Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp vớ
Trang 1
1 TÊN ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3
2 ĐẶT VẤN ĐỀ:
2.1 Tầm quan trọng của đề tài:
Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội
Ở bậc tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới
2.2 Thực trạng:
Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào Chính vì vậy nên các giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh”
2.3 Lí do chon đề tài:
Trang 2
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,… để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi
đã chọn đề tài về “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3”
2.4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Học sinh lớp 3
3 CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực , chủ động trong cuộc sống hằng ngày Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các
em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các
em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp
3.1.Kỹ năng sống là gì?
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được
sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao
- Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục:
Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết
định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…;
Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việcvà nhiệm vụ như kỹ năng
đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm ;
Trang 3
Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng,
kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;
Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng
định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;
- Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm
lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày
Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống
Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả… Nói các khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng
Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Vì vậy, kỹ năng sống của mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc Kỹ năng sống mang tính cá nhân bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân Mặt khác kỹ năng sống có tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của
sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợpvới những kỹ năng sống ấy Ví dụ: kỹ năng sống của những người sống ở những vùng miền khác nhau có sự khác nhau…
3.2 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ:
- Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ
và tâm hồn Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển
Trang 4
tốt “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại
“tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển” Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm, tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,
- Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh
có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp, không ít những tình huống dở cười, Các dạng hoạt động của trẻ em được thực hiện trong các quan hệ: Trẻ em – Gia đình; Trẻ em - Đồ vật; Trẻ em – Nhà trường; Trẻ em – Xã hội
Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người – người Ở tiểu học và ở học sinh lớp 3, do uy tín của người thầy giáo các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình ở trường các
em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách
và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
4 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua nhiều năm theo dõi, là giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường TH Đỗ Văn Quả, tôi thấy thực tế của vấn đề này là:
4.1 Về giáo viên:
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên
Trang 5
chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh
4.2 Về học sinh:
- Một số học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau
- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy
4.3 Về Phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm
4.4 Về nhà trường.
Trường TH Đỗ Văn Quả là một trường thuộc xã vùng B của huyện, cách trung tâm huyện, trường có một điểm trường lẻ, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Năm học 2014-2015, nhà trường có 10 lớp với tổng số 255 học sinh Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình Và đặc biệt chú trọng
đến việc " Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh Nhà trường coi đây là một trong
những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Chính
vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua
Trang 6
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh
Trong quá trình thực hiện cũng gặp những khó khăn nhất định:
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh
- Một số học sinh lười tham gia các hoạt động đoàn thể; cách ứng xử trong giao tiếp còn hạn chế
- HS lười hoạt động, tính tự giác chưa cao
Từ những thực trạng trên đây, thì việc " Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong
học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
" Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3"
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3
nói riêng, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
Các giải pháp tổ chức thực hiện việc “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ”
5.1 Bám sát nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động giáo dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác
và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống Những nội dung này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh cấn:
Trang 7
- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể của từng môn học
- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục
- Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc
5 2 Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống:
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống
Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh :
+ Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho các em
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó
+ Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi Thay đổi hành vi của một con người
Trang 8
đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình
+ Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống
Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của giáo dục
5.3 Phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu,
nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên Bản chất của hoạt động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống có thể giúp học sinh sống một cách an toàn , khoẻ mạnh
có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách
là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng
tự nhiên và xã hội Như vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thực sự cần thiết
Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh
Chúng ta có thể thấy rằng giáo dục kỹ năng sống là điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học điều này càng cần thiết vì các em đang ở lứa tuổi bắt chước người lớn Giáo dục kỹ năng sống
là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, phù hợp với đặc điểm tâm
Trang 9
sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh, hoạt động của từng loại đối tượng cụ thể Việc giáo dục kỹ năng sống trong trường học có thể tiến hành theo những phương án sau:
1 Xây dựng giáo dục kỹ năng sống đưa vào chương trình giảng dạy của từng giáo viên
2 Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học có ưu thế và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường
3 Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, vào các hoạt động giáo dục khác
4 Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè
5 Tổ chức hoạt động ngoại khoá chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho HS”, tạo cho HS một sân chơi để HS được thực hành kỹ năng sống, được giao lưu, được tư vấn về kỹ năng sống để hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh được nâng lên gắn liền với thực tế cuộc sống
6 Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá, ; thông qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động
7 Giáo viên không chỉ nhằm hình thành những khái niệm khoa học, cách làm việc trí óc mà còn hướng dẫn tới sự tạo dựng phát triển các nhân cách của học sinh Đặc biệt trẻ tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các thầy giáo, cô giáo Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn kỹ năng sống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo
8 Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, ; biết lựa chọn phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.); qua các hoạt động học tập, học sinh được rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp,
Trang 10
tư duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác trong nhóm, kỹ năng xử lý tình huống,
9 Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, lao động
10 Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể (Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh)
6.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
- Trong thời gian công tác tại trường TH Đỗ Văn Quả tôi đã điều tra nghiên cứu và thử áp dụng thực tế Kết quả cho thấy HS ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp
- Khảo sát lớp 3 năm học 2014-2015: Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm Khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết học
TSHS
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách
ra khỏi nhóm
- Khảo sát lớp 3 năm học 2014-2015: Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá HS:
TSHS
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể Biết cách ứng xử hài hoà khá phù
hợp
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
7 PHẦN KẾT LUẬN