Để làm được điều đó, doanh nghiệp cầnphải cắt giảm chi phí, nâng cao nâng suất, chất lượng sản phẩm, tạo được niềm tin cho khách hàng về sản phẩm, về chất lượng sản phẩm của doa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCMKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIÊU LUẬNMÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG – D01
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG JIT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG TRONG THỰC TIỄN
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Mức độhoànthành
Ký xácnhậnMai thị Ngọc Giàu 030630140671
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4
MỤC LỤC:
1 MỞ ĐẦU: 6
2 NỘI DUNG: 7
2.1 Tổng quan: 7
2.1.1 Sơ lược về logistics: 7
2.1.2 Khái niệm Just In Time: 7
2.1.3 Mục tiêu: 8
2.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển: 9
2.1.4.1 Giai đoạn hình thành: 9
2.1.4.2 Giai đoạn phát triển: 9
2.2 Điều kiện áp dụng hệ thống just in time: 9
2.2.1 Tập trung vào chất lượng: 9
2.2.2 Chu kỳ sản xuất ngắn: 10
2.2.3 Chu trình sản xuất trôi chảy: 10
2.2.4 Vận hành sản xuất linh hoạt: 10
2.3 Các yếu tố chính của hệ thống Jit: 10
2.3.1 Mức độ sản xuất đều và cố định: 10
2.3.2 Tồn kho thấp nhất: 11
2.3.3 Kích thước lô hàng nhỏ: 11
2.3.4 Lắp đặt nhanh với chi phí thấp: 11
2.3.5 Bố trí mặt bằng hợp lý: 12
2.3.6 Sửa chữa và bảo trì định kỳ: 12
2.3.7 Sử dụng công nhân đa năng: 13
2.3.8 Đảm bảo sản xuất với mức chất lượng cao: 13
2.3.9 Tinh thần hợp tác, nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất: 14
2.3.10 Người bán tin cậy: 14
2.3.11 Thay thế hệ thống đẩy bằng hệ thống kéo: 14
2.3.12 Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục: 15
2.4 Công cụ hổ trợ quản lý hệ thống JIT: 15
2.4.1 Công nghệ RFID: 15
2.4.1.1 Khái niệm: 15
2.4.1.2 Cấu tạo: 15
Trang 5Hệ thống RFID gồm những thành phần cơ bản sau: 15
2.4.1.3 Phương thức làm việc của RFID: 16
2.4.1.4 Ứng dụng công nghệ RFID trong thực tế: 17
2.4.2 Phương pháp quản lý Kanban: 18
2.4.2.1 Khái niệm: 18
2.4.2.2 Thông tin trên kanban: 19
2.4.3 Nguyên tác của Kanban: 21
2.5 Lợi ích của mô hình Just in time(JIT) : 22
2.6 Nhược điểm của JIT: 24
- Lịch tiếp nhận và phân phối nguyên liệu, thành phẩm rất phức tạp 24
2.7 Ứng dụng của hệ thống JIT trong thực tế: 25
3 KẾT LUẬN: 32
Trang 61 MỞ ĐẦU:
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay thì cạnh tranh là một điều tất yếu không thể tránh khỏi Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình về mọi mặt Ngoài ra, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận và làm sao để lợi nhuận đạt được là tối ưu Để làm được điều đó, doanh nghiệp cầnphải cắt giảm chi phí, nâng cao nâng suất, chất lượng sản phẩm, tạo được niềm tin cho khách hàng về sản phẩm, về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng… Trong đó, việc giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm là giải pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất Để thực hiện được các giải pháp này, doanh nghiệp phải cải tiến hệ thống sản xuất cũng như các quy trình làm việc của mình sao cho có hiệu quả nhất Loại bỏ khỏi dây chuyền sản xuất những công đoạn không hợp
lý, điều đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh Nhưng thực hiện điều đó như thế nào? Dựa vào yếu tố hay mô hình nào để thực hiện? Và phải thực hiện ra sao?
JIT (Just In Time), là một hệ thống sản xuất giúp loại bỏ ra khỏi dây chuyền sản xuất những công đoạn không hợp lý, ngoài ra nó còn giúp chúng ta giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro, đã được Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới áp dụng khá thành công Bài tiểu luận này, sẽ giúp cho mọi người có một cái nhìn tổng quát về JIT, từ đó có thể áp dụng JIT trong quá trình sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả trong sản xuất
Trang 72 NỘI DUNG:
2.1 Tổng quan:
2.1.1 Sơ lược về logistics:
Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịchcủa hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sảnphẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ
Logistics có thể tạm dịch một cách không sát nghĩa là “hậu cần”, nhưng có lẽđến nay Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương Chúng ta có thể chấp nhận từlogistics như một từ đã được Việt hóa, cũng tương tự như nhiều từ khác trong thực tế
đã chấp nhận như container, marketing…
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của
đế chế Hy Lạp và La Mã Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” đượcgiao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện choquân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác Công việc “hậu cần” này
có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệnguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương Quátrình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định Đội quânhậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức Quân
Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thờigian, bằng những phương thức tối ưu Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà
Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh Cũng trong thờigian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đếnngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinhdoanh
2.1.2 Khái niệm Just In Time:
Just-In-Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại
Trang 8Tóm lược ngắn gọn nhất là: "Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm cần thiết".
-Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sảnxuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúngbằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới
Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ Và như vậy,
hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn
Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyênnhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phốiđược lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thểthực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nàotrong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân cônghay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành
JIT còn được áp dụng trong cả suốt quy trình cho đến bán hàng Số lượng hàngbán và luồng hàng điều động sẽ gần khớp với số lượng hàng sản xuất ra, tránh tồnđọng vốn và tồn kho hàng không cần thiết Có những công ty đã có lượng hàng tồngần như bằng không
Hệ thống JIT cho phép hệ thống vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí khôngcần thiết
Thời gian sản xuất nhanh hơn
Thời gian giao hàng ngắn hơn
Sử dụng thiết bị hiệu quả hơn
Yêu cầu không gian nhỏ hơn
Tỷ lệ sai lỗi sản phẩm thấp hơn
Trang 9 Chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn
Đến những năm 1970, quy trình sản xuất theo mô hình JIT này mới được hoànthiện và tổng kết thành lý thuyết Nó được phát triển và hoàn thiện bởi Ohno Taiichicủa Toyota, người mà bây giờ được xem như cha đẻ của JIT Taiichi Ohno phát triểnnhững triết học này như một phương tiện nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàngvới thời gian nhanh nhất Trong công cuộc công nghiệp hoá sau Đại chiến thế giới thứ
2, nước Nhật thực hiện chiến lược nhập khẩu công nghệ nhằm tránh gánh nặng chi phícho nghiên cứu và phát triển (R&D) và tập trung vào việc cải thiện quy trình sản xuất(kaizen)
2.1.4.1 Giai đoạn phát triển:
Sau Nhật, JIT được 2 chuyên gia về chất lượng là Deming và Juran phát triển ởBắc Mỹ Từ đó mô hình này đã lan rộng trên toàn thế giới JIT là một phương phápsản xuất với mục tiêu triệt tiêu tất cả các nguồn gây hao phí, bao gồm cả tồn khokhông cần thiết và phế liệu sản xuất
2.2 Điều kiện áp dụng hệ thống just in time:
Các công ty áp dụng JIT đều mang định hướng khách hàng vì các đơn đặt hàngtạo ra chu trình sản xuất Thay cho việc nhập kho các thành phẩm và đợi đơn đặt hàng,
hệ thống JIT sản xuất các sản phẩm trực tiếp theo các đơn đặt hàng nhận được JITthành công nhờ một số yếu tố then chốt sau
2.2.1 Tập trung vào chất lượng:JIT luôn đi đôi với hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp(TQC) và nâng cao chấtlượng sản phẩm Công nhân tay nghề cao với độ sai sót bằng không sẽ giảm được cácchi phí không gia tăng giá trị như kiểm soát viên hay sửa chữa sản phẩm
Trang 102.2.2 Chu kỳ sản xuất ngắn:Chu kỳ sản xuất ngắn giúp tăng tốc độ đáp ứng đơn đặt hàng tức thời và giảmmức độ tồn kho cho doanh nghiệp
2.2.3 Chu trình sản xuất trôi
chảy:
JIT đơn giản hoá chu trình sản xuất để giảm độ trệ, phát triển mối quan hệ vớinhà cung cấp để có được nguyên vật liệu ngay khi cần với chất lượng đảm bảo JITduy trì tay nghề đều đặn theo nhóm để giảm chi phí ngắt quảng và chi phí chuyển giaobán thành phẩm bằng cách phân bố máy móc cùng một nhóm công việc càng gần nhaucàng tốt
Công nhân được huấn luyện để sử dụng toàn bộ các máy móc cùng một nhómmột cách thành thục và tạo ra hiệu quả tốt nhất Đây là hình thức sản xuất theo ô(cell) Mỗi ô có thể được coi như một nhà máy thu nhỏ với các nhóm máy thườngđược sắp xếp theo hình chữ “U”
2.2.4 Vận hành sản xuất linh
hoạt:
Máy móc cần linh hoạt trong khả năng tạo ra các linh kiện và sản xuất để tăngthêm sản lượng nếu sản phẩm có mức cầu vượt bậc hoặc tránh cho việc đình trệ sảnxuất vì một máy móc nào đó bị hỏng Thời gian cài đặt và thay đổi hệ thống máy móccũng phải đủ ngắn Nhân viên cũng cần được đào tạo đa năng nhằm thế chỗ và kiêmnhiệm, giảm được chi phí lao động bất thường khi xảy ra sự cố bất ngờ
Nếu thực hiện được điều này ,công ty sẽ đạt được cách kiểm kê số không (zeroinventory).Đứng trên quan điểm quản trị sản xuất,đây là trường hợp lý tưởng
2.3 Các yếu tố chính của hệ thống Jit:
2.3.1 Mức độ sản xuất đều và cố
định:
Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một
hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vật liệu vàsản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng Mỗi thao tác phải được
Trang 11phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống rất chặt chẽ Do đó, lịch trình sản xuất phải đượccố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng và sản xuất.
2.3.2 Tồn kho thấp nhất:
Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp.Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang
và thành phẩm chưa tiêu thụ Lượng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng Lợi ích rõràng nhất là tiết kiệm được không gian và tiết kiệm được chi phí do không phải ứđộng vốn trong các sản phẩm còn tồn động trong kho
Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn nhưng lại là một kía cạnh then chốt của triết lýJIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quátrình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố gắngkhắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao Phương pháp JITlàm giảm lượng tồn kho, từ đó người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết những khókhăn phát sinh
2.3.3 Kích thước lô hàng nhỏ:Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sảnxuất và phân phối từ nhà cung ứng Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi íchcho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau:
+ Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn
so với lô hàng có kích thước lớn Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm diệntích kho bãi
+ Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở tại nơi làm việc
+ Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lôhàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn
2.3.4 Lắp đặt nhanh với chi phí
thấp:
Như mục đích của JIT là giảm thiểu chi phí ở tất cả các khâu trong quá trình sảnxuất cũng như phân phối điều này gắn liền với việc phải đào tạo được một đội ngũcông nhân lành nghề, thường xuyên huấn luyện để nâng cao kỹ thuật trong công việc
Trang 12Đồng thời công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt đượctiêu chuẩn hóa, có thể giúp giảm thời gian lắp đặt Hơn nữa người ta có thể sử dụngnhóm công nghệ để giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhautrong những thao tác có tính lặp lại Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhautrên những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinhchỉnh trong trường hợp này là cần thiết.
2.3.5 Bố trí mặt bằng hợp lý:
Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu sản phẩm Thiết
bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráphay xử lý giống nhau Để tránh việc di chuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khuvực thì người ta đưa những lô nhỏ chi tiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâmlàm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và sản phẩm dở dang sẽ được giảm đếnmức tối thiểu Mặt khác chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và khônggian cho đầu ra cũng giảm Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quảhơn và máy móc thiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếptrong công nhân
2.3.6 Sửa chữa và bảo trì định
kỳ:
Do đặc điểm của máy móc và trang thiết bị là bị hao mòn và hư hỏng trong quátrình sử dụng, do vậy sữa chữa định kì và bảo trì là một điều tất yếu và cần thiết trongquá trình sử dụng, do vậy sữa chữa định kì và bảo trì là một điều tất yếu và cần thiết.Thêm vào đó, hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thểgây ra nhiều rắc rối Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chươngtrình bảo trì định kì, trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạtđộng tốt nhất và vào việc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cốxảy ra Những công nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình.Mặc dù có bảo trì định kì, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng vì vậy, cần thiết phảichuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vào sảnxuất một cách nhanh chóng Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dự phòng
và duy trì lực lượng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vào sản xuất một cách nhanh
Trang 13chóng Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dự phòng và duy trì lực lượngsửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửa chữa những hư hỏng đột xuất cóthể xảy ra
2.3.7 Sử dụng công nhân đa
năng:
Hệ thống JIT dành vai trò nổi bậc cho công nhân đa năng được huấn luyện đểđiều khiển tất cả những công việc từ việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vậnhành máy đến việc bảo trì, sửa chữa… Người ta mong muốn công nhân có thể điềuchỉnh và sửa chữa… Người ta mong muốn công nhân có thể điều chỉnh và sửa chữanhỏ cũng như thực hiện việc lắp đặt trong hệ thống JIT, công nhân không chuyênmôn hóa mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúpnhững công nhan không theo kịp tiến độ Người công nhân không những có tráchnhiệm trong việc kiểm tra chất lượng công việc của mình mà còn quan sát, kiểm trachất lượng công việc của những công nhân khâu trước họ
2.3.8 Đảm bảo sản xuất với mức
chất lượng cao:
Hệ thống này được gài vào một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện củanhững trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dòng công việc này Thực tế,
do kích thước lô hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi
sự cố xảy ra, việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục Vì vậy,phải tránh bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chống giải quyết trục trặc khi chúngxuất hiện
Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để xử lý vấn đề chất lượng:
+ Thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất Thực tế chothấy hệ thông JIT sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, tất cả những vấn đềtrên sẽ đóng góp làm tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sảnxuất
+ Yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản phẩm cóchất lượng cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới
Trang 14+ Làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chấtlượng cao.
Điều này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phu hợp, huấn luyệnphương thức làm việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo lường chất lượng
và phát hiện lỗi, động viên công nhân cải tiến chất lượng và khi có sự cố xảy ra thìtranh thủ sự công tác của công nhân
2.3.9 Tinh thần hợp tác, nhanh
chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất:Trong hệ thống JIT lượng hàng tồn kho là tối thiểu, do vậy nếu sự cố xảy ra sẽrất dễ làm cho moih hoạt động ngưng trệ Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kì hệthống JIT nào Khi những sự cố như vậy xuất hiện thì cần giải quyết một cách nhanhchóng
Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đãdùng hệ thống đèn để báo hiệu Mỗi một khâu công việc được trang bị một bộ ba bóngđèn, đèn xanh biểu hiện cho mọi việc đều trôi chảy, đèn vàng biểu hiện có công nhân
sa sút cần chấn chỉnh Đèn đỏ báo hiệu cho sự cố nghiêm trọng cần nhanh chóng khắcphục Điểm mấu chốt của hệ thống đèn là cho những người khác trong hệ thống pháthiện được sự cố và cho phép công nhân, quản đốc sửa chữa kịp thời sự cố xảy ra
2.3.10Người bán tin cậy:
Vì hệ thống JIT hoạt động với mức tồn kho thấp, việc cung ứng hàng từ nhàcung cấp càng nhiều hơn và phải kịp thời Các nhà cung ứng phải giao hàng với chấtlượng cao và đúng hạn Các tổ chức còn tạo điều kiện để nhà cung ứng tham gia ngay
từ lúc còn đang thiết kế sản phẩm để trách các vấn đề về cung ứng vật tư có thể xảy rakhi đưa vào sản xuất
2.3.11Thay thế hệ thống đẩy bằng
hệ thống kéo:
Hệ thống kéo, hệ thống đẩy là hai hệ thống khác nhau nhằm chuyển dịch côngviệc thông qua quá trình sản xuất Trong hệ thống đẩy, khi công việc kết thúc tại một
Trang 15khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy đến khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng sản phẩm đượcđẩy vào kho thành phẩm.
Ngược lại, trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùythuộc vào hoạt động đi kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phíatrước nếu cần Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặcbởi lịch trình sản xuất chính Như vậy trong hệ thống kéo, công việc được luân chuyển
để đáp ứng yêu cầu của công đoạn kế tiếp theo quá trình sản xuất Trái lại trong hệthống đẩy, công việc được đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâm đến khâu
kế tiếp theo đã sẳn sàng chuẩn bị cho công việc hay chưa Vì vậy công việc có thể bịchất đống tại khâu chậm tiến độ do thiết bị hỏng hóc hoặc phát hiện có vấn đề về chấtlượng
Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc được kết nốinhau, và sự tích lũy - thừa tồn kho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi
2.3.12Giải quyết vấn đề và cải
tiến liên tục:
Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liêntục trong hệ thống như:
Giảm tồn kho
Giảm chi phí lắp đặt
Giảm thời gian sản xuất
Cải tiến chất lượng
Tăng năng suất
Cắt giảm chi phí
Nâng cao hiệu quả sản xuất
Sự cải tiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viên trongdoanh nghiệp nhầm hoàn thiện hệ thống
Trang 162.4 Công cụ hổ trợ quản lý hệ thống JIT:
2.4.1 Công nghệ RFID:
2.4.1.1 Khái niệm:
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằngsóng vô tuyến Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thốngthu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng Làmột phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết
bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID
2.4.1.2 Cấu tạo:
Hệ thống RFID gồm những thành phần cơ bản sau:
- 1 thẻ đọc
- 1 ăng ten gửi đi tín hiệu radio
- 1 thẻ tag (hoặc hệ thống tiếp nhận và phát tín hiệu lại) mà gửi lại tín hiệu cùng các thông tin thêm
Đôi khi giao tiếp là một chiều: Chỉ mình thẻ tag gửi thông tin đến đầu đọc Đôikhi đó là đa chiều Những nguyên tắc cơ bản luôn luôn được sử dụng để nhận dạng thẻtag (hoặc hệ thống tiếp nhận và phát tín hiệu lại) Thẻ tag được mang hoặc gắn trênngười, động vật hay đồ vật thường chứa một con số (theo một format nhất định).Đầu đọc RFID và ăng ten đôi khi được tích hợp và thỉnh thoảng có nhiều hơnmột ăng ten kết nối với một đầu đọc Ăng ten thực ra là phần chuyển và nhận tín hiệuradio Thẻ đọc là phần xử lý các hệ tín hiệu, sự điều biến, sự chuyển biến của thôngtin,
Trang 172.4.1.3 Phương thức làm việc của RFID:
Nguyên lý gốc của hệ thống RFID về cơ bản là giống nhau: Một đầu đọc gửi đitín hiệu radio Một khi thẻ tag RFID lọt vào tầm tín hiệu, nó sẽ được cung cấp nănglượng bằng một cách nào đó (đôi khi là điện cảm ứng, đôi khi bằng cách khác) Bêntrong thẻ tag là một chip có khả năng thực hiện một số hành vi logic và nó trong bộnhớ của nó bao gồm một vài thông tin
Khi thẻ tag được cung cấp năng lượng, nó sẽ bắt đầu gửi trả tín hiệu radio đếnđầu đọc Khái niệm cơ bản của hệ thống tầm xa mà được đề cập đến như là "mô hìnhtán xạ được điều chế" Trong định nghĩa cơ bản của khái niệm này là thẻ tag phảnchiếu lại tín hiệu từ thẻ đọc (bạn có thể so sánh nó với một tấm gương chắn sóngradio), nhưng khi nó phản chiếu lại những tín hiệu, nó nhẹ nhàng đổi lại bộ Mô đun sửdụng một mẫu thử nhất định Thẻ đọc hiểu được những thay đổi đó và nó có thể giải
Cả thẻ đọc và thẻ tag sẽ phát tín hiệu radio trên một tần số nhất định nên chúng
sẽ điều khiển qua lại lẫn nhau Một vài tần số RFID phổ biến và hay được sử dụng là:
Phạm vi đọc của các hệ thống RFID biến đổi rất lớn và không chỉ phụ thuộc vào tần số được sử dụng mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, ví dụ như độ nhạy của thẻ tag và kích thước ăng ten