1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

140 485 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài “"Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”" ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân t

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Style Definition: 6: Font color: Custom

Color(RGB(37,37,37))

Style Definition: TOC 1

Style Definition: 4: Font: Times New Roman

Bold, Font color: Black, (none), Not Expanded

by / Condensed by , Left

Style Definition: 3: (none), Condensed by

0.15 pt, Left, Indent: First line: 0 cm, Line spacing: Multiple 1.3 li

Style Definition: 2: Font: Bold, Left

Style Definition: 1: Font color: Auto, Line

spacing: Multiple 1.3 li

Formatted: Font: Cambria, 16 pt Formatted: Top: (No border), Bottom: (No

border), Left: (No border), Right: (No border)

Formatted: Font: Cambria Formatted: Font: Cambria, 16 pt Formatted: Font: Cambria

Formatted: Font: Cambria, 16 pt

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THANH TÙNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH,

TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Quốc Oánh

Formatted: Font: Cambria Formatted: Font: Cambria Formatted: Font: Cambria Formatted: Font: Cambria Formatted: Font: Cambria, 16 pt

Formatted: Font: Not Bold Formatted: Centered

Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold Formatted: Font: Cambria, Not Bold Formatted: Font: Not Bold

Trang 4

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆPHÀ NỘI - 2016

Formatted: Font: 5 pt Formatted: Line spacing: single

Formatted: Font: Not Bold

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2016

Tác giả luận vănNgười thực hiện

Phạm Thanh Tùng

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn với đề tài “"Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”" ngoài sự cố gắng nỗ lực

của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Nhà trường, các tổ

chức, các tập thể, cá nhân trong và ngoài huyện cũng như các thầy cô giáo Học viện

Nông nghiệp Việt Nam

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Tiến sỹ

Nguyễn Quốc Oánh – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện Ủy; UBND huyện, Phòng Nội vụ cùng các

phòng ban của huyện Yên Khánh, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ông

Bùi Văn Quang – Trưởng phòng Nội vụ huyện đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè và

đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

luận văn tốt nghiệp của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2016

Tác giả luận vănNgười thực hiện

Phạm Thanh Tùng

Formatted: Font: Not Italic Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Font: Not Bold

Formatted: Font: Not Italic

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cam đoan iii

Lời cảm ơn iiiiii

Mục lục iiiiiiiii

Danh mục chữ viết tắt vivivi

Danh mục bảng viiviivii

Danh mục biểu đồ viiiviiiviii

Trích yếu luận văn viiiviiiix Phần 1 Mở đầu 111

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 444

2.1 Cơ sở lý luận về cán bộ chủ chốt cấp xã 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp xã 6

2.1.3 Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã 7

2.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã 9

2.1.5 Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã 13

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã 18

2.2 Cơ sở thực tiễn 212120

2.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 212120

2.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Việt Nam hiện nay 24

2.2.3 Bài học rút ra sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam 27

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 282828

3.1 Địa điểm nghiên cứu 28

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 30

Formatted: Font: Not Bold

Formatted: Font: Bold

Formatted: Font: Bold

Formatted: Font: Bold

Trang 8

3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 33

3.2.2 Chọn mẫu điều tra 34

3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu 35

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 35

3.2.5 Phương pháp phân tích 35

3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 373737

4.1 Thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 37

4.1.1 Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 37

4.1.2 Khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã 44

4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCCCX 5352

4.1.4 Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ CBCCCX trên địa bàn huyện Yên Khánh 696969

4.2 Quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện Yên Khánh 7271

4.2.1 Quan điểm 7271

4.2.2 Định hướng 727271

4.3 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Yên Khánh 7372

4.3.1 Cấp ủy cơ sở Đảng cần quán triệt và vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Đảng vào địa phương về cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay 7372

4.3.2 Nâng tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã lên cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay 747473

4.3.3 Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã để kịp thời bổ sung nguồn cán bộ chủ chốt trẻ có trình độ cho tương lai 8179

4.3.4 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ 8280

4.3.5 Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã 8987

4.3.6 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ chủ chốt cấp xã.918988

Formatted: Font: Bold

Trang 9

4.3.7 Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã 9491

4.3.8 Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của huyện 959392

4.3.9 Phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể địa phương trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 9693

4.3.10 Tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị và điều kiện làm việc 9794

4.3.11 Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở 979594

4.4 Kiến nghị 9795

4.4.1 Đối với Nhà nước 9795

4.4.2 Đối với địa phương 9796 4.4.3 Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã 9797 Phần 5 Kết luận và kiên nghị 1039698

5.1 Kết luận 96

5.2 Kiến nghị 9798

5.2.1 Đối với Nhà nước 9799

5.2.2 Đối với địa phương 99

5.2.3 Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã 100

Tài liệu tham khảo 108101

Phụ lục 115103104

Formatted: Font: Bold

Formatted: Font: Not Bold

Trang 10

Lý luận Chính trị Mặt trận Tổ quốc Trung học phổ thông

Ủy Ban nhân dân

Xã Hội Chủ Nghĩa

Formatted: Font: Bold Formatted Table Formatted: Font: 12 pt Formatted: Font: Bold

Formatted: Font: 12 pt

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình dân số và người lao động 31

Bảng 3.2 Đối tượng và số lượng mẫu điều tra 34

Bảng 4.1 Số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Yên Khánh 37

Bảng 4.2 Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Yên Khánh 39

Bảng 4.3 Đánh giá CBCCCX về kỹ năng giải quyết công việc 46

Bảng 4.4 Ý kiến của CBCCCX về mức độ khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc 47

Bảng 4.5 Thực trạng các chức danh CBCCCX theo thời gian đảm nhiệm 49

Bảng 4.6 Mức độ nhận thức và sẵn sàng đáp ứng về sự thay đổi công việc trong tương lai 5251

Bảng 4.7 Đánh giá của CBCCCX về công tác đào tạo, bồi dưỡng 5453

Bảng 4.8 Nhận xét, đánh giá của CBCCCX về chế độ chính sách đối với CBCCCX 5655

Bảng 4.9 Lương và phụ cấp đối với CBCCCX năm 2015 5756

Bảng 4.10 Những khó khăn khi thực hiện công tác quy hoạch CBCCCX 5958

Bảng 4.11 Đánh giá năng lực chuyên môn CBCCCX 6362

Bảng 4.12 Đánh giá kết quả giải quyết công việc của CBCCCX 6463

Bảng 4.13 Đánh giá của cán bộ cấp huyện về CBCCCX 6564

Bảng 4.14 Đánh giá năng lực công tác của CBCCCX 6665

Bảng 4.15 Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật CBCCCX 6766

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Mức độ hài lòng của người dân về khả năng giải quyết công việc

của cán bộ chủ chốt cấp xã 48

Biểu đồ 4.2 Thực trạng cán bộ chủ chốt cấp xã phân theo thời gian đảm nhiệm chức vụ hiện tại 49

Biểu đồ 4.3 Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCCCX 50

Biểu đồ 4.4 Đánh giá công tác tuyển dụng, bầu cử CBCCCX 6160

Biểu đồ 4.5 Mức độ đáp ứng công việc hiện tại của CBCCCX 6564

Biểu đồ 4.6 Đánh giá của cán bộ chủ chốt cấp xã về cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc của xã 6867

Trang 13

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là nguồn nhân lực quan trọng ở địa phương là

nền tảng của hệ thống chính trị, là cấp trực tiếp tổ chức, vận động nhân dân thực hiện

chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân, là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước

với nhân dân

Yên Khánh là một huyện đồng bằng của tỉnh Ninh Bình Trong những năm qua

kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực; nông nghiệp phát

triển toàn diện; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật; văn hoá - xã hội có nhiều

tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị ổn định, quốc phòng được tăng

cường, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; năng lực lãnh đạo

của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền ngày một được nâng lên

Với những lý luận và thực tiễn về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, kết hợp với

việc phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã một cách khách

quan trung thực thông qua các phương pháp: Chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra,

phỏng vấn, phân tích so sánh, thống kê mô tả, lấy ý kiến chuyên gia… Kết quả cho

thấy, đa số cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình có

trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị đạt theo tiêu chuẩn nhà nước quy định,

tuy nhiên thực tế cho thấy rằng chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã còn thấp, trình độ

năng lực của đội ngũ này chưa tương xứng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao, khả

năng thích ứng với công việc còn nhiều hạn chế

Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại

huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, các cấp các ngành và địa phương cần thực hiện tốt

một số giải pháp cơ bản sau:

Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển dụng, bầu cử cán bộ, chủ chốt xã Gắn

quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng với sử dụng cán bộ chủ chốt xã Hoàn thiện chế độ, chính

sách đãi ngộ của Nhà nước, của tỉnh đối với cán bộ chủ chốt cấp xã Nâng cao chất

lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ chủ

chốt cấp xã Nâng cao ý thức tự học của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Nâng cao chất

lượng hoạt động các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ Phát huy vai trò của chính

quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị và điều kiện làm việc của xã

Formatted: Line spacing: Multiple 1.3 li Formatted: Font: 12 pt, Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Font: 12 pt, Not Expanded by /

Condensed by

Trang 14

THESIS ABSTRACT

Key staff at commune level is an important human resources locally is the

foundation of the political system, is directly organizing, mobilizing people to

implement the policy of the Party's line and policies and legislation State law, promote

the people's right to mastery, caring people's lives, is a "bridge" between the Party, State

and people

Yen Khanh is a plain district of Ninh Binh province In recent years the

economic - social transformation of many districts with strong, positive; comprehensive

agricultural development; new rural construction achieved outstanding results; cultural -

social progress, people's lives are improving; political stability, strengthened defense

and security is maintained, social order and safety is assured; Capacity of the Party

leadership, effective management of government increasingly been raised

With the theory and practice of key staff at commune level, combined with the

analysis of real quality of key staff commune honest objectively through these

methods: Choose the location study research, sampling surveys, interviews,

comparative analysis, descriptive statistics, expert opinions the results showed that,

the majority of key staff commune, Yen Khanh district, Ninh Binh province has

qualifications and levels of political theory reach state standards prescribed, but reality

shows that the quality of key personnel at commune level is still low, the

qualifications of this team is not commensurate with position, role and tasks assigned,

the ability to adapt to the job is limited

To do a good job of raising the quality of key staff in Yen Khanh commune,

Ninh Binh province, the local levels and sectors should implement some basic solutions:

Innovation and improve the quality of recruitment, election officials and social

key Mounting planning, training for key staff using social Perfecting mode,

remuneration policy of the State, for the province's key officials of the commune

Improving the quality of training commune staff As well the inspection and assessment

of key officials at commune level Raising awareness of the study of key staff at

commune level Improving the quality of work of advisory bodies on the work of

officials Promoting the role of government, the Fatherland Front and mass construction

of key staff xa.Tang level of investment intensity headquarters building, equipment and

working conditions of the commune

Formatted: Font: 12 pt, Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Line spacing: Multiple 1.3 li

Formatted: Font: 12 pt, Expanded by 0.1 pt

Formatted: Font: 12 pt, Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Font: 12 pt, Not Expanded by /

Condensed by

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã) có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội

ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống

Đội ngũ cán bộ cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ cấp xã Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, đặc biệt tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt (CBCC), coi đây là vấn đề mấu chốt, quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”, “Cán bộ là cái gốc của công việc”,

“Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" Nghị quyết Trung ương 6, khoá X xác định: "Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, thể chế hoá và từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

ở cơ sở"

Trong những năm gần đây, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm nhưng chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã (CBCCCX) vẫn chưa đáp ứng được đòi

Trang 16

hỏi của thực tiễn Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX vững vàng

về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình

độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ

lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị

Yên Khánh là một huyện đồng bằng của tỉnh Ninh Bình Trong những năm

qua kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực; văn hóa

xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Đa số

CBCCCX có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự

nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân,

tâm huyết với công việc, trình độ chuyên môn ngày càng đựoc nâng cao Tuy

nhiên, đội ngũ này vẫn bộc lộ những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực,

trình độ trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới Vì vậy, một số cán bộ

gặp khó khăn, lúng túng, thậm chí va vấp, vi phạm trong thực thi nhiệm vụ Bên

cạnh đó, trước tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, một bộ phận CBCCCX có

biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi

phạm dân chủ, tham nhũng, lãng phí Những điều đó đã làm ảnh hưởng không

nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút lòng tin

của nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải đổi mới, nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã

Tại Đại hội Đảng bộ huyện Yên Khánh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020

đã chỉ rõ, nguyên nhân chủ yếu là do sự năng động, sáng tạo của một bộ phận cán

bộ chủ chốt cấp xã, nhất là người đứng đầu tổ chức Đảng ở một số đơn vị còn

hạn chế cả ở tư tưởng, nhận thức và hoạt động thực tiễn Một bộ phận cán bộ

năng lực, phẩm chất yếu, thiếu gương mẫu, chất lượng, hiệu quả giải quyết công

việc thấp Trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực chưa

tích cực, thiếu kiên quyết Chất lượng công tác tham mưu còn hạn chế, còn thiếu

tính chủ động…

Trong bối cảnh trên, cần có một sự nghiên cứu toàn diện về đội ngũ

CBCCCX, để từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả, thiết thực góp phần nâng cao

năng lực đội ngũ CBCCCX huyện Yên Khánh Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến

hành nghiên cứu nội dung: “" Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp xã tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” để làm đề tài luận văn

thạc sỹ Đây là vấn đề cấp bách đối với cấp uỷ, chính quyền của địa phương hiện

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 17

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

- Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã; phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Đối tượng thu thập số liệu là cán bộ công chức cấp xã, cán bộ huyện, quần chúng nhân dân

Trang 18

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm cán bộ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng,

Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình

dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”

(Hồ Chí Minh, 1995a)

Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định:

"Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước”

Luật Cán bộ, công chức là cơ sở pháp lý cơ bản để phân định rõ cán bộ và

công chức, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng

các chính sách đối với cán bộ một cách phù hợp, phát huy được vai trò quan

trọng của đội ngũ cán bộ Việt Nam trong hệ thống chính trị

2.1.1.2 Khái niệm cán bộ cấp xã

Tại khoản 3, Điều 04 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: "Cán bộ xã,

phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu

cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó bí

thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội…"

2.1.1.3 Khái niệm cán bộ chủ chốt cấp xã

* Khái niệm "chủ chốt"

Theo Từ điển tiếng Việt - 2000 của Nhà xuất bản Đà Nẵng, từ "chủ chốt" là

"quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt Cán bộ chủ chốt của phong trào"

(Viện ngôn ngữ học, 2000)

* Khái niệm "cán bộ chủ chốt"

Từ những nội dung trình bày nêu trên, có thể hiểu "cán bộ chủ chốt" là

người có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có tác dụng làm nòng cốt trong

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 19

các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp nhất định; người được giao đảm

đương các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều hành bộ máy thực hiện

chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về

lĩnh vực công tác được giao

Cán bộ chủ chốt là những người đại diện một tổ chức, một tập thể chủ

yếu do bổ nhiệm hoặc bầu cử, giữ một chức vụ trọng yếu trong cơ quan Đảng,

chính quyền (cấp trưởng, cấp phó); trưởng các đoàn thể và là những người chịu

trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về mọi hoạt động của địa phương, đơn vị

hoặc lĩnh vực công tác được đảm nhận

Từ nhận thức đó, đặc biệt theo quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5

khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn;

Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công

chức xã, phường, thị trấn; Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn;

tác giả luận văn đề cập đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc diện Ban

thường vụ Huyện uỷ quản lý của huyện Yên Khánh bao gồm các chức danh sau:

1 Bí thư Đảng uỷ

2 Phó Bí thư Đảng uỷ

3 Chủ tịch Hội đồng nhân dân

4 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

5 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

6 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

2.1.1.4 Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

Hiệu quả công việc phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng CBCCCX Có chủ

trương, chính sách đúng nhưng phải có đội ngũ cán bộ có đầy đủ khả năng để

triển khai thực hiện thì chủ trương, chính sách đó mới đi vào cuộc sống

"Chất lượng" hiểu ở nghĩa chung nhất là "cái tạo nên phẩm chất, giá trị của

một con người, một sự vật, sự việc" (Nguyễn Đăng Dung, 1997) Với cách hiểu

như vậy, chất lượng CBCCCX được xem xét dưới các góc độ sau:

- Chất lượng cán bộ trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có số lượng, cơ cấu hợp

lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Tính hợp lý được biểu hiện sự tinh giản ở mức

tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li

Trang 20

được hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốt công việc được giao, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt và hiệu quả cao nhất Một đội ngũ quá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân lực và do đó thiếu sự thúc đẩy tính tích cực của mỗi cá nhân Tính hợp lý về số lượng biểu hiện ở sự cân đối và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu của công việc, nhiệm vụ đặt ra Cơ cấu hợp lý, đó là sự cân đối giữa các thành phần giai cấp, độ tuổi, giới tính, thế hệ,

- Thứ hai, chất lượng CBCCCX được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy cấp xã

- Thứ ba, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có thể đánh giá qua các giác độ: phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ, năng lực; khả năng hoàn thành nhiệm vụ; cùng với các yếu tố: sức khoẻ, thâm niên công tác, thành phần, dân tộc, giới tính,

Từ những đặc điểm trên, có thể khái niệm: Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp

xã, được đánh giá thông qua các tiêu chí về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng thích ứng, đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao trong các mặt lĩnh vực công tác ở cơ sở

2.1.1.5 Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là sự thay đổi về trình độ, năng lực, kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức của người cán bộ từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện lên hoàn thiện hơn, từ chưa đáp ứng lên đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới của đất nước hay là mức độ đạt chuẩn về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ngày càng tăng lên

Quá trình nâng cao chất lượng CBCCCX luôn luôn gắn bó với những công việc thực tiễn hàng ngày, phù hợp với con người và công việc cụ thể Muốn có được những CBCCCX đảm bảo về chất lượng thì phải có chiến lược cụ thể, rõ ràng

2.1.2 Tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp xã

Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về cán bộ công chức xã, phường thị trấn

- Tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã:

Trang 21

+ Có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương

+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với nhân

dân trong hoạt động công vụ Không tham nhũng và kiên quyết chống tham

nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn

bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, trình độ

chuyên môn phù hợp yêu cầu nhiệm vụ; đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành

nhiệm vụ được giao

+ Phải hiểu được phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn

công tác

- Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ cấp xã:

+ Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ cấp xã làm việc trong các tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của các tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương

+ Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ cấp xã làm việc trong Hội đồng nhân dân,

Uỷ ban nhân dân và tiêu chuẩn của công chức cấp xã, giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ

quy định

2.1.3 Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người thay mặt Đảng, chính quyền, các

đòan thể và các tổ chức chính trị - xã hội, là những người lãnh đạo, quản lý xã

hội đến tận người dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Cấp xã là gần gũi

nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công

việc đều xong xuôi” Như vậy vai trò của cán bộ nói chung, cũng như của đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng là rất quan trọng, họ quyết định sự thành

công hay thất bại của mọi công việc của địa phương

Đối với cấp chiến lược và cấp cơ sở, Đảng ta chỉ rõ: Đây là đội ngũ những

người trực tiếp tham gia hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện thắng lợi

đường lối đó “ Có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng

đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó là vấn

Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Indent: First line: 0.95 cm, Line

spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 22

đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền” (Đảng Cộng sản

Việt Nam năm 1997, Văn kiện HNTU lần thứ 3, BCH TW Khóa VIII, Nxb

CTQG, H, tr 27)

Như vậy, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt

cũng rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Trong đó, đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp chiến lược và cấp xã luôn được Đảng quan tâm, chú ý, vì nó giữ vị trí

khởi đầu và kết thúc của một chu trình lãnh đạo của Đảng

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người trực tiếp phát huy quyền làm chủ

của nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của công nhân, chăm lo đời sống

vật chất và đời sống tinh thần của họ ở cấp xã động viên quần chúng làm tròn

nghĩa vụ đối với nhà nước Ở cấp xã, cuộc sống luôn đòi hỏi phải phát huy vai

trò, sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần làm chủ của nhân dân Nơi đây, những

nhân tố mới xuất hiện ngày càng nhiều trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới,

đó là những mô hình, những kinh nghiệm, sáng kiến, trí tuệ của nông dân trong

sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hóa, xã hội Ở đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp xã là người khởi xướng, chủ trương, thúc đẩy phong trào đồng thời tổ chức

thực hiện nó Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bất cứ lúc nào, ở đâu cũng

rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng và vai trò đó được thực hiện ở các

trách nhiệm sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là cầu nối giữa Đảng với dân

Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là bộ não của địa phương

Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người định hướng sự phát triển và

thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở

địa phương, cơ sở

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã và

đang tiến hành công cuộc đổi mới trên tất cả các mặt và bước đầu thu được

những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa, xã hội có những

tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; tình hình chính trị-xã hội cơ

bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ ngoại giao không

ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế đuợc tiến hành chủ động và đạt

nhiều kết quả tốt Có thể nói, đất nước tuy còn nhiều khó khăn, nhiều nguy cơ và

thử thách, nhưng dân tộc Việt Nam trong lịch sử chưa bao giờ có được cục diện

Trang 23

tốt đẹp như ngày nay Có được những chuyển biến tích cực nói trên là nhờ sự nổ

lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó, đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp xã đã góp phần hết sức quan trọng Đội ngũ ấy tỏ rõ được bản lĩnh

chính trị rõ ràng, độc lập, tự chủ, sáng tạo, đã tổ chức quần chúng tại xã thực hiện

đúng đường lối của Đảng, phát huy sức mạnh của toàn dân, đưa cả nước thoát

khỏi khủng hoảng kinh tế, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Đội ngũ ấy lại

đang gánh vác nhiệm vụ nặng nề với trọng trách và vinh dự lớn lao, lãnh đạo

nhân dân cấp xã giành được những thắng lợi mới trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn

2.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

Đánh giá CBCCCX là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ Đội

ngũ CBCCCX phải được đánh giá một cách khoa học và khách quan trên cơ sở

đó đưa gia các giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ Công tác đánh giá cán

bộ dựa trên một số tiêu chí sau:

* Về phẩm chất đạo đức:

Bác Hồ đã nói "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà

không có tài thì làm việc gì cũng khó" Người cán bộ ngoài việc không ngừng

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn phải trau rồi đạo đức lối sống

Đạo đức là nền tảng, là gốc của con người Có đạo đức cách mạng, có lối sống

giản dị, trong sạch, lành mạnh người CBCCCX sẽ có uy tín, tạo điều kiện hoàn

thành tốt nhiệm vụ

Trong công việc hàng ngày CBCCCX phải tiếp xúc với dân, đòi hỏi họ phải

khiêm tốn, giản dị, trung thực Có như vậy họ mới tạo lập được lòng tin từ phía

nhân dân Trên thực tế đã có những cán bộ có thái độ quan liêu, hách dịch, do

vậy, trở nên xa lánh nhân dân và không được nhân dân tín nhiệm Cũng chính từ

đó mà trong thực thi nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả

công việc

Đảng lãnh đạo không chỉ bằng việc ra các chủ trương, đường lối, chính

sách mà còn lãnh đạo bằng phương pháp là phát huy tính gương mẫu của người

Đảng viên Muốn thế, trước hết, họ phải là những người mẫu mực trong công tác,

lời nói phải đi đôi với việc làm, có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị và

luôn đi đầu trong phong trào ở cơ sở

Trang 24

Đây là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng đối với người cán bộ công chức nói

chung và CBCCCX nói riêng Để trở thành những nhà tổ chức, những người có

năng lực trước hết phải là những người có phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị của người CBCCCX được biểu hiện trước hết là tin tưởng

tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền

với chủ nghĩa xã hội Đó là con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn

Phẩm chất chính trị tốt không phải chỉ thể hiện bằng lời nói, tuyên bố hứa

hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị

quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước Kiên quyết chống lại mọi lệch lạc,

biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái với đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Trong mọi hoàn cảnh dù thuận lợi, khó

khăn người CBCCCX phải luôn giữ vững lập trường quan điểm

Phẩm chất chính trị còn được thể hiện ở sự vận động quần chúng nhân dân

thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước Người CBCC ngoài việc thực hiện

tốt còn phải vận động gia đình, người thân và xóm làng chấp hành pháp luật

* Về trình độ năng lực:

Một người cán bộ để hoàn thành tốt công việc phải có năng lực Năng lực

của người CBCC là khả năng hiện thực hoá chủ trương, đường lối, chính sách,

pháp luật vào trong cuộc sống Năng lực được thể hiện trong hiệu quả công việc

được giao

Lênin rất đề cao trình độ năng lực của người cán bộ Người viết " chỉ dựa

vào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình không thôi thì không thể làm gì

được cả" (V.I.Lênin,1975) Đồng thời, theo người "lòng trung thành được kết

hợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về

tổ chức thì chỉ có lòng trung thành đó mới có thể rèn luyện ra tổ chức lớn"

(V.I.Lênin,1975)

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh "năng lực của con người không phải hoàn toàn

tự nhiên mà có, mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có" (Hồ Chí Minh,

1995a) Năng lực theo Người nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt

động thực tiễn của con người Năng lực được phát triển trong quá tình hoạt động

thực tiễn Người lười biếng, trốn tránh lao động thì năng lực không thể phát triển

Đối với CBCC cấp xã năng lực thường bao gồm những tố chất cơ bản về

đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về trình độ kiến thức pháp

Formatted: Condensed by 0.2 pt

Formatted: Condensed by 0.2 pt

Trang 25

luật, kinh tế, văn hoá, xã hội sự am hiểu đường lối, chính sách của Đảng, của

nhà nước, tạo thành chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý thông tin để giải

quyết các vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý một cách khôn khéo,

minh bạch, hợp lòng dân và phù hợp với pháp luật Năng lực bao gồm:

- Năng lực tư duy lý luận: đó là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của người

CBCC đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận biết nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề

thực tiễn ở cơ sở góc độ lý luận, quản lý Năng lực tư duy lý luận có giá trị định

hướng đúng đắn nhận thức và hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã

- Năng lực tổ chức thực tiễn được biểu hiện ở các khả năng sau:

+ Có khả năng thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến công tác ở cơ sở

một cách nhanh chóng và có hiệu quả, cụ thể, thiết thực

+ Có khả năng đề ra những quyết định có tính chất tình huống cụ thể, chính

xác và có tính khả thi cao Nghĩa là, quyết định được đưa ra phải phù hợp với

điều kiện hiện có, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội

+ Có khả năng tổ chức thực hiện quyết định, tổ chức bộ máy, khả năng thu

hút nhân dân thực hiện nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra

+ Biết tổ chức công tác kiểm tra thực hiện các quyết định để duy trì, điều

chỉnh tiến độ thực hiện quyết định, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để giải

quyết, tìm ra những lệch lạc, sai sót để sửa chữa, đảm bảo quyết định được thực

hiện chính xác, có hiệu quả

- Năng lực sáng tạo, tính quyết đoán:

+ Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc

tinh thần, đặc biệt là tìm ra được con đường mới, cách giải quyết vấn đề mới

trong những tình huống luôn luôn biến đổi ở cơ sở mà không bị gò bó, không bị

phụ thuộc

+ Tính quyết đoán là khả năng phán đoán một cách quả quyết, có những

quyết định nhanh chóng và dứt khoát, không do dự, không rụt rè, không đùn đẩy,

không thoái thác trách nhiệm

- Năng lực làm việc với con người: biểu hiện ở năng lực giao tiếp, đối thoại

với nhân dân Như C.Mác nói "sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi

sự phát triển của tất cả các cá nhân mà nó quan hệ trực tiếp hay gián tiếp"

(C.Mác andvà Ph Ăngghen, 1962)

* Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao: Là năng lực tiềm ẩn nhưng có

Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 26

thể thông qua các dấu hiệu bên ngoài để đánh giá:

Độ tuổi bình quân: với đội ngũ CBCC được trẻ hoá, có sức sống, có khả

năng nắm bắt kịp thời những bước tiến của thời đại, năng động sáng tạo, dám

nghĩ, dám làm là nguồn lực vô cùng quý báu của đất nước ta

Thực tế cho thấy, người ở độ tuổi cao thì sự năng động sáng tạo, nhanh

nhạy bị hạn chế Ở họ thường có tư tưởng an phận, ngại va chạm và họ dễ dẫn tới

bảo thủ, có tư duy theo lối mòn Còn cán bộ trẻ họ có nhiều ưu thế về sức khoẻ,

khả năng tiếp thu nhanh nhạy, nhạy cảm với cái mới giúp họ đáp ứng và hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao Tuy nhiên ở họ lại hay bộc lộ tính nóng vội, chủ

quan và cẩu thả

Như vậy, trẻ hoá đội ngũ CBCCCX không có nghĩa là thay đổi toàn bộ đội

ngũ cán bộ "già" bằng những cán bộ trẻ ngay, mà phải có sự kế thừa, kết hợp và

bảo đảm tính liên tục giữa các thế hệ cán bộ Việc sử dụng nhiều thế hệ cán bộ

một mặt phát huy được các thế mạnh của CBCCCX lớn tuổi, như: kinh nghiệm

công tác, va chạm thực tiễn; sự vững vàng, chín chắn trong hành động, trong

nhận thức; về bản lĩnh chính trị, Mặt khác, hạn chế nhược điểm, uốn nắn lệch

lạc, giáo dục đạo đức phẩm chất đối với cán bộ mới Bác Hồ từng nói " cán bộ

mới, vì công tác chưa lâu, kinh nghiệm còn ít, có nhiều khuyết điểm", " vì vậy,

chúng ta phải biết dùng người, sửa chữa những khuyết điểm của họ, giúp đỡ ưu

điểm của họ", " người ở đời, ai cũng có chỗ xấu, chỗ tốt, khéo sửa chỗ xấu cho

họ" (Hồ Chí Minh, 1995a) thì họ sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác Nhưng

đồng thời, tránh định kiến khi cất nhắc, bố trí cán bộ trẻ, nhất là vào các vị trí chủ

chốt của đội ngũ CBCC cấp xã, nhiều người cho họ là trẻ nên thiếu kinh nghiệm,

uy tín, nhất là chưa có đóng góp gì

- Đội ngũ CBCCCX phải có trình độ kiến thức, sự hiểu biết về quan điểm,

đường lối của Đảng, am hiểu về chính sách, pháp luật của Nhà nước đảm bảo đủ

năng lực để làm việc, đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức và nhân

dân giao phó

Có thể khẳng định, trình độ kiến thức là yếu tố cơ bản góp phần tạo lên chất

lượng CBCCCX nói chung và CBCCCX cấp xã nói riêng Chính nhờ có trình độ

kiến thức, đội ngũ CBCCCX mới tiếp thu và xử lý được công việc tại cơ sở

Trình độ kiến thức của CBCC cấp xã bao gồm:

+ Trình độ văn hoá: CBCCCX cấp xã phải có trình độ văn hoá phổ thông

tối thiểu, đây là một đòi hỏi khách quan vì nó là cơ sở, tiền đề cho việc nhận thức

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.28 li

Trang 27

và tiếp thu các tri thức khác

+ Trình độ lý luận chính trị: là những người triển khai, tổ chức thực hiện

các chủ trương, đường lối, chính sách đòi hỏi đội ngũ CBCCCX phải có trình độ

lý luận nhất định Đồng thời, có trình độ lý luận sẽ giúp CBCC xã có bản lĩnh

chính trị vững vàng, có khả năng nhận thức các quy luật vận động của kinh tế, từ

đó áp dụng vào việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Muốn đảm đương và hoàn thành tốt

nhiệm vụ, ngoài việc phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ

chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, đội ngũ CBCC xã phải có trình

độ chuyên môn nhất định, phù hợp với nhiệm vụ công tác của mình Ngoài ra, để

hoàn thành tốt công việc người CBCC cấp xã còn phải có thêm trình độ, kiến

thức nhất định trong một số lĩnh vực như: kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức

quản lý kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

- Cán bộ chủ chốt cấp xã là những người làm việc, tiếp xúc với nhân dân,

do đó muốn làm được việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao còn phải được

dân tin, dân yêu, dân phục Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "Muốn được dân tin,

dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới Nghĩa là phải siêng năng,

tiết kiệm, trong sạch, chính đáng Nếu không thực hành bốn điều đó, mà muốn

được lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời" Do vậy, để hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao, người CBCC cấp xã phải có phẩm chất đạo đức cách mạng, đó là

"gốc" của con người Bác Hồ thường nói "phải có chính trị trước rồi có chuyên

môn; chính trị là đức, chuyên môn là tài Có tài mà không có đức là hỏng Đức

phải có trước tài" (Hồ Chí Minh, 1995a)

Tóm lại, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có chất lượng là một đội ngũ có

bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và trình độ, năng lực, có khả năng nắm

bắt được những yêu cầu của thời đại, có đủ đức, đủ tài và ý chí để tổ chức thực

hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của

cuộc sống một cách có hiệu quả, nâng cao trình độ văn hoá, dân trí, đời sống vật

chất và tinh thần nhân dân; xây dựng một thiết chế dân chủ, văn minh ở cơ sở

2.1.5 Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

2.1.5.1 Công tác quy hoạch cán bộ

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp

tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 28

cấp, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ

chính trị trong thời gian nhất định Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy

hoạch cán bộ đã được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa

VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước” (năm 1997) Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh: “Quy hoạch cán bộ là một nội

dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp,

chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” (Đảng

Cộng sản Việt Nam, 2001) Có làm tốt quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng

cao chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính liên tục, kế thừa

và phát triển, tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá hiện nay

Trong quá trình thực hiện quy hoạch cán bộ, cần phải chủ động, có tầm

nhìn xa, có quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ cụ thể không chỉ cho

trước mắt mà cho cả thời kỳ tương đối dài Tại Hội nghị lần thứ 6, BCH TW khóa

IX đã kết luận: Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý Đặc

biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có thành tích xuất sắc, những

cán bộ xuất thân từ công nhân, con em công nông, gia đình có công với cách

mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ Trên cơ sở quy hoạch, đẩy mạnh việc

đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn Nâng cao chất

lượng và hiệu quả công tác đào tạo, chú ý bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ

nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, xử lý tình huống, khắc phục những biểu hiện tiêu

cực trong quá trình đào tạo Có kế hoạch cử cán bộ và thanh niên ưu tú đi đào tạo ở

nước ngoài với số lượng và cơ cấu ngành nghề phù hợp, đồng thời khuyến khích

phong trào tự học, tự nâng cao trình độ của cán bộ bằng nhiều hình thức

Dưới sự chỉ đạo của Đảng qua các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW

Đảng khóa VIII, Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị

(khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác quy hoạch cán bộ đã có những bước

chuyển biến rõ nét, đạt được những kết quả thiết thực

Công tác quy hoạch đã đảm bảo tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán

bộ Các cấp ủy và tổ chức Đảng đã có chuyển biến đáng kể về nhận thức, chú ý

hơn đến việc chỉ đạo thực hiện, quan tâm đổi mới nội dung và cách làm quy

hoạch cán bộ theo phương châm “mở” (quy hoạch được tiến hành thật sự dân

chủ, công khai không khép kín trong phạm vi cơ quan, đơn vị mà đã kết hợp giữa

quy hoạch của cơ quan, đơn vị với quy hoạch của cấp trên và cấp dưới, mở rộng

Formatted: Condensed by 0.1 pt

Formatted: Condensed by 0.1 pt

Trang 29

trong phạm vi nhiều ngành, nhiều địa phương) và “động” (quy hoạch một chức

danh cho nhiều người và một người có nhiều chức danh và thường xuyên nhận

xét, đánh giá để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp) Công tác quy hoạch đã thực

hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai, phát huy vai

trò của tập thể cấp ủy và thường vụ cấp ủy; khắc phục được những biểu hiện

thiếu tự tin, ngại khó, làm quy hoạch một cách hình thức, đối phó Trên cơ sở đó

đã coi trọng việc đánh giá cán bộ, có kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng,

từng bước khắc phục tình trạng hẫng hụt, bị động trong công tác cán bộ; tạo thế

chủ động cho việc bố trí nhân sự, đặc biệt trong các dịp bầu cử Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân và đại hội Đảng các cấp

2.1.5.2 Quy định tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp xã

Tiêu chuẩn đánh giá CBCC là một nội dung quan trọng trong công tác cán

bộ Đội ngũ CBCC cấp xã phải được đánh giá một cách khoa học và khách quan

trên cơ sở đó đưa gia các giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ Theo Quyết

định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn

đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn Cán bộ chủ chốt cấp xã phải đáp

ứng những tiêu chuẩn sau đây:

* Tiêu chuẩn chung

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện một cách hiệu

quả chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với

dân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ

chức kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân

dân, được nhân dân tín nhiệm

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, am hiểu quan điểm, đường lối

của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hoá đạt chuẩn

theo quy định, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có đủ năng lực

và sức khoẻ để thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

* Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Tiêu chuyên cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong các tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội do các tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị- xã hội ở cấp Trung Ương quy định

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 30

+ Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong Hội

đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định

2.1.5.3 Tuyển chọn cán bộ chủ chốt cấp xã

Công tác tuyển chọn cán bộ chủ chốt cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng, phải

căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và chỉ tiêu biên chế Hầu hết các cán bộ chủ chốt

cấp xã trước kia đều là cán bộ công chức cấp xã, đã từng được công tác ở nhiểu

vị trí khác nhau của xã, sau đó được lựa chọn để bầu vào các chức danh cụ thể

2.1.5.4 Nghĩa vụ, quyền lợi được hưởng của cán bộ chủ chốt cấp xã

Theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ

Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn

* Nghĩa vụ của cán bộ chủ chốt cấp xã:

- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia

- Tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân Liên hệ chặt chẽ với nhân

dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và

pháp luật của Nhà nước

- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn được giao

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của

cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi

phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước

- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao

- Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó

là trái luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường

hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và

người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của

việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người

ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li Formatted: Line spacing: Multiple 1.32 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 31

* Quyền của cán bộ chủ chốt cấp xã:

- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ

- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

của pháp luật Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

- Được pháp luật bào vệ khi thi hành công vụ

- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn

được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Được hưởng tiền

làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của

pháp luật

2.1.5.5 Bố trí sắp xếp cán bộ chủ chốt

- Việc bố trí, phân công công tác cho cán bộ chủ chốt cấp xã phải bảo đảm

phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ

Cán bộ chủ chốt cấp xã được bố trí công tác ở những vị trí phải thực hiện

định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo quy định của pháp luật

2.1.5.6 Bồi dưỡng, đào tạo

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho

cán bộ chủ chốt cấp xã, bao gồm: trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và

trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp

luật, thái độ tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân

2.1.5.7 Hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị và môi trường làm việc

- Nhà nước bảo đảm trang thiết bị làm việc trong công sở để phục vụ việc

thi hành công vụ; chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao

hiệu quả thi hành công vụ

- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc mua

sắm trang thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài

sản nhà nước

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy

chế quản lý trang thiết bị làm việc trong công sở, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm

2.1.5.8 Kiểm tra, đánh giá cán bộ

Kiểm tra, đánh giá là một khâu trong công tác quản lý CBCCCX, việc đánh

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Trang 32

giá CBCCCX phải căn cứ vào các nội dụng cụ thể sau:

- Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật

của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm

việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách

nhiệm trong công tác; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

- Việc đánh giá CBCCCX được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê

chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm

kỳ, thời gian luẩn chuyển

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá CBCCCX được thực hiện theo quy

định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền

- Căn cứ vào kết quả đánh giá, CBCCCX phân loại đánh giá như sau: Hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng

không còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ

- Kết quả phân loại đánh giá CBCCCX lưu hồ sơ CBCCCX và thông báo

đến CBCCCX được đánh giá

- Cán bộ chủ chốt cấp xã 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn

hạn chế về năng lực hoặc có 2 năm liên tiếp, trong đó 1 năm hoàn thành nhiệm

vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác

- Cán bộ chủ chốt cấp xã 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã

* Một là, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng:

Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều

yếu tố, trong đó có yếu tố đào tạo, bồi dưỡng

Hiện nay, công tác đào tạo - bồi dưỡng chưa thực sự đáp ứng về truyền thụ kiến

thức, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ cấp xã hoàn thành nhiệm vụ

trong giai đoạn cách mạng mới Những bất cập trong đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng

đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Việc đào tạo - bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng

lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ Công tác đào tạo - bồi dưỡng nhiều khi

không gắn với quy hoạch Do đó, tình trạng người cần đi học thì không đi học,

Formatted: Line spacing: Multiple 1.32 li

Trang 33

người không cần đi học lại cử đi học Nhiều cán bộ đi học về không được bố trí

công việc, một số sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cũng đến tuổi nghỉ hưu Như

vậy sẽ gây lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng cán bộ

Việc quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, nhiều khi đào

tạo, bồi dưỡng chỉ để hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao, chưa chú trọng đến

chất lượng đào tạo - bồi dưỡng Có lúc có nơi việc đào tạo - bồi dưỡng là hình

thức tiêu chuẩn hóa cán bộ, chỉ nhằm tích lũy các loại văn bằng, chứng chỉ hơn là

tích lũy kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cấp xã ở trường chính trị tỉnh và trung

tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện là chủ yếu và

rất quan trọng Ở đó cán bộ cấp xã không chỉ được truyền thụ kiến thức văn hoá,

chuyên môn nghiệp vụ mà còn được trang bị những kiến thức về lý luận chính trị,

quản lý nhà nước Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giúp cán bộ cấp xã

hiểu thêm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước mà còn giáo dục

phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ

Tuy nhiên hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo - bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu dạy và học, cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng và chất lượng giảng viên vừa

thiếu lại vừa yếu Do kinh phí hạn hẹp nên hàng năm số lượng cán bộ cấp xã được đào

tạo - bồi dưỡng còn ít trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao

Nội dung chương trình đào tạo - bồi dưỡng dành cho cán bộ chủ chốt cấp xã

còn mang nặng tính lý thuyết, thiên về lý luận, trùng lặp nhiều, chưa đi sâu vào khoa

học chuyên ngành, chưa chú trọng kỹ thuật tác nghiệp hành chính và nghiệp vụ

quản lý nhà nước Chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, kiến thức

nghiệp vụ cần được trang bị để cán bộ cấp xã làm việc thì quá khái lược sơ sài, vì

vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc

Chế độ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự khuyến khích đối với

cán bộ chính quyền cấp xã trong khi họ đi học để nâng cao năng lực trình độ,

nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ để tạo điều kiện về vật chất và tinh thần

khiến họ yên tâp học tập

* Hai là, cơ chế bầu cử

Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã đều thực hiện theo cơ chế: Đảng cử, dân

bầu Do vậy nếu công tác cán bộ không được quan tâm, không làm tốt công tác

nhân sự dễ dẫn đến tình trạng “phân chia” chức vụ mà không chú trọng đến trình

Formatted: Line spacing: Multiple 1.32 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li

Trang 34

độ, năng lực của người được đề cử

Trên thực tế, có nhiều người trúng cử vào các vị trí chủ chốt của chính

quyền cấp xã là do ‘tông to, họ lớn’, là vì anh em họ hàng, thân thích đông đúc

ủng hộ, chứ chưa hẳn là họ có những phẩm chất vượt trội so với những ứng viên

khác Đó là chưa kể đến trình độ dân trí, ý thức và sự tôn trọng của nhân dân địa

phương đối với chính quyền cấp xã Trong chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng

đến kết quả bầu cử, ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính

quyền cấp xã

* Ba là, chế độ chính sách:

Hầu hết các chế độ chính sách về cán bộ của các địa phương trong toàn

quốc đều chú trọng thu hút nhân lực vào làm ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện

hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến cán bộ ở cơ sở Do vậy,

đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vừa yếu lại vừa thiếu Trừ một số cán bộ được

tăng cường từ cấp quận, huyện

Trong khi đó số sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học chưa

có việc làm rất nhiều nhưng do chưa có chủ trương chính sách thu hút phù

hợp nên không bổ sung được lực lượng này vào đội ngũ cán bộ cấp xã Do

vậy, chưa làm thay đổi được cơ cấu trình độ cấp xã

Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức nói chung, cán bộ chủ chốt cấp

xã nói riêng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, từ khâu tuyển dụng, qui hoạch, đào

tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến kiểm tra, giám sát Do vậy, gây ảnh hưởng đến

chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

* Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt

động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã Thông qua công tác này mới có

thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ

Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai

phạm, có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước,

đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, từ đó có kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với những cán bộ chưa

đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế cán bộ yếu kém Tăng cường cán bộ có chất

lượng cho những nơi thiếu ổn định, mất đoàn kết nội bộ

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Trang 35

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ

*Vương quốc Anh

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, Chính phủ Anh đã tiến hành

nhiều biện pháp cải tiến chế độ công chức Năm 1853 thông qua "Báo cáo về

thành lập chế độ công chức thường nhiệm”, trong đó quy định chế độ tuyển dụng

công chức bằng hình thức thi cử công khai tìm người giỏi để sử dụng, việc đề bạt

phải căn cứ vào lý lịch Sau đó, đã nhiều lần vương quốc Anh điều chỉnh, sửa

đổi, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến vấn đề công chức Ví dụ: Năm 1855,

thành lập "Hội đồng phụ trách việc thi cử tuyển công chức" Năm 1944, ban hành

"Luật kiểm tra năng lực, đạo đức" của công chức Năm 1968, Uỷ ban điều tra

công chức đã đưa ra bản báo cáo tổng kết sáu điểm hạn chế chủ yếu, căn bản của

chế độ công chức hiện hành:

- Quá coi trọng và tin cậy nhân viên không có chuyên môn;

- Chế độ phân loại đẳng cấp ảnh hưởng đến việc phát huy khả năng công

tác của mỗi người;

- Chuyên gia quá ít lại không có quyền lực gì;

- Công chức tiếp xúc với xã hội quá ít;

- Đa số công chức thiếu huấn luyện về nghề nghiệp, chế độ quản lý nhân

sự không hoàn thiện;

- Công chức cấp dưới quá dựa dẫm vào công chức cấp trên

Năm 1968 Chính phủ Anh đã quyết định cải cách chế độ công chức Điểm

chủ yếu của cải cách là: tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công

chức, tăng tỷ lệ người giỏi chuyên môn, phá kết cấu kiểu "rộng", xây dựng kết cấu

"chuyên"; Bỏ chế độ cũ về phân loại đối với công chức, bằng chế độ phân loại

mới, chia công chức thành mười loại lớn Làm như vậy, việc sử dụng nhân viên

chuyên môn ngày càng linh hoạt hơn, tận dụng được những người giỏi chuyên

môn, kỹ thuật Dựa trên các nguyên tắc này, Chính phủ Anh đã cho phép mở rộng

tuyển dụng nhân tài, tạo điều kiện nhanh chóng tăng số chuyên gia và nhân viên

khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong đội ngũ công chức

Bên cạnh đó, nước Anh còn là nước áp dụng “chế độ công trạng” để tìm

Formatted: Line spacing: Multiple 1.32 li Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Condensed by 0.1 pt

Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li

Trang 36

nhân tài Cứ mỗi năm công chức phải có báo cáo tổng kết công tác của chính

mình, lãnh đạo ngành căn cứ vào báo cáo và kết quả theo dõi trong quá trình

quản lý công chức để có nhận xét công chức hàng năm Nhận xét này được xem

xét đến trong những lần đề bạt, thăng cấp cho công chức Đồng thời, việc thăng

cấp của công chức còn phải dựa trên cơ sở kết quả thi cử quyết định Như vậy,

cùng với chế độ thi cử, “Chế độ công trạng” đã thúc đẩy tính tích cực của mỗi cá

nhân trong thực thi công vụ, đòi hỏi mỗi công chức phải có nỗ lực cao và thường

xuyên trong công tác mới có thể được thăng chức

* Singapore

Vấn đề cải cách hành chính ở Singapore được đặt ra khá sớm Từ đầu

những năm 1970, Chính phủ đã khuyến khích công chức nên có sáng kiến cải

cách hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Đặc biệt năm 1991, Chính phủ

đề ra chương trình cải cách công vụ mang tên “Nền công vụ thế kỷ 21” Mục tiêu

của chương trình là xây dựng nền công vụ có hiệu quả, hiệu lực, công chức nêu

cao tinh thần liêm chính, tận tuỵ và có chất lượng dịch vụ cao

Trong lĩnh vực cải cách chế độ công vụ, Singapore ưu tiên đầu tư cho việc

đào tạo công chức; đổi mới tổ chức gắn với tạo cơ chế phù hợp; đồng thời nâng

cao chất lượng phục vụ với tiêu chí làm hài lòng khách hàng Để thực hiện mục

tiêu đề ra, chính phủ Singapore đã áp dụng nhiều biện pháp trong đó có các biện

pháp như: Sử dụng bộ quy chuẩn ISO – 9000 (International Standard

Organization) trong bộ máy hành chính, coi đây vừa là công cụ cải tiến lề lối làm

việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công chức Singapore đề ra

chương trình mang tên “Zero – In – Process” nhằm xoá bỏ cách làm việc quan

liêu, nhiều tầng nấc đồng thời đề cao trách nhiệm của bộ máy hành chính Mọi

góp ý, đề xuất của nhân dân về hoạt động của cơ quan hành chính đều được

nghiên cứu, xem xét Các cơ quan hành chính phải thường xuyên rà soát loại bỏ

những quy định không còn phù hợp

Chính phủ Singapore đặc biệt chú trọng đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ công chức, coi đây là giải pháp cơ bản để xây dựng nền công vụ có hiệu quả

Theo quy định, mỗi công chức bắt buộc phải được bồi dưỡng 100 giờ/năm; phải

có kế hoạch tự học tập cho mình trong đó có việc sử dụng 100 giờ quy định, với

60% thời lượng phục vụ cho công việc hiện tại và 40% cho công việc tương lai

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức được áp dụng linh hoạt cho phù hợp với

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 37

từng đối tượng, như đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo mở rộng và đào

tạo bổ sung

* Philippin

Ban công vụ Philippin đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình

quản lý nhân sự thích hợp để giúp cho các công chức nhận thức và phát huy hết

tiềm năng của mình với tư cách cá nhân và tổ chức

Thông qua cơ quan phát triển nguồn nhân lực, Ban công vụ xây dựng các

chính sách, tiêu chuẩn, chương trình, các nguồn lực của đội ngũ công chức Mỗi

cơ quan của chính phủ phải chuẩn bị một kế hoạch phát triển chức nghiệp và

nhân sự để gửi đến ban công vụ, sau đó ban này tổng hợp lại thành kế hoạch

quốc gia làm căn cứ cho các hoạt động phát triển nhân lực trong bộ máy Chính

phủ Kế hoạch này bao gồm các điều khoản về khuyến khích công tác: Đánh giá

thực thi công tác đào tạo tại chức; các học bổng trong và ngoài nước

Các chương trình đào tạo do Ban Công vụ tổ chức bao gồm:

- Chương trình giới thiệu: Chương trình này dành cho những người mới

vào bộ máy Chính phủ

- Chương trình định hướng: Chương trình nhằm cung cấp thông tin cho

các công chức mới vào cơ quan về các chương trình, hoạt động của Chính phủ và

nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của họ

- Chương trình tái định hướng giới thiệu các nghĩa vụ và trách nhiệm

mới, chính sách và chương trình hiện nay cho các công chức đã có thâm niên

nhất định trong công vụ

- Chương trình chuyên môn khoa học, kỹ thuật: Đề cập tới các khóa học

về các lĩnh vực chuyên môn, khoa học và kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức cho

các công chức mới được tuyển dụng vào các cơ quan công vụ trong chức nghiệp

của mình

- Chương trình phát triển nhân viên: gồm các khóa học nhằm duy trì trình

độ năng lực cao về các kỹ năng cho các công chức cấp độ thứ nhất

- Chương trình phát triển quản lý trung cấp: gồm các khóa học dành cho

trưởng các phòng, ban và tương đương về các kỹ năng hành chính và quản lý

nhằm chuẩn bị điều kiện để họ đón nhận những trách nhiệm cao hơn

- Chương trình phát triển thẩm mỹ: nhằm mục đích đề cao các giá trị của

công vụ, làm cho công vụ mang tính lịch thiệp và hiệu quả

Formatted: Line spacing: Multiple 1.27 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Trang 38

- Chương trình phát triển điều hành dành cho các quan chức cấp cao

Các chương trình học bổng bao gồm các hình thức sau:

- Đào tạo thạc sĩ trong nước Học bổng cho công nhân lành nghề

- Chương trình đi nghiên cứu ngắn hạn cho các trưởng phòng, ban, thông

qua quỹ hợp tác phát triển của Canada

2.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn cho thấy, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai

trò quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã, thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, các văn bản quy

phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, ngày 18-3-2002,

“Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị

trấn" Nghị quyết đã chỉ ra những mục tiêu cơ bản là: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở

cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức

dân, không tham nhũng; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng,

giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở Thể chế hóa Nghị

quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều

văn bản, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, như: Pháp

lệnh Cán bộ, công chức (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003); Nghị định số

114/2003/NĐ-CP, ngày 10-10-2003 của Chính phủ, về cán bộ, công chức xã,

phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV, ngày 16-01-2004, của Bộ Nội

vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP; Nghị định số

121/2003/NĐ-CP, ngày 21-10-2003, của Chính phủ, về chế độ, chính sách đối

với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số

34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, ngày 14-5-2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài

chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện Nghị định số

121/2003/NĐ-CP; Quyết định số 106/2007/QĐ-TTCP, ngày 13-7-2007, của Thủ

tướng Chính phủ, về việc xây dựng Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác

đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng

Tây Bắc (giai đoạn 2007 - 2010); Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày

05-12-2011, của Chính phủ, về công chức xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn số

Formatted: Line spacing: Multiple 1.33 li

Trang 39

2788/HD-BNV, ngày 29-7-2011, của Bộ Nội vụ, về công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số

1956/QĐ-TTg; Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, về chức trách, tiêu chuẩn cụ

thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Những văn bản

trên là cơ sở pháp lý quan trọng để làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức cấp xã Đặc biệt, Luật Cán bộ công chức (năm 2008) lần đầu tiên đã

dành riêng một chương quy định về cán bộ, công chức cấp xã Điều này góp

phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo đúng tinh thần

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX Và gần đây nhất, Dự án thí điểm

tuyển chọn 600 trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã tại 62 huyện nghèo trong cả nước;

Đề án tuyển chọn 500 trí thức trẻ về các xã tham gia phát triển nông thôn miền

núi giai đoạn 2013 - 2020; Kết luận số 86-KL/TW, mục tiêu đến năm 2020 thu

hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ vào các lĩnh

vực công tác của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung

ương đến địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa

đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức cấp xã theo chủ trương của Đảng (Trần Thị Hạnh, 2015)

Theo thống kê của Bộ Nội vụ về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tính đến tháng

6-2013, cho thấy:

Hiện nay, nước ta có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm

1.567 phường, 597 thị trấn và 9064 xã, với tổng số 145.112 cán bộ chuyên trách

cấp xã Trong đó, số cán bộ người dân tộc thiểu số là 27.571 người (chiếm 19%);

số cán bộ nữ là 24.959 người (chiếm 17,2%) Về trình độ chuyên môn, số cán bộ

chưa qua đào tạo có 45.071 người (chiếm 31,06%); số có trình độ sơ cấp là 9.375

người (chiếm 6,46%); trung cấp là 52.429 người (chiếm 36,13%); cao đẳng là

6.095 người (chiếm 4,20%) và đại học là 32.142 người (chiếm 22,15%) Về trình

độ lý luận chính trị, số chưa qua đào tạo là 25.336 người (chiếm 17,46%); số có

trình độ sơ cấp là 23.639 người (chiếm 16,29%); trung cấp 89.244 người (chiếm

61,5%) và cao cấp là 6.893 người (chiếm 4,75%)

Số liệu thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ

cán bộ cấp xã nhìn chung thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ,

công chức các cấp Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt nghiệp

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li Field Code Changed

Field Code Changed

Trang 40

trung cấp chiếm đại đa số (36,13%) Đó là thống kê trên văn bằng, chứng chỉ còn

trong thực tế, không ít cán bộ cấp xã chỉ ở trình độ "cầm tay chỉ việc", nên khi

tham mưu trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính còn nhiều

lúng túng, dẫn đến sai phạm gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân Chăn nuôi,

trồng trọt là công việc chính ở nông thôn nhưng nhiều người trong đội ngũ này

không am hiểu về kỹ thuật nông nghiệp không tham mưu được cho sự phát triển

kinh tế - xã hội ở địa phương

Với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị như vậy, đội ngũ

cán bộ cấp xã đang gặp phải những thách thức lớn trước đòi hỏi phát triển kinh tế

- xã hội ở nông thôn hiện nay Trong khi đó, lực lượng đông đảo sinh viên tốt

nghiệp đại học, được đào tạo cơ bản thì không được tuyển dụng, dẫn đến tình

trạng, nguồn lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa thừa, lại vừa thiếu

Trong những năm gần đây, việc đào tạo - bồi dưỡng cán bộ cấp xã theo

hướng chuyên sâu và theo chức danh như bồi dưỡng kỹ năng cho chủ tịch ủy ban

nhân dân xã, đào tạo - bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn, tin học, tiếng

dân tộc thiểu số , cho cán bộ cấp xã được đẩy mạnh So sánh với số lượt cán bộ

cấp xã được cử đi học trong những năm vừa qua với tổng số vào khoảng trên

250.000 người thì tỷ lệ cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đạt tỷ lệ

thấp Hơn nữa, nếu phân tích kỹ và chia theo các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng thì

số lượng cán bộ cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản

lý nhà nước, tin học, là rất hạn chế, tỷ lệ cán bộ cấp xã có bằng cấp được tiêu

chuẩn hóa đối chiếu theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa

IX và các quyết định được nêu, đối với mỗi loại cán bộ với từng vùng miền cho

đến nay vẫn chưa đạt

Tỷ lệ cán bộ có bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin

học, những nội dung kiến thức rất cần đối với cán bộ, công chức cấp xã trong

việc thực thi nhiệm vụ trong tình hình hiện nay là không cao Số có trình độ sơ

cấp hoặc chưa qua đào tạo vẫn còn khá nhiều

Bên cạnh số lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu, những

kiến thức trang bị cho người đi học cũng còn hạn chế chưa sát với đối tượng Do

vậy hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã không cao

Trình độ, năng lực của cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu

nhiệm vụ của tình hình mới

Formatted: Line spacing: Multiple 1.35 li

Formatted: Not Expanded by / Condensed by

Ngày đăng: 21/04/2017, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w