1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON

196 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 788 KB

Nội dung

GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NONGIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON Tác giả: Phạm Thị Nhuận LỜI NÓI ĐẦU Với mong muốn giúp đỡ các anh chị sinh viên của các trường Cao đẳng Sưphạm

Trang 1

GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON

GIÁO TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON

Tác giả: Phạm Thị Nhuận

LỜI NÓI ĐẦU

Với mong muốn giúp đỡ các anh chị sinh viên của các trường Cao đẳng Sưphạm mẫu giáo học tập đạt kết quả tốt hơn theo phương pháp giảng dạy, họctập mới trong nhà trường, chúng tôi đã biên soạn cuốn tài liệu “Giáo trìnhphòng bệnh cho trẻ mầm non”

Tài liệu này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một

số bệnh truyền nhiễm là bệnh thường gặp ở trẻ em và những biện phápphòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ; hình thành bước đầu một số

kĩ năng cất thiết cho sinh viên trong việc sớm phát hiện một số bệnh thườnggặp ở trẻ, phòng tránh, xử lí kịp thời một số tai nạn tuyến đầu Tài liệu sẽ giúpsinh viên sau khi ra trường có thể áp dụng để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tốthơn với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng tai nạn hơn xử trítai nạn”

Mỗi bài học là một đơn vị kiến thức trọn vẹn, được bắt đầu bằng nhữngmục tiêu cần đạt Bạn đọc có thể căn cứ vào mục tiêu bài học để tự mìnhđánh giá kết quả học tập của bản thân sau mỗi bài học Sau mục tiêu là phầnnội dung cơ bản của bài học, tại đây bạn sẽ được cung cấp những thông tincần thiết Trong quá trình đọc, bạn sẽ gặp biểu tượng Hoạt động dành chobạn với những bài tập nhỏ sẽ giúp bạn đồng hành cùng tác giả từng bước đitới mục tiêu của bài Biểu tượng Hồi tưởng yêu cầu bạn nhớ lại những tri thức

mà bạn đã học

Trang 2

Phần Có thể bạn chưa biết sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích.Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với nội dung xoay quanh các kiến thức trọngtâm của bài học giúp bạn nhớ lại bài học.

Cuối mỗi bài có phần Kết luận giúp bạn củng cố lại bài học Trong mụcTìm đọc tác giả giới thiệu một số tài liệu liên quan đến bài học mà bạn nên tìmđọc thêm

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn nhưng chắckhông tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đáng góp củacác thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên sư phạm mầm non để giúp cho việctiếp tục nâng cao chất lượng giáo trình Xin chân thành cảm ơn

MỤC TIÊU CỦA GIÁO TRÌNH

Sau khi làm việc với tài liệu này, người học sẽ:

Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại,các biện pháp phòng bệnh, phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ Nắmvững cơ sở lí luận, phương pháp giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ mộtcách có hệ thống, khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam

Hình thành cho sinh viên một số kĩ năng phát hiện và xử trí ban đầu cácbệnh, tai nạn thường gặp và biện pháp phòng tránh Sinh viên có khả năngthực hiện những kỹ năng thực hành trong việc tổ chức chăm sóc và giáo dục

vệ sinh phòng bệnh cho trẻ ở trường mầm non

Đồng thời bồi dưỡng năng lực tự học của người học và có ý thức tráchnhiệm trong công tác giáo đục và chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ

Trang 3

3 Vận dụng được những kiến thức đã học, viết bài tuyên truyền vềcông tác phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non.

4 Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức và kĩ năng đã học vàoviệc vệ sinh chăm sóc và phòng bệnh, phòng tránh tai nạn, phát hiện bệnhsớm và xử trí kịp thời tai nạn thường gặp ở trẻ tại trường mầm non

5 Phát hiện sớm và xử trí kịp thời một số cấp cứu và các bệnh thườnggặp

6 Có ý thức tự giác thực hiện các khâu vệ sinh trường lớp và thựchành tốt các kĩ năng chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tại trường mầmnon

7 Yêu nghề, yêu trẻ, có thái độ tốt đối với trẻ, bình tĩnh, tự tin, vận dụnglinh hoạt, sáng tạo các kiến thức và kĩ năng chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Chương 1: CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

2 Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì củacác bệnh truyền nhiễm thường gặp trên

3 Kể được các biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp

4 Trình bày được các biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm thườnggặp đó

Trang 4

5 So sánh các biện pháp phòng bệnh cửa các bệnh truyền nhiễm đó

và ứng dụng vào việc phòng bệnh cho trẻ tại trường mầm non

6 Biết cách chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm và xử trí kịpthời, phòng tránh các bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRẺ EM

* Bài học này sẽ giúp bạn:

1 Trình bày được những khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khoẻban đầu ở trẻ em:

2 Liệt kê đúng và đủ 11 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ, vàphân tích được các nội dung đó, ứng dụng vào việc chăm sóc phòng bệnhcho trẻ

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1 Sức khoẻ

Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa: "Sức khoẻ là một trạng thái thoảimái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải thuần tuý chỉ là tình trạngkhông có bệnh tật"

2 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở trẻ

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại gia đình,trường mầm non và nơi nuôi dạy trẻ Nhiệm vụ của chăm sóc sức khoẻ banđầu là phòng bệnh hơn chữa bệnh, phát hiện bệnh sớm, xử trí kịp thời, giảm

tỉ lệ mắc bệnh, giảm tình trạng bệnh nặng, giảm tỉ lệ chi phí và giảm tỉ lệ tửvong, giáo dục cộng đồng phòng chống bệnh tốt

II CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU Ở TRẺ

1 Mục đích

Trang 5

Năm 1978, hội nghị chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Alma - Ata đã đề ranhiều biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân trên hành tinh này.Đến năm 2000, mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ tốt cả về thểchất, tinh thần và xã hội, nhất là đối với trẻ em Như vậy tính đến nay đã 28nắm nếu chúng ta không biết được nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ởtrẻ thì chính chúng ta đã bị tụt hậu gần 30 năm

2 Nội dung cụ thể đối với các bà mẹ trực tiếp nuôi con mình

Đây là mục quan trọng hàng đầu và rất cần thiết, thể đối với các nhanhchóng phổ biến rộng rãi Làm thế nào để mỗi bà mẹ trực tiếp người biết cách

tự bảo vệ sức khoẻ của mình, riêng đối nuôi con mình với trẻ nhỏ dưới 5 tuổicần giáo dục người mẹ, giáo viện mầm non biết cách phát hiện bệnh suy dinhdưỡng, biết điều trị một số bệnh cho con tại nhà và biết nuôi con đúng kĩthuật

Nội dung giáo dục kiến thức y tế cho các bà mẹ bao gồm 11 mục trong

đó có 8 mục chính theo thứ tự GOBIFFFAA sau:

* G (Growth-chart): Biết theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăngtrưởng: cân, đo trẻ hàng tháng nhằm kịp thời phát hiện và điếu trị sớm suydinh dưỡng tại nhà

* O (Oralrehydration solution): Biết điều trị bệnh tiêu chảy sớm bằngdung dịch ORS, hoặc dung dịch muối đường thay thế, sớm ngăn chặn tửvong do bệnh tiêu chảy

* B (Breast Feeding): Biết nuôi con bằng sữa mẹ

* I (Immunization): Biết đưa con đi chủng ngừa đầy đủ theo lịch tiêmchủng mở rộng hiện nay, bao gồm 7 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (lao, bạchhầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan siêu vi B)

* F (Food-suplement): Biết cho con ăn dặm đúng, biết cho con ăn bổsung ngoài sữa mẹ, biết chế biến thức ăn từ những thực phẩm địa phương

Trang 6

* F (Female Education): Biết cách giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoahọc.

* F (Famili Planning): Biết sinh đẻ có kế hoạch

* A (Acuterespiratory Infection - ARI): Biết phòng chống nhiễm khuẩn hôhấp cấp

* A (Vitamin A): Phòng chống bệnh khô mắt

Đối với Việt Nam, qua kinh nghiệm công tác tuyên truyền giáo dục trongthời gian qua, cần bổ sung 3 mục sau:

* Tránh một số tập quán sai lầm gây hại đến sức khoẻ

* Biết bảo vệ bào thai bằng cách theo dõi sự phát triển của thai nhi quakhám thai định kì, theo dõi cân nặng của sản phụ, uống viên sắt chủng ngừauốn ván, dinh dưỡng hợp lí cho mẹ mang thai

* Biết phát hiện và phòng một số bệnh thông thường: như suy dinhdưỡng, viêm họng, tiêu chảy

3 Những tập quán sai lầm có hại đến sức khoẻ trẻ

Các bà mẹ Việt Nam, đa số người Kinh cũng như người dân tộc donuôi con theo kinh nghiệm nên vẫn giữ một số tập quán có hại đến sức khoẻtrẻ em Xoá bỏ tập quán này là khâu quan trọng trong công tác giáo dục nuôicon theo khoa học

Một số tập quán sai lầm thường gặp sau:

1 Sau khi sinh, tránh gió, tránh ra ngoài từ 1 - 4 tháng, kiêng nước,không tắm rửa cho cả hai mẹ con Kiêng nắng, nằm trong buồng kín, làm cho

cả mẹ và con bị thiếu Vitamin D, làm cho mẹ bị nhức xương, hư răng, tê nhứccác đầu chi, làm cho trẻ bị còi xương sớm, nhiễm trùng rốn

2 Sau khi sinh, người mẹ mất máu nhiều nên cảm thấy lạnh vì vậy bà

mẹ hay nằm than, ăn các chất nóng như gừng, tiêu, muối mặn, uống rượu bổ.Chính những chất này làm cản trở sự tiết sữa của mẹ, mà không cải thiệnđược cảm giác lạnh Bếp lửa hồng và gừng, tiêu muối mặn làm sao cung cấp

Trang 7

đủ năng lượng như một bữa ăn đầy đủ các chất không kiêng cữ, chưa nóiđến bếp lửa than hồng có thể làm cho lưng con bị hăm đỏ, bỏng và nhiễmtrùng gây bệnh.

3 Sau khi bị bệnh, các bà mẹ không ăn rau và trái cây tươi kiêng trứng,

cá, tôm, cua làm cho sữa mẹ không đủ chất Cả hai mẹ con đểu dễ thiếu cáccác chất dinh dưỡng cần thiết và vitamin

4 Dù trẻ mắc bệnh gì mẹ cũng kiêng cữ không cho ăn những thức ăngiàu năng lượng như: dầu mỡ, thịt, trứng, cá, sữa và cuối cùng dẫn đến trẻ

bị suy dinh dưỡng nếu bệnh kéo dài Điển hình là biến chứng suy dinh dưỡng

và thiếu Vitamin A sau sởi, ho gà, tiêu chảy

5 Thói quen cạo gió, cắt lễ mỗi khi trẻ bị bệnh làm cho trẻ bị đau, dễgây xuất huyết, và nhiễm trùng như viêm gan siêu vi B, siêu vi C, uốn vánHIV/AIDS

6 Khi trẻ sốt cao, sờ thấy tay chán trẻ lạnh mẹ thường ủ ấm cho trẻlàm cho trẻ càng có nguy cơ làm kinh do sốt cao

7 Đối với các bà mẹ người dân tộc ở vùng sâu, vùng cao, do còn mêtín dị đoan, nên hay trị bệnh cho con bằng cúng vái hoặc có một số tập quánsai lầm như sau: không đẻ con ở trạm y tế thậm chí không đẻ ở nhà mà còn

đẻ ở bìa rừng, bờ suối nên con dễ bị uốn ván rốn hoặc nhiễm trùng hô hấpsau khi sinh

Sinh xong cả mẹ lẫn con đều xuống suối tắm nên dễ làm cho trẻ chết vìnhiễm lạnh

Sau khi sinh mẹ phải uống 3 tô nước muối mặn và ăn cơm với muối.Sau sinh 1 tuần mẹ địu con đi làm rẫy nên trẻ bị nhiễm lạnh và mẹ để bị

sa dạ con (tử cung)

Mẹ không biết chế biến thức ăn, ăn dặm cho trẻ như bột, cháo nênmặc dù trẻ được bú mẹ đầy đủ và kéo dài nhưng trẻ vẫn suy dinh dưỡng do

ăn còn quá sớm

Trang 8

3 Chương trình quốc gia dành cho trẻ em

Để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em, hiện nay Bộ Y tế đã đưavào hoạt động 7 chương trình quốc gia có sự trợ giúp của tổ chức y tế thếgiới theo thứ tự sau:

* Chương trình tiêm chủng mở rộng

* Chương trình phòng thấp

* Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

* Chương trình phòng chống tiêu chảy

* Chương trình phòng chống nhiễm trùng hô hấp cấp

tế Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên, phụhuynh nội dung giáo dục phải có trọng tâm trong chăm sóc sức khoẻ banđầu ở trẻ gồm 9 nội dung chính của y tế thế giới GOBIFFFAA Trong đó nhấnmạnh đến nội dung sinh đẻ có kế hoạch và ba nội dung bổ sung, dựa vàothực tế của Việt Nam: tránh một số tập quán sai lầm, bảo vệ bào thai, biếtcách phòng và phát hiện một số bệnh thông thường

Trang 9

@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1 Tỉ lệ tử vong cao nhất ở lứa tuổi nào?

D Suy dinh dưỡng

3 Nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu là:

A Biết đưa con đi chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểmbắt buộc hiện nay

B Biết điều trị tiêu chảy bằng dung dịch muối, đường

C Biết nuôi con bằng sữa mẹ, biết cho con ăn bổ sung ngoài sữamẹ

D Tất cả đều đúng

4 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là tổ chức chăm sóc trẻ ngay tại tuyến

cơ sở sau, ngoại trừ:

A Chăm sóc tại nhà

B Chăm sóc tại trường mầm non

C Tại phòng khám bệnh viện huyện

D Tại phòng khám trường học

Trang 10

5 Cho đến nay mọi người trên Trái Đất nhất là trẻ em phải được chămsóc tốt về:

* Bài học này sẽ giúp bạn:

- Liệt kê đủ các nguyên nhân, đường lây, triệu chứng lâm sàng củabệnh bạch hầu

- Kể đúng và đủ các biến chứng của bệnh bạch hầu

- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh

- Phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi trẻ bị bệnh

I ĐẠI CƯƠNG

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng khu trú ở niêm mạc đôi khi ở da, do

vi trùng Corynebacterium Diphtheriae gây ra Đặc điểm lâm sàng là giả mạc(màng giả) xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng, phần lớn trường hợp nằm ở đường

Trang 11

hô hấp trên Bệnh có thể xảy ra thành dịch, tử vong và biến chứng cao nếukhông phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

* Hồi tưởng: Hãy nhớ và ghi lại biểu hiện của bé bị bệnh bạch hầu,

nguyên nhân, đường lây, biến chứng và các biện pháp phòng ngừa

II NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY

1 Nguyên nhân

Do vi trùng Corynebacterium diphtheriae là một trực trùng gram (+)không sinh nha bào, không di động, có thể phình to một đầu giống hình dùitrống, hoặc phình to hai đầu giống hình quả tạ, trực khuẩn bạch hầu được tìmthấy trong giả mạc ở cổ họng của bệnh nhân và được Loeffler phân lập ranăm 1883 nên vi khuẩn này còn gọi là Klebs - Loemer

2 Đường lây

- Đường lây chủ yếu trực tiếp qua tiếp xúc với trẻ bệnh, bệnh nhân,hoặc người lành mang vi trùng

- Con đường gián tiếp qua vật dụng, đồ chơi trẻ em, thức ăn, sữa

- Phần lớn bệnh bạch hầu xảy ra ở lứa tuổi từ một đến chín tuổi và tỉ lệmắc bệnh cao ở trẻ chưa chủng ngừa

- Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do các chất nhớt ở cổ họng cóchứa vi trùng bạch hầu bị bắn văng ra ngoài khi trẻ bị bệnh, ho, nói chuyện,khóc

Tại nơi xâm nhập, trực khuẩn bạch hầu sinh sản và phát triển tiết rangoại độc tố Ngoại độc tố thấm qua niêm mạc và thấm sâu vào cơ thể gầynhiễm khuẩn cấp tính và nhiễm độc toàn thân

Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường kết mạc (bạch hầumắt), da tổn thương (bạch hầu da), niêm mạc đường sinh dục

* Yếu tố thuận lợi cho dịch phát triển:

Trang 12

- Trẻ chưa chủng ngừa.

- Trẻ suy dinh dưỡng

- Đời sống kinh tế thấp kém

- Sống chen chúc, chật chội

- Trường mầm non và những nơi tập trung đông trẻ

III TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (biểu hiện của bệnh)

- Một người nào đó có vi trùng Corynebacterium diphtheriae trongđường hô hấp được gọi là người bệnh nếu họ có dấu hiệu lâm sàng, và đượcgọi là người lành mang vi trùng nếu họ không có dấu hiệu lâm sàng

- Triệu chứng lâm sàng của bệnh hạch hầu thay đổi tuỳ theo vị trí và độnặng của nhiễm trùng tại chỗ, tuổi tác của bệnh nhân, các bệnh có từ trướchoặc các bệnh toàn thân xảy ra cùng lúc

1 Thời kì ủ bệnh

Từ 2 - 5 tháng thường chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt

2 Thời kì khởi phát từ từ

- Em bé sốt nhẹ 38 - 38,5 độ C, trẻ khóc, biếng ăn, da hơi xanh, sổ mũi

1 bên hoặc 2 bên

- Đau cổ họng, nuốt khó, amiđan sưng, đỏ

- Nôn ói, rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ (tiêu chảy)

- Ho, khàn giọng, họng đỏ có thể thấy kém sáng hơn sau xuất hiệnnhững chấm trắng nhỏ mọc trên mặt amiđan

- Hạch dưới hàm sưng to đau, vùng cổ họng sưng to bạnh ra Nếu thấycác triệu chứng trên, đưa trẻ tới bệnh viện ngay để khám và ngoáy họng cấytìm vi trùng

Cần cách li trẻ và theo dõi ngay thời điểm này

Trang 13

3 Thời kì toàn phát

Các triệu chứng ở thời kì toàn phát nặng hơn

- Xuất hiện giả mạc rõ điển hình khu trú 1 bên sau đó lan nhanh sang 2bên amiđan hoặc có thể lan ra lưỡi gà và bít kín cả vòm hầu làm trẻ khó thở,nếu không điều trị và xử lí kịp thời trẻ có thể tử vong

Đặc điểm của giả mạc do bạch hầu:

Trẻ khoẻ dần, tổng trạng khá hơn, ăn ngon hơn

* Hoạt động dành cho bạn: Thảo luận nhóm về nguyên nhân, đường

lây, biểu hiện, tác hại và các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em

IV BIẾN CHỨNG

1 Biến chứng do màng giả (giả mạc) lan rộng làm bít kín dường hô hấp

- Tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở dẫn đến tử vong

- Viêm phế quản - phổi do màng giả tróc ra và rơi xuống

- Hình bên cho thấy bé phải mở khí quản do giả mạc làm bít kín đường

hô hấp

2 Biến chứng do ngoại độc tố bạch hầu

2.1 Biến chứng tim

Trang 14

- Viêm cơ tim

- Rối loạn nhịp tim

2.2 Biến chứng thần kinh

- Liệt vòm hầu: nói giọng mũi, uống sặc, không phồng má được

- Liệt chi - liệt nửa người

- Liệt cơ hoành, liệt cơ liên sườn dễ đưa đến suy hô hấp và dẫnđến tử vong

3 Các biến chứng khác

- Bội nhiễm phổi

- Xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu

- Phát ban dạng sởi

V ĐIỀU TRỊ

Nên được theo dõi và điều trị tại bệnh viện

- Trung hoà chất độc càng sớm càng tết = (SAD)

- Kháng sinh để diệt Corynbacterium diphtheriae: Penicilline G hoặcthay thế bằng Erythromycine 40 - 50 mglkg/24 giờ dùng liên tục từ 7 đến 14ngày

- Chống tái phát, chống bội nhiễm

- Theo dõi, phát hiện và xử trí các biến chứng

- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí

VI PHÒNG NGỪA

1 Điều trị và cách li người lành mang trùng

Trang 15

Người lành mang vi trùng là nguồn lây quan trọng nhất, thông thườngCorynebacterium diphtherae mất sau 2 - 4 tuần lễ nếu như dùng kháng sinh,kháng sinh thường dùng là Penicilline hoặc Erythromycine, dùng theo chỉ địnhcủa thầy thuốc

2 Trẻ bị bệnh

Cần phát hiện sớm và cách li kịp thời

Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có thể mang vi khuẩn từ 2 - 6 tuần vì vậycần cách li triệt để Trẻ bị bệnh bạch hầu chỉ được xuất viện phải khỏi về lâmsàng và sau 2 lần ngoáy họng cấy tìm vi khuẩn đều có kết quả âm tính, mỗilần cách nhau 2 - 7 ngày khi cấy cổ họng ít nhất 2 - 3 lần âm tính liên tiếp vàchỉ nhận trẻ vào lớp khi có giấy xuất viện của bác sĩ điều trị

3 Người tiếp xúc

Khám bệnh theo lời khuyên của bác sĩ

Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu đã có miễn dịch đầy đủ từ trước chỉcần dùng một liều giải độc tố; Có thể phối hợp hoặc không với Procain:600000đvlngày x 7 ngày hoặc Benzathine Penicilline: 600000đv tiêm bắphoặc Erythromycine: 40 mg/kg/ngày x 7 - 10 ngày

Người tiếp xúc với bệnh bạch hầu, chưa có miễn dịch từ trước cònnhiều bàn cãi Có thể dùng 3000 SAD tiêm bắp phối hợp hoặc không vớikháng sinh Nếu người tiếp xúc được theo dõi kĩ lưỡng thì khi nào xuất hiệntriệu chứng bệnh mới dùng SAD, còn nếu không theo dõi được mỗi ngày cóthể dùng ngay 10000 đơn vị SAD

4 Chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ

* Khi trẻ 2 tháng tuổi chích mũi một

* Trẻ 3 tháng tuổi mũi hai

* Trẻ 4 tháng tuổi mũi ba

* Nhắc lại khi trẻ được 2 - 6 tuổi, văcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốnván) một mũi ngừa được 3 bệnh có chung một lịch chủng ngừa Thuốc ngừa

Trang 16

được đóng ống O,5ml dùng để tiêm bắp và thường có thêm một số chất phụdùng tăng tính sinh miễn dịch của thuốc Sau khi bé chích ngừa về thường cóphản ứng phụ như: sốt cao, co giật, quấn khóc, biếng ăn, tiêu chảy do đónên tuân thủ theo hướng dẫn và căn dặn của thầy thuốc.

* Điều cần chú ý là bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu có miễn dịch saukhi khỏi rất yếu do đó cần tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừamắc bệnh lại Thông thường, tiêm nhắc lại với tác dụng cách khoảng 10 nămtrong suốt cuộc đời

5 Vệ sinh

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, tai mũi họng, vệ sinh trường lớp

Vệ sinh cá nhân: giáo dục trẻ vệ sinh răng miệng, uống nước sau khi

ăn, đánh răng, súc miệng bằng nước muối, vệ sinh mũi họng dùng thuốc sáttrùng như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí, Sunfarin

Vệ sinh trường lớp: trường lớp cần thực hiện đúng các quy chế vệ sinhhàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, trường lớp sạch sẽ, khô ráo,sáng sủa

Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi: không dùng chung chén, đũa, li, thìa Đồ chơiphải được cọ rửa bằng xà bông và ngâm trong dung dịch sát khuẩn rồi phơi

ra nắng Mỗi trẻ có khăn riêng, khăn mặt cần thường xuyên được giặt sạch vàphơi ra nắng hoặc được hấp triệt khuẩn

Vệ sinh môi trường sống tốt: nên trồng nhiều cây xanh để bảo vệ môitrường không khí, cây xanh có tác dụng che nắng, giảm bức xạ, hút, giữ bụi,lọc sạch không khí che chắn, hút tiếng ồn, và cung cấp ô xi và xử lí chất độc

@ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Trực khuẩn bạch hầu đề kháng cao với các yếu tố lí hoá Trong bụi,trong nước, trong đồ dùng, dụng cụ, chúng có thể sống được vài tuần, song vikhuẩn rất nhạy cảm với ánh sáng và điều kiện khô hanh Vi khuẩn chết ở

Trang 17

nhiệt độ 58 độ C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ, dungdịch phenol 1% trong 1 phút, vi khuẩn đề kháng với sulfamid, nhưng nhạycảm với Penicillin và các kháng sinh phổ rộng, do đó bạn cần chú ý để phòngbệnh có hiệu quả hơn.

@ KẾT LUẬN

Bệnh bạch hầu là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ emlây qua đường hô hấp do trực khuẩn Corynebarterium gây ra, bệnh diễn biếnnhanh,nặng, dễ gây các biến chứng nguy hiểm và tử vong nhanh Biện phápphòng bệnh tốt nhất là chủng ngừa cho bé ngay từ khi bé tròn 2, 3, 4 thángtuổi và nhắc lại theo sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn

@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1 Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu lấy quađường nào?

A Đường tiêu hoá

Trang 18

5 Các biện pháp phòng bệnh bạch hầu cho trẻ là:

A Chủng ngừa tạo miễn dịch chủ động nhân tạo

Trang 19

- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, đường lây của bệnh ho gà.

- Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình qua các thời kì củabệnh ho gà

- Liệt kê được các biến chứng của bệnh ho gà

- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh cho trẻ tại trường mầmnon

- Biết cách xử trí ban đầu khi trẻ bệnh và cách chăm sóc

* Hồi tưởng: Bạn nhớ lại xem bạn đã biết bệnh ho gà chưa, hoặc có

người thân bị bệnh không?

1 Nguyên nhân?

2 Đường lây?

3 Biểu hiện của bệnh?

4 Tác hại của bệnh ho gà đối với cơ thể trẻ em? 5 Biện pháp phòngbệnh? Cách xử trí?

II NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY

1 Nguyên nhân

Bệnh ho gà do vi trùng Bordetella pertussis gây ra là chủ yếu Vi trùng

ho gà hình que hay còn gọi là trực - khuẩn ho gà

Trang 20

2 Đường lây

Bệnh ho gà rất hay lây, 70 - 100% lây qua các tiếp xúc trong gia đình,

25 - 50% lây ở trường học Người là kí chủ duy nhất của Bordetella pertussis

Bordetella pertussis được truyền từ người bệnh sang người lành quadịch tiết đường hô hấp: nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, khi trẻ ho, khóc

Khả năng lây lan của bệnh cao, thay đổi từ 50 - 100% Bệnh xảy ra ởcác lứa tuổi, nhưng hầu hết ở lứa tuổi 1 - 5 tuổi (tuổi nhà trẻ - mẫu giáo)

Điều cần lưu ý là bệnh ho gà có thể xảy ra ở những người đã đượctiêm chủng đầy đủ

Trẻ càng nhỏ tử vong và biến chứng càng cao

III TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà rất thay đổi, triệu chứng mơ hồkhông điển hình ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn, biểu hiện trầm trọng ởtrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Triệu chứng lâm sàng thay đổi theo từng thời kì

1 Thời kì ủ bệnh

Thời kì này thay đổi từ 5 - 20 ngày, trung bình từ 7 - 10 ngày và thườngkhông có triệu chứng rõ rệt

2 Thời kì khởi phát (còn gọi là thời kì viêm long đường hô hấp)

Thời kì này kéo dài từ 1 - 2 tuần Bệnh nhân sốt nhẹ mệt mỏi, chán ăn,chảy nước mũi, hắt hơi, khàn giọng, nuốt đau, họng hơi đỏ, chảy nước mắt,niêm mạc mắt xung huyết

Ho: thường ho khan, xuất hiện về đêm từng cơn ngắn sau đó dài hơn,nhiều hơn, rồi chuyển sang ban ngày, kèm theo cơn ho bệnh nhân ói nhiềuđàm nhớt

- Đặc điểm nổi bật của cơn ho gà là không giảm với các loại thuốc giảm

ho thông thường

Trang 21

- Ở giai đoạn này tổng thể trạng bệnh nhân còn tốt.

3 Thời kì toàn phát (thời kì cơn ho)

ho mới ngừng hẳn, ho đêm nhiều hơn ngày

- Trong cơn ho, trẻ tím tái hoặc đỏ mặt, lưỡi thè ra tĩnh mạch cổ căngphồng, co rút lồng ngực, vẻ mặt bơ phờ mệt nhọc kéo dài khoảng 1/2 giờ, sau

đó hồi phục dần dần

- Sau cơn ho, bệnh nhân có thể ói nhiều; sau cơn ho bé khoẻ

- Thăm khám: có thể thấy mi mắt phù nề, kết mạc mắt xung huyết

- Bệnh nhi không sốt trừ khi có bội nhiễm

- Giai đoạn này tổng trạng bệnh nhi suy sụp dần

Trang 22

IV BIẾN CHỨNG

Biến chứng thường gặp của bệnh ho gà là bội nhiễm về hậu quả củanhững cơn ho gây ra

1 Biến chứng hô hấp

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm viêm tai giữa

- Viêm phổi, viêm phế quản

- Xẹp phổi do đàm nhớt bít kín phế quản

- Dãn phế quản

- Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang

2 Biến chứng thần kinh

- Viêm não - màng não

- Co giật do thiếu ô xi - sốt cao

- Chậm phát triển trí tuệ do cơn ho kéo dài gây thiếu

- Mù mắt

3 Biến chứng tiêu hoá

- Ói mửa nặng kéo dài dẫn đến: SDD -> tiêu chảy

- Sa trực tràng, lồng ruột, thoát vị bẹn, thoát vị rốn

4 Biến chứng

- Xuất huyết võng mạc, xuất huyết kết mạc mắt

- Rối loạn nước điện giải do ói mửa nhiều, ăn uống không đầy đủ, sốtcao

* Thảo luận theo nhóm làm sáng tỏ nguyên nhân, đường lây, các biểuhiện chính của bệnh ho gà, tác hại, các biện pháp phòng bệnh và phân biệt

ho gà ở trẻ mầm non và ở từ sơ sinh?

Trang 23

V ĐIỀU TRỊ - PHÒNG BỆNH

1 Điều trị (khám và điều trị tại bệnh viện)

* Kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh trị được bệnh và điều trị tại bệnh ho

gà Kháng sinh nên dùng ở giai đoạn sớm để rút viện) ngắn thời gian bệnh,tránh lây lan và giảm được biến chứng đáng kể

* Erythromycine: là kháng sinh được ưu chuộng nhất và độ nhạy cảmcao, ít độc tính, rẻ tiền và để sử dụng, liều lượng 40 - 50 mg/ngày chia làm 4lần, tối đa 2g/ngày x 7 - 10 ngày

* Trimethoprim Sulfamethoxazole: Trimethoprim Sulfamethoxazole48mg/kg/ngày Thời gian sạch vi trùng sau khi sử dụng các kháng sinh trênkhoảng 5 ngày; nhưng thời gian điều trị phải kéo dài 10 ngày để tránh táiphát

- Cho bé nằm nơi yên tĩnh tránh những yếu tố kích thích gây cơn ho

- Cho trẻ em ăn nhiều bữa, đầy đủ dinh dưỡng ăn lỏng dễ tiêu, đủlượng, đủ chất và cân đối các chất

- Cho uống nhiều nước, trái cây, sau cơn ho 15 phút nên cho ăn lại, mỗilần nên ăn ít và ăn nhiều lần trong ngày để đỡ ói và tránh sặc do nôn, tránhthức ăn kích thích ho gây nôn ói

- Theo dõi sát hô hấp (nhịp thở )

- Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ói, nhỏ thuốc mắt, tai để ngừa cácbiến chứng tai mũi, họng

- Vệ sinh da sạch sẽ, thay quần áo sau mỗi lần nôn ói làm bẩn

- Điều trị triệu chứng, an thần, hạ sốt nếu có

- Hô hấp nhân tạo nếu cần

2 Phòng ngừa

2.1 Phòng ngừa chung

- Phát hiện sớm, cách li trẻ kịp thời và điều trị triệt để

Trang 24

- Cách li tại bệnh viện ít nhất 15 ngày Trung bình 4 - 6 tuần, tí tưởngnhất là khi cấy vi trùng âm tính.

Người tiếp xúc nhưng không có miễn dịch sử dụng Erythromycine 40 50mg/kg/ngày x 14 ngày

-Đối với trẻ dưới 6 tuổi, bên cạnh cho uống Erythromycine, nên cho trẻ

đi chủng ngừa

Chủng ngừa là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu Thuốc chủng ngừađược sử dụng rộng rãi hiện nay làm bằng vi trùng ho gà chết toàn thân tế bàođạt hiệu quả 80 – 90% sau khi chủng Hiện nay, loại thuốc này đang được sửdụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới mộtnăm tuổi tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới

Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng văcxin ho gà kết hợp vớivăcxin bạch hầu (Diptheria) và văcxin uốn ván (Tetanus) thành văcxin DPT đểtiêm cho bé Tạo miễn dịch cơ bản với 3 mũi tiêm, mỗi mũi tiêm 0,5ml và cáchnhau 1 tháng vào tháng thứ 2, 3, 4 Tiêm nhắc lại 2 tấn vào lúc 12 - 24 tháng

và 4 - 6 tuổi

2.2 Vệ sinh

Vệ sinh cá nhân, súc miệng và chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ

Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường không khí

Giáo viên mầm non cần chấp hành tốt quy chế vệ sinh hàng ngày, hàngtuần, hàng tháng và hàng năm, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ

2.3 Dinh dưỡng hợp lí theo từng lứa tuổi

Biết nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng, dinh dưỡng đầy đủ cân đối,hợp lí ngay cả khi bé bị bệnh nhằm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

@ KẾT LUẬN

Trang 25

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, là một trong các bệnhtruyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em lây chủ yếu qua đường hô hấp do trựckhuẩn Bordertella pertussic gây ra, biểu hiện chính của bệnh là cơn ho đặcbiệt với những biến chứng xảy ra Mặc dù đã có vắcxin phòng bệnh nhưng tỉ

lệ tử vong và biến chứng còn cao do đó cần hiểu biết về bệnh này và phòngbệnh

@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1 Vi khuẩn nào gây ra bệnh ho gà?

Trang 26

B Nhà trẻ - mẫu giáo, tuổi học đường.

C Thanh thiếu niên, người cao tuổi

D Tất cả đều đúng

6 Các biện pháp phòng bệnh ho gà là:

A Tiêm chủng

B Phát hiện sớm và cách trẻ kịp thời

C Vệ sinh cá nhân, trường lớp môi trường

D Tất cả các câu trên đều đúng

Bài 4: BỆNH LAO PHỔI Ở TRẺ EM

* Bài học này sẽ giúp bạn:

- Biết được định nghĩa, nguyên nhân, đường lây của bệnh lao

Trang 27

- Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình.

- Biết các biện pháp phòng bệnh lao phổi

- Biết cách xử trí ban đầu khi trẻ bệnh và chăm sóc

I ĐẠI CƯƠNG

Lao là một bệnh xã hội do trực khuẩn Koch gây nên, có nhiều ngườimắc, ở mọi lứa tuổi, trong mọi ngành nghề Số người bị lao trên thế giới nóichung còn nhiều, tỉ lệ mắc lao ở Việt Nam đáng lưu ý (1,5 - 2,2%) Bệnh laotuy không làm chết người ngay nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ đếnkhả năng phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ, đặc biệt lao màng não, có thể

là một trong các nguyên nhân tử vong phổ biến ở trẻ em

* Hồi tưởng: Bạn nhớ lại xem bạn đã hiểu biết bệnh lao chưa?

1 Nguyên nhân?

2 Đường lây?

3 Biểu hiện?

4 Tác hại của bệnh?

5 Biện pháp phòng bệnh lao cho trẻ em?

II NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY

1 Nguyên nhân

- Năm 1882, nhà bác học người Đức R Koch tìm ra nguyên nhân gâybệnh lào là do một loại vi khuẩn Vi khuẩn này được mang tên ông Bacille dễKoch = (BK) còn gọi là vi khuẩn Mucobarterium Tubercolosiss

- So với vi khuẩn khác, vi khuẩn lao có thể tồn tại lâu hơn ở môi trườngbên ngoài trong điều kiện ẩm ướt, vi khuẩn tồn tại 3 - 4 tháng, có khả năngchịu đựng tốt với mọi môi trường và khó tiêu diệt (sống khoảng 2 giờ trong khíthở bình thường, tồn tại lâu trong sữa bò tươi )

Trang 28

- Vi khuẩn lao là một loại vi khuẩn hiếu khí cần có ôxi thì mới phát triểnthuận lợi, do đó tổn thương lao hay gặp ở phổi Và số lượng vi khuẩn nhiềunhất trong các hang lao có phế quản thông.

2 Đường lây

- Bệnh lao là bệnh lây từ người bệnh sang người lành

- Đường lây bệnh chủ yếu của bệnh lao phổi là qua tiếp xúc, nóichuyện, ho, hắt hơi

- Người bệnh lao phổi khi ho hoặc hắt hơi có thể bắn xa 0,8 - l,2m,những hạt nước bọt có mang vi khuẩn nhỏ li ti, các hạt nhỏ này rơi xuống đấthoặc lơ lửng trong không khí, người lành hít phải có thể bị bệnh

- Ngoài sự lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lao còn có thể lây quađường tiêu hoá do sữa bò không được vô khuẩn từ những con bò bị lao,người bị lao ruột, hoặc dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng nhiễm vi khuẩn lao

- Cách truyền qua da và niêm mạc cũng được nêu nhưng rất hiếm gặp

* Chú ý:

"Thời gian nguy hiểm" của một nguồn lây là thời gian từ lúc người bệnh

có dấu hiệu lâm sàng (hay gặp là ho, khạc đờm) đến khi được phát hiện vàđiều trị Thời gian này càng dài có nghĩa là việc phát hiện bệnh lao càngmuộn, bệnh nhân càng được chung sống lâu với những người xung quanh vàcàng truyền bệnh cho nhiều người

Khi bệnh nhân được phát hiện và chữa thuốc lao thì các triệu chứnglâm sàng hết rất nhanh (8 tuần) trong đó có triệu chứng ho và khạc đờm tức

là bệnh nhân không làm nhiễm khuẩn ra môi trường xung quanh

Trách nhiệm của thầy thuốc, người chăm sóc nuôi dạy trẻ, giáo viênmầm non là làm thế nào để rút ngắn thời gian nguy hiểm của nguồn lây đếnmức tối đa nghĩa là phát hiện bệnh lao sớm

Vi khuẩn lao xâm nhập vào đường hô hấp rồi theo đường máu đi đếncác cơ quan nội tạng có thể nằm một thời gian dài không có dấu hiệu gì (lao

Trang 29

sơ nhiễm) Nhân lúc cơ thể suy yếu nhiều vi khuẩn lao mới sinh sôi phát triển

và gây ra bệnh lao, trẻ nhỏ dễ chuyển sang bệnh lao nhanh hơn

III TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1 Sốt nhẹ về chiều

- Trẻ thường sốt nhẹ (38 - 38,5oC), kéo dài trên 1 tháng, sốt thường vềchiều, thường vào lúc giao điểm giữa cô và mẹ trả, đón trẻ nên khó phát hiện.Trẻ thường khó chịu, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm

- Đôi khi có hạch cổ nếu là lao hạch Khi hạch vỡ sẽ để lại vết sẹo nhăndúm, xấu xí

- Lao có nhiều loại: lao phổi, lao màng phổi, lao hạch, lao màng não,màng bụng, lao da, lao xương sống, gây biến dạng xương (gù lưng), lao toànthể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ

IV CẬN LÂM SÁNG

1 Xét nghiệm

Nếu trẻ ho khạc đàm từ 3 tuần trở lên cần được xét đàm tìm BK nghiệmđàm tìm vi khuẩn lao Nếu xét nghiệm đàm (2 tiêu bản) có vi khuẩn lao thì cầnđoán chắc chắn là người bị bệnh lao phổi Xét nghiệm đàm tìm thấy vi khuẩnlao được coi là tiêu chuẩn vàng (gold standard) trong chẩn đoán lao phổi

2 Chụp X quang phổi: có tổn thương lao.

Trang 30

3 Phản ứng Tuberculin: dương tính (+).

V CHẨN ĐOÁN LAO Ở TRẺ EM

- Trẻ em càng nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi khi mắc lao dễ bị các thểnặng như lao kê, lao màng não, nên càng cần chẩn đoán sớm trẻ bị lao

- Bệnh lao phổi ở trẻ em càng khó chẩn đoán nên dựa vào:

+ Những trẻ có tiếp xúc với nguồn lây (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, emruột, giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ bị lao)

+ Chưa tiêm phòng BCG

+ Sử dụng bảng cho điểm các triệu chứng Bảng cho điểm của BS.Keith Edwards được tổ chức y tế thế giới gợi ý áp dụng chẩn đoán bệnh laotrẻ em trong đó nhấn mạnh tới các dấu hiệu có điểm số cao là:

1 Sốt trên 4 tuần

2 Có nguồn lây lao

3 Suy dinh dưỡng

3 Nguyên tắc

Trang 31

Phối hợp ít nhất 3 thuốc có thể tới 4, 5 loại thuốc, đặc điều trị biệt có sựphối hợp thuốc diệt khuẩn và kìm khuẩn, phối hợp có giai đoạn tấn công vàcủng cố.

Đúng liều, đều đặn, đủ thời gian ít nhất 6 tháng và điều trị có kiểm soátDOTS (một đợt điều trị ngắn có kiểm soát trực tiếp)

4 Thuốc điều trị lao ở trẻ em

Chỉ đùng thuốc khi có chỉ định của BS, cơ quan y tế

Lao sơ nhiễm ở trẻ em (chưa có biến chứng): 12 RHZ/4RHị: 2 tháng 3thuốc, sau 4 tháng 2 thuốc Cũng có tác giả đề nghị 4 tháng sau có thể dùng 1tuần 2 lần (2 RHZ/ 4 R2H2)

Lao màng não: 2 SRHZ/8 HE (8 RH) 2 tháng 4 thuốc, 6 tháng 2 thuốc.Nếu sau 8 tháng điều trị, dịch não tuỷ chưa trở lại bình thường thì có thể kéodài thời gian duy trì tới 8 tháng thậm chí 10 tháng

Lao xương khớp: 3 RHZ/6 RH Thời gian dùng thuốc 9 tháng, 3 thángđầu dùng 3 loại thuốc phối hợp là RHZ, duy trì 6 tháng bằng 2 thuốc RH

- R: Rifampicine (Rimatan, Ripadin)

- H: Isoniazid (Rimifon)

- Z: Pyrazinamide (PZA)

- S: Streptomycine

- E: Ethambutol

* Một số thuốc lao cần thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ:

Có 2 loại thuốc mà Hội liên hiệp chống lao Quốc tế khuyến cáo cẩnthận trong khi dùng cho trẻ nhỏ là Streptomycine (S) Và Ethambutol (E) Hailoại thuốc này có thể gây tai biến với dây thần kinh số VIII (gây điếc, rối loạnthăng bằng đối với Streptomycine) và dây thần: kinh số II (gây mù màu, hẹpthị trường, giảm thị lực, đối với Ethambutol (E))

Trang 32

Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, chúng ta không thể phát hiện được các tai biếnnày cho nên không nên dùng cho trẻ Hiện nay chương trình chống lao quốcgia ở nước ta đã không dùng Ethambutol để điều trị lao ở trẻ em.

Streptomycine còn dùng hạn chế trong một số thể bệnh

VII PHÒNG BỆNH

Đây là một bệnh xã hội, cần:

1 Phát hiện sớm và cách li, điều trị kịp thời, và điều trị khỏi

2 Không cho trẻ tiếp xúc với người bị hoặc nghi bị bệnh lao

3 Tiêm phòng BCG cho trẻ ngay sau khi sinh càng sớm càng tết (BCG

= Bacillus Calmette Guerin)

- Hai nhà khoa học người pháp là Calmette và Guerin đã kiên trì nghiêncứu trong 13 năm từ (1908 - 1921) sau 231 lần cấy chuyển môi trường, 2 ông

đã thành công trong việc chuyển chủng lao bò có độc lực thành chủng hầunhư mất độc lực nhưng vẫn còn khả năng gây dị ứng và miễn dịch được màđược mang tên hai ông (Bacillus Calmett Guerin) đến nay BCG vẫn được coi

là biện pháp phòng bệnh lao quan trọng ở nhiều nước và đã được tổ chức y

tế thế giới khuyến cáo là một vũ khí quan trọng trong công tác bài trừ bệnhlao

BCG được tiêm trong da Người ta dùng bơm kim tiêm chuyên dụng(bơm tiêm lần có chia đến 1/10ml Kim tiêm 1 - 2cm có vát, ngắn (số 25 - 26)

Vị trí tiêm theo quy định phía dưới vùng cơ delta trái, liều lượng là 0,05mgtương đương với 1/10ml, tại ví trí tiêm nổi vết sản đường kính 4 - 5mm

Diễn biến tại chỗ tiêm:

- Phản ứng bình thường: tại nơi tiêm sau 3 - 4 tuần có nết sưng nhỏ cóthể dò dịch, tồn tại trong vài tuần Sau đó lên vẩy, vẩy bong ra để lại vết sẹo 4

- 5mm tồn tại trong nhiều năm

Trang 33

- Biến chứng: có thể xảy ra với tỉ lệ rất ít Khoảng 0,1 - 4% có viêmhạch nách Nếu hạch dò có thể dùng dung dịch Isoniazid 1% bôi vào lỗ dò,thường là hết dò và đóng vẩy Nếu hạch dò kéo dài có thể kết hợp uốngIsoniazid 5mg/kg/24 giờ từ 3 - 6 tháng Trong trường hợp viêm tuỷ xương doBCG (tỉ lệ rất thấp: 0,100000 trẻ) thì cần điều trị như điều trị bệnh lao Nhưngtrường hợp này không nên dùng Pyrazinamid vì BCG nguồn gốc từ chủng vikhuẩn lao bò nên kháng thuốc này.

4 Phát hiện sớm trẻ bị lao và kiểm tra tất cả những người mắc lao đãtiếp xúc với trẻ

5 Vệ sinh môi trường sống tốt đặc biệt là môi trường không khí, vệ sinhtrường lớp, phòng ở nên có nhiều ánh nắng, đồ dùng, đồ chơi cần được vệsinh thường xuyên và sạch sẽ

6 Phòng và chống suy dinh dưỡng ở trẻ: biết nuôi con bằng sữa mẹ,biết cho con ăn bổ sung ngoài sữa mẹ, dinh dưỡng đủ, cân đối và hợp lí vàbiết phòng tránh các bệnh khác cho trẻ

* Những điều cần chú ý khi mẹ bị lao trong thời kì thai nghén:

Bệnh lao không di truyền từ mẹ sang con, điều này đã được y họckhẳng định Bệnh lao bẩm sinh cũng rất ít gặp trong thực tế, khi mẹ bị bệnhlao cần chú ý một số điểm đối với thai nhi:

- Khi điều trị bệnh lao cho mẹ cần phải thận trọng sử dụngStreptomycine và Kanamycin Vì các thuốc này có thể độc với thính giác củathai nhi, gây điếc khi trẻ ra đời Dùng Rifampicin trong thời kì 3 tháng đầu thainghén, theo một số công bố trên thực nghiệm có thể ảnh hưởng tới sự pháttriển của bào thai

- Việc sử dụng quang tuyến cần hết sức hạn chế nhất là 3 tháng đầu.Nếu phải chiếu, chụp cần bảo vệ tất người mẹ, đặc biệt là thai nhi

- Vấn đề phá thai do lao không đặt ra trong tuyệt đại đa số các trườnghợp

Trang 34

Việc chủng ngừa BCG cho trẻ sơ sinh là bắt buộc, còn cách li mẹ vàcon chỉ cần thiết khi khi mẹ bị lao phổi có AFB trong đờm lúc trẻ ra đời Thờigian cách li 3 tháng để đủ thời gian cho BCG gây được miễn dịch cho trẻ vàngười mẹ đã được điều trị hết AFB trong đờm.

Cần lưu ý rằng sau sinh là thời kì bệnh lao rất dễ phát sinh và pháttriển, cần phải phát hiện sớm ở những người mẹ này để điều trị kịp thời Nếukhông phát hiện kịp thời là nguồn lây hết sức nguy hiểm do mẹ truyền chocon Ngay ở lứa tuổi sơ sinh trẻ đã bị bệnh, với những thể lao nặng đe doạ tớitính mạng như lao kê, lao màng não, lao nhiều bộ phận trong cơ thể

@ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 8 triệu trường hợp mắc lao, hai triệungười chết do lao Cứ 10 giây có một người chết do lao, cứ 4 giây có mộtngười trở thành bệnh nhân lao Mỗi năm toàn cầu có thêm 1% dân số bịnhiễm, 1/3 trên tổng số lao mới và 95% tử vong do lao trên toàn cầu nằmtrong vùng Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong 4 nước trong khuvực Tây Thái Bình Dương

Bệnh lao làm tổn thất về kinh tế cho thế giới chừng 12 tỉ USD do giảmsút ngày lao động và các chi phí chữa trú phòng bệnh Không những thế,bệnh còn ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của tự gần

2 triệu người chết mỗi năm do lao

Có nhiều tổn thương lao khác nhau như lao phổi, màng phổi, lao hạch,lao màng não, lao xương, lao thận, lao da gây suy sụp cơ thể nhanh vàgiảm sức đề kháng với các bệnh khác

@ KẾT LUẬN

* Lao là một bệnh xã hội do trực khuẩn Koch gây nên, có nhiều ngườimắc, ở mọi lứa tuổi, trong một ngành nghề Số người bị lao trên thế giới nói

Trang 35

chung còn nhiều, lao không làm chết người ngay nhưng ảnh hưởng nhau đếnsức khoẻ đến khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ đặc biệt lao màngnão có thể là một trong các nguyên nhân tử vong phổ biến ở trẻ em Hiện nayviệc phòng chống bệnh lao tốt nhất vẫn là sự hiểu biết về nguyên nhân,đường lây, biểu hiện, tác hại của bệnh và đưa trẻ đi chủng ngừa BCG cho trẻđúng lịch bệnh.

1 Thời gian nguy hiểm của một nguồn lây là thời gian nào? Bạn có suynghĩ gì về thời gian nguy hiểm đó?

2 Nêu các biện pháp phòng chống bệnh lao cho trẻ em, ứng dụng vàoviệc phòng bệnh cho trẻ

3 Những đều gì cẩn lưu ý khi mẹ bị lao trong thời kì thai nghén?

@ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1 Bệnh lao là một bệnh xã hội, tác nhân gây bệnh là:

Trang 36

A Trẻ suy dinh dưỡng

B Chủng ngừa BCG

C Có tiếp xúc với nguồn lây

D Vệ sinh môi trường kém

E Tất cả đều đúng

4 Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhi lao phổi là:

A Sốt nhẹ về chiều, kéo dài

B Biếng ăn, sụt cân

C Ho kéo dài hơn 3 tuần

Trang 37

A Dinh dưỡng hợp lí phòng suy dinh dưỡng.

B Vệ sinh môi trường không khí tốt

C Chủng ngừa BCG cho trẻ

D Tất cả các biện pháp trên

@ TÌM ĐỌC

1 Bộ Y Tế, Điều dưỡng truyền nhiễm, NXB Y học, 2003, trang 41 - 49

2 Phạm Long Trung, Bệnh học lao - phổi (Tập II), Bệnh học lao,Trường Đại học Y Dược TP HCM, 1999, trang 49 - 53

3 PGS PTS Trần Văn Sáng, Bệnh lao trẻ em, NXB Y học Hà Nội,1998

Trang 38

Bài 5: BỆNH SỞI

* Bài học này sẽ giúp bạn:

- Trình bày được, nguyên nhân, đường lây của bệnh

- Phát hiện được triệu chứng lâm sàng điển hình

- Trình bày được các biến chứng của bệnh và đề ra các biện phápphòng bệnh sởi cho trẻ em

- Biết cách chăm sóc và xử trí ban đầu khi bé bị bệnh

I ĐẠI CUƠNG

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây lan và dễ phát thành dịch

do siêu vi trùng gây nên Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 6 tuổi lứa tuổi nhàtrẻ và - mẫu giáo với các đặc điểm: viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc hôhấp, niêm mạc tiêu hoá và phát ban đặc hiệu ngoài da

Tuy là một bệnh có thể chủng ngừa bằng thuốc tiêm chủng nhưng mộtkhi mắc bệnh sởi sẽ để lại những biến chứng nặng cho trẻ em

II NGUYÊN NHÂN VÀ ĐƯỜNG LÂY

bị bệnh để tránh lây lan cho các trẻ khác

Trang 39

Virus sởi có tính đề kháng cao: chúng không bị tiêu diệt ở nhiệt độ560C trong 30 phút trong nhiều ngày và 22oc trong 2 tuần Chúng chỉ bị tiêudiệt bởi tia cực tím (UY), formaiin 1/4000 trong 4 ngày ở nhiệt độ 370C, pHaxit và chất khử khuẩn.

III TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1 Thời kì ủ bệnh

Từ 7 - 21 ngày, trung bình là 10 - 12ngày Trong thời kì này thườngkhông có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nếu có chỉ sốt nhẹ

2 Thời kì khởi phát (thời kì viêm long)

Kéo dài 4 - 5 ngày và là thời kì lây nhất trong các bệnh sất phát ban.Các biểu hiện chính trong giai đoạn này là:

- Sốt: sốt thường thay đổi có thể sốt nhẹ (38 - 38,5oc) hoặc sốt Cao (39– 40oC) kèm theo trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, ít ngủ

- Viêm long: là triệu chứng trung thành nhất gần như không bao giờthiếu trong bệnh sởi Viêm long có thể xảy ra sớm vào những giờ phút đầutiên của bệnh

+ Viêm long ở mắt: gây chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nhiều ghen, kếtmạc mắt đỏ, giác mạc và mí mắt thì sưng phù (dấu hiệu Brownlee)

+ Viêm long ở niêm mạc hô hấp: gây sổ mũi, hắt hơi, ho có đàm, khàngiọng, nếu nặng thì khó thở

+ Viêm long ở đường tiêu hoá: gây tiêu chảy, phân lỏng, số lượng ít

Trang 40

cát trên niêm mạc má màu đỏ xung huyết và biến mất nhanh chóng trongvòng 12 - 18 giờ sau khi xuất hiện.

3 Thời kì toàn phát (thời kì phát ban)

Phát ban đặc hiệu ngoài da: từ đầu tới chân, từ trên xuống dưới

- Phát ban sởi xuất hiện đầu tiên sau tai, lan dần ra hai bên má, mặt,

cổ, ngực, bụng và ở chi trên rồi 24 giờ kế ban lan ra sau lưng, hông, và chidưới

- Trong vòng 2 - 3 ngày ban lan toàn thân Các chỗ ban thường có màuhồng nhạt, ấn vào biến mất, có khuynh hướng kết dính lại, nhưng lúc nàocũng có khoảng da lành không bị tổn thương xen kẽ với các vùng phát ban.Sốt giảm hoặc hết nếu có sất cần theo dõi biến chứng

4 Thời kì hồi phục (thời kì sởi bay)

Sau thời gian phát ban toàn thân, thông thường sởi bay theo trình tựnhư lúc phát hiện, không tróc vẩy, để lại những vết thầm đen trên da mà một

số tác giả còn gọi là vết vằn da hổ, những vết này nhạt dần khoảng 7 - 10ngày là hết

- Trẻ ăn uống khá hơn, tổng trạng phục hồi lại dần dần

- Thông thường ho là dấu hiệu biến mất sau cùng

- Sởi: có miễn dịch bền vững gần như suốt đời

IV BIẾN CHỨNG

1 Viêm phổi:

Đây là biến chứng thường gặp nhất

2 Viêm tai giữa:

Biến chứng đứng hàng thứ nhì sau viêm phổi, có thể xảy ra ở thời kìphát ban hay hồi phục

3 Viêm thanh quản

Ngày đăng: 15/04/2017, 09:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thuý Ái (chủ biên), Giáo trình giải phẫu sinh lí - vệ sinh phòng bệnh trẻ em, NXB Hà Nội, 2005 Khác
2. Bộ y tế - Vụ Khoa học và đào tạo, Điều dưỡng truyền nhiễm, NXB Y học Hà Nội, 2002 Khác
3. Bộ giáo dục - Quyết định 55, Quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ, trường mẫu giáo, Hà Nội, 1990 Khác
4. Bộ y tế, Vệ sinh phònh dịch, NXB Y học, 1982 Khác
5. Trần Bình, Vi sinh vật y học, NXB Y học, 2003 Khác
6. Chu Tiến Cường, Vi sinh vật y học, NXB Y học, TP. HCM, 2003 Khác
7. Nguyễn Hữu Chí, ĐH Y Dược TP. HCM, Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học, 1997 Khác
8. Đồng Ngọc Đức, Giáo trình vệ sinh phòng bệnh, NXB Hà Nội, 2005 Khác
9. Nguyễn Thị Nga, Giáo trình điều dưỡng bệnh truyền nhiễm, NXB Y học, 1998 Khác
10. Đào Ngọc Phong, Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, NXB Y học Hà Nội, 2001 Khác
11. Nguyễn Thị Phong, Vệ sinh trẻ em, NXB ĐHQG Hà NộI, 2001 Khác
12. Hoàng Thị Phương, Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB ĐHSP, 2003 Khác
13. Nguyễn Mạnh Khang, Vi sinh vật y học, ĐH Y khoa Hà Nội, 2002 Khác
14. Tài liệu thí điểm Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc - Giáo dục mầm non nhà trẻ từ 3 đến 6 tuổi, Hà Nội, 2005 Khác
15. Đinh Kim Quốc Bảo (biên dịch), Sổ tay nhi khoa - Paediatric handbook, NXB Vãn hóa thông tin Khác
16. P. Mazet & S. Stoleru, Chăm sóc trẻ 0 - 3 tuổi, NXB Văn hóa thông tin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w