Do được mặc áo giáp nhẫn nhục nên tránh được iục vọng, giữ mình trong sáng và cương quyết như Kim Cương nên gọi là tượng Kim Cương với chức năng bảo hộ Phật pháp nên gọi là Hộ Pháp.ở góc
Trang 150 Tên gọi, cách bài trí và ý nghĩa tượng trên chùa Việt như thế nào?
Ngưòi V iệt thò Phật theo lối bình dân, tức “th ế gian trụ trì Phật pháp”, bắt buộc họ phải có ngôi chùa, với tượng chư Phật
và Bồ Tát Những hình tượng này được coi như sự gợi ý để họ lọc tâm, rèn tính hưống tới thiện nghiệp Bằng vào kết quả nghiên cứu, ngưòi ta đã biết không còn một pho tượng Phật giáo nào có niên đại dưới thòi Bắc thuộc Từ thòi tự chủ trở đi,
số lượng tưỢng trong chùa tiến triển từ ít tới nhiều, và đến tận th ế kỷ XX mói đầy đủ như hiện thấy
Theo vòng quay của chữ Vạn là cầu mong sự tinh tiến về thiện căn, nên ngưòi Phật tử thường vào lễ Phật từ cửa bên trái Tiền Đưòng, và, đầu tiên tiếp cận là bàn thò Đứe ông ỏ đây, ngưòi ta trình báo mọi việc trước khi vào lễ chính thức nơi bàn thò Phật, vì Đức ô n g vốn là ngài Cấp Cô Độc, một trưởng giả từ thiện đã cứu giúp nhiều người nghèo khổ Được nghe Phật giảng đạo mà giác ngộ, ông mua cảnh vườn ở thành Si-âvasti dâng cho đức Phật và giáo hội ô n g được đức Phật thọ ký cho quả Bồ đề vô thượng có trách nhiệm cai quản mọi cảnh chùa - Hình tượng ông được người Việt thể hiện những một quan văn m ặt đỏ râu dài Từ giữa th ế kỷ XIX trở
về trước chưa tìm được loại tượng này Vào bàn thò giữa, tức Phật điện, trên cao và sâu nhất là bộ tượng Tam thế, mà tên đầu đủ là: ‘T a m T h ế Thưòng Trụ biệu R iá p Thân” (Thân pháp chân thực tức đạo thể, nhiệm màu đẹp đẽ của các đức Phật tồn tạ i vĩnh hằng trong cả ba thòi)- Tượng Tam Thế thể hiện mới chỉ thấy sớm nhất từ nửa cuối th ế kỷ XVI Hàng thứ hai là bộ Di Đà Tam tôn, bao gồm A Di Đà ngồi giữa trong th ế
thiền định môn vỊ phật được coi là tồn tại vĩnh hằng và ánh
sáng Phật pháp từ ngài toả ra để cứu vót chúng sinh, không
có gì che cản nổi Cũng có khi là tượng Di Đà đứng với tên gọi;
Di Đà phát phóng qua, nhằm cứu vốt chúng sinh một cách gấp gáp như vậy, dạng tượng này chỉ xuất hiện khi chúng
Trang 2sinh gặp nhiều khổ đau (thiên tai, địch hoạ) Bên trái của Di
Đà là Quan Am, hiện thân của Từ Bi và bên phải là Đại Thế Trí Bồ Tát tưỢng trưng cho Trí Tuệ Hàng thứ ba là bộ Hoa Nghiêm tam Thánh, ở giữa là Thích Ca cầm bông sen, tượng trưng cho sự giác ngộ phật tâm, nhắc nhỏ chúng sinh hành thiện, tự tìm lấy bản chất tốt đẹp của chính mình Hai bên là Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử, hiện thân của chân trí và Phổ Hiền cưỡi voi trắng tượng trưng cho chân lý đạo Phật Nhiều khi hai Bồ Tát này ngồi trên đài sen Háng thứ tư là Di Lặc Phật (nhiều khi không có) hiện thân của sự giàu có hạnh phúc tốt lành, từ bi, Mang tư cách chúa cứu thế khi chúng sinh gặp nhiều khổ đau Hàng thứ năm là Thích Ca sđ sinh, hình tượng chú bé tay trái chỉ trồi, tay phải chỉ đất, ẩn chứa trong
đó câu nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”- Trên tròi, dưối trời chỉ có ta (tức đạo thể diệu như, Phật, Pháp thân) là cao quý hơn cả Hai bên của tượng này có tưỢng hai vua trời hộ trì khi Phật xuống đòi, đó là Phạn Vương (Brahma) và Đế Thích (Indra)- Trên bàn thờ chính nhiều khi còn có tượng Ngọc Hoàng và Nam Tào (giữ sổ sinh, ghi điều thiện), Bắc Đẩu (giữ sổ tử, ghi việc ác của chúng sinh) Bộ tượng này nhằm giáo dục con người tránh ác hành thiện, để tránh bị trừng phạt, ở góc trái của Thượng điện có ban thò Đức Quan Âm Nam Hải (cũng gọi là Thiên Thủ Thiên Nhã Quan Âm Chuẩn Để ), tưỢng có nhiều tay ngồi trên đài sen
do quỷ đội, ý nghĩa tượng này ngoài tính Từ bi, còn được gọi
là thần gắn vối biển cả luôn giúp đỡ thương thuyền, ngư thuyền ở góc bên phải là tượng Quan Âm toạ sơn, phần nào hiện thân của thần nông nghiệp Thông thường hai bên sườn thượng điện còn có Thập điện Diêm Vương, bộ tưỢng này ra đời khi xã hội nhiều nhiễu nhương đau khổ Các điện Diêm Vương có chức nàng xét công tội của con ngưòi để thưỏng phạt công minh Thê giới của Diêm Vương vô cùng khiếp sỢ, nên có tác dụng răn đe tội ác một cách tích cực Ngoài Tiền đường, ỏ hầu hết các chùa đểu có tượng Kim Cương, đó là ông khuyến
Trang 3thiện và trừng ác Cũng có khi là tám ông nên gọi là B át bộ Kim Cương Do được mặc áo giáp nhẫn nhục nên tránh được iục vọng, giữ mình trong sáng và cương quyết như Kim Cương nên gọi là tượng Kim Cương với chức năng bảo hộ Phật pháp nên gọi là Hộ Pháp.
ở góc phải của Tiền đường còn bàn thờ một nhà sư đội mũ
tỳ lư đó là Thánh Tăng (ngài A Nan Đà) đại diện mọi nhà sư
5 mọi thòi vói chức năng truyền bá đạo Phật để giác ngộ chúng sinh thoát vòng khổ đau ỏ hai hành lang còn có bộ tượng là Thập bát La Hán, thực ra tổ truyền đăng, ở đó chỉ có sáu vị là
La Hán còn tất cả là Bồ Tát M ặt khác, ngưòi Việt ngay từ đầu
đã theo Phật giáo Đại Thừa, tu hành Bồ Tát để cuối cùng
chứng quả Phật, họ không theo Tiểu Thừa để đề cao La Hán
Nhà hậu sau thượng điện thường thò Tổ chùa và điện Mẫu trong đạo Tứ Phủ cùng các ngưòi có công lớn với chùa./
51 Thế nào là Tam Bảo (phân biệt Phật, Pháp, Tăng)
Tam bảo: ba ngôi quí báu là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
Thường đưỢc nghĩ: Phật là người sáng tạo ra đạo lý cứu đòi- Pháp là giáo lý cứu đòi - Tăng là những ngưòi truyền bá
đạo lý đó Người Phật tin tưởng rằng: Quy y Phật, khỏi đoạ
vào địa ngục (chỗ trừng trị, hành phạt những ngưòi phạm tội hồi ỏ dương gian) Qui y Pháp, khỏi đoạ v^ào ngạ quỷ (các cô hồn, ma quỷ đói khát, hình vóc xấu x a ) Qui y tăng, khỏi đoạ súc vật (loài vật, bản tính ngu si, dơ dáy, tồi tàn )- Vì công đức của ba ngôi ấy to lốn như vậy nên gọi là Tam Bảo
Quy y Tam Bảo cũng có nghĩa: gởi thân vào cửa Phật là nương theo Giác Ngộ để có đủ phúc đức và trí tuệ, nhằm tránh tnê lam ngu si Gởi vào Pháp là nương theo Chánh (sự phải, :hân thật trong sạch) không theo tà kiến Gỏi vào Tăng là nướng theo thanh Tịnh, không nhiễm sự ô trọc, Idiông chấp nê
Có thể hiểu cụ thể như sau:
Trang 4Phật, cũng gọi là Phật đà (Bouddha): là bực giác ngộ, đã
giáe ngộ lấy mình lại giác ngộ cho chúng sinh, làm tròn cả hai hạnh tự giác ngộ và giác tha - Theo nghĩa từ tiếng Phạn, Phật
là Giác giả (người sáng suốt) đã giác ngộ hoàn toàn (bậc viên giác)- Thường thường ngưòi ta dùng chữ Phật để chỉ đức Thích Ca Song, thẹo sách nhà Phật thì: Trong không gian có
vô số thế giới và vô số Phật, đức Thích Ca Mâu Ni là Phật của thế giới loài ngưòi trong thòi hiện tại này Người có dạy rằng bao giò Phật cũng thường trụ ỏ cõí thế Người Phật tử lòng thành bao giờ cũng được Phật hộ trì, che chỏ Phật cũng còn dạy: “Nhữ thị đương thành Phật, ngã thị dĩ thành Phật” (các ngưòi là Phật sẽ thành, còn ta là Phật đã thành)
Đức Phật có ba thân Pháp thân: thân chân thực Tức cái pháp thể trường tồn ứng thân hay Hiện thân là cái thân ỏ cõi đòi này Hoá thân cũng gọi là Thần Thông biến hoá thân
tức thân hoá thiện ở mọi nơi mọi chỗ, thích ứng với hoàn cảnh
để cứu độ chúng sinh
Nhìn chung Phật là sáng suốt hoàn toàn, trí lực đầy đủ nên có mưòi đức hiệu: Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Thiên Thệ, Minh Hanh Túc, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Thế Tôn
Và, Ngài còn có nhiều hang danh khác nữa (hang danh: tên gọi to lớn - danh nhân)
Pháp (Dharma) - cũng gọi là Đạt ma, Đàm ma hay Đàm
mô (Dhamma)- Bất kể cái gì, dù lốn nhỏ, hữu hình hay vô hình, tốt hoặc ỉĩrấu, chân thực hay hư ảo đến những lý lẽ nhỏ bé cho tối tôn giáo, luật thường hằng của vũ trụ và hư không đều có thể gọi là Pháp Song, thường người ta hiểu pháp là giáo lý nhà Phật - Đức Phật dạy; pháp chỉ là phương tiện tu hành không nên chấp có hoặc chấp không, pháp của Phật để cứu độ chúng sinh, nó như chiếc bè lốn chở tới miền giác ngộ, đã giác ngộ rồi thì chẳng còn nương vào pháp nữa
Trang 5Nghĩ theo lổi thê nhân: Pháp là lời Phật dạy, là kinh luật luận của nhà Phật, là đạo đức thường nhật ỏ cửa chùa và ở đòi thường của chúng sinh nhằm khuyến khích chúng sinh hưống tới điều thiện tránh điều ác Pháp Phật đựợc coi là có thê giúp người ta tỉnh ngộ mà thoát khỏi khổ não, sinh tử luân hồi Đức Thích Ca từng dạy; khi ta tịch rồi, ta để cái pháp lại .Tôn kính ta th ế nào thì sùng thượng pháp như thế Vì vậy nên gọi là Pháp bảo.
T ăn g (Samgha) cũng gọi là Tăng Giặ, Tăng Kỳ - có nghĩa:
vị Tỳ Kheo, vỊ sư của đạo Phật, tức nhà tu hành xuất ra lấy giáo lý nhà Phật làm cứu cánh- Tăng có nghĩa là chúng, là hoà hỢp - chư tăng liên kết thành tăng đoàn, có nhiệm vụ hộ trì Phật pháp, gìn giữ nghiêm luật, giói hạnh giáo hoá chúng sinh Trong một nhà chùa, một xã hội, các nhà sư cần phải giữ phép lục hoà- Giới hoà đồng tu (những điều quy định ) kiến hoà đồng giải (chỗ thấy bằng tự thức), ĩợi hoà đồng quân, thân hoà đồng trụ, khẩu hoà vô tranh, ý hoà đồng duyệt
Tăng là người dẫu chưa được là bậc thánh nhưng cũng là các bận giữ gìn hạnh thanh tịnh, gác minh ra khỏi cuộc thế, sống thanh khiết tấ t cả để làm gương cho chúng sinh nhằm khuyên dạy những điều tốt lành và hộ niệm người đời- Vì thê gọi là Tăng bảo
Niết Bàn kinh ghi; Phật, Pháp, Tăng ba ngôi ấy đều như nhau Tửứi và tưóng của Tam Bảo là: Thường, Lạc, Ngã, Tịrửi./
52 Phân biệt dạo Phật Tiểu Thừa và Đại Thừa?
Thừa (cũng gọi là thặng)- Đại Thừa là cỗ xe lớn Tiểu Thừa
là cỗ xe nhỏ Khi đạo Phật hình thành mà tự tu hành Đương thòi hệ triết học này rất cao siêu, khó có thể phổ cập trong quần chúng Vì thế, chỉ có những bậc trí giả tu hành mới tự mình tìm 4ược cứu cánh ở lời kinh, đó là những yếu nghĩa thâm huyền hình nhi thượng Họ chỉ tìm được giác ngộ bằng
Trang 6trí tuệ và giải thoát tâm tưỏng cho riêng mìnli Thế kỷ III và
II trước công nguyên, qua các lần kết tập (cuộc nhóm họp lốn của giáo hội để soạn và bổ xung kinVi điển của nhà Phật), mà nổi lên dưối triều vua Asoka rồi sau đó là vua Kanishka, đạo Phật chuyển dần sang bưốc phát triển mối, hoà vào quần chúng, tạo điều kiện để truyền bá rộng rãi ra cả ngoài biên giối Từ đây, Phật giáo dần dần chuyển thành hai hệ chúih
Đại Thừa và Tiểu Thừa Đại Thừa (Mahâyâna) giáo phái lốn
cũng như cỗ xe lốn đưa được rất nhiều ngưòi đi xa, tức tói cõi Đại giáp (giác ngộ lớn lao, hoàn toàn), nơi đó họ thành Phật Như Lai Đại Thừa cũng gọi Bồ Tát thừa) hướng tới con đưòng
Bồ Tát là tự độ, độ tha, tự giác giác tha, tự lợi lợi tha (cứu được mình, giác ngộ được mình, lợi cho mình thì cũng giáo hoá chúng sinh để cũng được như vậy) Người theo hạnh Bồ Tát là đi vào con đường Lục Độ (Bố thí: trừ tham lam; Trì giối: tức trừ tàn ác; Nhẫn nhục: tức trừ tức giận hận thù; Tinh tấn: dũng mãnh bển trí tu hành, đoạn tuyệt ác trược; Thiền định nhằm trừ tán loạn; Trí tuệ: trừ ngu si) Đại Thừa cũng gọi là Phật thừa, Thượng Thừa, Thắng Thừa, Phật giáo Đại Thừa (cũng gọi là Bắc Tông) được phát khởi từ Bắc Ấn rồi phát triển sang Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa, Mông cổ, Triều Tiên, Nhật Bản Chùa dòng Đại Thừa luôn mở rộng cửa đón mọi chiing sinh, Phật điện thường nhiều ấn tượng, gồm nhiều vị Phật và Bồ Tát khác nhau, dòng này dễ hội nhập vối tín ngưỡng dân dã ở nơi đạo truyền bá và giáo hoá
Tiểu Thừa (Hinayana) giáo phái nhỏ, nhà tu hành ngồi trên
cỗ xe nhỏ để đi tối tiểu niết bàn của bậc La Hán và Bích Chi Phật Bậc tu Tiểu Thừa chú ý tối Tứ Diệu đế (Khổ đế: nhận thức về đời sông của chúng sinh chìm trong quả báo của sinh
tử là khổ; Tập đế; ham muôn là gốc khổ; Diệt đế: Chân lý dạy dứt bỏ khổ não; Đạo đê: Chân lý về đạo diệt khổ; Đế: chân lý, đạo lý chân thật, chân chính, tưòng tận ) diệt trừ Thập Nhi nhân duyên (nhũng nhân duyên khởi từ mê muội dẫn tối Sinh
Trang 7Tử Luân Hồi tức mọi sự buồn khổ đau đốn) mà đắc quả A La Hán hoặc Duyên Giác Dòng tu Tiểu Thừa ít nhiều có tính bảo thủ, tập trung vào giáo lý nguyên thuỷ, và, ai tu ngưòi đó hưởng quả phúc, không đặt vấn đề độ tha, giác tha, lợi tha làm cứu cánh (cái đích cao hơn hết, đích cuối cùng) Ngôn
từ Tiểu Thừa do những ngưòi theo Đại Thừa đặt gọi như vậy, còn những ngưòi theo Tiểu Thừa vẫn nghĩ họ duy trì bản gốc của đạo (có khi gọi: đạo Phật ngụyên thủ) Tiểu Thừa cũng gọi Nam Tông, phát triển từ Nam Ân qua Srilanca (Tích Lan) rồi tmyền bá tối Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, một phần Nam Việt Nam- Chùa Tiểu Thừa chủ yếu thò Thích Ca Mâu Ni dưới các dạng khác nhau (Thiền định, Đất chứng giám, Khất thực, Nằm Niết B àn ) Không thò chư Phật và các tượng khác nên Phật điện khá vắng vẻ và có phần đơn giản./
53 Chức năng, đặc điểm kiến trúc và điện thần của ngôi chùa Khơme Nam Bộ?
Là cư dân nông nghiệp thuần phác sống trên các giống đất, ít canh tác ruộng thấp cho nên mốỉ quan hệ vối thần linh
có phần nào chưa hoàn toàn thuần nhất với cư dân xung quanh Ngoài ông Tà tưỢng trưng bằng vài hòn đá, có vẻ tự nhiên, đặt trong một cái lều khá nhỏ nơi gốc cây thì ngưòi Khdme tập trung tinh thần của mình vào ngôi chùa kiểu Tiểu Thừa và phần nào vào đạo Bàla môn
Chúa của người Khơme chỉ thờ có riêng Phật Thích Ca, trước đây và phần nào cả hiện tại, trong tâm trí những ngưòi, thì giói luật pháp lu ật đều hội tụ về cửa chùa, từ đó chùa chi phối tới mọi mặt của cuộc sống th ế nhân Người ta tự nguyên hay nói đúng hơn coi là tất yếu khi mọi sinh hoạt, nếp sống lẽ sống, mọi mối quan h ệ đều được nảy sinh và quy định từ Đạo Phật Nhà sư tham gia trực tiếp về nhiều mặt vào đám cưới đám tang, dựng nhà Người Khơme hầu như
ai cũng là Phật tử, họ được giáo dục đạo đức Phật giáo ngay
từ thuơ ấu thơ Tói tuổi đi học thì cửa trường đầu tiên là cửa
Trang 8chùa - chùa là một trung tâm văn hoá gần như duy nhất, nổi nhất của phum sóc Khơme cổ truyền Người đàn ông nào trước khi trưởng thành, cũng đều phải qua một thòi gian đi
tu, ỏ đó họ được dạy mọi ứng xử theo đạo Phật nhằm phát triển hướng thiện, giàu lòng nhân ái từ bi, đồng thòi cũng được học hỏi một phần về văn hoá Nhìn chung, chùa là một nơi giáo dục toàn dần, là thư tàng cổ, là địa điểm gặp gỡ vui chơi của dân phum sóc trong các ngày lễ hội
Việc dựng chùa là nguyện vọng của toàn dân, tnlớc hết vỊ sãi cả chọn đất vối trung tâm là phật điện Một ngôi chùa Khơme thường có đất rộng (có ngôi tới 10 ha), trong cảnh chùa
có nhiều cây lốn, mà loại câv luôn được quan tâm là Dầu và Sao, vì chúng thích hỢp với loại gỗ làm thuyền đua phục vụ lễ hội, đồng thòi chúng còn như điểm báo hiệu về đất lành tươi
tố t Mở đầu cho chùa là cổng, hiện nay thưòng được xây bằng gạch, khá lớn, đặt gần đường cái nhằm báo hiệu đường vào cho khách hành hương Tuy không giống như Tam Quan của chùa Việt, nhưng cổng chùa Khơme thường được thể hiện với nhiều
đề tài trang trí công phu nên nó vẫn giữ tư cách là một kiến trúc trọng tâm cổng và chùa đều quay hưóng đông, vì đó là hướng của thần thánh, đồng thòi mát mẻ (như hưống Nam của đất Bắc) Vối hướng này chùa hội tụ được sự linh thiêng Chùa chính nằm ỗ trung tâm, bao giò cũng đưỢc đắp nền cao (thường từ Im trở lên) vối hai hoặc ba cấp cùng theo hình chữ nhật Cấp chính là mặt nền Thượng điện, và hiện cấp thứ hai khá rộng Trong ngày hội, các thôn thường được dựng lán bằng lá ở các góc để thực hiện những sinh hoạt gắn với tâm linh Nền này cũng thường diễn ra những cuộc chạy đàn lễ Phật Chùa Khơtne bố trí theo lối thò dọc, bàn thò ở đầu hồi nhìn về hướng đông, như thế lòng nhà rất rộng để đông đảo Phật tử có thể cùng lễ Phật Mái chùa Khơme theo cách thông thường của chùa Tiểu Thừa ở Đông Nam Á (giổhg của Thái Lan, Lào, Myanmà, Campuchia ), khá phức tạp nhưng đẹp
Trang 9;Ợi cảm, lại tạo cho sự thông thoáng trong lòng nhà, mái hường có ba cấp, mỗi cấp ba nếp, tạo sự lô xô đầy nghệ thuật, Tii măt, các dầu kìm của bò mái thường vắt vẻo chiếc đuôi
■ắn, bò dải với những vây cách đều là thân, cồn các góc đao là ỉầu Hình thức này nhắc tới tích truyện Vua loài thuỷ tộc ỉược nghe Phật giảng đạo, mà giác ngộ, đã nguyện làm huyền rồng đưa Phật đi khắp nơi để hoằng dương đạo pháp,
ỉi trên mái chùa, những con rắn này đã phản ánh ước vọng
:ủa con ngưòi hướng tới phật và cầu phúc .
Phật điện của ngưòi Khơme khá vắng các loại tượng, chủ
^ếu chỉ có Phật Thích Ca dưới các dạng như: Đ.ất chứng dám,
;oạ thiền, tu khổ hạnh, thuyết pháp, khất thực, cứu độ chúng ỉinh, nhập nết bàn Thông thường bao giờ cũng có một pho Igồi ỏ giữa (toạ thiền, đất chứng giám .) các tượng khác đặt
'ì hai bên Song cũng trên ban thò còn rất nhiều tưỢng Thích
ũa (các dạng) nhỏ, loại tượng này do các gia đình cúng vào :hùa để cầu phúc
Ngôi chùa Khơme cũng đưỢc chạm trổ hoặc đắp nhiều lình trang trí, với hoa lá, tiên chằn, các thần (ở hai đầu hồi,
'i cửa chùa .), cũng có khi là tích truyện Dù kê (chùa Sam
ìông Ệch - Trà Cú - T rà Vinh) với nét chạm ở diềm mái đầy :hất dân gian Hầu như ngôi chùa Khơme Nam Bộ nào cũng ìạt đưỢc một chuẩn mực nghệ thuật nhất định
Các kiến trúc khác trong chùa còn có S a ỉa là nhà hội của
iư sãi và dân chúng, đây là một ngôi nhà lốn nền thấp hơn ĩ^hật điện Nhà này để dâng cúng cơm cho sư sãi, nơi đây :ũng có bàn thờ Phật, đôi khi kèm nhà khách, phòng nhạc
!ühua nào cũng có nhà thiêu xác gắn với tang lễ của Phật tử rong vùng và một số tháp đựng cốt (túi tro của Phật tử, ihằm nương vào cửa Phật mà siêu thoát), ơ mặt tâm linh háp đựng cốt đã góp phần tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Phật
ử với chùa /
Trang 1054 Đặc điểm ngôi chùa của ngưòi Hoa ỏ thành phố Hồ Chí Minh?
ơ Việt Nam, ngoài những ngôi chùa có ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa còn có những ngôi chùa do chúih ngưòi Hoa
sinh sống trên đất Việt tạo nên, đặc biệt là những ngôi chùa
H oa ở thành phô" Hồ Chí Minh Các ngôi chùa Hoa ỏ thành phố
Hồ Chí Minh một số được xây dựng từ thế kỷ XVIII, một số
khác muộn hơn vào cuối XIX hoặc đầu XX Quá trình hình thành những ngôi chùa Hoa gắn liền vối lịch sử định cư của ngưòi Hoa ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lốn xưa kia sống trên quê hương mới, ngoài việc tạo dựng cuộc sông vật chất, lo làm ăn buôn bán, người Hoa còn quan tâm đến đời sốhg tâm linh của mình Họ đã xây dựng những ngôi chùa để ngày rằm, mồng một đến thắp hương lễ Phật, cầu cho cuộc sống được bình an Nhiều chùa, ngoài chức năng thò Phật, còn có thêm chức năng
là hội quán để tập hỢp những người đồng hương nhằm giúp đõ nhau Bởi vậy, ở khu Sài Gòn - Chợ Lớn xưa sớm mọc lên những ngôi chùa Hoa nổi tiếng như Chùa Bà - Tuệ Thành hội quán Chùa ông - Nghĩa An hội quán, Chùa ông Bổn, Chùa Ngọc Hoàng, Chùa bà Hải Nam - Quỳnh Phủ hội quán, Chùa
Bà Thiên Hậu - Quần Tâm hội quán
Có thể dễ dàng nhận ra các chùa Hoa trong cảnh quan của thành phô" nhò đặc điểm, phong cách kiến trúc, màu sắc rực
rỡ, tưdi vui của cổng chùa, mái chùa, nhờ nghệ thuật trang trí riêng b iệt Kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật trang trí của chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng và phong phú Không gian xây dựng trong thành phố, nội dung cụ thể của việc thò phụng, sắc thái địa phương của các nhóm người Hoa
đã qui định đặc điểm cụ thể trong kiến trúc, trang trí của từng ngôi chùa Tuy nhiên đặc sắc chung của chúng vẫn rất nổi bật.Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ỏ các ngôi chùa Hoa rất là nhộn nhịp Không khí các ngày lễ hội thường kỳ trong năm
Trang 11quy tụ hàng chục ngàn ngưòi thì hầu như không ngày nào văng bóng bà con ngưòi Hoa và khách thập phương đến lễ bái hoặc thăm cảnh chùa Có nhiều khách từ phương xa đến Đến vói sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, người Hoa muốh xác lập, khăng định các giá trị đạo đức truyền thống Ví như thò Quan
Công là muôn đề cao các đức tín N hăn, nghĩa, lễ, trí, tín, thò
Quạn Am, B à Thiên Hậu là tỏ lòng biết ơn những người đã giúp họ vượt biên sang quê hương mối an toàn, là kêu gọi sự
cố kết cộng đồng Hoa
Chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh không tồn tại một cách biệt lập, nó là biểu hiện cụ thể, sinh động của văn hoá Hoa bén rễ và phất triển trên đất Việt Nó mang một sức sống mới, thể hiện một bản sắc và hoà nhập sâu sắc vào văn hoá các cộng đồng dân tộc Việt Nam
(Theo Chùa H oa thàn h p h ố H ồ Chi Minh,
nhiều tác giả, Nxb Tp HCM, 1990 ).
55 Tháp Chăm: số lượng và đặc điểm ?
- Nếu có dịp đi trên đường xuyên Việt, đoạn từ Quảng Nam - Đà Nằng tới Bình Thuận, người ta còn thấy rất nhiều tháp Chăm rải rác, bị xói lở bởi thòi gian Đó là hơn bốh chục ngôi tháp cổ có niên đại từ th ế kỷ IX đến XIV hiện còn phân
bố trong gần hai chục cụm kiến trúc Xin kể ra những khu hoặc cụm tháp nổi tiếng như tháp ỏ Mỹ Sơn, Bằng An, Đồng Dương, các tháp Dương Long, tháp Cánh Tiên, tháp Bánh It Nhạn Tháp, Pônagar đó là những di tích còn lại của nền văn hoá Champa
Tháp Chăm là một kiến trúc tôn giáo Nó được xây dựng
để thò các vị thần của ngưòi Chăm, những vị thần ảnh hưởng của Ấ n Độ giáo, đặc biệt là Siva giáo, thờ Linga - Yoni Tháp được xây bằng những viên gạch xếp vào nhau rất khít, không phát hiện ra vữa Tháp còn có những mảnh điêu khắc bằng
đá ở trên nóc hoặc cửa tháp rất đẹp Hình dáng của tháp rất
Trang 12thanh thoát, trông như sắp bay lên.
Tháp Chăm có rất nhiều phong cách khác nhau, được nhà Champa học p Stern sắp xếp như sau :
1 Phong cách cổ, hay phong cách Mỹ Sđn E l (thếkỷ VIII) gồm đền Mỹ Sơn E l đã đổ nát
2 Phong cách Hoà Lai (nửa đầu IX) gồm Hoà Lai, Pôdam,
6 Phong cách Bình Định (giữa XII đến cuốỉ XIII đầu xrv) như t h á p Dương Long, Cánh Tiên, Nhạn Tháp
7 Phong cách muộn (đầu IV đến XVII) với Po Klanung Garai, Yang Mun
Trải qua chiến tranh, thời gian, khí hậu, nhiều tháp Chăm
đã bị đổ nát và vùi vào quên lãng Trước năm 1945, một số các nhà khoa học người Pháp đã làm công việc thu gom hiện vật
để xây dựng Bảo tàng Chàm ỏ Đà Nẵng, nghiên cứu và giới thiệu các tháp cổ cũng như nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của nó Ngày nay, công việc này đang được các nhà Chămpa học người Việt và đông đảo các cán bộ văn hoá tiếp tục nghiên cứu Ngoài ra Đảng và Nhà nưốc cần tổ chức tu bổ lại nhiều ngôi tháp, đại diện là khu Thánh địa Mỹ Sơn Các khu tháp Chàm đều được bảo vệ, giữ giá Nó là một bộ phận của văn hoá Việt Nam /
(Theo Tháp c ổ Chămpa, sự thật
và huyền thoại, Nxb Văn hoá, 1994 )
Trang 1356 Nho giáo là gì?
Khoảng xấp xỉ 3000 năm trưốc đây, Trung Hoa đã có sự phân hoá xã hội khá mạnh mẽ Lúc đầu từ vài nghìn lãnh địa, qua sự thôn tính lẫn nhau mà dần còn bẩy nước Trong xu hướng ấy, người ta mong có một hình thức tổ chức để bình định thiên hạ Nền tảng lý luận cho sự kiện này được rút ra
từ thực tê lịch sử, những gì phù hỢp và là điểm nổi trội của quá khứ được các trí thức đương thòi đúc kết lại thành chuẩn mực cho mọi xử th ế xã hội Nho giáo dần hình thành
Nhưng phải tới tận thòi Khổng Tử,.dưối sự tổng kết, san định lại của ông và các học trò thì cơ sở lý luận của Nho giáo bước đầu mói th ật sự hoàn chỉnh Nhìn chung hệ triết học này khỏi đầu nặng nề yếu tô" nhân sinh quan, nhằm mục đích tổ chức xã hội, bình thiên hạ Yếu tô" vũ trụ quan ít được quan tâm Chỉ từ khổng Tử, Kinh Dịch được hội nhập vào hệ thống giáo lý này, Nho giáo mới trỏ lên đầy đủ hơn Đương nhiên, cũng như các hệ triết học khác, Nho giáo không phải lúc nào cũng là chuẩn mực ổn định, mà luôn luôn được chỉnh lý và bổ sung để thích hỢp với điều kiện xã hội mối Vì th ế mà có Hán Nho, Tông Nho Nhưng suy cho cùng Nho giáo vẫn phải dựa trên nền tảng của Tứ Thư, Ngũ Kinh
1 Tứ Thư: bốn bộ sách Kinh điển là Đại Học, Trung Dung,
Luận Ngữ và M ạnh Tử
- Đ ại học: sách dạy đạo người quân tử, gồm hai phần : một
phần chép lời Khổng Tử, một phần chép lòi Tăng Tử Nội dung có thể tóm gọn là Tu thân (sửa mình), Tề gia (chỉnh đốn việc nhà), Trị quốc (cai trị đất nưóc), Bình thiên hạ (giữ yên
xã hội) Đồng thòi người quân tử phải cách vật (thấu hiểu mọi
sự vạt), trí trí (biết tới ngọn ngành), thành ý (thành thực), chính tam (lòng phải chính đính)
Trung Dung: phải ăn ở đúng mực, không thái quá, không
bất cập Phải giữ được trí để biết rõ sự lý; nhân: để theo điều
Trang 14thiện; düng: để kiên trì vượt khó mà hành thiện.
Luận Ngữ: ghi lòi răn dạy học trò của Khổng Tử bằng
những lòi đối thoại giữa Khổng Tử vói các triết gia chính trị gia đương thòi Sách này dạy đạo làm quân tử một cách thực tiễn
M ạnh Tử: sách do Mạnh Tử soạn, kế thừa giáo huấn của
Khổng Tử coi vua chúa là thánh nhân thể theo ý tròi mà hành đạo, nên mọi người phải nghe theo Ý thức Mạnh Tử ít nhiều
có tính điều hoà: coi bản chất con người là tốt, kẻ cầm quyền quý tộc phải biết tự chế để xã hội được ổn định Mạnh Tử đưa
ra một sô' quan điểm tiến bộ; vói thuyết nhân chính (bót đánh nhau, thôn tính, cải thiện đời sống nhân dân), thuyết dân vi quý, quân vi khinh (trọng dân, nhẹ vua), ông nói: không có quân tử, ai trị dân, không có tiểu nhân, ai nuôi quân tử
2 Ngủ Kinh
- Kinh Thi: Gồm những bài ca dao dân gian và nhạc
chương nơi triều miếu, do Khổng Tử sưu tầm tuyển chọn
- Kinh Thư: Do Khổng Tử sưu tập nội dung ghi về phép
tắc, mưu kế, lòi dạy dỗ, lòi truyền bảo, lòi răn tướng sĩ, mệnh lệnh của các vua từ Nghiêu, Thuấn tói Đông Chu
- Kinh Xuân Thu: Thực chất là sử nưốc Lỗ, do khổng Tử
ghi chép công việc từ đòi Lỗ An Công tối Lỗ Ai Công (từ năm
722 tới 481 trước công nguyên) Từ nền tảng Tứ Thư Ngũ Kinh các nhà Nho đem trí lực của mình ra giúp đòi trị nước Đạo trị quốic này cũng định hình trên nền tảng Tam Cương, Ngũ Thường, Ngũ Luân, Tứ Đức
Trang 15Đạo Nho đã một thòi dài là hệ tư tưởng chính thống của Trung Quốc, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nưóc xung quanh, trong đó có Việt Nam Ngày nay vai trò của nó đang đưỢc nhiêu nhà nghiên cứu của nhiều nưốc quan tâm, vì tác dụng của nó vẫn còn rõ nét trong thực tại /.
57 Khổng Tử là ai ?
Ồng là ngưòi làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông (thuộc nước Lỗ) bên Trung Hoa, dòng dõi ngưòi nước Tốhg Ong tổ ba đòi sang nước Lỗ Thân phụ là Thúc Lưdng Ngột làm chức quan võ nhỏ, đã lấy hai vỢ, chỉ được một con trai là Mạnh Bì, nhưng què Gần già mối lấy bà Nhan Thị vào tháng 10 năm Nhâm Tuất thứ 21 đời Linh Vương nhà Chu (năm 551- TCN) sinh ra Khổng Tử Đo Nhan Thị lên núi Ni khâu cầu tự, nên ông có tên là Khâu, tự là Trọng Ni (cũng có
ý ông có trán cao gồ lên gọi là Khâu) Lên 3 tuổi, thân phụ mất - Niên thiếu, Khổng Tử rất trọng những điều lễ nghĩa Năm 19 tuổi lập gia th ất rồi làm ư ỷ lại, coi gạt thóc kho, sau làm Tư chức lại coi việc nuôi bò dê để cúng lễ Ngài rất chú ý tới lễ nghi theo Nho Thuật, sốm nổi tiếng Khoảng năm 28-29 tuổi ngài muốh đến kinh sư nhà Chu để học, nhưng không có kinh phí, sau được Lỗ Hầu giúp đỡ đưa đi ó đây, Khổng Tử khảo cứu Minh đưòng của nhà Chu, các nđi tế Xã Tắc và những việc có quan hệ tối tế lễ một cách rất kỳ công Trở về
Lỗ, học trò Khổng Tử ngày một đông, nhưng ông vẫn không đưỢc vua Lỗ dùng Gặp nạn, ngài sang Tề, bị quan đại phu Yến Anh dèm, Tề hầu không dùng, ngài lại về Lỗ Lúc đó 36
tuổi Tới 51 tuổi được Lỗ hầu dùng làm quan, tiến tói Đại Tư
Khấu rồi Nhiếp Tướng Sự, nước ngày một thịnh Sau bị Tề ly gián, Khổng Tử bỏ quan đi chu du thiên hạ, mong đem thi hành cái đạo của mình Ngài qua Vệ, sang Tống, tối Tần, về
Vê nhưng đạo của ngài mãi không thành công Đi, về với nước Vệ nhiều lần, vua Vệ yẫn không dùng, mà tuổi ngày một già Ngài định sang Tấn rồi tới Trần, tối Thái, qua Diệp, đến
Trang 16Sở ở đâu cũng có duyên cớ để không dùng đạo của ngài, vì đạo lý này phản đối quyền lợi của các vua, Chư hầu và quan Đại phu Chủ nghĩa của Khổng Tử cốt ỏ hành đạo, ai có tài trí thì phải ra giúp đòi vì thế chí của ngài là lĩiuốh làm quan để hành đạo, để giáo hoá và cải cách chính trị Song sự nghiệp không thành 68 tuổi trở về Lỗ, đã già, ngài không cầu làm quan nữa, ở nhà dạy học, san định sách vở đòi trước và làm sách Xuân Thu để nói cái đạo về chính trị của mình.
Khổng Tử ngưòi cao, mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, hở răng, mặt có vạch, tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh Tính ôn hoà, trung thực, nghiêm trang, kính cẩn, khoan thai, cẩn thận (nhất là trong tế tự), nhân hậu, thích đàn hát, rất hiếu học và hay suy xét việc đời xưa không
hề khinh su ất Ngài là một người chí nhân thánh nhưng vẫn khiêm tốh Ngài đem cái đức sáng mà giáo hoá chứ không phải đem cái biết mà bảo cho người Mùa xuân Canh Thân, năm thứ 41 đòi vua Kinh Vương nhà Chu thì ngài mất
Khổng Tử đã hệ thống hoá những tri thức và tư tưởng trưốc ngài, chủ yếu nhằm các vấn đề đạo đức và chính trị, suy xét lẽ biến hoá của tròi đất lập thành học thuyết là môn
“nhân sinh triết học” cho tròi đất và muôn vật đều đồng một thể, theo cầi lẽ tương đối, tương điều hoà mà sinh sinh hoá hoá “Con ngưòi là cái đức của trời đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành” (1) Nhờ đó mà con ngưòi hiểu điều phải trái, hay dở để cùng tròi đất chiếm địa vỊ tôn quý ở vũ trụ (là Tam tài: Thiên, địa, nhân) Như thế con người phải có tri giác, đề cao Thiên lý, lấy Thần minh làm chủ tế, giữ cái tâm hư tĩnh tránh vẩn đục, nhằm đạt được cái trực giác mẫn nhệu, biết rõ cái lẽ ở đời Là
(1) Theo Trần Trọng Kim - Nho giáo - tr 36 - Bộ Giáo dục - Trung tâm liệu học - Sài Gòn 1971
Trang 17Trung dung, Sinh, Nhân, Thiên mệnh, Quỷ thần, kinh và thánh, sự sinh tử Từ đó hiểu được đạo của ngài theo con đưòng lớn mà đi Đạo ấy gồm cái phải, cái hay, tổng hợp các đức tính tôt mà đạo thành nhân cách hoàn toàn của con ngưòi ơ trong đạo ấy muôn vật điều hoà hoá dục, không hại lẫn nhau, không trái nhau Đức nhỏ thì phân minh, đức lốn thì đôn hậu mà sinh hoá khôn cùng Đạo của Khổng Tử chỉ theo lẽ thường cô't xây cái lương tâm sáng suốt, chống cái tư dục ám muội, việc làm là phải hỢp thời thuận lý, đó là thứ đạo chiết chung, lấy nhân nghĩa, lễ, trí, hiếu đễ, trung tín làm đạo thường, lấy Chí Thiện tức đức Nhân làm cực điểm .
Nhìn chung, đạo của Khổng Tử rất thích hỢp với Trung Hoa, nó tạo đưỢc th ế quân bình chi xã hội đất rộng, người đông đã phân hoá cao Đạo này được nhiều người tin theo, đã sản sinh nhiều danh nho trong lịch sử, và hiện nay vẫn còn tác động tới tâm tưỏng ngưòi Trung Quốic, cũng như ở một sô' nước k ế cận chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa /
58 Mạnh Tử là ai?
Cuốỉ th ế kỷ IV trưóc kỷ nguyên tây lịch, một nhà đại hiền triết đem Nho giáo san định lại cho đầy đủ hơn, đó là Mạnh Kha, tự là Dư, người đất Châu, tỉnh Sơn Đông, thưòng gọi là Mạnh Tử
Mạnh Tử sinh vào ngày mồng 2 tháng tư năm thứ tư đời Chu Liệt Vương (nám 372 trước công nguyên) và mất vào ngày 15 tháng mười một, năm thứ 26 đòi vua Chu Noãn Vương (289 trước công nguyên) Lên 3 tuổi, cha qua đời, người
mẹ dạy dỗ và cho theo học Tử Tư, hiểu được rõ đạo của Khổng
Tử Sinh thời, ông rất có tài hùng biện, đã đi qua các nước Tề, Lương Tông, Đằng mong đem cái đạo của thánh hiền ra cứu đòi nhưng cũng như hoàn cảnh của Khổng Tử, ông không đươc vua của các nưốc sử dụng, vì đương thòi sự cát cứ tranh chap bằng chiến tranh đang khốc liệt, không vua nào nghĩ
Trang 18đên việc nhân nghĩa Tói lúc già, ý nguyện không thành công, Mạnh Tử về nhà cùng các học trò thân cận ghi chép lại những điều ông đối đáp vối vua các nước chư hầu, lòi đối đáp cùng các môn đệ và những lòi ông phê bình sai lệch của các học thuyết khác, làm thành bảy thiên sách Mạnh Tử để nói nên cái đạo của mình, ông dựng nên hệ thông duy tâm của nhà Nho Coi “thánh nhân” thể theo ý tròi, sáng tạo ra lịch
sử, vì thê vua chúa thực hiện ý trời thì mọi người đều phải theo Nhưng ông cũng đưa ra nhiều quan điểm mang tính khách quan tiến bộ như : Thuyết Nhân chính (chư hầu không dùng vũ lực thôn tính nhau, giảm hình phạt tàn ác, cải thiện đòi sống dân chúng ), ông đề cao việc “lấy dân làm gốc” (thuyết Dân vi quí xã tắc thứ chi quân vi khinh ^ Dân là quí thứ đến là xã tắc vua nên coi nhẹ), ông nói: không có quân tử,
ai tự tiểu nhân, nhưng không có tiểu nhân, ai nuôi quân tử.Đạo của Mạnh Tử hội vào các mục sau: Tâm lý triết học, chính trị triết học, Tài nghệ
Trong đó ông chú trọng Tâm và Tính - Tính là cểii trời phú, nên tính phải thiện, ở đây tính là phần thiên lý gồm đủ nhân nghĩa lễ trí ông phản đốỉ những luận điểm coi tính không thiện ác, nó bị lệ thuộc vào con ngưòi, bắt thiện sẽ thiện, bắt
ác sẽ ác Ông nêu lên nếu sinh hoạt ở đời là tính, thì túih con chó con trâu con ngưòi đều như nhau hay sao? ông cho rằng: nhân, nghĩa, lễ, trí vốn có sẵn trong ta, chỉ vì không nghĩ tối
mà thôi, cho nên, “tìm thì thấy, bỏ thì mất”, chớ để cái tâm của
ta bị ham đắm vào vật dục Suy cho cùng học thuyết của Mạnh
Tử căn cứ ở tính thiện tròi phú để giáo dục con người tránh sự
mò tốì, thành ngưòi lành tốt ông đề cao cái Tâm, coi Tâm là Thần Minh (cùng trời đồng nhất thể) có đủ mọi lý để ứng vối vạn sự, Tính là cái lý cùng cực của tâm, Tròi là gốc của Lý - Người quan tử luôn phải giữ cái bản tâm hư linh của mình và phải tiết dục (tâm là lương tâm - bậc đại nhân không bỏ mất cái tâm hồn nhiên của con trẻ) Có Tâm Tính mới có Nhân Nghĩa - Tính là phần tốì linh diệu tròi cho để hiểu biết đạo lý
Trang 19• Tính phải có khí, rồi mối có hình thể và sinh trưỏng Khí phai tuỳ theo cái chí - có chí và khí thì sinh hoạt mói điều hoà Mặt khác, theo ông, Quân Tử bao giò cũng phải lấy nhân, nghĩa, lê, trí làm tông chỉ, lúc nào cũng ngay thẳng mà làm điêu lành điều phải, không tư tâm tư lợi mà hại đạo lý, ngẩng lên không xấu vói tròi, cúi xuống không thẹn vối người.
Về m ặt chính trị, học thuyết của Mạnh Tử cốt lấy sự hoà bình và bảo tồn lấy dân, ông muốn đem cái đạo lớn của thánh hiền mà khuyên răn ngưòi ta, lấy nhân nghĩa mà đối vối quốíc gia để cứu muôn dân trong hoàn cảnh đưdng thòi vua chúa tranh quyền tran h lợi, thiên hạ loạn lạc
Với lòi biện luận mạnh mẽ, Mạnh Tử đã làm sáng rõ cái đạo của thánh nhân, ô n g là ngưòi có công lớn với Nho giáo Bằng học rộng, lời văn đầy anh khí thiết tha, chặt chẽ rõ ràng Mạnh Tử là một nhà truyền đạo bậc nhất, có khí tượng hùng kính, bộc trực làm rõ mốĩ đạo /
59 Văn Miếu là gì?
Văn Miếu là ndi thò Khổng Tử - tổ của đạo Nho
Như th ế có nghĩa là, ở đâu thò Khổng Tử thì ỏ đó có Văn Miếu, chẳng hạn như ở cố’ đô Huế và Kinh Bắc (Bắc Ninh) cũng có Văn Miếu
Văn Miếu ỏ Hà Nội được xây dựng từ năm Thần Vũ thứ hai đòi Lý Thánh Tông (1070) Thoạt đầu Văn Miếu thò cả Chu Công và Khổng Tử, bỏi cho cả hai đều là ông tổ của Nho giáo Có đắp tưỢng thò ông Chu, ông lũiổng và Tử Phối (Nhan
Tử Tăng Tử, M ạnh Tử, Tử Tư là bốn người có văn học và đạo đức gần như Khổng Tử)
Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ồ bên cạnh Văn Miếu Nơi đây, ban đầu là chỗ học tập
:ho các hoàng tử và con nhà quan, sau mở rộng thêm cho cả
học trò nhà bình dân Như vậy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở
Trang 20thành trung tâm giáo dục của cả nưốc ta thòi đó, khác nào một trường đại học của kinh đô.
Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng Bên trong có những tưòng ngăn chia ra làm năm khu Khu
thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu môn Lốỉ đi ỏ giữa dẫn đến cổng Đại Trung môn mở đầu cho khu thứ hai Hai bên còn hai cổng nhỏ có tên là Thành Đứt
và Đại Tài vẫn lối đi ấy dẫn tối Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp
của sao Khuê, sao chủ về văn học) Hai bên gác cũng có hai
cổng nhỏ mang tên là Súc Văn và B ỉ Văn (văn hàm súc và văn
sáng đẹp) IChu thứ ba từ gác Khuê Văn tới Đại Thành môn
ỏ giũa khu này có một hồ vuông g ọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng tròi trong sáng), có tưòng hoa bao quanh Hai bên hồ
là hai khu vườn bia Đòi Lê Thánh Tông, có lệnh cho khắc tên những ngưòi thi đỗ tiến sĩ lên bia đá Năm 1484 là năm khắc
và dựng bia, nhưng Lê Thánh Tông đã cho khắc lại tên họ các tiến sĩ từ khoa 1442 trỏ đi Tính từ khoa này đến khoa cuối cùng của triều Lê là khoa 1787 có cả thảy 117 khoa, nếu cả khoa thi Đông các và Thế khoa thì có 124 khoa Và như vậy phải có 117 (hoặc 124) bia Nhưng đến nay chỉ còn 82 bia Có
lẽ, một số đã bị phá huỷ trong những thòi gian Tháng Long
có loạn lạc
Văn Miếu ở Hà Nội trưốc kia thuộc địa bàn huyện Thọ Xương tổng Hữu Nghiêm (Yên Hoà) Nay khuôn viên của nó thuộc quận Đông Đa, là sự gặp nhau của bốn đưòng phố Chính diện là đường Quốc Tử Giám (thời Pháp thuộc là đưòng Voie 238) Phía sau là đường Nguyễn Thái Học (thời Pháp là phô' Đuy-vi-li-e, nhưng dân quen gọi là phố Hàng Đẫy, sau cách mạng là phố Phan Huy Chú, nay là Nguyễn Thái Học) Bên phải là phô Tôn Đức Thắng (trước là đưòng Hàng Bột) Bên trái là phố Văn Miếu
Ngày nay, khách du lịch trong cũng như ngoài nưỏc, khi đén Hà Nội, thường hay đến thăm khu di tích văn hoá lịch sử
Trang 21này Nó trầm tư, thanh tao cùng thòi gian và hiện hữu minh chứng cho một dân tộc đã có nền ván hiến từ lâu đòi./.
60 Thê' nào là “tam cương”, “ngũ thưòng”
- T am 'cương: là khái niệm đạo đức - xã hội của Nho giáo
Nho giáo coi giữa ngưòi và ngưòi có năm quan hệ (ngũ luân): vua - tôi, cha - con, anh - em, vỢ - chồng và bạn bè v ề sau ba quan hệ cơ bản được nhấn mạnh là “tam cương'’ Cương, là dây lốn của chiêc lưới, cũng gọi là giếng lưới, hay giường lưới nghĩa bóng chỉ những thứ quan trọng bậc nhất trong một cơ cấu tổ chức Tam Cương là ba quan hệ chủ chốt trong xã hội theo quan điểm phong kiến là: vua tôi, cha con, vỢ chồng (quân thần, phu tử, phu phụ), trong đó ngưòi trên (vua, cha, chồng) phải thương yêu, chăm sóc và bao dung ngưồi dưới, người dưới (tôi, con, vỢ) phải kính nhường, thương yêu, phục tùng và biết ơn người trên Cách ứng sử đúng chức năng như vậy làm cho gia đình thuận hoà, êm ấm Theo Nho giáo áp dụng cách thức như vậy trong quan hệ xã hội và quan hệ Nhà nưốc, giữa ngưòi cầm quyền vối dân cũng tạo ra một cảnh êm
ấm thuận hoà Đó là cách lấy gia đình thuận hoà làm mẫu để xây d\Ịng xã hội thái bình, hoà mục, trật tự và ổn định Tuy nhiên, trong ba quan hệ này, quan hệ vua tôi là quan trọng
và được đề cao nhất (vì “trung quân” có nghĩa là “ái quốc”) Tam cương thể hiện trậ t tự trong xã hội, đi liền với “ngũ thưòng” - 5 đức cơ bản của con ngưòi - gọi tắt là “cương thường”, nền tảng chính trị, đạo đức của chế độ phong kiến
- Ngũ thường: là khái niệm đạo đức Khổng học “Thường”:
bình thưòng, vĩnh hằng Ngũ thưòng chỉ năm đức cơ bản của đạo làm ngưòi là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
- N h â n : Khổng Tử rất đề cao đức “nhân”, ông đã đưa nhân
lên thàiứi đức mục cao nhất, coi đó là đích của sự tu dưỡng Khổng Tử nói rất nhiều lần về đức nhân nhưng ông chưa đưa
ra một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về đức mục trung tâm đó
Trang 22của Nho giáo Theo sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “nhân là yêu ngưòi” Và ở một chỗ khác nhân là trung thứ, là “cái mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác ; cái mình mong thì làm cho kẻ khác cỏ” Lúc khác, Khổng Tử lại nói: “Ai làm được
5 điều này trong thiên hạ, ngưòi đó là nhân: cung, khoan, tín, mẫn, huệ” Cung là khiêm tốn, biết tôn trọng người và tôn trọng công việc, không coi thường thành ra kiêu ngạo, thành
ra không chu đáo Khoan là rộng rãi, không riết róng, thu nhận của người đến kiệt Tín là nói làm sao vậy, coi trọng lời hứa Mẫn là nhanh nhẹn, linh hoạt, không lề mề, trì độn, ỳ
ra Huệ là rộng rãi, không bủn xỉn, keo kiệt, cho người không tiếc rẻ, không bớt xén Làm được 5 điều đó thì dân vui lòng nghe theo, dân tin, dễ sai khiến Đó là đức mục của ngưòi cầm quyền trong quan hệ vối dân Nhân như vậy đòi hỏi phải xuất phát từ lòng thương người, từ sự tôn trọng con người mà làm việc có hiệu quả, có công ơn vối dân Ngày nay, có thể hiểu một cách khái quát nhân là lòng thương người
- N ghĩa: đều được coi là hỢp lễ phải, làm khuôn phép cho
cách xử thê của con ngưòi trong xã hội Những ngưòi có nghĩa
là những người có quan hệ tình cảm thuỷ chung, luôn hành động phù hợp vối những quan niệm đạo đức nhất định
- Lễ\ chữ lễ trước tiên chỉ dùng để nói cách thờ thần cho
được phúc, tức là chỉ có nghĩa cúng tế, thuộc về đường tôn giáo mà thôi Sau dùng rộng ra, để chỉ những qui củ trong xã hội mà con người phải tuân theo để có được những tình cảm
đ ạ o đ ứ c tố t, p h ù hỢp với lẽ p h ả i t r á i tìn h t h â n sơ v à t r ậ t tự
trên dưới Tóm lại, đó là những phép tắc phải theo cho điíng khi tiếp xúc vối người khác, thường là ngưòi trên
- Trí: là khả năng nhận thức, ghi nhớ, suy nghĩ, phán đoán
của con người
- Tín: là đức tin của con người, biết trọng lòi hứa và biết
tin nhau
Trang 23Những qui định như đã nêu trên thuộc hệ tư tưởng chính
tn - đạo đức Nho giáo, đã được nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa - cũng như những nưóc chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa - nối tiêp nhau tôn trọng và áp dụng, để duy trì sự tồn tại, thịnh vượng của các thể chế đó Ngày nay, Nho giáo đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bởi người ta thấy rằng nó cũng có những giá trị nhất định đối vối
sự phát triển xã hội hiện tại /
61 Thê nào là “Tam tòng”, “tứ đức”
T am tòng (ba điều theo)
Đây là nguyên tắc của lễ giáo phong kiến, theo nguj^ên tắc Nho giáo này thì người phụ nữ chỉ là người phụ thuộc trong gia đình : “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng
tử ’, lúc là con gái ỏ nhà thì phải theo cha, lúc lấy chồng thì phải theo chồng và khi chồng chết phải theo con trai chủ gia đình Ngưòi phụ nữ nào vi phạm phép tắc này thì bị xã hội lên án, có khi phải chịu hình phạt nặng nề
Tứ đức: Theo Khổng giáo, bốn đức mà người phụ nữ phải
có là : công, dung, ngôn, hạnh
- Công: khéo léo, đảm đang trong việc gia chánh, nội trỢ.
- D ung: dáng điệu đoan trang, cách ăn mặc, trang điểm
chải chuốt, trang nhã, gọn gàng, sạch sẽ, nghiêm chỉnh, đi đứng khoan thai, vẻ m ặt dịu dàng, tươi cưòi
- N gôn: lời ăn tiếng nói dịu dàng, mềm mỏng, biết thưa
gửi, ứng đôi lịch sự, khôn khéo
- H ạ n h : nết na, hiền từ, trên kính dưối nhường, hiếu
thuận, ăn ỏ đúng mực, chiều chồng thương con
Đối vối đàn ông, bốn đức tính đó là: hiếu, đễ, trung, tín
- Hiếu: hiếu với cha mẹ
- Đễ; hoà thuận, thương yêu anh em
Trang 24- Trung: trung vối vua.
- Tín: vối bạn bè, ngưòi ngoài phải giữ đúng lời hứa, có tín nhiệm
Trong thòi đại ngày nay, tuy phụ nữ đã có vai trò và vị trí khác trước, cuộc sông của họ không chỉ bó hẹp trong gia đình nữa mà họ còn tham gia các hoạt động xã hội, bình dẳng vói người đàn ông Nhưng bình đẳng không có nghĩa là đồng đẳng, bởi vì ngưòi phụ nũ dù ở cương vị nào đi chăng nữa, trưốc hết vẫn cần thực hiện tốt thiên chức của mình, do vậy những nội dung đạo đức của Nho giáo nêu trên cần đưỢc coi trọng và tiếp thu những yếu tô" phù hỢp với hoàn cảnh mối./
62 Lão Tử là ai?
Là nhà triết học ở thòi cổ đại, Trung Quốc (thế kỷ VI - V trưốc công nguyên) khoảng cùng thời với Thích ca Mâu Ni Ông người nưốc sở làm quan coi kho sách Cho tói nay cũng chưa ai định được tên thực của ông Có tư liệu nói ông là Lão Đam ở đòi Xuân Thu, tài liệu khác nói ông là Lý Nhĩ ỏ đòi chiến quốc Ong chỉ để lại cho đòi một cuốh Đạo Đức Kinh vối khoảng 5000 từ, nhưng tối nay cũng không xác nhận được chính ông viết hay học trò ông ghi lại, người ta cũng không định đưỢc rõ ràng niên đại ra đời của sách: Thòi Chiến Quốc, Xuân Thu, hay đòi Hán Đòng thòi việc đánh giá về tư tưởng của Lão Tử lại khá tản mạn Vì thế, nhìn nhận về triết học của Lão Tử chỉ tạm dừng lại ở mấy nét khái quát như:
- Nó chứa đựng nhân tố duy vật tự phát, biện chứng sơ
khỏi, hội tụ quan điểm duy vật vô thần nguyên thuỷ của đương thòi ở Trung Quốc Lão Tử coi đạo là càn nguyên của
vũ trụ, và cũng là qui luật của tự nhiên Khỏi đầu của đạo là khí (âm - dương) Hai khí âm dương ngưng tụ mà thành đất trời ở hai cực của hỗn độn Trời đất đối đãi giao hoà mà tạo ra vạn vật muôn loài và con ngưòi Mọi vật sinh hoá phát triển trong Đạo theo một qui luật thống nhất giữa các mặt đối lập,
Trang 25cái nọ dựa vào cái kia mà biểu hiện sự tồn tại (dài dựa vào ngăn, cao dựa vào thấp, đẹp dựa vào xấu , và ngược lại) và chuyên hoá để cái mới tiến bộ bao giò cũng thắng cái cũ Đức
là khái niệm biểu hiện đặc thù của Đạo trong từng sự vật và
- Trong lịch sử, tuy chỉ với xấp xỉ 5000 từ trong Đạo Đức Kinh, nhưng tư tưởng của Lão Tử thực mênh mông, chứa đựng biết bao điều liên quan tới lẽ sốhg, mỗi ngưòi có thể tìm được ở đó những điều cần thiết cho mình Vì th ế hầu như trong quá khứ, người ta chỉ thấy đưỢc tư tưởng của Lão Tử qua một lớp sương mù Có người nhìn nhận vê' tư tưởng Lão
Tử là yếm thế, ngược lại truyền thống Như th ế chưa đúng với cốt lõi của tư tưởng này Có người nhận định ngược lại, cho rằng dây là thứ trí tuệ viên dung, được nuôi dưõng trong sự sinh hoạt của đạo thống Trung Quốc, những vấn đề nó động chạm tói đều là những vấn đề thưòng hằng của loài người.Đao của Lão Tử có thường có biến, rất thích dụng ở thòi Chiến Quốc thòi bảy nước tranh hùng dụng tâm đấu trí Những người nổi lên trong việc đem tư tưỏng Lão Tử vận dung vào quyền thuật giữa ^ ố i binh gia và tung hoành ¿ a như: Ton Vũ, Ngô Khỏi, Tô Tần, Trương Nghi “Đạo gia cơ
Trang 26mưu thâm trầm, xem xét cái biến, rất tinh ỏ mưiị, nếu thi hành ỏ trong chiến trận, thì thiên hạ không ai địch nổi” (Giang Tuyền) Những chính trị gia cũng rất quan tâm đến biến thuật của Lão Tử Hàn Phi Tử đã nêu Ịên: “Bỏ cái thậm,
bỏ cái thái thì thân mới vô hại” (thậm; quá đỗi, thái: hanh thông) hay “Hư mà đợi nó Kẻ kia tự nó mắc vào”
Thực ra sự vận dụng của các nhà tư tưởng ỏ các thời đều mối chỉ là ảnh hưỏng từ một thứ biến đạo mà thôi, còn chưa
ai đụng được đến cái đạo thể của Lão Tử
63 Về Trang Tử là ai?
Trang Tử là người đất Mông, tên Châu, tự là Tử Hữu (?), từng làm quan ỏ Tất Viên đất Mông Sách “Thích Văn tự lục” nói ông là người nưốc Tống Đất Mông của nước Lương, nay thuộc Thạch Hà tỉnh Sơn Đông, đất Mông của người Tống nay
là Thương Khâu tỉnh Hà Nam Còn nhiều sách khác viết về ông như “Hoàn vũ ký”, “Tề tục huấn” nói chung chưa khảo chứng được rõ ràng
Trong thiên “Thu Thuỷ” của Trang Tử có nói ‘Trang Tử câu cá ở Bộc Thuỷ” Trang Tử là bạn của Huệ Thi, mà Huệ Thi đã làm tưống quốc cho Lương Huệ Vưđng, có nghĩa là ông cùng thòi vái Lương Huệ Vương, Tề Tuyên Vương và Mạnh
Tử Sách “Nhất thống chf’ chép: mộ Trang Tử ỏ Tất Viên Thành, huyện Đông Minh Như thế Trang Tử qua đời ở đất Mông của nưốc Lương, và có thể theo tư liệu này, thì ông sinh
ra ở nước Tống rồi sau đó qua nước Lương cư ngụ Trong tài
liệu “Trang Tử niên biểu” có ghi ông sinh vào khoảng năm Châu Liệt Vương thứ 7 (369 trưốc công nguyên), mất khoảng năm thứ 29 đời Châu Noãn Vương (288 trưóc công nguyên) Dưối thòi Nguy Tấn nói tới đạo gia là nhắc tới Lão Trang, vì ngưòi đương thòi coi hai ông như giáo chủ của môn pháii này Trang Tử viết sách tới mười vạn chữ, chủ yếu theo lối ngụ
Trang 27ngôn đối đáp, trong đó ông chê cái học của nhóm Khổng tử, không màng danh lợi, chỉ muốn sống tự nhiên tự tại Có vua nưóc Sỏ muôn vời ông làm tưống quốc, nhưng ông từ chổi, vì
đã nhìn thấy cảnh đen bạc ỏ chôn quan trường, ông theo thuyết “Quý mình để bảo toàn sự sông” của Đạo gia B ắt đầu
từ thòi Nguỵ, Tấn học thuyết của Trang Tử mối được xếp chung với Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh của Lão Tử, gọi là Tam Huyền Tói đòi Đường Huyền Tôn, sách của Trang Tử mới đưỢc gọi là Kinh, đó là: Nam Hoa Chân Kinh Đưdng thòi được coi trọng hơn cả sách Lão Tử Cũng như Lão Tử, Trang
Tử quan tâm nhiều tới vô vi, tới lẽ trời và phê phán lẽ đời v ề hạnh phúc hữu hạn của con người, Trang Tử đã từng viết: “Bò ngựa có bốn chân là thuộc về tròi (tự nhiên), tròng cổ ngựa, xâu mũi bò là thuộc về người (không tự nhiên) Theo tròi là nguồn gốc mọi điều hạnh phúc và tốt lành, theo người là
nguồn gốc mọi sự khó nhọc và tai hại Muôn loài chỉ có thể
hạnh phúc theo cái lẽ tạo hoá đã định hình cho nó, không thể chân vịt ngắn mà lắp thêm cho nó, hay chân hạc cao mà chặt bót đi được! Lão Tử và Trang Tử muốn thoát ly đời sống xã hội, không coi trọng pháp luật, chính quyền, ô n g phản đối sự trị dân bằng thể ch ế chính quyền máy móc ô n g nhấn mạnh đến sự sai biệt giữa tự nhiên và nhân vi Tự nhiên càng bị bàn tay con ngưòi lấn át thì bất hạnh càng nhiều Và con ngưòi chỉ có thể giảm đi sự sỢ hãi và luôn lo buồn khi biêt “lấy lý hoá tình” (biết đưỢc nguồn gốc và qui luật tất yếu của mọi sự
tinh thần, không phải là sự tối tăm bẩm sinh
Nhìn chung, m ặt nào Trang Tử đã đẩy học thuyết của
Trang 28mình vào vũng lầy của chủ nghĩa duy tâm thần bí, phủ nhận trí thức, phủ nhận chân lý khách quan, đi sâu vào chủ nghĩa hoài nghi .
64 Thê' nào là Đạo giáo? Sự phát triển của Đạo giáo ồ Việt
Nam?
Đây là một tôn giáo xuất hiện từ rất sớm, có lẽ trưốc cả thời Khổng Tử, về quê hương của đạo ở Trung Quốc, ngưòi ta
thường coi thuỷ tổ là Lão Tử Nguyên gốc ở thời cổ đại là đạo
thần tiên Vì mang nhiều yếu tô' ma thuật và gắn với dân gian nên đạo giáo phát triển rất đa dạng Thòi đông Hán, Đạo giáo được gọi là đạo “Năm đấu gạo”, rồi đạo “Thái Bình” Cuối Đông Hán mới lấy Lão Tử làm tổ sư và Đạo Đức Kinh làm kinh điển Từ đó về sau Đạo giáo vẫn phát triển trong quần chúng với nhiều phái khác nhau như: phái Thần Tiên, Phù Chú, Bói Toán, Phong Thuỷ có lẽ phái Thần Tiên là một
tr o n g n h ữ n g p h á i được c h ú ý n h ấ t, v ì n ó p h ù hỢp p h ầ n nào
trước sự bế tắc của tư tưỏng và hoàn cảnh xã hội đương thòi Đạo này chú trọng việc tìm thuốic trường sinh, tu luyện để kéo dài cuộc sống trần thế đi tói mong cầu bất tử Phái Phù Chú nặng tế lễ bùa bèn trừ tà ma quỷ dữ trị bệnh
Phái bói toán chủ yếu đoán số mệnh Nhìn chung các phái nặng tính dị đoan mê tín, tuy đề cao hoàng đế và Lão Tử nhưng không chú ý tối nguyên lý cơ bản của đạo Lão Những người truyền bá đạo Lão thưòng nêu lên: họ có khả năng xua đuổi ma quỷ, luyện đan, luyện nưốc trường sinh, bấm độn bói quẻ Tuy nhiên, nhiều ngưòi vẫn coi Đạo giáo không đồng nhất với Lão Giáo cho nó chỉ bắt nguồn từ Lão Giáo 0 mặt lý luận Đạo mang ý nghĩa là qui luật vận động của vũ trụ, là động lực thúc đẩy hình thành và chuyển hoá của vạn vật, thì Đạo là gốc của tròi đất Đạo Đức Kinh viết: có một vật gì đó, sinh ra cả tròi đất, lặng lẽ, trốhg không, đứng riêng biệt không đổi thay, tuần hoàn liên tục, là gốc của thiên hạ Đó gọi
là Đạo Đạo là nguyên lý huyền diệu, không thể nói thành lời
Trang 29Đạo là khuôn phép của vũ trụ, thể hiện đưòng hưóng của con người Đạo dạy con người iòng yêu rộng lớn, theo lẽ vô vi- yêu thiên nhiên đồng nội yêu quí con người, giữ tấm lòng thuân phác hồn nhiên như trẻ thơ, thanh thản với mọi việc Suy chó cùng ở một mặt nào đó, nền tảng sâu xa của tư tưởng Đạo Giáo có một gôc từ Lão Giáo.
Đạo giáo vào Việt từ rất sớm, vì nó phù hỢp với tín ngưỡngdân gian nên sự du nhập này hầu như không có sự ngăn trỏ.Tuy nhiên, buổi đầu ấy không phải là những nguyên lý cơ bảncủa Đạo Đức Kinh, mà thực chất là những phái Thần Tiên,Phù Chú, Bói Toán, Phong Thuỷ theo chân đoàn quần xâmlược và cả những ngưòi Hán di cư vào Luy Lâu rồi toả đi cácnđi Vào thời tự chủ Đạo đã phát triển mạnh (Đinh TiênHoàng đã phong cho đạo sĩ Trương Ma Ni làm Tăng Lục Đạo
s ị Vào thời Lý, Trần, Lê Đạo vẫn phát triển Vua Lê Thần
Tông đã cho phép Trần Lộc lập đạo Nội tràng, ó Việt Namgữa Đạo Giáo và Lão Giáo ít có sự phân biệt rõ ràng Các nhàtri thức thường chú ý tới Lão học, còn trong dân gian chú ýnhiều đến tín ngưỡng Thần tiên,đồng cốt, phương thuật Bằng vào khoả sát thực địa, chúng ta gặp những kiến trúcliên quan tới Đạo Giáo thường được gọi là Quán Trước thòikhủng hoảng của Nho Giáo ở th ế kỷ XVI, phần nhiều Quán
là ngôi đền thờ thần tiên, có cả thần tiên nội địa (Bích CâuĐạo Quán với Tú Uyên - Giáng Kiều), nhưng dấu vết văn hoávật chất ở các di tích này thì hầu như không còn gì từ thòikhởi dựng Việc cướp ngôi nhà Lê của nhà Mạc và chiếntranh Nam Bắc triều đã đẩy nhiều trí thức Việt tìm tới tư
tưỏng vô vi của Lão Giáo Có thể nghĩ tư tưởng này đã như
, 71' > 7 , _ í' 5'
là cầc danh Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ Nguyễn Hàng Phùng Khắc Khoan, cùng nhiều ngưòi khác Trên con đưòng đi vào Thiền và Lão ấy cùng vói xu thế của một bộ
Trang 30phận quần chúng (nhất là ỏ Đông Đô và Hà Đông ) đã để lại cho chúng ta những ngôi Quán mang kiểu thức khác trưóc Ngôi Quán có dấu vết xưa nhất còn lại cả một phần kiến trúc
là Hưng Thành Quán (tức chùa Mui, Thường Tín, Hà Tây) còn nhiều dấu vết từ thế kỷ XVI nhất là ỏ bộ mái với ngói rất lốn, mũi hài cao tói 8cm Rồi Hội Linh Quán (chùa xổ - Thanh Oai - Hà Tây) có bia mang niên hiệu Hưng Trị, có hệ thốíig tượng rất đẹp Lâm Dương Quán (thị xã Hà Đông) là ngôi quán có hệ thống tưỢng khá đủ và cổ Linh Tiên Quán (Hoài Đức - Hà Tây) là một di tích nổi tiếng Có thể còn kể ra đưỢc nhiều quán khác nữa Và nhìn chung, người đương thời đã chú ý tới các thần linh gốc của Đạo Đó là:
- Tam Thanh (Thượng Thanh, Ngọc Thanh, Thái Thanh)
với ba vị thần tối thượng là: Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân và Thái Thượng Lão Quân
- Thánh Phụ, Thánh Mẩu: Cha mẹ của Lão Tử.
- Hoàng Quăn g iáo chủ: Tức Ngọc Hoàng thượng đế, cùng
với tư ợ n g n à y th ư ờ n g có tưỢ ng t h ị g iả
- Cửu Diệu Tinh Quân: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, Mặt
trời, Mặt trăng, Hổ Phù, Kế đô
- Ngủ nhạc: Thường chỉ chú ý Đông Phương sóc và Tây
Vương Mẫu
- Tứ Trấn\ Các tượng trấn trị ma quỷ.
Tuy nhiên, những ngôi Quán này thường được ngưòi Vệt Phật giáo hoá, dần dần thờ ghép cả tượng Phật và Bồ Tát rồi chuyển hoá tên gọi thành Chùa /
65 Đạo Thiên Chúa là gì? Quá trình du nhập của đạo Thiên Chúa vào Việt Nam
Đạo Thiên Chúa (Catholique - còn gọi: Công giáo, Gia tô giáo) thò chúa Giê su, một biến thể (một nhánh) của Đạo Ki
Trang 31Tô (còn gọi là đạo Cơ Đốc hay Cơ đốc giáo).
Đạo Kitô ra đòi vào nửa cuối th ế kỷ I trong các tỉnh phía đông của đế chế La Mã, vối tính cách là tôn giáo của những người nô lệ và những ngưòi cần lao bị áp bức Vối thời gian, nó chuyên thành tôn giáo của các giai cấp thông trị và được chấp nhận là quôc giáo Vào khoảng năm 974 đến 1054, đạo Kitô phân liệt, ra đòi hai khuynh hướng (nhánh) là: Công giáo (Catholique - nghĩa là chung cho toàn th ế giới, ra đòi ở phía tây La Mã, lấy Roma là trung tâm nên còn được gọi là Công giáo La Mã hay La Mã giáo) và Chính Thống giáo (Orthodoxie
- ra đời ở phía đông La Mã, lấy Constantinople - Byzance làm trung tâm - nên còn được gọi là Đông chính giáo) Đến năm
1520, từ khối Công giáo La Mã (đạo Thiên Chúa) đã tách ra một dòng mới là đạo Tin Lành (Protestantisme) Học thuyết cơ bản của đạo Kitô là học thuyết về chúa Giê su là con của Đức Chúa Tròi - đức Chúa Cha - giáng thế, chịu đau khổ rồi chết, sau đó hồi sinh để chuộc tội tổ tông cho con người Cuộc đòi trần thế, theo đạo Kitô, là một chỗ đứng tạm thời đối với con ngưòi, là sự chuẩn bị để bước sang cuộc sống vĩnh viễn sau khi chết (thiên đàng) Giáo lý của đạo Kitô chứa đựng trong hai
cuốn kinh là Cựu ước và T ân ước Những điểm cơ bản của giáo
lý đạo thiên chúa là: Khẳng định Chúa Ba Ngôi (Đức Chúa
Cha/ Trời - Đức Chúa con/ Chúa Giê Su và thánh thần): g iá o
lý về 10 đ iều răn, 7 p h é p b í tích', về địa vị tôi cao và tuyệt đối
của Giáo hoàng La Mã vối tư cách là người thay mặt Chúa Giê
Su và về sự không thể sai lầm của Giáo Hoàng trong công việc tín ngưỡng; Giáo sĩ không được kết hôn, làm lễ phải bằng tiếng Latinh, việc thò Đức Mẹ Maria đặc biệt phát triển, v.v
Cơ quan đầu não đồng thòi là trụ sở của ngưòi đứng đầu các cd quan của Giáo hội Thiên Chúa là toà thánh Vatican (một thành phố - một quốc gia thủ đô Roma của Italia, có diện tích 0 44km2 theo hiệp ước đã ký giữa Giáo hoàng Pi XI và
Trang 32chính phủ của Mútxôlini ngày 11 tháng 2 năm 1929, lãnh thổ
Toà Thánh Vatican được công nhận là quốc gia riêng, có đội
vệ quân, có đồng tiền, ký hiệu bưu điện, đài phát thanh, báo chí và nhà tù riêng Từ đó, Vatican vừa là cơ quan tnmg ương của giáo hội đạo Thiên Chúa vừa là quốc gia độc lập dưối sự
điều hành của Giáo hoàng.
Hệ thống tổ chức dưới quyền giáo triều Vatican gồm có Cơ quan giáo hội ở các quốc gia, giáo phận, giáo xứ Giáo hoàng
do Hồng y đoàn bầu ra và giữ chức vụ cho đến hết đòi Hỗ trợ cho Giáo hoàng về mọi mặt là Giám mục đoàn Klii cần quyết
định những vấn đề lốn của giáo hội Thiên Chúa, Giáo hoàng
có thể triệu tập đại hội gọi là Công đồng, gồm tất cả các giám mục trên thế giới, bề trên các dòng tu và một số tu sĩ cao cấp (lịch sử của giáo hội đã qua 21 đại hội công đồng) Bên cạnh các tổ chức mang tính chất hoàn chỉnh trên, trong đạo Thiên Chúa còn có hệ thông các Dòng tu Đó là những cộng đồng tín hữu từ bỏ cuộc sốhg trần thế để công hiến trọn đòi cho việc đạo để góp phần xây dựng Giáo Hội và “cứu rỗi cho nhân loại” Trên thế giới hiện có khoảng trên 400 dòng tu
Trong mấy thập kỷ gần đây, đạo Thiên Chúa có xu hưống hiện đại hoá giáo lý và sự thò cúng, cho phép được làm lễ bằng tiếng địa phương, đào tạo giáo sĩ người địa phương nhằm củng cố vị trí của đạo trong quần chúng Ngưòi ta gọi đó là
“đường lối thích nghi thời đại” của đạo Thiên Chúa
Hiện nay, đạo Thiên Chúa là tôn giáo lốn nhất thế giới, có mặt ở hầu hết các nưốc của tất cả các châu lục Theo thống kê vào năm 1988, Đạo Thiên Chúa có 902 triệu tín đồ
Đạo Thiên Chúa được truyền vào Việt Nam từ những thập
niên đầu của thế kỷ XVI Sách Khâm định Việt sử thông giam cương mục chép rằng “năm Nguyên Hoà, đời vua Lê Trang
Tôn (năm 1533) có một thương nhân tên là Inêkhu (Ignatio)
đi đưòng biển lén vào giảng đạo Gia tô ở Ninh Cưòng Quần Anh thuộc huyện Nam Chấn và làng Trà Lụ thuộc huyện Gia
Trang 33thuộc tỉnh Nam Định Thòi kỳ từ 1533 đến 1614, chu yêu là các giáo sĩ dòng Phanxitô Bồ Đào Nha và dòng Đa
Minh Tây Ban Nha theo những thuyền buôn vào nưốc ta
truyền giáo Khi đạo Thiên Chúa đã phát triển ở Việt Nam, năm 1645, giáo mục Alexandre de Rhodes (giáo dân quen gọi
là cha Đác Lộ), là giáo sĩ ngưòi Pháp đầu tiên được cử sang Việt Nam Thái độ của các vương triều phong kiến Việt Nam đối vối đạo Thiên Chúa qua các thòi kỳ có khác nhau Trong
thế kỷ X V II, chính quyền Trịnh - Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sĩ Tuy vậy, nhiều giáo sĩ vân lén lút hoạt động truyền đạo, trong đó có một số giáo sĩ hoạt động chuẩn bị cơ sỏ cho những h oạt động xâm lưỢc của thực dân
Pháp Chính sách vói đạo Thiên Chúa của nhà Nguyễn, lúc thì cho phép lúc thì cấm đoán ngặt ngèo.
Trải qua quá trình lịch sử, đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đã tồn tại vói tư cách là một tôn giáo trong đòi sống tư tưởng văn
hoá Vói đường lối thích nghi thòi đại của mình, Giáo hội
Thiên Chúa cho phép giáo dân Việt Nam theo đạo nhưng vẫn
đưỢc thò cúng tổ tiên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn
trọng tự do tín ngưõng của nhân dân, động viên giúp đỡ các giáo dân hoạt động theo tinh thần “Kính Chúa yêu nưốc”,
“Đẹp Đạo và Đòi” Một s ố nhà thò Thiên Chúa giáo đã được
xếp hạng là Di tích nghệ thuật kiến trúc, điển hình là Nhà thờ
Trang 34lạnh lẽo ở một thung lũng bên ngoài một làng nhỏ ở tîeüiJehRtn thuộc vương quốc Juda, nay thuộc Palestin, mà thòi bấy giò nằm dưối quyền của đế guốc La Mã Đây là khu vực tiếp giáp giữa 3 châu lục là châu Á, Âu và Phi Cha Ngài là Joseph vốn
là nghề thợ mộc N gay sau khi vừa sinh ra, cha mẹ đã phải đưa Ngài sang Ai Cập lánh nạn Năm mười tuổi, ngài theo cha mẹ trở về quê hương bản quán, sốhg ở làng Nazareth, và
từ đây Ngài theo việc tu hành, sốhg độc thân, không lấy vợ Năm 18 tuổi, ngài đi chu du đó đây truyền giảng những tư tưởng của Thiên chúa (Đức Chúa Cha) và trị bệnh cứu ngưòiNhò ngài, bao kẻ mù lòa lấy lại được ánh sáng, bao ngưòi mắc bệnh nan y tai qua nạn khỏi Ngài gọi đó là những vị
Thiên Sứ (hay là Tông đồ) Chính họ là những ngưòi đã ghi lại những lòi giảng thuyết của Ngài, để có được K inh Thánh
Khoảng năm Ngài 30 tuổi, ngài thưòng rao giảng chủ yếu trên đất vương quốc Juda Một hôm, Ngài dẫn 12 tông đồ đến một làng gần Jérusalem, do bị tên tông đồ Judas (Giu đa) làm phản, Ngài bị chính quyền La Mã bắt vào đêm trưốc lễ Phục Sinh (lễ Paxque) Trước tòa án Do Thái, bị hạ lệnh đóng đinh cầu rút trên cây thập giá vào ngay đêm đó Đến xế chiều hôm sau, các Tông đồ của Jesus mối mang thi thể Ngài an táng trên núi Golotha (hay là Calvaire) gần Jérusalem Song, 3 ngày sau, bỗng Golgotha bừng sáng Hầm mộ Ngài rỗng không Đức Chúa Jesus đã sốhg lại nhưng rồi, trước sự chứng kiến của các Tông đồ, Ngài đã bay về Tròi khi sứ mệnh hữu hình của Ngài ở trần gian đã hoàn thành Ngài được tôn sùng như con của Chúa Tròi (Ngôi Hai - Chúa Con, là ngưòi sáng lập đạo Kitql
Thời gian giảng đạo của Ngài ở các làng mạc tuy ngắn, song lúc nào Ngài cũng chú ý rao giảng những tư tưởng có tính chất tổng quát và Ngài trình bày rất khúc triết rõ ràng Ngài rao truyền sự nhu hòa yêu thương, khiêm tốn, thành thật, bao dung và nhân ái Trong tâm linh của các tín đồ Kitô giáo, Ngài là con của Chúa Trời (Đức Chúa Con) được Chúa
Trang 35Cha gưi xuông trần thê để cứu rỗi nhân loại Sách P hú c âm
cũng viêt cái chêt của Ngài trên thập tự giá được coi như một hành động cứu rỗi cao cả Sau khi sông lại và trước khi vê' tròi, Ngài đã ủy thác sứ mệnh cao cả cứu rỗi nhân loại cho các
Tông đồ của mình Chỉ vai năm sau khi Ngài sông lại, các
tông đồ của Jesu s Christ đã truyền đạo Kitô của Ngài tiến sâu vào nội địa châu Á, Âu và Phi và nhanh chóng trở thành
một tôn giáo phổ quát th ế giối Ngài đưỢc vẽ tranh, tạc tưỢng
để thò trong những nhà thò Thiên Chúa giáo; đó là hình ảnh Ngài ở trần, bị đóng đinh câu rút trên cây thập ác.
Đ ức Me M aria là ai?
Đức Mẹ M aria còn gọi là Đức Mẹ đồn g trinh, Đức Mẹ - là
một trinh nữ ở làng Nagiaret gần thành Giêrugialem, là người được Đức Chúa Tròi chọn để tham gia công cuộc cứu chuộc Thiên Chúa vói nhiệm vụ làm Mẹ phần trần thế của
đấng Cứu t h ế - chúa Giê Su, theo giáo lý của đạo Thiên chúa.
Kinh T ân ước kể lại rằng, một ngày kia thiên thần
Gab rieri đến làng Nagiarét báo cho trinh nữ Maria là bà sẽ mang thai và sinh ra một ngưòi con trai đặt tên là Giê Su,
nghĩa là đấng Cứu Thế Lúc đầu Maria ngõ ngàng nhưng được Thiên Sứ giải thích đó là sự lựa chọn của Thiên chúa và
là trách nhiệm đối với loài người, bà yên tâm nhận lòi Sau khi nhận lòi, M aria mang thai một cách nhiệm mầu Thiên
thần cũng báo cho Giuse - một thanh niên làm nghề thợ mộc thuộc dòng dõi Đavít - người đã đính hôn với M aria biết định
ý của Thiên chúa và động viên ông yên tâm Giuse nghe theo
và đến ỏ cùng Maria để giúp bà sinh nở và nuôi nấng chúa Giê Su Sau 9 tháng 10 ngày mang thai bình thường như
những người phụ nữ khác M aria sinh được một người con trai tai hăng đá lạnh lẽo trên đưòng đi từ Nagiarét về Bêlem sứ Giuđê quê hưdng của Giusen Vợ chồng Giuse đặt tên con là Giê Su như lòi dặn trưốc của thiên thần
Trang 36Khi Giê Sụ giáng sinh, ba nhà thông thái phương Đông báo
cho dân chúng Giuđê rằng có một đấng anh minh sáng láng đã xuất hiện, sau này là vua, sẽ dẫn dắt dâii tộc Do Thái Nhà vua đang trị vì của đất này lo sỢ có kẻ tranh quyền vị của mmh nêrx đã ra lệnh bắt và giết tất vả những đứa trẻ là con trai sinh cùng năm vối Giê Su, để trừ hậu họa Được thiên thần báo trưốc tai họa, Maria và Giuse đã đưa Giê Su đi láiứi nạn ỏ Ai
Cập Khi yên lành, ngưòi lại đưa chúa Hài đồng trở về quê
hương Nhờ công nuôi dưõng của Maria và Giuse, Giê Su ngày càng khôn lốn đi theo con đường tu hành và đã thành công.Tín đồ của Chúa Giê Su đã tôn phong Maria là Đức Mẹ Đồng Trinh, vẽ tranh, tạc tượng bà để thò Trong tranh hoặc tưỢng, Đức Mẹ vẫn mang khuôn mặt trinh nữ đôn hậu tay bồng một trẻ nhỏ khôi ngô khỏe mạnh - hình ảnh của chúa Giê Su lúc nhỏ- Chúa Hài đồng./
67 Đạo Tin Lành là gì? Sự xuất hiện và phát triển của đạo Tin Lành ỏ Việt Nam.
Đạo Tin lành là sự phân nhánh lần thứ 3 của đạo Cơ đốc, sau đạo Chính thống và đạo Thiên chúa xuất hiện trong thòi
kỳ cải cách tôn giáo nửa đầu thế kỷ XVI ỏ các nưỏc Tây Au Trong thòi gian đầu hình thành, đạo Tin lành đã thể hiện được về mặt tư tưởng cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản mối xuất hiện chông chế độ phong kiến và thành trì của nó là giáo hội Thiên Chúa giáo
Đạo Tin lành lấy Kinh thánh (Cựu ưốc và Tân ước) làm nền tảng giáo lí, đề cao Kinh thánh và coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự thành đạt Đạo Tin lành thò Thiên chúa, tin theo thuyết Thiên chúa ba ngôi Song, có một số tín điều truyền thống của đạo Công giáo được đạo Tin lành sửa đổi và lược bỏ tạo ra sự khác biệt nhất định Ví như: đạo Tin lành không thò các tranh ảnh, hình tượng Đức Mẹ, các Thiên sứ, Thánh tông đồ, các thánh tử đạo và các thánh khác; không tôn sùng và hành hưdng về thánh địa
Trang 37Giêruxalem, núi X in ai Đạo Tin lành tin có thiên đàng, hoả ngục, nhưng không quá coi trọng tới mức dùng nó làm công
cụ khuyên thưỏng răn đe, trừng phạt các tín đồ Đạo Tin lành không có luyện ngục - nơi tạm giam các linh hồn mắc tội nhẹ
đang chò cứu vót.
Trong 7 phép bí tích của Công giáo, đạo Tin lành chỉ thừa
nhận và thực hiện có 2 là phép rử a tội và phép ban th á n h thể
Việc làm lê thường chỉ gồm những lòi thuyết giáo Những buổi cầu kinh chung và ca những bài thánh ca Tín đồ đạo Tin lành không xưng tội trực tiếp vối Thiên chúa Đạo Tin lành khuyên tín đồ làm việc thiện để tỏ ra xứng đáng với Thiên chúa, ngoài ra phải có đức tin mới đưỢc cứu vớt
Nhà thò của đạo Tin lành có kiến trúc hiện đại, đơn giản,
trong nhà thò không có tưỢng, ảnh, chỉ có cây thập giá biểu
tượng Chúa Giê su chịu nạn.
Giáo sĩ đạo Tin lành gồm 2 chức: m ục sư (tên gọi theo Kinh thánh) và cấp thấp hơn là g iả n g sư (truyền đạo).
Giáo sĩ đạo Tin lành không áp dụng luật độc thân như giáo
sĩ đạo Công giáo Họ đưỢc lấy vỢ, sinh con đẻ cái xây dựng
hạnh phúc gia đình riêng.
Về phương diện tổ chức, đạo Tin lành tuy tách khỏi đạo
Công giáo nhưng không lập ra tổ chức Giáo hội mang tính
chất phổ quát cho toàn đạo, mà đi theo hướng xây dựng các
Giáo hội riêng rẽ độc lập vối các hình thức khác nhau theo
từng hệ p h ái hoặc theo từng quốc gia
Đến nay, đạo Tin lành là tôn giáo có tính phổ quát sau Thiên chúa giáo, P h ật giáo và Hồi giáo, vói khoảng 500 triệu tín đồ hơn 300 tổ chức hệ phái khác nhau, có mặt ở nhiều nưóc trong đó tập trung ở các nước Châu Au và Bắc Mỹ.Đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối thế ky X IX đầu th ế kỷ XX do tổ chức Tin lành liên hiệp phúc
âm va truyền giáo - CMA truyền vào Song phải đến năm
Trang 381911 cơ sở đầu tiên mối được thiết lập tại Đà Nắng Và hơn
400 năm sau, năm 1954, đạo Tin lảnh ỏ Việt Nam mối có khoảng hơn 60.000 tín đồ, gần 100 mục sư, truyền đạo Sau hiệp định Gidnevd (1954) đạo Tin lành ỏ hai miền có sự khác nhau, ở miền Bắc, sô" đông tín đồ di cư vào Nam, chỉ còn lại hơn 5000 tín đồ và hđn 10 giảng sư Năm 1955 những tm đồ còn lại đã lập tổ chức giáo hội riêng lấy tên là Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) với đường hướng vừa hoạt động tôn giáo vừa hoạt động yêu nước
ở miền Nam, những năm 1954 - 1975, tổ chức Tin lành thế giối CMA đầu tư tiền của, phương tiện, đội ngũ, giáo sĩ giúp Hội thánh Tin lành miền Nam xây dvíng và phát triển tể chức thành ba cấp Tổng Liên hội - Địa hạc - Chi hội cơ sở Hội
thánh Tin lành miền Nam có quan hệ mật thiết vối CMA Các
cơ sở giáo sĩ được củng cố và mở rộng Trường Kinh thánh Đà Nẵng chuyển vào Nha Trang và nâng cấp lên đại học vái tên
gọi là Thánh kinh thần học viện N ha Trang, hai tníòng kinh
thánh có hệ trung cấp được xây dựng ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuật để đào tạo giáo sĩ cho vùng Tây Nguyên
Đến năm 1975, Hội thánh Tin lành miền Nam có khoảng trên 250 ngàn tín đồ, hơn 500 mục sư, giảng sư, hơn 400 chi hội, 7 địa hạt./
68 Hồi giáo là gì? Sự xuất hiện và phát triển Hổi giáo ở
Việt Nam
Hồi giáo (còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam - tiếng Ẩ Rập nghĩa
là phục tùng) là tôn giáo lốn thứ hai trên thế giới (sau Thiên
Chúa giáo), thò thánh Ala - vị Thượng đế duy nhất, là đâứig kiến
tạo và điều khiển mọi sự sinh tồn Hồi giáo ra đòi vào khoảng đầu thế kỷ (sau cn) tại bán đảo Ả Rập, đến cuối thế kỷ XV trỏ thành phổ biến và thâm nhập vào nhiều nước trên thế giới
Sự ra đòi của Hồi giáo bởi một loạt nguyên nhân kiiứi tế,
Trang 39chính trị, xã hội, tư tưỏng gắn liền vối sự chuyển biến từ chê
độ công xã nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ả Rập thành một nhà nưóc phong kiến thần quyền
Quá trình hình thành đạo Hồi gắn chặt với tên tuổi, cuộc đòi, sự nghiệp của một nhân vật là người Hồi giáo coi là lãnh
tụ tinh thần, đốì tượng thò cúng của họ: Giáo chủ Mohamet Ông là người của bộ lạc Ciưet, sinh năm 571(SCN) tại Miếch
Ca Tương truyền vào năm 40 tuổi “ôn g được Thượng đế chọn làm sứ giả của Ngưòi” ô n g mất năm 632, thọ 62 tuổi
Giáo lý Hồi giáo được trình bày trong kinh Côran (nguyên tiếng A Rập có nghĩa là đọc, tụng, ngâm) Theo Hồi giáo, kinh Côran là những lòi giáo huấn của Thượng đế cho loài người mà Mohamet đã nhận đưỢc trong vòng 22 năm Thực ra đây là những lòi rao giảng của Mohamet cho các tín đồ trong những buổi truyền đạo, sau đưỢc sưu tập vào xuất bản, lưu truyền cho đến nayGiáo lý Hồi giáo bao gồm những quan điểm về th ế giới và con ngưòi Cơ sở của nó là niềm tin vào thánh Ala, vào
sứ giả Môhamét, vào thiên thần, vào ma quỷ, vào sự bất tử của linh hồn, vào ngày phục sinh và phán xét, vào thiên đường và địa ngục, vào sự vĩnh cửu của kinh Côran .
Giáo luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sỏ tập quán truyền thống và những hành vi, phép sử th ế của Môhamét và bạn bè của ông trong quá trình truyền đạo Giáo luật Hồi giáo
có thể khái quát vào “5 cốt đạo” - năm việc sông đạo căn bản là: Biểu lộ đức tin,cầu nguyện, ăn chay, bô' thí và hành hương Ngoài ra tín đồ Hồi giáo còn có bổn phận quan trọng là tham
dự các cuộc thánh chiến, nhằm bành trướng th ế lực và truyền
bá tôn giáo Giáo luật Hồi giáo còn có các qui luật rất cụ thể
về các sinh hoạt tôn giáo, về cuộc sống bản thân, gia đình và
xã hội cho tín đồ như việc đọc kinh Côran, cắt da qui đầu, tang ma, cưới xin, phụ nữ và hôn nhân gia đình
Trang 40Thánh đưòng (nhà thò) Hồi giáo có 2 loại: đại thánh đưòng (Mosque) và tiểu thánh đường (Surao) Đặc tníng của thánh đưòng Hồi giáo là những ngôi nhà lớn có mái che tròn hoặc xây cuốn, ơ các góc phía ngoài hay trên mái có các tháp để
cho bilal - một chức sắc của đạo đứng thông báo cho mọi ngưòi
biết đến giò cầu nguyện Thần điện bố trí đơn giản, không có bàn ghế, không có đồ thò quí hay nhạc cụ Bức tưòng quay về phía Mecca có trổ một cái hốc để đặt thánh kinh Côran và các sách thánh khác Bên phải hốc này là bục để chức sắc đứng giảng đạo Phía ngoài cổng vào có bể nưốc để tín đồ làm nghi
lễ tẩy trần trước khi cầu nguyện
Những ngày lễ của Hồi giáo trong một năm gồm:
- Lễ kỷ niệm ngày Môhamét đến Mêdia mở đầu kỉ nguyên Hồi giáo vào ngày 6 tháng 1 Hồi lịch
- Lễ tự hành hạ (10 tháng 1 Hồi lịch) kỷ niệm ngày vị cháu
của Môhamét bị kẻ ngoài đạo hành hạ
- Lễ sinh nhật Môhamét ( 1 2 - 3 Hồi lịch)
- L ế kết thúc ăn chay (từ 27 tháng Ramadan đến ngày 1 tháng sau đó)
- Lễ đêm 27 tháng Ramadan, thánh Ala ban cho ân huệ
- Lễ cống sinh vào ngày 10 tháng 2 Hồi lịch
- Lễ thứ 6 hàng tuần
Là một tôn giáo quốc tế, có trung tâm ở Miếch Ca, nhưng Hồi giáo có nhiều giáo phái và không có tổ chức giáo Hội thống nhất Hiện nay, Hồi giáo có khoảng 900 triệu tín đồ, có mặt ỏ hơn 50 nước của tất cả các châu lục, tập trung đông ỏ một sô' khu vực như: Trung Cận Đông, Bắc Phi, Đông Nam, Trung
ơ Việt Nam, chỉ có người Chăm theo Hồi giáo, có khoảng50.000 tín đồ, tập trung ở các khu vực chủ yếu; Bình Thuận,