1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giai thoại về Nguyễn Khuyến

2 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 31 KB

Nội dung

Nguyễn Khuyến là người thông minh, học giỏi, năm Tự Đức 24 1871, ông đậu Hoàng giáp Tam nguyên, nên thường được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.. Còn trong dân gian thì ngày 23 tháng Chạp thườn

Trang 1

Giai thoại về Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến còn có tên là Nguyễn Thắng, quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, sinh năm

1835, mất năm 1909 Nguyễn Khuyến là người thông minh, học giỏi, năm Tự Đức 24 (1871), ông đậu Hoàng giáp Tam nguyên, nên thường được gọi là Tam nguyên Yên Đổ Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm Hàn lâm trực học sĩ, về sau thăng đến Sơn - Hưng - Tuyên tổng đốc Khi thực dân Pháp đô hộ, ông cáo quan về nhà, không chịu hợp tác với Pháp Ông thường làm thơ có tính chất châm biếm, đả kích và nổi tiếng trong làng thơ trào phúng lúc bấy giờ Tạp chí Quê Hương xin giới thiệu một số giai thoại về ông

Xem câu đối

Tục xưa, hàng năm cứ đến rằm tháng Chạp thì các thày đồ đã bắt đầu cho học trò nghỉ Tết Nguyên đán Còn trong dân gian thì ngày 23 tháng Chạp thường ăn Tết ông Táo rất to, ở nhiều nơi Tết Nguyên đán hầu nhưcũng bắt đầu luôn từ đấy

Vào năm Nguyễn Khuyến đang làm gia sưcho Hoàng Cao Khải, tới ngày rằm tháng Chạp năm ấy, ông cũng xin nghỉ về quê nhà ăn tết

Sau khi Nguyễn Khuyến về quê rồi, Hoàng Cao Khải nhân có việc quan phải qua Hà Nam, bèn nhắn cho Nguyễn Khuyến biết là sẽ ghé thăm ông

Hôm đó, đúng 23 tháng Chạp, Tết ông Táo, Nguyễn Khuyến sai người trồng một cây nêu cao, trên treo một chiếc đèn lồng và một vế đối như sau:

Kiết kiết can mao, tiết đáo, kinh thiên phù nhật nguyệtNghĩa là: Chót vót cờ mao, đến Tết, chống trời phò nhật nguyệt

Câu này nghĩa đen nói về cây nêu cao có treo đèn, nhưng nghĩa bóng là tỏ chí khí của nhà thơ Vế đối lơ lửng này cốt để nhử Hoàng Cao Khải vào tròng

Quả nhiên khi Hoàng Cao Khải tới, đọc vế đối ở cây nêu thì tấm tắc khen hay, nhưng thấy chỉ có một vế thì thắc mắc lắm, cứ nằn nì đòi Nguyễn Khuyến viết nốt vế thứ hai

Chỉ đợi có thế, Nguyễn Khuyến bèn dẫn Hoàng Cao Khải vào trong bếp nhà mình, ở đó cạnh mấy cỗ đầu rau mới nặn, viên Kinh lược sứ Bắc kỳ đọc thấy vế đối lại như sau:

Mang mang khối thổ, thời lai, tảo địa tác quân vương.Nghĩa là: Mênh mông khối đất, gặp thời, quét rác cũng làm vua

Câu này nghĩa đen chỉ là nói mấy ông đầu rau nặn bằng đất (vua bếp) Nhưng ý tứ sâu xa là bảo Hoàng Cao Khải chỉ là đồ nặn bằng đất thịt, chẳng qua gặp thời thì nên đó thôi

Hoàng Cao Khải vì tò mò muốn xem vế đối mà phải chui vào bếp, đã bực, lúc ngẫm vế đối có ý xỏ xiên như thế thì càng bực hơn; nhưng cũng đành cười nhạt cho qua chuyện vì không thể trách tội Nguyễn Khuyến được

* * *

Thơ Bồ Tiên

Một viên quan to, có con trai được bổ tri huyện Thanh Liêm, Hà Nam (gần huyện của Nguyễn Khuyến) Anh này do nhờ vào quyền thế của bố, lại khéo chạy chọt với Tây nên được bổ chân tri huyện ấy Khi nhận chức, bề ngoài anh ta tỏ vẻ một viên quan thanh liêm, hiền hậu; nhưng kỳ thực là một tay ăn tiền kín đáo đồng thời làm mật thám cho Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Nhưng anh ta lại hay bày trò thi thơ, để lừa bịp nhân dân về uy đức của mình Một lần anh ta tổ chức kỳ thi thơ hàng huyện, ra đề thi là "Bồ tiên thi" (thơ roi cỏ bồ), lấy vần "bồ" đề thi có ý nói về việc ông quan thương dân, trong khi răn bảo dân chỉ dùng roi cỏ

bồ, vì roi cỏ bồ mềm mại, đánh không đau

Trang 2

Câu chuyện đồn đến tai Nguyễn Khuyến Ông thấy chướng tai gai mắt, bèn gửi tới cho viên quan một bài thơ như sau:

Chú huyện Thanh Liêm khéo vẽ trò

Bồ tiên mà lại lấy vần bồ

Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ

Ngọng nghẹ văn chương giở giọng Ngô!

Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,

Tiên là ý chú muốn nhiều xu

Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,

Không khéo mà roi nó phết cho

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w