Phát triển con người ở đây chính là sự chăm lo cả về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, trong đó đói nghèo đã trở thànhmối quan tâm của không chỉ Việt Nam mà toàn nhân loại..
Trang 1CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM.
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Ngô Thắng Lợi
Sinh viên thực hiện :
Trang 2Tên tôi là : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Sinh viên lớp : Kế hoạch 54B
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập: “Nghiên cứu nghèo đa chiềutrên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” là bài chuyên đề nghiên cứu của cánhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Ngô Thắng Lợi cùng với sự giúp đỡcủa các cán bộ phòng Lao động và Thương binh – Xã hội huyện Thanh Liêm, tỉnhNam Định
Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập của mình tôi có tham khảo một
số tài liệu, một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên khóa trên, luận văn thạc sĩ cũngnhư luận án tiến sĩ của trường đại học Kinh tế quốc dân cũng như các trường khácnhưng không sao chép vào chuyên đề thực tập của mình Nếu có vi phạm tôi xinchịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Tâm.
Trang 3Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô của khoa Kế hoạch
và Phát triển trường đại học Kinh tế quốc dân đã tạo cho em một môi trường tốt đểhọc tập và rèn luyện Các thầy cô luôn tận tình dạy dỗ và trang bị cho em đầy đủkiến thức để hoàn thành chuyên đề thực tập cũng như có những hành trang để bướcđời
Và đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫnchuyên đề - GS.TS Ngô Thắng Lợi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ emtrong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này
Tiếp đó em xin gửi lời cám ơn đến các cán bộ thuộc phòng Lao động –Thương binh và Xã hội huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện thuận lợi,
hỗ trợ cho em rất nhiều trong thời gian thực tập tại quý cơ quan
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viênNguyễn Thị Thanh Tâm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN.
Trang 5ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
Trang 6DANH MỤC HÌNH.
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Theo như nghiên cứu của nhiều tổ chức thì một nước muốn phát triển cần phải
có sự kết hợp của “tăng trưởng kinh tế + chuyển dịch cơ cấu kinh tế + tiến bộ xãhội” Bởi lẽ vậy, song song với phát triển kinh tế các nước cần chú trọng cả việcphát triển con người Phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để cómột nền kinh tế mạnh, vững chắc Phát triển con người ở đây chính là sự chăm lo cả
về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, trong đó đói nghèo đã trở thànhmối quan tâm của không chỉ Việt Nam mà toàn nhân loại Đây là phạm trù lịch sử
có tính tương đối ở mọi thời kì và ở mọi quốc gia Hiện nay, trên thế giới có khoảng1,3 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thếgiới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinhthần Đói nghèo dễ gây nhiều hệ lụy cả về kinh tế và xã hội Trước hết, nó là lựccản trên con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế Bên cạnh đó, nghèo khổ luôn
đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, sự bất bình đẳng
xã hội, trật tự an ninh chính trị không ổn định… Hiện nay, Việt Nam là nước đangphát triển xong vị trí đứng còn khá thấp so với bạn bè quốc tế Đặc biệt, trong tiếntrình mở cửa và hội nhập sâu rộng thì việc nhìn nhận vấn đề đói nghèo một cách đachiều là điều cần thiết và quan trọng để cải thiện đời sống con người Ở nước ta, xóađói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế-xãhội của đất nước Việc nghiên cứu về nghèo khổ đã thu hút được nhiều sự quan tâmcủa các tổ chức, các cấp chính quyền để ngày một hoàn thiện Do vậy, nghèo đachiều đang là một khái niệm, một phương pháp được mọi người tin tưởng Ở nước
ta, bắt đầu từ 5/1/2016, nghèo đa chiều trở thành phương pháp đo lường nghèochính thức giai đoạn 2016-2020 với những chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với tìnhhình của đất nước và từng địa phương
Huyện Thanh Liêm là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Nam có xuất phátđiểm là huyện thuần nông Trong những năm gần đây huyện đã có những bước pháttriển cả về kinh tế và xã hội, đời sống của người dân được nâng cao, nghèo vật chấtđược giảm đáng kể Tuy vậy, nghèo khổ con người (nghèo đa chiều) vẫn còn tồn
Trang 8tại Do vậy, kinh tế huyện vẫn thấp hơn các huyện khác trong tỉnh nói riêng và trong
cả nước nói chung
Từ những nguyên nhân trên tôi nhận thấy việc nghiên cứu tình trạng nghèo đachiều của huyện Thanh Liêm cũng như việc phân tích nguyên nhân và tìm ra giảipháp giảm nghèo đa chiều đang là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao Do
vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu nghèo đa chiều trên đia bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề:
Để làm rõ vấn đề nghèo đa chiều, chuyên đề hướng tới đạt được các mục tiêusau:
Hệ thống lý luận về nghèo đa chiều: quan niệm về nghèo đa chiều, các tiêu chí
Đề xuất các định hướng và kiến nghị giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện
3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
a Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghèo đa chiều
Nghèo đa chiều là vấn đề nghèo được nhìn nhận ở các khía cạnh, các chiềuliên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của conngười chứ không chỉ nhìn nhận một các đơn chiều về vật chất
b Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam.Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: giai đoạn từ năm 2010 đến nay
c Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu:
Trang 9Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ hai nguồn: (1)
Từ các sách báo, internet, các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học vềnghèo đa chiều; (2) Từ các nghị quyết của Đảng, các báo cáo tổng kết của UBNDhuyện Thanh Liêm, các số liệu điều tra từ phòng LĐTB&XH và chi cục thống kêhuyện Thanh Liêm
Phương pháp xử lý số liệu thống kê: Xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống
chỉ tiêu, tính toán số liệu làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiêncứu của đề tài
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích, đánh giá những tài liệu nghiên
cứu trong và ngoài nước để hình thành khung lý thuyết cho chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp so sánh: So sánh thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện
Thanh Liêm với các địa phương trong tỉnh Hà Nam và trên cả nước để thấy đượctình trạng và mức độ nghèo đa chiều của huyện
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
4 Bố cục chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Khung lý thuyết nghiên cứu về nghèo đa chiều.
Chương 2: Thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam
Chương 3: Giảm nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam
Trang 10CHƯƠNG 1 KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU.
1.1 Nghèo và nghèo đa chiều:
1.1.1 Khái niệm:
1.1.1.1 Nghèo.
Nghèo khổ là một vấn đề mang tính chất toàn cầu đã và đang thu hút nỗ lựcchung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng nghèo khổ vànâng cao phúc lợi của người dân Tuy nhiên, rất khó để có thể đưa ra một khái niệmchung, thống nhất thế nào là nghèo khổ Trong các nghiên cứu cơ bản về nghèo từđầu những năm 70, nghèo chỉ được coi là sự nghèo khổ về tiêu dùng hay nghèo khổvật chất, với tư tưởng cốt lõi và căn bản nhất để một người bị coi là nghèo đói, đó là
sự “thiếu hụt” so với một mức sống nhất định, mà sự thiếu hụt này được xác địnhtheo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào không gian và thời gian
Đến tháng 9/1993, tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á Thái BìnhDương, tổ chức tại Băng cốc – Thái Lan, ESCAP đã đưa ra khái niệm về nghèo khổ
thu nhập một cách hệ thống hơn: "Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương" Qua khái niệm này, có thể thấy nghèo là tình trạng thiếu
thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập,thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là những lúc khókhăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhucầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham giavào quá trình ra quyết định, có cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôntrọng
Trải qua thời gian và thực tế của cuộc sống, khái niệm nghèo khổ ngày càngđược hoàn thiện hơn Các yếu tố như nguồn lực người nghèo, mối quan hệ xã hội,khả năng tham gia đời sống, chính trị, văn hóa, xã hội và khả năng bảo vệ, chống đỡcác rủi ro đã được đưa vào nội dung của khái niệm nghèo đói Nói cách khác, khái
Trang 11niệm nghèo đói đã mở rộng từ khái niệm nghèo đói vật chất đến nhìn nhận nghèođói là khái niệm đa chiều, nghèo khổ con người.
1.1.1.2 Nghèo đa chiều.
Trong báo cáo phát triển con người năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái niệmnghèo khổ dựa trên cơ sở quan điểm về phát triển con người, gọi là nghèo khổ tổnghợp hay nghèo khổ con người Khác với quan niệm nghèo khổ vật chất, nghèo khổtổng hợp đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm bảo một cuộcsống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được” Theo đó, nghèo khổ được tính đếnđiều kiện khó khăn trong phát triển con người, ví dụ như cuộc đời ngắn ngủi (tuổithọ), thiếu giáo dục cơ bản và thiếu sự tiếp cận đến các nguồn lực tư nhân và của xãhội Khái niệm trên cho thấy, cũng là một khía cạnh của phát triển con người- mộtkhái niệm được định nghĩa là “quá trình tăng thêm sự lựa chọn của con người” Trong báo cáo của UN (năm 2003) về tình hình thực hiện mục tiêu thiên niên
kỷ đã nhấn mạnh sự cần thiết đưa phương pháp tiếp cận "nghèo khổ" trên cơ sở
“quyền lợi” cơ bản của con người (bao gồm quyền về kinh tế, xã hội văn hoá, chínhtrị và dân sinh) Trong đó, có quyền tự do: Con người có quyền có một cuộc sốngkhông bị đói khổ và bị đe doạ do bạo lực, chống đối và bị thương tổn; Quyền bìnhđẳng: Mọi người có quyền tham gia, hưởng thụ và chia sẻ thành quả phát triển của
xã hội; Sự khoan dung: Mọi người cần phải được tôn trọng bao gồm cả niềm tin,văn hoá và ngôn ngữ Điều này có nghĩa là các chính sách phát triển kinh tế cầnhướng về người nghèo Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, song lợi ích từ tăng trưởngkhông tự động chuyển đến cho các hộ nghèo Người nghèo cần trở thành mục tiêutrong việc hoạch định và đánh giá tác động của các chính sách phát triển Đảm bảoquyền cho người nghèo được nhìn nhận là yếu tố thiết yếu của thành công trong xóađói giảm nghèo
Ngày 15/9/2015, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ - TTg phêduyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơnchiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020” Sau đó, vào ngày19/11/2015, quyết định số 59/2015/QĐ-TTg được thủ tướng chính phủ phê duyệt và
kí về việc “ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2020” Theo đó, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam được xây dựng
Trang 122016-Nghèo đói dẫn đến
Nghèo đói dẫn đến
Kìm hãm phát triển Bất bình đảng xã hội
Thất học Suy dinh dưỡng
Gia tăng dân số
theo hai hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụttiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Bên cạnh đó, tiêu chí đo lường nghèo được xâydựng dựa trên cơ sở các tiêu chí về thu nhập và mức độ trong thiếu hụt các dịch vụ
xã hội cơ bản
Như vậy, vấn đề nghèo đói hiện nay đang được nhìn nhận một cách đa chiều,toàn diện và cụ thể Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam cũng đangdần tiến đến cách tiếp cận nghèo đa chiều của thế giới Điều này giúp cho việc hoànthiện hơn về các chính sách, kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo của nước ta
1.1.2 Ý nghĩa nghiên cứu.
Hình 1.1: Ảnh hưởng của đói nghèo.
(Nguồn: tổng hợp từ tài liệu tập huấn cán bộ xóa đói giảm nghèo cấp huyện và xã năm 2006).
Nghèo khổ là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển conngười, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia Đói nghèo gây ra những hệ lụy cho cả cánhân và xã hội trong hiện tại và tương lai Nó gây cản trở cho việc phát triển kinh
tế, làm gia tăng các tệ nạn và đẩy lùi sự tiến bộ của xã hội Do vậy, nghiên cứu vềnghèo khổ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
Trang 13Trước hết, nghiên cứu nghèo khổ sẽ giúp chỉ ra được nguyên nhân trực tiếp vàgián tiếp gây nên tình trạng nghèo khổ Những hậu quả từ nghèo khổ là điều mà ta
dễ dàng nhìn thấy song không phải ai cũng hiểu và biết được nguyên nhân sâu xagây ra tình trạng nghèo khổ Việc nghiên cứu này sẽ cho chúng ta biết lý do conngười dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ cũng như lý do khiến một bộ phận dân cưvẫn phải sống trong cảnh nghèo đói triền miên Tìm ra căn nguyên của nghèo khổkhông chỉ là câu hỏi đặt ra cho một cá nhân hay một tổ chức mà nó đã trở thành câuhỏi của các cấp ngành trong một nước và cả thế giới Những kết quả của việcnghiên cứu về nghèo khổ sẽ giúp một vùng, một quốc gia có cái nhìn tổng thể vừahiểu được tình trạng của riêng mình, vừa so sánh trong tương quan với các vùng,các quốc gia khác Từ gốc rễ của vấn đề nghèo khổ việc tìm ra các giải pháp để xóađói giảm nghèo sẽ trở nên hiệu quả và bền vững hơn
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nghèo khổ còn giúp cho việc hoạch định các kếhoạch và chính sách hỗ trợ giảm nghèo Nghèo khổ con người không chỉ bao hàm
về sự thiếu hụt tài chính mà còn cả điều kiện phi vật chất thiết yếu như sức khỏe,giáo dục, sự tự do, bình đẳng… Do vậy, việc nghiên cứu nghèo khổ sẽ cung cấp cácthông tin cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xãhội để thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo một cách có hiệuquả, rõ ràng, cụ thể, đúng đối tượng Ngày nay, việc giảm nghèo không chỉ đơnthuần là tăng thu nhập cho người dân mà còn phải tạo điều kiện để tăng các tài sảnphi vật chất khác, tập trung hỗ trợ người nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo mộtcách bền vững Hay nói cách khác là hỗ trợ cho người nghèo “cần câu” thay vì cho
họ “con cá” Điều này đòi hỏi sự am hiểu về nghèo khổ, sự chung tay góp sức củacác cá nhân và cả cộng đồng xã hội cũng như các cấp chính quyền từ trung ươngđến địa phương
1.2 Tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều.
Theo quyết định số 59/2015/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ, nghèo đachiều được đo lường dựa trên các tiêu chí sau:
Trang 14- Cận nghèo:
Tiêu chí mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 chỉ tiêu (giáodục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin) với 10 chỉ số:
(1) Tiếp cận các dịch vụ y tế
(2) Tiếp cận BHYT
(3) Trình độ giáo dục của người lớn
(4) Tình trạng đi học của trẻ em
(5) Chất lượng nhà ở
(6) Diện tích nhà ở bình quân đầu người
(7) Nguồn nước sinh hoạt
(8) Hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh
(9) Sử dụng dịch vụ viễn thông
(10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
1.2.2 Các tiêu chí xác định chuẩn nghèo ở từng khu vực:
- Khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:
Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 700.000 đồng trởxuống
Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 700.000 đồng đến1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụtcác dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
- Khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong 2 tiêu chí sau:
Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 900.000 đồng trởxuống
Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 900.000 đồng đến1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụtcác dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Trang 151.2.2.2 Hộ cận nghèo:
- Khu vực nông thôn: Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đolường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
- Khu vực thành thị: Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu dưới 03 chỉ số đolường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
1.3 Các cách tiếp cận nghèo đa chiều.
1.3.1 Chỉ số nghèo khổ con người (HPI – Human Poverty Index).
HPI lần đầu tiên được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người năm 1997nhằm cố gắng tập hợp các đặc tính khác nhau về khía cạnh chất lượng cuộc sốngcon người vào trong một chỉ số tổng hợp để tiến tới một sự đánh giá tổng hợp vềmức độ nghèo khổ của một cộng đồng
HPI tập trung phản ánh sự bần cùng về ba khía cạnh thiết yếu của cuộc sốngcon người đã được đề cập đến trong HDI, đó là: tuổi thọ, giáo dục và chất lượngcuộc sống Yếu tố đầu liên quan đến khả năng sống: khả năng bị tử vong ở độ tuổitương đối trẻ do sự thiếu thốn, thể hiện trong HPI là phần tram số người có khảnăng sẽ chết trước tuổi 40 Khía cạnh thứ hai liên quan đến trình độ tri thức: bị táchkhỏi thế giới giao tiếp và đọc viết, đo bằng tỷ lệ phần trăm người lớn bị mù chữ.Khía cạnh thứ ba liên quan đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là sự phân chia kinh
tế nói chung, điều này phản ánh trong HPI bằng cách tổng hợp ba yếu tố: tỷ lệ phầntrăm số người không được tiếp cận với dịch vụ sức khỏe, nước sạch và tỷ lệ phầntrăm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
Trang 161.3.1.2 Phương pháp tính HPI (cho các nước đang phát triển):
HPI=
Trong đó:
P1: tỷ lệ dân số không kỳ vọng sống quá 40 tuổi
P2: tỷ lệ người lớn không biết chữ
P3.1: tỷ lệ suy dinh dưỡng
P3.2: tỷ lệ không tiếp cận dịch vụ y tế
P3.3: tỷ lệ các hộ không được sử dụng nước sạch
P3 =
1.3.2 Chỉ số nghèo khổ tổng hợp (MPI – Multidimensional Poverty Index).
MPI được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người năm 2010 Nó phản ánhmức độ thiếu hụt của mỗi cá nhân theo ba phương diện: sức khỏe, giáo dục và chấtlượng cuộc sống Tuy vậy, chỉ số này có hoàn thiện hơn về nội dung và cách tínhtoán Các yếu tố cấu thành mỗi tiêu chí có hoàn thiện theo hướng đưa vào nhiều nộidung hơn Cụ thể, MPI có 10 thành phần tương ứng với 3 phương diện Về phươngdiện sức khỏe bao gồm hai thành phần: tình trạng suy dinh dưỡng và chết yểu;phương diện giáo dục gồm hai thành phần chính là tình trạng không học hết 5 năm
và trẻ em không được đến trường; phương diện chất lượng cuộc sống gồm 6 thànhphần: tình trạng không được sử dụng điện, nước sạch, nhà cửa tồi tàn, sử dụngnguyên liệu đun nấu bẩn và không có phương tiện đi lại tối thiểu
Trang 17(Nguồn: báo cáo phát triển con người năm 2010 của UNDP)
Hình 1.2: Các thành phần cấu tạo MPI
Trang 18q là số người thuộc diện nghèo đa diện và n là tổng dân số được điều tra.
+ A là mức độ tập trung của nghèo đói (độ sâu nghèo đói)
Không có ô tô hay tài sản thiết yếu (xe đạp, xe
Trang 19Các ngưỡng đánh giá như mô tả trong bảng, mỗi cá nhân trong từng hộ giađình được xếp vào loại nghèo hoặc không nghèo phụ thuộc vào số lượng thiếu hụttrong gia đình mình Cụ thể: Mỗi người nhận được một kết quả căn cứ vào sự thiếuthốn của gia đình mình về từng loại trong 10 chỉ số thành phần như đã nên ở trên (kíhiệu d=10) Điểm cao nhất là 10 tính cho cả 3 phương diện, mỗi phương diện nhậnđược tối đa là Mỗi phương diện nhận sức khỏe và giáo dục có 2 thành phần, vìvậy mỗi thành phần sẽ có giá trị là 5/3=1.67 Phương diện chất lượng cuộc sống có
6 thành phần, vì thế mỗi thành phần sẽ có giá trị là 5/9=0.56
Để xác định những người thuộc nghèo một cách toàn diện, người ta tính tổngđiểm về mức độ thiếu hụt cho mỗi hộ gia đình (điểm nhận được của mỗi hộ gia đình
kí hiệu là c) Nếu c ≥ 3 thì hộ gia đình được tính là nghèo tổng hợp Nếu 2< c< 3 thì
hộ gia đình đó được xét vào diện dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ trở nên nghèotoàn diện
Giá trị MPI được tính theo 2 giá trị cá biệt là tỷ lệ nghèo toàn diện và mức độnghèo toàn diện
1.3.3 Ý nghĩa của hai chỉ số HPI, MPI.
HPI, MPI cung cấp một sự đo lường về chỉ số nghèo khổ nhân văn củamột quốc gia, nó cho phép các nước xác định tại thời điểm tính toán, tình trạngnghèo khổ xét theo khía cạnh nhân văn ở mức độ như thế nào, có bao nhiêu phầntrăm dân số phải đối mặt với sự nghèo khổ theo góc độ phát triển con người? NếuHPI, MPI càng cao chứng tỏ nguy cơ nghèo khổ của con người càng cao Ví dụ nhưchỉ số HPI nhận được là 25%, điều đó có nghĩa trung bình 25% dân số của quốc gianày phải đối mặt với sự thiếu thốn, họ phải mất đi nhiều quyền tối thiểu trong cuộcsống của họ Dựa vào những con số này, nhà nước sẽ tìm ra các phương sách để làmthế nào lấy lại được những gì người nghèo bị tước đoạt mất trong cuộc sống
Là công cụ lập kế hoạch trong việc xác định các khu vực nghèo khổ nhấttrong phạm vi của một quốc gia, HPI, MPI có thể được sử dụng để xác định những
Trang 20yếu tố bị tác động nhiều nhất đến sự nghèo khổ Chúng ta có thể nhận biết được sựnghèo khổ con người qua các chỉ số rời rạc, như tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ suy dinh dưỡng,
tỷ lệ nghèo khổ thu nhập,…Nhưng HPI, MPI giúp cho việc phân hạng trên phạm vitổng hợp các khía cạnh cơ bản để từ đó đề cập đến các mục tiêu giảm nghèo đóitổng hợp, toàn diện hơn, cũng như tập trung được các trọng điểm ưu tiên đúng hơn
Là công cụ nghiên cứu hữu hiệu, HPI và MPI cũng giống như HDI được
sử dụng, đặc biệt là khi người làm công tác nghiên cứu muốn có những chỉ số tổnghợp về sự phát triển Trên cơ sở nghiên cứu quan niệm về nghèo khổ đa chiều và sựhoàn thiện nội dung của nó, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra cách để bổ sung thêmcác yếu tố trong chỉ số HPI, MPI để tăng cường tác dụng phản ánh của chỉ tiêu này.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều.
1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội.
(1) Về địa hình, địa lý:
Địa phương có địa hình, địa lý không thuận lợi thì thường có tỉ lệ nghèo đachiều cao hơn các địa phương khác Ở những nơi vùng sâu vùng xa, đồi núi hay hảiđảo việc đi lại trở nên khó khăn với người dân bởi đầu tư đường xá là rất hạn chế.Những bất lợi về địa lý ấy không chỉ cản trở việc đi lại mà còn làm người dân dễ rơivào thế cô lập, tách biệt hay việc tiếp cận các thông tin, nâng cao nhận thức cá nhân,tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng trở nên bất lợi Do vậy, đời sống người dân ởnhững địa phương này thường khó phát triển và chậm cải thiện Có thể nói, đây làmột nhân tố khách quan tác động mạnh đến cả vấn đề thu nhập và các nhu cầu xãhội cơ bản của người dân
(2) Về điều kiện tự nhiên:
Các điều kiện tự nhiên thường gặp gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư: Thiêntai, dịch bệnh, mất mùa… Với những hộ dân cư có thu nhập thấp, bấp bênh, khảnăng tích lũy kém khi gặp những biến đổi bất thường này họ khó có khả năng chốngtrọi và có nguy cơ dễ bị tổn thương Trong cuộc sống ngày nay, ảnh hưởng của biếnđổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng điều này ảnh hưởng đến kinh tế của các
hộ gia đình Đi kèm với thu nhập giảm là tình trạng nợ nần và chất lượng cuộc sốnggiảm sút Do vậy tỉ lệ nghèo đa chiều có nguy cơ gia tăng nhanh chóng
(3) Về đặc điểm kinh tế:
Trang 21Nền kinh tế thị trường phát triển đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cho bộ mặt cácđịa phương, vùng miền Tuy nhiên, môi trường kinh tế ở nhiều nơi còn bé, kém pháttriển, không thuận lợi cho thông thương Bên cạnh đó, nhiều vùng nền kinh tế chủyếu là kinh tế thuần nông, phương thức làm ăn còn thô sơ, lạc hậu, nền kinh tế kiểu
tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên dẫn đến tình trạng nghèo đa chiềutrở nên trầm trọng hơn Ngoài ra, những bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô không chỉgây ảnh hưởng cho nền kinh tế nói chung mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sốngngười lao động, đặc biệt là người có thu nhập thấp
Trong những năm gần đây nhà nước đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng song ởnhiều nơi sự phát triển của cơ sở hạ tầng vẫn chưa tương xứng với sự phát triển củađịa phương Điều này gây cản trở trong việc tiếp cận và hưởng các dịch vụ xã hội
cơ bản của người dân
(4) Nhân tố liên quan đến hậu quả từ cuộc chiến tranh:
Những vùng trước đây bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì môi trường sốngcũng như những gánh nặng về con người vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn Trongcuộc chiến tranh, Mỹ đã sử dụng các chất độc màu da cam làm hơn 1,5 triệu người
bị thương tật, hơn 1 triệu người già bị mất nguồn nuôi dưỡng do con cái chết trongchiến tranh Trên 300.000 trẻ em bị mồ côi và hàng nghìn nạn nhân bị ảnh hưởngbởi chất độc màu da cam Đây là nhóm đối tượng bị thiệt thòi, gặp khó khăn trongcuộc sống và rất dễ rơi vào tình trạng nghèo đa chiều Không một tỉnh thành nàotrong cả nước ta là không gánh chịu và phải giải quyết hậu quả của chiến tranh Chođến nay dù đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ những đối tượng này xong đây làvấn đề nan giải không thể giải quyết nhanh chóng trong một sớm một chiều
1.4.2 Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng.
(1) Về an ninh, trật tự:
Môi trường an ninh trật tự có tác động đáng kể đến đói nghèo Theo như thực
tế cho thấy tệ nạn xã hội thường đi cùng với đói nghèo và nơi nào an ninh, trật tựkhông ổn định thì khó cho sự phát triển kinh tế nói chung và người nghèo nói riêng.Người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương, họ có thu nhập thấp và tài sản thườngkhông đáng giá Do vậy, việc bị rủi ro do vấn đề an ninh trật tự như trộm cắp, cờbạn, rượu chè… sẽ làm họ bị ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần
(2) Phong tục tập quán:
Trang 22Phong tục tập quán tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng lại có tác động giántiếp và lâu dần làm ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư.Như một số vùng cao có thói quen du canh du cư khiến họ khó có thể phát triểnkinh tế Do vậy, đói nghèo là một hiện tượng khá phổ biến Bên cạnh đó, việc bắtbuộc phải tổ chức hoặc tham gia vào một số nghi lễ lớn như ma chay, cưới hỏi,những chi phí này đôi khi khiến cho người cận nghèo, thậm chí người khá giả hơnthế bị đẩy vào cảnh nghèo túng, nợ nần Hay còn phải kể đến những hủ tục lạc hậucũng làm kiềm chế sự phát triển của các hộ gia đình làm gia tăng tình trạng nghèo
đa chiều
1.4.3 Nhóm nhân tố liên quan đến các chính sách của Nhà nước.
(1) Chính sách vĩ mô trợ cấp cho người dân.
Những chính sách vĩ mô hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế có thể kểđến như: trợ cước, trợ giá, bảo hộ sản phẩm trong nước… Các chính sách này đãgóp phần tạo điều kiện để phát triển kinh tế cho hộ gia đình, đặc biệt là các hộ giađình thuần nông Từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế hộgia đình và các loại hình trang trại… nâng cao đời sống vật chất cho người nôngdân
(2) Chính sách hỗ trợ người nghèo.
Đây là những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến những hộ nghèo Việcthực hiện các chính sách này nhằm trang bị cho những người nghèo khả năng tựthoát nghèo, bảo vệ mình trước những biến động bất thường về tự nhiên và kinh tế.Tuy nhiên, nếu việc triển khai tổ chức thực hiện chính sách thiếu nhất quán, đồng
bộ, không đầy đủ, thiếu minh bạch và không điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo thì hiệu quả thực hiện sẽ không cao,không giải quyết được các vấn đề về nghèo đói nói chung và nghèo đa chiều nóiriêng
(3) Chính sách tuyên truyền và hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản.
Những chính sách này nhằm trang bị cho người dân về những kiến thức xãhội, tăng cường sức khỏe, nâng cao trình độ học thức Việc tuyên truyền tạo điềukiện cho người nghèo hiểu biết quyền và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các
Trang 23chính sách trợ giúp của nhà nước, tự vươn lên thoát nghèo Từ đó góp phần vàocông cuộc giảm nghèo bền vững.
(4) Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cơ cấu nền kinh tếdần chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trọng khu vựccông nghiệp, dịch vụ Do vậy, việc đầu tư vào các khu công nghiệp, khu sản xuấtcông nghệ cao… đang ngày càng được chú trọng Để tiện cho công tác quy hoạch
và tận dụng lợi thế giá thành, các khu công nghiệp thường được xây dựng ở vùngven đô và khu vực nông thôn Mặc dù điều này đã làm cho cơ sở hạ tầng được đầu
tư phát triển hơn, một bộ phận dân cư có việc làm trong các khu công nghiệp nhưng
nó cũng làm nhiều người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp Sau khi thu hồi đất sảnxuất nông nghiệp cho xây dựng khu công nghiệp, địa phương không có kế hoạchđào tạo nghề kịp thời hoặc không ăn khớp với nhu cầu thực tế khiến người dân rơivào thế bị động Bên cạnh đó, hoạt động của các khu công nghiệp cũng đem đếnnhững vấn đề về môi trường
1.4.4 Nhóm nhân tố liên quan đến cá nhân và hộ gia đình.
(1) Về dân số và lao động:
Một đất nước nói chung và một địa phương nói riêng việc có tổng dân số lớnvừa là thế mạnh về nguồn lao động vừa là gánh nặng về việc làm dẫn đến những hệlụy về cuộc sống gây ra nghèo đa chiều
Quy mô hộ gia đình lớn hay nhỏ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạngnghèo đói Nghèo đói thường phổ biến ở các gia đình có quy mô lớn, đông con Cóthể nói đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói Khi quy mô giađình lớn họ sẽ có nhiều khoản phải chi hơn, nguồn thu đôi khi không đáp ứng đủ Chất lượng nguồn lao động là một trong những nhân tố quyết định hiệu quảhoạt động của nền kinh tế là tốt hay xấu, tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư cao haythấp… Điều này quyết định đến khía cạnh nghèo thu nhập, ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng cuộc sống của người dân
(2) Về nhân tố kinh tế:
Thứ nhất, yếu tố nghề nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự nghèođói của người dân Nghề nghiệp là nguồn cung cấp thu nhập cho gia đình Do vậy,
Trang 24tính chất và sự đa dạng của nghề nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ cũng như sự ổnđịnh của thu nhập Thông thường, những người chỉ làm công việc có thu nhập thấp,
độ rủi ro cao, họ chỉ có một nguồn thu duy nhất dựa vào nghề đó thì dễ rơi vào tìnhtrạng nghèo thu nhập và sau đó dẫn đến các hệ lụy khác là sự thiếu hụt trong việctiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Thống kê ở nước ta thì nghèo đa chiều chủ yếu
là ở các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ thuần nông
Thứ hai, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh là trở lực rất lớn đối với người laođộng khi tham gia vào nền kinh tế thị trường Điều này càng khó khăn hơn đối vớinhững hộ nghèo muốn tự vươn lên thoát nghèo
(3) Về nhân tư duy, ý thức cá nhân:
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đa chiều chính là do trình
độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định Những người có trình độ học vấnthấp thì ít có cơ hội tìm được việc làm tốt, mức thu nhập hầu như cũng chỉ đảm bảongưỡng nhu cầu tối thiểu vì thế họ không có điều kiện nâng cao trình độ của mìnhtrong tương lai dẫn đến rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói và khó có cơ hội thoátnghèo Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp khiến người dân khó tiếp cận thông tinhay có thêm kỹ năng sản xuất nên vấn đề tự thoát nghèo càng trở thành một kháiniệm xa vời Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến các quyết định như giáo dục,sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái… nên dễ tạo một chuỗi nghèo dai dẳng từ đời này sangđời khác Hộ nghèo vẫn cứ triền miên trong cái đói, cái nghèo
Đa phần người dân thuộc hộ nghèo là những người có tính tự chủ chưa cao
Do tính chủ thể thấp nên họ không tự chủ trong việc nắm bắt kiến thức mới, nhữngphương thức sản xuất khoa học kỹ thuật tân tiến Người nghèo chưa thực sự quyếttâm tự thoát nghèo mà còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách Nhà nước
Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương, vùng miền, đặc biệt là vùng sâu vùng xangười dân còn có những quan niệm lạc hậu, suy nghĩ an phận Điều này dẫn đếnmột bộ phận không nhỏ dân cư còn e ngại, không dám tiếp cận với các chính sách,các hoạt động cộng đồng Vì vậy, họ trở thành người không có tiếng nói cũngkhông dám lên tiếng để bảo về cho quyền lợi của chính mình Hay như nhiều nơingười dân còn có nếp sống không khoa học, không hợp vệ sinh dẫn đến nguy cơmắc bệnh dịch cao Khi nhiễm bệnh dịch đó những đối tượng người nghèo thường
Trang 25không có khả năng trị bệnh hoặc trị bệnh không dứt điểm khiến họ càng lún sâu vàonghèo đói.
Trang 26CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM.
2.1 Đặc điểm tự nhiện, kinh tế, xã hội.
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Huyện Thanh Liêm là đơn vị hành chính của tỉnh Hà Nam Thanh Liêm làhuyện đồng bằng thấp trong lưu vực sông Đáy, thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có ranhgiới phía Đông giáp huyện Bình Lục, phía Đông Bắc giáp huyện Duy Tiên, phíaBắc giáp thành phố Phủ Lý, phía Tây Bắc giáp huyện Kim Bảng, phía Tây giáphuyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình Trên ranh giới phía tây của huyện có điểm ngã
ba ranh giới của tỉnh Hà Nam với hai tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình Phía Tây Nam giáphuyện Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình Phía Đông Nam giáp huyện Ý Yên của tỉnhNam Định
Huyện Thanh Liêm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưatrung bình hàng năm từ 1.600 đến 1.900mm, song phân bổ không đều, tập trung chủyếu vào từ tháng 6 đến tháng 9 dễ gây úng, lụt, rất khó khăn cho công tác phòngchống lụt bão
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 17.501,94 ha, trong đó đất nôngnghiệp 9.200,95 ha chiếm 53%, đất lâm nghiệp chiếm 26%, đất chuyên dùng chiếm12,2%, đất khu dân cư chiếm 4,2%, còn lại là đất chưa sử dụng Đất vùng đồngbằng được hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Đáy Vùng đồi núi chủ yếu làđất nâu vàng và đất màu, thích hợp cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây
5 xã tây Đáy, trong đó có Thanh Nghị và thị trấn Kiện Khê Ngoài ra còn có mỏ sét
phụ gia cho sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận cùng với mỏ đátrắng cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất
Hiện tại huyện có 17 xã (ban đầu là 20 xã) Năm 2015, huyện có 1 thị trấn và
16 xã, 3 xã sát nhập vào thành phố Phủ Lý Tính đến năm 2015, huyện có 8 xã miềnnúi trong tổng số 15 xã miền núi của tỉnh (theo tiêu chí xã miền núi cũ)
Trang 27Vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên này tạo tiền đề cho việc phát triển lâmnghiệp, các nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất… Tuy nhiên điềunày cũng gây ra khó khăn và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạngnghèo đa chiều trên địa bàn huyện Với địa hình đồi núi khó khăn, thiên nhiên thấtthường khiến việc đi lại, giao lưu trở nên khó khăn Bên cạnh đó, việc canh tác haychọn cây trồng sao cho phù hợp cũng là một vấn đề nan giải với người dân củahuyện.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế.
Thanh Liêm là huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn Đờisống cư dân nơi đây phụ thuộc chính vào việc trồng trọt, chăn nuôi Do đất đai đượcbồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Đáy nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa vàhoa màu Cùng với các chính sách khuyến khích sản xuất thêm vụ, xem canh gối
vụ, mở rộng các hình thức chăn nuôi theo hướng hiện đại như chăn nuôi theo trangtrại… nông nghiệp của huyện khá ổn định, góp phần đảm bảo an ninh lương thực,tăng thu nhập cho nhân dân
Huyện Thanh Liêm có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp khai thác dotrên địa bàn huyện có khá nhiều các dãy núi đá vôi, đất sét Tiềm năng về nguồn laođộng dồi dào cũng là một lợi thế lớn của huyện
Dù là một huyện có cư dân sống chính bằng nghề nông song theo bước đàphát triển của đất nước, cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch dần theo hướngcông nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp Trong những năm gần đây, việc đầu tư côngnghiệp, dịch vụ ngày càng được chú trọng phát triển, nhiều khu công nghiệp lớn đãhình thành trên địa bàn huyện Hiện nay trên địa bàn huyện có 2104 cơ sở sản xuấtcông nghiệp, trong đó có 4 cơ sở nhà nước Các sản phẩm chủ yếu là đá, gạch ngóinung, vôi củ, gạo xay xát, thêu ren Sản lượng khai thác chế biến đá năm 2015 đạtxấp xỉ 700.000 m3 Các cơ sở thêu ren xuất khẩu đạt sản lượng 60.000 bộ/ năm, thuhút nhiều lao động trên địa bàn
Về nông nghiệp, tổng sản lượng lượng thực có hạt năm 2015 của huyện đạt78.835 tấn, năng suất bình quân 106 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người đạt từ
595 kg/năm Huyện thực hiện chuyển đổi diện tích cấy một vụ bấp bênh, năng suấtthấp, không ổn định và diện tích ao, hồ, đầm sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấylúa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm Phong trào sản xuất vụ đông đượcduy trì trên cả diện tích đất hai lúa Sản xuất vụ đông góp phần đảm bảo an ninhlương thực, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn Chăn
Trang 28nuôi phát triển và duy trì đàn gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại quy mô lớn.Những năm gần đây, chăn nuôi có xu hướng tăng về tỷ trọng trong cơ cấu nôngnghiệp, năm 2015 đạt 30,5% Số lượng các đàn trâu, bò, gia cầm và diện tích nuôithủy sản liên tục tăng qua các năm, chú trọng vào các loại dê, bò, trâu, lợn gia cầm,
cá chim trắng, tôm cành xanh, bò sữa
Về thương mại - dịch vụ - du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trênđịa bàn năm 2015 đạt 4256 tỷ Toàn huyện có 1095 người kinh doanh thương mại
và dịch vụ cá thể Thương mại - dịch vụ - du lịch đang trở thành vấn đề được chútrọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trong những năm tới, Huyện ủy, UBND, HĐND huyện Thanh Liêm xác địnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – nông nghiêp - dịch vụ Côngnghiệp được chú trọng đầu tư, quy hoạch một cách khoa học hợp lý Đồng thời,nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế của vùng, lấy côngnghệ khoa học làm mũi nhọn, đột phá Gắn phát triển nông nghiệp với mô hình xâydựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ởnông thôn, tạo sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo
Có thể nói, tình hình kinh tế của huyện đang có xu hướng phát triển theohướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phù hợp với xu hướng chung của đất nước.Nhờ đó, đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Thanh Liêm được cảithiện đáng kể, tỷ lệ nghèo giảm dần qua các năm
Trang 29và chuyên môn.
Đời sống vật chất của người dân càng ngày càng nâng cao, thu nhập tăng đáng
kể Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người/tháng là 10879 nghìn đồng/người đếnnăm 2015 con số này tăng lên là 13430 nghìn đồng/người Có thể nói, bằng nhữngchính sách, định hướng, giải pháp, huyện đã giúp gia tăng đáng kể thu nhập chongười dân Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với nhiều tỉnh thành trongkhu vực Đông Nam Bộ
Trang 302.2 Thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam.
2.2.1 Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến phương
diện nghèo giai đoạn 2010 đến đầu 2016.
(1) Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Chương trình nông thôn mới được triển khai rộng khắp cả nước từ năm 2010.Đến nay, qua 5 năm thực hiện và triển khai huyện đã đạt được những thành tựuđáng kể, toàn huyện Thanh Liêm đã có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã cònlại đều đạt từ 11 tiêu chí trở lên (theo bộ 19 tiêu chí TW ban hành) Nhờ đó, cơ sở
hạ tầng và đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao
(2) Chương trình vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo.
Theo đường lối chủ trương của nhà nước và của UBND tỉnh, huyện đã thựchiên công tác cho hộ nghèo vay vốn, tạo động lực cho người nghèo từng bước cảithiện kinh tế hộ, tự vươn lên thoát nghèo Ngoài ra, huyện Thanh Liêm còn cónhững hoạt động hỗ trợ người nghèo như tặng quà tết cho hộ nghèo…
(3) Chương trình miễn, giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ
thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.
Theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ – CP ngày 14 tháng 5 năm 2010
và Nghị định số 74/2013/NĐ – CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 sửa đổi bổ sung một
số điều chỉnh của Nghị định 49, trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc diện
hộ nghèo sẽ được hỗ trợ chi phí học tập Chính sách này được triển khai trên khắpcác cơ sở giáo dịc thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 Nhờ
đó, khuyến khích được trẻ em trên địa bàn huyện đi học Cho đến nay, hầu hết trẻ
em đã đi học đúng độ tuổi và gần như không còn nạn mù chữ
2.2.2 Đánh giá nghèo đa chiều dựa trên kết quả điều tra của phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội huyện Thanh Liêm.
Theo quyết định số 59/2015/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ thì quy trìnhxác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên bàn các địa phương gồm các bước sau:
Trang 31Hình 2.1: Quy trình xác định hộ nghèo, cận nghèo 2015.
B1 TUYÊN TRUYỀN B2 TẬP HUẤN
B3 LẬP DANH SÁCH HỘ THAM GIA B3.1 Hộ nghèo+ cận nghèo 2014 B3.2 Hộ đăng ký tham gia
Phiếu A 2
< 3 chỉ tiêu >=3 chỉ tiêu B4 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH (Phiếu B) 3 Không nghèo
B5 TỔNG HỢP PHÂN LOẠI HỘ B5.3 Không
nghèo
B5.2 Nhóm có khả năng nghèo, cận nghèo
B5.1 Nghèo B6 HỌP THÔN/TỔ RÀ SOÁT
KẾT QUẢ
B7 TỔNG HỢP DS HỘ NGHÈO,
HỘ CẬN NGHÈO B7.3 Không Nghèo B7.2
Cận nghèo
B7.1 Nghèo
B8 HỌP DÂN B8.3 Không Nghèo B8.2
Cận nghèo
B8.1 Nghèo
B9 NIÊM YẾT KẾT QUẢ CÔNG KHAI
B10 TỔNG HỢP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DANH SÁCH HỘ NGHÈO, CẬN
NGHÈO
B11 CÔNG BỐ DANH SÁCH VÀ ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỘ NGHÈO, CẬN
NGHÈO (Phiếu C)
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội)
2 Phụ lục 1
3 Phụ lục 2
Trang 32Trên đây là 11 bước để xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo ở từng địa phương
áp dụng từ cuối năm 2015 Các hộ gia đình được điều tra và cho điểm từ đó quychiếu theo quy định để xác định hộ đó nghèo hoặc cận nghèo hay không Tại địabàn huyện Thanh Liêm, sau công tác tuyên truyền, tập huấn cho các đối tượng thamgia điều tra, quy trình điều tra được thực hiện theo 6 bước sau:
Bước 1: Người dân viết phiếu đăng kí điều tra hộ nghèo Trưởng thôn căn cứ
theo phiếu đăng kí của người dân để lập danh sách các hộ được điều tra
Bước 2: Điều tra viên đến từng hộ gia đình trong danh sách điều tra để thu
thập thông tin của hộ, chấm điểm theo mẫu có sẵn
Bước 3: Căn cứ kết quả chấm điểm trên phiếu điều tra, ban chỉ đạo giảm
nghèo của xã và các trưởng thôn tổ chức phân loại, xác định hộ nghèo, hộ cậnnghèo của từng thôn
Bước 4: Tổ chức họp dân để thông qua danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của
từng thôn
Bước 5: Danh sách hộ nghèo sau khi họp dân thống nhất thông qua sẽ được
trình UBND cấp huyện phê duyệt và công bố cho nhân dân được biết
Bước 6: Điều tra viên đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được xác định để
thu thập thông tin, đặc điểm của hộ nghèo, hộ cận nghèo để xây dựng dữ liệu về hộnghèo, hộ cận nghèo
Có thể nói quy trình điều tra nghèo đa chiều này khá chặt chẽ, đảm bảo được
thu nhập, có những tiêu chí cụ thể “mắt thấy” như việc người dân tham gia giáodục, bảo hiểm, nhà ở hợp vệ sinh… Trước đây, người dân thường né tránh việc điềutra, hoặc kê khai thu nhập vì có hộ có tâm lý “muốn” nghèo nên việc điều tra, bìnhxét thường rất khó
Đây là lần đầu tiên huyện áp dụng quy trình điều tra nghèo đa chiều mặc dùrất cố gắng song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Trước hết là về các tiêu chí đánh giánghèo đa chiều, có những tiêu chí khá “trừu tượng” đối với các điều tra viên như vềvấn đề vệ sinh, hố xí/ nhà tiêu…do vậy có những trường hợp mà việc điều trakhông hoàn toàn chính xác Bên cạnh đó, quy trình điều tra dễ hơn nhưng lại phứctạp hơn trong khi đó sự phối hợp giữa các ban ngành chưa thực sự ăn khớp.Có thể
Trang 33nói, quy trình điều tra đa chiều tuy dễ nhưng lại cũng rất phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực,
cố gắng và phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp ban ngành
quả điều tra.
nghèo
Tỷ lệ hộtáinghèo
Tỷ lệ hộnghèophátsinh
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thanh Liêm)
Từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ nghèo trên địa bàn huyện giảm từ 11,54%xuống còn 3,35%, tức là giảm hơn 3 lần Đây là nỗ lực giảm nghèo rất đáng ghinhận của huyện Thanh Liêm Tuy nhiên, con số này chỉ mới dừng lại ở sự đánh giánghèo thu nhập Theo phương thức đo lường mới, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trongtoàn huyện là 5,14% Đây là con số không quá cao so với các địa phương khác
Trang 34nhưng con số này lại đang có xu hướng tăng từ 3,35% năm 2014 lên 5,14% năm
2015 Có thể nói, khi chuyển từ phương thức đo lường nghèo đơn chiều sang đachiều con số này lại tăng lên Điều này cho thấy một thực tế về hiện trạng thiếu hụttrong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân
Bên cạnh đó, tỷ lệ số hộ tái nghèo và thoát nghèo trên địa bàn huyện là khácao Tỷ lệ số hộ thoát nghèo là 23,8% nhưng tỷ lệ số hộ tái nghèo lại là 72,796% và
tỷ lệ số hộ nghèo phát sinh là 78,98% Con số này một phần phản ánh sự chênh lệch
do thay đổi phương thức đơn chiều sang đa chiều Song nó còn cho ta thấy một điều
là ngoài việc thiếu hụt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở huyện ThanhLiêm còn tồn tại thực trạng giảm nghèo thiếu tính bền vững Đây đều là các vấn đềđòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ căn nguyên để giải quyết một cách đồng bộ, dứtđiểm và kịp thời
Tỷ lệ nghèo giữa các xã có sự chênh lệch khá lớn Cụ thể là ở các xã LiêmPhong (7,27%), Liêm Cần (7,13%), Liêm Túc (8,87%), Kiện Khê (7,35%), ThanhNghị (7,08%) đều có tỷ lệ hộ nghèo trên 7% Đây đều là những xã thuộc khu vực
có địa hình đi lại gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên đa phầnngười dân bị thiếu hụt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Bên cạnh đó,
dù việc sản xuất nông nghiệp ở các địa phương này gặp khá nhiều khó khăn nhưngthu nhập của dân cư ở các xã này lại phụ thuộc chủ yếu nghề nông
b Đánh giá về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo cách đo lường
đa chiều.
Trang 35Hình 2.2: Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn huyện.
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thanh Liêm)
Trong đó:
Thiếu hụt 1: Số hộ nghèo thiếu hụt chỉ số về tiếp cận dịch vụ y tế.
Thiếu hụt 2: Số hộ nghèo thiếu hụt chỉ số về bảo hiểm y tế.
Thiếu hụt 3: Số hộ nghèo thiếu hụt chỉ số về trình độ giáo dục người lớn.
Thiếu hụt 4: Số hộ nghèo thiếu hụt chỉ số về tình trạng đi học của trẻ em.
Thiếu hụt 5: Số hộ nghèo thiếu hụt chỉ số về chất lượng nhà ở.
Thiếu hụt 6: Số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số diện tích nhà ở.
Thiếu hụt 7: Số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số nguồn nước sinh hoạt.
Thiếu hụt 8: Số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh.
Thiếu hụt 9: Số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số sử dụng dịch vụ viễn thông.
Thiếu hụt 10: Số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Thứ nhất, về y tế, số hộ nghèo không được tiếp cận các dịch vụ y tế là 8,2%.
Đây vẫn là con số còn khá cao song nó đang có xu hướng giảm so với các nămtrước Điều này có được là do sự đầu tư của huyện vào việc nâng cấp các cơ sở y tế,đặc biệt là các cơ sở y tế địa phương 100% các xã được có cơ sở y tế được trang bịkhang trang, đầy đủ các thiết bị y tế cơ bản, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh củanhân dân Về vấn đề BHYT thì còn gặp khá nhiều khó khăn Dù BHYT là bắt buộcvới mọi người, mọi gia đình song một số người dân chưa nhận thức được vai trò củaBHYT nên không mua, “trốn mua” BHYT Ngoài ra, việc thủ tục BHYT khi khámchữa bệnh còn khá phức tạp nên người dân còn e ngại trong việc sử dụng Đối vớicác hộ nghèo, nếu nhận thấy bệnh không quá nghiêm trọng người bệnh vẫn còn tâm
lý tự mua thuốc theo đơn của hiệu thuốc mà không cần khám chữa tại các cơ sở y
tế Hoặc người dân vẫn còn tư tưởng chấp nhận khám chữa vượt tuyến, tự chi trảmọi khoản chi phí nên hiệu quả của BHYT bắt buộc chưa thực sự phát huy hiệu quảcao
Thứ hai, về giáo dục, lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn là ưu tiên lớn của
huyện trong nhiều năm qua Trung bình khoảng 45% chi thường xuyên từ ngân sách