Giaithoạivề Trạng Trình Nguyễn BỉnhKhiêmNguyễnBỉnhKhiêm còn có tên là Nguyễn Văn Đạt, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Cha là Nguyễn Văn Định, sinh viên trường Quốc Tử Giám, nhưng không ra làm quan, về quê dạy học, lấy hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh. Mẹ là Nhữ Thị Thục, con gái tiến sĩ thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan. NguyễnBỉnhKhiêm theo học Đình Nguyên Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Năm Giáp Ngọ 1534, Ông đỗ đầu kì thi Hương, sau đó đỗ đầu hai kì thi Hội, thi Đình năm Ất Mùi 1535. Sau khi thi đỗ vua Mạc bổ nhiệm chức Đông Các hiệu thư, trải thăng đến chức Đông Các đại học sĩ, tả thị lang bộ Lại, nên ông còn được người đời gọi là Trạng Trình. Năm 1542, quyền thần lũng đoạn triều chính, ông dâng sớ đòi chém 18 viên quan to cậy thế làm càn nhưng không được vua chấp nhận, NguyễnBỉnhKhiêm từ bỏ quan chức về quê dạy học, lập Am Bạch Vân, lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sỹ. Học trò của ông rất đông và rất nhiều người trở thành nhân tài của đất nước như Trạng nguyên Giáp Hải, Phùng Khắc Khoan . Dù về quê nhưng các vua nhà Mạc rất kính trọng, xem ông là thầy và thường xuyên sai sứ đến hỏi mưu kế. Ông đã khuyên nhà Mạc lên Cao Bằng, khuyên nhà Nguyễn vào Hoành Sơn, khuyên nhà Trịnh đừng có lật vua Lê). Thế là ông đứng ngoài phe phái, muốn tách các tập đoàn thù địch ấy xa nhau để nhân dân đỡ phần xương máu. Khi về hưu, ông đã cho khắc vào tấm bia ở Quán Trung Tân: "Ở triều đình thì tranh nhau cái danh; ở chợ búa thì giành nhau cái lợi; khoe sang thì xe mát quán ấm; khoe giàu thì nhà múa lầu hát; thấy có người chết đói dọc đường, không dám bỏ một đồng tiền ra cứu giúp; thấy nơi trống trải không có gì che mưa, không chịu bỏ một bó tranh để che đậy". Đền thờ NguyễnBỉnhKhiêm tại Hải Phòng NguyễnBỉnhKhiêm còn là một nhà thơ lớn. Thơ ông nặng về nhân tình thế thái, triết lý đạo làm người. Hình ảnh minh họa chân lý thường cụ thể, gần gũi với đời sống hàng ngày: Tượng NguyễnBỉnhKhiêm " .Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi ." Năm 1585, ông mắc bệnh nặng, khi ông qua đời, nhà vua cử phụ chính đại thần về uý tế, dựng đền thờ, nhà vua tự tay viết biển đề hàng chữ Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng từ (Đền thờ quan tể tướng, Trạng Nguyên triều Mạc). Thanh Nguyên (Tổng hợp) . Giai thoại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có tên là Nguyễn Văn Đạt, người làng Trung Am, huyện. tranh để che đậy". Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hải Phòng Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà thơ lớn. Thơ ông nặng về nhân tình thế thái, triết lý