Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thảo luận luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng vàđiều lệ các tổ chức quần chúng.. - Sau thành lập Đảng
Trang 11h QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG HẠN CHẾ TRONG
LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10 – 1930 CỦA ĐẢNG (1930 – 1945)
- Từ ngày 14-30/10/1930, Hội nghị ban chấp hành Trung ương họp lần thứ 1 tại HươngCảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình
và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thảo luận luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng vàđiều lệ các tổ chức quần chúng Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng Sản Hội nghị quyếtđịnh đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương ( ĐCSĐD ).Hội nghị cử Ban chấp hành Trung Ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư
2 Nội dung cơ bản:
- Mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: chỉ ra mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa mọtbên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tưbản đế quốc
- Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: Lúc đầu là làm cuộc “cách mạng
tư sản dân quyền” có tính chất thổ địa và phản đế, “ tư sản dân quyền cách mạng là thời
kì dự bị để làm xã hội cách mạng Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếptục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để,đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ
đó có quan hệ khăng khít với nhau Trong đó “vấn đề thổ địa cách mạng là cái cốt củacách mạng tư sản dân quyền”
- Lực lượng cách mạng:
+ Giai cấp vô sản và nông dân là lực lượng chính, trong đó giai cấp vô sản là giaicấp lãnh đạo cách mạng
+ Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng.Ngoài
ra còn có các phần tử lao khổ ở đô thị như tri thức thất nghiệp, người bán hàngrong
Trang 2+ Tư sản thương nghiệp đứng về phía đế quốc chống lại cách mạng, tư sản côngcông nghiệp đứng về phía quốc gia cải lương Tiểu tư sản bộ phận thương nghiệpthì do dự.Tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng Tiểu tư sản trithức chỉ hăng hái tham gia trong thời kì đầu.
- Phương pháp cách mạng: phải chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạođộng” , theo khuôn phép nhà binh
- Quan hệ quốc tế giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới:
+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vì thế giai cấp vôsản Đông Dương phải gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sảnPháp
+ Liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa nhằm mởrộng tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách ở Đông Dương
- Vai trò lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiếtvới quần chúng nhân dân
+ Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, lôi kéo quần chúngnhân dân cùng tham gia
3 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế:
- Hạn chế:
+ Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộcđịa coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với cách mạng Việt Nam,nên không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu
+ Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấutranh dân tộc và bọn tay sai
+ Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó khônglôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước
+ Phủ nhận quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
- Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Do những người lãnh đạo nhận thức máy móc, giáo điều về mối quan hệ giữavấn đề dân tộc và giai cấp trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.Ngoài
ra, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khuynh hướng “tả” trong Quốc tế Cộng sản.+ Không nắm được đầy đủ đặc điểm tình hình xã hội và giai cấp ở Việt Nam
Trang 3II GIAI ĐOẠN 1930-1935
1 Hoàn cảnh lịch sử
a Tình hình trong nước
- Về kinh tế: 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam suythoái, bắt đầu từ trong nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang: 1933 là500.000 hécta Chính quyền thực dân ở Đông Dương đã thi hành một loạt biệnpháp kinh tế -tài chính:
+ Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản sụt nhanh chóng
+ Sản xuất công nghiệp bị đình đốn, hàng vạn công nhân và lao động bị sathải hoặc nghỉ việc
+ Pháp cho thắt chặt hàng rào thuế quan, chỉ ưu tiên cho hàng hóa Pháp vào
Đông Dương, kiên quyết giành độc quyền thương mại ở thị trường này.+ Tăng thuế, mở công trái, lạc quyên, vay dài hạn, …
+ Đối với chủ tư bản người Pháp ở thuộc địa, chính quyền thực hiện “trợ cấptài chính” để giúp họ khỏi bị phá sản
- Về xã hội:
+ Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi
+ Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá
hạ Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa
+ Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp,
tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.+ Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là:
● Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (cơ bản)
● Nông dân với Địa chủ phong kiến
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầnglớp tham gia
- Về chính trị: Chính quyền thực dân ở Đông Dương thi hành chính sách hai mặt:
+ Một mặt là đẩy mạnh các biện pháp văn hóa giáo dục, tuyên truyền lôi kéongười bản xứ, tranh thủ các tầng lớp thượng lưu, tô vẽ cho cái gọi là “vănminh khai hóa”, đề cao tư tưởng chống cộng, coi chống cộng là một chủthuyết trong các hoạt động chính trị - xã hội
+ Mặt khác chúng thi hành chính sách khủng bố trắng một cách tàn bạo ở cảthành thị và thôn quê
+ Xã hội thuộc địa Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâuthuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên
Trang 4- Sau thành lập Đảng ngày 3 – 2 – 1930, cương lĩnh của Đảng đã được bí mật đưavào quần chúng đẩy phong trào cách mạng lên cao, kịp thời lãnh đạo nhân dânđứng lên chống phong kiến đế quốc.
- 4/1930, Trần Phú sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông (Liên Xô) trở
về nước hoạt động
- Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thờicủa Đảng và được phân công cùng với Ban Thường vụ chuẩn bị các văn kiệnchính trị kỳ họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong số văn kiện
đó có bản Dự án Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
- Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú
=> Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương và bầu Trần Phú
làm Tổng bí thư
b Tình hình thế giới
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xãhội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủtiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít
- Tháng 10 năm 1929, khủng hoảng diễn ra sớm nhất ở Mĩ rồi lan sang các nước tưbản khác Khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp,thương nghiệp, tài chính Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả hết sức nặng
nề không chỉ kinh tế mà cả chính trị và xã hội cho thế giới tư bản chủ nghĩa
- Cuộc khủng hoảng ở các nước tư bản đã lan sang các xứ thuộc địa, nhân dân ở cácnơi này phải chịu gánh nặng khủng hoảng của “chính quốc”
- Tại Pháp, cuộc khủng hoảng diễn ra muộn hơn, nhưng lại hết sức mạnh và sâu sắc.Khủng hoảng công nghiệp xen kẽ khủng hoảng nông nghiệp và tài chính (Sảnlượng công nghiệp Pháp giảm sút 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, ngoại thương giảm3/5 thu nhập quốc dân giảm 1/3)
=> Giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên đầunhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa (trong đó có ĐôngDương)
2 Những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng
Trang 5+ Từ tháng 1 đến tháng 4-1930 là bước khởi đầu của phong trào Nhiều cuộcbãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp.
+ Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào Ngày 1-5-1930, lầnđầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động
+ Trong các tháng 6, 7, 8 phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi
+ Phong trào diễn ra khắp nơi với nhiều hình thức đa dạng :
● Đặc biệt ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh, nhiều cuộc đấu tranhquy mô lớn của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ
đã nổ ra Những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị đòigiảm sưu thuế được công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng Tiêubiểu là cuộc biểu tình của 8000 nd huyện Hưng Nguyên (Nghệ An)vào ngày 12/9/1930 kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường,vây lính khố xanh…
● Tháng 9-1930 phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao vớinhững hình thức đấu tranh quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ,biểu tình thị uy vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền địch ởđịa phương
- Kết quả:
liệt, tan rã
đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, hoạt động theo kiểu các tổ chức
Xô Viết
- Ý nghĩa lịch sử của phong trào 1930-1935
lớn
nhân đối với cách mạng Đông Dương
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Quốc tế cộng sản đã công nhậnĐảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộngsản
=> Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chothắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này
Trang 6- Bài học kinh nghiệm: Phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về công tác
tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về
tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh…
b Những chủ trương chỉ thị của Đảng
- Nội dung:
+ Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về vấn đềthành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng chiến lược cách mạngđúng đắn của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, coi việc đoàn kết toàndân thành một lực lượng thật rộng rãi, lấy công-nông làm hai động lựcchính, là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dântộc, " giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở ĐôngDương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật đông,thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công"
+ Chỉ thị phê phán những nhận thức sai lầm trong Đảng là đã tách rời vấn đềdân tộc với vấn đề giai cấp, nhận thức không đúng về vấn đề đoàn kết dântộc, về vai trò của hội phản đế đồng minh trong cách mạng ở thuộc địa.Tuynội dung bản chỉ thị này phù hợp với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc đượcnêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, song quan điểm và chủtrương đúng đắn về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, về đại đoàn kết dântộc, "tổ chức toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật lớn" vẫn chưatrở thành tư tưởng chủ đạo của Ban Chấp hành Trung ương lúc đó Hộiphản đế đồng minh Đông Dương chưa được thành lập trong thực tế Khôngđầy một tháng sau khi ra bản chỉ thị trên, ngày 9-12-1930 trong bức thư gửicho các đảng bộ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng lại tiếp tục nhấn mạnhchủ trương đấu tranh giai cấp, tiếp tục phê phán những "sai lầm của Hộinghị hiệp nhất là sai lầm rất lớn và rất nguy hiểm", có nhiều điều khôngđúng với chủ trương của Quốc tế Cộng sản và nêu trách nhiệm "nặng nề"của Ban Chấp hành Trung ương là phải "sửa đổi những sự sai lầm trongcông việc của Hội nghị hiệp nhất", "là phải thực hành đối với công việc nhưlúc bắt đầu mới tổ chức ra Đảng vậy"
+ Tháng 1-1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Thông cáo về việc đếquốc Pháp buộc dân cày ra "đầu thú", vạch rõ thủ đoạn hiểm độc đó của kẻthù và đề ra các biện pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống lại.Trung ương Đảng đã có nhiều chỉ thị về việc chăm lo chấn chỉnh các ban
xứ ủy, chú trọng tăng cường thành phần công nhân vào các cơ quan lãnhđạo của Đảng và đi sâu vào các xí nghiệp, đồn điền để xây dựng tổ chức cơ
sở Đảng
Trang 7+ Trung ương Đảng cũng phê phán và uốn nắn những lệch lạc hữu khuynh và
"tả" khuynh của các đảng bộ địa phương như theo đuôi quần chúng trongđấu tranh, tách rời việc tổ chức xây dựng Đảng với việc lãnh đạo đấu tranhhàng ngày
+ Từ đầu năm 1931, sự khủng bố của kẻ thù ngày càng dữ dội Thêm vào đó,nạn đói xảy ra rất nghiêm trọng Xứ ủy Trung kỳ đã không nhận rõ điều đónên đã đề ra chủ trương "thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ"
ra khỏi Đảng Chủ trương thanh Đảng sai lầm và "tả" khuynh đó được đề ragiữa lúc địch đang khủng bố dữ dội làm cho Đảng và phong trào cách mạngthêm khó khăn Tháng 5-1931, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thịnghiêm khắc phê phán chủ trương sai lầm về thanh Đảng của Xứ ủy Trung
kỳ và vạch ra phương hướng đúng đắn về xây dựng Đảng
+ Đầu năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Lê Hồng Phong cùngmột số đồng chí chủ chốt trong và ngoài nước tổ chức ra Ban lãnh đạoTrung ương của Đảng Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bốChương trình hành động của Đảng cộng sản Đông Dương
- Những yêu cầu trước mắt của đông đảo quần chúng nhân dân:
+ Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 15 – 6 – 1932, những yêu cầu chungtrước mắt của đông đảo quần chúng được vạch ra trong chương trình hànhđộng là:
● 1 Đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trongnước và ra nước ngoài
● 2 Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả lại tự do cho
tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán hội đồng đề hình
● 3 Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác
● 4 Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối
- Biện pháp được đề ra và thực thi:
củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng, nhất là công hội và nông hội
tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện
giáo dục đảng viên, về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấutranh cách mạng,…
đấu tranh do Đảng vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 phù
Trang 8hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ Nhờ vậy, phong trào cách mạng củaquần chúng và hệ thống tổ chức của Đảng đã nhanh chóng được khôi phục.
Quốc) Dự Đại hội đầu tiên này có 13 đại biểu đại diện cho các tổ chứcĐảng trong nước và ngoài nước Đại hội nhận định tình hình trong nước vàquốc tế, khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh để khôi phục phong tràocách mạng và hệ thống tổ chức Đảng Tuy vậy, lực lượng Đảng chưa pháttriển mạnh ở các vùng tập trung công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn
ít, hệ thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộcủa Đảng chưa chặt chẽ,… Đại hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt:
ở các xí nghiệp, nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quantrọng Đồng thời, phải đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng
đã qua rèn luyện thử thách vào Đảng, Đảng phải chăm lo tăng cườngcác đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạocủa Đảng Để bảo đảm cho Đảng luôn thống nhất về tư tưởng vàhành động, các đảng bộ cần thường xuyên phê bình và tự phê bình,đấu tranh trên cả hai mặt, chống "tả" khuynh và hữu khuynh, giữvững kỷ luật Đảng
thiểu số, phụ nữ, binh lính củng cố và phát triển các tổ chức quầnchúng như Đoàn thanh niên cộng sản, Công hội đỏ, Nông hội đỏ,Cứu tế đỏ; lập Mặt trận thống nhất phản đế Đại hội chỉ rõ: "Đảngmạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quầnchúng muốn đưa cao trào cách mạng mới lên tới trình độ cao, tớitoàn quốc vũ trang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên
chính quyền Xôviết, thì trước hết cần phải thâu phục quảng đại
quần chúng Thâu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung
tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời ”
Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạngTrung Quốc.…
vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, các dân tộc ítngười, về công tác mặt trận phản đế, đội tự vệ, và cứu tế đỏ
của Đảng và phong trào cách mạng quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo thống
Trang 9nhất của Ban Chấp hành Trung ương, chuẩn bị điều kiện để Đảng bước vàothời kỳ đấu tranh mới Song "chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sátvới phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ".
3 Tiếu kết
- Những vấn đề đã được giải quyết:
+ Đảng khẳng định được vai trò của công-nông
+ Khẳng định chiến lược của cách mạng Đông Dương
+ Đảng đã có những chủ trương, chỉ thị đúng đắn; nhận thức được những sailầm của mình
+ Giải quyết được một số vấn đề về thuế và ruộng đất cho nông dân, lấy đượclòng tin của dân
+ Xây dựng Đảng càng thêm vững mạnh, phát triển Đảng và các tổ chức quầnchúng, giữ vai trò lãnh đạo quan trọng trong giải phóng dân tộc
- Những vấn đề chưa được giải quyết:
+ Chưa xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, khối liên minh công-nông.+ Vai trò của tầng lớp tiểu tư sản chưa được nâng cao
Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phátxít Hítle ở Đức,phátxít Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật
Bản chế độ độc tài phátxít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, sôvanh nhất, tàn bào và dã man nhất Chúng tiền hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác Tập đoàn phátxít cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau thành khối “Trục”, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô - thành trì cách mạng thế giới - nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ Nguy cơ chủ nghĩa
phátxít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế
b Tình hình trong nước
Trang 10Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức
vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn
áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau,
nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp, và đều có nguyện vọng chung trước
mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi
phục Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ
có lợi cho các thuộc địa Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triểnmới của phong trào cách mạng nước ta
2 Chủ trương và nhận thức mới của đảng
a Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (tháng 7-1936)
Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ĐôngDương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) Hội nghị đã đề ra nhữngchủ trương thích hợp để đưa cách mạng nước ta tiến lên trong tình hình mới, bổ khuyếtnhững thiết sót của Đại hội I
Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh chủ nghĩa phátxít chuẩn bị phát động chiến tranhthế giới, Quốc tế Cộng sản có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược là: xác định nhiệm vụtrước mắt của giai cấp công nhân quốc tế chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bảnnói chung, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít và ngăn ngừa chiến tranh thế giới,giành dân chủ và hoà bình; chủ trương xây dựng mặt trận nhân dân rộng rãi để tập hợplực lượng đấu tranh Tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp, gồm Đảng Cộng sản, Đảng
Xã hội, Đảng Xã hội cấp tiến, giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử Chính phủ củaMặt trận nhân dân lên cầm quyền, ban hành nhiều chính sách tiến bộ có lợi cho thuộc địa
Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh củaquần chúng, từ tổ chức bí mật, đấu tranh bất hợp pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức vàđấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp là chủ yếu
Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị chủ trương trong khi sử dụng hình thức đấu
tranh công khai hợp pháp, càng phải củng cố tổ chức và công tác bí mật của Đảng hơnnữa và hết sức chú trọng kết nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ
Trang 11Sau Đại hội đại biểu lần thứ nhất, 8 đồng chí Uỷ viên Trung ương bị bắt, công táccủa Ban Chấp hành Trung ương do Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng đảm nhiệm Tháng 7-
1936, đồng chí Hà Huy Tập được phân công về nước để tổ chức lại Ban Chấp hànhTrung ương (đã bị tan rã) và giữ chức Tổng Bí thư của Đảng cho đến tháng 3-1938
Ý nghĩa:
Những quyết định của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7-1936 đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng trong việc chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng Đông Dương Trên cơ sở nắm vững mục tiêu chiến lược của cả tiến trình cách mạng, Đảng đã định ra mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ cách mạng trước mắt phù hợp với những diễn biến tình hình mới, Đảng nhận thức đầy đủ hơn về vị trí chiến lược của
công tác mặt trận, có chủ trương linh hoạt để tập hợp lực lượng một cách rộng rãi, lôicuốn mọi lực lượng, dù là tạm thời, vào cuộc đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu trướcmắt Đảng lại biết lợi dụng một cách khôn khéo và đúng lúc khả năng đấu tranh côngkhai hợp pháp và nửa hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, kếthợp chặt chẽ cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới, cách mạng Đông Dươngvới cách mạng Pháp, tranh thủ những điều kiện thuận lợi của tình hình thế giới để thúcđẩy cách mạng Đông Dương phát triển, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới.Những quyết định của Hội nghị này phản ánh Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, sáng tạođường lối của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của các dân tộc Đông Dương trongbối cảnh lúc bấy giờ
Hạn chế:
Chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp về dân tộc trong lúc còn tạm gác khẩuhiệu chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc cho các dân tộc ĐôngDương Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà Hội nghị thành lập chưa
thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương thời kỳ này Bởi vì, yêu cầu lịch sử đặt
ra lúc này là cần có một hình thức Mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phátxít, bảo vệ hoà bình Các Hội
nghị Trung ương Đảng sau đó tiếp tục bổ sung và phát triển thêm
b Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng lần 3 tháng 3-1937
Nội dung:
Hội nghị khẳng định: Để phù hợp với đường lối chính trị, phải sửa đổi lại các kế
hoạch tổ chức Khi tình hình cách mạng đã thay đổi, "hoàn cảnh mới, nhiệm vụ mới bắtbuộc Đảng ta phải có con đường chánh trị mới, con đường chánh trị mới lại bắt buộc phải
có một đường tổ chức mới"
Hội nghị chỉ rõ: thực tiễn phong trào quần chúng chứng minh sự cần thiết phải liên
hiệp các giai cấp, tầng lớp, thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi, nếu Đảng chưa làm được việc đó là do "năng lực tổ chức của Đảng ta còn kém" Vì vậy, Hội nghị chủ trương
Trang 12phải lợi dụng hoàn cảnh công khai và bán công khai mà tổ chức quần chúng, không quá câu nệ về tên gọi, dù là tổ chức công hội, nông hội hay là các hội ái hữu, tương tế, học đêm, thể thao, v.v miễn là để bênh vực quyền lợi cho các tầng lớp dân chúng Chúng ta
phải dùng những cách tổ chức đơn sơ như vậy mới phù hợp với trình độ dân chúng, từ đómới bảo đảm thu hút nhiều tầng lớp dân chúng Đưa ra một hình thức tên gọi tổ chứcquần chúng đơn sơ, phù hợp mà thu hút được nhiều quần chúng, còn hơn đưa ra những
hình thức tổ chức quần chúng "lấy tên là cách mệnh mà không có quần chúng" Đối với các tổ chức quần chúng cần định ra những tiêu chuẩn thích hợp để có thể thu hút được đông đảo quần chúng, còn đối với tổ chức Đảng lại phải hết sức chặt chẽ trong việc phát triển Đảng: "Về nguyên tắc tổ chức Đảng, chúng ta chú trọng về chất lượng hơn là số
lượng, còn về tổ chức quần chúng thì chúng ta lại hết sức chú trọng về số lượng Nóichung là phải bỏ các xu hướng đầu cơ, di tích tả khuynh hẹp hòi, phải dùng hết các hìnhthức mà kéo đại đa số dân chúng vào hàng ngũ tổ chức"
Về vấn đề tổ chức Đảng, Hội nghị nhấn mạnh yêu cầu kết nạp đảng viên mới,
không hạn chế về tuổi tác Chú trọng kết nạp công nhân ưu tú vào Đảng và đề bạt cán bộxuất thân từ công nhân vào các cấp lãnh đạo, nhưng không quên kết nạp và đề bạt nhữngngười ưu tú xuất thân từ nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp khác Đảng phải xử lý đúngđắn mối quan hệ với các tổ chức quần chúng: Đảng chỉ đạo về chính trị nhưng không nên
áp đặt cho các tổ chức quần chúng, mà phải gián tiếp chỉ đạo bằng đảng đoàn, bằng việc
đưa ra những khẩu hiệu phù hợp để giải thích và khuyến khích mọi người thực hiện chủ trương của Đảng
Để hình thành mặt trận dân chủ rộng rãi, Hội nghị quyết định: Tuỳ theo điều kiện
từng nơi, có thể lập mặt trận từ trên xuống dưới, nghĩa là lập mặt trận với các đảng phái, các tổ chức ở Trung ương, rồi mới lập ra các tổ chức ở địa phương; hoặc ngược lại, có thể lập mặt trận ở địa phương trước rồi sẽ thống nhất lên trên sau Mặt trận lúc này phải
rộng rãi, không những bao gồm đại đa số nhân dân trong nước mà còn phải thu hút cả
những người Pháp dân chủ, tiến bộ, nhằm đoàn kết và thống nhất hành động xung quanh một chương trình tối thiểu Cần vận động các đảng phái đã hoạt động công khai hợp
pháp, dù là cải lương (như Đảng Lập hiến), và các đoàn thể công khai của nhân dân (như
Hội Ái hữu) đứng ra thành lập các uỷ ban liên hiệp hành động, các ban thông tin, để từng bước thống nhất lực lượng dân chủ Nhiệm vụ cấp thiết của các đảng bộ là phải lo xây dựng cơ sở của mặt trận, nghĩa là lập ra các hội quần chúng có tính chất công khai
và nửa công khai để lấy danh nghĩa các đoàn thể ấy mà cử đại biểu tham gia các cơ quan của mặt trận, đồng thời làm nòng cốt cho mặt trận Hội nghị đã đề ra phương thức
tổ chức và đấu tranh của các đoàn thể như thanh niên, công nhân, nông dân, phụ nữ, tổchức binh lính, hội cứu tế bình dân
Hội nghị chủ trương: Bên cạnh phong trào "thỉnh nguyện" và phong trào đấu tranhđòi các quyền về dân sinh, dân chủ, cần mở một phong trào sách báo công khai mạnh mẽ;