Xu thế hiện nay trên toàn thế giới là hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Xã hội phát triển không ngừng, khoa học kỹ thuật ngày càng vượt bâc, mỗi phút trôi qua lại có thêm nhiều phát minh mới ra đời. Bắt nhịp cùng xu thế ấy, một đòi hỏi mang tính bắt buộc của các doanh nghiệp đó là phải quảng bá hình ảnh của bản thân, thương hiệu của mình đến với khách hàng, để qua đó tận dụng mọi nguồn lực nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, của đối tác để từ đó đạt được những mục tiêu đã đề ra trước đó của doanh nghiệp
Trang 1MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Xu thế hiện nay trên toàn thế giới là hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế Xã hộiphát triển không ngừng, khoa học - kỹ thuật ngày càng vượt bâc, mỗi phút trôi qualại có thêm nhiều phát minh mới ra đời Bắt nhịp cùng xu thế ấy, một đòi hỏi mangtính bắt buộc của các doanh nghiệp đó là phải quảng bá hình ảnh của bản thân,thương hiệu của mình đến với khách hàng, để qua đó tận dụng mọi nguồn lực nhằmthu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, của đối tác để từ đó đạt được nhữngmục tiêu đã đề ra trước đó của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, thị trường Đà Nẵng ngày càng phát triển, trở thành
“mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều doanh nghiệp đến hoạt động và mở rộng thịtrường Việc cạnh tranh giữa các công ty quảng cáo cũng ngày càng trở nên gay gắt.Theo thống kê, hiện nay có trên 300 công ty quảng cáo - truyền thông lớn nhỏ trong
và ngoài nước hoạt động thương xuyên, được phân bổ trên khắp mọi miền đất nước.Các công ty quảng cáo nước ngoài đó có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.Những tên nổitiếng trên thế giới như Ogilvy, Leo Burnet, Bates… đã khẳng định kinh nghiệm vàkhả năng của họ
Chính sách sản phẩm có thể coi là điểm mấu chốt trong chiến lược kinh doanh
và chiến lược marketing, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt độngkinh doanh của một doanh nghiệp.Bên cạnh đó, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường
vô cùng phong phú, đa dạng về mẫu mã, chất lượng ngày càng được nâng cao.Đểtồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và tìm kiếm sản phẩmmới để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi và tăng cao của thị trường.Chính vìvậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chính sách sản phẩm phù hợp với thịtrường
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách sản phẩm đối với doanhnghiệp, là một sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Tổng hợp với những
kiến thức được trang bị trong nhà trường cùng với một quá trình thực tập tại Công
ty TNHH GOLDSUN GROUP và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS Nguyễn Huy Tuân nên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công ty TNHH GOLDSUN GROUP”
Trang 22 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Vận dụng lý luận về Marketing, đặc biệt là chính sách sản phẩm Kết hợpvới quá trình nghiên cứu thực tiễn chính sách sản phẩm tại Công ty Từ đó rút ra bàihọc kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi nhằmhoàn thiện chính sách sản phẩm tạiCông ty TNHH GoldSun Group
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản xoay quanh chính sách sản phẩm đểlàm tiền đề cho việc tìm hiểu thực trạng và đề ra những giải pháp hợp lý
- Phân tích, đáng giá thực trạng thực tế tại Công ty TNHH GoldSun Group,
từ đó nêu ra ưu điểm và mặt hạn chế của Công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công tyTNHH GoldSun Group
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng vềchính sách sản phẩm tại Công
ty TNHH GoldSun Group
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài này emchỉ tập trung vào nghiên cứu, làm rõ chính sách sản phẩm tại Công ty TNHHGoldSun Group Các bảng số liệu phục vụ khảo sát trong đề tài được thu thập trong
3 năm từ năm 2014 đến hết năm 2016
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học:Chuyên đề đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chính
sách sản phẩm tại Công ty TNHH GoldSun Group
Về thực tiễn:Chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về chính sách
sản phẩm, mô tả sự vận dụng lý luận vào thực tiễn trong công tác triển khai và thựchiện chính sách sản phẩm từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sáchsản phẩm tại Công ty TNHH GoldSun Group
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 3Về phương pháp luận:Chuyên đề được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic
Về phương pháp kỹ thuật:Chuyên đề đã sử dụng kết hợp các phương pháp như
thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp kết quả và tham khảo ý kiến chuyên gia….Nhằm làm rõ lý luận và thực trạng về chính sách sản phẩm tại Công ty TNHHGoldSun Group
Trang 4CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM
- Sản phẩm theo quan điểm Marketing có nội dung rộng hơn Theo định nghĩanày, sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình (ô tô, quyển sách ) và
vô hình là các dịch vụ (ngân hàng, du lịch,…), bao hàm cả những yếu tố vật chất vàphi vật chất Ngay cẩ trong những sản phẩm hữu hình thì cũng bao hàm cả các yếu
tố vô hình
- Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước
muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mau sắm,
sử dụng hay tiêu dùng Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, địa điểm, những tổchức, những suy nghĩ Sản phảm là tập hợp những đặc tinh và thuộc tính mà nhà sản
xuất thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng Nói cách khác sản phẩm là bất cứ
thứ gì có thể đưa vào một thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, sự chấp nhận,
sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hoặc một nhu cầu.
- Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hay phi vật chất, baogồm hàng hóa, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sựhứa hẹn thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể
- Với quan đểm Marketing hiện đại, sản phẩm có cấu trúc từ 3 lớp:
Trang 5đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định Chính sách sản phẩm bao gồm toàn bộcác giải pháp định hướng cho việc phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luônthích ứng với thị trường, đáp ứng cầu thị trường trong thời kỳ chiến lược xác định.
1.1.2 Phân loại sản phẩm
Việc phân loại sản phẩm rất cần thiết cho nhà quản trị Marketing để trợ giúptrong việc lập kế hoạch Marketing Nói chung, các sản phẩm thường được phân loạitheo hai tiêu thức cơ bản sau: Mục đích sử dụng hay hành vi mua của khách hàng;mức độ hoàn thành hay sự chuyển đổi vật chất Trong đó, phân loại sản phẩm theohành vi mua hàng hay cách người tiêu dùng suy nghĩ và hành động mua có ý nghĩaquan trọng đối với hoạt động marketing
Phân loại theo mức độ hoàn thành của sản phẩm:
- Các sản phẩm nông nghiệp và vật liệu thô:
Những sản phẩm này được gieo trồng hay khai thác từ đất đai hay biển nhưquặng sắt, lúa mì, cát… Nói chung, những sản phẩm này là đồng nhất được đembán với số lượng lớn, có giá trị thấp
+ Các bộ phận hay các linh kiện để chế tạo ra các thành phẩm khác
+ Các sản phẩm dùng để vận hành các hoạt động kinh doanh nhưng khôngtrở thành một bộ phận của sản phẩm hoàn thành
Phân loại sản phẩm theo thói quen và hành vi mua:
- Các sản phẩm tiêu dùng được mua và sử dụng thường xuyên với những cốgắng tối thiểu như lương thực, thực phẩm…
- Các sản phẩm mua có suy nghĩ như các vật dụng mua không thường xuyên
và người tiêu dùng quyết định mua sau khi đã xem xét so sánh giữa các sản phẩmcủa doanh nghiệp
Trang 6- Các sản phẩm đặc biệt, chúng có sự nổi trội về khía cạnh nào đó do vậyngười tiêu dùng phải cố gắng đặc biệt để mua được.
- Các sản phẩm mua ngẫu hứng, chúng không được người tiêu dùng chú ý tìmmua nhưng khi nhìn thấy sản phẩm hoặc được người bán giới thiệu họ có thể nghĩđến việc mua nó
- Các sản phẩm mua thụ động Đây là những sản phẩm người tiêu dùng khôngbiết hoặc không bao giờ chủ động nghĩ đến việc mua chúng, nhưng những sản phẩmnày lại có giá trị tiềm năng rất lớn đối với người tiêu dùng như các sản phẩm bảo hiểm
- Nó là nền tảng của 4P, giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng đầu
tư, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng và người tiêu dùng, hạnchế tối đa rủi ro, thất bại cho doanh nghiệp; từ đó đưa ra những chỉ đạo thực hiệnhiệu quá các P còn lại trong Marketing Mix
- Tiến bộ khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển ứng dụng cho sản xuất làm
giảm chu kỳ sống của sản phẩm do tốc độ thay thế sản phẩm nhanh
- Cường độ của cạnh tranh tăng là cho chu kỳ sống của sản phẩm rút ngắn do
đổi mới và phát triển sản phẩm liên tục
1.1.4.3 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Trang 7Hình 1.1: Các giai đoạn trong chu kỳ sổng của sản phẩm
Giai đoạn 1 (Giai đoạn giới thiệu): Sản phẩm mới bắt đầu xuất hiện trong thị
trường, thường tập trung vào nhóm khách hàng khai phá và có khả năng chi trả.Trong giai đoạn này, mức giá của sản phẩm có xu hướng cao do tốn chi phí xâydựng kênh phân phối, chiêu thị… và chi phí thu hồi lại sản phẩm (lỗi sản xuất, chấtlượng không đảm bảo…), mức tiêu thụ sản phẩm còn thấp Vì vậy, mức tăng doanh
số sẽ rất chậm, dẫn đến lợi nhuận có thể là âm hoặc rất thấp.Tuy nhiên, doanhnghiệp sẽ có ít đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn này
Giai đoạn 2 (Giai đoạn tăng trưởng/phát triển/chín muồi): Lúc này, mức
tiêu thụ sản phẩm tăng, doanh số sẽ bắt đầu tăng lên nhanh chóng, chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm giảm nhờ tích lũy kinh nghiệm Bên cạnh đó,đối thủ cạnhtranh mới sẽ xâm nhập vào thị trường để tìm kiếm cơ hội
Giai đoạn 3 (Giai đoạn bão hòa/trưởng thành): Trong giai đoạn này, khối
lượng sản phẩm tiêu thụ đạt đến đỉnh cao, sau đó chững lại và bắt đầu giảm xuốngcùng với mức giảm lợi nhuận Chi phí tăng do xúc tiên quảng cáo, tăng cường mốiquan hệ với giới làm ăn và với khách hàng Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũngtrở nên gay gắt.Hàng cung cấp lớn hơn nhu cầu tiêu thụ.Mục tiêu chính của doanhnghiệp trong giai đoạn này chính là giữ chân được khách hàng
Giai đoạn 4 (Giai đoạn suy thoái):Sau một thời gian có mặt trên thị trường
hầu hết các sản phẩm và nhãn hiệu sẽ giảm dần doanh số bán Doanh số sụt giảm có
Trang 8khách hàng, sự cạnh tranh ngày càng tăng lên Tình trạng su thừa năng lực sảnphẩm, giá cả sản phẩm ngày càng giảm xuống kéo theo sự suy giảm nhanh chóngcủa lợi nhuận.
1.2 Nội dung về hoàn thiện chính sách sản phẩm
1.2.1 Hình thức, mẫu mã sản phẩm
- Hình thức, mẫu mã của sản phẩm là yếu tố bên ngoài, tác động trực tiếp đến
khách hàng và người tiêu dùng Thông thường, khách hàng sẽ bị thu hút bởi nhữngsản phẩm có hình thức, mẫu mã đa dạng, độc đáo, phù hợp với mọi không gian
- Hình thức của sản phẩm cần nổi bật thông tin mà doanh nghệp truyền tải
trong đó Bên cạnh đó, hình thức, mẫu mã sản phẩm cần phải đáp ứng được cácđiều kiện, yêu cầu về văn hóa, tránh vi phạm đến thuần phong mỹ tục tại vùng miềnhay quốc gia đó
- Với đặc thù của doanh nghiệp là hoạt động trong ngành truyền thông quảng
cáo, hình thức, mẫu mã sản phẩm là điều vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng nhiềuđến quyết định lựa chọn doanh nghiệp hay không của khách hàng
1.2.2 Chất lượng sản phẩm
- Trên thế giới hiện nay có rất niều quan điểm, định nghĩa thế nào là chất
lượng của một sản phẩm Tùy thuộc đứng dưới góc độ của doanh nghiệp, người tiêudùng, nhà sản xuất… mà có từng khái niệm chất lượng khác nhau Có thể hiểu chấtlượng sản phẩm là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có nhằm đáp ứng từnhu cầu từ khách hàng đến nhu cầu của chính doanh nghiệp đó
- Theo tiêu chuẩn số 8402-86 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO) và tiêu chuẩn
số TCVN 5814-94 (Tiêu chuẩn Việt Nam): “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính củamột thực thể, một đối tượng; tạo cho chúng khả năng thỏa mãn những nhu cầu đãnêu ra hoặc tiêm ẩn”
- Theo Philip B Groby cho rằng: “Chất lượng là sự phù hợp với những yêu
cầu hay mặc định nhất định”
- Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ thuật,
công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sanh được, nó phản ánhgiá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêudùng khi sử dụng sản phẩm
Trang 9- Đi kèm theo hình thức, mẫu mã sản phẩm là chất lượng Nếu nói hinh thức,
mẫu mã là cách thu hút khách hàng biết đến doanh nghiệp thì chất lượng chính làcách để khách hàng tin tưởng doanh nghiệp để quay lại nhiều lần và giới thiệu chonhiều người biết đến doanh nghiệp Từ đó tạo sự uy tín, nâng cao thương hiệu củadoanh nghiệp, đem doanh nghiệp ngày càng phát triển
- Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm lại bị giớihạn bởi công nghệ và các điều kiện kinh tế - xã hội khác
- Do đó, chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường được coi là hệ thống
những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những thông số có thể đođược hoặc so sánh được và phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuậthiện tại, thỏa mãn được nhu cầu nhất định của xã hội
1.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm
1.2.3.1 Khái niệm
- Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình cải biên, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm
từ những sản phẩm sẵn có, đồng thời cải biên và nhập ngoại nhiều loại sản phẩmcùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã tử những sản phẩm thô đến sảnphẩm thông qua chế biến
1.2.3.2 Phân loại
- Đa dạng hóa hàng ngang: Tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thị
trường đang tiêu thụ, khách hàng hiện có với những sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà
về mặt công nghệ không liên quan đến nhau
- Đa dạng hóa hàng dọc: Bổ sung các loại hình hoạt động kinh doanh mới,
không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp
- Đa dạng hóa đồng tâm: Hướng đến thị trường mới với các sản phẩm hay dịch
vụ mới nhưng có liên hệ với nhau về mặt công nghệ, marketing hay các sản phẩm,dịch vụ hiện tại
1.2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến đa dạng hóa sản phẩm
- Cạnh tranh giữa các đối thủ trong và ngoài ngành ngày càng gay gắt buộc
doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị trường và có thể cạnhtranh lại với các đối thủ
Trang 10- Sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng,
đầu giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm
- Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ - kỹ thuật mới, tạo cơ hội
tiềm năng cho doanh nghiệp
1.2.3.4 Lợi ích của đa dạng hóa sản phẩm
- Phân tán rủi ro cho doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội phát triển và mở rộng thị trường.
- Cơ hội tiếp cận công nghệ - kỹ thuật tiên tiến.
1.2.4 Phát triển sản phẩm mới
1.2.4.1 Khái niệm
- Sản phẩm mới là một bộ phận sống còn trong chiến lược tăng trưởng và cạnh
tranh của hãng Không nhà sản xuất nào có thể tồn tại mà không phát triển sảnphẩm mới Thông thường trên 50% lượng bán của các công ty là thu được từ cácsản phẩm được giới thiệu trong vòng 10 năm
- Hiện nay có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về sản phẩm mới Đứng trên góc
độ của doanh nghiệp, sản phẩm mới là tất cả những sản phẩm lần đầu tiên được sảnxuất và đưa ra thị trường của doanh nghiệp
- Theo quan điểm Marketing, sản phẩm mới có thể là sản phẩm mới hoàn toàn,
hoặc sản phẩm đã được cải tiến từ những sản phẩm đã có trước đó hay kết quảthông qua hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm của doanh nghiệp
1.2.4.2 Phân loại sản phẩm mới
- Sản phẩm mới về nguyên tắc: Sản phẩm lần đầu tiên được doanh nghiệp đưa
ra thị trường mà trước đó chưa hề có sản phẩm tương tự
- Sản phẩm mới về nguyên mẫu: Là sản phẩm lần đầu tiên đươc sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp nhưng trên thị trường đã có sản phẩm tương tự
- Sản phẩm mới cải tiến: Sản phẩm mới ra đời trên cơ sở cải tiến các sản phẩm
hiện tại của doanh nghiệp
Trang 11Tìm ra những ý
tưởng mới đánh giá ý tưởng Chọn lọc và
mới
Kế hoạch dự án
Phát triển sản phẩm
Kiểm tra trên thị trường
Thương mại
hóa sản phẩm
1.2.4.3 Tiến trình nghiên cứu triển khai sản phẩm mới
Hình 1.2: Tiến trình nghiên cứu khai thác sản phẩm mới
Bước 1: Hình thành ý tưởng
Mọi sản phẩm đều bắt đầu từ ý tưởng Nhưng không phải mọi ý tưởng sảnphẩm mới đều có giá trị hay tiềm năng thành công về mặt kinh tế và thương mạinhư nhau Một số tính toán chỉ ra rằng phải có khoảng 60 – 70 ý tưởng mới có thểchọn được một ý tưởng để phát triển sản phẩm mới thành công Đây là một con sốtrung bình nhưng nó làm rõ thực trạng rằng tỉ lệ không thành công trong các ýtưởng sản phẩm mới là rất cao Về mặt tiền bạc mà nói, thì đến ¾ số tiền cho pháttriển sản phẩm mới tạo ra những sản phẩm mới không thành công
Vấn đề đặt ra trong giai đoạn này là phải đảm bảo có sẵn mọi ý tưởng sảnphẩm mới để công ty có thể xem xét và đánh giá, ở đây bao gồm cả sự sẵn có củacác nguồn lực cho các ý tưởng sản phẩm mới và chuyển được những ý kiến này chonhững người ra quyết định phù hợp để xem xét
Sự ủng hộ của các nhà quản trị cấp cao sẽ tạo ra môi trường kích thích các ýtưởng sản phẩm mới Cơ quan quản lý cấp cao mà không sẵn sàng chịu rủi ro thì sẽngăn cản các hoạt động đổi mới hay tạo ra sản phẩm mới Các nhà quản trị cấp caocần tạo điều kiện cho các ý tưởng mới xuất hiện theo hướng tập trung vào đáp ứngcác nhu cầu của thị trường
Lúc này doanh nghiệp có thể thông qua nhiều nguồn khác nhau để tiềm kiếmthông tin, ý tưởng do sản phẩm mới của mình
Trang 12- Từ lực lượng bán:
+ Hiểu biết về nhu cầu người tiêu dùng
+ Các đòi hỏi của người tiêu dùng hay từ ước muốn tương lai
+ Hiểu biết về ngành và về cạnh tranh
- Nghiên cứu và kỹ thuật:
+ Ứng dụng của nghiên cứu cơ bản
+ Các suy nghĩ ban đầu hay sáng tạo
+ Kiểm tra hoạt động hiện tại và hồ sơ hoạt động
+ Các phát hiện bất ngờ
- Các nguồn lực khác của công ty:
+ Các gợi ý từ công nhân
+ Tận dụng các sản phẩm hỏng hay phế liệu
+ Các cuộc nghiên cứu thị trường đặc biệt
- Các nguồn lực bên ngoài:
+ Các nhà phát minh
+ Các đại lý quảng cáo
+ Các nhà phân phối
+ Các gợi ý từ khách hàng, người tiêu dùng
Bước2: Chọn lọc và đánh giá ý tưởng.
Sau khi có thông tin, thì bắt đầu sàng lọc, tìm kiếm thông tin phù hợp với tìnhhình hiện tại của doanh nghiệp
Chức năng cơ bản của giai đoạn này là:
- Loại bỏ những ý tưởng sản phẩm mà không có khả năng mang lại lợi nhuận
cho công ty
- Mở rộng các ý tưởng hiện tại thành các khái niệm sản phẩm hoàn chỉnh.
Ý tưởng sản phẩm mới có thể bị loại bỏ do:
- Chúng nằm ngoài lĩnh vực quan tâm của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không có đủ các nguồn lực và công nghệ cần thiết để sản xuất
các sản phẩm mới này với mức lợi nhuận nhất định
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên loại bỏ các ý tưởng sản phẩm mới quá vội
vã chỉ vì thiếu các nguồn lực hay thiếu chuyên gia Thay vào đó doanh nghiệp nên
Trang 13căn nhắc tình hình hiện tại của mình từ đó đưa ra phương hướng liên minh với cáchãng khác Lợi ích tiềm năng có thể thu được từ các liên minh bao gồm:
- Tăng khả năng thu thập các công nghệ, tiền vốn và thông tin.
- Mở rộng thị trường và xâm nhập sâu hươn vào thị trường hiện tại.
- Chống lại sự leo thang cạnh tranh với nhau
Những ý tưởng có tiềm năng thu lại lợi nhuận đáng kể hoặc tạo cho công tycác lợi thế cạnh tranh… Phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn
Bước 3: Kế hoạch dự án.
Tại giai đoạn này, sản phẩm mới đã đề xuất được đánh giá sâu hơn và tráchnhiệm của dự án phụ thuộc vào nhóm dự án Ý tưởng sản phẩm được đề xuất bịxem xét, đánh giá trên các lĩnh vực sản xuất, marketing, tài chính, kỹ thuật và cácnhân tố cạnh tranh.Phải thiêt lập quỹ phát triển và tiến hành một số nghiên cứuMarketing – kỹ thuật cơ bản.Khi đó sản phẩm mới chỉ được thiết kế ở dạng thô.Phải xem xét toàn bộ các phương án về đặc điểm sản phẩm và về các đặc tính đặcbiệt của sản phẩm Cuối cùng nhà quản trị viết một kế hoạch dự án bao gồm cácđánh giá về phát triển, sản xuất và các chi phí marketing tương lai, cùng với các đòihỏi về vốn và các nguồn lực Cũng phải đề xuất cả một lịch trình cho quyết địnhtiếp tục hay tạm dừng dự án
Có nhiều cách để thiết lập và quản lý các nhóm dự án Có hai phương phápđược sử dụng nhiều nhất là:
- Nhóm dự án làm việc tương đối độc lập với các bộ phận khác của công ty
- Nhóm dự án được hình thành từ nhiều bộ phận khác nhau của công ty, phối
hợp với nhau cùng làm việc trong dự án
Bước 4: Phát triển sản phẩm mới.
Trong giai đoạn này, ý tưởng sản phẩm được đánh giá theo quan điểm kỹthuật, sản xuất, tài chính và marketing Nếu nó đạt được mọi yêu cầu, nó sẽ đượcchuyển qua các nghiên cứu và kiểm định kỹ hơn.Trong phòng thí nghiệm, sản phẩmchuyển thành hàng hóa hoàn chỉnh và được kiểm tra Phải chuẩn bị một báo cáophát triển tới cấp quản trị cấp cao, báo cáo này phải xác định chi tiết:
- Kết quả các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.
- Thiết kế sản phẩm.
Trang 14- Thiết kế thiết bị sản xuất
- Các yêu cầu tính toán về các yếu tố sản xuất
- Kế hoạch kiểm định Marketing.
- Nghiên cứu chương trình tài chính
- Dự đoán ngày giới thiệu sản phẩm mới
Bước5: Thử nghiệm trên thị trường.
Tới tận thời điểm này, sản phẩm vẫn là bí mật của công ty.Bây giờ, quá trìnhquản trị vượt ra ngoài thị trường, công ty cung cấp sản phẩm tương lai cho ngườitiêu dùng để tìm kiếm sự ủng hộ của họ Các kế hoạch kiểm định thị trường đượcđiều khiển theo hướng các kế hoạch chung để phát hành sản phẩm Có nhiều cáchkiểm định thị trường như:
- Bán hàng giả định: Các khách hàng tiềm năng được đề nghị trả lời các câu
hỏi điều tra và chọn một sản phẩm trên giá bày trong gian hàng kiểm định, ở đâykhách hàng không phải bỏ tiền và chịu bất cứ rủi ro gì
- Bán hàng thực sự: Ở đây, khách hàng phải mua hàng thực sự Kiểm định có
thể trên một thị trường không chính thức; bị điều khiển hoặc hoàn toàn ngẫu nhiên
- Marketing giới hạn: Trong trường hợp này, DN quyết định tiêu thụ sản phẩm
từ từ Phương pháp này cho phép tiếp tục nghiên cứu sản phẩm trước khi tung sảnphẩm ra thị trường toàn quốc
- Công bố toàn quốc: Ở đây hãng phát hành sản phẩm trên hệ thống toàn quốc
và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết
Bước 6: Thương mại hóa sản phẩm
Đây là lúc sau một thời gian nghiên cứu sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra thịtrường, chính thức được sử dụng cho khách hàng Doanh nghiệp phải thông quanhiều quyết định khác nhau để đưa tới quyết định cuối cùng về sản phẩm, bao gồm:Khi nào sản phẩm mới được đưa vào thị trường?; Sản phẩm được tung ra ở đâu?;
Áp dụng cho đối tượng khách hàng nào?; sản phẩm được ban ra như thế nào?
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm
1.3.1 Nhân tố bên trong
1.3.1.1 Vốn
Trang 15Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm 3 nguồn: Nguồn vốn huy động từ nộibộ; nguồn vốn cổ phần và nguồn vốn vay
- Nguồn vốn huy động từ nội bộ:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp
+ Vốn góp ban đầu: Doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn chủ sở hữu docác thành viên đóng góp và hình thành vốn điều lệ
- Nguồn vốn cổ phần:
Khi khả năng huy động từ ngồn vốn tích lũy bị hạn chế, chủ doanh nghiệpthường tìm nguồn tài trợ mới bằng cách tăng vốn cổ phần.Nhìn chung không có sựkhác nhau đáng kể nào giữa việc huy động vốn nội bộ với việc phát hành cổ phầnmới về chi phí tăng vốn ngoại trừ việc phát hành thêm cổ phần thường làm phátsinh thêm một khoản chi phí phát hành
- Nguồn vốn vay: Trong quá trình đầu tư, người ta thường sử dụng các nguồn
vốn vay trung và dài hạn để tài trợ cho các dự án, chủ yếu là để bổ sung vốn đầu tưvào tài sản cố định
- Điều kiện đầu tiên tác động đến chính sách sản phẩm chính là nguồn vốn của
doanh nghiệp Doanh nghiệp có nguồn vốn tốt mới có thể phát triển toàn diện vềmọi mặt
- Bên cạnh đó, chính sách sản phẩm cần nguồn vốn để có thể thực hiện được
các dự án, mục tiêu của mình Từ đó nâng tầm cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường
1.3.1.2 Công nghệ - Kỹ thuật
- Sản phẩm được sản xuất ra thông qua công nghệ - kỹ thuật doanh nghiệp học
hỏi, tiếp thu được nhiều công nghệ mới trên thị trường sẽ có những bước phát triểnsản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng
- Để phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, Mỗi công ty,
doanh nghiệp cần có những bước đi đúng đắn trong quá trình đầu tư máy móc thiết
bị để đảm bảo sự hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất cũng như tiếp cậnnhững công nghệ - kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả của sản phẩm
- Bên cạnh đó, thiết bị kỹ thuật, máy móc càng hiện đại sản phẩm sản xuất ra
sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
1.3.1.3 Cách thức tổ chức quản lý
- Hiện nay có rất nhiều khái niệm về tổ chức, tùy thuộc vào cách thức nhìn
Trang 16Người lãnh đạo
nhận vấn đề và đứng trên phương diện của đối tượng nào
Theo cách phân loại các yếu tố sản xuất, tổ chức là sự kết hợp các yếu tố sản
xuất
Theo quá trình phát triển, tổ chức là sự liên kết tất cả các cá nhân, quá trình
hoạt động trong hệ thống để thực hiện các mục đích đề ra
Theo mối quan hệ, tổ chức bao gồm sự xác định cơ cấu và liên kết các hoạt
động khác nhau của tổ chức
- Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của của một tổ chức thành những bộ
phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiệncác chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mụctiêu chung của tổ chức
- Các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý thường gặp:
Mô hình cơ cấu theo trực tuyến:
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến
- Đây là kiểu cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó có cấp trên và cấp dưới.
Cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ thủ trưởng, người lãnhđạo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền
- Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức này là người lãnh đạo thực hiện tất cả
các chức năng quản lý, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý mình phụtrách Còn người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận lệnh một người phụ trách và chỉ thihành lệnh của người đó mà thôi
Trang 17Người lãnh đạo
Đối tượng quản
lý 1 Đối tượng quản lý 2 Đối tượng quản lý 3
Mô hình cơ cấu theo chức năng:
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng
- Theo kiểu cơ cấu này, nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận
riêng biệt theo chức năng, mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng nhất định
- Kiểu cơ cấu này sẽ hình thành nên người lãnh đạo được chuyên môn hóa, chỉ
đảm nhận một số chức năng nhất định Mối liên hệ giữa các thành viên trong tổchức rất phức tạp và chịu sự lãnh đạo từ nhiều nhà lãnh đao khác nhau
- Như vậy, cơ cấu này chỉ khác với cơ cấu tổ chức trực tuyến ở chỗ nhà lãnh
đạo chia bớt công việc cho người cấp dưới
Trang 18Người Lãnh đạo cấp 1
Người Lãnh đạo cấp 2
Đối tượng quản lý 1 Đối tượng quản lý 2 Đối tượng quản lý 3
Mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – chức năng:
Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – chức năng
- Cơ cấu này là sự kết hợp của hai cơ cấu trên, theo đó mối quan hệ giữa lãnh
đạo và cấp dưới là một đường thẳng, còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm
vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộtrực tuyến Cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyếtmối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng
Trang 19Người lãnh đạo
Người lãnh đạo tuyến 1 Người lãnh đạo tuyến 2
Tham
Tham mưu 1
Mô hình cơ cấu trực tuyến – tham mưu:
Hình 1.6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – tham mưu
- Người lãnh đạo ra lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với người thừa
hành trực tiếp của mình Khi gặp các vấn đề phức tạp người lãnh đạo phải thamkhảo ý kiến chuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc Kiểu cơ cấu này cho phépngười lãnh đạo tận dụng được những tài năng, chuyên môn của các chuyên gia,giảm bớt sự phức tạp của cơ cấu tổ chức nhưng nó đòi hỏi người lãnh đạo phải tìmkiếm được các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
- Tùy thuộc vào loại hình hoạt động mà mỗi doanh nghiệp có một cách thức tổ
chức quản lý riêng cho bản thân doanh nghiệp mình Tuy nhiên, cách thức quản lý
Trang 20phải phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, phải thông suốt trong quá trìnhhoạt động mới đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
1.3.2 Nhân tố bên ngoài
1.3.2.1 Đặc điểm của thị trường mục tiêu
- Thị trường mục tiêu (target market) là phân đoạn khách hàng nhất định mà
doanh nghiệp hướng tới, hay nói cách khác, thị trường mục tiêu là là phần thịtrường gồm có tất cả các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp và nhiệm vụ củadoanh nghiệp chính là thu hút và làm thỏa mãn khách hàng từ phần thị trường đó
- Các bước xác định thị trường mục tiêu:
Bước 1: Sản phẩm của bạn giúp gì cho khách hàng?
Để xác định đúng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải xác định đượcnhu cầu của khách hàng, để từ đó xem xét sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứngđược nhu cầu đó hay không
Bước 2: Hình dung về khách hàng của chính doanh nghiệp.
Phát thảo ra danh sách khách hàng thông qua các câu hỏi liên quan đến sảnphẩm, từ đó phân chia họ vào những nhóm khách hàng cụ thể
Bước 3: Thu hẹp đối tượng khách hàng.
Thu gọn danh sách khách hàng ở trên bằng hai câu hỏi.“Đối tượng khách hàngnào cần sản phẩm của doanh nghiệp bạn nhất?” và “Đối tượng khách hàng nào sẽcảm thấy hối tiếc nhất nếu bỏ qua sản phẩm cảu doanh nghiệp bạn?”
Bước 4: Quan sát thị trường.
Lúc này, doanh nghiệp cần xác định được “Đối tượng cụ thể mà bạn muốnhướng đến?”; “Đối tượng địa lý cụ thể bạn muốn hướng đến?” và “Các yếu tố thịtrường đặc trưng ở đó là gì?”
Bước 5: Phân tích các nguồn lực của công ty
Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được thị trường mục tiêu của mình để ápdụng chính sách sản phẩm phù hợp.Nếu không, sản phẩm sẽ không tiêu thụ đượchoặc doanh số bán ra thấp gây thiệt hại cho doanh nghiệp về lâu dài
1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh
- Doanh nghiêp phải nhận biết rõ ràng về đối thủ cạnh tranh mà chiến lược
marketing của họ phải đối mặt Đó là những công ty cùng cạnh tranh trên một đoạn
Trang 21thị trường, cùng khai thác một khu vực thị trường địa lý… và luôn luôn tìm cácgiành giật khách hàng của doanh nghiệp.
- Muốn tồn tại trong cạnh tranh, lựa chọn được chiến lược marketing phù hợp,
doanh nghiệp cần nắm thông tin chính xác về các đối thủ cạnh tranh của mình.Trước hết phải trả lời được các câu hỏi cơi bản: Có những doanh nghiệp nào cạnhtranh với mình?;Họ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay là đối thủ cạnh tranhtiềm ẩn?; Sự có mặt của họ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
- Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp học hỏi được những kinh
nghiệm của họ để vận dụng bao gồm cả kinh nghiệm thành công và bài học thất bại.Đồng thời so sánh điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp với các đối thủ cạnhtranh sẽ giúp xác định cơ hội, thách thức và xác định lợi thế cạnh tranh khác biệt dàihạn dùng cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng với mục tiêu cạnh tranh trên thị trường để có thể phát triển các chính sáchmarketing hiệu quả, nhất là chính sách sản phẩm Điều này giúp doanh nghiệp tăngtrưởng và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trênphạm vi toàn cầu như hiện nay
1.3.2.3 Tâm lý khách hàng
- Trong các nhân tố ảnh hưởng đên chính sách sản phẩm không thể không nói
đến tâm lý của khách hàng Sản phẩm của doanh nghiệp đem ra thị tường nếukhông nắm bắt được thị hiếu hay nhu cầu của khách hàng sẽ bị đối thủ cạnh tranhvượt mặt thấm chí dẫn đến phá sản
- Doanh nghiệp nào nắm bắt được tâm lý của khách hàng sẽ có thế mạnh trong
việc thu hút được khách hàng Nếu đã biết được tâm lý, sẽ đưa ra những sản phẩmphù hợp, hấp dẫn khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường
Trang 22CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
TNHH GOLDSUN GROUP 2.1 Tổng quan về công ty TNHH GoldSun Group
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty TNHH GoldSun Group.
Têngiao dịch bằng tiếng Anh: Goldsun Group.
Địa chỉ: Tầng 19, tòa nhà Keangnam, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì,
quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội, Việt Nam
RẺ TRÁI – Để luôn khác biệt
TỐC ĐỘ - Để không bao giờ đến sau
LẮNG NGHE – Để không bao giờ tụt hậu
Sáng tạo thông điệp độc đáo, tối ưu truyền thông, đưa thương hiệu “NHẢYBỔ” vào tâm trí khách hàng với chi phí hợp lý nhất
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Công ty TNHH GoldSun Group với thương hiệu Goldsun được thành lập
theo giấy phép số 1613/GB-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 04/01/1995,
và có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100285260 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03/12/2008
- Công ty TNHH GoldSun Group với thương hiệu Goldsun được đăng ký nhãn
hiệu với Cục Sở hữu Trí Tuệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hànghoá số 18441 theo quyết định số 3458/QDNH ngày 16/10/1995 và giấy chứng nhậnđăng ký nhãn hiêu hàng hoá số 138205
Logo của công ty:
Trang 23- Logo lấy hình ảnh mặt trời làm trung tâm, mang ý nghĩa tượng trưng cho
những gía trị trường tồn, vĩnh cửu Ba đường vòng cung tạo sự liên tưởng tới nhữngánh hào quang đang toả sáng lấp lánh Sự kết hợp của hai hình ảnh như để khẳngđịnh cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, cũng như ý chí vươn tới chân trờithành công của doanh nghiệp
- Tên công ty “Goldsun” được thiết kế bằng phông chữ đơn giản, thanh thoát,
biểu hiện cho tính hiện đại, năng động của doanh nghiệp
- Ra đời vào thời điểm thị trường quảng cáo bắt đầu phát triển theo hướng
chuyên nghiệp, Goldsun tự nhận định khách quan về năng lực của mình, đồng thờinắm bắt nhanh chóng nhu cầu của thị trường về một địa chỉ cung cấp các dịch vụquảng cáo toàn diện
- Ngay từ khi mới thành lập (Công ty TNHH GoldSun Group), trong bối cảnh
đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có nhận thức đầy đủ về xây dựng vàphát triển doanh nghiệp, thậm chí còn cảm thấy xa lạ với quảng cáo, Goldsun đãxây dựng tôn chỉ hoạt động giúp khách hàng tạo dựng tên tuổi trên thương trườngmột cách chuyên nghiệp và hiệu quả
- Luật Doanh nghiệp ra đời là công cụ pháp lý nền tảng để Goldsun tự tin và
mạnh dạn đầu tư, đến nay đã phát triển trở thành một trong những công ty quảngcáo hàng đầu tại Việt Nam Goldsun Advertising là một trong bốn công ty thànhviên của tập đoàn Goldsun – một tổ chức hoạt động kinh doanh đa chức năng tronglĩnh vực truyền thông – có trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với đội ngũgần 400 nhân viên có bề dày kinh nghiệm, chuyên môn và am hiểu sâu sắc thịtrường
Trang 24Các chi nhánh, VPĐD của công ty:
- Chi nhánh Công ty TNHH GoldSun Group tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: P 203, tòa nhà Petro Vietnam, số 1 – 5 Lê Duẩn, quận 1, Tp HCM
Số điện thoại: 08 3910 6848
Fax: 08 39292 252
- VPĐDCông ty TNHH GoldSun Group tại thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Fafilm, số 79 Quang Trung, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng
Số điện thoại: 0236 38888422
- VPĐD Công ty TNHH GoldSun Group tại thành phố Nha Trang
Các Công ty trong liên minh:
- Công ty Frame Media: cung cấp mạng lưới quảng cáo kênh frame, LCD.
- Công ty Goldsun Focus Media: cung cấp dịch vụ quảng cáo trên hệ thống
màn hình LCD, digital poster trong các tòa nhà, bệnh viện, siêu thị Cung cấp giảipháp truyền thông trên điện thoại di động
- Công ty Cổ phần truyền hình cáp STV (Style TV): chuyên cung cấp các
chương trình truyền hình, bộ phim truyền hình, chương trình giải trí tới khán giả
- Công ty cổ phần truyền thông TVPlus: chuyên cung cấp những chương trình
thông tin và giải trí tới khán giả truyền hình qua đó tối ưu lợi ích của các nhãn hiệuquảng cáo
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa
- Mua bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, quảng cáo
- Cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, quảng cáo
- Dịch vụ trang trí mỹ thuật, thiết kế đồ hoạ (không bao gồm dịch vụ thiết kế
công trình)
- Trang trí nội, ngoại thất công trình
- Thiết kế biển quảng cáo, biển báo giao thông (không bao gồm dịch vụ thiết
kế công trình)
- Thiết kế tạo mẫu in bao bì