Trình bày khái quát về hoạt động sản xuất của cơ sở xả nước thải Nhà máy Sữa tươi sạch TH hiện tại đã đưa vào hoạt động với công suất 200triệu lít sữa/năm, gồm 03 dây chuyền công nghệ: C
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH VẼ v
MỞ ĐẦU 1
1 Trình bày các thông tin về tổ chức đề nghị cấp giấy phép xả nước thải và về cơ sở xả nước thải 1
2 Trình bày khái quát về hoạt động sản xuất của cơ sở xả nước thải 1
3 Trình bày khái quát về nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải 2
4 Trình bày khái quát việc thu gom, xử lý, xả nước thải 4
5 Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải 6
6 Tóm tắt phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố và kiểm soát hoạt động xử lý, xả nước thải vào nguồn nước 6
7 Trình bày các căn cứ, tài liệu lập báo cáo 7
8 Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập báo cáo 8
Chương I: ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI 10
1.1 Hoạt động phát sinh nước thải 10
1.1.1 Thuyết minh quy trình sản xuất, các hoạt động sử dụng nước và phát sinh nước thải 10
1.1.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải 16
1.1.3 Thuyết minh lượng nước thải thu gom, xử lý và thông số, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải trước khi xử lý 17
1.2 Hệ thống thu gom nước thải 20
1.2.1 Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước thải, cách thức thu gom, các thông số thiết kế của hệ thống thu gom 20
1.2.2 Trình bày việc xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung 20
1.3 Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa 21
1.3.1 Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa 21
1.3.2 Trình bày biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm 22
1.4 Hệ thống xử lý nước thải 22
1.4.1 Thuyết minh về việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải 22
1.4.2 Trình bày sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 23
1.4.3 Liệt kê danh mục các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải 27
1.4.4 Trình bày việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải (nêu rõ tên loại hóa chất, chế phẩm vi sinh; công đoạn xử lý có sử dụng; lượng hóa chất, chế phẩm vi sinh sử dụng) 29
1.5 Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận 29
1.5.1 Sơ đồ và mô tả hệ thống cống, kênh, mương…dẫn nước thải sau xử lý ra đến nguồn nước tiếp nhận 29
1.5.2 Mô tả công trình cửa xả nước thải (loại công trình, kích thước, vật liệu ) 29
1.5.3 Chế độ xả nước thải 29
1.5.4 Phương thức xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận 29
Chương II: ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN 30
2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải 30
2.1.1 Các yếu tố địa lý, địa hình, khí tượng khu vực tiếp nhận nước thải 30
2.1.2 Hệ thống sông suối, kênh, rạch, hồ ao khu vực tiếp nhận nước thải 31
2.1.3 Chế độ thủy văn của nguồn nước 31
Trang 22.2 Chất lượng nguồn nước tiếp nhận 32
2.2.1 Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải 32
2.2.2 Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận và kết quả thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến diễn biến chất lượng nguồn nước tiếp nhận 32
2.3 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải 33
2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải 33
2.4.1 Thống kê các đối tượng xả nước thải trong khu vực 33
2.4.2 Mô tả về nguồn nước thải của từng đối tượng xả nước thải trong khu vực 34
Chương III: KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC 35
3.1 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận 35
3.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước 35
3.3 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh 36
3.4 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác 37
3.5 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 37
Chương IV: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC .41
4.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận 41
4.2 Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước 41
4.3 Quan trắc, giám sát hoạt động xả nước thải 42
4.3.1 Trình bày biện pháp, tần suất, vị trí quan trắc lưu lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận 42
4.3.2 Trình bày biện pháp, tần suất, thông số, vị trí quan trắc chất lượng nước thải sau khi xử lý và chất lượng nguồn nước tiếp nhận 42
4.3.3 Trình bày việc bố trí thiết bị, nhân lực, kinh phí thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, quan trắc lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận 42
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 44
1 Kết luận 44
2 Kiến nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước 44
3 Các cam kết 44
PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 45
Trang 3BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy sữa tươi sạch TH 2
Bảng 0.2: Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo 9
Bảng 1.1: Thông số đặc trưng và nồng độ của nước thải trước khi xử lý của Nhà máy Sữa tươi sạch TH 18
Bảng 1.2: Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày 19
Bảng 1.3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 19
Bảng 1.4: Hạng mục xây dựng cụm bể xử lý nước thải 26
Bảng 1.5: Hạng mục xây dựng nhà điều hành, hóa chất và hạng mục khác 26
Bảng 1.6: Hiệu quả xử lý nước thải tại các công đoạn của hệ thống XLNT 27
Bảng 1.7: Danh mục các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải 28
Bảng 1.8: Danh mục các loại hóa chất sử dụng xử lý nước thải 29
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Sông Sào khu vực tiếp nhận nước thải của Nhà máy Sữa tươi sạch TH 33
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xả lý tại điểm xả thải của Nhà máy Sữa tươi sạch TH 36
Bảng 3.2: Kết quả đo đạc, phân tích nồng độ các chất có trong nguồn nước thải đã qua xả lý và nước mặt nguồn tiếp nhận 37
Bảng 3.3: Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa cho phép nguồn nước sông sào có thể tiếp nhận 38
Bảng 3.4: Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận .39
Bảng 3.5: Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp của Nhà máy 39
Bảng 3.6: Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận của nguồn nước sau khi tiếp nhậ nước thải từ Nhà máy Sữa tươi sạch TH 40
Bảng 4.1: Dự trù kinh phí và kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước hàng năm 43
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp sản xuất 3 Hình 0.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt, tưới cây, chữa cháy 4 Hình 0.3: Sơ đồ thu gom nước thải của Nhà máy 5
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng 11
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa chua 13
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng 15
Hình 1.4 Sơ đồ bể tự hoại cải tiến của nhà máy Sữa tươi sạch TH 21
Hình 1.5: Sơ khối quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy 24
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Trình bày các thông tin về tổ chức đề nghị cấp giấy phép xả nước thải
và về cơ sở xả nước thải
a) Tổ chức đề nghị cấp giấy phép xả nước thải
- Tên tổ chức: Công ty CP Sữa TH (TH milk)
- Địa chỉ liên hệ: Xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- Điện thoại: 0383 904 290
b) Cơ sở xả nước thải
- Tên cơ sở: Nhà máy Sữa tươi sạch TH
- Vị trí: Xóm Bình Nghĩa, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- Quy mô Nhà máy: Nhà máy Sữa tươi sạch TH hiện tại đã đưa vào hoạt độngvới công suất 200 triệu lít sữa/năm, gồm 03 dây chuyền công nghệ: Công nghệ sảnxuất sữa tươi tiệt trùng, công nghệ sản xuất sữa chua và công nghệ sản xuất sữa tươithanh trùng
- Loại hình sản xuất, kinh doanh: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Năm bắt đầu hoạt động: Nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ tháng07/2013
2 Trình bày khái quát về hoạt động sản xuất của cơ sở xả nước thải
Nhà máy Sữa tươi sạch TH hiện tại đã đưa vào hoạt động với công suất 200triệu lít sữa/năm, gồm 03 dây chuyền công nghệ: Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệttrùng, công nghệ sản xuất sữa chua và công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng.Trong đó:
+ Sữa tươi tiệt trùng (sữa UHT): Sữa tươi 100% được tiếp nhận từ trang trại
chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp của Công ty tại xã Nghĩa Sơn,huyện Nghĩa Đàn sau đó được tiệt trùng đưa đi chế biến, có bổ sung đường tinhluyện, loại bớt béo… qua hệ thống chế biến hiện đại, đồng hoá, tiệt trùng lạnhnhanh và chiết rót Sữa tiệt trùng được đóng gói trong hộp giấy Tetrapak có dungtích 110ml, 200ml, 250ml và 1000ml có thể bảo quản trong thời gian 6 tháng ở điềukiện bình thường Công suất: 80 triệu lít/năm
+ Sữa tươi thanh trùng: Được chế biến từ sữa tươi 100% lấy từ trang trại,
qua xử lý sơ bộ, làm lạnh nhanh, đồng hoá, được trộn thêm đường tinh luyện, đượcthanh trùng, chứa trong tank, và đem đi chiết vào hộp giấy Tetrapak 1000ml Côngsuất: 70 triệu lít/năm
Trang 74,8; được bổ sung hương hoặc mứt các loại trước khi được chiết vào ly nhựa 100ml.Công suất: 50 triệu lít/năm.
3 Trình bày khái quát về nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải
a) Nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn cung cấp nước cho nhà máy: Được lấy từ giếng khoan bên trongkhuôn viên nhà máy, được xử lý đạt yêu cầu về nước sử dụng trong sinh hoạt chocác khu vực vệ sinh, cứu hoả, tưới cây và được đưa vào bể chứa số 01 Nước đượctiếp tục xử lý, đạt yêu cầu của dây chuyền chế biến sữa được chứa vào bể số 02 sau
đó được bơm nước vào các hệ thống thiết bị chế biến sữa
- Quy trình xử lý nước cấp sản xuất và sinh hoạt: Nước dưới đất được hút từ
độ sâu trên 60m (bằng các giếng khoan), sau đó được đưa qua hệ thống xử lý sắt,làm mềm, xử lý vi sinh… Nước sạch sau khi được xử lý bởi hệ thống xử lý sắt sẽđược sử dụng để chế biến, phối trộn và CIP trong quá trình sản xuất
Bể chứa nước có tổng dung tích dự trữ nước đủ sử dụng trong một ngày đểdùng cho toàn bộ yêu cầu sản xuất của Nhà máy (thể tích bể 700m3) Hệ thốngđường ống cấp nước lạnh sẽ được phân phối tới Nhà máy sản xuất và các khu vănphòng Nhà máy Đường ống bên ngoài được đi trên cầu ống, được lắp đặt ở phíatrên trần hành lang với ống đi trong nhà
Bộ ống van (Water hammer arrestors) được lắp đặt trên đường ống cấp nướcvào các nhà vệ sinh và tại đỉnh trục ống cấp nước lạnh
Bộ bơm tăng áp gồm bơm chảy và bơm dự phòng, với bộ điều khiển thay đổilưu lượng sẽ cung cấp nước tới Nhà máy sản xuất cũng như toà nhà văn phòng, khuphụ trợ
Bộ van điều áp sẽ được lắp đặt tại những nơi cần thiết để giảm áp suất nướctrong đường ống Các van cách ly được lắp đặt trên mỗi ống nhánh tại mỗi khu vựccấp nước
- Nhu cầu sử dụng nước: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy Sữa tươi sạch
TH được tính toán và thể hiện ở bảng sau:
Bảng 0.1: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy sữa tươi sạch TH
TT Đối tượng sử dụng Quy mô Tiêu chuẩn Công suất
(m3/ng.đ)1
Nước cấp cho sản xuất (Vệ sinh
đường chuyền, vệ sinh nền nhà
Trang 8TT Đối tượng sử dụng Quy mô Tiêu chuẩn Công suất
Quy trình công nghệ xử lý nước cấp của Nhà máy như sau:
Hình 0.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp sản xuất
Cl2Ca(OH)2Phèn
Nước thô
Vôi
Keo tụTrộn
Làm thoáng tự nhiên hoặc cưỡng bức
Lắng tiếp xúc
LắngLọc nhanh
Khử trùng
Bể chứa nước sạch
Hệ thống
xử lý nước thảiTrạm bơm
Mạng lưới cấp nước
Trang 9Hình 0.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt, tưới cây, chữa cháy
Nhà máy đã xây dựng 2 bể chứa nước: Bể số 1 có thể tích là 200m3 bể này phục
vụ để cấp nước tưới cây, nước sinh hoạt trong Nhà máy và đồng thời là bể nước cấp
để phòng cháy chữa cháy, bể số 2 có thể tích là 500m3 dung cho sản xuất sữa Công
ty cũng sử dụng công nghệ cột áp lực và sử dụng cột tháp nước trong đó xây dựngmột nhà chứa 04 máy bơm bao gồm 02 máy bơm dùng để chữa cháy, 02 máy bơmcòn lại dùng để bơm nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất trong Nhà máy
b) Nhu cầu xả nước thải của Nhà máy
Nước thải phát sinh từ hoạt động của Nhà máy Sữa tươi sạch TH bao gồm:Nước thải sản xuất (Vệ sinh đường chuyền, vệ sinh nền nhà xưởng), nước thải sinhhoạt của CBCNV
- Tổng lưu lượng nước thải xả thải lớn nhất là: 1.400 m3/ngày đêm;
- Lưu lượng xả thải trung bình là: 1.000 m3/ngày đêm (Tính cho thời điểm nhàmáy chỉ hoạt động 02 trong 03 dây chuyền sản xuất)
Chất lượng nước thải: Nước sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vềnước thải công nghiệp (QCVN 40: 2011/BTNMT, Cột B, với hệ số Kq = 0,9, Kf =1,0) được phép thải ra nguồn nước tiếp nhận (Sông Sào)
4 Trình bày khái quát việc thu gom, xử lý, xả nước thải
a) Mô tả sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải
Nước thô
Làm thoáng đơn giản + lọc nhanhKhử trùng
Bể chứa nước sạch
Trạm bơm
Mạng lưới cấp nước
Trang 10Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất Nhà máy Sữa tươi sạch TH củaCông ty CP Sữa TH gồm các nguồn như: Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt.
Sơ quy trình thu gom nước thải như hình sau:
Hình 0.3: Sơ đồ thu gom nước thải của Nhà máy
Nước thải sinh hoạt được thu gom từ các nhà vệ sinh tới bể tự hoại cải tiến(Bể Bastaf) để xử lý sơ bộ, nước thải sản xuất (Bao gồm: Nước làm mát các thiết bịtrong dây chuyền chế biến và đóng gói sản phẩm, nước rửa thiết bị dụng cụ rửa sàncuối mỗi chu kỳ hoạt động, nước thải từ lò hơi, máy làm lạnh, vệ sinh nhà xưởng,nước thải từ quá trình vệ sinh, khử trùng các xe vận chuyển ra vào Nhà máy, quần
áo, tay chân, giày dép, sữa hư hỏng lọai bỏ) được thu gom vào các hố ga, đườngống bằng Inox DN100, DN150 từ các khu vực nhà xưởng, dây chuyền sản xuất vàogiếng thu gom (hố thu gom) cùng với nước thải sinh hoạt
Sau đó, nước thải sẽ được hệ thống bơm tự động bơm lên hệ thống xử lýnước tập trung (02 Modun với tổng công suất 1.500m3/ngày.đêm) để xử lý đạt quychuẩn
Nước thải sau xử lý được dẫn về bể trung chuyển trong bờ rào Nhà máy (Thểtích bể 150m3), sau đó được bơm chìm dẩy xả thải theo hệ thống đường ống UPVC
D300 từ vị trí xả thải (chiều dài 900m, tọa độ vị trí xả thải VN2000: X=
2141939m; Y= 0574879m) dọc theo đường Hồ Chí Minh ra nguồn tiếp nhận Sông
Sào (Thuôc địa phận Xóm Bình Nghĩa, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An; tọa độ vị trí nguồn tiếp nhận VN200: X= 2141163m ; Y= 0575287m)
Sông sào khu vực tiếp nhận nước thải của Nhà máy được sử dụng để cung cấpnước tưới tiêu thủy lợi, canh tác nông nghiệp cho nhân dân trong vùng
b) Công nghệ, công suất hệ thống xử lý nước thải
Công nghệ xử lý nước thải tập trung của Nhà máy Sữa tươi sạch TH đã được
xây dựng là “Công nghệ sinh học hiếu khí dạng mẻ SBR (Sequencing Batch
Sông Sào
Vị trí xả thải
Đường ống UPVC D300
Trang 11+ Mondun 01: Công suất xử lý 500m3/ngày.đêm, được xây dựng và đi vào hoạtđộng từ năm 2013, do Aqua Industrial Water Treatment B.V (Hà Lan) xây dựng;
+ Mondun 02: Công suất xử lý 1.000m3/ngày.đêm, được xây dựng và đi vàohoạt động từ tháng 05/2015, do Công ty TNHH Koastal Eco Industries (Singapore)xây dựng
5 Cơ sở lựa chọn nguồn nước tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy là Sông Sào không nằm trong vùng
bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (Sông Sào khu vực tiếp nhận nước thải
của Nhà máy sử dụng cấp nước cho tưới tiêu thủy lợi, canh tác nông nghiệp cho nhân dân trong vùng)
Hơn nữa, với công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy là hiện đại, nước thải
sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT, cột A (Xin cấp phép cột B) Lưu lượng xả
thải lớn nhất là 1.400m3/ngày.đêm rất nhỏ so với lưu lượng dòng chảy Sông Sàokhu vực dự án là 13m3/s (Theo báo cáo dự án đầu tư xây dựng Công trình thủy lợi
Hồ chứa nước Sông Sào, giai đoạn 2, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An)
Do đó, việc lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải (Sông Sào) và vị trí xả nướcthải của Nhà máy là phù hợp về lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau xử lývới mục đích sử dụng nước khu vực nguồn nước tiếp nhận và hạ lưu vị trí xả nướcthải, chế độ thủy văn của nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Ngoài ra, Nhà máy đã đầu tư hệ thống bơm chìm, đường ống đấu nối từ vị trí
xả thải ra nguồn tiếp nhận Sông Sào (khoảng cách 900m, bằng ống nhựa UPVCD300) nên thuận lợi cho việc xả nước thải
6 Tóm tắt phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố và kiểm soát hoạt động xử lý, xả nước thải vào nguồn nước
- Phương án phòng ngừa: Hiện tại, Công ty đang duy trì thực hiện các biện phápphòng ngừa ô nhiễm do hoạt động xử lý, xả nước thải vào nguồn nước như sau: + Bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi quá trình vận hành và ghi sổ nhật ký vậnhành hệ thống xử lý nước thải hàng ngày
+ Ký kết hợp đồng với đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm để quản lý, giámsát và định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy.+ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc trong hệ thống xử lýnước thải Tiến hành thay thế các giá thể vi sinh khi hiệu suất xử lý có dấu hiệugiảm sút
+ Định kỳ nạo vét, cải tạo hệ thống cống, hố ga thu gom, thoát nước mưa,nước thải để bảo đảm hiệu suất thu gom, xử lý, thoát nước của các hệ thống này
Trang 12- Phương án khắc phục: Khi xảy ra sự cố về hỏng hóc hệ thống xử lý nước thảiphải dừng ngay các hoạt động xả nước thải và có biện pháp khắc phục kịp thời, saukhi hệ thống vận hành ổn định trở lại mới tiếp tục xả nước thải
- Phương án kiểm soát: Định kỳ tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng các
loại nước thải trước và sau xử lý của Nhà máy, mẫu nước mặt Sông Sào (điểm tiếp
nhận nước thải sau xử lý của Nhà máy) báo cáo về cơ quan quản lý Nhà nước để
kiểm tra, giám sát
7 Trình bày các căn cứ, tài liệu lập báo cáo
a) Các căn cứ pháp luật
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước của Nhà máy Sữa tươi sạch TH được lậptrên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý và kỹ thuật hiện hành sau đây:
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số: 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ về việc Quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, giahạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
- Thông tư 56/2014/TT- BTNMT ngày 24/09/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơbản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
- Quyết định số 86/2010/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc ban hành Quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trênđịa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc ban hành Quy định quản lý cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tàinguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trênđịa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 5327/QĐ.UBND-ĐT ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nhà máy chế biến sữa quy mônhỏ tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Trang 13- Quyết định số 1178/QĐ-UBND.ĐC ngày 13/04/2012 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xâydựng Nhà máy chế biến sữa quy mô nhỏ tại xã Nghĩa Bình, huyện nghĩa Đàn, tỉnhNghệ An;
- Quyết định số 46/2011/QĐ-UBND ngày 23/09/2011 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc Ban hành bộ đơn giá phân tích môi trường không khí xung quanh; khíthải; nước mặt lục địa; nước dưới đất, nước thải và nước biển ven bờ trên địa bàntỉnh Nghệ An
b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
c) Các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng báo cáo
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công
- Thuyết minh công nghệ, các bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể và các bể xử
lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải Nhà máy Sữa tươi sạch TH, năm 2014;
- Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải và nước mặt tại điểm tiếpnhận nước thải Nhà máy Sữa tươi sạch TH của Phòng thí nghiệm phân tích môitrường- Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 06/2015;
- Các tài liệu khác có liên quan đến dự án
8 Thông tin về việc tổ chức thực hiện lập báo cáo
a) Phương pháp thực hiện xây dựng báo cáo
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu;
- Phương pháp phân tích và đánh giá
b) Thông tin về tổ chức lập báo cáo
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước của Nhà máy Sữa tươi sạch TH (Lưulượng 1.400m3/ngày.đêm) được lập theo cấu trúc tại Mẫu số 37, phụ lục ban hànhkèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường do Công ty CP Sữa TH làm chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị tư vấn làCông ty CP Tư vấn Tài nguyên và Môi trường thực hiện
Trang 14Tổ chức đề nghị cấp phép:
- Tên: Công ty Cổ phần Sữa TH (TH Milk);
- Đại diện: Ông Arghya Mandal; Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Địa chỉ liên hệ: Xã nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- Điện thoại: 0383 904 290
Thông tin đơn vị lập báo cáo:
- Tên: Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường;
- Đại diện: Ông Phạm Văn Ngân; Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ liên hệ: Số 10, đường Đặng Dung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
c) Danh sách thành viên tham gia
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập Báo cáo xả nước thải vào nguồnnước của Nhà máy Sữa tươi sạch TH bao gồm:
Bảng 0.2: Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo
TT Họ và tên Chuyên môn Chức vụ Công ty CP Sữa TH (TH Milk)
1 Ông Arghya Mandal Tổng Giám đốc
2 Ông Ngô Hồng Vinh Giám đốc dự án
Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường
1 Ông Phạm Văn Ngân Kỹ sư hóa thực phẩm Giám đốc
2 Ông Nguyễn Ngọc Tú Kỹ sư Công nghệ môi trường Cán bộ kỹ thuật
3 Ông Phan Tất Đồng Kỹ sư xây dựng dân dụng và CN Cán bộ kỹ thuật
4 Bà Nguyễn Thị Hiền Cử nhân khoa học môi trường Cán bộ kỹ thuật
Trang 15Chương I: ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI
1.1 Hoạt động phát sinh nước thải
1.1.1 Thuyết minh quy trình sản xuất, các hoạt động sử dụng nước và phát sinh nước thải
a) Công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng cho sản xuất của nhà máy
Nhà máy Sữa tươi sạch TH hiện tại đã đưa vào hoạt động với công suất200triệu lít sữa/năm, gồm 03 dây chuyền công nghệ: Công nghệ sản xuất sữa tươitiệt trùng, công nghệ sản xuất sữa chua và công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng
* Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng:
Sữa tươi 100% được tiếp nhận từ các trang trại chăn nuôi bò sữa qua hệ thốngtiếp nhận sữa tại nhà máy sẽ được lọc tách cặn, tách béo trong sữa và qua hệ thống
xử lý enzyme để loại bỏ các enzyme gây hư hại cho sữa sau này Sau đó, sữa tươiđược làm lạnh xuống 2- 4oC và trữ trong tank trước khi được đồng hoá và chuyểntới hệ thống phối trộn (mixing tank)
Một lượng nước nóng cho chế biến sẽ được định lượng trước và đưa vào hệthống chuẩn bị syrup Đường tinh luyện sẽ được định lượng trước và được đưa vàohoà tan tại đây Sau đó, được chuẩn bị chuyển tới hệ thống phối trộn để phối trộnvới dung dịch sữa
Sản phẩm trộn xong được trữ trong bồn để chờ xử lý tiếp theo trong quá trìnhtiệt trùng Quá trình triệt trùng (UHT) sẽ tiêu huỷ các vi sinh vật gây hại cho sứckhoẻ và làm hư hỏng sữa trong quá trình bảo quản sau này Sau quá trình trộn vàngay khi thành phần của sản phẩm trộn đã được chuẩn hoá, sản phẩm sẽ được bơmqua một bộ trao đổi nhiệt dạng tấm để làm nguội từ 45- 50oC xuống còn 15- 25oC vàđược trữ trong các tank vô trùng Sau đó, các sản phẩm sữa được đóng gói vào cácbao bì giấy vô trùng và in hạn sử dụng Các bao bì giấy được đóng vào thùng cartondán 01 mặt và cho lưu kho từ 3- 5 ngày Sau thời gian ủ này, thùng carton thànhphẩm được dán kín 02 mặt và được chuyển qua máy dán thùng, in hạn sử dụng trênmặt ngoài của thùng và chuyển vào kệ kho thành phẩm, lưu trong kho thành phẩmtrước khi được chuyển tới các kênh phân phối
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng như Hình 1.1 sau:
Trang 16Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng
Tách cặn, béoHydrate hoáThanh trùngLàm nguội
Lên menPhối chế, trộn
Đồng hoá
Tiệt trùng (UHT)
Làm nguộiĐóng gói
Đóng thùng
Lưu kho (ủ 7 ngày)
Dán kín, đóng gói
Sữa tươi 100%
Ly nhựa hỏng
Thùng carton hỏng
Ghi chú:
: Đường công nghệ
Tách cặn, béoHydrate hoáThanh trùngLàm nguội
Lên menPhối chế, trộn
Đồng hoá
Tiệt trùng (UHT)
Làm nguộiĐóng gói
Đóng thùng
Lưu kho (ủ 7 ngày)
Dán kín, đóng gói
Sữa tươi 100%
Ly nhựa hỏng
Thùng carton hỏng
Ghi chú:
: Đường công nghệ
Trang 17* Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua:
Sữa tươi 100% được tiếp nhận từ trang trại bò qua hệ thống tiếp nhận sữa tạinhà máy sẽ được lọc tách cặn, tách béo trong sữa và qua hệ thống xử lý enzyme đểloại bỏ các enzyme gây hư hại cho sữa sau này Sau đó, sữa tươi 100% được làmlạnh xuống 2- 4oC và trữ trong tank trước khi được đồng hoá và chuyển tới các côngđoạn xử lý tiếp theo
Một lượng nước nóng cho chế biến sẽ được định lượng trước và được đưa vàobồn trộn Dung dịch sản phẩm được đưa vào chảy tuần hoàn qua bồn trộn Sau đó,hỗn hợp sữa đã được gia nhiệt sẽ được thanh trùng Sau khi thanh trùng, sữa đượclàm nguội trước khi men được đưa vào
Hỗn hợp sữa chua ở nhiệt độ ủ được đưa vào trong bồn ủ cùng với men vi sinh.Sữa và men được trộn vài phút trong bồn Quá trình ủ men sau đó trong khoảng 7- 8giờ hoặc cho đến khi đạt được độ pH mong muốn Thời gian ủ men này tuỳ thuộc vàoloại men giống sử dụng cũng như qúa trình chế biến Sữa chua đã lên men được làmnguội nhanh chóng từ 420C xuống 15- 200C qua bộ trao đổi nhiệt dạng tấm sau khi ủ
và được bơm vào bồn để chuẩn bị sữa chua uống và thêm các thành phần nguyên liệukhác Khí sạch và đảm bảo vô trùng cũng được đưa vào bồn ủ
Sau đó các sản phẩm sữa được đóng gói vào các ly nhựa vô trùng và in hạn sửdụng Các ly nhựa này sau đó được đưa ngay vào thùng carton được dán 01 mặt vàđược lưu khí lạnh (ủ) trong vòng 7 ngày Sau thời gian ủ, thùng carton được đưa rangoài khỏi kho lạnh và được dán 02 mặt, in hạn sử dụng bên ngoài thùng và đượcchất thành phẩm để chuyển tới hệ thống phân phối
Trang 18Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa chua
Sữa không đạt yêu cầu
Nước giếng khoan
Lưu kho TPCác ly nhựa
Bùn cặn thảiGia nhiệt
Nguyên liệu khácĐịnh lượng
Tách cặn, béoHydrate hoá
Thanh trùng
Làm nguội
Lên men
Phối chế, trộnĐồng hoá
Tiệt trùng (UHT)Làm nguội
Đóng gói
Đóng thùng
Lưu kho
(ủ 7 ngày) Dán kín, đóng gói
Sữa tươi 100%
Lượng cặn thải
Ly nhựa hỏng
Thùng carton hỏng
Ghi chú:
: Đường công nghệ
: Đường dòng thải
Xử lý sắt, làm mềm, xử lý vi sinh…
Hệ thống
xử lý NT
Thu gom
và bán phế liệu
Trang 19* Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng:
Sữa tươi 100% được tiếp nhận từ trang trại bò qua hệ thống tiếp nhận sữa tạinhà máy sẽ được lọc tách cặn, tách béo trong sữa và qua hệ thống xử lý enzyme đểloại bỏ các enzyme gây hư hại cho sữa sau này Sau đó sữa tươi 100% được làmlạnh xuống 2- 4oC và trữ trong tank trước khi được đồng hoá và chuyển tới hệ thốngphối trộn (mixing tank)
Một lượng nước nóng cho chế biến sẽ được định lượng trước và đưa vào hệthống chuẩn bị syrup Đường tinh luyện sẽ được định lượng trước và được đưa vào
và được hoà tan tại đây Sau đó được chuẩn bị chuyển tới hệ thống phối trộn để phốitrộn với dung dịch sữa 100%
Sản phẩm trộn xong được trữ trong bồn để chờ xử lý tiếp theo trong quá trìnhtiệt trùng Quá trình thanh trùng sẽ tiêu hủy các vi sinh vật gây hại cho sức khoẻ vàlàm hư hỏng sữa trong quá trình bảo quản sau này Sau quá trình trộn và ngay khithành phần của sản phẩm trộn đã được chuẩn hoá, sản phẩm sẽ được bơm qua một
bộ trao đổi nhiệt dạng tấm để làm nguội từ 45- 50oC xuống còn 15- 25oC và đượctrữ trong các tank vô trùng Sau đó, các sản phẩm sữa được đóng gói vào các bao bìgiấy vô trùng 1.000ml và in hạn sử dụng Các bao bì giấy được đóng vào thùngcarton dán 01 mặt và cho lưu kho từ 3- 5 ngày Sau thời gian ủ này, thùng cartonthành phẩm được dán kín 02 mặt và được chuyển qua máy dán thùng, in hạn sửdụng trên mặt ngoài của thùng và được chất pallet và chuyển vào kệ kho thànhphẩm, lưu trong kho thành phẩm trước khi được chuyển tới các kênh phân phối
Trang 20Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng
Đóng thùng
Lưu kho (ủ trong 3-7 ngày)
Dán kín và lưu kho TP
Nước sạch chế biến
Xử lý sắt, làm mềm,
xử lý vi sinh Nước giếng khoan
Bao bì giấy
Thùng carton, màng co
Pallet gỗ
Sữa không đạt yêu cầuLượng cặn thải
Bao bì hỏng
Thùng carton hỏng
Bùn cặn thải
Trang 21b) Nguyên liệu cho quá trình sản xuất và sản phẩm của Nhà máy
Sản phẩm của nhà máy chủ yếu là sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng vàsữa chua tươi Trong đó:
+ Sữa tươi tiệt trùng (sữa UHT): Sữa tươi 100% được tiếp nhận từ trang trại
chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp của Công ty tại xã Nghĩa Sơn,huyện Nghĩa Đàn sau đó được tiệt trùng đưa đi chế biến, có bổ sung đường tinhluyện, loại bớt béo… qua hệ thống chế biến hiện đại, đồng hoá, tiệt trùng lạnhnhanh và chiết rót
Sữa tiệt trùng được đóng gói trong hộp giấy Tetrapak có dung tích 110ml,200ml, 250ml và 1000ml có thể bảo quản trong thời gian 06 tháng ở điều kiện bìnhthường Công suất: 80 triệu lít/năm
+ Sữa tươi thanh trùng: Được chế biến từ sữa tươi 100% lấy từ trang trại, qua
xử lý sơ bộ, làm lạnh nhanh, đồng hoá, được trộn thêm đường tinh luyện, đượcthanh trùng, chứa trong tank, và đem đi chiết vào hộp giấy Tetrapak 1000ml Côngsuất: 70 triệu lít/năm
+ Sữa chua tươi: Được chế biến từ sữa tươi 100% lấy từ trang trại, qua thanh
trùng, cấy vi sinh, và được ủ ở nhiệt độ 43oC trong 4- 5 giờ, pH sau ủ khoảng 4,8; được bổ sung hương hoặc mứt các loại trước khi được chiết vào ly nhựa 100ml.Công suất: 50 triệu lít/năm
4,7-1.1.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải
a) Nhu cầu sử dụng nước
Tổng nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy là 1.530m3/ngày.đêm, trong đó baogồm cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và dự phòng
- Lượng nước cấp cho sản xuất gồm: Vệ sinh đường chuyền, vệ sinh nền nhàxưởng, lò hơi, làm lạnh Cụ thể:
+ Nước cấp cho vệ sinh đường chuyền: 930 m3/ngày.đêm;
+ Nước cấp cho vệ sinh nền nhà xưởng: 200 m3/ngày.đêm;
+ Nước cấp cho lò hơi, làm lạnh: 200 m3/ngày.đêm
- Lượng nước cấp cho sinh hoạt (Số lượng CBCNV 546 người, tiêu chuẩndùng nước 150 lít/người/ngày.đêm): 82 m3/ngày.đêm;
- Nước cấp cho tưới cây, rửa đường: 8,0 m3/ngày.đêm;
- Nước cấp dự phòng: 140 m3/ngày.đêm
Ngoài ra, nước còn được cấp để phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy trongtrường hợp xảy ra hỏa hoạn
Trang 22b) Nhu cầu xả nước thải
Nước thải phát sinh từ hoạt động của Nhà máy Sữa tươi sạch TH bao gồm:Nước thải sản xuất (Vệ sinh đường chuyền, vệ sinh nền nhà xưởng), nước thải sinhhoạt của CBCNV Tổng lượng nước thải phát sinh: (930 + 200 + 200 + 82 x 0,85)
m3/ngày đêm ≈ 1.400 m3/ngày đêm Nước thải sinh hoạt tính bằng 85% lượng nướccấp cho sinh hoạt
1.1.3 Thuyết minh lượng nước thải thu gom, xử lý và thông số, nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải trước khi xử lý
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất Nhà máy Sữa tươi sạch TH củaCông ty CP Sữa TH gồm các nguồn như: Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt
a) Nước thải sản xuất
Bao gồm nước làm mát các thiết bị trong dây chuyền chế biến và đóng gói sảnphẩm, nước rửa thiết bị dụng cụ rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động, nước thải từ lòhơi, máy làm lạnh, vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ quá trình vệ sinh, khử trùng các
xe vận chuyển ra vào Nhà máy, quần áo, tay chân, giày dép
Ngoài ra, nước thải sản xuất từ nhà máy sữa có thể phát sinh do nguồn sữanguyên liệu bị hư hỏng, thải bỏ (do rủi ro)
Thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sảnphẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ_BOD) Vì vậy, các chỉ số cần quan tâmđối với nước thải sản xuất là BOD, COD, SS và chất béo Sữa tươi nguyên chất cógiá trị BOD cao (khoảng 100000 mg/l) cho nên những dung dịch sữa pha loãngcũng có ảnh hưởng ô nhiễm rõ rệt Những thành phần chính tham gia vào BOD củanước thải chế biến sữa là Lactose, Bơ sữa, Protein và Acid lactic Nhìn chung, nướcthải chế biến sữa ban đầu là trung tính hoặc hơi kiềm, nhưng có khuynh hướng trởnên Acid hoàn toàn một cách nhanh chóng do sự thiếu hụt của oxy tạo điều kiện lênmen của Lactose thành Acid lactic, khi đó pH giảm và có khả năng gây ra sự kết tủaCasein Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, ítchất lơ lửng Vì vậy, chúng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật, gâynên sự thiếu hụt oxy nghiêm trọng do được vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ vớitốc độ rất nhanh Ngoài ra, sữa cũng chứa cả Nitơ và Photpho, là thức ăn tốt chothực vật có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước
Tông số và nồng độ của loại nước thải trước xử lý của Nhà máy được thể hiệntrong bảng sau:
Trang 23Bảng 1.1: Thông số đặc trưng và nồng độ của nước thải trước khi xử lý của Nhà
máy Sữa tươi sạch TH
TT Chất ô nhiểm Đơn vị Kết quả
Ghi chú: QCVN 40: 2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước
thải công nghiệp, cột B
- Cmax: Là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải côngnghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải
- Kq: Là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải (ứng với lưu lượng dòng chảy củasông), chọn Kq= 0,9
- Kf: Là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của Nhàmáy khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, Chọn Kf= 1,0 (Ứng với lưu lượng nguồnthải nằm trong khoảng 500 m3/ngày.đêm < f ≤ 5.000 m3/ngày.đêm)
Nhận xét: So sánh kết quả trên với QCVN 40: 2011/BTNMT (Cột B, Giá trị
Cmax, Kq= 0,9, Kf= 1,0) cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biếnsữa trước khi xử lý của Nhà máy vượt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thảicông nghiệp nhiều lần và mức độ ô nhiễm là rất lớn Vì vậy, Công ty phải phải thựchiện nghiêm túc các biện pháp xử lý nước thải của Nhà máy trước khi thải ra ngoàimôi trường
b) Nước thải sinh hoạt
Nhà máy đang hoạt động với số lượng cán bộ công nhân viên là 546 người.Trong sinh hoạt hàng ngày nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ khu vực hànhchính, khu vệ sinh, nhà bếp (ăn ca)… Đặc trưng của loại nước thải sinh hoạt là chứahàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, chất dinh dưỡng và vi trùng cao Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người đưa ra vào môi trường hàng ngàynếu không xử lý là:
Trang 24Bảng 1.2: Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày
TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
Nguồn: Giáo trình CN Xử lý nước thải- Trần Văn Nhân- Hồ Thị Nga- NXBKHKT
Số lượng cán bộ công nhân viên của Nhà máy dao động 546 người thì tảilượng (Số người * Khối lượng chất ô nhiễm/người) và nồng độ (Khối lượng chất ônhiễm/Tổng lượng nước thải) chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phát sinh tạiNhà máy được tính như bảng sau:
Bảng 1.3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Tải lượng
(g/ngày)
Nồng độ
(mg/l)
QCVN 14: 2008/BTNMT, Cột B (mg/l)
Ghi chú: QCVN 14: 2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt
Nhận xét: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý nêu
trên nếu không được xử lý sẽ vượt quy chuẩn cho phép QCVN 14: 2008/BTNMT(Cột B) nhiều lần Như vậy, nếu nước thải không xử lý mà thải ra môi trường ngoàisẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hệ thống tiếp nhận nước thải chung của khu vực (ảnhhưởng tới chất lượng nước Sông Sào) gây ô nhiễm môi trường Do đó, Công ty phải
có biện pháp thu gom, xử lý đạt quy chuẩn quy định cùng với nước thải sản xuấttrước khi thải ra ngoài môi trường
Trang 251.2 Hệ thống thu gom nước thải
1.2.1 Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước thải, cách thức thu gom, các thông số thiết kế của hệ thống thu gom
a) Đối với nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của CBCNV của Nhà máy bao gồm nướcthải tắm giặt, rửa tay chân, nước thải nhà bếp và nước thải vệ sinh được thu gomnhư sau:
- Nước thải tắm giặt, rửa tay chân, nước thải nhà bếp (Sau khi được tách rác)được dẫn theo hệ thống đường ống thoát nước thải bằng Inox DN150 qua các hố ga(600x600x500)mm ra hệ thống đường ống thu gom nước thải chung HDPE DN250 tới
bể gom (giếng thu gom) nước thải đặt âm dưới đất (8000x4000x2100)mm
- Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn dưới châncông trình sau đó đổ vào hệ thống đường ống thu gom nước thải của Nhà máy HDPEDN250 cùng với nước thải tắm giặt, rửa tay chân, nước thải nhà bếp đổ vào giếng thugom Tại đây, nước thải được bơm lên hệ thống XLNT tập trung tiếp tục xử lý
b) Đối với nước thải sản xuất
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất bao gồm sữa hư hỏng loai bỏ, nướcthải vệ sinh đường ống cấp sữa, vệ sinh máy móc, nước làm mát lò hơi, làm lạnhđược dẫn theo đường ống thu gom nước thải Inox DN80, Inox DN100, Inox DN150
và các hố ga (600x600x500)mm từ các phân xưởng sản xuất Sau đó, thoát ra hệthống thu gom nước thải chung của Nhà máy HDPE DN250 về hố thu gom chungcùng với nước thải sinh hoạt
Tổng chiều dài hệ thống đường ống thu gom nước thải từ các công đoạn sảnxuất, sinh hoạt CBCNV tới hố thu gom là 900m, số lượng hố ga là 28 hố
1.2.2 Trình bày việc xử lý sơ bộ các loại nước thải trước khi vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung
Nước thải sản xuất, nước sinh hoạt (tắm giặt, rửa tay chân, nước thải nhà bếp)được thu gom qua hệ thống các đường ống, hố ga như đã nêu ở trên tới hố thu gom đểđược bơm lên HTXLNT tập trung để xử lý, không phải qua xử lý cục bộ
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom và xử lý sơ bộ qua bể tự hoại
03 ngăn Bể tự hoại được thiết kế theo mẫu của Viện Tiêu chuẩn hóa - Bộ Xây dựng.Dung tích bể được tính toán thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải sinh họat củaCBCNV Bể tự hoại tại đây được hút định kỳ bằng xe vệ sinh thông tắc cống
Trang 26Hình 1.4 Sơ đồ bể tự hoại cải tiến của nhà máy Sữa tươi sạch TH
- Nguyên tắc hoạt động: Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai
trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩntrong dòng nước thải vào mô hình Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăntiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật
kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất hữu cơ đượccác vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển củachúng Cũng nhờ có các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khíđược bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm) Quầnthể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi Ởnhững ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axít sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những ngăn sau,các vi khuẩn tạo mêtan sẽ là chủ yếu Bể tự hoại cải tiến cho phép tăng thời gian lưubùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm Các ngăncuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinhvật kỵ khí ngăn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi
ra theo nước
Sử dụng bể kỵ khí với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên trên và ngăn lọc
kỵ khí để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định
Thể tích bể tự hoại: Nhà máy đã xây dựng 03 bể tự hoại tại 03 vị trí khác nhau,mỗi bể có thể tích 54m3 (Xử lý nước thải sinh hoạt của 546 người CBCNV) Sau khi
xử lý qua vể tự hoại, nước thải được thu gom theo hệ thống đường ống chung tới hốthu gom để được bơm lên HTXLNT tập trung để xử lý cùng với nước thải sản xuất
(Có Phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước thải kèm theo)
1.3 Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
1.3.1 Trình bày sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
Hệ thống mương thoát nước mưa được xây bao quanh các khu vực sản xuất
và xung quanh Nhà máy để thu nước mưa chảy tràn triệt để, tránh ngập úng cục bộ.Chiều dài mương có khẩu độ B=0,4m là 1.184m, chiều dài mương có khẩu độ
Trang 27trí giao thông sẽ đặt những cống BTCT Dọc hệ thống mương thoát nước được bốtrí 28 hố ga, tại đây có lắp các lưới chắn rác, khoảng cách đặt hố ga là 50m/hố ga vàthường xuyên nạo vét để tránh tắc nghẽn
Mương thoát nước mưa của toàn khu vực Nhà máy sẽ được đấu nối vớimương thoát nước mưa chảy dọc tuyến đường Hồ Chí Minh rồi vào khe Giếng Tiêncách dự án 50m về phía Tây Bắc và sau đó đổ vào Sông Sào
1.3.2 Trình bày biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm
So với nước thải, nước mưa khá sạch nhưng có lưu lượng lớn và không ổnđịnh (phụ thuộc vào lượng mưa) Vì vậy, biện pháp hữu hiệu được áp dụng là Nhàmáy đã xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải Dọc theo hệ thống mương thoát nước mưa bố trí các hố ga có lưới chắn rác.Rác thải và các chất lơ lửng sẽ được tách và giữ lại trong hố ga Các hố ga sẽ đượcđịnh kỳ (03 tháng/lần) nạo vét rác và bùn lắng thuê Công ty Môi trường đô thị TháiHòa vận chuyển đi xử lý cùng rác thải sinh hoạt tại các bãi xử lý rác
(Có Phụ lục bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước nước mưa kèm theo)
1.4 Hệ thống xử lý nước thải
1.4.1 Thuyết minh về việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Công ty CP Sữa TH lựa chọn công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy Sữatươi sạch TH là công nghệ sinh học hiếu khí SBR Công nghệ được lựa chọn vớinhững ưu điểm sau:
- Bể SBR có các quá trình như châm nước vào, cho phản ứng, lắng và tháonước ra được thực hiện trong cùng một bể theo từng khoảng thời gian nhất định nênthích hợp cho dòng nước thải vào có lưu lượng không ổn định
- Trong giai đoạn công suất nước thải vào hệ thống sinh học nhỏ hơn côngsuất thiết kế thì hệ thống sẽ được vận hành với số mẻ ít hơn hoặc chỉ với 1 cụm xử
lý hiện hữu, điều này sẽ không làm giảm hiệu suất xử lý sinh học như các côngnghệ khác khi vận hành ở công suất thấp Ngoài ra, trong thời gian hoạt động củacác thiết bị hoạt động kèm theo như máy thổi khí, bơm nước thải… cũng giảmxuống, giúp tiết kiệm chi phí tiêu hao điện năng
- Hiệu quả xử lý ổn định khi tải trọng chất ô nhiễm có sự thay đổi
- Hiệu quả xử lý Nitơ cao
- Kiết hợp ngăn Selector làm hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật dạng sợi,giúp tăng hiệu quả lắng bùn tại pha lắng của bể SBR
- SBR có kèm theo pha lắng tĩnh trong bể nên tiết kiệm chi phí và diện tíchhơn việc thiết kế một bể lắng thứ cấp sau quá trình xử lý hiếu khí và hiệu quả lắngcao hơn