1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng tại Thái Nguyên

17 896 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 310 KB

Nội dung

Đặt vấn đề.Có rất nhiều định nghĩa về Biến đổi khí hậu nhưng ta có thể hiểu BĐKH được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. (Bộ TNMT, 2008).Một vấn đề môi trường mang tính chất nghiêm trọng và được thế giới quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là biến đổi khí hậu, rất nhiều các bằng chứng như nhiệt độ tăng nhanh trùng mới tốc độ tăng của nồng độ khí nhà kính trong kỷ nguyên công nghiệp; băng tan nhanh ở Greenland và hai cực; số lượng và mức độ khốc liệt của các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra khắp các khu vực trên thế giới, đã đặt ra một thử thách lớn nhất đối với loài người trong thế kỷ 21.Thái nguyên là một tỉnh miền núi thuộc trung du và miền núi bắc Bộ, diện tích tự nhiên vào khoảng 3562.82km2 . Dân số khoảng 1,2 triệu người trung đó có 8 dân tộc chủ yếu bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sắn Dìu, H’Mông, Sắn Chay, Hoa và Dao. Về mặt hành chính bao gồm có 9 đơn vị: Thành Phố Thái Nguyên, Thành Phố Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách biên giới Việt Trung 200km. Thái Nguyên trở thành trung tâm chính trị kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, vùng trung du và miền núi Đông Bắc nói chung, mà còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ.

Trang 1

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU TẠI THÁI NGUYÊN

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ngành NN&PTNT : Ngành Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Bộ NN & PTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change

Bộ TNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường

Trang 3

MỤC LỤC

I Đặt vấn đề 4

II Nội Dung 5

2.1 Biến đổi khí hậu ở Tỉnh Thái Nguyên 5

2.2 Tác động của biến đổi khí hậu trong Nông nghiệp 7

2.2.1 Tác động của BĐKH đối với Nông Nghiệp ở Việt Nam 7

2.2.2 Tác động của BĐKH đối với Nông Nghiệp ở Thái Nguyên 8

2.3 Tác động của Biến đổi khí hậu trong Lâm Nghiệp 10

2.3.1 Tác động của BĐKH đối với Lâm Nghiệp ở Việt Nam 11

2.3.2 Tác động của BĐKH đối với Lâm Nghiệp Thái Nguyên 11

3 Các giải pháp ứng phó 12

3.1 Các giải pháp ứng phó với Nông nghiệp 12

3.2 Các giải pháp ứng phó về Lâm Nghiệp 13

III Kết Luận 15

Trang 4

1 Đặt vấn đề.

Có rất nhiều định nghĩa về Biến đổi khí hậu nhưng ta có thể hiểu BĐKH được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ TNMT, 2008)

Một vấn đề môi trường mang tính chất nghiêm trọng và được thế giới quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là biến đổi khí hậu, rất nhiều các bằng chứng như nhiệt độ tăng nhanh trùng mới tốc độ tăng của nồng độ khí nhà kính trong kỷ nguyên công nghiệp; băng tan nhanh ở Greenland và hai cực; số lượng và mức

độ khốc liệt của các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra khắp các khu vực trên thế giới, đã đặt ra một thử thách lớn nhất đối với loài người trong thế kỷ 21 Thái nguyên là một tỉnh miền núi thuộc trung du và miền núi bắc Bộ, diện tích tự nhiên vào khoảng 3562.82km2 Dân số khoảng 1,2 triệu người trung đó

có 8 dân tộc chủ yếu bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sắn Dìu, H’Mông, Sắn Chay, Hoa và Dao Về mặt hành chính bao gồm có 9 đơn vị: Thành Phố Thái Nguyên, Thành Phố Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại

Từ, Phú Lương Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi còn lại là các xã đồng bằng và trung du Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách biên giới Việt Trung 200km Thái Nguyên trở thành trung tâm chính trị kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, vùng trung du và miền núi Đông Bắc nói chung, mà còn là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ

Nhìn chung khí hậu của Thái Nguyên tương đối thuận lợi về các mặt cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp Tuy vậy, với lượng mưa lớn tập chung vào mùa mưa với dạng địa hình đồi núi nên thường xuyên xảy ra các tai biến như

lũ lụt, sạt lở ở vùng đồi núi, khu vực Sông Cầu và Sông Công

Trang 5

Ở Thái Nguyên những năm gần đây đã có những biểu hiện ngày càng rõ nét tác động của BĐKH đến nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực nông, lâm nghiệp Vì

vậy, việc “ Phân tích tác động của biến đổi khí hậu trong nông lâm nghiệp

và các đề xuất các giải pháp ứng phó tại Thái Nguyên” là rất cần thiết, cấp

bách, để giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH gây ra đổi với lĩnh vực Nông, lâm nghiệp tại địa phận Tỉnh Thái Nguyên

1 Nội Dung.

Trong thập kỷ vừa qua, diễn biến thiên tai ở Việt Nam riễn ra rất bất thường các đợt nắng nóng, rét đậm rét hại chưa từng có; mưa lớn, lũ lụt xảy ra thường xuyên; nhiều cơn bão mạnh xuất hiện và có đường đi phức tạp…đã gây thiệt hại

về kinh tế và con người rất lớn đối với nước ta Những nghiên cứu gần đây cho thấy các hiên tượng thiên tai bất thường và hiếm xảy ra phù hợp với xu thế của biến đổi khí hậu toàn cầu đang riễn ra phức tạp và ngày một khốc liệt hơn Về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng: Về nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng 0,5 – 0,7 oC trong khoảng 50 năm qua Trong 3 thập kỷ gần đây, 1981 – 2010, số đợt không khí lạnh qua Bắc Bộ giảm rõ rệt, trung bình

từ 29 đợt/ năm xuống còn 24 đợt/ năm Trong thời kỷ 1960 – 2007, số cơn bão hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,45 cơn/thập kỷ Số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam cũng tăng lên trung bình 0,226 cơn/thập kỷ, số bão ảnh hưởng đến khu vực phía Nam tăng lên Số ngày mưa phùn trung bình năm ở phía Bắc giảm rõ rệt, từ 35,8 ngày trong thập kỷ 1971 - 1980, xuống còn 14,5 ngày/năm trong 10 năm gần đây Biến động của lượng mưa trong 9 thập kỷ vừa qua không nhất quán, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống Trên lãnh thổ, xu thế biến động của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực Vấn đề nước biển dâng trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình tăng 2,5 -3,0cm/1 thập kỷ

1.1 Biến đổi khí hậu ở Tỉnh Thái Nguyên.

Tuy không phải chịu sự tác động mạnh mẽ của BĐKH như các tỉnh ven biển, nhưng BĐKH ở Thái Nguyên vẫn có biểu hiện rõ rệt thông qua sự tăng của nhiệt

độ và biến động của lượng mưa Thông qua việc khảo sát số liệu số liệu nhiệt độ

Trang 6

và lượng mưa quan trắc giai đoạn từ 1960 – 2010 tại hai trạm đại diện cho hai kiểu địa hình chủ yếu là: Trạm Thái Nguyên đại diện cho vùng trung du miền núi thấp, Trạm Định Hóa đại diện cho kiểu địa hình vùng đồi núi cao Sự biến động

về nhiệt độ và lượng mưa biểu hiện chi tiết như sau:

 Biến động về nhiệt độ:

Hình 1: biến động nhiệt độ trung bình hàng năm tại trạm Thái Nguyên và trạm

Định Hóa giai đoạn năm 1960 – 2010.

Xu thế nhiệt độ trung bình năm tăng nhanh một cách rõ rệt trong vòng 50 năm qua, giai đoạn từ 1990 – 2010 là giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất Trung bình nhiệt độ tăng 0,08 oC/ thập kỷ tại trạm Thái Nguyên; trạm Định Hóa cho giá trị tăng cao hơn khoảng 0.18oC/ thâp kỷ

 Biến động về lượng mưa:

Do có địa hình đặc biệt đón gió mùa tây nam nên Thái Nguyên là một tỉnh

có lượng mưa khá lớn, luôn dao động từ 1500 đến 2500 mm/ năm, mùa mưa rơi vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm Nhưng lượng mưa trong những năm gần đây có xu hướng giảm đi một cách rất rõ, trước những năm 1980 lượng mưa năm tại Thái Nguyên luôn ở mức lớn, hầu hết đều trên 1500 mm/năm Sau những năm 1980 lượng mưa sụt giảm một cách rất lớn trung bình từ giảm từ 10 – 17 mm/năm, nhiều năm lượng mưa không đạt 1000 mm, đặc biệt các năm 1997,

1998 là những năm có lượng mưa thấp kỷ lục dưới 500 mm ở vùng cao (trạm

Trang 7

Định Hóa), dưới 800 mm ở vùng đồng bằng (trạm Thái Nguyên) Nguyên nhân của hiện tượng giảm mưa này có lẽ liên quan đến hoạt động của hiện tượng El Nino mạnh nhất thế kỷ 20

Hình2: biến động lượng mưa năm tại trạm Thái Nguyên và Định Hóa

1.2 Tác động của biến đổi khí hậu trong Nông nghiệp.

1.2.1 Tác động của BĐKH đối với Nông Nghiệp ở Việt Nam.

Theo cảnh báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), Việt Nam là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động của BĐKH Thực tế những năm thập niên 2000 vừa qua, Việt Nam phải hứng chịu sự tác động có sự gia tăng về cường độ lẫn số lượng các hiện tượng thiên tai có nguyên nhân do biến đổi khí hậu Được cho là có mức

độ tổn thương cao nhất, nền nông nghiệp luôn phải chịu những thiệt hại hết sức nặng nề, theo thống kê của Ban Phòng chống lụt bão Trung ương và Tổng cục Thống kê (GSO) ước tính mỗi năm nước nước ta tổn thất khoảng 14500 tỉ đồng tương đương với 1.2% GDP cả nước, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 800 tỉ đồng Theo tính toán sản lượng lúa xuân có nguy cơ giảm 1,2 triệu tấn, lúa mùa giảm 743,8 ngàn tấn, ngô giảm 500,4 ngàn tấn và 14,3 ngàn tấn vào năm 2030, Việt Nam sẽ là nước mất an ninh lương thực nếu không có giải pháp thích ứng kịp thời

Trang 8

Vì là một nước nông nghiệp với đông dân số tham gia và chủ yếu sống ở vùng nông thôn, đối tượng sản xuất nông nghiệp lại nhạy cảm với các vấn đề môi trường, do đó ngành nông nghiệp sẽ là ngành chịu tác động nặng nề nhất do BĐKH Nhận thức được vấn đề trên, Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và Bộ NN & PTNT đã ban hành khung chương trình hành động ứng phó với BĐKH Theo đó đối với nông nghiệp, mục tiêu là nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh bị tác động bởi BĐKH

1.2.2 Tác động của BĐKH đối với Nông Nghiệp ở Thái Nguyên.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên

Đối với tỉnh Thái Nguyên, nông nghiệp không phải là một thế mạnh, nhưng vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp một phần không nhỏ khoảng 20% GDP (2011) trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra Theo Chi cục Quản lý

đê điều và Phòng chống lụt bão của tỉnh công bố hàng năm, tại tỉnh Thái Nguyên trung bình xảy ra 4 cơn lũ, chỉ tính riêng một cơn bão đi vào địa bàn tỉnh năm

2008 đã gây ra thiệt hại lên đến 46,5 tỉ đồng, trong đó ngành nông nghiệp chịu thiệt hại nặng nề với trên 800 ha lúa và hoa màu bị mất trắng, hơn 2000 con gia súc gia cầm bị chết và cuốn trôi Năm 2009 với sự hoạt động mạnh mẽ của hiện tượng El Nino dẫn đến lượng mưa thấp gây thiếu hụt trầm trọng lượng nước phụ

vụ nông nghiệp, gây ra hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến vụ Đông – Xuân (2009 – 2010) của tỉnh, ngoài ra do ảnh hưởng của các đợt rét đậm rét hại bất thường hàng năm cũng gây thiệt hại lớn cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật do vậy chịu chi phối và nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu Thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang

Trang 9

hợp và vì thế sẽ làm thay đổi năng suất cây trồng theo hướng bất lợi và làm gia tăng chi phí đầu tư (Thể, T.V, 2009)

BĐKH đã làm suy thoái đất, hạn hán, gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh; ảnh hưởng đến 1/3 diện tích đất, đe dọa an ninh lương thực, gây đói nghèo cho hơn 1 triệu người dân tại Thái Nguyên, đặc biệt là các xã nghèo miền núi Vì đa số người dân ở các huyện miền núi sống phụ thuộc vào sản Nông nghiệp

Một số ảnh, hưởng tác động của BĐKH đến Nông nghiệp của Tỉnh:

- Khi nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng không có nước và không thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm

- Khi nhiệt độ tăng dẫn đến mầm mống bệnh sẽ tăng, khả năng lây lan dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến giá xúc, gia cầm và thu nhập của người dân

- Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng và phát sinh dịch bệnh

- BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa như thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệt hại cả cây trồng và vật nuôi cho bà con nông dân trong Tỉnh v.v

Đối với cây lúa, BĐKH tác động cụ thể là sự giảm đi của năng suất và thời gian sinh trưởng, điều này chứng tỏ sự tăng của nhiệt độ trong tương lai có nguy

cơ tác động đến các yếu tố trên của cây lúa xuân Mưa và dinh dưỡng từ tự nhiên

Trang 10

rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt mưa là yếu tố rất quan trọng trong các thời kỳ làm đòng của cây lúa (theo ngân hàng kiến thức trồng lúa – Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam)

Đối với cây Ngô, BĐKH cũng tác động đến thời gian sinh trưởng, sự sinh trưởng và năng xuất cây ngô, khi những hiện tượng cực đoan là biểu hiện của BĐKH như bão, lũ, mưa đá, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Ngô, nếu mưa đá khi cây ngô non mới mọc dẫn đến gãy cây non, thiệt hại cho bà con cả vê kinh tế và lao động, trong thời gian sinh trưởng có thể bị ngập úng, cây chết, và kìm hãm sự phát triển của cây Thời tiết cực đoan, khó dự báo, khó xác định được thời gian trồng hợp lý với thời gian mưa Nên cũng ảnh hưởng đến năng xuất cây Ngô Cây ngô là loại cây trồng cạn có khă năng chống chịu với sự thay đổi của thời tiết, sự biến động của nhiệt độ và lượng mưa sẽ ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nếu cây trồng được đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng

Hình3: Một số thiệt hại do thiên tai gây ra tại tỉnh Thái nguyên giai đoạn 1990 – 2001 (Nguồn Chi cục QL đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên)

1.3 Tác động của Biến đổi khí hậu trong Lâm Nghiệp.

Trang 11

1.3.1 Tác động của BĐKH đối với Lâm Nghiệp ở Việt Nam.

Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động sấu đến rừng chàm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh nam bộ

Danh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể bị dịch chuyển Rừng cây hộ dầu mở rộng lên phía Bắc và các giải cao hơn Rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh

Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng mặt trời dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa cây xanh Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm

Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơmu, mỡ đỏ, lát hoa, gụ mật, … có thể

bị suy kiệt

Nhiệt độ cao và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển dịch bệnh, sâu bệnh

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm trong giai doan 2002 – 2013:

Trong giai đoạn này, Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã xả ra cháy là 55.506

ha, trong đó đất rừng tự nhiên chiếm 16.148 ha và đất trảng cỏ chiếm 5.071 ha Phần lớn diện tích rừng bị cháy là rừng trồng, Diện tích rừng bị cháy là rừng trồng lớn gâp 2 lần diện tích rừng tự nhiên Một trong số nguyên nhân cháy rừng

là do Biến đổi khí hậu

1.3.2 Tác động của BĐKH đối với Lâm Nghiệp Thái Nguyên.

Toàn tỉnh có 180.639,32 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 38.086,9 ha đất rừng sản xuất, 34.840,37 ha đất rừng phòng hộ, 34.962,2 ha đất rừng đặc dụng Rừng

ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nghèo và trung bình Cần phải bảo vệ được vốn rừng hiện có, đẩy mạnh phát triển vốn rừng đảm bảo cân bằng sinh thái, chuyển đổi một số diện tích rừng sang trồng chè và cây ăn quả theo phương thức nông -lâm kết hợp

Trang 12

BĐKH có thể gây một số khó khăn cho ngành Lâm nghiệp của tỉnh, hoạt đồng trồng rừng, làm kinh tế rừng của bà con nông dân, nhất là đối với các Huyện vùng núi như Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ

Khi nhiệt độ tăng, không khí khô hạn, cây rừng luôn luôn cần nước, nếu khô hạn quá mức, cây không đủ độ ẩm, một số cây có thể bị chết, ảnh hưởng kinh tế người dân vùng núi, giảm thu nhập hộ gia đình, đã nghèo lại càng nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Khi nhiệt độ tăng, môi trường ấm lên, thuận lợi cho virut và vi sinh vật gây bệnh phát triển, sâu bệnh phát triển, phá hoại mùa màng và các loại rừng, trời hanh khô, nóng ở nhiệt độ cao có thể dẫn tới cháy rừng, thiệt hại về môi trường

và kinh tế người dân

3 Các giải pháp ứng phó:

3.2 Các giải pháp ứng phó với Nông nghiệp:

- Đánh giá tác động của BĐKH, xây dựng các chương trình, dự án, hệ thống chính sách đối với từng lĩnh vực của Ngành NN&PTNT

- Tăng diện tích cây vụ đông trên các chân đất có tưới để tăng thu nhập cho người dân Cần đặc biệt đầu tư vào các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước,

áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho đất trong mùa khô để đảm bảo năng suất cho cây trè

- tiếp nhận và triển khai các đề tài, dự án trong và ngoài nước nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH

- Tăng cường thâm canh cây lúa mùa để tận dụng điều kiện đủ nước, giới thiệu các giống có tiềm năng năng suất cao như giống lai để phát huy hết tiềm năng cung cấp dinh dưỡng của đất và nước tưới

- Vì thời gian sinh trưởng có thể bị rút ngắn lại, áp lực mùa vụ sẽ bớt căng thẳng hơn cho vụ xuân Mặt khác trong thời gian gần đấy xu hướng vụ xuân thường có rét đậm, rét hại muộn do đó để an toàn cho vụ xuân thì chúng ta có thể chuyển toàn bộ diện tích vụ đông xuân sang vụ xuân, gieo

Ngày đăng: 11/04/2017, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Sỹ Doanh, Trần Quang Bảo, Nông nghiệp và phát triển nông thôn kì 1 tháng 4/2014, “ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam” , tạp chí Khoa học công nghệ, trang 117-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam
2. Vũ Ngọc Linh, (2013), “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh tại Thái Nguyên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh tại Thái Nguyên
Tác giả: Vũ Ngọc Linh
Năm: 2013
3. Trần Thanh Tâm, “Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó”, tạp chí quản lí nhà nước số 174, trang 16-17-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó
4. Phạm Minh Thoa, “ tác động của Biến đổi khí hậu đối với nông, lâm nghiệp”, tạp chí tài nguyên và môi trường kỳ1- tháng 10/2010, trang 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tác động của Biến đổi khí hậu đối với nông, lâm nghiệp
5. Chu Thị Lan Hương, (2012) “ Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu ở Huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên”trang 23- 29 ,trang 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện sinh kế cho người dân trước ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu ở Huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên
6. Đỗ Thùy Linh ( 2016), “Nghiên cứu một số giải pháp kĩ thuật thích ứng với Biến đổi khí hậu đối với một sô cây Nông nghiệp vùng lưu vực Sông Phó Đáy - Tỉnh Tuyên Quang” trang 17-27, trang 66-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số giải pháp kĩ thuật thích ứng với Biến đổi khí hậu đối với một sô cây Nông nghiệp vùng lưu vực Sông Phó Đáy - Tỉnh Tuyên Quang
7. Phạm Minh Thoa, Phạm Mạnh Cường, “ Tác động của Biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng”trang 7- 9.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng
8. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên ( www.thainguyen.gov.vn ) Khác
9. Thái Nguyên chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tnmtthainguyen.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w