SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH LỒNG GHÉP TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ 8 Tác giả: Trần Thị Ngọc Giáo viên bộ môn: vật lí Đơn vị công tác: trường THCS Long Toàn, TP Bà Rịa, Bà RịaVũng Tàu A. CƠ SỞ LÝ LUẬN I THỰC TRẠNG: Việt Nam mỗi năm có tới hơn 35000 nạn nhân tử vong do các nguyên nhân TNTT (trung bình 100 người bị tai nạn trong một ngày ở nhiều lứa tuổi ). Trong đó TNGT gây tử vong hàng đầu, 15000 người chết chiếm 43% : do xe máy 75%, đi bộ 15%, xe đạp 5%., đuối nước...TNTT là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Tính riêng lứa tuổi học sinh trung bình trên 6000 em 1 năm trong đó 3500 em bị đuối nước, 24 em trong một ngày bị tai nạn thương tích, con số này chưa có chiều hướng giảm. Ngày 452012, Lễ công bố kết quả khảo sát quốc gia tai nạn thương tích (TNTT) tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự, có thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp; Trưởng đại diện WHO, ông Takeshi Kasai; đại diện UNICEF, ông Craig Burgess; đại diện Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an…Có công bố kết quả khảo sát: Có 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là tai nạn giao thông, ngã, vật sắc nhọn, động vật tấn công và vật rơi, đuối nước. Trong TNTT gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ em vị thành niên từ 019 tuổi là: tai nạn giao thông, ngã, động vật tấn công, vật sắc và bỏng, đuối nước... Nghiên cứu VNIS 2010 cũng khẳng định rõ vấn đề TNTT ảnh hưởng đến nhóm giới tính nam cao hơn gần gấp 2 lần so với nữ. các nguyên nhân gây tử vong ở Việt nam và có ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi trong độ tuổi lao động. Tỷ suất TNTT không tử vong cho tất cả các nguyên nhân, tất cả các lứa tuổi là 2.092100.000 dânnăm Với tỷ suất này ước tính mỗi năm cả nước có tới 1,8 triệu trường hợp bị TNTT phải nghỉ học, nghỉ làm tối thiểu 1 ngày hoặc phải cần đến sự chăm sóc của y tế. Với tỷ lệ 36% nạn nhân phải nhập viện tối thiểu 1 ngày, chỉ tính riêng các nguyên nhân TNTT thì hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam phải đón nhận tới 600.000 nạn nhân do TNTT tới điều trị và nằm viện trung bình là khoảng 10 ngày. Và một thực tế là tỷ suất tử vong do TNTT ở trẻ em và vị thành niên ở nước ta cao gấp đôi tỷ suất tử vong do TNTT ở các nước có thu nhập cao. Làm thế nào để giảm tai nạn thương tích, là trách nhiệm của toàn xã hội.
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
LỒNG GHÉP TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ 8
Tác giả: Trần Thị Ngọc
Giáo viên bộ môn: vật lí
Đơn vị công tác: trường THCS Long Toàn, TP Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu
I/ THỰC TRẠNG:
- Việt Nam mỗi năm có tới hơn 35000 nạn nhân tử vong do các nguyên nhân TNTT (trung bình 100 người bị tai nạn trong một ngày ở nhiều lứa tuổi ) Trong đó TNGT gây tử vong hàng đầu, 15000 người chết chiếm 43% : do xe máy 75%, đi
bộ 15%, xe đạp 5%., đuối nước TNTT là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam Tính riêng lứa tuổi học sinh trung bình trên 6000 em 1 năm trong đó 3500
em bị đuối nước, 24 em trong một ngày bị tai nạn thương tích, con số này chưa có chiều hướng giảm
- Ngày 4/5/2012, Lễ công bố kết quả khảo sát quốc gia tai nạn thương tích (TNTT) tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội Tham dự, có thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp; Trưởng đại diện WHO, ông Takeshi Kasai; đại diện UNICEF, ông Craig Burgess; đại diện Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an…Có công bố kết quả khảo sát: Có 5 nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu là tai nạn giao thông, ngã, vật sắc nhọn, động vật tấn công và vật rơi, đuối nước Trong TNTT gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ em vị thành niên từ 0-19 tuổi là: tai nạn giao thông, ngã, động vật tấn công, vật sắc và bỏng, đuối nước Nghiên cứu VNIS 2010 cũng khẳng định rõ vấn đề TNTT ảnh hưởng đến nhóm giới tính nam cao hơn gần gấp 2 lần so với nữ các nguyên nhân gây tử vong
ở Việt nam và có ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi trong độ tuổi lao động Tỷ suất TNTT không tử vong cho tất cả các nguyên nhân, tất cả các lứa tuổi là 2.092/100.000 dân/năm Với tỷ suất này ước tính mỗi năm cả nước có tới 1,8 triệu trường hợp bị TNTT phải nghỉ học, nghỉ làm tối thiểu 1 ngày hoặc phải cần đến sự chăm sóc của y tế Với tỷ lệ 36% nạn nhân phải nhập viện tối thiểu 1 ngày, chỉ tính riêng các nguyên nhân TNTT thì hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam phải đón nhận tới 600.000 nạn nhân do TNTT tới điều trị và nằm viện trung bình là
Trang 2khoảng 10 ngày Và một thực tế là tỷ suất tử vong do TNTT ở trẻ em và vị thành niên ở nước ta cao gấp đôi tỷ suất tử vong do TNTT ở các nước có thu nhập cao
- Làm thế nào để giảm tai nạn thương tích, là trách nhiệm của toàn xã hội
II TẦM QUAN TRỌNG:
Sự cần thiết phải giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
- Tìm cơ hội lồng ghép trong bài học của bộ môn mình giảng dạy để giáo dục cho học sinh có kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục ý thức đạo đức tham gia tiếp cận kiến thức khoa học trong sách vở gắn với thực tế Từ đó trang bị cho các em có kĩ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích nói chung để bảo vệ bản thân Thông qua các em tuyên truyền dến gia đình, bạn bè, góp phần cùng với xã hội giảm thiểu tai nạn thương tích, đem lại hạnh phúc cho mọi người
- Làm thế nào để giáo dục được ý thức tự giác phòng chống tai nạn thương tích góp phần giảm tai nạn thương tích, thông qua mỗi bài học kiến thức văn hóa là điều cần thiết Vật lí là môn khoa học thực nghiệm trong đó có nhiều kiến thức liên quan đến phương tiện giao thông, đến môi trường, nhiệt độ,… có thể thay thế một
số câu hỏi để lồng ghép giáo dục về phòng chống TNTT, giúp các em suy nghĩ hành động đúng để phòng chống tai nạn thương tích bảo vệ tính mạng cho mình, cho bạn, gia đình và cộng đồng
- Muốn học sinh có ý thức phòng chống tai nạn thương tích phải xuất phát từ giáo dục tri thức đạo đức thông qua những bài học thường xuyên liên tục, tích hợp của nhiều môn học của mỗi giáo viên Là một giáo viên dạy vật lý trước thực trạng xã hội tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm, ngoài vấn đề truyền tải kiến thức chuẩn của bộ môn tìm cơ hội tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, đuối nước, Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài:
Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích lồng ghép trong dạy và học môn vật lý 8
I TÌNH HÌNH THỰC TẾ:
Tai nạn thương tích đau thương đã xảy ra ở lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường những năm gần đây trong cả nước nói chung, thành phố Bà Rịa nói riêng, năm học năm 2006-2007 em Nguyễn Tuấn Đạt học sinh lớp 8 trường THCS Phước Nguyên
bị chấn thương sọ não, 2011-2012 ở trường THCS Nguyễn Trãi, 2012-2013 trường THCS Trần Đại Nghĩa, trường THCS Nguyễn Thanh Đằng, và các trường khác đều có tai nạn thương tích xảy ra do nhiều nguyên nhân gây mối lo bất an cho học sinh, phụ huynh và giáo viên,
Trang 3Trường THCS Long Toàn cũng đã có những tai nạn thương tích xẩy ra đối với học sinh: năm học 2012- 2013 em Quách Anh Khoa lớp 8A2 sai khớp chân, em Nguyễn Bảo Thiên lớp 7A4 và Nguyễn Chí Hiển 7A3 gãy tay, 2013-2014 hiện nay em Đỗ Ngọc Trung lớp 8A4 gãy tay,
Tìm hiểu: Trước khi thực hiện đề tài:
Khi dạy bài 5 Sự cân bằng lực – quán tính (trang 19 vật lý 8)
Tôi đưa ra các tình huống khảo sát lớp: 8 A 1:2:3:4 nội dung câu hỏi như sau: 1/ Người ngồi trên xe gắn máy (hoặc xe đạp điện), bất chợt bị biến đổi chuyển động Hỏi người ngồi trên xe sẽ thế nào?
2/ Khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy (xe đạp điện), tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm?
Câu hỏi 1: Số học sinh trả lời đúng kiến thức vật lí đạt tỉ lệ 92,5%
Câu hỏi 2: Khi giáo viên chưa giải thích kiến thức lồng ghép, số học sinh giải thích đúng chỉ đạt tỉ lệ 17,2%
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Như vậy kiến thức trọng tâm một tiết học đạt khoảng 90% các em phần lớn nắm
được bài nhưng vận dụng lống ghép vào giải thích một số hiện tượng liên quan đến tai nạn thương tích nếu không được giáo viên chủ động dùng kiến thức khoa học hướng dẫn các em giải thích thì học sinh chỉ đạt khoảng 20%
II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Sau khi hoàn thành xong nội dung kiến thức chuẩn của một bài học hoặc một phần học, giáo viên đưa ra một số vấn đề củng cố kiến thức cơ bản Đồng thời kết hợp lồng ghép kiến vật lí của bài học vào trong những vấn đề liên quan phòng chống tai nạn thương tích bằng các tình huống, phương pháp khác nhau tránh nhàm chán gây hứng thú bất ngờ, kích thích sự quan sát tìm tòi sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tự giác biết cách phòng chống tai nạn thương tích có thể xảy ra
1) Mục đích:
- Chuẩn bị trước tình huống có vấn đề hoặc đưa thêm hình ảnh có nội dung tai nạn thương tích trong thực tế vào phần vận dụng, hướng học sinh đến những suy nghĩ
và hành động cụ thể phòng chống tai nạn thương tích
- Các em vừa nắm chắc kiến thức bộ môn vật lí của tiết học vừa vận dụng hiểu biết, của mình giải thích có cơ sở khoa học các vân đề có liên quan đến tai nạn thương tích từ đó các em yêu thích môn học và tự giác hành động có văn hóa
2) Tài liệu
Trang 4- Sách giáo khoa vật lí, các sách bài tập, sách giáo viên
- Phân phối chương trình
- Tài liệu liên quan phòng chống tai nạn thương tích trên phương tiện thông tin đại chúng
- Quan sát thực tế
3) Biện pháp
- Đọc toàn bộ chương trình chọn lựa bài có cơ hội lồng ghép kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích
- Tìm trong bài chỗ nào có cơ hội có thể dẫn dắt liên hệ với ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tai nạn thương tích
- Liên hệ tìm những ví dụ trong thực tế đời sống thường ngày do tác động ảnh hưởng ý thức của con người đến tai nạn thương tích liên quan đến bài học
- Giáo viên phải nghiên cứu thêm kiến thức ngoài khuôn khổ sách vở, tư duy, suy nghĩ quan sát thực tế, sưu tầm tranh ảnh ,
III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1) Đối tượng
- Giáo viên vật lí
- Học sinh
2) Nội dung
Những hiện tượng gắn liền với thực tế hoặc suy luận từ bài học có thể tích hợp về giáo dục để phòng chống tai nạn thương tích
3) Cách tiến hành
- Giáo viên nghiên cứu từng bài tìm hiểu các yếu tố có thể liên quan với tai nạn thương tích
- Lấy ví dụ gắn liền với kiến thức cần lồng ghép
- Phát huy tính dân chủ cùa học sinh để các em thảo luận và trình bày ý kiến
- Ghi lại nội dung giáo dục
TÓM LẠI:
Những bài học có nội dung tích hợp đến vấn đề tai nạn thương tích là không nhiều giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, chắt lọc kiến thức tìm cơ hội đưa vào bài giảng về tai nạn thương tích sao cho học sinh cảm thấy tự nhiên, cần thiết, biết liên hệ thực tế để áp dụng giáo viên không nên gò ép, áp đặt và không quá lạm dụng về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích làm loãng kiến thức trọng tâm của tiết học
IV THỰC TIỄN VẬN DỤNG:
1) Chuẩn bị:
Trang 5- Khi soạn bài cho tiết học mới, giáo viên có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan, hoặc thí nghiệm, tình huống có vấn đề gây bất ngờ đến tình tiết tai nạn thương tích
2) Giới thiệu:
- Sau khi học xong nội dung kiến thức của từng mục hoặc cả bài học Giáo viên giới thiệu các hình ảnh, bài tập, hoặc tình huống có thể xảy ra tai nạn thương tích
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, vận dụng kiến thức có liên quan của bài học để giải thích
3) Thảo luận tổ, nhóm
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm thảo luận xử lí tình huống và trình bày kết quả đã thảo luận
4) Lớp thảo luận thống nhất
Thảo luận chung của cả lớp và đưa ra ý kiến thống nhất chung
5) Kết luận:
Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng Từ đó học sinh tự rút ra những chú ý hoặc bài học cần thiết để áp dụng phòng chống tai nạn thương tích
Giáo viên lồng ghép giáo dục đạo đức, chấp hành luật lệ giao thông, phòng chống đuối nước,
Dưới đây là một số ví dụ nêu ra khi dạy một số bài vật lí có cơ hội có thể lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
Ví dụ: Bài 2 Vận tốc ( trang 9 vật lý 8 )
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được III/ Đơn vị vận tốc:
- Bạn Lan Anh ờ trường THCS Long
Toàn có dịp về Cần Thơ gặp trên
đường hướng cầu Mỹ Thuận có một
biển báo giao thông như ảnh chụp dưới
đây nhưng chưa hiểu? Em hãy giải
thích giúp bạn
- Biển báo cho biết giới hạn tốc độ là 20km/h, có nghĩa là các phương tiện giao thông chỉ được đi là 20 km trong thời gian 1 giờ khi đi trên đoạn đường trước mặt
* Căn cứ vào dụng cụ đo có tên gọi là
“tốc kế” hoặc “công tơ mét” quan sát đường chủ động lái xe an toàn
* Nếu chạy quá tốc độ có thể xẩy ra tai
nạn do ra va chạm làm biến đổi chuyển động hoặc biến dạng người và xe
Trang 6Ví dụ: Bài 3 Chuyển động đều- chuyển động không đều.( trang 9 vật lý 8 )
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được III/Vận dụng:
Trước giờ học hoặc lúc ra chơi Một số
học sinh thường chạy, nhảy, đùa giỡn
xô đẩy nhau Em hãy cho biết ý kiến
của em về những chuyển động cùa
những học sinh đó?
Khi xe đạp, xe máy xuống dốc là
chuyển động đều hay không đều? Làm
thế nào để điều khiển xe an toàn?
Chuyển động của những học sinh trước giờ học hoặc giờ ra chơi là chuyển động không đều
Hạn chế nô đùa quá mức có thể va chạm gây tai nạn thương tích
Chuyển động của xe đạp xuống dốc là chuyển động không đều (nhanh dần) Khi điều khiển xe phải kiểm tra thắng (phanh) và các thiết bị, bóp nhẹ thắng sau giảm tốc độ
Ví dụ: Bài 5 Sự cân bằng lực- quán tính (trang 19 vật lý 8)
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được II/Quán tính:
Người điều khiển hoặc người ngồi sau
phương tiện giao thông Bất chợt xe bị
biến đổi chuyển động Hỏi người ngồi
trên xe sẽ thế nào?
Khi xảy ra tai nạn phần nào của cơ thể
bị va chạm mạnh và trước
Ý kiến của em về việc đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông
- Ngã về phía trước nếu bất chợt xe chuyển động nhanh về phía sau
- Ngã về phía sau nếu bất chợt xe chuyển động nhanh về phía trước
- Ngã sang phải nếu bất chợt xe chuyển động sang trái
- Ngã sang trái nếu bất chợt xe chuyển động sang phải
* Khi xảy ra tai nạn giao thông xe biến đổi chuyển động đột ngột, chân người ngồi trên xe biến đổi chuyển động cùng
Trang 7với xe Mặt khác do quán tính phần phía trên của cơ thê người vẫn có hướng chuyển động lúc trước và với vận tốc cũ, kết quả là có xu hướng bị ngã về phía truớc khi xảy ra biến đổi chuyển động đột ngôt, thường phần phía đầu bị va chạm trước và mạnh hơn
Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu hạn chế chấn thương sọ não, nguy hiểm đến tính mạng
Ví dụ: Bài 6 Lực ma sát (trang 22 vật lý 8)
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được III/ Vận dụng:
- Giáo viên thường nhắc nhở học sinh
không được đùa giỡn, chạy nhảy tự do
trên đường trơn, nền đá hoa cương khi
mới lau còn ướt hoặc hành lang do mưa
- Sự nhắc nhở của giáo viên là đúng
- Đường trơn, nền đá hoa cương khi mới lau còn ướt hoặc hành lang bị mưa tạt bị ướt Học sinh không nên
Đầu người kì dị do tai nạn
giao thông
Người đi xe gắn máy, xe đạp điện
bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm
Trang 8tạt nước vào Sự nhắc nhở đó đúng hay
sai? Tại sao?
đùa, giỡn, chạy nhảy tự do thoải mái vì lực ma sát nghỉ giữa bàn chân tiếp xúc với nền gạch giảm, đo đó rất dễ chuyển thành ma sát trượt gây TNTT (có thể va chạm vào cạnh bàn, cạnh tường, )
Dầu nhờn trên đường trơn trượt
Ví dụ: Bài 7 Áp suất (trang 27 vật lý 8)
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được III/ Vận dụng:
- Nhà trường thường đưa vào nội quy
cấm học sinh không được tự do mang
đến trường những vật sắc, nhọn,… Điều
đó đúng hay sai ? Tại sao?
- Đúng
Vì những vật sắc, nhọn có diện tích bề mặt chỗ sắc, nhọn rất nhỏ Nếu xảy ra
va chạm có thể gây ra kết quả tác dụng của lực rất lớn, mặc dù lực tác dụng lên
nó không lớn lắm, cũng dễ dàng gây ra tai nạn thương tích
Trang 9- Hãy cho biết ý kiến của em về việc
chấp hành nội qui
* Tự giác chấp hành nội qui và nhắc nhở các bạn không mang những vật sắc nhọn đến trường
Ví dụ: Bài 8 Áp suất chất lỏng – máy nén thủy lực (trang vật lý 8)
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được IV/ Vận dụng:
- Tại sao khi lặn ta luôn cảm tháy tức
ngực và càng lặn sâu thì cảm giác này
càng tăng?
- Khi lặn sâu dưới nước tại sao phải
mặc áo lặn?
- Khi càng lặn sâu thì áp suất của chất lỏng càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng
- Áo lặn có cấu tạo đặc biệt chịu được
áp suất của nước từ mọi phía tác dụng lên cơ thể nguòi lặn đê bảo vệ và sức khỏe tính mạng tránh gây ra đuối nước
Ví dụ: Bài 9 Áp suất khi quyển (trang 34 vật lý 8)
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được III/ Vận dụng:
- Khi trời nắng, nóng các loại xe có nên
bơm quá căng hay không? Tại sao?
- Không nên bơm xe quá căng ví nếu gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ lên cao không khí trong săm xe nở vì nhiệt nhiều, thể tích khí trong đó sẽ tăng
* Trong khi đó săm xe, lốp xe là chất rắn củng nở ra vì nhiệt nhưng nở ít hơn, không đủ thể tích để chứa khí sẽ gây
áp suất vào săm xe, lốp xe có thể làm
nổ săm, lốp xe đột ngột gây biến đổi chuyển động, tai nạn rất có thể xẩy ra, chính vì vậy không nên bơm xe quá căng
Tai nạn ngã xe
Trang 10Ví dụ: Bài 12 Sự nổi (trang 44 vật lý 8)
Nội dung cần giáo dục Yêu cầu học sinh cần đạt được III/ Vận dụng:
- Tác dụng của áo phao, (phao cứu sinh)
là gì?
- Một số phương tiện tham gia giao
thông đường thủy không trang bị đầy
đủ áo phao (hoặc phao cứu sinh) cho
người tham gia giao thông đường thủy,
đúng hay sai? Tại sao?
Đắm tàu ở Cần Giờ ngày 3/8/2013 chết 31 người
Áo phao (phao cứu sinh) là chiếc áo mặc (hoặc đeo) vào cho người tham gia giao thông đường thủy khi có sự cố phải xuống nước, có tác dụng làm cho trọng lượng riêng của người và áo (hoặc phao) nhỏ hơn trọng lương riêng của nước Người mặc áo phao (đeo phao) sẽ nổi trên mặt nước không bị đuối nước
-Sai; Phương tiện tham gia giao thông đường thủy phải trang bị đầy đủ áo phao, hoặc phao cho người tham gia giao thông đường thủy
- Để đề phòng khi đắm tàu người tham gia giao thông có áo phao để mặc hoặc phao cứu sinh để không bị đuối
Phao, áo phao
Mặc áo phao, phao khi xuống nước