1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tai lieu on thi môn lịch sử đảng

28 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

Câu 1. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đối với tiến trình Cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay? Liên hệ thực tiễn? 1. Hoàn cảnh lịch sử Trong vòng nửa cuối năm 1929, trên cả nước ra đời ba tổ chức cộng sản, khẳng định bước tiến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, sự tồn tại ba tổ chức cộng sản ở ba miền dẫn đến phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước. Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương (tài liệu ghi ngày 27101929), nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức duy nhất ở Đông Dương. Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam.

Trang 1

Câu 1 Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đối với tiến trình Cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay? Liên hệ thực tiễn?

1 Hoàn cảnh lịch sử

Trong vòng nửa cuối năm 1929, trên cả nước ra đời ba tổ chức cộng sản, khẳng định bước tiến về chấtcủa phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợpvới xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam Tuy nhiên, sự tồn tại ba tổ chức cộng sản ở ba miềndẫn đến phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước Trước tình hình đó, Quốc tế

Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương (tài liệu ghi ngày 27-10-1929), nêu rõ: "Nhiệm

vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức duy nhất ở Đông Dương" Trước nhu cầu cấp bách

của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái

Quốc đã đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành

một chính đảng duy nhất của Việt Nam

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trongnước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc,đại biểu Quốc tế Cộng sản, triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự của các đồng chí Trịnh Đình Cửu,

Nguyễn Đức Cảnh, đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm, đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long

(Hương Cảng), từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vànhất trí thông qua 7 tài liệu, văn kiện, trong đó có 4 văn bản: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắntắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp thành nộidung Cương lĩnh chính trị của Đảng Tất cả các tài liệu, văn kiện nói trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảodựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiêncứu các Cương lĩnh chính trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình cách mạng thế giới và ĐôngDương Dù là vắn tắt, tóm tắt, song nội dung các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội nghị được sắp xếp theomột lôgic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị của Đảng

2 Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Chánh cương vắn tắt của Đảng phân tích, đánh giá khái quát đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế - xã hội

Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến Đặc biệt phân tích tính chất độc quyền khai thác thuộc địacủa tư bản Pháp, gây nên hậu quả kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam: “Tư bản bản xứ đã buộc tưbản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được.Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng khoảng, nông dân thất nghiệp nhiều”

Vì vậy, dẫn tới mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược

Xuất phát từ phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam - một xã hội thuộc địa nửa phongkiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có công nhân, nông dân với đế quốc ngày càng gay gắt cần phảigiải quyết Từ đó, Chánh cương xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam "chủ trương làm tưsản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" Như vậy, mục tiêu chiến lược đượcnêu ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù củacách mạng vô sản, chính là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội Giải phóng dântộc và giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội gắn liền mật thiết với nhau thể hiện ở mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội

Về nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: "Đánh đổ đế quốc chủnghĩa Pháp và bọn phong kiến", "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập" Đây là vấn đề căn cốt củacách mạng Việt Nam lúc này Cương lĩnh đã xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơbản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dântộc được đặt ở vị trí hàng đầu Để sau đó: "Dựng ra chính phủ công nông binh", "Thâu hết sản nghiệp lớn(như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v ) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ côngnông binh quản lý" Trong đó, trước hết là "Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia chodân cày nghèo"

Về lực lượng cách mạng: Xác định lực lượng cách mạng phải đoàn kết công nhân, nông dân - đây làlực lượng cơ bản, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp,các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai Do vậy, Đảng "phải thu phục chođược đại bộ phận giai cấp mình", "phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày,… hết sức liên lạc với tiểu tưsản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa

Trang 2

chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trunglập" Đây là cơ sở của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi cácgiai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước và các tổ chức yêu nước,cách mạng, trên cơ sở đánh giá đúng đắnthái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam,

Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đườngbạo lực cách mạng chứ không thể là con đường cải lương thoả hiệp "không khi nào nhượng một chút lợi ích

gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp" Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư

sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, còn "bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ"

Phát huy tinh thần tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức

và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp Cương lĩnh nêu rõ cách mạng Việt Nam liên lạc mậtthiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, "trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Namđộc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới".Như vậy, ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu cao chủ nghĩa quốc tế và mang bản chấtquốc tế của giai cấp công nhân

Về vai trò lãnh đạo của Đảng: với tư cách là đội tiên phong của giai cấp vô sản, Sách lược vắn tắt của Đảng ghi rõ: "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,

phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng" "Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồmmột số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng"

3 Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam

* Giá trị lý luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và

được Hội nghị thành lập Đảng nhất trí thông qua, đã phản ánh một cách súc tích các luận điểm cơ bản củacách mạng Việt Nam Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặcđiểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ nhữngmâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái

độ các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc Từ đó, các văn kiện đã xác định đường lối chiếnlược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cáchmạng và lực lượng của cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra

Những nội dung cơ bản ấy đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnhchính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấpbách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trìnhphát triển của cách mạng Việt Nam

Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạochủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của một nước thuộc địa nửa phong kiến Đó chính là giải quyếtđúng đắn các mối quan hệ cốt lõi trong cách mạng Việt Nam: kết hợp đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đềdân tộc; kết hợp truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta với những kinh nghiệm củacách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; đặc biệt là sự kết hợpnhuần nhuyễn và đầy sáng tạo, đặc điểm thực tiễn, yêu cầu của cách mạng Việt Nam với tư tưởng tiên tiếncách mạng của thời đại Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách đúngđắn, sáng tạo và có phát triển trong điều kiện lịch sử mới

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cương lĩnh ấy rất phù hợpvới nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cáchmạng to lớn chung quanh giai cấp mình Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc

bị cô lập Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăngcường" Chính vì vậy, con đường cách mạng vô sản mà Cương lĩnh đã khẳng định là sợi chỉ đỏ xuyên suốtcách mạng Việt Nam từ năm 1930 Trong bối cảnh những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trước sựkhủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tụckiên định con đường cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã lựa chọn: "Đối với nước ta, không còncon đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do hạnh phúc cho nhân dân Cần nhấn mạnh rằngđây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta".Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với cách mạng Việt Nam: Sự đúng đắn của

Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân

tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là ngọn

cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đi theo Cương lĩnh ấy, trong

Trang 3

suốt hơn 8 thập kỷ qua dân tộc Việt Nam đã thay đổi cả vận mệnh của dân tộc, thay đổi cả thân phận của người dân

và từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Khi đánh giá quá trình cách mạng Việt Nam hơn

80 năm thực hiện Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhận định: “Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt

Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cáchmạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắnglợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc khángchiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuânnăm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi củacông cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từngbước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.”Thực hiện đường lối chiến lược được hoạch định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, ViệtNam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường

xã hội chủ nghĩa; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xãhội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới

* Liên hệ thực tiễn

Trang 4

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của Hội nghị BCH TW lần thứ tám (5/1941) Ý nghĩa lịch sử của hội nghị đối với thắng lợi CMT8/1945?

Bối cảnh

- Thời gian từ tháng 9/1939 đến tháng 5/1941:

Đầu năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ Theo dõi sát diễn biến của chiến tranh, Đảng tanhận định: "Nếu cuộc chiến tranh thế giới lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộcchiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công"(2).Nhận định của Đảng dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác -Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, thể hiện tư duy nhạy bén của Đảng về quy luật vận độngtất yếu: có áp bức, có đấu tranh Nhận định này chứng minh tầm vóc, tư duy chiến lược của Đảng và Bác Hồsớm nhận thấy quy luật vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai, thực hiệnnhiệm vụ để thúc đẩy cách mạng từng bước phát triển Tức là, không thụ động chờ thời cơ, mà sáng tạo, tíchcực, chủ động tiến hành đấu tranh cách mạng, từng bước tạo thế, lực và thời, thúc đẩy thời cơ nhanh chóngchín muồi

Do đó, trong thời gian này đã thông qua các Hội nghị Trung ương lần thứ 6, tháng 9/1939, tháng9/1939 và Hội nghị trung ương lần thứ 8, tháng 5/1941, Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng đã đề ra, hoànchỉnh đường lối chung của cách mạng Việt Nam, Đông Dương và chủ trương đường lối về vấn đề chínhquyền trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám năm 1945 Công việc chuẩn bị về chính quyền và khởinghĩa giành chính quyền được tiến hành từ Hội nghị Trung ương 6 (9/1939), nhưng được đẩy mạnh từ sauHội nghị Trung ương 8 (5/1941)

Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệđoàn kết hết thảy mọi lực lượng yêu nước toàn dân tộc đánh đuổi Pháp - Nhật cứu nước

Nội dung:

 Từ ngày 10 - 19/5/1941, Bac ho triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng ở lán Khuổi Nặm, Pác Bó (Hà Quảng) Tham gia Hội nghị có các đồng chí: Trường Chinh, Hoàng VănThụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, cùng một số đại biểu của Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và đại biểu tổchức Đảng hoạt động ở nước ngoài Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Xét về tính chất vàquy mô, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 như một Đại hội toàn quốc của Đảng. Nghị quyết Trung ương đãvạch ra những chiến lược căn bản cho con đường cách mạng Việt Nam. 

Từ việc phân tích sâu sắc tình hình, thế và lực của cách mạng Việt Nam, Hội nghị quyết định “cần phảithay đổi chiến lược”, “phải thay đổi chính sách cách mạng ở Đông Dương cho phù hợp với nguyện vọng củatoàn thể nhân dân Đông Dương” và đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu Từ việc xác định rõ kẻ thùchính của nhân dân Đông Dương là “Phát xít Pháp - Nhật và các lực lượng phản cách mạng tay sai chochúng” Hội nghị đã đánh giá những chuyển biến hết sức quan trọng và đúng đắn về mối quan hệ giữa dântộc và giai cấp, giữa dân tộc và dân chủ. 

Hội nghị khẳng định: “ Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập đất nước là một nhiệm vụ trước tiên củaĐảng ta” và “ Trong giai đoạn hiện tại nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc phảichịu mãi kiếp trâu ngựa muôn đời, mà vấn đề ruộng đất ruộng đất cũng không sao giải quyết được” Nhậnđịnh khoa học này là cơ sở để Hội nghị đi đến quyết tâm chuyển hướng chiến lược cách mạng: “Đặt nhiệm

vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, là nhiệm vụ trước tiên, tạm gác nhiệm vụ cách mạng điền địa lại” Từ đó,Hội nghị đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, nhằm đoànkết tập hợp mọi lực lượng yêu nước, chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, không phân biệt giai cấp, dântộc, tôn giáo để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước. 

Về phương pháp cách mạng, Hội nghị chỉ rõ “ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm củaĐảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay" Hội nghị nêu phương châm khi thời cơ đến "Với lực lượngsẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể giành sự thắnglợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn"

Nội dung Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 và sự thay đổi chiến lược cách mạng của lãnh tụ Nguyễn

Ái Quốc và Trung ương Đảng trong việc giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc

và giai cấp, dân tộc và dân chủ trong điều kiện cụ thể của nước ta, chính là sự hoàn chỉnh nội dung các nghịquyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và 7 trước đó Sự thay đổi chiến lược một cách kịp thời, đầy sángtạo của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đáp ứng được khát vọng độc lập, tự do của toàn dân tộc, phù hợp vớibối cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, thực chất là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường củacách mạng Việt Nam đã được nêu ra trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt từ đầu năm 1930 Như vậy, Hộinghị Trung ương lần thứ 8 đã mở đường cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi hoàn toàn ởViệt Nam

Trang 5

Ý nghĩa:

Hội nghị lần thứ 8 (khóa I) của Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cáchmạng nước ta Nghị quyết của hội nghị thể hiện một cách sâu sắc và hoàn chỉnh vấn đề giải phóng dân tộc,đánh dấu bước tiến mới trong tư duy cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định bước phát triển mớicủa cách mạng Việt Nam; có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 Nghị quyết củaHội nghị lần thứ 8 và những chủ trương sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân

ra sức phấn đấu thực hiện, đi đến thành công

Hội nghị đã minh chứng tính nhất quán của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam

và minh chứng tính đúng đắn của lý luận càng làm sáng ngời di sản tư tưởng Hồ Chí Minh: “Chân lý là cụthể, cách mạng là sáng tạo” Xét về tính chất và quy mô, Hội nghị Trung ương lần thứ Tám giống như mộtĐại hội toàn quốc của Đảng.  Nghị quyết Trung ương đã vạch ra những chiến lược căn bản cho con đườngcách mạng Việt Nam Nghị quyết đã toát lên được những tư tưởng chiến lược cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Hội nghị đã nhận định chính xác diễn biến của cách mạng thế giới, đánh giá đúng thực tiễn,

đây là cơ sở khoa học để tiến tới chớp thời cơ cho cách mạng giành chính quyền Hội nghị chỉ rõ: “Phát xítĐức đang chuẩn bị đánh Liên Xô, chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ…” Nhận định chính xác nàycủa Trung ương Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên quyết tâm cho toàn dân tộc thốngnhất ý chí, biết gác lại những khác biệt để đồng hành cùng dân tộc, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết Cũngchính tại Hội nghị này, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng, căn cứ vào nhữngdiễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, đã phát triển nhận định của hai hội nghị Trung ương lầntrước thành những dự đoán cụ thể, xác thực: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, mộtnước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó

mà cách mạng nhiều nước thành công”3 Hội nghị đã xác định sự vận động tất yếu của lịch sử để đi đếnkhẳng định: “Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới và lúc đó là một bộ phận củaphong trào dân chủ chống phát xít”4

Thứ hai, về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, sau khi phân tích các mâu thuẫn trong xã hội và thấy

rằng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật cũng như bè lũ tay sai củachúng là mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết một cách cấp bách, Hội nghị tán thành Nghị quyếtcủa hai hội nghị trước của Trung ương về việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược để từ đó nêucao nhiệm vụ giải phóng dân tộc Hội nghị đã đánh giá những chuyển biến hết sức quan trọng và đúng đắn

về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết đượcvấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thểquốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khôngđòi lại được”5 Nhận định khoa học này là cơ sở để Hội nghị đi đến quyết tâm chuyển hướng chiến lượccách mạng: “Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, là nhiệm vụ trước tiên, tạm gác nhiệm vụ cáchmạng điền địa lại” Từ đó, Hội nghị đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy tên

là “Việt Nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn kết tập hợp mọi lực lượng yêunước, chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo để chuẩn bịTổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), đãkhai thông những nút gấp cho một đường lối đã bị “tả” khuynh chi phối trong một thời gian dài để mởđường cho Cách mạng Tháng Tám đi đến thắng lợi hoàn toàn ở Việt Nam

Trang 6

Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản trong đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp của Đảng Ý nghĩa của đường lối đó đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954?

Trong nước.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc Nước VNDCCH trởthành một nước độc lập, tự do,Nhân dân trở thành người làm chủ đất nước, nhưng cũng đặt nước ta trướcnhững khó khăn và thử thách do hậu quả của chế độ cũ, nạn đói, nạn dốt, ngân khố trống rỗng vv Bên cạnh

đó, mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việcchuẩn bị chiến tranh xâm lược

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công

+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên

Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng

+ Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố HàngBún (Khu phố Yên Ninh)…

+ Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làmnhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày20/12/1946

– Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời Ngày 18 – 12 1946, BanThường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.– Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát độngnhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc

Quá trình hình thành đường lối kháng chiến:

Dựa trên thực tiễn đối phó với những âm mưu, thủ đoạn của Thực dân Pháp, Đường lối kháng chiếncủa Đảng ta đã được hình thành và hoàn chỉnh

Trong Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc ngày 25/11/1945, Đảng ta đã xác định kẻ thù chính và nguyhiểm nhất của dân tộc ta là thực dân Pháp

Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ I ngày 19/10/1946 đã nhận định “không sớm thì muộn Pháp sẽđánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”, và từ đó đề ta những chỉ trương, biện pháp cụ thể về tưtưởng và tổ chức cho quân dân bước vào cuộc chiến đấu mới

Chỉ thị Công việc khẩn bây giớ (5/11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những công việc tầmtoàn cục, chiến lược

Cuối cùng, Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong bavăn kiện lớn: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọitoàn quốc kháng chiến (20/12/1946) của Hồ Chủ tịch, và Tác phẩm được tổng hợp loạt bài đăng của Tổng Bíthư Trường Chinh Kháng chiến nhất định thẳng lợi (1947)

2 Nội dung đường lối.

- Mục đích kháng chiến:

+ Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược: Đây là mục tiêu thiết yếu trong giai đoạn này bởi thực dânPháp đã quay trở lại Việt Nam xâm lược nhằm đô hộ nước ta thêm một lần nữa Chỉ khi đánh bại thực dânPháp thì đất nước mới có thể độc lập, dân tộc mới được tự do

- Phương châm tiến hành kháng chiến:

+ Kháng chiến toàn dân: Thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài Huyđộng lực lượng toàn dân tộc để kháng chiến chống Pháp

+ Kháng chiến toàn diện: Đánh địch trên mọi mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao

Trang 7

> Chính trị: tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền Kết hợp đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộcyêu chuộng hòa bình.

> Quân sự: Vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Triệt để dùng du kích, vận độngchiến Bào toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài Vừa đánh vừa tiếp tục vũ trang và đào tạo thêm cán bộ

> Kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến (phá hủy tất cả những thứ địch có thể dùng được khi ta rút lui), xâydựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và quốcphòng- những ngành thiết yếu phục vụ cho kháng chiến trường kì, toàn dân

> Văn hóa: Xóa bỏ văn hóa cũ là phong kiến, thực dân để xây dựng văn hóa mới theo 3 nguyên tắc:dân tộc (văn hóa mang bản sắc dân tộc), khoa học (văn hóa hiện đại, phù hợp với cuộc sông mới), đại chúng(văn hóa phù hợp với đại đa số quần chúng, không quá cao hay lạc hậu)

> Ngoại giao: Thêm bạn (đặc biệt liện hiệp với dân tộc Pháp chống bọn phản động thực dân), bớt thù,

biểu dương lực lượng Sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận việt nam độc lập

+ Kháng chiến trường kỳ: Chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, nhằm phát huytất cả lợi thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, chuyển từ tương quan yếu hơn thành mạnh hơn, đánh thắng địch.+ Dựa vào sức mình là chính: Tự cấp, tự túc về mọi mặt Mới bắt đầu vào cuộc kháng chiến, ta bị địchbao vây, phải tự trang bị cho chính mình để duy trì kháng chiến lâu dài mới có thể chờ thời cơ phá vỡ vòngvây, tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài được

- Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi Đảng đã nhậnđịnh, đánh giá tình hình hợp lý, khích lệ tinh thần nhân dân về một cuộc kháng chiến nhất định thànhcôngmột cách đúng lúc khi cuộc kháng chiến mới bắt đầu, giúp cuộc kháng chiến có thể sớm đi vào đúngquỹ đạo và phát triển ổn định

=> Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản nêu trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa

kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã

-có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tớithắng lợi vẻ vang

3 Ý nghĩa với thắng lợi.

Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thốngcủa cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân

sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam

- Đường lối kháng chiến của Đảng thể hiện tư tưởng kết hợp độc lập dân tộc và CNXH trong điều kiệnchiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàndiện, lâu dài, tự lực cánh sinh là chính

- Đường lối kháng chiến của Đảng là đường lối đấu tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, tập trung vàonhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc Nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, chống phong kiến được tiếnhành từng bước, kết hợp và phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc Đường lối đó là đúng đắn, sáng tạo

- Đường lối kháng chiến lâu dài, toàn diện toàn dân là niềm tin, động lực, sức mạnh cho toàn dân ViệtNam chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chứng minh sự tài tình của việc hoạch địnhđường lối, cũng như tổ chức chỉ đạo kháng chiến của Đảng Với chiến thắng Điện Biên Phủ – kháng chiếnchống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi cho thấy Đảng đạt tầm cao tư tưởng và trí tuệ Việt Nam, cũng nhưthời đại

- Tuy nhiên, do chưa có thực tiễn chỉ đạo kháng chiến nên cũng có những điểm hạn chế, còn nhiềubiểu hiện của sự rập khuôn theo lý luận quân sự nước ngoài như lý luận kháng chiến ba giai đoạn (phòngngự, cầm cự, tổng phản công) Những hạn chế ấy được dần nhận thức qua thực tiễn của cuộc kháng chiến vàtừng bước bổ sung đường lối kháng chiến, phát triển một cách khoa học nghệ thuật chiến tranh nhân dân

Trang 8

Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử, đường lối cách mạng Miền Nam được thông qua tại Hội nghị BCH

TW lần thứ 15 (1959) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.

Trả lời

Bối cảnh lịch sử:

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7-1954), cách mạng Việt Nam có những thuận lợi mớinhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta là phải hoạch địnhđược đường lối cách mạng đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình trong nước, vừa phù hợp xu thế của thời đại.Đây là giai đoạn đế quốc Mỹ từng bước thiết lập chế độ chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam vàxây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm từng bước xóa bỏ Hiệp định Giơnever, đàn áp phong trào đấutranh của nhân dân ta Thực hiện chính sách tố cộng diệt cộng với phương châm "giết nhầm còn hơn bỏ sót"

Vì vậy ptrào cách mạng miền nam chịu những tổn thất hết sức nặng nề Về phía ta Đảng kiên trì lãnh đạondân đtranh ctrị

Tuy nhiên trước những đòi hỏi của phong trào CM Miền Nam Đảng ta đã từng bước tìm tòi để xâydựng đường lối CM ở Miền Nam và được đánh dấu bằng nghị quyết hội nghị TƯ lần 15 tháng 1 năm 1959

Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam (1954 -1964)

Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (tháng 7-1954) đã xác định: đế quốc Mỹ là kẻ thủ chính của nhân dân thế giới và hiệnđang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương Như vậy, Đảng ta đã sớm xác định được:

kẻ thù của cách mạng Việt Nam Tiếp đó, tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm

vụ mới và chính sách mới của Đảng Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúccách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hoà bình; nước nhà tạmchia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị ; từ phân tán chuyển đến tập trung

Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955) Trung ương Đảng nhận định:muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ,điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc dấu tranh của nhân dânmiền Nam

Đặc biệt, tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: tađang đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủnghĩa Nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có tính chất quyết định cho toàn bộ thắnglợi cách mạng trong giai đoạn mới Lực lượng cách mạng ở miền Nam được duy trì và phát triển là nhân tốtrực tiếp quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng của miền Nam

Từ năm 1954 đến năm 1959, Mỹ - Diệm trắng trợn vi phạm Hiệp định Giownevơ tiến hành tổng tuyển

cử riêng rẽ khủng bố, đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam Tình hình đó đặt cáchmạng miền Nam vào tình trạng hết sức cấp bách Chính vì vậy, tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương đãtriệu tập Hội nghị lần thứ 15 khoá II Hội nghị họp nhiều đợt, ra Nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng ở miềnNam Những nội dung cơ bản của Nghị quyết gồm:

- Hội nghị xác định cách mạng Việt Nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng xã hội chủnghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy cótính chất khác nhau, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành

- Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là: "giải phóng miền Nam

khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc vaà người cày có ruộng, hoàn thànhcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độclập và giàu mạnh"'

- Phương hướng phát triển của cách mạng miền Nam: "ngoài con đường cách mạng, nhân dân miềnNam không có con đường nào khác", cho nên con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là

"khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượngchính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hơp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc

và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân"'

- Hội nghị dự kiến: "cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộcđấu tranh vũ trang trường kỳ Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: đó làchiến tranh trường kỳ giữa ta và địch, và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta"

- Nghị quyết chỉ rõ ở miền Nam cần có Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất vànhiệm vụ của cách mạng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, không những đã mở đường cho cách mạngmiền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bán lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm thángkhó khăn của cách mạng Có thể nói, đến Hội nghị 15, đường lối cách mạng ở miền Nam đã được hoạch

Trang 9

định một cách căn bản Sau đó, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (từ ngày 5 đến ngày 9-1960), Đảng ta đã khẳng định những nội dung căn bản đó Đại hội đã bổ sung và hoàn chỉnh đường lốichiến lược chung của cách mạng Việt Nam Trong đó, Đại hội đã vạch ra nhiệm vụ chung, nhiệm vụ chiếnlược, mục tiền chiến lược của cách mạng, đồng thời nêu bật mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ởhai miền.

10-* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới cónhững đặc điểm nổi bật sau đây: Đến cuối năm 1960, sự nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có nhữngbước tiến quan trọng Ở miền Bắc, công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa với các thànhphần kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng Ở miền Nam, cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm đãgiành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960), làm lung lay chế độngụy quyền Sài Gòn Phong trào cũng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyểncách mạng từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công Trong thời điểm này, tình hình thế giới cũng

có nhiều thay đổi, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức cho cách mạng Việt Nam Sự phát triển của hệ thống xãhội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xô và Trung Quốc đã có nhiều ảnh hường tích cực đến cách mạng Việt Nam.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ Đó

là thuận lợi cơ bản cho cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong phong trào cộngsản mà tâm điểm là quan hệ Liên Xô - Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phong tràocộng sản và công nhân quốc tế và cũng ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam Sự phát triển của cách mạnghai miền Bắc - Nam đòi hỏi Đảng phải nhanh chóng hoạch định đường lối cách mạng cho cả nước, thốngnhất ý chí và hành động, định hướng tư tưởng và hoạt động thực tiễn cho cách mạng của hai miền Mặt khác,

đã gần 10 năm kể từ khi diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ 11 của Đảng (tháng 2-1951), cách mạng Việt Nam

đã có nhiều thay đổi, thế và lực của đất nước đã phát triển, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cho

cả dân tộc ta trên con đường cách mạng gải phóng dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, cùng với sựthách thức của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nghèo nàn, lạc hậu, Đảng và dân tộc Việt Nam

đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề thực tiễn phức tạp đặt ra yêu cầu cấp thiết Đảng phải sớm khẳng địnhnhững nhiệm vụ cụ thể cho sự nghiệp cách mạng ở hai miền đất nước Lần đầu tiên sau 30 năm hoạt độngtrong điều kiện bí mật và chiến tranh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã được tiến hành tạiThủ đô Hà Nội từ ngày 5-9-1960 đến ngày 10-9-1960 Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đạibiểu dự khuyết hay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đến tham dự Đại hội còn có đại biểu cácđoàn thể và các đảng phái dân chủ trong nước và đại biểu của 16 đoàn quốc tế

Nội dung chủ yếu của Đại hội:

- Về đường lối cách mạng chung trong cả nước:

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm nước ta, Đại hội đã xác định cách mạng Việt Nam bước vào giaiđoạn mới cùng lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau: chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc và chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Hai chiến lược đó có mối quan

hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau Mỗi chiến lược cách mạng ở mỗi miền của đất nước

có vị trí và trách nhiệm riêng trong mục tiêu chung là hòa bình thống nhất Tổ quốc

Miền Bắc sau khi hoàn toàn giải phóng đă trở thành căn cứ địa cách mạng chung của cả nước Tiến lênxây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc được tăng cường về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấutranh cách mạng ở miền Nam bảo dám sự phát triển của cách mạng trong cả nước Vì vậy, "cách mạng xãhội chủ nghĩa ở miền Bắc rỏ ràng là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạngnước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta" Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạngdân tộc , dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, cách mạng miền Nam "có tác dụngquyết định trực tiếp đối vời sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ taysai"

Trong khi giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền, cả hai chiến lược cách mạng ở hai miền đều nhằmgiải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai củachúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc

Từ những nhiệm vụ trên đây, Đại hội vạch ra nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong thời kýmới là: ''Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân lộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiệnthống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độclập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở ĐôngNam Á và thế giới"

- Về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đấu tranh thực hiện thống nhấtnước nhà:

Trang 10

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc vàphong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoàbình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Đại hội đề ra "Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ở miềnNam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoànthống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dânchủ ở miền Nam thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chu và cải thiện đời sống nhân dân, giữvững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân dân chủ, tích cực góp phần bảo vệhòa bình ở Đông Nam Á và thế giới".

Cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân

cả nước Đó là quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè

lũ tay sai của chúng ở miền Nam

- Về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc:

Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là vấn đề trung tâm thảo luận tại Đại hội Xuất phát

từ các đặc điểm của miền Bắc, trong đó, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiếnthẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội xác định: cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt, là một quá trình đấutranh gay go giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, tư tưởng văn hoá và kỹ thuật

Về đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Báo cáo chính trịkhẳng định: 'Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội xây dựng đời sống

ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòabình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thếgiới"

Để thực hiện xây dựng chiến lược này, Nghị quyết Đại hội đã xác định: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xâydựng chủ nghĩa xã hội là hai mặt của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cải tạo xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ

cơ bản, trong đó, cải cạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo nhằm tăng năng suất laolộng, phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Côngnghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ nhằm xâydựng cơ sở vật chất

và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội "Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta là xâydựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy côngnghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triểnnông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước cócông nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại"

Cùng với việc phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội còn đề cập đến việc phát triển văn hóa, giáo dục,khoa học- kỹ thuật: xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân: tăng cường đoàn kết quốc tế, vấn đề Đảng vàcông tác tổ chức cán bộ của Đảng

Căn cứ vào đường lối chung trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đại hội đã thảoluận và thông qua nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm mụctiêu: "phấn đấu để thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất

và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho kinh tế miến Bắcnước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa".

Để đạt được mục tiêu trên, Đại hội đề ra năm nhiệm vụ:

- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông  nghiệp toàn diện

- Hoàn thành công cuộc cảicách xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệpnhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh

- Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựngkinh tế và công nhân lành nghề, xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật

- Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động

- Đi đôi với kết hợp phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh, bảo

vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đại hội xác định rằng, sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng, cho nên Đảng cầnphải tăng cường sự lãnh đạo đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đối với cuộc đấutranh nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất

Tổ quốc Muốn thế, "phải nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, cụ thể là phải tăng cườngtính chất giai cấp và tính chất tiên phong của Đảng, phải củng cố sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng"

Trang 11

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa III gồm có 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dựkhuyết Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết Ban Bí thư gồm có 7 dồng chí.Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhấtBan Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng nước

ta do Đảng lãnh đạo Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đườnggiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới, là cơ sở để toànĐảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vàhoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà

Trang 12

Câu 5: Hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của khủng hoảng kinh tế - xã hội Việt Nam trong

những năm 1979 – 1986, nguyên nhân khủng hoảng.

Trả lời

* Hoàn cảnh lịch sử:

Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đưa Việt Nam sang một thời kỳ mới-thời kỳ cả nước hòa bình, độclập, thống nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội Bối cảnh đó có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng không ítkhó khăn phức tạp:

- Một là, hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh vô cùng ác liệt đã tác động sâu sắc đến mọi mặt củađời sống xã hội Việt Nam

- Hai là, điểm xuất phát chung của cả nước vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu

- Ba là, quan hệ quốc tế sau chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam có nhiều thay đổi: trên trường quốc tế, đếquốc Mỹ và phản động quốc tế câu kết bao vây, cô lập Việt Nam Những năm cuối của thập kỷ 70, nền kinh

tế Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã có những biểu hiện trì trệ, khủng hoảng Do vậy,bước vào đầu thập kỷ 80, quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN đã có sự thay đổi khác trước

- Bốn là, vừa ra khỏi chiến tranh, Việt Nam lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ởbiên giới Tây Nam (1978) và biên giới phía Bắc (1979)

Đặc điểm trên đặt ra cho Đảng nhiệm vụ nặng nề, yêu cầu bức bách phải đổi mới tư duy lý luận vàthực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

* Biểu hiện khủng hoảng kinh tế - xã hội

Tháng 3-1977, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định: trong 2 năm 1977-1978phải hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo XHCN đối với công, thương nghiệp tư bản tư doanh Song, cơchế quản lý tập trung, hành chính và bao cấp ngày càng bộc lộ những hạn chế trong toàn bộ nền kinh tế quốcdân, hiệu quả của cải tạo XHCN ở miền Nam rất thấp, công nghiệp hóa XHCN xây dựng cơ sở vật chất-kỹthuật được chú trọng và đầu tư lớn nhưng hiệu quả mang lại còn thấp chưa tương xứng với công sức bỏ ra

Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế mà Đại hội IV đề ra đều không thực hiện được, cùng với nhiều tác động kháchquan khác nhất là chiến tranh biên giới, nền kinh tế nước ta đã lâm vào khủng hoảng từ năm 1979

Từ cuối những năm 70, trong khó khăn của nền kinh tế đã xuất hiện những hiện tượng các địa phương,các đơn vị kinh tế tập thể và quốc doanh tìm tòi, cải tiến cách làm ăn, mô hình tổ chức quản lý mới Khoánsản phẩm cho các hộ xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp ở Đồ Sơn (Hải Phòng), các đơn vị kinh tế quốcdoanh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi “phá rào” vượt qua cơ chế hành chính, bao cấp để tự chủ,hạch toán kinh tế

Mặt trái của sự "phá rào" là gây ra những lộn xộn, mất trật tự Kế hoạch tập trung do Trung ương giaothì bị bỏ bê trong khi kế hoạch 2 và kế hoạch 3 thì lại được thực hiện tích cực Tình trạng tranh mua, tranhbán xuất hiện khiến giá hàng bị đẩy lên cao Để thu mua được mức kế hoạch đề ra, Nhà nước phải in thêmtiền, vì thế lạm phát tăng tốc Những mặt trái này khiến cho các tư tưởng thủ cựu nổi lên, muốn quay trở lại

cơ chế cũ

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8-1979) chủ trương “Phải quán triệtmục đích cải tạo là để đẩy mạnh sản xuất, nắm vững phương châm kết hợp cải tạo với xây dựng và tổ chứclại sản xuất, không làm ồ ạt nóng vội, mệnh lệnh” Các chính sách phải thúc đẩy sản xuất bung ra Khuyếnkhích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất và các thành phần kinh tế làm ra nhiều của cải vật chất…Chú trọng kế hoạch và thị trường, cần vận dụng rộng rãi các quan hệ thị trường Hội nghị Trung ương sáuKhóa IV với những chủ trương, chính sách quan trọng được coi như bước đột phá đầu tiên của quá trình timtòi và hình thành đường lối đổi mới

Trong nông nghiệp, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 100 Về cải tiến công tác khoán,

mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp Đây là bước đổimới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, tạo ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp

Trong công nghiệp: ngày 21-1-1981, Chính phủ ra Quyết định 25- CP Về một số chủ trương, biệnpháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xínghiệp quốc doanh Quyết định còn cho phép các xí nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đối và xây dựng

kế hoạch 3 phần Cùng ngày 21-1-1981, Chính phủ có Quyết định 26 - CP Về việc mở rộng hình thức trảlương khoán, lương sản phẩm và vận động hình thức thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhànước (Trao quyền tự chủ cho các xí nghiệp)

Những năm đầu thập niêm 80, cả nước sôi nổi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thúc đẩy sản xuất pháttriển Đại hội V của Đảng (3-1982) khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung của cách mạng XHCN vàđường lối xây dựng kinh tế do Đại hội IV của Đảng đề ra Đại hội xác định cả nước ta đang ở “chặng đường

Trang 13

đầu tiên” của thời kỳ quá độ với mục tiêu là tạo ra những tiền đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa Đạihội V đánh dấu một bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về công nghiệp hóa.

Tiếp đó, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa V (6-1985) đi đến chủ trương

“Phải dứt khoát xóa bỏ tập trung quan liêu - bao cấp, thực hiện chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế

và kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì mới đẩy mạnh được sản xuất kinh doanh có hiệu quả” Nghị quyết củaTrung ương xác định rõ mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá - lương-tiền, coi đó là khâu đột phá

để chuyển sang cơ chế mới, tạo sự chuyển biến căn bản cho nền kinh tế quốc dân Có thể khẳng định Nghịquyết Trung ương 8 (Khóa V) là bước đột phá thứ hai của quá trình hình thành đường lối đổi mới

Hội nghị Trung ương 3 khóa V được tổ chức vào đầu tháng 12 năm 1983 Một trong 3 nội dung chínhcủa Hội nghị là bàn về "mấy vấn đề cấp bách trong công tác phân phối lưu thông Sau hộii nghị, phân phối-lưu thông được chấn chỉnh theo hướng trở lại cơ chế phân phối lưu thông trước nghị quyết số 26-NQ/TWnăm 1980 Các công ty xuất nhập khẩu địa phương được sáp nhập lại theo hướng mỗi tỉnh, thành chỉ cònmột công ty xuất nhập khẩu

Tháng 6 năm 1983, Hội nghị Trung ương 4 được tổ chức,đã nhận định: “Trong thời gian qua, Đảng và

Nhà nước đã phạm sai lầm nặng nhất là không làm chủ thị trường, không làm chủ phân phối lưu thông …,

đã buông lỏng cải tạo công thương nghiệp tư nhân, cải tạo tiểu, thủ công nghiệp và tiểu thương, để cho bọn

tư sản cũ và mới phục hồi và phát triển, có thêm thế lực chống chủ nghĩa xã hội Việc hợp tác hóa nôngnghiệp ở Nam Bộ so với nhu cầu tiến hành có phần chậm Trong phạm vi cả nước đã buông lỏng việc củng

cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”

Thời kỳ 1979-1982 là thời kỳ có những chuyển biến trong tư duy về kế hoạch hóa kinh tế, về chínhsách giá thu mua nông sản, về khoán sản xuất Kết quả là kinh tế Việt Nam thời kỳ này có những khởi sắc.Tuy nhiên, cũng có những hậu quả tiêu cực như tình trạng tranh mua, tranh bán đẩy giá lên cao, tình trạng kếhoạch tập trung của nhà nước bị các đơn vị kinh tế không chấp hành do mải chạy theo kế hoạch 2 (kế hoạchliên doanh liên kết) và kế hoạch 3 (kế hoạch làm ăn kiểu thị trường) Những mặt tiêu cực này đã khiến hìnhthành chủ trương xét lại, thể hiện rõ qua Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V vào tháng 3 năm 1982, hộinghị lần thứ 1 (tháng 9/1982), thứ 3 (tháng 12/1982), thứ 4 (tháng 6/1983)và thứ 5 (12/1983) của Ban chấphành Trung ương Đảng khóa V, chiến dịch Z-30, v.v Các hội nghị trung ương lần thứ 6, và 7 đến hội nghịtrung ương 8 (tháng 6/1985), Ban chấp hành trung ương đã quyết nghị tiến hành một cuộc cải cách lớn

về giá - lương - tiền Tuy nhiên, sau khi tổng kết, đánh giá, các nhà hoạch định chính sách đã nhận định cuộccải cách giá - lương - tiền đã bị vỡ trận, cụ thể:

Thứ nhất, các đơn vị kinh tế quốc doanh phản đối mức giá vật tư mới, cho rằng như thế quá cao và đềnghị giảm đi Tại hội nghị thông báo mức giá mới, các bộ trưởng đã đề nghị các mức giá vật tư thấp hơn.Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng chấp thuận rút mức giá mới xuống khoảng 70% so vớiphương án của Ban chỉ đạo Cải cách

Thứ hai, các bộ và các tỉnh (nhất là các tỉnh phía Nam) cho rằng mức tăng lương 20% là quá ít Một số

đề nghị nâng mức tăng lương lên 100% Chính phủ cũng chấp nhận tăng lương 100%

Chi ngân sách Nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giávật tư không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề nghị Để cứu ngân sách, tiền được phát hành hơn rất nhiều sovới kế hoạch Lạm phát bùng nổ Những vòng xoáy điều chỉnh giá - lương - tiền càng làm cho lạm phát leothang nhanh chóng trong năm 1986 Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ Lương công nhân không có.Vật tư, hàng hóa khan hiếm Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí Sản xuất nôngnghiệp sa sút Đầu tư trong công nghiệp giảm

Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985 Do đồng tiền mất giá,người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hóa

Tuy kế hoạch cải cách giá - lương - tiền không diễn ra như kế hoạch do sự chắp vá giữa cải cách với

mô hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong thời gian cuối năm 1985 và năm 1986, song chính sựkhủng hoảng này đã làm cho các cấp các ngành nhận ra rằng đã cải cách là phải cải cách triệt để Mô hình cũphải bị đoạn tuyệt hoàn toàn Trên cơ sở đó, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 6 của Đảng Cộng sản ViệtNam tháng 12 năm 1986 đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi mới lịch sử

Trong quá trình chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng từ ngày 25 đến ngày 8-1986, Bộ Chính trị đã thảo luận và đưa ra Kết luận quan trọng Về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế:Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức pháttriển công nghiệp nhẹ

30-Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 14

Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, sử dụng đúng quan hệ hàng hóa – tiền tệ,dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, vận dụng quy luật giá trị, thực hiện cơ chế một giá

* Nguyên nhân:

Thực trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Nguyên nhân khách quan làhậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975); chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biêngiới Tây Nam và phía Bắc; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cấm vận và chống phá cách mạng ViệtNam Mặt khác, chúng ta chậm sửa đổi cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, duy trì quá lâu cơ chế quản lý tậptrung quan liêu, hành chính, bao cấp đã không còn thích hợp, cản trở sự phát triển nền kinh tế; chủ quan, duy

ý chí, nóng vội trong cải tạo XHCN, muốn thực hiện nhanh chóng mục tiêu của CNXH trong khi Việt Nammới ở chặng đường đầu tiên; công tác tư tưởng, lý luận bộc lộ sự lạc hậu, nhất là nhận thức và vận dụng cácquy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ lên CNXH Chưa nhận thức rõ những đặc trưng cơ bản củathời kỳ quá độ để vận dụng vào thực tiễn Việt Nam một cách có hiệu quả; khuyết điểm về công tác tổ chức,cán bộ, chậm đổi mới công tác cán bộ, nhất là quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ ở tất cả các cấp, cácngành Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu, không sát thực tế, xa rời quầnchúng…

Ngày đăng: 05/04/2017, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w