1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Sinh Trẻ Nhẹ Cân Ở Bệnh Viện Bảo Lộc

74 745 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 511,24 KB

Nội dung

Bài luận án kinh tế gồm 47 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC K HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU...............................................................................1 1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................................1 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................4 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................4 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................4 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................5 1.7. NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU .............................................................5 1.8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................7 2.1. CƠ SỞ L THUYẾT ..........................................................................................7 2.1.1. Khái niệm trẻ nhẹ cân....................................................................................7 2.1.2 Các yếu tố nguy cơ .........................................................................................7 2.1.3. Những ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân................................................................8 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN .......................................8 2.2.1. Những yếu tố nguy cơ gây thai nhi nhẹ cân ..................................................9 2.2.2. Những nguyên nhân gây thai nhi nhẹ cân ...................................................10 2.2.3. Nghiên cứu ngoài nước ...............................................................................10 2.2.4. Nghiên cứu trong nước ................................................................................11 2.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ........................13 2.3.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng ...........................................................13 2.3.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng..............................................13 2.4. THIẾU MÁU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN ...........................................14 2.4.1. Khái niệm ....................................................................................................14 2.4.2. Nguyên nhân................................................................................................15 2.4.3. Ảnh hưởng của thiếu năng lượng trường diễn ............................................15 2.5. THIẾU MÁU DINH DƯỠNG .........................................................................16 2.5.1. Khái niệm ....................................................................................................16 2.5.2. Nguyên nhân................................................................................................16 2.5.3. Phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu................................................17 2.5.4. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng.............................................................18 2.6. Đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai ...........................................................18 2.6.1 Nên thực hiện để có chế độ đủ dinh dưỡng ..................................................19 2.6.2 Không nên thực hiện chế độ dinh dưỡng .....................................................20 2.7. Số lần khám thai trong một thai kỳ ..................................................................20 2.8. KHUNG KHÁI NIỆM .....................................................................................23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................26 3.1. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.................................................26 3.1.1. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................26 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................30 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................32 3.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .............................32 3.3.1 Quy trình nghiên cứu....................................................................................32 3.3.2. Phân tích số liệu..........................................................................................34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................36 4.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG SINH TRẺ NHẸ CÂN ..............................36 4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .........................................................................38 4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ ........................................................................................39 4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................................................................44 4.4.1. Kiểm tra đa cộng tuyến................................................................................44 4.4.2. Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi ....................................................45 4.4.3. Kết quả hồi quy Logistic .............................................................................45 4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ................................................................................46 4.5.1. Giải thích nghĩa của các hệ số ước lượng .................................................46 4.5.2. Thảo luận kết quả hồi quy Logistic..............................................................49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM CHÍNH SÁCH ..............................................51 5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................51 5.2. HÀM CHÍNH SÁCH ...................................................................................51 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Các yếu tố của người mẹ liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ, trước khi mang thai, trong quá trình mang thai, các yếu tố đó có thể do bệnh tật của người mẹ, có thể liên quan đến địa dư, chủng tộc, kinh tế xã hội, do một số bệnh l của người mẹ, dinh dưỡng của người mẹ, do cách chăm sóc thai. Ngoài ra những yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát triển về kinh tế xã hội. Vì vậy, việc tìm ra các yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng miền khác nhau là rất quan trọng để hạn chế tỉ lệ thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và cho quốc gia nói chung. Việc nghiên cứu về tình trạng sinh trẻ nhẹ cân của phụ nữ đang mang thai nhằm có những giải pháp giảm thiểu tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân. Vậy những yếu tố dinh dưỡng, bệnh phụ khoa, hành vi lối sống của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, số lần khám thai, các yếu tố kinh tế xã hội có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân. Đã có rất nhiều nghiên cứu tiến hành đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên, tuy nhiên về mặt l thuyết vẫn chưa có một tiêu chuẩn rõ ràng cho vấn đề này. Các nhà kinh tế cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nhiều quốc gia khác nhau, tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn chưa cho thấy được sự nhất quán trong việc xác định các yếu tố tác động đến việc sinh trẻ nhẹ cân cũng như chiều hướng tác động một số yếu tố. Đối mặt với tình trạng sinh trẻ nhẹ cân, thiết nghĩ Việt Nam đang rất cần có những nghiên cứu mang tính khoa học và thực tiễn để giúp các nhà hoạch định chính sách có được những bằng chứng thuyết phục hơn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm can thiệp để giảm thiểu tình trạng sinh trẻ nhẹ cân. 1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trẻ sơ sinh nhẹ cân không những là một chỉ số sức khỏe quan trọng của một quốc gia, của một địa phương mà còn có nghĩa quan trọng về tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật và những tập quán có hại của bà mẹ. Điều đó, nó còn phản ánh những yếu tố khác mà trong quá trình mang thai bà mẹ phải chịu ảnh hưởng kinh tế xã hội, yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và yếu tố từ thai. Trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ mắc các 2 bệnh nhiều hơn trẻ sơ sinh đủ cân như các bệnh phổi mãn tính và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Ngoài ra, sau khi đẻ phải nằm viện lâu hơn và thường xuyên mắc bệnh phải nhập viện và mắc bệnh ít nhất năm năm đầu sau khi sinh. Nhiều trẻ trong số này chết sớm và trong số sống sót còn lại phải chịu đựng bệnh tật, kém thể chất và tâm thần hoặc chịu vấn đề sức khỏe khác đến cả khi trưởng thành (Trần Sophia, 2005). Theo thống kê cho thấy, hàng năm trên thế giới có khoảng 3,9 triệu tử vong nhi, trong đó nguyên nhân do nhẹ cân chiếm 50%. Thống kê tại Mỹ năm 1997, tỉ lệ trẻ nhẹ cân là 8%, ở Đông Nam Á tỉ lệ này là 20% đến 30% và có 70% đến 80% tử vong nhi có liên quan đến nhẹ cân. Năm 2005, toàn cầu có 20,6 triệu trẻ sinh ra nhẹ cân chiếm 15,5% trẻ sinh ra sống, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân ở các nước đang phát triển (15%) cao gấp hai lần những nước phát triển (7%). Trong cùng một quốc gia tỷ lệ này cũng rất khác nhau theo từng vùng. Theo số liệu tại Việt Nam năm 2005, 25% trẻ suy dinh dưỡng có nguồn gốc từ tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Theo Viện Dinh dưỡng (VDD), tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (SSNC) năm 2012 là 16,2% và năm 2013 là 15,3%, tỷ lệ này có giảm qua các năm nhưng chưa bền vững và khác nhau nhiều giữa các vùng miền trong cả nước. Theo Điều tra của Tổng cục thống kê (GSO) để đánh giá các mục tiêu trong năm 2011, 2013, 2014, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị thiếu cân đã tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) mặc dù sức khỏe sinh sản của bà mẹ mang thai đã được nhà nước quan tâm hơn rất nhiều. Xu hướng nghiên cứu nguyên nhân gây tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân với xác suất khá cao trong những năm gần đây là các hộ gia đình trong mẫu điều tra của MICS Việt Nam. Năm 2014 được chọn ngẫu nhiên từ hệ thống theo phương pháp chùm phân tầng, nhiều giai đoạn. Riêng hành vi lối sống của mẹ có ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân hay những lĩnh vực kinh tế thì các nhà nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa có liên quan đến vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội như là những nguyên nhân gián tiếp làm ảnh hưởng đến các bà mẹ trước và trong thời gian mang thai sinh trẻ nhẹ cân.

Trang 1

LÊ ANH TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRẺ NHẸ CÂN

Ở BỆNH VIỆN BẢO LỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2016

Trang 2

LÊ ANH TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRẺ NHẸ

Ở BỆNH VIỆN BẢO LỘC

Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển

Mã Số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGÔ QUANG HUÂN

TP Hồ Chí Minh - Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM DOAN

Tôi cam đoan bản luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu này của mình Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 20166

Học viên

Lê Anh Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 1

1.2 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.7 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU 5

1.8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1.1 Khái niệm trẻ nhẹ cân 7

2.1.2 Các yếu tố nguy cơ 7

2.1.3 Những ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân 8

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 8

2.2.1 Những yếu tố nguy cơ gây thai nhi nhẹ cân 9

2.2.2 Những nguyên nhân gây thai nhi nhẹ cân 10

Trang 5

2.2.3 Nghiên cứu ngoài nước 10

2.2.4 Nghiên cứu trong nước 11

2.3 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ 13

2.3.1.Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng 13

2.3.2.Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 13

2.4 THIẾU MÁU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN 14

2.4.1 Khái niệm 14

2.4.2 Nguyên nhân 15

2.4.3 Ảnh hưởng của thiếu năng lượng trường diễn 15

2.5 THIẾU MÁU DINH DƯỠNG 16

2.5.1 Khái niệm 16

2.5.2 Nguyên nhân 16

2.5.3 Phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu 17

2.5.4 Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng 18

2.6 Đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai 18

2.6.1 Nên thực hiện để có chế độ đủ dinh dưỡng 19

2.6.2 Không nên thực hiện chế độ dinh dưỡng 20

2.7 Số lần khám thai trong một thai kỳ 20

2.8 KHUNG KHÁI NIỆM 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 26

3.1.1 Mô hình nghiên cứu 26

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 30

3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 32

Trang 6

3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 32

3.3.1 Quy trình nghiên cứu 32

3.3.2 Phân tích số liệu 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG SINH TRẺ NHẸ CÂN 36

4.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 38

4.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ 39

4.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 44

4.4.1 Kiểm tra đa cộng tuyến 44

4.4.2 Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi 45

4.4.3 Kết quả hồi quy Logistic 45

4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ 46

4.5.1.Giải thích ý nghĩa của các hệ số ước lượng 46

4.5.2.Thảo luận kết quả hồi quy Logistic 49

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 51

5.1 KẾT LUẬN 51

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 51

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACC Ủy ban về dinh dưỡng của Tổ chức Y tế thế giới

(Administrative Committee on Coordination) BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CNSS Cân nặng sơ sinh

FAO Tổ chức Lương nông Liên Hiệp quốc (Food and

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

KTC Khoảng tin cậy (Confidence Intervals)

LBW Sơ sinh thấp cân (Low Birth Weight)

MDGs Millennium Develoment Goals

MICS Multiple Indicator Cluster Surveys

OLS Hồi quy tuyến tính (Ordinary Least Squares)

RANGE Phạm vi của số liệu (Range)

SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SDD Suy dinh dưỡng

SE Sai số chuẩn (Standard Error)

TNLTD Thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy

Defience, CED) TTDD Tình trạng dinh dưỡng

UNFPA Quỹ dân số liên hợp quốc

UNICEF United Nation Children’s Fund

VDD Viện Dinh dưỡng

WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4 1: Tỷ lệ trẻ sơ sinh phân theo giới tính, dân tộc 39

Bảng 4 2: Tỷ lệ trẻ phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ 39

Bảng 4 3: Thống kê mô tả tuổi, cân nặng của mẹ và cân nặng trẻ 40

Bảng 4 4: Nhóm trẻ không nhẹ cân 40

Bảng 4 5: Nhóm trẻ nhẹ cân 40

Bảng 4 6: Thống kê mô tả biến dân tộc của mẹ 40

Bảng 4 7: Yếu tố định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và dân tộc 41

Bảng 4 8: Yếu tố định tính dinh dưỡng của mẹ 41

Bảng 4 9: Yếu tố định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và dinh dưỡng của mẹ 41

Bảng 4 10: Yếu tố định tính tiền sử bị huyết áp của mẹ 42

Bảng 4 11: Yếu tố định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và bị huyết áp của mẹ 42

Bảng 4 12: Yếu tố số lần khám thai trong thời kỳ mang thai 43

Bảng 4 13: Yếu tố định tính tỷ lệ trẻ nhẹ cân và số lần khám thai 43

Bảng 4 14: Yếu tố định tính giới tính trẻ sơ sinh 44

Bảng 4 15: Yếu tố định tính tỷ lệ nhẹ cân và giới tính trẻ sơ sinh 44

Bảng 4 16: Kết quả hồi quy Logistic và Probit về tình trạng sinh nhẹ cân trẻ em 45

Bảng 4 17: Kết quả tính tác động biên 48

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu 24

Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân 25

Hình 3: Quy trình nghiên cứu 33

Hình 4 1: Tỷ lệ trẻ sơ sinh theo vùng 36

Hình 4 2: Tỷ lệ trẻ sơ sinh theo trình độ học vấn 37

Hình 4 3: Tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân theo nhóm mức sống 37

Hình 4 4: Tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân theo nhóm dân tộc 38

Trang 10

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân

ở bệnh viện Bảo Lộc Mục tiêu của luận văn là xác định và đo lường mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc tại thời điểm năm 2014 Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng sinh trẻ nhẹ cân

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc Đồng thời xây dựng, đánh giá và định lượng đo lường chúng Mô hình của đề tài được phát triển từ ý tưởng cơ sở lý luận của các khái niệm Trên cơ sở này, đề tài tìm ra những nhân tố quan trọng thật sự ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân, với đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ sinh con với độ tuổi từ 16 đến 45 ở bệnh viện Bảo Lộc tại thời điểm năm

2014

Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện thông qua việc lấy số liệu trẻ sơ sinh của

những người mẹ sinh con vào năm 2014 được lưu lại bệnh viện Bảo Lộc, với mẫu1

265 quan sát độ tuổi từ 16 đến 45 tuổi Kết quả nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng để sử dụng phân tích đánh giá đo lường, kiểm định

mô hình nghiên cứu và phân tích hồi quy Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy đa biến Logistic

Kết quả: Phân tích, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở

bệnh viện Bảo Lộc Các yếu tố ảnh hưởng này được trích từ kết quả hồi quy Nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố dinh dưỡng, bị bệnh phụ khoa và số lần khám thai trên ba lần trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ có ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân, với mức ý nghĩa 5% là có ý nghĩa thống kê (P_value<0.05) Trên cơ sở kết quả phân tích từ thực

tế, đề tài sẽ đưa ra các kiến nghị để giúp cho Bệnh viện Bảo Lộc tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân của các bà mẹ Đề xuất một số gợi ý chính sách cho chính quyền địa phương từ phân tích trên

1 Theo Tabacknick & Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiểu dùng trong hồi quy đa biến được tính theo công thức n≥50+8*m (n là cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mô hình) Trong nghiên cứu này có 10 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*10=130 mẫu

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Các yếu tố của người mẹ liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ, trước khi mang thai, trong quá trình mang thai, các yếu tố đó có thể do bệnh tật của người mẹ, có thể liên quan đến địa dư, chủng tộc, kinh tế xã hội, do một

số bệnh lý của người mẹ, dinh dưỡng của người mẹ, do cách chăm sóc thai Ngoài ra những yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát triển

về kinh tế xã hội Vì vậy, việc tìm ra các yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng miền khác nhau là rất quan trọng để hạn chế tỉ lệ thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và cho quốc gia nói chung

Việc nghiên cứu về tình trạng sinh trẻ nhẹ cân của phụ nữ đang mang thai nhằm

có những giải pháp giảm thiểu tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân Vậy những yếu tố dinh dưỡng, bệnh phụ khoa, hành vi lối sống của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, số lần khám thai, các yếu tố kinh tế xã hội có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân Đã có rất nhiều nghiên cứu tiến hành đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên, tuy nhiên về mặt lý thuyết vẫn chưa

có một tiêu chuẩn rõ ràng cho vấn đề này Các nhà kinh tế cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nhiều quốc gia khác nhau, tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn chưa cho thấy được sự nhất quán trong việc xác định các yếu tố tác động đến việc sinh trẻ nhẹ cân cũng như chiều hướng tác động một số yếu tố

Đối mặt với tình trạng sinh trẻ nhẹ cân, thiết nghĩ Việt Nam đang rất cần có những nghiên cứu mang tính khoa học và thực tiễn để giúp các nhà hoạch định chính sách có được những bằng chứng thuyết phục hơn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm can thiệp để giảm thiểu tình trạng sinh trẻ nhẹ cân

1.2 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trẻ sơ sinh nhẹ cân không những là một chỉ số sức khỏe quan trọng của một quốc gia, của một địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng về tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật và những tập quán có hại của bà mẹ Điều đó, nó còn phản ánh những yếu tố khác mà trong quá trình mang thai bà mẹ phải chịu ảnh hưởng kinh tế xã hội, yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và yếu tố từ thai Trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ mắc các

Trang 12

bệnh nhiều hơn trẻ sơ sinh đủ cân như các bệnh phổi mãn tính và các bệnh nhiễm khuẩn khác Ngoài ra, sau khi đẻ phải nằm viện lâu hơn và thường xuyên mắc bệnh phải nhập viện và mắc bệnh ít nhất năm năm đầu sau khi sinh Nhiều trẻ trong số này chết sớm và trong số sống sót còn lại phải chịu đựng bệnh tật, kém thể chất và tâm thần hoặc chịu vấn đề sức khỏe khác đến cả khi trưởng thành (Trần Sophia, 2005) Theo thống kê cho thấy, hàng năm trên thế giới có khoảng 3,9 triệu tử vong nhi, trong đó nguyên nhân do nhẹ cân chiếm 50% Thống kê tại Mỹ năm 1997, tỉ lệ trẻ nhẹ cân là 8%, ở Đông Nam Á tỉ lệ này là 20% đến 30% và có 70% đến 80% tử vong nhi

có liên quan đến nhẹ cân Năm 2005, toàn cầu có 20,6 triệu trẻ sinh ra nhẹ cân chiếm 15,5% trẻ sinh ra sống, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân ở các nước đang phát triển (15%) cao gấp hai lần những nước phát triển (7%) Trong cùng một quốc gia tỷ lệ này cũng rất khác nhau theo từng vùng Theo số liệu tại Việt Nam năm 2005, 25% trẻ suy dinh dưỡng có nguồn gốc từ tình trạng suy dinh dưỡng bào thai Theo Viện Dinh dưỡng (VDD), tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (SSNC) năm 2012 là 16,2% và năm 2013 là 15,3%, tỷ lệ này có giảm qua các năm nhưng chưa bền vững và khác nhau nhiều giữa các vùng miền trong

cả nước Theo Điều tra của Tổng cục thống kê (GSO) để đánh giá các mục tiêu trong năm 2011, 2013, 2014, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị thiếu cân đã tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) mặc dù sức khỏe sinh sản của bà mẹ mang thai đã được nhà nước quan tâm hơn rất nhiều

Xu hướng nghiên cứu nguyên nhân gây tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân với xác suất khá cao trong những năm gần đây là các hộ gia đình trong mẫu điều tra của MICS Việt Nam Năm 2014 được chọn ngẫu nhiên từ hệ thống theo phương pháp chùm phân tầng, nhiều giai đoạn Riêng hành vi lối sống của mẹ có ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân hay những lĩnh vực kinh tế thì các nhà nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố kinh tế

xã hội, văn hóa có liên quan đến vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội như là những nguyên nhân gián tiếp làm ảnh hưởng đến các bà mẹ trước và trong thời gian mang thai sinh trẻ nhẹ cân

Sức khỏe và dinh dưỡng là hai vấn đề đang được xã hội rất quan tâm, dinh dưỡng

có liên quan chặt chẽ với sức khỏe Dinh dưỡng đúng và hợp lý là nền tảng của chiến

Trang 13

lược cải thiện tầm vóc con người và sức khỏe ở cộng đồng Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và phát triển Vì vậy, thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng sẽ có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của cơ thể Thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) ở phụ nữ trước khi có thai cũng ảnh hưởng đến phát triển thai nhi sau này Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ vẫn đang là vấn đề

có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Thiếu sắt, thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, thiếu iod… Thiếu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở các đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ có thai và trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phát triển cả thể lực, trí lực và hậu quả lâu dài có thể gây nên những thiệt hại lớn về phát triển kinh tế xã hội

Cân nặng khi sinh là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe người mẹ, mà còn đánh giá triển vọng sống, tăng trưởng, sức khỏe và phát triển tinh thần của trẻ em sau này

Trẻ sinh ra bị nhẹ cân có thể có chỉ số IQ thấp và bị khuyết tật về nhận thức, ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường và cơ hội việc làm khi trưởng thành Tại các quốc gia đang phát triển, trẻ sơ sinh nhẹ cân bắt nguồn chủ yếu từ dinh dưỡng và sức khỏe kém của bà mẹ Ba yếu tố có tác động nhiều nhất đến tình trạng dinh dưỡng của mẹ kém khi thụ thai, vóc người thấp bé (chủ yếu do thiếu dinh dưỡng và bị bệnh nhiễm trùng khi người mẹ còn nhỏ), và tình trạng dinh dưỡng kém khi mang thai Việc tăng cân không đủ trong khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chậm phát triển của thai nhi Hơn nữa, các bệnh như tiêu chảy và sốt rét là những bệnh khá phổ biến ở những nước đang phát triển, cũng góp phần làm giảm đáng kể sự phát triển của thai nhi nếu người mẹ mắc trong khi mang thai (MICS, 2014)

Tại các quốc gia công nghiệp, hút thuốc lá khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhẹ cân sơ sinh Ở các nước đã và đang phát triển, việc sinh con ở tuổi vị thành niên khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ cũng làm tăng nguy cơ mang thai những trẻ nhẹ cân Một trong những thách thức chính trong đo lường tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân

là việc có hơn một nửa số trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển không được cân khi sinh ra Trước đây, hầu hết các ước lượng trẻ sơ sinh nhẹ cân ở các nước đang phát

Trang 14

triển dựa trên dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở y tế Tuy nhiên, các ước lượng này bị chệch đối với hầu hết các nước đang phát triển vì đa số trẻ không được sinh tại các cơ

sở y tế và những trẻ sinh ra tại các cơ sở y tế chỉ đại diện cho một mẫu được chọn của tất cả các ca sinh

Xuất phát từ những bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy

việc lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc” mang tính cấp bách và cần thiết, thể hiện cho việc nghiên cứu khảo sát sinh trẻ

nhẹ cân có tính đặc trưng của một vùng miền núi Tây Nguyên

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát là xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân, trên cơ sở đó hình thành hàm ý chính sách về thực trạng sinh trẻ nhẹ cân ở Bảo Lộc

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả cần đi tìm lời giải đáp sau cho các câu hỏi sau:

Yếu tố dinh dưỡng của các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân không?

Yếu tố bị mắc bệnh phụ khoa của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân? Yếu tố có tiền sử bị cao huyết áp của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân? Yếu tố số lần khám thai trong thời kỳ mang thai của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân?

Yếu tố tuổi, cân nặng, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc của người mẹ có tác động đến sinh trẻ nhẹ cân?

Yếu tố giới tính trẻ có ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân?

Giải pháp nào để giảm thiểu tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân cho các bà mẹ?

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ có trẻ được sinh ra ở bệnh viện Bảo Lộc, có

độ tuổi từ 16 đến 45

Thiết kế nghiên cứu là bộ dữ liệu cắt ngang theo mẫu thuận lợi năm 2014

Trang 15

Phạm vi nghiên cứu là tìm kiếm bằng chứng cho đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân dựa trên bộ số liệu được tác giả điều tra khảo sát từ các bà

mẹ sinh con ở bệnh viện Bảo Lộc tại thời điểm năm 2014

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sau khi tổng hợp các khái niệm nền và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

sẽ tiến hành xử lý số liệu Dựa trên bộ số liệu được tác giả điều tra khảo sát các bà mẹ

có con sinh ra ở bệnh viện Bảo Lộc Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với hồi quy đa biến nhằm tìm ra bằng chứng thuyết phục hơn về tác động của các biến số như tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, kiến thức về dinh dưỡng,

bị mắc bệnh phụ khoa, số lần khám thai trong thời kỳ mang thai, hành vi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp các bà mẹ sinh trẻ nhẹ cân Các biến số kinh tế xã hội ảnh hưởng đến gián tiếp các bà mẹ sinh trẻ nhẹ cân Lấy đó làm cơ sở để đưa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách

1.7 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú cho kho tàng các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân Kết quả nghiên cứu củng cố cho kết quả nghiên cứu trước đây và có khả năng sẽ tìm ra các mâu thuẫn do đặc thù của sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc, từ đó giúp hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh trẻ nhẹ cân ở Bảo Lộc hiện nay

1.8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài có kết cấu 5 chương như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương này giới thiệu bối cảnh nghiên cứu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như trình bày sơ nét về phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Chương này sẽ trình bày các khái niệm và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, lấy đó làm căn cứ để đề

Trang 16

xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày dữ liệu để phân tích những vấn đề xoay quanh mô hình được tác giả đề xuất để nghiên cứu về các yếu tố như dinh dưỡng, bị bệnh phụ khoa,

số lần khám thai trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp sinh trẻ nhẹ cân Các yếu tố kinh tế xã hội có tác động gián tiếp đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc Các phương pháp ước lượng, các phát biểu giả thiết, các nghiên cứu sơ bộ, các kiểm định cần thiết cũng như quy trình thực hiện nghiên cứu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này bên cạnh việc trình bày tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc Tác giả sẽ tiến hành mô tả mẫu nghiên cứu, trình bày thống kê mô tả, kết quả ước lượng và kiểm định mô hình Bao gồm thảo luận kết quả ước lượng được cũng như so sánh nó với kết quả của các nghiên cứu trước đây

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chương này tập trung khẳng định lại những yếu tố dinh dưỡng, bị bệnh phụ khoa, số lần khám thai trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trẻ nhẹ cân, với mức ý nghĩa 5% là có ý nghĩa thống kê (P_value<0.05) Các yếu tố kinh tế xã hội có tác động gián tiếp đến sinh trẻ nhẹ cân ở bệnh viện Bảo Lộc Bên cạnh đó, chương này còn nêu ra một số khuyến nghị đối với bệnh viện Bảo Lộc, gợi ý chính sách đối với chính quyền địa phương nhằm có những can thiệp kịp thời giúp các bà mẹ hạn chế tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân Ngoài ra, đây cũng là phần nhìn lại các hạn chế của nghiên cứu cũng như những đề xuất, gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm trẻ nhẹ cân

Theo tổ chức Y tế Thế giới – WHO (World Health Organization), trẻ có cân nặng

sơ sinh thấp là những trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp dưới 2500 gram Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp bao gồm cả trẻ đẻ ra trước thời kỳ phát triển bình thường trong tử cung (trẻ

đẻ non) và tình trạng chậm phát triển trong tử cung gồm cả trẻ đẻ đúng hạn hay quá hạn nhưng cân nặng không tương xứng với tuổi thai (trẻ đẻ yếu) hoặc phối hợp cả hai Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500 gram (g) Trẻ có cân nặng lúc sinh giữa 1.000 gram và 1.499 gram gọi là trẻ rất nhẹ cân, và trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1.000 gram là trẻ cực nhẹ cân Trẻ nhẹ cân khi sinh (được định nghĩa là có cân nặng khi sinh dưới 2500 gram) thường kèm theo một loạt các rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe

Trẻ nhẹ cân được phân loại theo tuổi thai (trẻ nhẹ cân đủ tháng và nhẹ cân non tháng), theo sự cân đối (nhẹ cân cân đối và nhẹ cân không cân đối) và theo suy dinh dưỡng (nhẹ cân có gầy mòn và không gầy mòn) Trẻ nhẹ cân dưới 37 tuần thai gọi là trẻ nhẹ cân non tháng

Trẻ nhẹ cân và không cân đối hoặc trẻ gầy mòn là những trẻ chỉ có cân nặng thấp, còn chiều cao và vòng đầu bình thường Trẻ nhẹ cân cân đối là những trẻ giảm cả cân nặng, chiều cao và vòng đầu Trẻ sinh đủ tháng nhẹ cân có thể cân đối hoặc không cân đối Những trẻ non tháng nhẹ cân thường là nhẹ cân cân đối

2.1.2 Các yếu tố nguy cơ

Theo tổ chức Y tế Thế giới – WHO, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp thường do nhiều nguyên nhân và các yếu tố phối hợp với nhau Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 60% nguyên nhân là từ phía các bà mẹ như:

Tình trạng dinh dưỡng kém của bà mẹ: Ngay trước khi có thai nếu người mẹ

thiếu dinh dưỡng (cân nặng dưới 40kg và chiều cao cũng thấp dưới 145cm) có nguy cơ

đẻ con thấp cân Khi có thai, tình trạng dinh dưỡng của mẹ liên quan rõ rệt đến cân nặng thai nhi Do nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường để đảm bảo duy trì hoạt

Trang 18

động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, tử cung, vú, rau thai, nước ối, dự trữ mỡ

để tạo sữa sau đẻ, nên bà mẹ cần được ăn uống tốt hơn bình thường Nếu người mẹ trong 9 tháng mang thai mà không tăng được từ 10 kg đến 12 kg thì thường do thiếu hụt dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai

Mẹ bị bệnh tật: Người mẹ nhiễm độc thai nghén hoặc có bệnh về sản phụ khoa

như nhiễm khuẩn đường sinh sản, u nang buồng trứng, hoặc các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, các bệnh tim mạch, thận, huyết áp thường có nguy cơ gây

đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai

Chăm sóc bà mẹ trước khi sinh yếu kém: không được khám thai đầy đủ,

khoảng cách giữa các lần sinh con quá ngắn (dưới 3 năm), không được nghỉ ngơi trước khi đẻ thường là những yếu tố nguy cơ đẻ con nhẹ cân

2.1.3 Những ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân

Theo kết quả nghiên cứu của Văn Quang Tân (2012), về những ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân bị suy dinh dưỡng ngay khi ở trong bụng mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong tăng cao trong những ngày đầu, tháng đầu hoặc năm đầu đời Những trẻ sống sót

có thể bị suy giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm bệnh, trẻ có thể vẫn bị suy dinh dưỡng, giảm sức mạnh cơ bắp và có nguy cơ cao bị tiểu đường và các bệnh

về tim trong cuộc đời sau này

Trẻ sinh ra bị nhẹ cân có thể có chỉ số IQ thấp và bị khuyết tật về nhận thức, ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường và cơ hội việc làm khi trưởng thành Tại các quốc gia đang phát triển, trẻ sơ sinh nhẹ cân bắt nguồn chủ yếu từ dinh dưỡng và sức khỏe kém của bà mẹ

Nhiều chứng minh nghiên cứu cũng cho thấy là một sự cung cấp thiếu dinh dưỡng cho bà mẹ lúc mang thai đã không những đẻ con dị tật bẩm sinh mà còn có thể gây thai chết đẻ non hoặc đẻ trẻ nhẹ cân nếu như không có đủ dinh dưỡng để nuôi sống cho cả hai Thai được coi là quyền ưu tiên để cho sự phát triển bào thai không bị

hư hại hoặc thậm chí mô của mẹ được cung cấp cho nhu cầu để nuôi sống bào thai

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN

Theo kết quả nghiên cứu của Văn Quang Tân (2012), dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ

Trang 19

của người mẹ khi mang thai giúp cho bào thai lớn lên và phát triển đầy đủ và khỏe mạnh Chất dinh dưỡng được cung cấp cho thai nhi từ ba nguồn là khẩu phần ăn của người mẹ, từ kho dự trữ các chất dinh dưỡng của mẹ như ở gan, xương, khối mỡ và từ quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở nhau thai Cân nặng của thai nhi phụ thuộc chế độ ăn uống của người mẹ Cân nặng của trẻ sơ sinh trong điều kiện người mẹ dinh dưỡng đầy đủ sẽ phụ thuộc vào tính di truyền của nòi giống, ví dụ như với người Việt Nam, các bé sơ sinh nặng mức trung bình là từ 3kg đến 3,2kg Còn ở các nước phương Tây, cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là từ 3,2kg đến 3,5kg

2.2.1 Những yếu tố nguy cơ gây thai nhi nhẹ cân

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, yếu tố nguy cơ đầu tiên gây thai nhi nhẹ cân là tình trạng dinh dưỡng kém của người mẹ trước khi mang thai Đó là những người mẹ

có chiều cao thấp dưới 145 cm, những người mẹ có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 18,5 Yếu tố nguy cơ thứ hai là người mẹ có chế độ ăn không đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, chế độ ăn không cân đối, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và đặc biệt là quá trình tăng cân của người mẹ trong quá trình mang thai dưới 7 kg Yếu tố nguy cơ thứ ba là sự kém phát triển của nhau thai do người mẹ thiếu dinh dưỡng trường diễn, làm cho bánh nhau nhỏ hơn bình thường và lượng máu đi qua nhau thai giảm đi rõ rệt Sự phát triển của nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của bào thai trong tử cung vì nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone và các chất cần thiết khác cho bào thai Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào bào thai và các sản phẩm chuyển hoá ở bào thai bị giảm, do đó ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai Một số yếu tố nguy cơ khác cũng dẫn đến cân nặng sơ sinh thấp như tuổi kết hôn của mẹ dưới 18 tuổi, khoảng cách sinh quá dày cơ thể mẹ chưa kịp phục hồi thì bé sau cũng có thể bị nhẹ cân, yếu tố di truyền nòi giống, chủng tộc, số lượng thai trong bụng

mẹ, nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé cũng nhẹ hơn bình thường Hoặc những bà mẹ trong khi mang thai phải lao động nặng nhọc, không được nghỉ trước sinh đầy đủ Các bệnh tật của người mẹ và việc đẻ thiếu tháng cũng góp phần làm cho tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp tăng cao

Trang 20

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, tổng kết ở nước ngoài và Việt Nam về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân như ở Cần Thơ, Bình Phước, Bình Dương và Bảo Lộc nói riêng, kết quả vẫn chưa có một nghiên cứu nào để xác định các yếu tố nguy cơ từ bà mẹ gây ra những nguyên nhân đẻ trẻ nhẹ cân Từ một cuộc khảo sát sơ lược của tác giả cho thấy người dân Bảo Lộc có đời sống kinh tế xã hội còn thấp, nhất

là vùng nông thôn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với đặc tính sinh đẻ nhiều, nguồn nước giếng sinh hoạt bị ô nhiễm, trình độ học vấn thấp, lao động tự do chủ yếu làm nông nghiệp là phổ biến Đó là những vấn đề có tác động rất lớn sinh trẻ nhẹ cân ở khu vực này

2.2.2 Những nguyên nhân gây thai nhi nhẹ cân

Thiếu sắt trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng

Bổ sung sớm canxi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác có tác động ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân như bị bệnh phụ khoa, không thường xuyên khám thai để chẩn đoán điều trị trong thời kỳ mang thai hoặc thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, thiếu iod… Thiếu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai Tác giả nhận thấy rằng ở những bà mẹ nghèo thường đẻ con nhẹ cân hơn các bà mẹ giàu có được ăn uống đầy đủ Kém dinh dưỡng trước và trong thời kỳ mang thai là yếu tố nguy cơ của thai phụ gây sinh trẻ nhẹ cân đã được trong và ngoài nước xác định

2.2.3 Nghiên cứu ngoài nước

Orji trong một cuộc khảo sát 303 bà mẹ người Nigeria có tuổi từ 40 trở lên, đã có khuyến cáo rằng những thai phụ này cần được đẻ ở một trung tâm y tế đặc biệt vì có nguy cơ đẻ non, đẻ trẻ nhẹ cân

Theo Abba và Abrams, nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân ở những người mẹ có BMI thấp hoặc có cân nặng trước khi mang thai thấp là rất cao

Trang 21

Grandi CA có một nghiên cứu trên 9.613 bà mẹ sống trong vùng thành thị ở Argentina đã cho thấy là tăng cân của bà mẹ khi mang thai phải đạt 10,8kg trở lên thì không có liên quan đến đẻ con nhẹ cân Tác giả cho rằng các yếu tố tăng cân của bà

mẹ khi mang thai là rất quan trọng

Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản của thai phụ có thể nguyên nhân gây sinh non, sinh trẻ nhẹ cân Krohh MA và cộng sự đã nghiên cứu 2.646 bà mẹ mang thai ở

Mỹ từ năm 1992 đến 1995, và kết quả cho thấy rằng sự viêm nhiễm âm đạo do Escherichia Coli là nguy cơ cao sinh non, sinh trẻ nhẹ cân

Theo (Minagawa AT và cộng sự, 2006), bằng một nghiên cứu bệnh chứng nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ của trẻ nhẹ cân ở Sao Paulo đã cho thấy việc khám tiền thai rất quan trọng trongviệc phát hiện và điều trị các trường hợp thai chậm phát triển trong

tử cung Ngoài ra, trong quá trình khám thai người thầy thuốc còn giúp cho sản phụ hiểu một cách đúng đắn hơn về việc chăm sóc thai nhằm sớm phát hiện ra những bất thường của thai nhi

Gruen đã có cuộc nghiên cứu tại bệnh viện Nhật Bản trong những điều kiện được

ăn uống cải thiện thì một mức tăng rất có ý nghĩa của cân nặng trẻ khi đẻ

Neel NR, Alvaez Jo và cộng sự đã xác định bà mẹ có dinh dưỡng kém sẽ sinh những đứa trẻ nhẹ cân Frydman R và cộng sự cho biết tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai và khẩu phần ăn trong khi có thai có liên quan đến việc tăng trưởng

và cân nặng của thai nhi

Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai và nhiễm độc thai nghén đã có nhiều nghiên cứu là có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân Nghiên cứu Austgulen R và Isaksen CV và cộng sự (2004) thấy là có sự liên quan đến cao huyết áp và nhiễm độc thai nghén sinh trẻ nhẹ cân

2.2.4 Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nghiên cứu về trọng lượng trẻ sơ sinh cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào lĩnh vực y học, số lượng nghiên cứu xoay quanh các yếu tố kinh tố kinh tế xã hội vẫn còn hạn chế Một vài nghiên cứu

có thể kể đến như nghiên cứu của tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân và các yếu tố có liên quan tại

Trang 22

Tỉnh Bình Phước của (Khoa và Trang, 2010), hai tác giả nghiên cứu về tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang trên 518 phụ nữ, có tuổi thai từ 37 đến tuần 41 tuần tuổi Trong bài viết này, hai tác giả đã khảo sát ở mẫu nghiên cứu cắt ngang những thai phụ sinh sống tại Bình Phước Chọn mẫu cụm theo phương pháp xác xuất tỷ lệ với cở mẫu cộng đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân là điều kiện kinh tế của sản phụ ở mức nghèo Sản phụ không đi khám tiền thai hoặc chỉ có đi khám một lần trong thai kỳ Phụ nữ có chế độ dinh dưỡng kém trong quá trình mang thai Các yếu tố không ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân là dân tộc, nghề nghiệp, khoảng cách, học vấn, số lần sanh, uống viên sắt, tiền sử xảy thai, khả năng nhiễm sốt rét, ra máu âm đạo bất thường, giới tính thai nhi

Đề tài nghiên cứu thực tại tình trạng dinh dưỡng trước - trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài cân nặng của trẻ sơ sinh tại Tỉnh Bình Dương của (Văn Quang Tân, 2015), tác giả nghiên cứu mối liên quan giữa cân nặng, chiều dài của trẻ sơ sinh với các yếu tố ảnh hưởng của mẹ Kết quả điều tra sàng lọc trên tổng số 2.960 phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng dự kiến sinh con và theo dõi tình trạng dinh dưỡng (mức tăng cân, tình trạng thiếu máu…) của 945 bà mẹ từ khi có thai đến lúc sinh, thực hiện cân

đo chiều dài và cân nặng trẻ khi sinh Mối liên quan với cân nặng của trẻ khi sinh là

những bà mẹ có cân nặng trước khi có thai dưới 45kg có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 1,9 lần những bà mẹ có cân nặng ≥ 45kg là có ý nghĩa thống kê (p_value<0,05) Những bà mẹ trong thời kỳ mang thai tăng cân < 9kg có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân, cao gấp 2,47 lần so với bà mẹ có tăng cân ≥ 12kg là có ý nghĩa thống kê (p_value< 0,05) Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ sinh có cân nặng dưới 2500g ở nhóm bà mẹ có BMI<18,5 là 15% và nhóm bà mẹ có BMI ≥18,5 là 4,4% Nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân ở nhóm bà mẹ thiếu năng lượng trường diễn khi có thai là 4,47 lần cao hơn những bà mẹ không thiếu năng lượng trường diễn là có ý nghĩa thống kê (p_value<0,001)

Một nghiên cứu gần đây của tác giả (Nguyễn Đỗ Huy, 2004), nghiên cứu tại Hải Phòng thấy nếu bà mẹ có chiều cao dưới 150 cm sẽ có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 4,46 lần so với các bà mẹ có chiều cao từ 150 cm trở lên Theo Dương Thị Cương, khi mang thai trọng lượng của các bà mẹ phải tăng từ 10 kg đến 12 kg và 3 tháng cuối

Trang 23

tăng từ 5 kg đến 6 kg Tăng trung bình của phụ nữ trong thời gian mang thai chỉ từ 4,8kg đến dưới 6kg thì tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân rất cao

Bảng 2 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân của thai phụ

Dinh dưỡng đầy đủ trong

thời kỳ mang thai

(Trần Sophia , 2005), (Khoa và Trang , 2010), (Văn Quang Tân, 2015) - Bệnh phụ khoa trong thời

Chú thích: (+) tăng tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân; (-) giảm tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân

2.3 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ

2.3.1 Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể là kết quả của cung cấp, hấp thu các chất dinh dưỡng từ ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể Số lượng và loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi con người khác nhau tùy theo tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý, mức độ hoạt động thể lực và trí lực Theo nghiên cứu của (Văn Quang Tân, 2015) thì “Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng năng lượng và các chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn vào và năng lượng tiêu hao cũng như nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể Khi năng lượng ăn vào và tiêu hao không cân bằng (thiếu hoặc thừa) sẽ dẫn đến thiếu năng lượng trường diễn hoặc thừa cân béo phì”

2.3.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Chỉ số khối cơ thể: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) khuyến nghị dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng Theo định nghĩa thì BMI được tính bằng tỷ số giữa cân nặng tính bằng kilogam (kg) với chiều cao bình phương tính bằng mét (m2)

Trang 24

BMI = େâ୬୬዁୬୥ሺ୩୥ሻ

ሾେ୦୧዆୳ୡୟ୭ሺ୫ሻሿమ

BMI nói lên tình trạng dinh dưỡng cân đối giữa cân nặng với chiều cao, là chỉ số hiệu chỉnh cân nặng với dáng vóc của cơ thể, phản ánh tình trạng dự trữ mỡ trong cơ thể BMI cao chứng tỏ nhiều mỡ và BMI thấp cho biết giảm dự trữ mỡ Vì vậy, BMI là chỉ số để đánh giá thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng trường diễn Dựa vào chỉ số BMI, tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành được phân loại như sau:

x Bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,99

Khi một người có BMI<18,5 nghĩa là có biểu hiện thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy Defiency, CED) Thiếu năng lượng trường diễn được phân loại cụ thể như sau:

x BMI từ 17 đến 18,49: CED độ I (gầy độ I)

x BMI từ 16,0 đến 16,99: CED độ II (gầy độ II)

x BMI dưới 16: CED độ III (gầy độ III)

Chỉ số khối cơ thể (BMI) có các mức độ phản ánh thừa cân béo phì:

x BMI từ 25 đến 29,99: Tiền béo phì

x BMI từ 30 đến 34,99: Béo phì độ I

x BMI từ 35 đến 39,99: Béo phì độ II

x BMI ≥ 40: Béo phì độ III

2.4 THIẾU MÁU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN

Trang 25

ở các nước vùng/hộ nghèo luôn bị tác động bởi gánh nặng công việc và quỹ thời gian Khi thời gian làm việc kéo dài và đảm nhiệm nhiều vai trò khiến người phụ nữ phải đối mặt với các vấn đề về thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là TNLTD (Văn Quang Tân, 2015)

2.4.3 Ảnh hưởng của thiếu năng lượng trường diễn

Thiếu năng lượng trường diễn, trước tiên có ảnh hưởng đến sức khỏe của từng cá thể và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng xã hội Đặc biệt với phụ nữ, cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của họ góp phần giảm chi phí trong chăm sóc y tế sẽ tăng năng suất trong lao động và từ đó sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội tốt hơn TNLTD sẽ để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài trên sức khỏe cụ thể như ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai và trẻ em ngay từ lúc mới hình thành, thai phát triển được là nhờ các chất dinh dưỡng từ mẹ Người mẹ thiếu dinh dưỡng, TNLTD sẽ cung cấp không đủ dinh dưỡng cho thai nhi và có ảnh hưởng đến phát triển của thai Tùy mức độ thiếu dinh dưỡng từ mẹ mà quá trình lớn lên và phát triển của chiều dài, cân nặng thai bị ảnh hưởng Theo Abba và Abrams, nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân ở những người mẹ có BMI thấp hoặc có cân nặng trước khi mang thai thấp là rất cao Những trẻ em con của bà mẹ TNLTD sẽ có nguy cơ rất cao bị suy dinh dưỡng và còn

có nguy cao mắc các bệnh tiểu đường, béo phì về sau Kém dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai làm thai có thể bị sẩy, chết lưu, dị tật, đẻ non hoặc sinh nhẹ cân nhất là mẹ

bị thiếu cung cấp dinh dưỡng vào ba tháng cuối của thai kỳ Ảnh hưởng lên chính sức

Trang 26

khỏe người phụ nữ Theo Frongillo và UNICEF/EAPRO cho thấy ngoài khả năng lao động thấp kém hơn so với người bình thường thì những phụ nữ thấp bé thường có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn, dễ mắc bệnh hơn Thiếu dinh dưỡng có thể làm chậm tuổi có kinh nguyệt, kéo dài thời kỳ tiền mãn kinh, tuổi mãn kinh đến sớm hoặc hội chứng suy kiệt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

2.5 THIẾU MÁU DINH DƯỠNG

2.5.1 Khái niệm

WHO đã định nghĩa thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố của một người nào

đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống Vậy, thực chất là tình trạng hemoglobin thấp và thiếu hồng cầu trong máu từ đó làm thiếu oxy cho các tế bào, mô cơ quan của cơ thể, trong đó hemoglobin

là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định

Thiếu máu dinh dưỡng: Là tình trạng bệnh lý thiếu máu do thiếu các chất dinh

dưỡng, một hay nhiếu chất dẫn đến tình trạng không tạo ra đầy đủ máu làm cho mức hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường

Thiếu máu do thiếu sắt: Vì thiếu sắt đã làm cho hồng cầu giảm cả về số lượng

lẫn chất lượng gây nên tình trạng thiếu máu Bình thường trong cơ thể, sắt được dự trữ

đủ đáp ứng cho nhu cầu cơ thể Một khi có nhu cầu tăng cao như phụ nữ có thai, trẻ

em giai đoạn phát triển nhanh hoặc các bệnh lý như mất máu do chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, nhiễm giun sán sẽ gây tình trạng thiếu hụt dự trữ làm thiếu sắt Nếu ở phụ nữ khi nồng độ Ferritin huyết thanh thấp hơn 15μg/L thì gọi là tình trạng sắt cạn kiệt

2.5.2 Nguyên nhân

Chế độ ăn không đủ sắt: Cung cấp sắt từ bữa ăn không đủ cho nhu cầu hàng

ngày Theo đánh giá thì trong bữa ăn thực tế của người Việt Nam sắt chỉ đạt khoảng từ 30% đến 50% so với nhu cầu Tuy nhiên, sắt từ thực phẩm trong các bữa ăn chỉ được dưới 10% vì chủ yếu chế độ ăn thiếu nguồn thức ăn động vật và nhiều chất cản trở hấp thu sắt, cho nên để có được 2,5mgsắt/người/ngày thì cần phải có 24 mg sắt từ khẩu phần ăn.Trong thức ăn sắt có hai dạng là sắt hem và sắt không hem Cơ chế hấp thu hai

Trang 27

loại này khác nhau Sắt không hem chứa chủ yếu là muối sắt, có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, sản phẩm của sữa, thực phẩm bổ sung sắt không hem Sắt hem có chủ yếu từ hemoglobin và myoglobin có trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt các loại, đặc biệt là thịt có màu đỏ thẫm Mặc dù sắt hem chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần nhưng tỷ lệ hấp thu lại cao hơn sắt không hem từ 2 đến 3 lần và hấp thu sắt hem ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ức chế hay cạnh tranh có trong khẩu phần

ăn

Cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng: Khi cơ thể mắc các bệnh lý ở đường

tiêu hóa, đường ruột làm cho ruột hấp thu các chất dinh dưỡng nói chung bị kém và trong đó có sắt, hoặc trong thực phẩm có kết hợp các loại thực phẩm gây hạn chế hấp thu sắt như chè xanh, ổi xanh, hồng xiêm xanh (có nhiều chất tanin),…

Nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao: Nhu cầu sắt của cơ thể sẽ tăng cao tùy theo

giai đoạn phát triển của cơ thể, cụ thể như trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai thì có nhu cầu rất lớn về sắt Vì vậy, dù có chế độ ăn uống tốt cũng khó có thể cung cấp đủ chất sắt so với nhu cầu Bên cạnh đó, kinh nguyệt cũng làm người phụ nữ hàng tháng mất một lượng sắt đáng kể

Mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng: Khi cơ thể bị bệnh, nhất là

khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn đường ruột thì thường làm cơ thể kém hấp thu, đặc biệt với các trường hợp nhiễm giun móc thường gây mất máu nên sẽ dễ bị thiếu sắt

2.5.3 Phương pháp đánh giá tình trạng thiếu máu

WHO năm 2001 đã đưa ra mức đánh giá tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ):

Trang 28

x Thiếu máu vừa: Hb từ 7 - < 9g/dl

x Thiếu máu nặng: Hb <7g/dl

Để nhận định vấn đề ý nghĩa trong cộng đồng quần thể thì có các mức WHO cũng đã đưa ra mức phân loại thiếu máu để nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng dựa trên tỷ lệ thiếu máu được xác định từ mức hemoglobin như sau:

x Bình thường: Tỷ lệ thiếu máu < 5%

x Thiếu máu nhẹ: Tỷ lệ thiếu máu từ 5-19,9%

x Thiếu máu trung bình: Tỷ lệ thiếu máu từ 20-39,9%

x Thiếu máu nặng: Tỷ lệ thiếu máu ≥ 40%

2.5.4 Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu ô xy ở các tổ chức, đặc biệt ở não, ở tim và từ

đó ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, như không thể hoặc lười hoạt động và từ đó làm cho người thiếu máu giảm khả năng lao động Khi tình trạng thiếu máu được cải thiện thì năng suất lao động sẽ thay đổi và tăng lên Ngoài ra, người bị thiếu máu luôn cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, kém tập trung, lười suy nghĩ, dễ bị kích thích và hay quên Nếu người phụ nữ bị thiếu máu khi có thai thì dễ bị sẩy thai, đẻ non, thai nhi kém phát triển, sinh trẻ nhẹ cân Khi sinh trẻ dễ bị băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, tai biến sản khoa, mẹ và con dễ mắc bệnh và từ đó tăng tỷ lệ tử vong mẹ và con sau khi sinh Vì vậy người ta coi thiếu máu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là một đe dọa sản khoa

2.6 Đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là nhu thế nào? Theo quyết định số 226/QD-TTg, ngày 22/02/2012 về việc “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Trong đó có mục tiêu thứ hai “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em”, có chỉ tiêu cụ thể: “Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020 Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng

sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020”

Trang 29

Và mục tiêu thứ ba “Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng”, có chỉ tiêu cụ thể

“Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% vào năm 2015 và 23% năm 2020 Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt > 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có μg/dl và tiếp tục duy trì đến năm 2020

Việc bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh Suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Trên cơ sở đó, cho thấy rằng chế độ đủ dinh dưỡng cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai là việc phản ánh sự cân bằng năng lượng Các chất dinh dưỡng từ khẩu phần

ăn vào có đầy đủ những vi chất cần thiết như các vitamin, chất sắt, kẽm, iod và năng lượng tiêu hao cho nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể cho mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai Điều này có nghĩa là tình trạng đủ dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai và khẩu phần ăn trong khi có thai có liên quan đến việc tăng trưởng và cân nặng của thai nhi Theo bộ y tế khuyến cáo các bà bầu nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ trong thời kỳ mang thai để đảm bảo cho cơ thể mẹ có đủ năng lượng hoạt động cho nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể của người mẹ và thai nhi phát triển bình thường

2.6.1 Nên thực hiện để có chế độ đủ dinh dưỡng

Để có chế độ đủ dinh dưỡng nên ăn nhiều bữa hơn và mỗi bữa ăn nhiều hơn Cần tăng khẩu phần ăn thêm 1/4 lần so với lúc chưa có thai Thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến sao cho ngon miệng Ăn hầu hết các loại thức ăn hàng ngày vẫn thường

ăn, không cần kiêng khem Ăn thức ăn tốt nhất mà gia đình có như sữa, hoa quả, rau, thịt, trứng, cá, đậu phụ, lạc, đậu, đỗ…

Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt, vitamin A và axit folic như thịt, cá, trứng, rau xanh và các thực phẩm có màu vàng, đỏ Ăn chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật, mía; các loại quả ngọt; Ăn thức ăn chứa nhiều

Trang 30

muối khoáng và vitamin như rau tươi, hoa quả các loại Ăn các thức ăn giàu can xi như cua, tôm, cá Sử dụng muối iốt hàng ngày vì thiếu iốt có thể dẫn tới sảy thai và sinh

ra trẻ chậm lớn, dị tật Uống đủ lượng nước cần thiết khi có thai và lúc nuôi con khoảng từ 8 đến 12 cốc nước sạch, nước hoa quả hoặc chè thảo dược mỗi ngày

Những người có bệnh mãn tính nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn của mình

2.6.2 Không nên thực hiện chế độ dinh dưỡng

Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ớt, cà phê, thuốc lá, ma tuý

Không nên uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc

2.7 Số lần khám thai trong một thai kỳ

Tại sao phải khám thai ít nhất 3 lần trong một thai kỳ? Theo quy định của Bộ y

tế, trong một thai kỳ cần phải khám thai 3 lần trong ba tháng đầu, ba tháng ở giữa và

ba tháng ở cuối Khám thai rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung Ngoài ra, trong quá trình khám thai người thầy thuốc còn giúp cho sản phụ hiểu một cách đúng đắn hơn về việc chăm sóc thai nhằm sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của thai nhi Khám thai định kỳ là việc làm rất cần thiết để theo dõi quá trình mang thai và kịp thời phát hiện ra các bệnh tiềm

ẩn của thai nhi và thai phụ Nếu những thai phụ có số lần khám thai từ ba lần trở lên thì có nguy cơ đẻ trẻ ít nhẹ cân hơn so với bà mẹ không được khám thai Tuy nhiên, tuy nhiên một lịch khám thai định kỳ bình thường nên là bảy lần và nhiều hơn đối với những trường hợp thai kỳ bất bình thường

Lần đầu tiên: Sau khi chậm kinh khoảng ba tuần hoặc có những dấu hiệu lâm

sàn, thời điểm này thai đã được khoảng từ 5 tuần đến 6 tuần Bà bầu cần đi khám, làm xét nghiệm máu và siêu âm 2D để được khẳng định có thai hay không Kết quả siêu

âm cũng sẽ cho biết tuổi thai, ngày sinh dự kiến, kích thước thai nhi Đồng thời, xác định sự phát triển của thai nhi, những dấu hiệu bất thường như thai ngoài tử cung hay một số bệnh lý của thai phụ Cũng trong lần khám đầu này, người mẹ sẽ bắt buộc phải làm xét nghiệm máu Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp…từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt

Trang 31

thai kỳ sớm, cách điều trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai tiếp theo Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung… từ đó sẽ tư vấn cách điều trị thích hợp

Lần khám thứ hai (Tuần thai thứ 11 đến 12): Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để

tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển hay không Vì nhiều mẹ bầu không nhớ rõ kinh chót, không có kinh, kinh không đều… khám thai trong 3 tháng đầu thì tuổi thai mới chẩn đoán được chính xác hơn, dự đoán ngày sinh sát hơn là những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ, từ đó mới có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được thai suy dinh dưỡng trong tử cung Các mẹ sẽ làm siêu âm 3D hay 4D để xác định sự phát triển và trọng lượng thai nhi, đồng thời quan trọng đo chỉ số sáng sau gáy nhằm phát hiện nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh down hay bệnh tim bẩm sinh, nếu bước sang tuần thứ 13 thì chỉ số này không còn chính xác nữa

Lần khám thứ ba (Tuần thai thứ 16 đến 18): Trong lần khám này, bà bầu sẽ

được thăm khám bình thường và siêu âm 2D để xác định sự phát triển của thai nhi Ở tuần 16, sản phụ sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi, dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.Từ tuần lễ thứ 16 -18 thai kỳ, những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn Từ đó các bà mẹ

sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau Rối loạn huyết áp do thai thường được phát hiện, từ đó dự phòng tiền sản giật nặng và sản giật Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của bà mẹ, có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung, từ đó có chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các bà mẹ Đối với những thai kỳ nguy cơ cao sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng của bà mẹ với bệnh lý, từ đó có chế độ điều trị thích hợp

Lần khám thứ tư (Tuần thai thứ 20 đến 22): Thời điểm này, bà mẹ có thể

được siêu âm 3D hay 4D để phát hiện những bất thường về hình thể thai nhi, 3 tháng giữa là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc không làm cho sanh non

Trang 32

như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng Giai đoạn này có thể xác định được giới tính của thai nhi Bà bầu được khám bình thường và siêu âm, kiểm tra hình thái của thai nhi nhằm phát hiện những dị tật bầm sinh hay dấu hiệu bất thường nếu có

Lần khám thứ năm (Tuần thai thứ 26 đến 28): Như những lần trước, đi khám

và siêu âm nhằm xác định các chỉ số hình thái thai nhi để theo dõi sự phát triển của em

bé, đồng thời bà bầu sẽ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sinh lần 2, lần 3

Lần khám thứ sáu (Tuần thai thứ 32): Ở lần khám này, các bà bầu sẽ tiêm mũi

uốn ván lần 2 và tiến hành khám bình thường, siêu âm, theo dõi thai nhi, chẩn đoán ngôi thai và một số vấn đề bất thường có thề xảy ra khi sinh bé Đồng thời các mẹ cũng xét nghiệm máu và nước tiểu Cũng trong lần khám này, là lúc các bà mẹ sắp sanh mà các tai biến sản khoa thường xảy ra khi sinh, trong chuyển dạ Do đó, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi

và khung chậu người mẹ… từ đó có thể tiên lượng được cuộc sanh sắp tới dễ hay khó,

có nguy cơ gì? Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh

Lần khám thứ bảy (Tuần thai thứ 36): Lần khám thai này có ý nghĩa quan

trọng vì sau lần này một số thai phụ phải nhập viện để chuẩn bị sinh sớm Siêu âm để

dự báo cân nặng của thai nhi vào thời điểm khi sinh và theo dõi, xác minh một số biến chứng thai nghén, ngôi thai, nước ối, tình trạng rau thai…Bên cạnh đó là do tim thai và chuyển động thai Tuần này trở đi, bà bầu cần khám một tuần một lần cho tới lúc sinh Trong lần khám này, ngoài bác sĩ sản, sản phụ có thể sẽ được bác sĩ gây mê khám Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ

đẻ Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sanh mổ như nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…Lần khám thứ bảy này có ý nghĩa rất quan trọng Ngoài xác định cách thức sinh, bác sĩ sẽ tư vấn bà mẹ nên sanh tại cơ sở y tế nào, cấp quận huyện

Trang 33

hay cấp tỉnh thành phố tùy theo tình hình phát triển của thai.Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc khám thai định kỳ là rất quan trọng, lời khuyên cho các bà bầu là đi khám thai đúng lịch và nên theo dõi ở 1 bác sĩ duy nhất để

có tiến trình thai nhi phát triển chính xác nhất

Ngoài việc đi khám thai để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe cho mẹ, theo dõi sự khỏe mạnh của thai nhi, xác định sớm những dấu hiệu bất thường để có phương pháp chữa trị phù hợp, giúp mẹ vượt cạn an toàn và cho ra đời những em bé khỏe mạnh thông minh Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, các bà bầu còn đối mặt với nhiều sự thay đổi và khó chịu mà không phải lúc nào cũng cần đến khám với bác sĩ được như mệt mỏi vì “thai hành”, đau lưng, đau khớp, tay chân sưng phù đau nhức…

2.8 KHUNG KHÁI NIỆM

Sau khi tiến hành lược khảo các khái niệm cùng với các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến việc nghiên cứu những yếu tố thiếu dinh dưỡng,

bị bệnh phụ khoa, cân nặng, chiều cao, số lần khám thai trong thời kỳ mang thai, hay một số yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân

Từ cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu được trình bày trong hình 2.1 và 2.2:

Trang 34

Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu

Trọng lượng trẻ sơ sinh

x Môi trường sinh sống

x Kinh tế, Văn hóa - Xã hội

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Trang 35

Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng sinh trẻ nhẹ cân

Nguồn: đề xuất từ tác giả

Theo Tabacknick & Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiểu dùng trong hồi quy đa biến được tính theo công thức n≥50+8*m (n là cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mô hình) Trong nghiên cứu này có 10 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*10=130 mẫu

Tác giả đã khảo sát 265 mẫu quan sát, đối tượng là phụ nữ đã sinh con, ở độ tuổi

từ 16 đến 45 với số số liệu cắt ngang tại năm 2014 Trong số 10 biến giải thích cho nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân Từ đó, tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu

tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân để khuyến nghị và đưa ra hàm ý chính sách

Trang 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.1.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả lược khảo các nghiên cứu có liên quan khi nghiên cứu về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân tại bệnh viện Bảo Lộc

ở chương tổng quan tài liệu Tác giả đã sử dụng công cụ là phần mềm thống kê Stata

12 để thiết lập mô hình hồi quy đa biến Binary Logistic nhằm phân tích những yếu tố

tác động đến khả năng sinh trẻ nhẹ cân Y = β 0 + σ࢔࢐ୀ૚ࢼ࢐ࢄ࢐+ μ i

Y là biến giả, có giá trị bằng 1 cho trẻ sinh ra nhẹ cân, và bằng 0 cho trẻ sinh ra không nhẹ cân; Xj là các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân (j= 1-n) Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ nhẹ cân được đề xuất ước lượng mô hình logit (Y: 0 | 1), phần dư có phân phối logit như sau:

ͳ ൅ ‡ିሺஒబ ାβభଡ଼భାβమଡ଼మାβయଡ଼యାڮାβభఴଡ଼భఴሻ

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm mối quan hệ giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc nhecan_tre, từ đó tính xác xuất lựa chọn của biến nhecan_tre =1 khi biến giải thích thay đổi Tuy nhiên, vì các biến phụ thuộc là biến giả (dummy variable) cân nặng

về trẻ sơ sinh 2 thuộc tính ݌ሺሾ଴ଵሻ, nên dùng mô hình logit để hồi quy, bằng lệnh logit Trong đó các biến giải thích trong mô hình:

Y=Nhecan_tre: biến giả cân nặng khi sinh, bằng 1 nếu cân nặng khi sinh nhỏ hơn 2.500 g, bằng 0 ngược lại

X1: tuoi_me là biến liên tục đại diện cho số tuổi của mẹ (đvt: năm)

X2: cannang_me là biến liên tục đại diện cho số cân nặng của mẹ tại cuối cùng trước lúc sinh con (đvt: kg)

X3: hocvan_th là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ có trình độ học vấn là tiểu học trở xuống và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X4: hocvan_thcs là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ có trình độ học vấn là trung học cơ sở và mang giá trị 0 nếu ngược lại

Trang 37

X5: hocvan_thpt là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ có trình độ học vấn là phổ thông trung học và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X6: hocvan_cddh là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ có trình độ học vấn là cao đẳng hoặc đại học trở lên và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X7: nghe_vc là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ nghề nghiệp là viên chức

và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X8: nghe_cn là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ nghề nghiệp là công nhân

và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X9: nghe_td là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ nghề nghiệp là tự do và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X10: dantoc_k là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ là dân tộc Kinh và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X11: dantoc_h là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ là dân tộc Hoa và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X12: dantoc_ts là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ là dân tộc Thiểu số và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X13: dinhduong là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X14: benhphukhoa là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ bị bệnh phụ khoa trong thời kỳ mang thai và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X15: ha là biến giả, mang giá trị 1 nếu mẹ của trẻ có tiền sử bị cao huyết áp và mang giá trị 0 nếu ngược lại

X16: khamkhai là biến khám thai cho biết số lần khám thai trong suốt quá trình mang thai (đvt: số lần)

X17: cannang_tre là biến liên tục đại diện cho cân nặng khi sinh của trẻ (g)

X18: gioitinh_tre là biến cho biết giới tính của trẻ sơ sinh (Nam hay nữ)

β0 :là hệ số cắt

μi: là phần dư

Giải thích, mô tả thêm ý nghĩa các biến:

Ngày đăng: 17/04/2017, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2012), “Báo cáo kết quả chính của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả chính của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009
Tác giả: Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng
Năm: 2012
2. Đinh Phi Hổ, (2014), “Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ”, Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2014
3. Nguyễn Văn khoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2010), “Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại Tỉnh Bình Phước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại Tỉnh Bình Phước
Tác giả: Nguyễn Văn khoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang
Năm: 2010
4. Trần Sô Phia (2005), “Nghiên cứu tỷ lệ, một số nguy cơ của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thử nghiệm một số can thiệp ở Cần Thơ”, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 26 – 32, tr. 63 – 93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tỷ lệ, một số nguy cơ của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thử nghiệm một số can thiệp ở Cần Thơ”, "Luận án Tiến sĩ Y học
Tác giả: Trần Sô Phia
Năm: 2005
5. Văn Quan Tân (2012), “Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trước và trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại Tỉnh Bình Dương”.WEBSITE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trước và trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại Tỉnh Bình Dương
Tác giả: Văn Quan Tân
Năm: 2012
6. Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012, về việc Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.http://mch.moh.gov.vn/media/download/1415589769_3.Q%C4%90_226_Q%C4% Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
1. ACC/SCN (1999), "Low birth weight" Report of meeting 14-17 June 1999, DhakaBanladesh, 1-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Low birth weight
Tác giả: ACC/SCN
Năm: 1999
3. Bussell G. and Marlow N. (2000), “The dietary beliefs and attitudes of women who have had a low-birthweight baby: a retrospective perconception study” , J Hum Nutr Dietet, (13), 29 - 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The dietary beliefs and attitudes of women who have had a low-birthweight baby: a retrospective perconception study
Tác giả: Bussell G. and Marlow N
Năm: 2000
4. CDC (2007), " Body Mass Index Calculator.". Center for Disease Control and Prevention Sách, tạp chí
Tiêu đề: Body Mass Index Calculator
Tác giả: CDC
Năm: 2007
1. Báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010. http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/3.%20Bao%20cao%20tom%20tat%20Bao%20cao%20Tong%20Dieu%20Tra.pdf [ngày truy cập: 10/10/2016] Link
2. Chăm só phụ nữ trong thời kỳ mang thai http://mch.moh.gov.vn/bai-viet/lam-me-an-toan/Cham-soc-truoc-de/CHAM-SOC-PHU-NU-TRONG-KHI-MANG-THAI-(1)-940.html [6/12/2016]http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&amp;d=TTbGBCivyzra2005&amp;e=-------vi-20--1--img-txIN-------[ngày truy cập: 10/10/2016] Link
3. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) ở Việt Nam, thuộc chương trình MICS toàn cầu, đã được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2013-2014 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).http://www.unicef.org/vietnam/vi/resources_24635.html [ngày truy cập Link
4. Định nghĩa sơ sinh nhẹ cân http://www.benhviennhi.org.vn/upload/files/cham%20soc%20so%20sinh%20nhe%20can%202014.pdf [17/12/2016] Link
5. Giám sát thực trạng và trẻ em phụ nữ. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014.http://www.unicef.org/vietnam/vi/MICS_VIET_NAM_2014_(310815).pdf [ngày truy cập: 6/10/2016] Link
7. Sức khỏe bà mẹ và trẻ em sơ sinh năm 2009. http://www.unicef.org/vietnam/SOWC09-ExecSummary-vn.pdf[ngày truy cập:10/10/2016] Link
8. Thông tin từ Tổng Cục Thống kê (GSO) Việt Nam trong năm 2014, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân đang tăng nhẹ tính từ năm 2011 đến nay.http://healthplus.vn/ty-le-tre-so-sinh-nhe-can-dang-gia-tang-d17395.html [ngày truy cập: 3/10/2016].TIẾNG ANH Link
2. Boerma, J. T., Weinstein, K. I., Rutstein, S.O., and Sommerfelt, A. E. , 1996.Data on Birth Weight in Developing Countries: Can Surveys Help? Bulletin of the World Health Organization, 74(2), 209-16.” Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w