Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất diễn ra mạnh mẽ và có những bước đột phá. Có thể nói, sự đổi mới liên tục về công nghệ đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay thị trường cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cũng là một ngành cạnh tranh mạnh. Gạch là một vật liệu không thể thiếu trong quá trình để tạo nên một công trình, là một mặt hàng có tính cạnh tranh cao trong thị trường vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp hiện nay luôn tìm cách đổi mới công nghệ nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình đồng thời cũng đáp ứng các nhu cầu ngày càng khắt khe từ phía khách hàng. Nắm bắt được các yếu tố và nhu cầu của thị trường Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh đã cho ra sản phẩm gạch không nung thân thiện với môi trường, đa dạng về mẫu mã, kích thước cùng nhiều tính năng vượt trội. Để hiều rõ hơn về quá trình lựa chọn quy trình, công nghệ sản xuất gạch của công ty, nhóm đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích quá trình lựa chọn quy trình sản xuất gạch tại Công ty Cổ phần Thương Mại Xây dựng Xanh”
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Phân loại quá trình sản xuất 3
1.2.1 Theo số lượng sản phẩm và tính chất lặp lại 3
1.2.2 Theo tính liên tục của quá trình 4
1.2.3 Theo đặc điểm quá trình chế tạo sản phẩm 4
1.3 Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất 5
1.3.1 Khái niệm về thiết bị và công nghệ sản xuất 5
1.3.2 Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ 5
1.4 Sử dụng phương pháp điểm hòa vốn trong lựa chọn quá trình sản xuất 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH 7
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh 7
2.2 Thực trạng quá trình sản xuất gạch tại Việt Nam 7
2.1.1 Gạch không nung 7
2.1.2 Gạch nung 9
2.3 Thực trạng quá trình lựa chọn quy trình sản xuất gạch tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh 10
2.3.1 Phân loại và lựa chọn quá trình sản xuất 10
2.3.2 Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất 16
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ NÊU GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 20
3.1 Lợi ích khi sử dụng quy trình sản xuất gạch không nung 20
3.2 Hạn chế và nguyên nhân 21
3.3 Giải pháp 21
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 3 24
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật việcứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất diễn ra mạnh mẽ và
có những bước đột phá Có thể nói, sự đổi mới liên tục về công nghệ đã trở thành yếu
tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường Hiện naythị trường cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cũng là một ngành cạnh tranh mạnh.Gạch là một vật liệu không thể thiếu trong quá trình để tạo nên một công trình, là mộtmặt hàng có tính cạnh tranh cao trong thị trường vật liệu xây dựng, các doanh nghiệphiện nay luôn tìm cách đổi mới công nghệ nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình đồngthời cũng đáp ứng các nhu cầu ngày càng khắt khe từ phía khách hàng Nắm bắt đượccác yếu tố và nhu cầu của thị trường Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vậtliệu Xây dựng Xanh đã cho ra sản phẩm gạch không nung thân thiện với môi trường,
đa dạng về mẫu mã, kích thước cùng nhiều tính năng vượt trội Để hiều rõ hơn về quátrình lựa chọn quy trình, công nghệ sản xuất gạch của công ty, nhóm đã chọn vànghiên cứu đề tài: “Phân tích quá trình lựa chọn quy trình sản xuất gạch tại Công ty
Cổ phần Thương Mại Xây dựng Xanh”
Trang 3NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Lựa chọn quá trình sản xuất là lựa chọn cách vận hành nhằm biến đổi cácnguyên vật liệu thành sản phẩm đầu ra
Lựa chọn quá trình sản xuất mang tính kỹ thuật, gắn liền với việc lựa chọn thiết
bị, công nghệ sản xuất, bố trí quá trình sản xuất, xác lập cách tổ chức vận hành để tạo
ra sản phẩm cuối cùng
Việc lựa chọn quá trình sản xuất cần dựa trên các yếu tố cơ bản như đặc điểm
và kết cấu sản phẩm; quy mô và khối lượng sản xuất trong từng giai đoạn; công nghệ,máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và công nhân cần có; trình độ chuyên môn hóa vàtiêu chuẩn hóa của doanh nghiệp, các yêu cầu về tổ chức sản xuất và lao động
Trước khi tiến hành xác lập quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần phải trả lờicâu hỏi “nên tự sản xuất hay đặt hàng gia công bên ngoài” Để trả lời câu hỏi nàydoanh nghiệp cần dựa trên 6 tiêu chí: chí phí (cost), khả năng thực hiện (capacity),chất lượng (quality), tốc độ sản xuất (speed), độ tin cậy (reliability) và kinh nghiệm(expertise)
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới bước chân vào thị trường, chưa cókhả năng kỹ thuật và kinh nghiệm, quy mô tiêu thụ còn nhỏ, việc lựa chọn gia côngbên ngoài là khôn ngoan hơn cả Nhưng cũng còn tùy thuộc vào chiến lược của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, phát triển kinh nghiệm của mìnhtrong sản xuất, đảm bảo chất lượng thì nên lựa chọn tiến hành sản xuất
1.2 Phân loại quá trình sản xuất.
1.2.1 Theo số lượng sản phẩm và tính chất lặp lại
- Sản xuất đơn chiếc: sản phẩm sản xuất theo đơn hàng, theo từng sản phẩm riêngbiệt Khối lượng tạo ra nhỏ nhưng chủng loại đa dạng
Trang 4- Sản xuất theo mẻ/ lô: sản xuất các mẫu hay chủng loại sản phẩm được sản xuất lặplại với số lượng nhất định nhưng số lượng chưa đủ lớn để hình thành dây chuyềnsản xuất.
- Sản xuất hàng loạt: sản xuất khối lượng lớn các sản phẩm có đặc điểm giống nhau,sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và cung cấp cho thị trường rộng lớn
- Sản xuất liên tục: sản xuất các công đoạn nối tiếp nhau, liên tục không để dừng dotính chất đặc thù của nguồn nguyên liệu đầu vào và đòi hỏi các quy trình côngnghệ
1.2.2 Theo tính liên tục của quá trình.
- Sản xuất gián đoạn: là hình thức sản xuất xử lý, gia công chế biến một số lượngtương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng Bố trícác bộ phận theo nhiệm vụ Dòng di chuyển của sản phẩm phụ thuộc vào thứ tựcác công việc cần thực hiện
- Sản xuất liên lục: là hình thức sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sảnphẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền,theo thứ tự các công đoạn sản xuất còn gọi dòng di chuyển của sản phẩm Sản xuấtliên tục thường đi cùng với tự động hóa quá trình vận chuyển nội bộ bằng hệ thốngvận chuyển hàng hóa tự động
1.2.3 Theo đặc điểm quá trình chế tạo sản phẩm.
- Quá trình hội tụ: sản phẩm được ghép nối từ nhiều cụm và nhiều bộ phận chi tiết;tính đa dạng của sản phẩm cuối cùng nhỏ nhưng các cụm, các bộ phận chi tiết thìrất nhiều Quá trình sản xuất được bắt đầu từ nhiều loại nguyên liệu chi tiết phụtùng và các bộ phận khác nhau trong quá trình sản xuất chúng hội tụ dần để rồicuối cùng hợp thành một vài loại sản phẩm
- Quá trình phân kỳ: sản xuất bắt đâu từ một hoặc một vài nguyên liệu nhưng lại cho
ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau Quá trình sản xuất này gắn bó chặt chẽ vớicác ngành chế biến
- Quá trình hỗn hợp: sự kết hợp đồng bộ giữa hai loại quá trình lắp ráp và chế biếnvào cùng một quá trình sản xuất Đặc điểm là sản xuất nhiều loại chi tiết, bộ phậnkhác nhau và sử dụng các chi tiết, bộ phận đã tiêu chuẩn hóa để hình thành các loạisản phẩm khác nhau
Trang 51.3 Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất.
1.3.1 Khái niệm về thiết bị và công nghệ sản xuất.
Thiết bị là các loại dụng cụ và máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất Bảnchất của thiết bị là kỹ thuật, dựa vào một hay nhiều loại công nghệ
Công nghệ là tất cả những phương thức, những quy trình được sử dụng đểchuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ Công nghệ gồm 4 thành phần:
- Phương tiện hữu hình: máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ…
- Con người: người vận hành, quản lý, kiểm soát các phương tiện sản xuất
- Phương thức tổ chức: cách tổ chức, kết hợp nguồn lực con người và thiết bị
- Thông tin: thông tin về tính năng kỹ thuật của các phương tiện sản xuất, cácbước công nghệ, quy trình vận hành…
Bốn thành phần của công nghệ có quan hệ tương hỗ lẫn nhau và phải cùng tồntại
1.3.2 Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ.
Mua thiết bị, công nghệ bao gồm việc lựa chọn thiết bị, công nghệ; lựa chọnnhà cung cấp, đàm phán kí kết hợp đồng, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt và vận hành thử.Doanh nghiệp cần xác định các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ cho lựa chọn của mình.Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ:
- Tính phù hợp: các thiết bị, công nghệ phải phù hợp với các yêu cầu đưa ra củasản phẩm, các lựa chọn quy trình sản xuất, công suất và chiến lược phát triểncủa doanh nghiệp
- Chi phí: giá mua, chi phí lắp đặt, phí huấn luyện và vận hành thử Chi phí phảinằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp
- Nhân lực sử dụng: mức độ sử dụng nhân lực phù hợp với tình hình và trình độnhân lực của địa phương
- Yêu cầu về nguyên liệu: nên lựa chọn các thiết bị sử dụng nguyên vật liệu cósẵn ở địa phương
- Tính thích ứng: đảm bảo thiết bị hoạt động tốt trong điều kiện của địa nơi đặt nhà máy như độ ẩm, nhiệt độ, điện thế sử dụng…cần kiểm tra kỹ cácđiều kiện này trước khi đặt hàng
Trang 6phương Sự sẵn có của phụ tùng thay thế và các hỗ trợ kỹ thuật: nên chọn các thiết bị cóphụ tùng thay thế được chuẩn hóa, dễ mua hoặc dễ gia công chế tạo ở địaphương Doanh nghiệp cũng nên mua thiết bị, công nghệ từ nhà cung cấp có uytín, có chính sách bảo hành tốt, có đội ngũ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật giỏi.
- Tác động tới môi trường: lưu ý các tác động tới môi trường khi chọn mua thiết
bị, công nghệ (tiếng ồn, khí thải, nước thải…)
1.4 Sử dụng phương pháp điểm hòa vốn trong lựa chọn quá trình sản xuất.
Trong khi lựa chọn quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể đứng trước sự lựachọn giữa hai hoặc nhiều quá trình khác nhau Để xác định nên lựa chọn quá trình sảnxuất nào, doanh nghiệp cần dựa vào phương pháp điểm hòa vốn Điểm hòa vốn làmức sản lượng mà ở đó doanh nghiệp có tổng chi phí đúng bằng tổng doanh thu
Khi sử dụng phương pháp này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí bất biến là chi phí đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng…và khôngphụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra
- Chi phí khả biến là khoản chi phí thay đổi theo mức sản lượng sản xuất củadoanh nghiệp
Sản lượng hòa vốn được tính theo công thức:
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT
LIỆU XÂY DỰNG XANH 2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh.
Thông tin cơ bản
Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh.Địa chỉ: Lô 27 Khu công nghiệp Cái Lân, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng NinhĐiện thoại: 0333.619.638; Fax: 0333.619.639
Hiện nay, với đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và dây chuyền thiết bị hiệnđại, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, cungứng các sản phẩm Gạch không nung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các địa phươnglân cận
Công ty cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm gạch không nung đadạng về kích thước và mẫu mã, cùng nhiều tính năng kỹ thuật vượt trội như: cường độchịu lực cao, độ chống thấm cao, tiết kiệm chi phí, tiến độ xây dựng nhanh, thuận tiệntrong thi công Ngoài ra Công ty có thể hợp tác sản xuất theo mẫu đặt hàng cụ thểcủa từng khách hàng
2.2 Thực trạng quá trình sản xuất gạch tại Việt Nam.
2.1.1 Gạch không nung
Trang 8a Khái niệm
Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau nguyên công địnhhình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước màkhông cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằmtăng độ bền của viên gạch Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực
ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng
b Phân loại
- Gạch xi măng cốt liệu
Gạch không nung xi măng cốt liệu (Gạch xi măng cốt liệu) còn được gọi làgạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong cáccốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất, Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung.Trong các công trình thì loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất Loại gạchnày thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80 kg/cm²), tỉ trọng lớn (thường trên 1.900kg/m³), khả năng chống thấm tốt, cách âm cách nhiệt nhưng những loại kết cấu lỗ thì
có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1.400 kg/m³)
Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên pháttriển mạnh nhất Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường,phương pháp thi công Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường
- Gạch bavanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than,vôi bột được sử dụng lâu đời ở Việt Nam Gạch có cường độ thấp từ 30–50kg/cm², chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực
- Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan.Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thứcsản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ,
- Gạch bê tông nhẹ: Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt vàgạch bê tông nhẹ khí chưng áp
- Gạch bê tông nhẹ bọt: Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷtrọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạchnày Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt
Trang 9hoặc khí, vôi, Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 vềcường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800.
- Gạch bê-tông khí chưng áp: (Tên tiếng Anh: Autoclaved Aerated Concrete, viếttắt: AAC) Được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưuđiểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch
do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt,chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung Nó còn được gọi là gạch bê-tôngsiêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng ½ hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nungthông thường
2.1.2 Gạch nung
a Khái niệm
Gạch nung, gạch đỏ hay thường gọi đơn giản là gạch là một loại vật liệu xâydựng được làm từ đất sét nung Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sửdụng cho các công trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm
- Gạch đất nung (gạch gốm truyền thống)
Loại gạch này được tạo ra từ loại đất sét, sau quá trình nung ở nhiệt độ cao thìngười thực hiện phải phơi khô viên gạch có mức độ đúng quy định, tạo thành nhữngviên đỏ cứng và chắc chắn Đặc điểm của loại gạch đất nung truyền thống đó là giáthành rẻ, ứng dụng ở khắp mọi nơi Độ bền của các công trình xây dựng bởi nó là khácao, tuy nhiên điểm trừ là dễ vỡ, hao hụt trong quá trình vận chuyển
Ngoài ra, gạch đất nung còn chịu lực thấp, trong quá trình tạo ra nó thì có thểsinh ra lượng khí độc hại, gây ô nhiễm đến môi trường Về trọng lượng của viên gạchthì khoảng chừng 2kg, khả năng hút ẩm từ 14 đến 18% Sản phẩm gạch sau khi nung
sẽ có kích thước 220 x105 x60 mm đối với gạch 2 lỗ và 80x 80x 180mm đối với gạch
4 lỗ Bên cạnh đó còn có gạch đặc 100, gạch đặc 150, gạch 3 lỗ, gạch 6 lỗ Ứng dụngphổ biến ở công trình nhà ở và công trình công cộng
- Gạch nung trong lò nung
Đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được đưa vàokhuôn (bằng máy hoặc thủ công) để in ra viên Viên đất sét được phơi hoặc sấy chokhô và chất vào lò Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên hoặckhí thiên nhiên được đặt bên dưới lò Lò được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến
Trang 10khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm Lò được tắt và đợi đến khi nguộithì dỡ gạch ra.
Nguyên liệu để nặn gạch thường là đất sét, đá phiến sét, đá phiến sét mềm,canxi silicat, bê tông, thậm chí có những loại "gạch" được làm từ cách đẽo gọt đá khaithác ở mỏ
b Phân loại
- Gạch đặc: Có kích thước thông dụng nhất là 220x105x55, đặc, có màu đỏ hồng hoặc
đỏ sẫm Nó được sử dụng để xây những bức tường có yêu cầu về khả năng chịu lực,chống thấm, vì vậy đa phần người tiêu dùng chọn nó khi làm móng gạch, tường móng,
đố cửa, tường chịu lực, tường bao, tường vệ sinh Gạch đặc có 3 loại và chất lượngcủa nó cũng được giảm dần theo các loại A1, A2, và B Ưu điểm của gạch đặc là khảnăng chống thấm tốt, đảm bảo độ chắc chắn, còn nhược điểm là nặng, đắt hơn gạchrỗng
- Gạch thông tâm (gạch 2 lỗ): Có kích thước thông dụng nhất là 220x105x55, 2 lỗ và
có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm Sử dụng loại gạch này ở những vị trí không chịu đượclực hoặc không có yêu cầu chống thấm Đối với tường bao ngoài người ta có thể sửdụng gạch rỗng kết hợp với gạch đặc Ưu điểm của loại gạch này là nhẹ hơn gạch đặctuy nhiên lại không chịu được lực, chống thấm kém nên nếu sử dụng để làm tường baohoặc tường vệ sinh dễ bị lên nấm mốc
- Gạch rỗng 6 lỗ: Có kích thước thông dụng nhất là 220x105x150, gạch 6 lỗ, màu đỏhồng hoặc đỏ sẫm Cũng giống như gạch thông tâm, loại gạch này thường được sửdụng để xây tại các vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm , hoặclàm lớp chống nóng cho mái Một tên gọi khác của loại gạch này đó là tuynel và trongmột vài trường hợp nó có thể xây được với tường dày 150 Ưu điểm của nó là nhẹ, rẻhơn gạch đặc tuy nhiên lại có nhược điểm là không chịu lực được, treo đồ kém vìkhoan vít hoặc đóng đinh gạch sẽ bị vỡ
2.3 Thực trạng quá trình lựa chọn quy trình sản xuất gạch tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Xanh
2.3.1 Phân loại và lựa chọn quá trình sản xuất.
a Quá trình sản xuất gạch nung Tuynel
Trang 11Đây là kiểu lò nung liên tục với bồng đốt cố định, gạch mộc được chất trên các
xe goong và lần lượt di chuyển qua một buồng đốt cố định Lượng than đá sử dụngdao động từ 70-75kg/viên gạch Nhiên liệu có thể sử dụng là than đá, khí gas, dầu cácloại
Sơ đồ quy trình sản xuất gạch nung Tuynel:
Quy trình cụ thể:
- Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ trại chứa được xúc đổ vàothùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếpliệu Tách đá Nghiền thô Nghiền tinh
- Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn vớithan cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưanguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung)
- Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi đểphơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt
độ khô thích hợp
- Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel) xông, sấytrong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò nung để
Trang 12nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lòcho ra thành phẩm.
- Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứathành phẩm
Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và các sản phẩm được tiêu thụ mạnhtrên thị trường tập trung sản xuất hàng loạt và liên tục trong 1 năm các loại gạch sau:
STT Tên sp Kích
thước(mm)
Độrỗng(%)
Hệ sốQTC
Sản lượng sảnxuất
4 Doanh thu hoạt động 100% công suất 6.273.250
b Quy trình sản xuất gach không nung