1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi công chức viên chức, thi nâng ngạch ngành Kế toán

155 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Tài liệu ôn thi công chức viên chức, thi nâng ngạch ngành Kế toán là bộ tài liệu hay và rất hữu ích cho các bạn sinh viên và quý bạn đọc quan tâm. Đây là tài liệu hay trong Bộ tài liệu sưu tập gồm nhiều Bài tập THCS, THPT, luyện thi THPT Quốc gia, Giáo án, Luận văn, Khoá luận, Tiểu luận…và nhiều Giáo trình Đại học, cao đẳng của nhiều lĩnh vực: Toán, Lý, Hoá, Sinh…. Đây là nguồn tài liệu quý giá đầy đủ và rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, học sinh, quý phụ huynh, quý đồng nghiệp và các giáo sinh tham khảo học tập. Xuất phát từ quá trình tìm tòi, trao đổi tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng để có được tài liệu mình cần và đủ là một điều không dễ, tốn nhiều thời gian, vì vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp mình tôi tổng hợp và chuyển tải lên để quý vị tham khảo. Qua đây cũng gởi lời cảm ơn đến tác giả các bài viết liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi có bộ sưu tập này. Trên tinh thần tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản gốc. Trân trọng. ĐỊA CHỈ DANH MỤC TẠI LIỆU CẦN THAM KHẢO http:123doc.vntrangcanhan348169nguyenductrung.htm hoặc Đường dẫn: google > 123doc > Nguyễn Đức Trung > Tất cả (chọn mục Thành viên)

Trang 1

TUYỂN TẬP TÀI LIỆU HAY, BÀI TẬP, GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI

PHỔ THÔNG, ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC LUẬN VĂN-KHOÁ LUẬN-TIỂU LUẬN NHIỀU LĨNH VỰC KHOA HỌC

TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Ngành Kế toán

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC

1 Tài liệu ôn thi môn kiến thức chung

Thi viết, thời gian làm bài 120 phút đối với thi nâng lên ngạch chuyên viên;

90 phút đối với thi nâng lên ngạch cán sự.

- Chuyên đề: Nhà nước trong hệ thống chính trị (Nguồn: tài liệu bồi dưỡng

ngạch chuyên viên do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06 tháng 8 năm 2013).

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội

vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việctrong bộ máy chính quyền địa phương

- Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 30/6/2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về công táccán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

2 Tài liệu ôn thi môn kiến thức chuyên ngành

a Ngành hành chính: Thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 30 phút đối với thi

nâng lên ngạch chuyên viên và ngạch cán sự

- Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủtục hành chính

- Chuyên đề: Công vụ, công chức (Nguồn: tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên

viên do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06 tháng 8 năm 2013)

- Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quy đinhchức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chứcchuyên ngành hành chính

b Ngành kế toán: Thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 30 phút đối với thi

nâng lên ngạch kế toán viên tương đương ngạch chuyên viên và ngạch cán sự

- Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kếtoán nhà nước

- Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

- Thông tư 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụcác ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ

Trang 3

3. Tài liệu ôn thi môn Tin học: Thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 30 phút

đối với thi nâng lên ngạch chuyên viên và ngạch cán sự

Tài liệu ôn thi: Hệ điều hành Windows; MS Office: Word, Excel,PowerPoint; E-mail; Internet

4. Tài liệu ôn thi môn Anh văn: Thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 30

phút đối với thi nâng lên ngạch chuyên viên và ngạch cán sự

Tài liệu ôn thi: Chương trình Anh văn do Bộ GD&ĐT ban hành

Đề thi cấp độ B thi nâng lên ngạch chuyên viên; cấp độ A thi nâng lênngạch cán sự./

Trang 4

NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ (Nguồn: tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo

Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06 tháng 8 năm 2013)

1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1.1 Quyền lực và quyền lực chính trị

1.1.1 Khái niệm quyền lực

Quyền lực là một vấn đề được nghiên cứu từ xa xưa trong lịch sử phát triểncủa loài người nhưng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề đang được tranh cãi Có thểnhận thấy sự có mặt của quyền lực trong tất cả các mối quan hệ xã hội Theo nghĩachung nhất, quyền lực được hiểu là khả năng tác động, chi phối của một chủ thể đốivới một đối tượng nhất định, buộc hành vi của đối tượng này tuân thủ, phụ thuộc vào

ý chí của chủ thể Như vậy, bản thân quyền lực xuất hiện trong mọi mối quan hệ giữanhững cá nhân hay những nhóm người khác nhau

Nắm được quyền lực trong xã hội là nắm được khả năng chi phối những ngườikhác, bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích củanhững người khác Chính vì vậy, xung đột quyền lực trong xã hội là một hiện tượngkhách quan và phổ biến Không phải mọi xung đột quyền lực trong xã hội đều mang

ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển Chẳng hạn, đấu tranh giai cấp là một hiệntượng xung đột quyền lực phổ biến trong xã hội có giai cấp Sự xung đột quyền lựcnày lại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội và do đómang ý nghĩa tích cực

1.1.2 Khái niệm quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là một dạng của quyền lực trong xã hội có giai cấp Đó làquyền lực của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay của nhân dân trong điều kiệncủa chủ nghĩa xã hội thể hiện “khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích kháchquan của mình” Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng,

“quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của giai cấp để đàn áp một giai cấp khác”.1Như vậy, quyền lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độgiành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước của những tập đoàn người trong xã hội đểbảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác Nói cách khác, quyền lực chínhtrị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất địnhtrong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chi phốiquyền lực nhà nước.2

Là một bộ phận của quyền lực trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị cónhững đặc điểm chủ yếu sau:

- Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích củagiai cấp thông qua tổ chức đại diện của mình là đảng chính trị của giai cấp thống trị

1 C.Mác, Ph.Ăngghen toàn tập, T.4, tr.447 (tiếng Nga).

2 Xem Học viện Hành chính Quốc gia (2001): Chính trị học - Giáo trình cử nhân hành chính.NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Trang 5

- Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan hệvới giai cấp khác Tuỳ thuộc vào tương quan, so sánh lực lượng mà các giai cấp ởvào vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử dụng quyền lực chính trị Chẳng hạn,trong mối quan hệ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản thì quyền lực của giaicấp tư sản là thống nhất Nhưng trong mối quan hệ nội tại, lợi ích của các nhóm tưsản khác nhau cũng không giống nhau và do đó giữa các nhóm này không chỉ cómâu thuẫn mà đôi khi còn đấu tranh gay gắt với nhau về lợi ích, về sử dụng quyềnlực chính trị của mình

- Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện trong xã hội thôngqua phương tiện chủ yếu là nhà nước Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt nằmtrong tay giai cấp thống trị để hiện thực hóa các lợi ích của giai cấp này trong xã hộitrong mối tương quan với các giai cấp khác Quyền lực nhà nước là một dạng củaquyền lực chính trị mang tính cưỡng chế đơn phương đối với xã hội Trong toàn bộcấu trúc xã hội hiện đại, chỉ duy nhất nhà nước có khả năng hình thành và sử dụngpháp luật cùng với các công cụ cưỡng chế khác để buộc các cá nhân công dân và tổchức phải tuân thủ các quy định mà mình đặt ra

- Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ:

- Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị Việcchuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổibản chất của chế độ chính trị

- Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọiquyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước So với quyền lực nhànước, quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng nhưhình thức biểu hiện

- Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyềnlập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:

+ Quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và luật, do cơ quan lập pháp thựchiện Cơ quan lập pháp ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau và cách thức tổchức cũng khác nhau Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001), ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp

+ Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, cónhiệm vụ thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội.Quyền hành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trungương tới địa phương thực hiện

+ Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện

Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Tòa ánnhân dân các cấp

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ba bộ phận quyền lực này ở các nước khác nhaukhông giống nhau: trong khi ở các nước tư bản, quyền lực nhà nước được tổ chứctheo nguyên tắc “tam quyền phân lập” với những biến thể khác nhau thì ở các nước

xã hội chủ nghĩa như ở nước ta, ba nhánh quyền lực này lại không được tổ chức đối

Trang 6

trọng với nhau mà chỉ có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau Cương lĩnhxây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng đãkhẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng làliên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công,phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp”.3

1.2 Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị

1.2.1 Khái niệm hệ thống chính trị

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống chính trị Theo nghĩa chungnhất, hệ thống chính trị được hiểu là hình thức tổ chức chính trị của một xã hội.4 Xét

từ giác độ cấu trúc, hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị

-xã hội và các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị củamột chế độ xã hội tham gia vào thực hiện quyền lực chính trị Tuy nhiên trong thực

tế, có những yếu tố mang nội dung chính trị nhưng lại không được xếp vào hệ thốngchính trị như những tổ chức, những nhóm chính trị hoạt động bất hợp pháp theo quyđịnh của pháp luật hiện hành của một quốc gia Chính vì vậy, hệ thống chính trị củamột quốc gia về cấu trúc chỉ bao gồm những tổ chức thực hiện quyền lực chính trịđược chính thức thừa nhận về mặt pháp lý

Hệ thống chính trị là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng xã hội,

được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào đời sốngkinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó Điều này cónghĩa là hệ thống chính trị của một xã hội luôn mang tính giai cấp, phản ánh lợi íchcủa giai cấp cầm quyền và được định hướng bởi lợi ích của giai cấp cầm quyền.5

Xét từ giác độ cơ cấu, hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đại bao gồm:

hệ thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo chính trị của

hệ thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản

lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế; các tổ chứcquần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định

1.2.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng xã hội,

được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào đời sốngkinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó Điều này cónghĩa là hệ thống chính trị của một xã hội luôn mang tính giai cấp, phản ánh lợi íchcủa giai cấp cầm quyền và được định hướng bởi lợi ích của giai cấp cầm quyền.6

Từ giác độ các yếu tố cấu thành, hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đạibao gồm: Hệ thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI NXB Chính trị Quốc gia, tr.85-86.

4 Xem Đinh Văn Mậu và các tác giả (1997): Chính trị học đại cương NXB thành phố Hồ Chí Minh, tr.135.

5 Xem Đinh Văn Mậu và các tác giả (1997): Chính trị học đại cương NXB thành phố Hồ Chí Minh, tr.136.

6 Xem Đinh Văn Mậu và các tác giả (1997): Chính trị học đại cương NXB thành phố Hồ Chí Minh, tr.136.

Trang 7

chính trị của hệ thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thựchiện quyền quản lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡngchế; các tổ chức quần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định.

1.3 Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam

1.3.1 Bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam

Hệ thống chính trị ở nước ta là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được hìnhthành sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với sự hình thành Nhànước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á Cùng với sự phát triển của xã hộimới, hệ thống chính trị của nước ta ngày càng được củng cố, phát triển và hoànthiện

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, là cơ chế để thực thi quyền lực chính trị trong bối cảnh giai cấpcông nhân trong liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức đã trở thànhgiai cấp cầm quyền Như vậy, hệ thống chính trị trở thành công cụ để bảo vệ lợi íchcủa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và toàn thể nhân dân lao động, là công cụ

để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Hệ thống chính trị này vận hành theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thốngchính trị xã hội chủ nghĩa:

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhànước và xã hội

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất; có sự phân công, phối hợp vàkiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp

1.3.2 Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam

Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nướcCHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Các tổchức trong hệ thống này vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ”, được gắn kết với nhau theo những quan hệ, cơ chế và nguyên tắcnhất định trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù

a) Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước và

xã hội Vai trò, vị trí và khả năng lãnh đạo của Đảng được xã hội thừa nhận thôngqua sự nghiệp lãnh đạo của Đảng đối với cả dân tộc trong công cuộc đấu tranh giànhđộc lập dân tộc và xây dựng CNXH

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời

Trang 8

là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trungthành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Mục đíchcủa Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội côngbằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa

xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủtrương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra,giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng thống nhất lãnh đạocông tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủnăng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chínhtrị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chứccủa hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứngđầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồngthời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổchức khác trong hệ thống chính trị.7

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, do đó giữ vai trò quan trọngtrong hệ thống chính trị và trong xã hội: đảng không chỉ là một bộ phận cấu thànhcủa hệ thống chính trị mà còn là lực lượng lãnh đạo toàn hệ thống chính trị và lãnhđạo toàn bộ xã hội Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát củanhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.8

b) Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị

ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặtnhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đờisống xã hội Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyềnlàm chủ của mình Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hoáđường lối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và cácquy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước Hoạt động của nhànước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công

cụ và phương thức quản lý riêng của mình

Quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về nhân dân, được tổ chức và thực hiệntheo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp vàkiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta thể hiện rõ ràngnguyên tắc này:

- Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 6 Hiến pháp

1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định rõ: Nhân dân sử dụng quyền lực nhànước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí

7 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

8 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

Trang 9

và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhândân.

Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến

và lập pháp Bên cạnh đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộhoạt động của nhà nước và quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đốingoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân

- Thực hiện quyền hành pháp là bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tớiđịa phương, đứng đầu là Chính phủ Theo quy định của điều 109 Hiến pháp 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001), Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quanhành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủthống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, anninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội vàphải báo cáo công tác với Quốc hội

Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năngquản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (hay nhóm ngành, lĩnh vực) trên phạm vi

cả nước và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực đượcgiao

Các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập theo từng nhiệm kỳ,thực hiện những nhiệm vụ nhất định do Chính phủ giao (có thể làm chức năng quản

lý hành chính nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công cho Chính phủ)

Bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay được tổ chức ba cấp (tỉnh,huyện, xã) với hai cơ quan chủ yếu là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân

- Cơ quan tư pháp bao gồm Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cáccấp Đây là những cơ quan được lập ra trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đểbảo vệ pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, đồng thờicoi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cầntăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ

c) Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội thành viên làmột bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Mặttrận Tổ quốc Việt Nam hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp

và thống nhất hành động giữa các thành viên

Các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội là nơi tập hợp quần chúng,phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, vì vậy là một bộphận không thể thiếu của một xã hội dân chủ Các tổ chức này ở nước ta hiện nay là

bộ phận không tách rời của hệ thống chính trị và là cơ sở chính trị của chính quyềnnhân dân, một trong những công cụ bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Trang 10

Những tổ chức này có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đángcủa nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xâydựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng vàđạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhândân với Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá vàđổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ.

Các đoàn thể chính trị - xã hội rất đa dạng, có thể là các tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,

Trong số các tổ chức quần chúng ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổchức nòng cốt, giữ vai trò quan trọng

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyệncủa tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêubiểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa làngười lãnh đạo Mặt trận

Những đoàn thể chính trị - xã hội khác có vai trò quan trọng trong hệ thốngchính trị ở nước ta gồm:

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của

giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằmmục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của người lao động

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp

tầng lớp thanh niên, là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của Đảng Tổchức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết các cơ quan, đơn

vị, được tổ chức theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở nhằm thu hút thế

hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôntrọng pháp luật cho thanh niên

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ, bảo

vệ quyền bình đẳng, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ Hội có nhiệm vụđoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội để bảo vệ quyền lợi củaphụ nữ, bảo đảm bình đẳng giới

- Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân,

có nhiệm vụ vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cựchọc tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham giaxây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của nông dân ViệtNam

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, nơi tập hợp, đoàn

Trang 11

kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất,truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệthành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyềnlợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần vàvật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.

Bên cạnh những tổ chức trên đây, nhiều tổ chức xã hội khác cũng tham giatích cực vào hoạt động trong hệ thống chính trị như Liên hiệp các hội khoa học kĩthuật Việt Nam (VUSTA), Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghịViệt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Một số hội nghề nghiệp, hội của các nhà tríthức, các nhà khoa học, không chỉ đơn thuần mang tính chất đoàn thể xã hội mà các

tổ chức này cũng đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị củađất nước

Các tổ chức quần chúng khác nhau này tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích

đã được xác định, có nhiệm vụ vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luậtpháp, chính sách; chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củađoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xâydựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.9

Phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức này tuy khác với tổ chứcĐảng và các cơ quan nhà nước nhưng đều gắn chặt với việc thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó Các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức

tổ chức động viên, triển khai nguồn lực con người cho các mục tiêu xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc do Đảng lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản

lí Trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, với tính chất chính trị và tính chất xãhội rộng lớn, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò là người tổ chức, vận độngđông đảo quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ đặt ra đối với cách mạng ViệtNam thông qua những hình thức phù hợp

Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị Việt Nam, các tổchức quần chúng đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lựclượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị củachính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụchính trị của Đảng và Nhà nước

Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sángtạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể Đảng,Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dânhoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội

2 NHÀ NƯỚC - TRUNG TÂM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

2.1 Sự ra đời và bản chất của nhà nước

2.1.1 Sự ra đời của nhà nước

9 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

Trang 12

Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, được phát triển qua quá trình phát triển tựnhiên của xã hội loài người Lịch sử loài người chỉ ra rằng không phải khi nào xã hội

và nhà nước cũng cùng tồn tại mà nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại khi trong xã hộitồn tại những mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được và nhà nước sẽ tự tiêu vongkhi những mâu thuẫn này không còn nữa Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, khicon người mới thoát thai từ vượn người, tụ tập với nhau thành xã hội, mọi người còn

ăn chung, ở chung, không có sự chiếm đoạt của chung thành của riêng, nên chưa cóxung đột về lợi ích lớn và do đó cũng chưa có sự phân chia xã hội thành giai cấp vàchưa có nhà nước Trong giai đoạn này, đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộctrưởng (hay tộc chủ) do những người dân ở trong cộng đồng đó bầu ra với quyền lựcđược xác lập qua uy tín và đạo đức của họ Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội khi ấyđược thực hiện thông qua việc thừa nhận những quy tắc chung, những tập quán trongcộng đồng Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệtnào Cùng với sự phát triển của con người là quá trình phát triển lực lượng sản xuất,trước hết là sự phát triển của công cụ lao động dẫn đến năng suất lao động tăng, củacải làm ra ngày càng nhiều, và do đó bắt đầu có của cải dư thừa, kèm theo đó là sựtích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiếm đoạt của cải dư thừa đó (do nắmquyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ tức là xuất hiện có sựphân hóa giàu nghèo, phân biệt giữa người có của và người không có của Sự phânhóa này dẫn đến hiện tượng phân chia người dân trong xã hội thành các tầng lớpkhác nhau (phân chia giai cấp) và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp Những mâuthuẫn giai cấp này đưa tới đấu tranh giai cấp và làm xuất hiện nhà nước với tư cách

là bộ máy thống trị của giai cấp này đối với các giai cấp khác trong xã hội

Như vậy, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là những mâu thuẫngiai cấp không thể điều hoà được V.I.Lênin nhận định: “Nhà nước là sản phẩm vàbiểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễlúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thểđiều hoà được, thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng

tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”10 Nhà nước chỉ rađời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khinhững cơ sở tồn tại của nó không còn nữa C.Mác và Ph.Ăngghen khi phân tích sự rađời của nhà nước cũng đã nói: “Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triểntới một giai đoạn nhất định; nó là sự thú nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong mộtmối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị phânthành những mặt đối lập không thể điều hoà mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏđược Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tếmâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hộitrong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lựclượng rõ ràng là đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột và giữ cho xungđột đó nằm trong vòng trật tự Và lực lượng đó chính là nhà nước”11

2.1.2 Bản chất của nhà nước

10 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tập 33, tr 9.

11 C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, T 21, tr.252.

Trang 13

Vì là bộ máy thống trị giai cấp, bảo vệ cho lợi ích của một giai cấp nhất địnhnên nhà nước luôn mang bản chất giai cấp, không có nhà nước phi giai cấp Theochủ nghĩa Mác thì không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặcnhà nước chung cho mọi giai cấp Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thốngtrị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối vớiquần chúng lao động Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡngbức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị Đó là bản chấtcủa nhà nước theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột Theo bản chất

đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nócàng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt Như vậy, nhà nước là bộ máyquan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp V.I Lênin khi đềcập tới bản chất của nhà nước cũng chỉ rõ: “Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trìthống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác“.12Để thực hiện quyền thống trịcủa mình, „Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội

và gồm một nhóm người chỉ chuyên làm công việc cai trị Bộ máy đó bao giờ cũngnắm trong tay một bộ máy cưỡng bức nhất định, một cơ quan thực lực “.13

Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành, xétcho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị Thực tế lịch sử đã chứngminh rằng, cho dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù có bịkhúc xạ qua những lăng kính phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấpđối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị

2.2 Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị trong xã hội là một hệ thống phức tạp với ba bộ phận quantrọng là hệ thống đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức quần chúng tham gia vàohoạt động chính trị Trong hệ thống đó, nhà nước giữ vai trò trung tâm, là phươngtiện chủ yếu để điều tiết các quan hệ xã hội theo hướng có lợi cho giai cấp cầmquyền vì nhà nước là bộ máy duy nhất có thể sử dụng quyền lực nhà nước có tínhcưỡng chế đơn phương đối với xã hội Vai trò của nhà nước thể hiện mối quan hệchặt chẽ với hai nhóm tổ chức còn lại

vị trí lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội

12 V.I.Lênin toàn tập, T.39, tr.84

13 V.I.Lênin toàn tập, T.39, tr.84.

Trang 14

Hệ thống tổ chức đảng chính trị trong xã hội hiện đại ở các nước khác nhaukhông giống nhau Theo số lượng đảng được phép tồn tại và có khả năng cầm quyền,người ta chia hệ thống đảng chính trị thành hệ thống đa đảng và hệ thống đơn đảng.

2.2.2 Nhà nước

Nhà nước là tổ chức quan trọng nhất trong việc thực thi quyền lực chính trịcủa giai cấp cầm quyền, bằng hệ thống luật pháp buộc mọi người phải tuân thủ; đồngthời còn những tổ chức cưỡng chế đặc biệt như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù…

để bảo đảm thực hiện

Trong hệ thống chính trị, nhà nước giữ vai trò quản lý chủ yếu, thông qua việcban hành hệ thống pháp luật và thực thi hệ thống đó trong xã hội nhà nước hiện thựchóa đường lối phát triển của đảng cầm quyền đã được pháp lý hóa trong hệ thốngpháp luật, đồng thời nhà nước trong một quốc gia còn là chủ thể duy nhất của côngpháp quốc tế

2.2.3 Các tổ chức quần chúng

Các tổ chức quần chúng được hình thành và phát triển rất đa dạng trong xã hộidưới nhiều hình thức khác nhau (các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghềnghiệp, các nhóm áp lực, ) Những tổ chức này có thể đại diện cho toàn bộ cộngđồng (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), nhưng cũng có thể chỉ đại diện cho mộtnhóm người có lợi ích giống nhau trong xã hội (như Hội làm vườn, Hội các doanhnghiệp vừa và nhỏ, )

Trong hệ thống chính trị, các tổ chức quần chúng giữ vai trò rất quan trọng,bằng nhiều cách khác nhau tác động lên việc hình thành chủ trương của đảng cầmquyền, quá trình hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước, giữ vai trò “phảnbiện xã hội” Những tổ chức này lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân vào đờisống chính trị, góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của quần chúng, bảo đảmquyền dân chủ và có thể đảm nhận một số công việc mà Nhà nước không làm đượchoặc làm kém hiệu quả

3 XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC TA

3.1 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

3.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền XHCN

Để nhà nước phát huy tốt vai trò quản lý của mình, cần phải xây dựng nhànước theo hướng pháp quyền Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà n-ước với sự phân công và phối hợp khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp, đồng thời có cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước được tổ chức vàhoạt động trên cơ sở pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật có tính nhân đạo, côngbằng, vì lợi ích chính đáng của con người

Nhà nước pháp quyền không chỉ là phương thức tổ chức, vận hành quyền lựcnhà nước mà còn chứa đựng trong đó các nguyên tắc hợp lý của quản lý xã hội đượcđúc kết qua lịch sử, vì vậy những giá trị của nhà nước pháp quyền có tính nhân loại

Trang 15

Tuy nhiên, với mỗi chế độ chính trị có hình thức biểu hiện của nhà nước pháp quyềnkhông giống nhau Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước pháp quyền của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, bảo đảm dânchủ XHCN.

3.1.2 Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN

Nhà nước pháp quyền XHCN có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân: Nhà nước pháp quyền về bản chất là một nhà nước đề cao pháp luật trong khi

phải thừa nhận và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân Phát huy dân chủ trong hoạtđộng của Nhà nước là một đòi hỏi tất yếu của Nhà nước pháp quyền XHCN

- Nhà nước pháp quyền XHCN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật: Hiến pháp và pháp luật Việt Nam

phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhândân, vì vậy, đó là thước đo giá trị phổ biến trong xã hội và cần phải trở thành công cụ

để quản lý của nhà nước

Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh để dùng làmcông cụ điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, làm căn cứ để xây dựng trật tự xã hội Tuynhiên, các cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước, và mở rộng ra là tất

cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng pháp luật, đặt mìnhtrong vòng pháp luật, thực hiện các hoạt động tuân thủ theo pháp luật

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải phản ánh được tính chất dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội, bảo vệ quyền con người: Một nhà nước chỉ được coi là nhà nước pháp quyền khi nó đảm bảo được

những quyền tự nhiên của con người, khi là một nhà nước dân chủ Nhà nước phápquyền XHCN chỉ xây dựng thành công khi phát huy được dân chủ XHCN với tưcách là một nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động và trấn áp bọn bóc lột

- Trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp: Sự thống nhất quyền lực thể hiện

trước hết ở sự thống nhất về mục đích của quyền lực: toàn bộ quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân có nghĩa là các cơ quan nhà nước dù làm nhiệm vụ lập pháp, hànhpháp hay tư pháp đều là cơ quan thống nhất của nhân dân, để phục vụ và bảo vệ cholợi ích của nhân dân Như vậy, quyền lực nhà nước thống nhất phải thể hiện sự tậptrung quyền lực vào các cơ quan đại diện của dân, trước hết là cơ quan đại diện caonhất là Quốc hội để có thể thống nhất bảo vệ một mục tiêu chung là độc lập dân tộc

và lợi ích của nhân dân, đất nước và dân tộc, đi lên CNXH

Tuy nhiên, mỗi nhánh quyền lực đều có đặc thù riêng và có những đặc điểm

kỹ thuật riêng: hoạt động hành pháp không thể giống với hoạt động lập pháp hay tưpháp Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động cần phân công các bộ phận quyền lựclập pháp, hành pháp và tư pháp cho các cơ quan khác nhau, nhưng sự phân công nàykhông giống như ”tam quyền phân lập” ở các nước tư bản, không phải là chia để đối

Trang 16

trọng, khống chế lẫn nhau mà các cơ quan thực thi quyền lực này lại có mối liên hệvới nhau để đạt mục tiêu chung.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam đối với cách mạng Việt

Nam nói chung và việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước nói riêng là một tất yếukhách quan Điều đó được khẳng định qua vai trò lãnh đạo không thể thiếu của ĐảngCộng sản trong suốt quá trình tuyên truyền, chỉ đạo, tổ chức và dẫn dắt dân tộc trongquá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên xây dựngchủ nghĩa xã hội

3.2 Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay xuấtphát từ tất yếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan Thông qua xây dựng nhànước pháp quyền, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức năng và nhiệm vụ, vịtrí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và trong đời sống chính trịnói chung Đến nay, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được địnhhình trên những nét cơ bản và trở thành trụ cột của hệ thống chính trị nước nhà.Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cùng với việc xây dựng và chỉnh đốnĐảng là nhiệm vụ then chốt, cần xác định xây dựng và hoàn thiện nhà nước là nhiệm

vụ trọng tâm Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính làxây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và thực hiện quyềnlàm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước và hệ thống tổ chức thực thiquyền lực - hệ thống chính trị - được xác định đúng đắn và có hiệu quả hơn Quyềnlực Nhà nước được củng cố và tăng cường cũng có nghĩa là quyền lãnh đạo củaĐảng được củng cố và tăng cường Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với Nhà nước là nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triểnnăm 2011) đã xác định rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mànền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tríthức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sựphân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằngpháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.14

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa nói riêng và đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nóiriêng của chúng ta hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục như:15Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế vàquản lý đất nước, thể hiện trên các mặt: năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điềuhành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu; tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa

14 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

15 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

Trang 17

hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơquan chưa đủ rõ, còn chồng chéo; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đápứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước; cải cách hành chínhchưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và côngdân; năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vựcyếu; phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát; trật tự, kỷ cương xã hộikhông nghiêm Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ Công tác điều tra, giamgiữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị huỷ,

bị cải sửa còn nhiều

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra.Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh

vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội

Những nhược điểm nói trên đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới, nângcao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước để phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa, thực hiện tốt quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát triển kinh tế thịtrường tạo cơ sở vật chất cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa

3.3 Những định hướng cơ bản trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

Đổi mới hệ thống chính trị là một vấn đề phức tạp và khó khăn, tuy cấp báchnhưng không thể chủ quan, nóng vội dễ dẫn tới sai lầm Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ: “Việc đổi mới hệ thống chính trị nhất thiết phảitrên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn địnhchính trị dẫn đến sự rối loạn Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới

hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và các bộ; mối quan hệ giữa Đảng,Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế,

xã hội và thực hiện dân chủ”.16 Do vậy, về nhận thức cũng như hành động thực tiễncần quán triệt quan điểm: đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam là một quá trìnhlâu dài, tuy khẩn trương và với quyết tâm đổi mới cao nhưng không thể nóng vội vàđơn giản hoá trong nhận thức, quan niệm cũng như trong triển khai thực hiện.17

Bên cạnh việc đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướnggiữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội và đổi mớicách thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức quần chúng, trước hết là các tổ chứcchính trị-xã hội, đổi mới và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước theohướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo cuả Đảng

là một yêu cầu cấp bách và quan trọng

Nhà nước là bộ máy cơ bản nhất để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, làcông cụ quan trọng nhất để phát huy dân chủ XHCN, do đó cần phải trở thành bộ máyphục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ củanhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;

có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng,

16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII NXB Sự thật, Hà Nội, tr.54.

17 Lê Minh Thông (2011): Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của đất nước.

Trang 18

lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữnghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc vàcủa nhân dân.

Trong tình hình hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản

lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổchức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường Nâng cao năng lựcquản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa và kỷ luật, kỷ cương Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền,lợi ích chính đáng của mọi người dân.18

Để Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo xã hội, cần làm tốt một số nộidung chủ yếu sau:

- Nâng cao nhận thức về nhà nước pháp quyền XHCN

- Tiến hành cải cách đồng bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên

cả ba lĩnh vực cải cách lập pháp, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, trong đólấy cải cách hành chính là trọng tâm

- Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị

tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; ngănchặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêmtrị những hoạt động phá hoại gây rối

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước

18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI NXB Chính trị Quốc gia, tr.70.

Trang 19

TỈNH ỦY QUẢNG NAM

về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

Những năm qua, cùng với việc củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, nhiệm vụxây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được các cấp ủy Đảng

từ tỉnh đến cơ sở coi trọng và tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tích cực, trênmột số mặt có những đổi mới, chuyển biến

Đội ngũ cán bộ, công chức có bước trưởng thành và tiến bộ, có phẩm chấtchính trị, đạo đức; trình độ, kiến thức, năng lực được nâng lên, cơ bản đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương; là lực lượng chủ yếu cùng với nhân dântạo nên những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng

an ninh, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế Phương thức lãnh đạo của Đảngđối với công tác cán bộ có nhiều chuyển biến tích cực Các khâu công tác cán bộnhư quản lý, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, bốtrí, sử dụng, luân chuyển và các chế độ chính sách cho cán bộ được thực hiện nềnnếp, đúng quy trình

Nguyên nhân chủ yếu của những chuyển biến và tiến bộ trên là do các cấp uỷĐảng từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện nghiêm nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo côngtác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức

và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị; thực hiện nguyên tắc tập trungdân chủ, tập thể quyết định trong công tác cán bộ

Tuy nhiên, công tác cán bộ còn những hạn chế, khuyết điểm Một số chủtrương được đề ra trong Nghị quyết 02/NQ-TU của Tỉnh ủy thực hiện chưa đạt hiệuquả hoặc mới thực hiện được một phần Đội ngũ cán bộ, công chức xét về số lượng,chất lượng và cơ cấu, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, chưangang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thiếu đội ngũchuyên gia, cán bộ trình độ cao ở các ngành, lĩnh vực Đội ngũ cán bộ, công chức xãđạt 3 chuẩn còn thấp so với yêu cầu đề ra Tinh thần trách nhiệm, tính năng động,sáng tạo, năng lực quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của một bộ phận cán

bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Nhận xét, đánh giá cán bộ vẫn còn

là khâu yếu, có mặt chậm được khắc phục, chưa có cơ chế để các cấp, các ngànhtham gia nhận xét, đánh giá và sử dụng kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ Quy hoạchcán bộ, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ để đào tạo thực tiễn có mặt còn hạnchế; một số trường hợp đào tạo chưa gắn với quy hoạch cán bộ; đào tạo sau đại học ởnước ngoài và đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế đạt kết quả thấp Công tác đềbạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ ở một số nơi còn bị động, chưa gắn với quy

Trang 20

hoạch cán bộ Các quy định chế độ chính sách của tỉnh mặc dù đã có những cố gắng

bổ sung, điều chỉnh nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của thực tế

Những hạn chế, khuyết điểm trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhânchủ quan là do một số cấp uỷ Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quan tâm chưađúng mức đối với công tác cán bộ, chưa bám sát chủ trương, thiếu kiên trì và quyếttâm chỉ đạo thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết; một bộ phận cán bộ, côngchức, đảng viên chưa coi trọng tự học, tự đào tạo để vươn lên

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểmtrong công tác cán bộ, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, cáccấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần quán triệt, tổchức thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp sau:

I Quan điểm:

1 Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lýđội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầucác tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ

2 Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về công tác cán bộ; thực hiện có hiệu quả, nềnnếp các khâu trong công tác cán bộ; chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ Xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, thông qua hoạt động thực tiễn để giáo dục, rèn luyện,bồi dưỡng và tuyển chọn cán bộ, công chức Phải tạo ra sự đột phá toàn diện trongviệc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý, chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn cao ở các ngành, các lĩnhvực, các địa phương; đặc biệt tập trung kiện toàn, củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức xã, phường, thị trấn đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phảidựa vào nhân dân để phát hiện nguồn cán bộ, kiểm tra và giám sát cán bộ Xây dựng,đổi mới cơ chế chính sách phù hợp với đặc điểm, tình hình chung của tỉnh

3 Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thốngyêu nước và cách mạng, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, khôngphân biệt đảng viên hay người ngoài đảng, dân tộc, tôn giáo

II Mục tiêu:

1 Mục tiêu chung:

Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnhđến cơ sở cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, quản lýđiều hành, thực thi công vụ; đồng thời bảo đảm về số lượng, đồng bộ và hợp lý về cơcấu ngành, lĩnh vực, địa phương, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu

số, cán bộ khoa học công nghệ Tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, côngchức; chú trọng xây dựng và từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cáccấp, các ngành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bảo đảm tính liên tục, kế thừa vàphát triển; chủ động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các nhiệm kỳ tiếp theo

Trang 21

Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút các chuyên gia, cán bộ trình độcao trên các lĩnh vực

2 Mục tiêu cụ thể:

2.1 Phấn đấu đến năm 2015:

2.1.1 Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

- Đối với cán bộ cấp xã (11 chức danh bầu cử, trong đó không tính chức danh Hội Cựu chiến binh):

+ Cán bộ cấp xã thuộc huyện đồng bằng, thành phố (gọi chung là huyện đồngbằng): 100% trình độ học vấn tốt nghiệp THPT, trung cấp lý luận chính trị và trungcấp chuyên môn trở lên, trong đó 70% trở lên có trình độ đại học chuyên môn

+ Cán bộ cấp xã thuộc huyện miền núi: 100% trình độ học vấn tốt nghiệpTHPT, trung cấp lý luận chính trị trở lên, trên 70% có trình độ trung cấp chuyên môntrở lên, trong đó 30% trở lên có trình độ đại học chuyên môn

+ Các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã: bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủtịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân: chính trị: 100% trình độ trung cấp lý luậnchính trị trở lên; chuyên môn: trình độ đại học: 80% trở lên đối với các xã thuộchuyện đồng bằng, 40% trở lên đối với các xã thuộc huyện miền núi

- Đối với công chức cấp xã (07 chức danh chuyên môn):

+ Công chức cấp xã thuộc huyện đồng bằng: 100% trình độ học vấn tốt nghiệpTHPT và trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; 80% trở lên trình độ trung cấp lýluận chính trị

+ Công chức cấp xã thuộc huyện miền núi: 100% trình độ học vấn tốt nghiệpTHPT; 70% trở lên có trình độ trung cấp chuyên môn và trình độ trung cấp lý luậnchính trị

- Cán bộ, công chức cấp xã: đối với các xã thuộc huyện đồng bằng 60% trở

lên, đối với các xã thuộc huyện miền núi 30% trở lên có trình độ đại học chuyênmôn

2.2.2 Đối với cán bộ, công chức cấp huyện:

- Đối với cán bộ, công chức là trưởng phòng và tương đương trở lên: 100%trình độ đại học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị

- Đối với cán bộ, công chức là phó trưởng phòng và tương đương: 100% trình

độ đại học chuyên môn và 60% trở lên trình độ cao cấp lý luận chính trị

- Cán bộ, công chức cấp huyện có trình độ sau đại học ít nhất 05%, trong đócác huyện đồng bằng và thành phố có 01-02 cán bộ, công chức được đào tạo sau đạihọc ở nước ngoài; 100% qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước (kể cả khối đảng, chínhquyền, đoàn thể), biết tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương nơi cán bộ, công chứccông tác Đối với cán bộ trẻ dưới 35 tuổi được quy hoạch vào các chức danh lãnhđạo, quản lý từ trưởng phòng và tương đương trở lên nói chung phải tốt nghiệp đạihọc chính quy và tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung

Trang 22

2.2.3 Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh:

- Đối với cán bộ, công chức là giám đốc, phó giám đốc và tương đương trởlên: 100% có trình độ đại học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị; ít nhất 25%

- Cán bộ, công chức cấp tỉnh có trình độ sau đại học ít nhất 12%, trong đó cácngành tổng hợp và liên quan trực tiếp đến các hoạt động đối ngoại có 01-03 cán bộ,công chức được đào tạo sau đại học ở nước ngoài; 100% qua lớp bồi dưỡng quản lýnhà nước (kể cả khối đảng, chính quyền, đoàn thể) Đối với cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi)được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý từ trưởng phòng và tươngđương trở lên nói chung phải tốt nghiệp đại học chính quy và tốt nghiệp cao cấp lýluận chính trị hệ tập trung

2.2 Định hướng đến năm 2020:

2.2.1 Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

- 100% cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện đồng bằng có trình độ trung cấp

lý luận chính trị trở lên; 90% trở lên có trình độ đại học chuyên môn

- 100% cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện miền núi có trình độ trung cấp

lý luận chính trị trở lên; 100% có trình độ trung cấp chuyên môn, trong đó: 50% trởlên có trình độ đại học

- Cán bộ chủ chốt cấp xã (bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND vàUBND) có trình độ đại học chuyên môn: 100% đối với các xã thuộc huyện đồngbằng và 70% trở lên đối với các xã thuộc huyện miền núi

2.2.2 Đối với cán bộ, công chức cấp huyện: Ít nhất 08% cán bộ, công chức

cấp huyện có trình độ đào tạo sau đại học

2.2.3 Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh: Ít nhất 15% cán bộ, công chức cấp

tỉnh có trình độ đào tạo sau đại học

III Nhiệm vụ và giải pháp:

1 Tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động đối với cấp ủy các cấp

và cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ.

Các cấp ủy Đảng tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt trong đội ngũ cán bộ,công chức và đảng viên về các quan điểm, nội dung công tác cán bộ nêu trong Nghịquyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và cácquan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết này; nâng caonhận thức về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tronggiai đoạn mới

Trang 23

Tập thể và người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị nêu cao vai trò, tráchnhiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức gắnvới việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với cải cách hànhchính, với phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Coi trọng công tác quản lý,giáo dục đối với cán bộ, công chức Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; tiếptục thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa;chú ý đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong từngkhâu công tác cán bộ Tạo ra sự đột phá trong các khâu của công tác cán bộ, kể cả cơchế chính sách phải được đổi mới, điều chỉnh kịp thời.

Mỗi cán bộ, công chức, đảng viên xác định việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thường xuyên; không ngừng tu dưỡng, rènluyện về mọi mặt, nhất là về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, thực sự

là tấm gương sáng về đạo đức lối sống; tích cực học tập nâng cao trình độ, kiến thức

và năng lực công tác

2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nhận xét, đánh giá cán bộ.

Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan.Đánh giá và sử dụng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định,lấy chất lượng hiệu quả công tác, sự tín nhiệm của cơ quan, đơn vị và của nhân dânlàm thước đo chủ yếu, để đánh giá cán bộ Thực hiện tốt việc nhận xét, đánh giá cán

bộ làm cơ sở cho việc thực hiện quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm,

bố trí và sử dụng cán bộ

Thường xuyên thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình đối với cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp Xây dựng cơ chế dân chủ để cán bộ, đảng viên và nhân dântham gia đánh giá cán bộ Mở rộng, nâng cao chất lượng việc thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở, để cán bộ, công chức trong cơ quan và nhân dân ở xã, phường, thị trấnđược phê bình và kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên

Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cán bộ, tăng cường trách nhiệm chocác cấp uỷ Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trongviệc quản lý và đánh giá cán bộ Coi trọng và phát huy vai trò, trách nhiệm của ngườiđứng đầu, người trực tiếp quản lý trong nhận xét, đánh giá và sử dụng cán bộ

3 Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, chú ý cán bộ nữ, trẻ, dântộc thiểu số, cán bộ khoa học công nghệ, chuyên gia trên các lĩnh vực, bảo đảm tínhchủ động, tầm nhìn xa, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài Coi trọng việcnâng cao chất lượng, đổi mới quy trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; coi quyhoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển là khâuđột phá trong công tác cán bộ Xây dựng quy hoạch cán bộ theo hướng “động” và

“mở”, trong phạm vi toàn ngành, toàn tỉnh, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kíntrong quy hoạch cán bộ Người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị phải chịu tráchnhiệm trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; định kỳ hằng năm có sơ kết đánhgiá kết quả thực hiện, bổ sung điều chỉnh quy hoạch cán bộ

Trang 24

Đổi mới công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể cáccấp nhiệm kỳ tới và nhiệm kỳ kế tiếp Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, củatỉnh về quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý; các cấp ủy Đảng và lãnh đạo cơquan đơn vị tiến hành rà soát lại tình hình nhân sự hiện nay trong cấp ủy và đội ngũcán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, để xây dựng phương án bổ sung quy hoạch cấp

ủy, lãnh đạo, quản lý Đồng thời, căn cứ yêu cầu, tiêu chuẩn các mặt, cơ cấu cấp ủykhóa tới để lập kế hoạch chuẩn bị cán bộ bổ sung, thay thế Tiến hành việc đào tạo,luân chuyển và bố trí cán bộ nguồn theo quy hoạch cán bộ

Định hướng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020:

- Từ cơ sở đến tỉnh: tăng tỷ lệ cán bộ nữ ít nhất 20%, cán bộ trẻ ít nhất 30%đối với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy; tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số (đối vớicác huyện miền núi cao) ít nhất 50% trong cấp uỷ

- Cán bộ đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đạt chuẩntrình độ chuyên môn và lý luận chính trị, cụ thể:

+ Cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn: tốt nghiệp trung cấp chuyên môn trở lên

và trung cấp lý luận chính trị trở lên

+ Cấp ủy tỉnh, huyện và tương đương: tốt nghiệp đại học chuyên môn trở lên

và cao cấp lý luận chính trị

+ Đối với cán bộ trẻ (dưới 35 tuổi đối với cấp huyện, dưới 40 tuổi đối với cấptỉnh) thuộc diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo sở, ban, ngành và tương đươnghoặc chủ chốt cấp huyện, tỉnh nói chung phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và caocấp lý luận chính trị hệ tập trung

+ Những trường hợp đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, chưa đạt chuẩn vềtrình độ lý luận chính trị, có triển vọng phát triển tốt, tín nhiệm cao vẫn được đưavào quy hoạch và sau đó đào tạo lý luận chính trị trước khi thực hiện việc đề bạt, bổnhiệm, luân chuyển; cán bộ dự kiến đề bạt, bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử phảithuộc diện quy hoạch, đồng thời bảo đảm đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danhquy định

4 Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo sự chuyển biến sâu sắc trong công tácđào tạo, bồi dưỡng xem đây là giải pháp quan trọng bậc nhất trong việc nâng caochất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức và hướng vào một số trọng điểm sau đây:đào tạo cán bộ đã được quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý, chuyên gia giỏitrên các lĩnh vực; đào tạo lý luận chính trị; đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học

ở trong nước hoặc nước ngoài; đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế; đào tạo theotiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiếnthức mới và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và đảng viên, coi đây là nhiệm

vụ thường xuyên, hàng đầu Khuyến khích cán bộ, công chức tự học, tự đào tạo đểnâng cao trình độ, kiến thức và năng lực Mỗi cán bộ, công chức đều phải học tậpnâng cao trình độ lý luận chính trị Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị và định hướng quy

Trang 25

hoạch cán bộ, từng cấp ủy, cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạchđào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cho cả nhiệm kỳ và từng năm

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng các cơ sở đàotạo của tỉnh, đặc biệt Trường Đại học Quảng Nam, Trường Cao đẳng Y tế tỉnh,Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Trường Chính trị tỉnh, Trường THPT chuyênNguyễn Bỉnh Khiêm, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh,… Đồng thời, xâydựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn theo quy định; đổi mới nội dung, chương trình,phương pháp đào tạo gắn với đào tạo thực tiễn, với giáo dục phẩm chất đạo đức cáchmạng của người cán bộ, đảng viên Nghiên cứu hình thành tổ chức phát triển nguồnnhân lực của tỉnh

Thực hiện việc tuyển chọn, đào tạo 500 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy,

để tạo nguồn cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn; đến năm 2015, mỗi xã, phường,thị trấn có ít nhất 02 cán bộ thuộc diện này

Phấn đấu đến năm 2015: Đào tạo ít nhất 550 cán bộ, công chức, viên chức cótrình độ sau đại học cho các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền và đơn vị sựnghiệp, nhất là ngành y tế và giáo dục Đào tạo cao cấp lý luận chính trị từ 1.200 đến1.500 cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ

hệ thống chính trị toàn tỉnh Kể từ năm 2011 trở đi, tuyển dụng công chức, viên chứcvào làm việc ở cấp tỉnh, huyện, yêu cầu trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại họcchính quy; ở cấp xã, tuyển dụng cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn tốt

nghiệp cao đẳng, đại học; riêng các xã miền núi, trong những năm từ 2011-2013

được tuyển dụng cán bộ, công chức có trình độ trung cấp chuyên môn chính quy, từnăm 2014 trở đi cơ bản phải tuyển dụng cao đẳng, đại học

Bổ nhiệm cán bộ thực hiện theo quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, nguyên tắc,quy trình công tác cán bộ, coi trọng người có tài, có đức Thực hiện việc bổ nhiệmchức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyềnxem xét, quyết định Không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại những cán bộ chưa đạt chuẩn,những cán bộ không đủ đức đủ tài, cơ hội chủ nghĩa Thực hiện nghiêm quy chế thôichức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý không hoàn thành nhiệmvụ, Kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém phẩm chất, năng lực, không hoànthành nhiệm vụ, uy tín giảm sút Chủ trương thực hiện thí điểm việc thi tuyển để bổnhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan hành chính và đơn vị sựnghiệp

Trang 26

Tỉnh ủy chủ trương bổ nhiệm thêm 01 phó giám đốc sở và tương đương là cán

bộ trẻ (dưới 40 tuổi), 01 phó phòng cấp huyện (dưới 35 tuổi) ngoài số lượng quyđịnh, ở những nơi xét thấy cần thiết và có nhu cầu nhiệm vụ, được đào tạo cơ bản cótriển vọng phát triển, để đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý Khi đề bạt, bổ nhiệm phảithực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình

Tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ để đào tạo thực tiễn, tạonguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý Ban thường vụ cấp ủy tỉnh, huyện, thành phố phảixây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ, từ đầu nhiệm kỳ, bảođảm thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm Đặc biệt chú trọng đối với các chức danhlãnh đạo, quản lý chủ chốt ở địa phương và cơ sở; trong đó có các chức danh tăngthêm như: phó bí thư, phó chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã

Thực hiện đúng chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đềlịch sử chính trị cũng như kịp thời giải quyết những vấn đề chính trị hiện nay theoquy định của Bộ Chính trị

Xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp trách nhiệm quản lý học sinhsinh viên cử tuyển và kế hoạch hằng năm về cử tuyển đào tạo tạo nguồn cán bộ chokhu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số

6 Bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý cán bộ.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về quản lý cán bộ, côngchức: phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; phânđịnh chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức,tăng cường tính công khai minh bạch, trách nhiệm hoạt động công vụ; các văn bảnhướng dẫn về: nhận xét, đánh giá; quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; luân chuyểncán bộ; Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đốivới từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc cơ quan Đảng, chính quyền, mặttrận, đoàn thể làm căn cứ trong việc nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp uỷ cấp trên đối với cấp uỷcấp dưới trong việc giáo dục, quản lý cán bộ và thực hiện công tác cán bộ Kịp thờiphát hiện, có biện pháp uốn nắn, khắc phục những khuyết điểm, xử lý nghiêm đốivới tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước Ban hành và tổchức thực hiện các quy định về cơ chế đảng viên và nhân dân kiểm tra, giám sát cán

bộ công chức và công tác cán bộ

Bổ sung, hoàn thiện các quy định về chế độ chính sách: luân chuyển và thu hútcán bộ; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đào tạo sau đại học; học sinh sinh viên; cán

bộ, công chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố,…

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về xây dựng tổ chức và người làm công tác tổchức cán bộ Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tổ chứccán bộ và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức

IV Tổ chức thực hiện:

Trang 27

1 Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết của Tỉnh

ủy thành các chương trình, đề án và chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghiên cứu, kết luận,chỉ đạo các vấn đề liên quan công tác cán bộ để các cơ quan có thẩm quyền thực hiệnviệc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định về chế độ chính sách đối vớicán bộ công chức, học sinh, sinh viên; các quy định, quy chế, hướng dẫn về công táccán bộ

2 Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quantham mưu thực hiện các đề án về công tác cán bộ (đề án đào tạo nguồn cán bộ chủchốt xã, phường thị trấn, đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 –

2015, định hướng đến năm 2020,…); rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoặc ban hành mớicác quy định về cơ chế chính sách đối với cán bộ, trình HĐND tỉnh xem xét, quyếtđịnh

3 Các ban đảng của Tỉnh ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, thủ trưởng các sở,ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan, các huyện, thành ủy, đảng

ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch hoặcchương trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy phù hợp với tìnhhình, đặc điểm của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị Thực hiện tốt chế độ sơ kết,tổng kết, rút kinh nghiệm công tác cán bộ

4 Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh uỷ, các ban đảngcủa Tỉnh ủy hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết,định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

Nghị quyết này được phổ biến đến các chi bộ./

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương (b/c),

- Ban Tổ chức Trung ương (b/c),

- Vụ II, Ban Tổ chức Trung ương (b/c),

- Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn,

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh,

- Các ban đảng của Tỉnh uỷ,

- Các huyện, thành uỷ và Đảng uỷ trực thuộc,

Trang 28

Về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998, Pháp lệnh

sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm

2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức

ngày 29 tháng 4 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Nội vụ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử của cán bộ, công

chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương

Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng

Công báo

Trang 29

Điều 3 : Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cótrách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

Nơi nhận :

- Như điều 3;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện Kiểm sát tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007

của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

_

Chương I Những quy định chung

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Trang 30

Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức làmviệc trong bộ máy chính quyền địa phương trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trongquan hệ xã hội; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, của cơ quan, đơn vị

có thẩm quyền trong việc thực hiện và xử lý vi phạm

Điều 2 Đối tượng điều chỉnh

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh theo quy định tại Quy tắcnày bao gồm:

1 Những người được quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnhCán bộ, công chức năm 2003 làm việc trong các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân vàHội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

2 Những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ,công chức năm 2003 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc bộmáy chính quyền địa phương

3 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trựcHội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm g khoản 1 Điều 1 vàcác chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định tạiđiểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003

Điều 3 Mục đích

Mục đích quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhằm:

1 Quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặckhông được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức,viên chức

2 Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của cán

bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viênchức trong công tác phòng, chống tham nhũng

3 Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ,công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công

vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hànhcác quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức

Điều 4 Giải thích từ ngữ

Trang 31

Trong Quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 " Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ,công vụ" là các quy định về những việc phải làm hoặc không được làm khi cán bộ,công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ, công vụ trong thời gian làm việc tại cơquan, đơn vị mình, với các cơ quan, đơn vị Nhà nước liên quan ở Trung ương và địaphương, với các tổ chức trong xã hội có liên quan đến nhiệm vụ được giao và tronggiải quyết các yêu cầu của công dân

2 "Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ xã hội " là cácquy định về những việc phải làm hoặc không được làm của cán bộ, công chức, viênchức khi tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng bảo đảm sự gương mẫu, xâydựng nếp sống văn minh sống và làm việc theo quy định của pháp luật

3 "Vụ lợi" là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt đượchoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng

4 "Tham nhũng" là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,quyền hạn đó vì vụ lợi

Chương II Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức

trong thi hành nhiệm vụ, công vụ

Mục 1

Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm

Điều 5 Các quy định chung

1 Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy

đủ và đúng các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức được quyđịnh tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức

2 Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện việc thực hiện sai hoặckhông đầy đủ, không đúng quy định của các cán bộ, công chức, viên chức khác trongcùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị khác có

Trang 32

liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, phản ánh đến cơ quan, đơn vị có thẩmquyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó và chịu trách nhiệm cá nhân vềnhững phản ảnh của mình.

3 Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyềnquản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm đôn đốc, kiểm traviệc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩmquyền và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy địnhcủa pháp luật theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức

Điều 6 Quy định về việc chấp hành các quyết định đối với cán bộ, công chức, viênchức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ

1 Cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ phải chấp hành quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phảiphối hợp với cán bộ, công chức, viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán

bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan để thực hiệnnhiệm vụ, công vụ có hiệu quả

2 Cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải chấp hànhquyết định của cấp quản lý trực tiếp Trường hợp có quyết định của cấp trên cấpquản lý trực tiếp thì cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện theo quyết định củacấp có thẩm quyền cao nhất, đồng thời có trách nhiệm báo cáo cấp quản lý trực tiếpcủa mình về việc thực hiện quyết định đó

Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức pháthiện quyết định đó trái pháp luật hoặc không phù hợp với thực tiễn thì phải báo cáongay với người ra quyết định Trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thìphải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu tráchnhiệm về hậu quả gây ra do việc thực hiện quyết định đó

3 Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương cấptrên có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quyết định của cán bộ, công chức,viên chức cấp dưới thuộc lĩnh vực được giao Cán bộ, công chức, viên chức có tráchnhiệm phát hiện và báo cáo kịp thời với người ra quyết định cùng cấp, cấp dưới hoặcngười ra quyết định của cấp trên về những quyết định có căn cứ trái pháp luật hoặckhông phù hợp với thực tiễn thuộc lĩnh vực được giao

Điều 7 Quy định về giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dânkhi cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ, công vụ

Trang 33

1 Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để giải quyết cácyêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải có trách nhiệm hướng dẫncông khai quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêucầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân được giải quyết đúng luật, đúng thờigian quy định Trường hợp công việc cần kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ,công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo công khai cho cơ quan, đơn vị, tổchức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do.

2 Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để giải quyết cácyêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải chịu trách nhiệm về hành vicủa mình theo đúng quy định của pháp luật

Điều 8 Quy định trong giao tiếp hành chính

1 Cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thinhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của từngngành, lĩnh vực; phải đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phù hiệu của cáclĩnh vực đã được pháp luật quy định; phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị,lãnh đạo và đồng nghiệp

2 Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức phải cóthái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hànhchính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng ) phải bảođảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và côngdân cần hướng dẫn, trả lời

3 Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt động của cơquan, đơn vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, công chức, viên chức thuộcthẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằmphát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm

vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; phát huy dân chủ, tạo điều kiện tronghọc tập và phát huy sáng kiến của cán bộ, công chức, viên chức; tôn trọng và tạoniềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ,công vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức khi bị phản ánh, khiếunại, tố cáo không đúng sự thật

4 Cán bộ, công chức, viên chức thừa hành chuyên môn nghiệp vụ phải tôn trọng địa

vị của người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao đồng thời pháthuy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm; có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong

Trang 34

hoạt động, điều hành của cơ quan, đơn vị mình bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ,công vụ đạt hiệu quả.

5 Trong quan hệ đồng nghiệp cán bộ, công chức, viên chức phải chân thành, nhiệttình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,công vụ để công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả

Mục 2

Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

Điều 9 Các quy định chung

1 Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện những quy định tại các Điều 15, 16,

17, 18, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các Điều 37, Điều 40 củaLuật Phòng, chống tham nhũng và các quy định của pháp luật khác về những việccán bộ, công chức, viên chức không được làm

2 Cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ không được mạodanh để giải quyết công việc; không được mượn danh cơ quan, đơn vị để giải quyếtcông việc của cá nhân

Điều 10 Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong quan hệnhiệm vụ, công vụ

1 Cán bộ, công chức, viên chức không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khinhiệm vụ, công vụ do mình thực hiện gây ra hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động của

cơ quan, đơn vị mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc vi phạm tới quyềnlợi chính đáng, danh dự và nhân phẩm của công dân

2 Cán bộ, công chức, viên chức không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối

sự phối hợp của những người trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổchức có liên quan và của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ

3 Cán bộ, công chức, viên chức không được che giấu, bưng bít và làm sai lệch nộidung các phản ảnh của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vịmình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc của công dân về những việc liên quanđến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện không đúng quy định củapháp luật

Trang 35

Điều 11 Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm khi giải quyếtcác yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của công dân

1 Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao giải quyết các yêu cầu của cơ quan,đơn vị, tổ chức và của công dân không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật củangười cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao

2 Cán bộ, công chức, viên chức không được làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệnh hồ

sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi đượcgiao nhiệm vụ giải quyết

3 Cán bộ, công chức, viên chức không được làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật côngtác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức và côngdân theo quy định của pháp luật

Chương III Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ xã hội

Mục1

Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm

Điều 12 Các quy định chung

1 Cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các hoạt động xã hội thể hiện vănminh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu

2 Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm hướng dẫn người dân khi thamgia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực mình được giao đúng quy định của pháp luậtnhằm tạo nếp sống và làm việc theo quy định của pháp luật

3 Cán bộ, công chức, viên chức khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật phải cótrách nhiệm thông báo với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý

Điều 13 Các quy định cán bộ, công chức cấp xã phải làm

Trang 36

Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 2 của Quy tắc này ngoài việcphải thực hiện các quy định tại Quy tắc này, thì tại địa bàn đang công tác còn phảithực hiện các quy định sau:

1 Hướng dẫn cộng đồng dân cư phát triển kinh tế gia đình; tuyên truyền phổ biếngiáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư

2 Hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện kế hoạch dân số và gia đình, phòng chốngbệnh tật, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường theo quyđịnh của pháp luật

3 Hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựngđời sống văn hoá theo quy định chung và của cộng đồng

4 Hướng dẫn cộng đồng dân cư nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực phù hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Mục 2

Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

Điều 14 Các quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làmtrong quan hệ xã hội

1 Cán bộ, công chức, viên chức không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh

để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội

2 Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng các tài sản, phương tiện côngcho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt động nhiệm vụ, công vụ

3 Cán bộ, công chức, viên chức không được tổ chức các hoạt động cưới hỏi, machay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân vàgia đình vì mục đích vụ lợi

Điều 15 Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong ứng xửnơi công cộng

Trang 37

1 Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định về nội quy, quytắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tạinơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.

2 Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định về đạo đức côngdân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thựchiện

Chương IV Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và của cơ quan, đơn vị

Điều 16 Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức

1 Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quytắc này

2 Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm vận động cán bộ, công chức, viênchức khác thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này; phát hiện và báo cáo cơquan, đơn vị có thẩm quyền về những vi phạm Quy tắc này của cán bộ, công chức,viên chức trong cùng bộ máy, trong hệ thống ngành, lĩnh vực

Điều 17 Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan,đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức

1 Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy tắc này

2 Niêm yết công khai Quy tắc này tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị

3 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cán bộ, công chức, viên chứctrong cơ quan, đơn vị

4 Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩmquyền xử lý các vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vịtheo phân cấp quản lý cán bộ, công chức

Trang 38

Điều 18 Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quanquản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức,viên chức

1 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cơ quan, đơn vị cấp dưới

2 xử lý vi phạm Quy tắc này đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyềntheo phân cấp quản lý cán bộ, công chức

Chương V

Xử lý vi phạm

Điều 19 Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định tại Quy tắc này thì tuỳ theo mức

độ vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự

Điều 20 Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vịtrực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức

Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có cán bộ,công chức, viên chức vi phạm các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9,10, 11 của Quytắc này thì tuỳ theo mức độ vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, người đứngđầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó bị xử lý kỷ luật theo quy địnhcủa pháp luật

Chương VI

Tổ chức thực hiện

Điều 21 Trách nhiệm của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương thực hiện Quy tắc này

Điều 22 Trách nhiệm của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương

Trang 39

1 Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các quy định vềQuy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyềnđịa phương thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, giám sát việc niêm yết công khai vàthực hiện Quy tắc này của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy chính quyền địaphương mình

2 Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc đề nghị sở Nội vụcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu sửađổi, bổ sung

Trang 40

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

NGÀNH KẾ TOÁN CHÍNH PHỦ

-CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách

nhà nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách nhànước Việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số lĩnhvực quốc phòng, an ninh; cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với thủ đô Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ

Ngày đăng: 21/04/2017, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w