm canh chúng

có thể cho năng suất khoảng 20 - 25 tấn/ ha (Nông trường chè Thanh Bình– MộcChâu – Sơn La, nông trường chè Cao Bồ – Vị Xuyên - Hà Giang)

- Cơ sở sinh lý học:

Chè là cây lâu năm có quá trình sinh trưởng và phát triển gồm 5 giai đoạn:Giai đoạn phôi thai, giai đoạn cây con, giai đoạn cây non, giai đoạn chè lớn, giaiđoạn chè già cỗi Quá trình này có thể kéo dài hàng trăm năm

Trong một năm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè đượcchia thành 2 giai đoạn: Sinh trưởng và tạm ngừng sinh trưởng

Những đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè là kết quả phản ánh tổnghợp giữa các đặc điểm của giống với điều kiện ngoại cảnh Nghiên cứu chúng ở một

Trang 15

môi trường nhất định và khảo nghiệm chúng ở một số vùng nhằm đánh giá tốt hơnkhả năng sinh trưởng, phát triển của chúng, góp phần khai thác và sử dụng chúngtốt hơn trong sản xuất[11][27].

1.2 Nguồn gốc và phân loại cây chè

1.2.1 Nguồn gốc

Cho đến nay việc xác định nguồn gốc cây chè còn tồn tại nhiều quan điểmkhác nhau dựa trên những cơ sở lịch sử chế biến, sử dụng các sản phẩm chè hay cáccông trình khảo cổ học, thực vật học Nhưng nhìn chung những quan điểm đượcnhiều người sử dụng đó là:

Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.Theo Darasegia các nhà khoa học Trung Quốc như Su – Chen – Pen, Jao – Dinh đãgiải thích sự phân bố của cây chè như sau:

Tỉnh Vân Nam – Trung Quốc là nơi bắt đầucủa hàng loạt con sông lớn chảyqua Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanma, do đó đầu tiên cây chè xuất hiện ở tỉnhVân Nam sau đó hạt di chuyển theo các con sông đến các nước khác và nó lan racác vùng rộng lớn

Một quan điểm khác đó là dựa trên cơ sở khoa học “ Trung tâm khởi nguyêncây trồng ” thì cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó được phân bố ở các khuvực phía Đông và phía Nam Phía Đông - Nam theo cao nguyên Tây Tạng

Có quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Assam Ấn Độ

Năm 1823 Robert Bruce đã phát hiện những cây chè hoang dại, lá to hoàntoàn khác với cây chè Trung Quốc và ở tất cả các nơi theo tuyến đường giữa TrungQuốc - Ấn Độ Từ đó ông cho rằng Ấn Độ là nơi nguyên sản của cây chè (theoNguyễn Ngọc Kính (1979 )[8]

Có quan điểm cho rằng: Cây chè có nguồn gốc từ Việt Nam

Diemukhatze K.M 1982[5] đã đưa ra quan niệm nguồn gốc cây chè ViệtNam Từ năm 1962 đến năm 1976, ông đã tiến hành điều tra cây chè dại tại HàGiang, Nghĩa lộ, Lào Cai, Tam Đảo và tiến hành phân tích thành phần sinh hóa để

so sánh với các loại chè thường được trồng trọt, từ đó tìm ra sự tiến hóa tanin trong

Trang 16

cây chè làm cơ sở xác định nguồn gốc Ông thấy rằng những cây chè hoang dại chủyếu tổng hợp (-) epicatechin và (-) epigalocatechin galat (chiếm 70% tổng số cácloại catechin), trong khi đó chè ở tỉnh Tứ Xuyên và Quý Châu Trung Quốc chỉchiếm 18 – 20%.Từ đó ông cho rằng nguồn gốc cây chè chính là Việt Nam.

Hiện Nay, phần đông các nhà khoa học cho rằng tùy thuộc vào thứ chè mànguyên sản của cây chè là cả một vùng rộng lớn từ Assam Ấn Độ sang Myanma,Vân Nam – Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan Từ đó chia làm hai nhánh, một đixuống phía Nam và một đi lên phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam – Trung Quốc.Điều kiện khí hậu ở đây rất lí tưởng cho cây chè sinh trưởng quanh năm[4] [8][12][13]

Việt Nam được công nhận là nguyên sản của thứ chè Shan, một trong bốnthứ chè hiện nay được trồng rộng rãi trên thế giới

Tên khoa học :Camellia sinensis (L) O.Kuntze)

Họ chè có 29 chi với khoảng 500 loài phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới

và cận nhiệt đới; Đặc biệt ở các nước Đông Nam châu Á, ở Mexhico, Trung Mỹ,Đông Âu và Bắc Mỹ Chi nguyên thủy nhất ở bố ở Châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc

và các nước Đông Dương Ở Việt Nam có 11 chi và 52 loài

Năm 1752, nhà thực vật học nổi tiếng Line đặt tên cho cây chè là Thea

Sinensis Sau đó việc đặt tên cho cây chè được nhiều nhà khoa học quan tâm và có

tới 20 cách đặt tên cây chè khác nhau; nhưng cách phân loại của Cohen Stuart

Trang 17

(1919) được nhiều ngươi công nhận, theo Nguyễn Ngọc Kính 1979[8] chia loài

Camellia Sinensisra làm 4 thứ (Varietas):

- Chè Trung Quốc lá to( Camellia sinensis var Macrophilla)

- Chè Trung Quốc lá nhỏ(Camellia sinensis var.Bohea)

- Chè Shan (Camellia sinensis var Shan)

- Chè Ấn Độ(Camellia sinensis var Assamica)

* Chè Trung Quốc lá to: Cây thân bụi hoặc cây thân gỗ nhỏ, cao 5 – 7 m,phân cành trung bình, lá hơi tròn, có diện tích khoảng 30cm2, có 8 – 9 đôi gân lá, lámàu xanh nhạt, búp có khối lượng 0,5 – 0,6 g; chịu nóng, chịu hạn tốt

* Chè Trung Quốc lá nhỏ: cây bụi, phân cành nhiều, lá nhỏ diện tích làkhoảng 10 – 15cm2, phiến là dày, giòn, màu xanh thẫm, có 6 – 7 đôi gân lá.Búpnhỏ, hoa nhiều, chịu rét tốt

* Chè Shan: Cây thân gỗ cao khoảng 6 – 10m, diện tích lá lớn hơn 50cm2, láhình thuyền, răng cưa sâu, có khoảng 10 – 15 đôi gân lá Búp to nhiều tuyết, khốilượng búp khoảng 1 – 1,2g; cây sinh trưởng mạnh, có khả năng chịu rét tốt

* Chè Ấn Độ: Cây thân gỗ cao trên 10m, phân cành thưa, lá hơi tròn, diệntích lá lớn hơn 40cm2, mặt lá gợn sóng gồ ghề, có 12 – 15 đôi gân lá Búp lá có khốilượng 0,9 – 1,0 g, búp giòn, chống chịu lạnh kém và ưa đất tốt

1.3 Lịch sử nghiên cứu cây chè

1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới

* Nghiên cứu về điều kiện sinh thái thích nghi cho sự sinh trưởng, phát triển

và phân bố của cây chè

Đối với cây chè các yếu tố về địa hình, đất đai, khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng,

độ ẩm, lượng mưa,…) có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố, sinh trưởng, thời vụ hái

và năng suất, chất lượng chè,… Vấn đề này được nhiều tác giả nghiên cứu như:Eden T (1958), Carr M.K.V and Squir (1979), Fong C.H (1988), Nicholas I.D.(1988), Carr M.K.V and Stephen (1992),…

Theo Carr M.K.V and Stephen (1992 )[35], để sinh trưởng và phát triển tốt câychè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định khoảng 15 – 230C, chúng bắt đầu sinh

Trang 18

trưởng khi nhiệt độ trên 100C Về lượng mưa thì cây chè yêu cầu tổng lượng mưa bìnhquân trong 1 năm khoảng 1500mm và phân bố đều trong các tháng của năm.

* Nghiên cứu về nhân giống chè

- Nhân giống hữu tính: Đây là quá trình tạo cây con từ hạt Nhân giống hữutính là phương pháp nhân giống cổ truyền được con người sử dụng từ khi biết trồngtrọt Hạt được hình thành là kết quả của quá trình thụ phấn và thụ tinh giữa hạt phấnvới bầu nhụy.Từ hạt sẽ mọc ra cây mới mang đặc tính di truyền của cây bố mẹ,hoặc nghiêng hẳn về phía cây bố hoặc cây mẹ.Trong tự nhiên rất phổ biến phươngpháp nhân giống này

Nhân giống chè bằng phương pháp hữu tính được nhiều tác giả nghiên cứunhư: Kester D.E (1983), Hartmann H.T (1990), Freeman W.H (2001),…

- Nhân giống vô tính: Nhân giống vô tính cây trồng nói chung và cây chè nóiriêng được xem là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm một số phương pháp:ghép, giâm cành, nuôi cấy mô Vấn đề này được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu như: Haber Landt (1921), Guinard (1952), Kvarakhelia T.K (1959),Nacomura và Oici (1985), Davies F.T (1990)…

Kết quả nghiên cứu phương pháp ghép của Kvarakhelia T.K (1959)[4] chobiết: tỉ lệ sống của mắt ghép đạt từ 53 – 76% tùy thuộc vào phương pháp ghép Tácgiả cũng cho rằng cây chè 2 tuổi làm gốc ghép cho kết quả tốt và ghép vào mùa thu

có tỉ lệ sống cao đạt tới 80% Kết quả nghiên cứu của Aono, Saba, Tanaka,Sugimoto giống chè Yabukita dùng làm gốc ghép là tốt nhất so với giốngFujimidori và Yutakamidori… Trong hai phương pháp ghép thì ghép nêm cho kếtquả tốt hơn phương pháp ghép áp

* Nghiên cứu về canh tác chè

Theo Carr M.K.V and Stephen W (1992)[35], năng suất chè cơ bản phụthuộc vào khả năng tích lũy chất khô của cây và vị trí tích lũy của chúng Ngoài

ra năng suất cây chè phụ thuộc vào mật độ búp, số lượng búp, khối lượng búptươi và khô

Theo Eden (1976), trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5; 1,2 – 2,5%

K O Khi có được một tấn sản phẩm chè khô cây chè đã sử dụng một lượng dinh

Trang 19

dưỡng là: 135kg N, 27kg P2O5, 75kg K2O Ngoài ra cũng tiêu hao một lượng dinhdưỡng như thế để nuôi thân, lá chè già, cành chè đốn, rễ…

* Nghiên cứu về kỹ thuật hái và ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năngsuất chè

Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này Theo Deuss(1936) (Dẫn theo Rattan, 1992)[38], khi búp chè đến lứa hái hay búp “chín”nếubúp chè phát triển càng chậm càng ít ảnh hưởng đến số búp “chín” vừa độ hái Thờigian giữa hai lứa hái càng dài và sự phát triển búp càng dài thì số lượng búp “chín”vừa lứa hái ít đi

Theo Guinard (1953)(dẫn theo Zie Zenlun, Dai Suixian,…,1991)[40], hái chè

là kiểu đốn xanh đều đặn, ức chế mầm đỉnh phát triển, kích thích mầm nách pháttriển Khi ta hái mầm đỉnh mạnh thì kích thích mầm nách phát triển, tuy nhiên nếuhái liên tục sẽ làm cho cây chè suy yếu nhanh và dẫn đến năng suất giảm

Kết quả thí nghiệm của Eden (1958)[36], đã chỉ rõ, khi hái để lại lá cá đã làmgiảm kích thước búp chè 30% nhưng bù đắp bởi số lượng búp tăng lên Kết quả thínghiệm sau 4 năm hái chè để lại lá cá làm giảm 2/3 trọng lượng của lá thật, 1/2trọng lượng gỗ mà cây chè hình thành, 1/3 sinh khối cây chè so với hái nhẹ

1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

* Nghiên cứu về điều kiện sinh thái thích nghi cho sự sinh trưởng, phát triển

và phân bố của cây chè

Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của điều kiện sinh thái Yêu cầutổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt, sâu, chua, thoátnước, khí hậu ẩm và ấm

- Địa hình và đất đai:

Theo Nguyễn ngọc Kính (1979)[8], so với một số cây trồng khác, cây chèyêu cầu về đất không khắt khe Tuy nhiên, để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao

và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua,

và thoát nước Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 – 5,5 Đất có độ sâu ít nhất

là 80cm, mực nước ngầm phải dưới 1m thì hệ rễ mới phát triển bình thường

Trang 20

Đất trồng chè Shan ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triểntrên đá mẹ phiến thạch sét.Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinhtrưởng của cây chè như có độ pH 4 – 5, có lớp đất sâu hơn 1m và thoát nước.Quan

hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp Phẩm chất chè do nhiều yếu tố quyếtđịnh và tác động một cách tổng hợp Song trong những điều kiện nhất định thì dinhdưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất chè Kinh nghiệm của TrungQuốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việcchế biến chè xanh;hương, vị của chè đều tốt Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì

có vị đắng và nước có màu vàng Chè trồng trên đất xấu, hương không thơm, vịnhạt và chất hòa tan ít

Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè.Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: Chè trồng trên núi cao (chèShan tuyết) có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp Kinh nghiệmnhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Srilanka có mùi hương củahoa mà hương vị của nó không thể có được trong chè trồng khu vực thấp.Phần lớncác vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường có độ cao sovới mực nước biển từ 500 – 800m.Vùng chè ngon có tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ cao

so với mực nước biển khoảng 2.000m Nghiên cứu của Viện Nông học Hồ Nam(1957) cho thấy ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển tới hàm lượng tanintrong búp chè như sau:

Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng lại kém hơn vùngthấp.Hướng của độ dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trongchè.Cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều vào chế độnhiệt Hướng dốc phía Nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp chè caohơn hướng dốc phía Bắc

- Độ ẩm và lượng mưa:

Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1980)[23] Chè là loại cây ưa ẩm, là cây cho thu hoạchbúp, lá non nên càng cần nhiều nước và điều đó khiến cho vấn đề cung cấp nướccho quá trình sinh trưởng của cây chè càng trở nên quan trọng hơn

Trang 21

Yêu cầu tổng lượng mưa bình quân trong một năm với cây chè khoảng1.500mm và mưa phân bố đều trong các tháng Bình quân lượng mưa của các thángtrong thời kì chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100mm, nếu nhỏ hơn mứctrung bình này chè sẽ sinh trưởng không tốt Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao,trong suốt thời kì sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp khoảng 85%.

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè Shan của nước tatương đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè (Lào Cai: 2.154 mm, HàGiang: 2.156mm, Bảo Lộc: 2.084mm)

Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng đốivới chè Ngoài biện pháp tưới nước cần áp dụng biện pháp kỹ thuật như cày đất, xới

cỏ, phủ đất, chọn giống chịu hạn, mật độ trồng hợp lý,…

- Nhiệt độ không khí:

Để sinh trưởng phát triển tốt cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhấtđịnh Theo nghiên cứu của Trang Văn Phương (1958)[20] thì cây chè bắt đầu sinhtrưởng khi nhiệt độ trên 100C Nhiệt độ bình quân hàng năm cho cây chè sinhtrưởng, phát triển bình thường là 12,50C và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 – 230C.Giới hạn nhiệt độ thấp đối với sinh trưởng của chè biểu hiện rõ nhất qua thời kìngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại vào mùa xuân khi mà nhiệt

độ tăng lên trong những vùng khí hậu á nhiệt đới Đối với sinh trưởng của cây chèthì nhiệt độ không khí là nhân tố sinh thái chủ yếu.Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệthàng năm khoảng 3.500 – 4.0000C.Giới hạn dưới về nhân tố nhiệt độ mà cây chè cóthể chịu được tùy thuộc vào từng giống, có thể từ 50C đến – 250C hoặc thấp hơn

Nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp Triết Giang, Trung Quốc chothấy nhiệt độ thích đối với cây chè là từ 20 – 300C, nếu nhiệt độ tăng dần thì tácđộng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rõ nét Độnhiệt quá thấp hay quá cao đều làm giảm việc hình thành và tích lũy tanin Nhiệt độcao quá 350C thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu nhiệt độ trên 350C kéo dàiliên tục, chè sẽ bị cháy lá.Ngược lại khi nhiệt độ giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến

Trang 22

đổi về quá trình sinh lí, thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt đếnsinh trưởng của cây và phẩm chất búp Nhiệt độ thấp và khô hạn là nguyên nhândẫn đến hình thành nhiều búp mù[23].

Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sinh trưởng của búp vàquyết định thời gian thu hoạch búp trong năm Từ 16 độ vĩ nam cho đến 19 độ vĩbắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh trưởng quanh năm do đó búpchè cũng được thu hoạch quanh năm Từ 20 độ vĩ bắc đến 45 độ vĩ bắc, nhiệt độmùa đông xuống thấp, búp chè sinh trưởng và cho thu hoạch theo mùa rõ rệt Trongnhững vùng này nơi nào nhiệt độ bình quân càng thấp và kéo dài thì thời gian đểchè sinh trưởng và thu hoạch búp chè càng ngắn

- Ánh sáng:

Cây chè ở vùng nguyên sản sống dưới tán rừng rậm, chịu bóng rất lớn, nóquang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ Trong điều kiện ánh sángtrực xạ với nhiệt độ không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởngcủa cây chè Trong thực tế sản xuất, ở một số nước như Ấn Độ, Srilanka thường

áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè để hạn chế nhiệt độ cao và ánhsáng quá mạnh

Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng tùy thuộc vào giống, tuổi củacây Ở giai đoạn cây con, cây chè cần ánh sáng ít hơn nên tại vườn ươm người tathường che nắng để đạt tỉ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh Giống chè lá to yêucầu ánh sáng ít hơn giống chè lá nhỏ

Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có có đạm như cafein,

N tổng số, protein,… trong búp, lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không cónitơ (tanin, gluxit,…) lại có chiều hướng giảm xuống Sự giảm thấp tanin, gluxit,…

và làm tăng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợicho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen Vì vậy, trồng câybóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu

để chế biến chè xanh

Trang 23

Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phẩm chất chècho nên điều tiết cường độ ánh sáng có thể làm cho năng suất chè tăng lên rõ rệt.Những kết quả nghiên cứu tại trại thí nghiệm chè Tockai(Ấn Độ) cho thấy: Giảm

độ chiếu sáng xuống 30% thì sản lượng búp chè tươi trong năm đầu tăng 34% sovới xử lí cường độ chiếu sáng toàn phần và giảm độ chiếu sáng xuống 50% thìnăng suất đạt cao nhất Song nếu tiếp thục giảm cường độ ánh sáng dưới 50% thìnăng xuất bắt đầu giảm

Hiện nay, cây chè phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn

Độ, Srilanka, Indonexia, Việt Nam, Thái Lan, đây là những nước có điều kiện khíhậu nóng ẩm Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật với hàng loạt biệnpháp kỹ thuật mới được áp dụng, mà hiện nay cây chè đã được trồng ở hầu khắp cácchâu lục trên thế giới từ 42 vĩ độ bắc (Xochi – Liên Bang Nga) đến 27 vĩ độ nam(Australia), theo Đỗ Ngọc Quỹ[23][24][25] [26]

* Nghiên cứu về cây chè Shan

Các công trình nghiên cứu về cây chè Shan do tác giả nước ngoài đã côngbố: Năm 1924, Du – Pasquier đã tiến hành điều tra cây chè ở Việt Nam đã công bốcây chè rừng ở phía Nam trung bộ (Việt Nam) là một thứ riêng biệt của loài Thea

Năm 1976, Diemurkhatze khi nghiên cứu về thành phần hóa học trong búpchè vùng núi cao thuộc miền Bắc Việt Nam, ông nhận thấy hàm lượng các cathesinthành phần đơn giản rất cao Mà theo quy luật tiến hóa hóa học của thực vật luônluôn tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, ông đi đến kết luận miền Bắc Việt Namchính là một trong những cái nôi phát sinh cây chè trên thế giới

Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1998), năm 1918 người Pháp đã tiến hành điều trachè ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam đã mô tả: những cây chè cổ thụ phân

bố chủ yếu ở vùng cao thuộc phía Bắc Việt Nam, thân cây cao lớn, đường kính

có cây tới 2 – 3 người ôm Lá dài và rộng, mép là có răng cưa sắc nhọn, búp non

có nhiều lông tuyết màu trắng Phân bố rải rác dọc theo các con suối chảy ra theohai tuyến sông Lô và sông Đà Vùng có nhiều cây chè cổ thụ là Hà Giang và cáctỉnh lân cận như: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La Chè Shan là thứ chè có

Trang 24

sức sinh trưởng khỏe, năng suất chất lượng cao, có thể chế biến chè chất lượngcao, an toàn, thu giá trị lớn.

Chè Shan vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng (chè trồng rừngphòng hộ), mật độ 300 – 500 cây/ha, đồng thời có ý nghĩa về dược liệu.Sản phẩmchè Shan là sản phẩm chè sạch Sản xuất chè Shantheo kiểu chè rừng rất phù hợpvới nền nông nghiệp bền vững, phù hợp với điều kiện dân trí, kinh tế, xã hội, tậpquán canh tác của đồng bào các dân tộc miền núi, chăm sóc thu hái theo tập quánđịa phương

Ngoài phương thức trồng chè như trên chè Shan còn được trồng tập trung,chủ yếu được trồng bằng hạt lấy từ Suối Giàng(Nghĩa Lộ, Yên Bái), Cao Bồ(Vịxuyên, Hà Giang) Mật độ từ 12.000 – 13.000 cây/ha, khoảng cách trồng 0,5 x 1,5mhoặc 0,5 x 1,75m Chăm sóc thu hái theo quy trình kỹ thuật nhất định

- Những công trình nghiên cứu chè Shan đã công bố

Theo Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Hữu La[14][15][16][17] Vào năm 1885 cácnhà khoa học Pháp đã có chuyến điều tra đầu tiên xác định những cây chè Shan ởbản Xang (Hà Giang)

Đến năm 1907, Eberhard đã phát hiện tại độ cao 900m của dãy núi Tam Đảotrên rừng tre nứa có một số cây chè lớn cao 8 -10m, đường kính 40cm, có hai loàichè Shan lá to và Shan lá nhỏ

Năm 1924, Du – Pasquier đã tìm thấy các cây chè ở độ cao 1.200m (MườngThanh, Điện Biên), cây chè mọc ở rừng thưa

Guinard (Pháp) đã triển khai một chương trình chọn lọc dòng, lấy vật liệukhởi đầu là thứ chè Shan nhân giống giâm cành, tại trung tâm nghiên cứu của BảoLộc – Lâm Đồng ( 1950 – 1954 )

Năm 1976, Viện sỹ Hàn lâm khoa học Liên Xô Diemurkhatze nghiên cứucây chè Shan cổ thụ tại Yên Bái, Lạng Sơn và ông có giả thuyết về nguồn gốc câychè bắt nguồn từ cây chè Shan Việt Nam và đã đưa ra sơ đồ tiến hóa cây chè

* Nângcao chất lượng sản phẩm chè chế biến

Trang 25

Năm 2001 – 2005, Viện nghiên cứu chè tiến hành điều tra tuyển chọn câychè Shan vùng cao như Thượng Sơn, Lũng Phìn (Hà Giang), Tủa Chùa (Sơn La),Suối Giàng (Yên Bái), Mậu Sơn, Tân Chi (Lạng Sơn) và cây chè Shan ở vùng trồngtập trung như Tam Đường, Than Uyên (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La) Kết quảthu được gần 100 mẫu giống chè đã được công nhận tạm thời 13 cây đầu dòng cónăng suất, chất lượng cao.

Năm 2004 – 2006 Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Ngọc Kính đã tiến hành điềutra, nghiên cứu về cây chè Shan ở Mộc Châu, Sơn La đã minh chứng: Các giốngchè Shan trồng trong sản xuất hay mọc hoang dại ở Mộc Châu, Sơn La rất đa dạng

về mặt hình thái Dựa vào màu sắc và kích thước lá đã phân loại được 7 dạng cơbản là: Shan lá đỏ, Shan lá tía, Shan lá to xanh đậm, Shan lá to xanh nhạt, Shan lánhỏ xanh đậm, Shan lá to xanh nhạt, Shan lá xanh cọng nâu.Trong đó các dạng chèShan lá to, Shan lá nhỏ xanh đậm hay xanh nhạt chiếm tỉ lệ đa số Về mặt năng suất,theo điều tra trong sản xuất, các dòng chè Shan được xếp thứ tự như sau: Shan lánhỏ xanh đậm → Shan lá nhỏ xanh nhạt → Shan lá xanh cọng nâu → Shan lá tía →Shan lá to xanh nhạt → Shan lá to xanh đậm → Shan lá đỏ Năng xuất búp của cáccây chè Shan núi cao có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu như: mật độ búp,chiều cao cây, độ rộng tán, đường kính gốc và khối lượng búp[34]

Năm 2006 – 2008, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiếp tụctiến hành điều tra tuyển chọn cây chè Shan đầu dòng đợt hai tại Bắc Mê, Hà Giang

và Bắc Yên, Sơn La, nhằm thu thập những cây chè Shan đầu dòng có nhiều tínhtrạng quý nhằm phục vụ cho công tác lai tạo và nhân giống

* Nghiên cứu tính trạng sinh trưởng sinh dưỡng

- Nghiên cứu về đợt sinh trưởng của chè, tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979)cho thấy: Trong năm chè để sinh trưởng tự nhiên có 3 - 5 đợt sinh trưởng, khi đốnhái có 6 – 7 đợt sinh trưởng, điều kiện thâm canh cao có 8 – 9 đợt sinh trưởng

Nghiên cứu sinh trưởng búp chè và sản lượng tác giả Nguyễn Văn Toàn(1994)[28] cho rằng: tổng số búp trên cây có tương quan thuận chặt chẽ với sảnlượng Nghiên cứu về hệ số diện tích lá, tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) cho rằng: Hệ

Trang 26

số diện tích lá có quan hệ thuận với mật độ búp từ tháng 5 – 12 Tác giả NguyễnVăn Toàn (1994) cũng có kết luận tương tự và hệ số diện tích lá thích hợp từ 4 - 6.

Nghiên cứu tính trạng hình thái lá, búp được thông qua quan hệ hình thái

lá và lông tuyết đến chất lượng, tác giả Nguyễn Văn Niêm[18] có nhận xét: Dạng

lá lồi lõm, màu xanh vàng cho thấy tốt hơn màu xanh đậm, nhẵn bóng ở cácgiống chè Shan có nhiều lông tuyết kể cả ở vùng thấp và chất lượng cũng rất cao,kết quả nghiên cứu của Đoàn Hùng Tiến và Đỗ Trọng Biểu cũng có kết luậntương tự[4][30][31]

* Nghiên cứu về sinh hóa kỹ thuật của chè Shan khi di thực xuống vùngthấp, Nguyễn Văn Tạo và Hoàng Văn Cự có nhận xét:

Tanin là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng chè, vì các giống chè

di thực chúng biến động rộng, ngưỡng trên cao hơn giống gốc tại Hà Giang, caonhất là giống Tham Vè Ngoài lượng tanin, hàm lượng đạm tổng số(3,70 – 5,74) vàhàm lượng cafein(2,27 – 3,24) cao, sẽ làm cho các giống di thực chát không dịu nhưgiống gốc

Hàm lượng chất hòa tan, đặc biệt hàm lượng đường khử và axit amin của cácgiống di thực cao hơn giống gốc, làm cho vị chát ít lộ hơn, dịu đi và làm tăng thêmgiá trị của chúng

Hàm lượng chất thơm của các giống di thực thấp, thấp nhất là giống TRI

777, còn các giống khác cũng thấp hơn nhưng sai khác không nhiều

Hoạt tính men Polyphenoloxydaza của các giống di thực(7,3 -9,2) cao hơngiống Shan gốc(7,1 – 8,4), trong đó có thể phân ra nhóm 1 là Tham Vè, Nam Ngặt,TRI 777, Gia Vài; nhóm 2 là Chất Tiền, Cù Dề Phùng Hàm lượng hoạt tính mencao, kết hợp với hàm lượng các chất khác như tanin, chất hòa tan cao cho chúng taxây dựng phương án sản phẩm đa dạng hơn

Thành phần cơ giới và thành phần sinh hóa chủ yếu của cây chè như hàmlượng nước, tanin, chất hòa tan, catechin, đạm, axit amin, cafein, hàm lượng sắc

tố, hoạt tính các enzim của một số giống chè mới PH1, TRI 777, Shan chọn lọc

Trang 27

và 1A đã kết luận các giống chè 1A, TRI 777, Shan chọn lọc có thể làm được cảchè xanh và chè đen tốt, giống PH1 chế biến chè xanh có chất lượng kém, chèđen có chất lượng trung bình[3].

* Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng đốn đến sinh trưởng, phát triển, năngsuất và chất lượng cây chè trung du tuổi lớn ở Phú Hộ - Phú Thọ, tác giả Đỗ VănNgọc đã kết luận: Các dạng đốn khác nhau có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởngsinh dưỡng và sinh thực của cây và đến chất lượng búp Đốn phớt xanh và sửa bằngảnh hưởng tốt đến cây chè[10]

Nghiên cứu về giâm cành[21][22][33] Các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, NguyễnVăn Niệm (1963), đã đưa ra quy trình kỹ thuật giâm cành chè được Bộ Nông nghiệpban hành Đến năm 1972, khi giống chè mới PH1 được tạo ra bằng phương phápchọn lọc dòng thì biện pháp giâm cành mới dùng phổ biến trong sản xuất

Nghiên cứu tuổi hom, thời vụ giâm cành của giống chè 1A, tác giả Đặng VănThư cho thấy hom xanh ra rễ tốt hơn hom bánh tẻ và hom 2 lá, thời vụ hè thu tỉ lệ ra

rễ tốt hơn vụ xuân

Nghiên cứu về kỹ thuật giâm cành chè Shan vùng cao tác giả Đỗ Ngọc Quỹ,Trần Thị Lư cho thấy cây chè Shan cũng có thể nhân giống bằng phương pháp nhângiống vô tính như các giống chè vùng thấp, có tỉ lệ xuất vườn đạt 65 – 85%, khiđem ra trồng có tỉ lệ sống cao; chè trồng bằng cây giống giâm cành nhanh cho thuhoạch và cho năng xuất cao hơn so với chè trồng bằng hạt

*Nghiên cứu về giống chè

Cây chè đã được người Việt Nam đưa vào trồng trọt từ xa xưa.Nước ta cũng

là vùng nguyên sản cây chè, chính vì vậy khi xâm chiếm nước ta, người Pháp đãquan tâm tới việc phát triển cây chè Sau các cuộc điều tra khảo sát cây chè miềnnúi phía bắc (từ năm 1885-1892),một số chủ đồn điền người Pháp đã phát triển câychè ở miền Bắc Nhưng do kỹ thuật chế biến hạn chế nên chất lượng kém, mặt khác

do không nắm vững quy trình trồng chè dẫn đến cây chè đã không được phát triểnnữa Năm 1918, người Pháp đã thành lập ra Trạm nghiên cứu Nông Lâm nghiệp

Trang 28

Phú Thọ với nhiệm vụ nghiên cứu các cây công nghiệp nhiệt đới, trong đó chè làmột cây quan trọng

Từ năm 1918 – 1921, tập đoàn giống chè ở Phú Hộ có 24 giống, gồm cácgiống thu thập ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, các cây chè rừng, các giống chè nhập

từ Trung Quốc, Ấn Độ

Năm 1920 – 1925, Du Pasquier chọn giống vật liệu khởi đầu là chè Trung duBắc kỳ.Năm 1945, ông đã chọn ra 2 dòng C9 và E1 để trồng thành vườn sản xuấthom giống nhưng chưa kịp phổ biến vào sản xuất thì sau đó bị xóa sổ

Năm 1950 – 1954, Guinard đã triển khai chương trình chọn lọc dòng tạitrung tâm nghiên cứu Bảo Lộc, lấy vật liệu khởi đầu là thứ chè Shan, đặt nền móngchọn lọc giống chè Shan Bảo Lộc, từ chè Shan Trấn Ninh (Lào) đã chọn ra haigiống TB11 và TB14 phổ biến cho sản xuất

* Các kết quả điều tra, nghiên cứu giống chè ở nước ta được tóm tắt như sau:

- Điều tra thu thập và nhập nội giống

Thời kỳ năm 1918 – 1935, người Pháp tiến hành thu thập các giống chè Ấn

Độ, Trung Quốc, Miến Điện, Lào và một số vùng trong nước như Hà Giang, LàoCai, Phú Thọ,… Đến năm 1989 đưa vào vườn tập đoàn 23 giống trong đó có 13giống địa phương và 10 giống nhập nội Giai đoạn 1959 – 1990 là thời kì chủ yếuchỉnh lí và lai tạo giống, trao đổi giống với nước ngoài Tổng số thu thập gồm 37giống, trong đó nguồn gốc địa phương 4 giống, nguồn nhập nội 16 giống, nguồnchọn tạo được 17 giống, các giống chè mới chọn lọc như PH1, 1A, TRI 777, TH3,LDP1, LDP2 Giai đoạn 1994 – 1997, xúc tiến mạnh công tác thu thập, kết quả bổsung được 34 giống Trong đó, giống địa phương 4 giống, giống chọn lọc 5 giống,nhập nội 25 giống.Sử dụng các giống Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Ô Long Thanh Tâmphục vụ cho công tác lai tạo giống Giai đoạn 2000 – 2005, công tác thu thập điềutra các giống địa phương được đẩy mạnh nhằm tìm ra các nguồn gen quý trongnước, nhập nội giống nhằm cải thiện chất lượng chè Việt Nam[1][3][39] Cho đếnnăm 2004 diện tích sử dụng giống mới được thể hiện qua bảng dưới đây:

Trang 29

Bảng 1.1 Thống kê giống chè mới và diện tích đã áp dụng trong sản xuất

STT Tên giống chè Năm công nhận Diện tích áp dụng

1 PH1 Quốc gia 1986 2 vạn ha, trồng tại các tỉnh trồngchè

2 1A Khảo nghiệm 1986 20 ha, tại Phú Thọ, Nghệ An, Lâm

Đồng

3 TH3 Khảo nghiệm 1989 20 ha, tại Phú Thọ, Yên Bái, SơnLa.

4 TRI 777 Quốc gia 1997 500 ha, tại Phú Thọ, Tuyên Quang,Thái Nguyên.

5 LDP2 Khảo nghiệm 1994 2.000 ha, tại Phú Thọ, Nghệ An,Hà Tĩnh.

6 LDP1 Quốc gia 2002 1,5 vạn ha, tại các tỉnh trồng chè

7 Kim Tuyên Khảo nghiệm 2003 1.000 ha, tại Lâm Đồng, Lạng Sơn,Phú Thọ, Hà Tây, Yên Bái, Sơn La.

8 Bát Tiên Khảo nghiệm 2003 800 ha, tại Sơn La, Tuyên Quang,

Lâm Đồng

9 Thúy Ngọc Khảo nghiệm 2003 400 ha, tại Lâm Đồng, Lạng Sơn,Phú Thọ, Hà Tây, Yên Bái, Sơn La.

10 Phúc Vân Tiên Khảo nghiệm 2003 10ha, tại Phú Thọ, Thái Nguyên,Nghệ An, Yên Bái.

11 Keo Am Tích Khảo nghiệm 2003 10ha, tại Phú Thọ, Thái Nguyên,Nghệ An, Yên Bái.

12 PT 95 Khảo nghiệm 2004 15ha, tại Phú Thọ, Thái Nguyên,Nghệ An, Yên Bái.

đầu dòng Khảo nghiệm 2004

1000 ha, tại Yên Bái, Hà Giang,Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, LaiChâu

- Chọn lọc cá thể

Bằng phương pháp chọn lọc các thể, từ năm 1960 – 1976 kỹ sư Nguyễn VănNiệm và GS.Đỗ Ngọc Quỹ thuộc Viện nghiên cứu chè (nay là viện nghiên cứuNông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã chọn được giống PH1 có năng suất caophổ biến ra sản xuất Giống 1A ra đời với xu hướng ưu tiên đến chất lượng sảnphẩm, ưu điểm của giống này là làm nguyên liệu sản xuất chè xanh tốt Hai giốngPH1 và 1A đều được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ tập đoàn chè

Trang 30

Assamica (Ấn Độ) Để có giống chè chọn lọc gốc địa phương, năm 1970 – 1976 đãchọn ra cây chè TH3 thuộc thứ chè Trung Quốc lá to, nguồn gốc Lạng Sơn, năm

1978 được giâm cành và trồng giám định giống TH3 là giống có năng suất cao,chịu thâm canh[7][18][19] Tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chè Lâm Đồng,trong 17 cây chè Shan Trấn Ninh (Lào) năm 1962 đã chọn ra được 2 giống TB11,TB14 có năng suất cao, chất lượng tốt[15] Năm 1997, trung tâm nghiên cứu thựcnghiệm chè Lâm Đồng đã chọn và phổ biến ra sản xuất giống chè LĐ97 có năngsuất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ít kén đất, chịu thâm canh[26]

- Phương pháp lai hữu tính

Năm 1980, Viện nghiên cứu chè đã tiến hành đã tiến hành 7 tổ hợp lai mà bố

mẹ đã được xác định, sau khi gieo hạt và tuyển chọn được 35 cá thể có nhiều triểnvọng Năm 1988 đã chọn lọc được 4 dòng chè nổi bật LDP1, LDP2, CDP và CLT.Sau 10 năm giám định, so sánh giống đã thu được kết quả tốt Hai dòng LDP1 vàLDP2 là dòng lai sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt được Bộ NN

&PTNT công nhận là giống tạm thời, năm 1994 cho phép mở rộng ra sản xuất.Giống LDP1 đã được công nhận là giống quốc gia năm 2003, giống LDP2 đượccông nhận năm 2006[8],[15]

Hiện nay phương pháp lai hữu tính các giống chè đang được Viện nghiêncứu khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc rất quan tâm và đã cho

ra được một số giống có triển vọng đang khảo nghiệm so sánh giống trên diện rộng

- Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến

Năm 1989-1990, Viện nghiên cứu đã tiến hành chọn giống chè bằng xử lýconsixin hạt và mầm chè và xử lý tia gamma với liều lượng khác nhau lên hạt chè

đã thu được một số kết quả bước đầu Năm 1994, tác giả Lê Mệnh và cộng sự đãthông báo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ gamma lên hạt chè giốngPH1và TRI777, kết quả thu được nhiều đột biến mới lạ đặc biệt dòng 5.0 từ xử lýbức xạ trên hạt giống TRI777 nguồn gốc là chè Shan Tham Vè có năng suất cao,chất lượng thơm ngon có nhiều triển vọng

* Hiện trạng tập đoàn chè ở Việt Nam

- Cho đến nay chúng ta đã có khoảng 151 giống chè có nguồn gốc cả trong

Trang 31

và ngoài nước tập hợp tại vườn tiêu bản của Viện Khoa Học kỹ thuật nông lâmnghiệp miền núi phía Bắc Trong đó, phân theo nguồn gốc có: 50 mẫu địa phương;

101 mẫu giống nhập nội Phân theo thứ chè có: thứ Trung Quốc lá nhỏ 62 mẫu; thứTrung Quốc lá to 28 mẫu; Assam 35 mẫu; Chè Shan 26 mẫu, theo Nguyễn HữuLa[12][13]

So với trước năm 2000, tập đoàn giống chè được thu thập bảo quản để khaithác trên 57 giống (tăng 37,7%) so với tổng số giống bảo quản Đó là nguồn vật liệu

để chọn tạo và đưa ra sản xuất 14 giống mới Trong đó có 4 giống Quốc gia PH1,TRI777, LDP1, LDP2 và 9 giống khu vực hóa: 1A, TH3, Bát Tiên, Thúy Ngọc,Kim Tiên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch, PT95

Trang 32

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên

Nghiên cứu được tiến hành tại xã Xuân Minh, huyện Quang Bình, tỉnh HàGiang Hà Giang là một tỉnh miền núi, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía Bắc giápvới tỉnh Vân Nam và Quảng Châu – Trung Quốc với đường biên giới dài 274km.Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với Cao Bằng, phía Tây giápvới Yên Bái, Lào Cai[42] Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên là 7.884,37km2, docấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồntiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,… Khí hậu Hà Giangmang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, đậm sắc khí hậu ôn đới

Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đónhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418ha, chiếm 74,28% diện tích đất

tự nhiên Khu vực huyện Quang Bình có lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền banhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất, đá vôi và đá lục nguyên hạt.Địahình Hà Giang được xếp vào kiểu núi khối đá tảng trên nền nguyên sinh, bị phân cắtmạnh, đây cũng là khu vực có lượng mưa trung bình hàng năm khálớn(2.192mm).Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn màuvàng đỏ và mùn xám xẫm với một thảm thực vật hết sức phong phú trên nhữngcánhrừngkiểuánhiệtđớithườngxanh[43]

Trang 33

Hình 2.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu

Trang 34

Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành

ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế vả xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềmnăng và thế mạnh riêng:

- Vùng I: Vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, YênMinh và Quản Bạ với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst Ởđây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núidựng đứng Diện tích toàn vùng là 2.353km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ34% dân số toàn tỉnh

- Vùng II: Vùng cao núi đất, gồm các huyện Bắc Mê, Hoàng Xu Phì vàXín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nângsông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m Cây lương thực chính vùngnày là lúa nước và ngô

- Vùng III: vùng núi thấp, gồm các huyện Bắc Quang, Quang Bình, VịXuyên, thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế Hà Giang Khu vực này cónhững dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theosông, suối Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi chophát triển nghề rừng [42]

2.2 Kinh tế - xã hội

Toàn tỉnh Hà Giang với dân số trên 758.000 người, gồm 22 dân tộc anh emcùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa Trong đó dân tộc Môngchiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, Kinh chiếm 12%,…

Hà Giang có một thành phố cấp tỉnh là trung tâm và 10 huyện, có 195 xã,phường, thị trấn, trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn[41]

Quang Bình là Huyện nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Hà Giang có diện tíchđất tự nhiên là: 79.188,04 ha, dân số 62.335 người, có 12 dân tộc anh em (trong đó:Dân tộc Tày chiếm 45,5%, Kinh 9,53%, Dao 22,51%, Pà thẻn 8,5%, La chí 5,36%,Mông 4,72%, còn lại là các dân tộc khác) Toàn Huyện hiện nay còn 7 xã có điềukiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đang hưởng chương trình 135 của Chính

Trang 35

phủ.Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 16,4 triệu đồng, lương thực bìnhquân đạt 650kg/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,74%.

Xã Xuân Minh có 493 hộ với hơn 2.600 dân, đại đa số là dân tộc Dao,Mông.Tổng diện tích đất tự nhiên là 6.813 ha,trong đó có khoảng922,0ha đất nôngnghiệp, sản lượng lương thực năm 2013 đạt 450kg/người/năm Đời sống của đại đa

số nhân dân của xã Xuân Minh gặp nhiều khó khăn

2.3 Điều kiện khí tượng – thủy văn

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Giang nóichung và Quang Bình nói riêng, mang đặc tính của vùng có địa hình là miền núicao Khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc –Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnhmiền Đông Bắc nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc

2.3.1 Đặc điểm khí tượng

Cũng như các vùng khác trong khu vực, khí hậu Quang Bình mang đậm nétkhí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm khí hậu phân ra thành hai mùa rõ rệt: mùaĐông khô, lạnh mưa ít; mùa Hạ nóng, ẩm mưa nhiều

- Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng chủ yếu khốikhí lạnh cực đới lục địa từ cao áp Xibia gây ra thời tiết lạn giá Khu vực huyệnQuang Bình nằm ở phía Tây Nam của Hà Giang nên mùa đông ở đây so với các khuvực khác trong tỉnh có phần bớt lạnh giá hơn Mưa trong mùa Đông chủ yếu là mưaphùn và mưa nhỏ kéo dài trong nhiều ngày với lượng mưa không lớn nhưng có tácdụng làm tăng độ ẩm trong đất trong mùa khô lạnh này

- Mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 10 thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoànlưu Tây Nam và Đông Nam Ở thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, gió mùa ĐôngBắc còn ảnh hưởng nhưng mức độ kém hơn nhiều so với mùa Đông Trong mùa hạthường xuất hiện các nhiễu động thời tiết như: dông, xoáy, áp thấp, bão, dải hội tụnhiệt đới, gây ra biến động mạnh mẽ trong chế độ ẩm Trong thời kỳ này cónhững khoảng thời gian khá dài không có mưa, nắng nóng gây khô hạn thiếu nước,ngược lại có thời kỳ mưa lớn kéo dài trên diện rộng gây lũ lụt, sạt lở đất,

Trang 36

* Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình năm tại Quang Bình là 22,90C, nhiệt độ thấp nhấttuyệt đối vào tháng 1năm 2009 là 14,20C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào tháng 7năm 2011 là 28,70C.Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất và tháng nhỏnhất là 14,50C Đặc trưng nhiệt độ tháng trong 5 năm từ 2008 - 2012 được đưa ratrong bảng 2.1

Bảng 2.1 Đặc trưng nhiệt độ tháng(Đơn vị 0 C)

20, 1

24, 3

26, 8

27, 9

28, 0

28, 0

27, 0

24, 6

20,

3 17,2

( Nguồn Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn thuộc TTKTTV Quốc Gia)

Dưới tác dụng đón gió của dãy Tây Côn Lĩnh đã tạo ra tâm mưa lớn ở BắcQuang thuộc lưu vực của sông Lô với lượng mưa trung bình hàng năm dao độngtrong khoảng 2.500 – 5.000mm,tại tâm mưa Bắc Quang là 4.875mm Sau đó cànglên cao lượng mưa càng giảm dần Khu vực huyện Quang Bình giáp danh với huyệnBắc Quang và nằm về phía Tây nên lượng mưa có giảm đi, trung bình 5 năm từ

2008 – 2012 là2.361,2mm, càng về phía Tây thì lượng mưa càng giảm Lượng mưaquan trắc được ở các trạm như Quản bạ là 2.192mm, Đồng Văn 1.712mm, Nà Sài1.898mm, Bắc Mê 1.600mm, Yên Minh 1.577, Bảo Lạc 1.247mm, Hoàng Su Phì

Trang 37

1.750mm, Xín Mần 1.780mm Đặc trưng lượng mưa các tháng trong 5 năm từ 2008

- 2012 được đưa ra trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Đặc trưng lượng mưa tháng(Đơn vị mm)

438, 5

436, 4

451, 0

150, 5

124,

5 14,3

( Nguồn Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn thuộc TTKTTV Quốc Gia)

Qua bảng 2.2 cho thấy trong năm thì tháng 12 có lượng mưa thấp hơn cả vàmưa nhiều nhất vào tháng 9 Với lượng mưa cao như trên đảm bảo cho các loại câytrồng như: lúa, ngô, sắn, sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là cây chè

2.3.2 Đặc điểm thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng, mật độ sông suối tươngđối dày đặc Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnhthác, ít thuận lợi cho giao thông đường thủy

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung(Vân Nam –Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt – Trung(thuộc khu vực Thanh Thủy), quaThành Phố Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang Đây là con sông cung cấp nướcchính cho khu vực trung tâm tỉnh

Trang 38

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và Sườn ĐôngBắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồnthuộc địa phận tỉnh nhưng đây lại là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phíaTây của tỉnh.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù(Trung Quốc) chảy qua Lũng

Cú, Mèo Vạc về gần Tuyên Quang nhập vào sông Lô Đây là nguồn cung cấp nướcchính cho phía Đông của tỉnh

Ngoài ra, trên địa hình Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sôngNho Quế, sông Miện, Sông Bạc, Sông Chừng với nhiều khe suối lớn nhỏ cungcấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư

2.4 Hiện trạng trồng chè ở Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc của Việt Nam, cótổng diện tích đất tự nhiên là 7.946km2, dân số 758.000 người Thu nhập bình quânđầu người năm 2013 đạt 16,4 triệu đồng,lương thực bình quân đầu người đạt 650kg/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo 17,7% Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, cây chè

là một trong những loại cây công nghiệp được chú trọng đầu tư phát triển và cũng làloại cây trồng chính cho thu nhập ổn định Những năm gần đây sản xuất chè tại tỉnh

đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực được thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất chè tại Hà Giang

Năm Diện tích(ha) Sản lượng(tấn) Năng xuất(tạ/ha)

là gần 19.000 ha, trong đó có 14.700 ha chè cho thu hoạch Diện tích chè tập trung

Trang 39

chủ yếu ở các huyện: Bắc Quang; Quang Bình; Vị Xuyên; Hoàng Su Phì; XínMần Năng suất, sản lượng chè bình quân của tỉnh cũng đã có sự tăng trưởng đềuqua các năm Năm 2005 đạt 31,35tạ/ha, đến năm 2009 đạt 34,3 tạ/ha Riêng năm

2010 do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài nên năng suất chè

bị giảm chỉ đạt 29,3 tạ/ha Sản lượng chè búp tươi cũng tăng 33.878 tấn năm 2005lên 43.034 tấn năm 2010 Tỉnh dần hình thành được các vùng sản xuất chè tậptrung như ở Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì Từ đó thu hútđược nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, thiết bịmáy móc hiện đại để tạo ra sản phẩm chè Hà Giang có chất lượng, giá trị, bướcđầu có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Hiện trên địa bàn tỉnh

có 8 doanh nghiệp, 23 hợp tác xã và trên 700 cơ sở chế biến chè Các cơ sở chếbiến chè bước đầu chú trọng việc đăng ký nhãn mác, thương hiệu nhằm quảng básản phẩm chè Hà Giang ra thị trường trong và ngoài nước Đi đầu trong việc đầu

tư thiết bị tiên tiến trong chế biến, tích cực quảng bá sản phẩm phải kể đến Công

ty TNHH Hùng Cường; Công ty Cổ phần chè Hùng An; Công ty TNHH ThànhSơn; HTX Chế biến chè Phìn Hồ…

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sản xuất, chế biến, kinh doanh chè ởtỉnh Hà Giang vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế Mật độ của các vườn chè chưa đúng

kỹ thuật, trồng theo phương thức quảng canh nên năng suất, sản lượng chè còn thấp,đến nay năng suất chè của tỉnh mới chỉ đạt trên 30% mức năng suất trung bình củakhu vực Sản lượng chè búp tươi tăng đều qua các năm nhưng tăng chủ yếu là dodiện tích chè cho thu hoạch tăng chứ năng suất chè tăng không đáng kể Việc đầu tư

cơ sở chế biến chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở những nơi thuận đường giao thôngnhưng lại xa vùng nguyên liệu Dẫn đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéodài ảnh hưởng đến chất lượng Việc hình thành các cơ sở chế biến mini một cách tựphát cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như mất sự ổn định về giá cả.Côngtác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đã có nhưng mới chỉ tập trung ở một

số doanh nghiệp lớn Nhiều cơ sở sản xuất chưa thực sự chú trọng trong việc đầu tưcông nghệ và xây dựng thương hiệu và nhãn mác của sản phẩm dẫn đến sản phẩm

Trang 40

sản xuất đơn điệu Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chè xanh, chè vàng và chè đen ởdạng thô có giá trị xuất khẩu thấp.Công tác quy hoạch của tỉnh chưa thực hiện, việcquản lý giống còn hạn chế, chưa chủ động trong việc sản xuất giống, cung ứnggiống nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nguyên liệu chè.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do tập quán trồng chè theophương pháp quảng canh, mang tính tự cung, tự cấp, một bộ phận người dân cònbảo thủ, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước Cơ sở hạ tầng vùng chè chưa đượcđầu tư đúng mức, nhất là điện, đường giao thông, đây là những yếu tố cơ bản quyếtđịnh đến chất lượng sản phẩm chè.Việc chỉ đạo kỹ thuật thâm canh, chế biến, nângcao năng suất chè chưa được chú trọng thường xuyên Chưa kết hợp hài hoà giữangười trồng chè với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các nhà khoa học

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Xuân Ái (1988), “Các vùng chè chủ yếu ở Việt Nam và triển vọng phát triển”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988 – 1997, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vùng chè chủ yếu ở Việt Nam và triển vọng phát triển”, "Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988 – 1997
Tác giả: Chu Xuân Ái
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1988
2. Chu Xuân Ái (1988), “Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái và điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè”, Tạp chí khoa học công nghệ và phát triển kinh tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tr. 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái và điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè”, "Tạp chí khoa học công nghệ và phát triển kinh tế
Tác giả: Chu Xuân Ái
Năm: 1988
3. Bộ NN & PTNT (1995), Khoa học và công nghệ Nông Nghiệp 20 năm đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Tr. 162 – 165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học và công nghệ Nông Nghiệp 20 năm đổi mới
Tác giả: Bộ NN & PTNT
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
4. Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), Giáo trình cây công nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây công nghiệp
Tác giả: Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Đoàn Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
5. Diemmukhatze K.M (1982), Cây chè miền Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 73 – 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây chè miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Diemmukhatze K.M
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1982
6. Lê Văn Đức, Đỗ Thị Trâm, Nguyễn Văn Tạo (2004), Nghiên cứu kỹ thuật đốn chè các giống LDP 1 và LDP 2, Tạp chí NN và PTNT số 10, Tr. 1382 – 1383 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí NN và PTNT số 10
Tác giả: Lê Văn Đức, Đỗ Thị Trâm, Nguyễn Văn Tạo
Năm: 2004
8. Võ Ngọc Hoài (1998), “Phát triển cây chè đến năm 2000 và 2010”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.7 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cây chè đến năm 2000 và 2010”, "Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè
Tác giả: Võ Ngọc Hoài
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
10. Trịnh Khởi Khôn, Trang Tuyết Phong (1997), 100 năm ngành chè thế giới, Tổng công ty chè Việt Nam, Tr. 92 – 94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 năm ngành chè thế giới
Tác giả: Trịnh Khởi Khôn, Trang Tuyết Phong
Năm: 1997
11. Lê Tất Khương (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển một số giống chè mới và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng chè vụ Đông – Xuân ở Bắc Thái, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển một số giống chè mới và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng chè vụ Đông – Xuân ở Bắc Thái
Tác giả: Lê Tất Khương
Năm: 1997
12. Nguyễn Hữu La, Đỗ Văn Ngọc (1988), “ Kết quả điều tra và thu thập giống chè Shan Lũng Phìn – Hà Giang”, Tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, Hà nội, số tháng 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra và thu thập giống chè Shan Lũng Phìn – Hà Giang”, "Tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm
Tác giả: Nguyễn Hữu La, Đỗ Văn Ngọc
Năm: 1988
13. Nguyễn Hữu La, Đỗ Văn Ngọc (2000),“Công tác bảo tồn khai thác sử dụng quỹ gen cây chè Việt Nam”, Kết quả bảo tồn tài nguyên di truyền Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác bảo tồn khai thác sử dụng quỹ gen cây chè Việt Nam”, "Kết quả bảo tồn tài nguyên di truyền Nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hữu La, Đỗ Văn Ngọc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
14. Nguyễn Thị Hồng Lam (2006), Nghiên cứu góp phần chọn tạo các dòng chè Shan trồng tại Phú Hộ - Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu góp phần chọn tạo các dòng chè Shan trồng tại Phú Hộ - Phú Thọ
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Lam
Năm: 2006
15. Đỗ Văn Ngọc (1994 ), “ Kết quả điều tra tuyển chọn cây chè Shan ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam và triển vọng phát triển”, Kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ về cây chè 1989 – 1993, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 179 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra tuyển chọn cây chè Shan ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam và triển vọng phát triển”, " Kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ về cây chè 1989 – 1993
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
16. Đỗ Văn Ngọc, Đàm Lý Hoa, Đặng Văn Thư (2004), “ Nghiên cứu kỹ thuật giâm cành chè trên nền đất”, Tạp chí khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10, Tr. 1337 – 1339 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kỹ thuật giâm cành chè trên nền đất”, "Tạp chí khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Đỗ Văn Ngọc, Đàm Lý Hoa, Đặng Văn Thư
Năm: 2004
17. Đỗ Văn Ngọc (2000), Báo cáo điều tra tuyển chọn cây trà Shan vùng cao, Trại thí nghiệm chè Phú hộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo điều tra tuyển chọn cây trà Shan vùng cao
Tác giả: Đỗ Văn Ngọc
Năm: 2000
18. Nguyễn Văn Niệm (1992), “ Một số chỉ tiêu theo dõi giống”, Báo cáo khoa học của trại thí nghiệm chè Phú Hộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ tiêu theo dõi giống”, " Báo cáo khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Niệm
Năm: 1992
19. Nguyễn Văn Niệm, Nguyễn Văn Niên, Lê Sỹ Thức (1994), “Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống chè 1A”, Kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ về cây chè 1989 – 1993, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 172 – 179 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống chè 1A”, "Kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ về cây chè 1989 – 1993
Tác giả: Nguyễn Văn Niệm, Nguyễn Văn Niên, Lê Sỹ Thức
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
21. Trần Duy Quí (1997), Các phương pháp chọn giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 237 – 258 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp chọn giống cây trồng
Tác giả: Trần Duy Quí
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
22. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm (1979), Kỹ thuật giâm cành chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật giâm cành chè
Tác giả: Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1979
23. Đỗ Ngọc Quỹ (1980), “Kết quả mười năm nghiên cứu về chè năm 1969 – 1978”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1969 – 1979, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, Tr. 5 – Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả mười năm nghiên cứu về chè năm 1969 – 1978”, "Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1969 – 1979
Tác giả: Đỗ Ngọc Quỹ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1980

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w