Đề tài “Phát triển cộng đồng với việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc Sán Chay Cao Lan tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” sử dụng phương pháp phát t
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế Côngcuộc đổi mới về chính trị và kinh tế (công cuộc Đổi mới) được khởi xướngvào năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thếgiới trở thành nước có mức thu nhập trung bình chỉ trong vòng một thời gianngắn Tuy nhiên bên cạnh những kết quả thu được đã xuất hiện những tháchthức mới đang nảy sinh khi đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển
Tuy đã có những bước tiến đáng kể như giảm tỷ lệ nghèo và hoàn thànhnhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong đó có bình đẳng giới, song phụ
nữ Việt Nam ngày nay vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do tình trạng bấtbình đẳng, phân biệt đối xử và thiếu các cơ hội kinh tế Mặc dù ngày càng cónhiều công cụ và các điều kiện giúp con người giảm nhẹ sức lao động,nhưng người phụ nữ ngoài việc tham gia công việc, đóng góp ngày càngnhiều vào nguồn thu nhập, vẫn phải đảm nhiệm hầu hết các công việc trongcuộc sống gia đình, do vậy họ có ít thời gian chăm sóc bản thân, tham giacông tác xã hội và hoạt động vui chơi giải trí Ngoài ra, phụ nữ còn là nạnnhân chủ yếu của sự phân biệt đối xử, phải gánh chịu những lạm dụng về thểxác, tinh thần từ phía người đàn ông
Đối với những phụ nữ dân tộc ở các vùng đặc biệt khó khăn ít có điềukiện được tiếp xúc với các dịch vụ an sinh xã hội do trình độ nhận thức của họchưa cao Trong đời sống gia đình các dân tộc thiểu số, phụ nữ thường là đốitượng chịu nhiều thiệt thòi ở tất cả các mặt: y tế, văn hóa, giáo dục Các trẻ
em gái sinh ra trong các gia đình này phải chịu thiệt thòi trực tiếp từ việc mẹchúng mù chữ hoặc ít học Việc không được đi học hoặc ít học của người mẹdẫn đến chất lượng chăm sóc con cái thấp Như vậy, những phụ nữ dân tộcthiểu số có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn so với những phụ nữ
có tri thức và sống ở các vùng đồng bằng, đô thị như: bạo hành gia đình, buônbán phụ nữ, sức khỏe phụ nữ và sức khỏe sinh sản,
Trang 2Mặc dù trước đó có khá nhiều các đề tài nghiên cứu về vai trò và vị thếngười phụ nữ trên các lĩnh vực xã hội học, tâm lí học, nhân học,…tuy nhiêncác đề tài chưa đề cập một cách cụ thể về vấn đề nâng cao nhận thức về bìnhđẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận dụng mô hình công tác xã hộitrong quá trình nghiên cứu Đồng thời, những nghiên cứu này mới chỉ đưa racác biện pháp mang tính ngắn hạn chưa có sự đồng bộ và lâu dài mà khôngvận dụng một trong nhiều phương pháp rất tích cực hiện nay của công tác xãhội đó là phương pháp phát triển cộng đồng Hơn nữa trong phạm vi tỉnh PhúThọ cũng chưa có một nhà nghiên cứu hay chuyên gia nào đề cập sâu tới vấn
đề bình đẳng giới của phụ nữ dân tộc thiểu số mà cụ thể hơn là dân tộc CaoLan tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Tính mới, sáng tạo
và sự hấp dẫn của đề tài là một điểm mạnh mà chưa đề tài nghiên cứu trước
đó làm được
Đề tài “Phát triển cộng đồng với việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc Sán Chay (Cao Lan) tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” sử dụng phương pháp phát triển cộng
đồng đặc thù của ngành công tác xã hội với mục đích hỗ trợ những phụ nữdân tộc thiểu số nâng cao năng lực, tăng cường quyền lợi của chính mình
từ đó đưa nhận thức về vấn đề bình đẳng giới của họ lên mức cao hơn.Tiếng nói và sự hiểu biết sâu sắc của các nhóm dễ bị tổn thương, trongtrường hợp này là phụ nữ các dân tộc thiểu số, đóng vai trò quan trọngtrong quá trình đẩy mạnh tiến độ thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ,chung tay vào sự phát triển chung của xã hội Với việc áp dụng thành côngcác kỹ năng cũng như xây dựng một dự án cụ thể trong đề tài này có thểđược nhân rộng và áp dụng cho nhiều khu vực, dân tộc khác trên cả nước
để phụ nữ ngày càng có cơ hội tham gia, nỗ lực đóng góp vào sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu về vai trò và vị thế của người phụ nữ trênthế giới có khá nhiều đề tài, bài viết của các tác giả đề cập tới Điều đóchứng tỏ vấn đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ được
Trang 3quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào nó cũng nhậnđược thu hút của các chuyên gia.
Trong công trình nghiên cứu “ Role of women in the 21 st
century( Vai trò của phụ nữ trong thế kỷ 21 ) ” của tác giả Jossett S Shiner
đã đề cập tới những vấn đề đang được thế giới quan tâm đó là sự bình đẳnggiữa nam và nữ và làm thế nào để người phụ nữ được công nhận giá trị củamình trên toàn cầu Ngoài ra tác giả cũng đặt ra vấn đề sự tham gia của phụ
nữ trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội từ sản xuất nông nghiệp tớitham gia vào hoạt động chính trị, từ những người phụ nữ nông thôn tới nhữngngười phụ nữ quyền lực nhất thế giới Tất cả họ đang cùng tham gia đóng gópcho xã hội những giá trị không thể phủ nhận, có nhiều cách để người phụ nữđược công nhận quyền hạn của mình chứ không nhất thiết là phải bắt chướcnam giới Dĩ nhiên bài viết mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ cá nhân và phạm
vi nhỏ nên chưa đánh giá được vị thế của phụ nữ trên thế giới hiện nay.Hướng giải pháp cụ thể cũng chưa được đưa ra để giúp những người phụ nữđang bị áp bức, hay là nạn nhân của bạo hành gia đình
Ở Việt Nam, những năm gần đây nhiều chuyên gia đã quan tâm và đisâu vào nghiên cứu về lĩnh vực phụ nữ và tăng quyền phụ nữ Từ lý luận vàthực tiễn cho thấy việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ trởnên cấp thiết hơn bao giờ hết
Trong công trình nghiên cứu: “ Vai trò và vị thế của người phu nữ Sán Chỉ trong gia đình và cộng đồng ở thôn Khuổi Bẻ - Nà Lẩy, Pắc Nặm – Bắc Kạn ” của tác giả Phạm Thị Phương Thái đã đề cập đến những vấn đề
xung quanh vai trò và vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số Đề tài đã tậptrung phân tích thực trạng nhận thức về vai trò, quyền lợi, vị thế và tráchnhiệm trong gia đình và cộng đồng của người phụ nữ Sán Chỉ nói chung vàphụ nữ Sán Chỉ thôn Nà Lẩy - Khuổi Bẻ, Pắc Nặm - Bắc Kạn nói riêng.Đồng thời phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm cải thiện và nângcao nhận thức về ý thức về vai trò và vị thế của người phụ nữ Sán Chỉ trong
Trang 4gia đình và cộng đồng ở thôn Khuổi Bẻ - Nà Lẩy, huyện Pắc Nặm – Bắc Kạn.Với mục đích hỗ trợ phụ nữ Sán Chỉ thay đổi nhận thức, hành vi, thói quenảnh hưởng tới sự ý thức về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và vị thế của mìnhđối với gia đình và cộng đồng tác giả đề tài đã phân tích các nguyên nhân hạnchế sự tham gia của người phụ nữ Sán Chỉ Tuy nhiên đề tài mới chỉ tập trungvào đối tượng chính là người phụ nữ Sán Chỉ mà chưa quan tâm tới các yếu tốmôi trường xã hội – nơi mà họ sinh sống Đề tài nghiên cứu cũng chưa vậndụng hiệu quả các biện pháp của công tác xã hội hoặc đề xuất một phương án
cụ thể, một mô hình có tính lâu dài nhằm mục đích hỗ trợ đối tượng nâng cao
vị thế trong xã hội hiện nay Hiệu quả dự kiến của đề tài cũng mới chỉ dừnglại ở việc phụ nữ dân tộc Sán Chỉ tự nâng cao ý thức về vai trò, vị thế củamình trong gia đình và xã hội Đồng thời, sẽ cung cấp thêm luận cứ thực tiễn
để các cấp, các cơ quan hữu quan tại địa phương và cộng đồng có thêm quyếtsách hợp lý nhằm quan tâm và giúp đỡ phụ nữ Sán Chỉ tại địa bàn Pắc Nặm -Bắc Kạn nâng cao ý thức về vai trò, vị thế và quyền lợi của mình trong giađình và xã hội Trong khi đó chưa đề cập tới việc nâng cao nhận thức chocộng đồng xã hội tại địa phương và rộng hơn là trên cả nước về sứ mệnh, vaitrò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội
Trong tác phẩm “Giới, tăng quyền và phát triển – quan hệ giới từ góc nhìn của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của tác giả Phạm Quỳnh
Phương đã đề cập tới quan niệm của người dân tộc thiểu số về việc cùng nhauchia sẻ công việc gắn với nhu cầu sinh kế để cùng tồn tại, trong hoàn cảnhthiếu thốn các nguồn lực sản xuất ( đất đai, tiền bạc,… ) đã trở thành tiêu chí
để cộng đồng nhìn nhận về một hình mẫu quan hệ vợ chồng Việc thực hành
để giữ hình mẫu này là cách để các cá nhân thể hiện sự đồng thuận trước cáichuẩn mực của cộng đồng mình Mặc dù quan niệm của người dân tộc thiểu
số không tồn tại nhận thức về bất bình đẳng và họ chấp nhận hành động theoquy tắc văn hóa truyền thống, nhưng điều đó không có nghĩa là công bằng chophụ nữ Từ khía cạnh nhân quyền, người phụ nữ xứng đáng có được những cơ
Trang 5hội tốt nhất cho sự phát triển của chính họ Nhìn dưới góc độ này, đối tượngcần tác động không chỉ là người phụ nữ vì dù được trao quyền nhưng khi họvẫn chỉ có thể xoay sở trong cái không gian cũ – bối cảnh văn hóa truyềnthống của họ thì vô hình chung họ vẫn phải tự điều chỉnh để thích ứng với cáikhung xã hội chung Vì thế bất kì sự thay đổi nào về nhận thức ở cá nhânngười phụ nữ mà không diễn ra tương ứng ở cả cộng đồng và những đối táccủa các mối quan hệ mà phụ nữ có liên quan thì cũng không thể dẫn tới nhữngthay đổi căn bản nào trong quan hệ giới Tác giả đã đi sâu vào các ví dụ cụ thể
- những hình mẫu phụ nữ điển hình dân tộc thiểu số dám đứng lên đấu tranhđồi quyền lợi cho bản thân Tuy nhiên đề tài cũng chưa chỉ ra được mộtphương pháp cụ thể nào để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữcũng như cộng đồng mà họ đang sinh sống Phạm vi tác phẩm mới chỉ dừnglại ở việc nghiên cứu cách nhìn, thực trạng mà chưa đưa ra hướng đi mới hayvận dụng các phương pháp của công tác xã hội vào hỗ trợ đối tượng vươn lênphát triển khả năng của cá nhân
Trong công trình nghiên cứu “ Sự thay đổi về vai trò và vị trí của phụ
nữ thời kì công nghiệp hóa tiến dần tới nên kinh tế tri thức và chính sách giới ở một số nước – Một số kiến nghị về công tác xây dựng chính sách nữ tri thức Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu về Môi trường và Cộng đồng khác biệt ở sự so sánh vai trò và vịthế của người phụ nữ trong lịch sử các nước trên thế giới như Mỹ, Thái Lan.Hàn Quốc, Sự so sánh tương đối được thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đờisống bao gồm : tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí chính quyền, phụ nữ trong cácngành nghề khoa học, sử dụng Internet, tham gia các trường đại học tronglĩnh vực liên quan tới toán và máy tính, Tác giả cũng có một số quan sát vềvai trò và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam đồng thời đưa ra một vài kiếnnghị nhỏ nhưng đó mới chỉ là một số đề xuất chưa có tính hệ thống Ngoài racũng giống như các đề tài nghiên cứu được nói đến ở trên đề tài cũng chưađưa ra được một mô hình cụ thể nhằm giúp phụ nữ cải thiện quyền và vị thế
Trang 6của mình trong cộng đồng hiện nay Đây là một khó khăn lớn không chỉ đốivới mỗi địa phương mà còn là sự đòi hỏi vào cuộc, tham gia của mỗi quốc giatrên thế giới từ đó có những chính sách thích hợp.
Như vậy, với mỗi một công trình nghiên cứu, khảo sát về vai trò và vịthế người phụ nữ ở một địa bàn cụ thể, một góc nhìn cụ thể đã dựng nên mộtbức chân dung tổng quát nhất về phụ nữ, thực trạng và các nguyên nhân hạnchế phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa Các đề tài đó đã gópphần giúp cho mọi người có cái nhìn bao quát và rõ rệt nhất về giới, sự pháttriển qua nhiều giai đoạn lịch sử những cuộc đấu tranh đòi quyền công bằng
của phụ nữ Tuy vậy, đề tài “Phát triển cộng đồng với việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc Sán Chay (Cao Lan) tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” được nghiên cứu một cách
chi tiết cụ thể hơn, sâu sắc hơn so với các đề tài đã nghiên cứu trước đó Đặcbiệt đề tài còn đi sâu tìm hiểu tình hình địa bàn người phụ nữ dân tộc Cao Lansinh sống, việc tham gia vào bộ máy chính quyền của họ và đề xuất mô hình
hỗ trợ cụ thể để cải thiện vị thế người phụ nữ dân tộc trong cộng đồng Đề tàiđược thực hiện trong phạm vi nhỏ, cụ thể là thôn 10, xã Ngọc Quan, huyệnĐoan Hùng, tỉnh Phú Thọ vì thế ta sẽ có cái nhìn chi tiết, tìm hiểu những điềukiện thuận lợi, khó khăn, từ đó có phương hướng trợ giúp phù hợp Khác vớinhững đề tài đi trước mới chỉ mang tính khái quát, tính lí luận cao thì đây làmột đề tài rất thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng vị thế phụ nữ dân tộc Cao Lan tại xãNgọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, từ đó vận dụng phương phápphát triển cộng đồng nhằm đẩy mạnh sự tham gia, tăng cường vai trò trên mọilĩnh vực từ đó nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ người dân tộcCao Lan trong các hoạt động xã hội tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng,tỉnh Phú Thọ
Trang 7- Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sự tham gia, vai trò và nhận thức về bình đẳnggiới của người phụ nữ dân tộc Cao Lan tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng,tỉnh Phú Thọ
Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng để xây dựng dự án
”Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ dân tộc Cao Lan trong cáchoạt động xã hội ”
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu đó
là nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ dân tộc Cao Lan tại xã Ngọc Quan,huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Khách thể nghiên cứu: phụ nữ dân tộc Cao Lan , nam giới và cán
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ dân tộc Cao Lan
và cộng đồng tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ hiện naynhư thế nào ?
- Sinh viên vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng như thế nào
để hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề ?
6 Giả thuyết nghiên cứu
Do người phụ nữ dân tộc Cao Lan rất ít tham gia vào các hoạt độngphát triển kinh tế cũng như bộ máy quản lý chính quyền mà chủ yếu là làm
Trang 8nông nghiệp, nội trợ tại gia đình Ngoài ra, người phụ nữ lại ít có cơ hội đượctiếp xúc với các chính sách an sinh xã hội và sự quan tâm của chính quyền.
Nếu phát triển đề tài này thì người phụ nữ dân tộc Cao Lan sẽ được tạo
điều kiện tham gia phát triển nâng cao vị thế xã hội Đồng thời việc phát triển
dự án “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ dân tộc Cao Lantrong các hoạt động xã hội” cũng thúc đẩy người phụ nữ - chủ thể chính củavấn đề nhận thức được vai trò từ đó chủ động hơn trong việc tham gia vào quátrình phát triển xã hội
7 Phương pháp nghiên cứu
Trong điều tra nghiên cứu về nâng cao nhận thức về bình đăng giới chophụ nữ dân tộc Cao Lan tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọsinh viên đã sử dụng các phương pháp điều tra, nghiên cứu như điều tra bảnghỏi, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu, quan sát, công tác xã hội đặc thù để cónhững thông tin thực tiễn cũng như lý luận, so sánh lý luận với thực tiễn, ápdụng lý luận trong thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu theo nhiều khíacạnh Cụ thể :
7.1 Các phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
- Mục đích: Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏinhằm có được những ý kiến, quan điểm, thực trạng của người phụ nữ, namgiới dân tộc Cao Lan và cán bộ đang công tác trên địa bàn về sự tham gia, vaitrò, vị thế của người phụ nữ tại đây
- Nội dung: Trong bảng hỏi có các nội dung khác nhau liên quan tớivai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc Cao Lan tại xã Ngọc Quan, huyện ĐoanHùng, tỉnh Phú Thọ
- Cách tiến hành:
+ Số lượng mẫu: 100 mẫu
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên
+ Cách tiến hành: Số mẫu được phát được phát cho ba đối tượng trong đó70% là phụ nữ dân tộc Cao Lan, 20% nam giới, 10% cán bộ tại địa phương
Trang 9 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu nhập những ý kiếnchủ quan của người phụ nữ dân tộc Cao Lan về việc tăng quyền và tham gia vàoxây dựng dự án tăng quyền cho chính bản thân trong các hoạt động xã hội
- Nội dung: Tìm hiểu về sự tham gia, vai trò của những người phụ nữtại địa phương; tâm tư, nguyện vọng của họ với mục đích hỗ trợ nâng caonhận thức về bình đẳng giới của người phụ nữ trong các hoạt động xã hội
- Cách tiến hành:
+ Số lượng đơn vị phỏng vấn: 10 người
+ Đối tượng: là phụ nữ đang tham gia vào các hoạt động xã hội mộtcách tích cực, cán bộ đang công tác trên địa bàn xã
+ Cách chọn mẫu: Từ một phụ nữ được chọn ta sẽ nhờ phụ nữ đó giớithiệu cho một phụ nữ khác cũng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội,ngoài ra ta có thể liên hệ với một cán bộ chủ chốt nắm tình hình văn hóa – xãhội tại địa phương cứ như vậy cho tới khi chọn đủ 5 đơn vị nghiên cứu
+ Cách tiến hành: Sau khi đã lựa chọn được, sinh viên sẽ tiến hànhphỏng vấn và ghi chép lại những thông tin thu thập được (trên cơ sở sự đồng
ý của người được phỏng vấn) dưới các hình thức: ghi âm, ghi chép nhanhbằng sổ tay cá nhân,
Những thông tin thu thập được sẽ được tổng hợp và phân tích để thấyđược các quan điểm cá nhân của người phụ nữ về vấn đề nghiên cứu Để phục
vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, sinh viên đã lựa chọn mẫu để nghiên cứunhư sau:
Bảng 1: Mẫu nghiên cứu đề tài “ Phát triển cộng đồng với việc nângcao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc Sán Chay ( Cao Lan ) tại
xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”
Trang 10Khách thể nghiên cứu
của đề tài
Khảo sát quabảng hỏi
Phương pháp phân tích tài liệu
- Mục đích: Phương pháp này được áp dụng để thu thập, phân tíchnhững vấn đề có liên quan
- Nội dung: Tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến cơ sở lýluận của đề tài và các thông tin phục vụ cho nghiên cứu thực trạng nhận thức
về bình đẳng giới phụ nữ dân tộc Cao Lan
Cách tiến hành: Thu thập và tiến hành tham khảo, nghiên cứu các tàiliệu, sách báo chuyên ngành Giới và Công tác xã hội; tham khảo một số bàibáo, báo cáo khoa học của những người đã từng nghiên cứu vấn đề liên quanđến đề tài sau đó hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của đề tài
- Cách tiến hành:
Trang 11+ Khách thể quan sát: Vì điều kiện hạn hẹp tôi chỉ tiến hành quan sátngười phụ nữ dân tộc Cao Lan trong các hoạt động xã hội tại địa phương.
+ Phương tiện hỗ trợ: máy ảnh, điện thoại
+ Phương pháp quan sát: Trong quá trình quan sát tùy thuộc vào tìnhhuống quan sát có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp như: quan sát tham
dự, quan sát không tham dự, quan sát công khai, quan sát bí mật,
Phương pháp công tác xã hội đặc thù
- Phương pháp: Phát triển cộng đồng
- Mục đích: Xây dựng dự án “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giớicho phụ nữ dân tộc Cao Lan trong các hoạt động xã hội”
- Cách tiến hành: Thực hiện xây dựng kế hoạch từ đó tiến hành thiết
kế và triển khai dự án phát triển cộng đồng
7.2 Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học:
Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm tổng hợp và xử lýnhững thông tin đã thu thập được từ dạng tổng thể sang những thông tin cábiệt phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nội dung: xử lý thông tin được tiến hành bằng chương trìnhMicrosoft excel
8 Đóng góp về khoa học của đề tài
Về mặt khoa học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người phụ nữđồng thời nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của họ là yêu cầu bức thiết từrất lâu của mọi quốc gia trên thế giới không chỉ Việt Nam Nghiên cứu về vấn
đề này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát và rõ rệt nhất về vai trò và vị thế củangười phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam mà cụ thể là phụ nữ dân tộc CaoLan Từ đó vận dụng kiến thức lý thuyết đã có được áp dụng vào thực tiễn
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng thuận lợi,khó khăn của người phụ nữ dân tộc Cao Lan ở xã Ngọc Quan, huyện ĐoanHùng, tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp và mô hình cụ thể nhằm
Trang 12giúp họ nâng cao nhận thức về bình đẳng giới không chỉ tại địa phương màcòn với đông đảo người dân trong cộng đồng.
Ý nghĩa đối với bản thân:
Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, sinh viên nghiên cứu có thêm cơhội học hỏi, trau dồi kỹ năng nghiên cứu khoa học
Quá trình tìm hiểu, khai thác thông tin phục vụ đề tài sẽ giúp sinhviên thực hành các kỹ năng, kiến thức đã được học ở trên lớp Đồng thời,đây cũng là cơ hội tốt để sinh viên tích lũy thêm các kiến thức, thông tin vềmột số hoạt động hỗ trợ của Công tác xã hội
9 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàmục lục Phần nội dung khóa luận có kết cấu 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ dân tộcCao Lan tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Dự án ” Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữdân tộc Cao Lan trong các hoạt động xã hội ” tại xã Ngọc Quan, huyện ĐoanHùng, tỉnh Phú Thọ
Trang 13CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm dân tộc thiểu số
Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Trướckhi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từthấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất
Một là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân mộtnước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ýthức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chínhtrị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộcsuốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Với nghĩa này, dân tộc
là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó- Quốc gia dân tộc
Hai là: dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bềnvững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặcthù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốcgia - Quốc gia có nhiều dân tộc
Hiện nay chúng ta sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu
số Dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉtất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch ViệtNam, không phân biệt nguồn gốc
Như vậy, trong đề tài này tôi chỉ xin đề cập khái niệm dân tộc theo ýthứ hai đó là dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bềnvững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù vềvăn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân
tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người củadân cư tộc người đó
Trang 14Khái niệm dân tộc thiểu số: thuật ngữ này không đồng nghĩa với dântộc kém phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉnhững dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số.
1.1.2.Công tác xã hội và phương pháp phát triển cộng đồng
Công tác xã hội:
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trênnên tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội ( cánhân, nhóm, cộng đồng ) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh vươnlên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực bền vững
Phương pháp phát triển cộng đồng:
Định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Phát triển cộng đồng là những tiếntrình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cảithiện các điều kiện của kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng và giúpcộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào điều kiện quốc gia
Định nghĩa của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: phát triển cộng đồng là mộtphương thức phát triển, dựa trên giả thuyết rằng nhân viên có thể hoạt độngtrong một địa phương hoặc cộng đồng để giúp họ phát triển tiềm năng sẵn cócủa họ Trong quá trình này, nhân viên đóng vai trò xúc tác để giúp cộngđồng nhận định mục tiêu, tiềm năng và các nguồn lực hỗ trợ để đạt mục tiêu
Như vậy, phát triển cộng đồng có thể hiểu là một tiến trình làm chuyểnhóa cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáodục giúp người dân trong cộng đồng nhận thức rõ tình hình, vấn đề hiện tạicủa họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có của họ, tổ chức các hoạtđộng chung tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, mở rộng các mối liên kếttiến tới tự lực phát triển
Phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực để phát triển cộng đồng (ABCD– Assets Based for Community Developements ) là phương pháp nghiên cứuphát triển dựa vào nội lực của cộng đồng
1.1.3.Giới, bình đẳng giới
- Giới: Là phạm trù chỉ đặc điểm vị trí, vai trò và mối quan hệ xã hội
giữa nam giới và phụ nữ
Trang 15- Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ.
Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có vàkhông thể thay đổi được
- Quan hệ giới: Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới,
đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ
- Trách nhiệm giới: Là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác
biệt giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giảiquyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới
- Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực
về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ
- Phân biệt đối xử về giới : là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận
hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữanam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
- Phân công lao động trên cơ sở giới: Là sự phân công việc và trách
nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới
- Bất bình đẳng giới: Là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế,
điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người,đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước
Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về bình đẳng giới cụ thể như sau:
“Bình đẳng giới theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, về cơ hội – bao gồm sựbình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản xuấtkhác, bình đẳng trong thù lao công việc và trong tiếng nói” Cách tiếp cận nàykhông định nghĩa bình đẳng giới theo sự bình đẳng về thành quả
Một cách hiểu khác đầy đủ hơn và tương đối phổ biến thì bình đẳnggiới là “sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhaugiữa nữ giới và nam giới Nam giới và nữ giới đều có vị thế bình đẳng vàđược tôn trọng như nhau
Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 5 Luật bình đẳng
giới: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
Trang 16điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.[13; tr.11]
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh và một số chính sách bảo vệ phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới của người phụ
năm 1992 quy định các quyền, nghĩa vụ công dân, trong đó, quy định quyềnbình đẳng nam, nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
Trong suốt mấy chục năm qua, vấn đề bình đẳng nam, nữ luôn đượcthể hiện trong các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước Năm 1982, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Xóa bỏ mọi hình thứcPhân biệt đối xử Đối với Phụ nữ (CEDAW) Năm 2006, Việt Nam đã thôngqua Luật Bình đẳng Giới và năm 2007 thông qua Luật Ngăn chặn và ChốngBạo lực Gia đình Các quyền bình đẳng giữa nam và nữ gồm có quyền đượclàm việc, được hưởng lương như nhau, quyền sở hữu, thừa kế và quyền lựachọn bạn đời khi kết hôn hoặc ly hôn được nhiều luật bảo vệ như Bộ luậtLao động, Luật Đất đai và Luật Hôn nhân Gia đình Bên cạnh đó, các nghịquyết và chiến lược quốc gia được đặt ra như Nghị quyết số 11-NQ/TW của
Trang 17Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”(2007), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (2011-2020)
Về chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhìn chung đồng tình vớivấn đề bình đẳng giới cụ thể là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: "Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" Và sau
đó là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu: "Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người".
Dựa trên các cơ sở pháp lý cao nhất và chủ trương của Đảng Cộngsản Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới, để thể chế hóa thêm một bước cácquyền bình đẳng giới, Quốc hội Việt Nam đã xây dựng và thông qua LuậtBình đẳng giới
Ngoài ra, dự thảo nghị định Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữthuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Đề xuất trên được Bộ Y tế đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định chínhsách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh conđúng chính sách dân số
Theo đó, phụ nữ thuộc hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (bao gồm
cả phụ nữ người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số) cư trú tạivùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, khôngthuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh con đúng chínhsách dân số là đối tượng được thụ hưởng chính sách này
Trang 181.2.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ, bình đẳng giới của người phụ nữ Việt Nam
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giảiphóng con người khỏi sự áp bức, bất công, đảm bảo cho phụ nữ được quyềnbình đẳng với nam giới là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
Tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác
Hồ là nhằm mục đích cao nhất giải phóng con người và ra sức tranh đấu đểđòi lại những quyền thiêng liêng của con người Trong đó, Người đặc biệtquan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền bìnhđẳng cho họ Những tư tưởng của Người về vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn cònnguyên giá trị
Với cách nhìn toàn diện, Bác Hồ nhấn mạnh rằng phụ nữ chiếm một
nửa nhân loại: “Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội” , cũng tương tự:
“Phụ nữ Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhân dân ta” ; Người còn chỉ rõ:
“Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng” Vì vậy, theo Người, “ Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng” , “ Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa ” Bác Hồ phân tích có lý, có tình rằng: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, “Nhất định phải sản xuất thật nhiều Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng lao động của phụ nữ”.
Tuy Bác Hồ không viết những tác phẩm lớn về vấn đề giải phóng phụ
nữ, nhưng từng nơi, từng lúc những câu nói của Người về bình đẳng nam nữthật giản dị và dễ hiểu
Quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữ theo Bác là “người phụ nữ Việt Nam đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân” Vấn
đề bình đẳng nam nữ được Bác đề cập trên nhiều lĩnh vực, nhưng nổi rõ nhấttrên hai lĩnh vực sau:
Một là, lĩnh vực quyền và lợi ích: Trong lời kêu gọi chống nạn thất học,
Bác viết “Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm.[…] Hai
Trang 19là, lĩnh vực gia đình người phụ nữ phải vất vả nhiều trong công việc gia đình,
Lênin chỉ rõ: “Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng phụ nữ, nhưng phụ nữ vẫn
cứ là nô lệ trong gia đình vì công việc nội trợ linh tinh cứ đè nặng lên vai họ, làm cho họ nghẹt thở mụ mẫm, nhọc nhằn, ràng buộc họ vào bếp núc, vào buồng con cái, lãng phí sức lực của họ vào một công việc cực kỳ tủn mủn, làm cho họ nhọc nhằn, gò bó’’ [13; tr.31]
Bác Hồ phê phán mạnh mẽ vấn đề bạo hành trong gia đình, nhất là hiện
tượng chồng đánh vợ Bác viết “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh vợ… Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt Lợi quyền của phụ nữ cần được thực sự bảo đảm”.[14; tr.51]
Từ những phân tích về sự bất bình đẳng nam nữ, Bác Hồ cũng nêulên các con đường có thể giải phóng phụ nữ và gợi ý từng đối tượng cụthể Đối với cán bộ lãnh đạo, Bác phê phán những tư tưởng mang nặng
định kiến giới, coi thường phụ nữ Bác khuyên: “Phải thông cảm sâu sắc với quần chúng, và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc khó khăn” Đối với các đoàn thể phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục
pháp luật để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Đối với chính bản thân ngườiphụ nữ, phải tự đấu tranh vì quyền lợi của mình, không có tư tưởng trôngchờ, ỷ lại Bác khuyên chị em phụ nữ cố gắng học tập văn hóa, chính trị,nghề nghiệp Nếu không học thì không tiến bộ Trong công tác và cuộcsống hàng ngày, Bác Hồ rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm,chăm sóc đến cuộc sống của người phụ nữ
1.3 Các lý thuyết áp dụng
1.3.1 Thuyết nhận thức hành vi
Nhận thức và hành vi về cơ bản là hai khái niệm hoàn toàn ngược nhau
Lý thuyết hành vi đôi khi không chấp nhận một số mô hình nhận thức dẫn đếnhành vi vì cho rằng đưa những khái niệm về nhận thức vào còn có thể phươnghại cho tính khoa học của lý thuyết và thực hành “hành vi”
Lý thuyết nhận thức hành vi quan niệm rằng con người không phải làsinh vật thụ động bị kiểm soát chặt chẽ của môi trường Các cách thức con
Trang 20người hành động đều xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của họ Có thểdiễn giải quan điểm của tiếp cận nhận thức hành vi như sau: suy nghĩ, cảmxúc và hành vi liên quan mật thiết với nhau Suy nghĩ, nhận thức quyết định
sự biểu hiện của cảm xúc và hành vi Những rối loạn cảm xúc có thể xuất hiệnnhững suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực Nếu thay đổi những suy nghĩ lệch lạc, tiêucực sẽ giúp cá nhân cải thiện được những rối loạn cảm xúc của mình
Để giúp thân chủ thay đổi nhận thức cho hợp lí ta cần thiết lập một mốiquan hệ nồng ấm, không phê phán thân chủ; thu thập bằng chứng hoặc đặtmột loạt các câu hỏi để phát hiên một loạt những suy luận vô lí trong nhậnthức của thân chủ; thức tỉnh những suy nghĩ lạc quan tích cực và thực tế hơn
ở thân chủ, dừng những suy nghĩ vẩn vơ, tiêu cực bằng cách thay thế những ýnghĩ tốt đẹp, tích cực hơn
Trong đề tài này sử dụng thuyết nhận thức hành vi nhằm mục đích tìmhiểu những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực của đối tượng cần trợ giúp từ đó hỗ trợ
họ nhận ra vấn đề và khắc phục nó Nhân viên công tác xã hội sẽ hỗ trợ thânchủ để họ hiểu ra vấn đề mà mình đang gặp phải thay đổi nhận thức từ bêntrong từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhằm thay đổi hành vi sao cho phùhợp Đối với người phụ nữ dân tộc nói riêng và cộng đồng người Việt Namnói chung đã có truyền thống từ xa xưa thì việc thay đổi một thói quen haymột cách nghĩ mới là rất khó và cần phải có một quá trình thúc đẩy lâu dài,bền bỉ Bù lại kết quả thu được sẽ giúp cho cộng đồng ngày một phát triển vàvăn minh hơn, để được như vậy đòi hỏi không chỉ là sự nỗ lực của riêng lẻmột cá nhân nào mà là sự chung tay của toàn xã hội
1.3.2 Thuyết nữ quyền
Thuyết nữ quyền ra đời vào khoảng thế kỷ 16 – 17, những người khởixướng thuyết này là những người phụ nữ da trắng thuộc tầng lớp trung,thượng lưu trong xã hội do vậy họ có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng tự do.Thuyết nữ quyền chỉ ra sự bị trị của phụ nữ bắt rễ trong những ràng buộc tậpquán và pháp lý Xã hội tin tưởng sai lầm rằng do bản chất của mình, phụ nữ
Trang 21kém hơn nam giới về trí tuệ và thể chất nên xã hội ngăn cản phụ nữ tham giahoặc thành công trong những công việc công cộng.
Quan điểm chính của thuyết này đề cập đến quyền tự do và bình đẳngcủa phụ nữ trong đó: tranh luận và vận động xã hội đảm bảo quyền tự do vềchính trị và kinh tế của phụ nữ; Chú ý làm sang tỏ đặc điểm và ranh giới phânchia lĩnh vực đời sống của họ và quan hệ bình đẳng nam nữ
Về bản chất con người thuyết nữ quyền phê phán phân biệt đối xử giớitính trong xã hội Cho rằng: con người được nhìn nhận với tư cách chủ thể tưduy duy lý cơ bản giới tính chỉ là một đặc điểm ngẫu nhiên Giới tính chỉđược tính đến khi liên quan đến khả năng cá nhân đó thực hiện một nhiệm
vụ, công việc đặc biệt hoặc chiếm lợi thế của cơ hội mới nào đó đang mở ra.Công nhận ở nhiều xã hội hiện nay, khung bình đẳng giới được cải thiệnnhiều, song sự phân biệt này vẫn tồn tại dai dẳng trong các thiết chế phichính thức
Về ranh giới lĩnh vực công cộng – riêng tư và sự phụ thuộc của phụ nữ:Các tư tưởng tự do kinh điển phân chia rạch ròi giữa các lĩnh vực công cộng
và riêng tư Gia đình là một lĩnh vực phi chính trị do vậy không thuộc mốiquan tâm của Nhà nước Thuyết nữ quyền tự do phê phán sự phân chia táchbiệt giữa hai lĩnh vực này, cho rằng đó là cứng nhắc, giáo điều, là nguyênnhân dẫn đến hoặc duy trì sự bất lợi về văn hóa – xã hội với phụ nữ
Trong đề tài này, việc vận dụng thuyết nữ quyền nhằm mục đíchnghiên cứu sự tham gia và đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực đặc biệt là ởmảng văn hóa - xã hội Đồng thời tìm hiểu về nâng cao nhận thức của ngườidân tại địa phương nói chung và người phụ nữ dân tộc Sán Chay nói riêng vềquyền tự do và bình đẳng của họ
1.4 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền, nâng cao vai trò
và vị thế của phụ nữ Việt Nam hiện nay
1.4.1 Luật Bình đẳng giới
Ngay từ khi ra đời, Nhà nước Việt Nam đã rất chú trọng tới vấn đềbình đẳng giới và nó đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật mà Hiếnpháp năm 1946 đã nói tới rất rõ Khi luật Bình đẳng giới ra đời đã càng chứng
Trang 22tỏ sự quan tâm đặc biệt mà Nhà nước và xã hội dành cho phụ nữ thông quaviệc ban hành các điều luật trên các lĩnh vực Cụ thể là:
Luật số 73/2006/QH11 của Quốc hội : Luật Bình đẳng giới ban hànhngày 29 tháng 11 năm 2006 qui định về bình đẳng giới bao gồm 6 chương, 44điều.Trong đó:
Ðiều 4 của Luật bình đẳng giới quy định mục tiêu bình đẳng giới là: Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Điều 6 của Luật bình đẳng giới quy định các nguyên tắc cơ bản về bình
đẳng giới, bao gồm: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, không bị phân biệt đối xử về giới, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới, chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới, bảo đảm lồng ghép vấn
đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật, thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân [8; tr.33].
Quyền bình đẳng trên một số phương diện: chính trị, kinh tế và laođộng, giáo dục và đào tạo, y tế, gia đình được quy định từ điều 11 đến điều
18, chương 2 [17]
1.4.2 Luật Phòng chống Bạo lực gia đình
Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị tổn thương do mắc phải các vấn đề có liênquan tới bạo lực gia đình Thông qua nghiên cứu thống kê cho thấy hiên nay
có gần 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ trong đó cónhiều vụ việc thương tâm và gây phẫn nộ dư luận như: vụ người chồng dobực tức đã bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ
vợ sang chứng kiến Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiềulần đã bị người chồng cắt hai núm vú bỏ vào cốc rượu
Một cuộc điều tra khác cũng cho biết có 21, 2% cặp vợ chồng đã kếthôn cho biết đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình như bị
Trang 23đánh, mắng, nhục mạ Cuộc điều tra cho thấy hành vi bạo lực gia đình vẫntồn tại ở 1/5 các cặp vợ chồng Nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cáitrong gia đình Tình trạng bạo lực xuất hiện ở các cặp vợ chồng từ 31 đến 40tuổi phổ biến hơn các nhóm tuổi khác [15; tr.13].
Năm 2010, ở Việt Nam, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có giađình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hànhthể xác hoặc tình dục Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phảichịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9% Nghiên cứu quốc gia
về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ ViệtNam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010, có hơn một nửa (58%)phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thứcbạo lực gia đình [13; tr.8]
Ngoài ra, trong luật cũng nêu ra các cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lựcgia đình cụ thể ở điều 26, mục 2, chương 3 về bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bịbạo lực gia đình
1.4.3 Luật Bảo hiểm xã hội
Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều sự quan tâm cho sức khỏe củangười phụ nữ bởi xã hội nhận ra vai trò của người phụ nữ là duy trì sự pháttriển xã hội, phát triển giống nòi Thiên chức của người phụ nữ là sinh con đẻcái, chính vì vậy trong luật bảo hiểm xã hội Chính phủ đã phân tách rất rạchròi về quyền lợi của người phụ nữ ở chế độ thai sản tại mục 2, chương 3 như:
Điều 29: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai Điều 30: Thời gianhưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu Điều 31: Thời gianhưởng chế độ khi sinh con
Những điểm trên cho thấy hiện nay chế độ chăm sóc cho phụ nữ ngàycàng được quan tâm hơn Sự cống hiến của phụ nữ ngoài xã hội và sứ mệnhlớn lao duy trì nòi giống, bảo đảm quá trình phát triển xã hội đang dần đượcNhà nước và xã hội nhìn nhận một cách khách quan Tạo điều kiện để ngườiphụ nữ không cảm thấy bị thệt thòi là trách nhiệm không chỉ của các cấp cácngành mà còn là nghĩa vụ của cả cộng đồng
Trang 24Nghiên cứu về bình đẳng giới các nhà khoa học đã vận dụng cũng như
có nhiều công trình tìm hiểu về các lý thuyết chỉ rõ nguyên nhân cũng nhưphương pháp hỗ trợ phụ nữ vươn lên hòa nhập cộng đồng
Để ngăn chặn và phòng ngừa tình trạng bất bình đẳng giới, nhiềuchính sách được ban hành, cụ thể là Luật Bình đẳng giới có hiệu lực từngày 29 tháng 11 năm 2006 Nhằm triển khai luật này một cách có hiệu quảđòi hỏi sự đồng thuận của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự tham gia củanhững nạn nhân của bất bình đẳng giới, góp phần ngăn ngừa tiến tới loạitrừ bất bình đẳn giới
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC CAO LAN TẠI XÃ NGỌC QUAN,
Về đất đai xã Ngọc Quan có địa hình đồi núi thấp xen kẽ với cánh đồngbằng phẳng, diện tích đất rừng lớn tạo thế mạnh cho phát triển lâm nghiệp
Tuy nhiên địa hình đồi núi tạo nên một phần khó khăn trong quá trìnhsan tạo mặt bằng để xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng và sửdụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Địa bàn xã không có sông hồlớn nên lượng nước tưới chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa hằng năm nên khóchủ động việc cung cấp nước tưới trong sản xuất nông nghiệp Địa bàn cư trúcủa dân tộc Cao Lan nói chung và phụ nữ dân tộc Cao Lan nói riêng nằm tạithôn 13 của xã Ngọc Quan, có địa hình khá hạn chế bới thôn nằm tách biệt vàcách trung tâm xã khá xã, chỉ có duy nhất một con đường dẫn vào thôn Ngoài
ra, thôn giáp với đồi núi nên khá hạn chế trong việc giao lưu với các vùngxung quanh và phát triển kinh tế, chủ yếu là trang trại và trồng cây sản xuất
2.1.2 Đặc điểm kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế xã Ngọc Quan đã có những bướcphát triển tương đối tích cực chủ yếu ở các lĩnh vực : nông – lâm nghiệp –thủy sản và xây dựng nông thôn mới, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp vàthương mại, cơ sở hạ tầng, thủy sản, tài chính – ngân sách Trong đó, lĩnh vựclâm nghiệp có diện tích rừng trồng tập trung là 98 ha thuận lợi cho việc thu
Trang 26mua và chế biến lâm sản Diện tích chè là 48 ha cho thu hoạch là 46 ha sảnlượng chè búp tươi.
Ngoài ra việc phát triển bưởi đặc sản và bưởi Diễn với tổng diện tíchbưởi toàn xã 38, 5 ha mang lại hiệu quả cao về kinh tế Hiện nay, UBND xãNgọc Quan đang tích cực triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ,các quy hoạch cơ bản về sử dụng đất, hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch
về phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có đãhoàn thiện và đc HĐND huyện phê duyệt là cơ sở quan trọng giúp cho địaphương có cơ sở phát triển kinh tế - xã hội Đảng bộ đã ra quyết định vàUBND xã đã ra kế hoạch để xây dựng chương trình nông thôn mới, phấn đấuhoàn thành từng tiêu chí để phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng nôngthôn mới vào năm 2018 [12; tr.4]
Tuy nhiên sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, giá cả mặt hàngthiết yếu tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dântrên địa bàn Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kỹ thuật còn hạn chế,
tỷ lệ lao động qua đào tạo không đáng kể
2.1.3 Đặc điểm xã hội
Xã Ngọc Quan có tất cả 15 khu hành chính trong đó thôn 13( làngNgọc Tân ) là nơi thường trú của đồng bào dân tộc Sán Chay ( Cao Lan ).Thôn có khoảng 151 hộ gia đình với gần 560 nhân khẩu Phụ nữ tại thôn đãlập gia đình vào khoảng 150 người Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội xã NgọcQuan cũng đã dật được những kết quả rất đáng khích lệ theo kế hoạch đề ra
Ổn định an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng được giữ vững Đời sống vănhóa tinh thần của người dân được nâng cao Chất lượng dịch vụ chăm sóc sứckhỏe cho người dân được cải thiện Duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ
sở Trẻ em trong độ tuổi mầm non được đến trường Quan tâm thực hiện cácchính sách về lao động, việc làm [11; tr.2, 3]
Trang 27Công tác quản lí nhà nước về an toàn lao động được triển khai thựchiên Năm 2014 đã giải quyết việc làm mới cho 80 lao động đạt 100% kếhoạch, xuất khẩu lao động 9 người, đạt 90 % kế hoạch Các chính sách xã hộiđối với người có công, gia đình thương binh, liệt sĩ, đối tượng chính sáchđược thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời theo quy định Các hoạt động văn hóa
cơ sở và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tụcđược quan tâm chỉ đạo Tổ chức tốt công tác tuyên truyền các sự kiện chínhtrị như: tuyên truyền về nông thôn mới, ngày thương binh liệt sĩ, kỷ niệm 84năm ngày đại đoàn kết dân tộc, [11; tr.5]
Tuy vậy lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều khó khăn hạn chế như: cơ
sở vật chất, trang thiết bị cho các ngành ý tế, giáo dục còn thiếu; người dânchưa có ý thức về vệ sinh môi trường; kinh phí cho các hoạt động văn hóa,tuyên truyền còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm xuống dưới 10 % tuynhiên đời sống cơ bản chưa được cải thiện nhiều [11; tr.23]
2.2 Thực trạng nhận thức và việc thực hiện bình đẳng giới tại xã
Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Do việc điều tra nghiên cứu được tiến hành trong thời gian sinh viên cómặt tại địa phương nên có nhiều thời gian để thu thập thông tin Tuy nhiênviệc điều tra bằng bảng hỏi còn gặp nhiều khó khăn như: người dân tại địabàn còn bận đi làm hoặc các công việc riêng nên ngại không muốn điền thôngtin vào bảng hỏi, một số gia đình ngại không muốn tham gia giúp đỡ, vẫn còntình trạng một số ít không biết chữ, do vậy sinh viên đã phải khá vất vảtrong việc phát và thu phiếu hỏi Để tiến hành phỏng vấn được đông đảongười dân và cán bộ đang sinh sống trên địa bàn tham gia, sinh viên đã nhậnđược sự giúp đỡ to lớn của chú Sầm Xuân Huy – phó chủ tịch UBND xãNgọc Quan và cô Vũ Kim Sự - chi hội trưởng hội phụ nữ thôn 13 đã cung cấpthông tin, giúp đỡ sinh viên trong quá trình đi thu thấp thông tin, bởi vậy sốphiếu thu về là hợp lệ đạt 90%
2.2.1 Nhận thức về vị thế của người phụ nữ trong kinh tế
Vấn đề kinh tế thường có vai tṛò khá quan trọng trong việc phân chia vịtrí và quyền quyết định trong gia đình Ở làng Ngọc Tân cũng vậy, người dânchủ yếu có trình độ dân trí thấp đặc biệt là phụ nữ Do đó công việc của họ
Trang 28cũng như bao người phụ nữ khác là lo việc nội trợ, chăm sóc con cái và chănnuôi tại gia đình Việc tham gia phát triển kinh tế chỉ chiếm một số lượngkhông nhiều và công việc thô sơ không đòi hỏi yếu tố kỹ thuật hay kiến thức.Hiện nay, về cơ bản người phụ nữ dân tộc vẫn còn hạn chế trong việc làmkinh tế, họ chấp nhận sống an phận và không có ý chí làm chủ về kinh tế Một
số ít phụ nữ tại địa phương hiện nay đã tham gia vào việc phát triển kinh tếtheo hướng kinh doanh, họ cùng với chồng tham gia sản xuất tạo thu nhậpkhông chỉ cho gia đình mà còn cho nhiều thành viên khác ngay tại cộng đồng.Một phần là nhờ vào nguồn tài nguyên gỗ - một thế mạnh của xã Ngọc Quan
Số lượng phụ nữ là công nhân viên chức chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trongdân số của địa phương Nó được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau:
Bảng 2: Bảng thống kê nghề nghiệp chính hiện nay của phụ nữ dân tộc Cao Lan tại thôn
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 4 năm 2015 của sinh viên )
Đồng thời qua biểu đồ chúng ta thấy rằng :
Nghề nghiệp chính của phụ nữ dân tộc Cao Lan
24.0
57.0
Ở nhà, nội trợ Lao động tự do Kinh doanh Công nhân, viên chức
Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp chính hiện nay của phụ nữ dân tộc Cao Lan
Trang 29Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy phụ nữ dân tộc Cao Lantham gia khá đông vào đóng góp về kinh tế trong gia đình cũng như ở địaphương Số phụ nữ ở nhà hay nội trợ hiện tại chỉ chiếm 24%, trong khi chiếm
số lượng nhiều nhất mà phụ nữ tham gia tới 57% là lao động tự do, trong đócông việc chủ yếu của họ làm là nghề nông Trong lĩnh vực kinh doanh phụ
nữ có số lượng ít hơn chỉ 11%, mặc dù vậy đây là một con số đáng mừng khi
mà người phụ nữ ngày nay đã mạnh dạn hơn để phát triển kinh tế Mặc dùvậy, tỉ lệ phụ nữ là công nhân, viên chức tại địa phương còn rất thấp chỉ có8%, điều đó chứng tỏ số phụ nữ được đào tạo và có trình độ học vấn cao cònrất hạn chế
Tuy người phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp về kinh tế trong giađình hay ngoài xã hội nhưng những đóng góp của họ thường ít được coitrọng Những công việc họ làm thường vất vả, nặng nhọc trong khi tiềnlương lại thấp đồng thời họ phải kiêm nhiệm vai trò người vợ, người mẹ
mà những công việc nội trợ trong gia đình được coi là nhiệm vụ hiển nhiên
mà họ phải làm
2.2.2 Nhận thức về vị thế của người phụ nữ trong gia đình
Người phụ nữ Sán Chay cũng như những người phụ nữ Việt Nam từngàn xưa, họ cũng thừa hưởng đức tính truyền thống của người mẹ Trong giađình họ là người lo chăm sóc con cái, các công việc nội trợ vấn đề chi tiêu củacác thành viên hàng ngày Nhìn chung người phụ nữ dân tộc Sán Chay lànhững người có tính tổ chức cao, đoàn kết, chịu thương chịu khó, hết lòng hisinh vì chồng vì con Trước đây, họ rất ngại giao tiếp hay mở rộng các mốiquan hệ xã hội do vậy trong gia đình người đàn ông là người làm chủ, quyếtđịnh mọi vấn đề quan trọng
Hiện nay, khi nền kinh tế đang có những bước chuyển biển lớn thìđồng thời nhận thức của người phụ nữ về việc tham gia vào các hoạt động xãhội đã được nâng lên Không chỉ có người đàn ông mới có quyền quyết địnhnhững công việc quan trọng trong gia đình mà người phụ nữ dân tộc cũng cótiếng nói hơn trước và các thành viên đã biết tôn trọng tiếng nói của họ hơn.Tuy nhiên, tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn xảy ra ở một số
Trang 30nơi, tâm lí chung của những người gặp phải vấn đề này thường e dè, tự ti dovậy hiện nay địa phương vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để.
Trong kết quả điều tra thông qua bảng hỏi tìm hiểu về vị thế của ngườiphụ nữ dân tộc Sán Chay trong gia đình thông qua việc điều tra quyền quyếtđịnh và người taọ nguồn thu nhập chính trong gia đình sinh viên có sự so sánhđối chiếu, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3: Bảng thống kê người tạo nguồn thu nhập và quyết định chính trong gia đìnhĐánh giá Người tạo nguồn thu nhập
Ngườichồng
Cả vợvàchồng
Ngườivợ
Ngườichồng
Cả vợ vàchồng
0 10
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện người có thu nhập và quyền quyết định chính
trong gia đình
Trang 31Bảng thống kê và biểu đồ trên cho chúng ta thấy rằng trong gia đìnhcủa người phụ nữ dân tộc Cao Lan người giữ vai trò chính trong việc tạo ranguồn thu nhấp sẽ có quyền quyết định trong gia đình Trong trường hợp nàythì người phụ nữ vẫn coi trọng quyền quyết định của người đàn ông Tại địaphương, người đàn ông đóng vai trò là trụ cột trong gia đình và đương nhiên
họ là người tạo nguồn thu nhập, tỉ lệ này chiếm tới 74% Trong khi đó, ngườiphụ nữ chỉ chiếm 16% và 10% đối với các gia đình phụ nữ và đàn ông có thunhập như nhau Xem xét từ góc độ thu nhập chính từ kinh tế sang quyền quyếtđịnh các công việc quan trọng trong nhà cũng khá tương quan Tỉ lệ ngườiđàn ông nắm quyền quyết định khá lớn lên đến 65% trong khi việc vợ chồngcùng nhau quyết định các công việc quan trọng của gia đình chỉ chiếm 26%
Số phụ nữ nắm quyền làm chủ trong gia đình còn rất hạn chế, chủ yếu lànhững người phụ nữ đã ly hôn hoặc người chồng bị mất sức lao động, … Với
câu hỏi “ Theo chị tại địa phương hiện nay, quá trình thực hiện bình đẳng giới đã diễn ra sâu rộng và bao quát chưa ? Chị cảm thấy bản thân mình được tôn trọng và không còn tình trạng bất bình đẳng xảy ra không?”.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, sinh viên đã tiến hành phỏng vấn sâu lấy
ý kiến từ chính những người phụ nữ tại thôn 13 qua đó thu được những kếtquả sau:
“Ở thôn cũng có tuyên truyền về bình đẳng giới nhưng tôi cũng không quan tâm lắm Tôi quanh năm chỉ làm ruộng nên mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều do chồng tôi quyết định Mình học ít hơn mà cứ để chồng quyết định vẫn hơn Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu mà Nhiều lúc cũng thấy chồng vẫn chưa tôn trọng mình lắm, hay chửi nhưng là
vợ thì cứ nhịn đi cho gia đình yên ấm” (Nữ, 48 tuổi, làm ruộng)
Cũng với câu hỏi trên, khi hỏi một phụ nữ khác, sinh viên thu được ý kiến:
“Ở thôn sinh hoạt ở hội phụ nữ cán bộ hội phụ nữ hay nói đến luật bình đẳng giới Tôi cũng được chồng tôn trọng và chia sẻ nhưng thi thoảng uống rượu vào thì lại hay nói tục với chửi vợ con, thi thoảng lại cãi nhau có
Trang 32khi còn tát tôi nữa Nhưng nói chung gia đình vẫn hạnh phúc, các con ngoan ngoãn là mừng rồi, vợ chồng tránh sao được chuyện cãi vã Mọi chuyện trong nhà chồng tôi có thông qua ý kiến tôi rồi mới làm cũng có khi làm rồi mới thông báo cho tôi biết” (Nữ, 35 tuổi, làm ruộng)
Lại có ý kiến cho rằng ở địa phương không xảy ra tình trạng bất bìnhđẳng giới:
“Tại địa phương vấn đề bất bình đẳng giới gần như không xảy ra Cán
bộ tuyên truyền rất nhiều về bình đẳng giới Trong gia đình chồng tôi rất tôn trọng tôi, không bao giờ chửi mắng biết lo cho vợ con Cuộc sống của tôi như vậy là hạnh phúc rồi! ” (Nữ, 33 tuổi, làm ruộng).
Qua điều tra cho thấy, tư tưởng cũ vẫn còn len lỏi trong cuộc sốngriêng tư của mỗi gia đình Nó chi phối nhiều yếu tố khác như: việc chăm sóccon cái, nội trợ hay chi tiêu hàng ngày là của người vợ, việc kiếm tiền, giaolưu là của người chồng Tư tưởng này đã ăn sâu trong lối suy nghĩ của ngườidân tại thôn 13 xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Thay đổinhững suy nghĩ đã theo lối mòn đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể và nhất quán,đồng thời tiến hành lâu dài thì mới mang lại sự thay đổi rõ rệt
2.2.3 Nhận thức về vị thế của người phụ nữ trong xã hội
Cộng đồng dân tộc Sán Chay có tính hợp tác cao thể hiện rő nhất trongcác hoạt động văn hóa Họ có trang phục riêng, tiếng nói riêng nhưng hiệnnay đã bị mai một đi ít nhiều Tuy nhiên, hàng năm khi có hội Đình làngNgọc Tân thì người phụ nữ cũng tham gia rất vào các hoạt động vui chơi, cahát, nhảy múa trong đó có di sản văn hóa phi vật thể tỉnh: lễ hội đình làngNgọc Tân, múa chim gâu, múa xúc tép, đi cà kheo…
Trong hoạt động chính trị, người phụ nữ dân tộc Sán Chay rất ít thamgia trừ các cuộc họp dân tại thôn và một số cán bộ nữ trong các ban ngành tại
cơ sở Nguyên nhân của thực trạng này qua quá trình sinh viên trưng cầu ýkiến của cộng đồng có thể kể tới các lý do chính sau: do người phụ nữ có họcvấn không cao, hạn chế hơn trong việc tiếp thu tri thức; họ ngại giao tiếp nên
Trang 33có đời sống khép kín trong cộng đồng mình; do thiếu kiến thức về bình đẳnggiới; do điều kiện kinh tế còn khó khăn, phụ nữ chủ yếu làm công việc nộitrợ, không có thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội – đây có thể nói lànguyên nhân chủ yếu khiến người phụ nữ không có cơ hội được mở mangkiến thức, được giao lưu học hỏi từ các chương trình truyền thông hay hoạtđộng mà họ là những chủ thể chính
Hiện nay, chưa có ghi nhận nào về người phụ nữ dân tộc nắm vị trítrong bộ máy quản lý hành chính tại địa bàn xã Khi được hỏi về khái niệmbình đẳng giới người phụ nữ dân tộc Cao Lan tỏ ra mình có sự tìm hiểu cụ thể
và khá rõ rệt Thông tin được khái quát qua bảng thống kê sau:
Bảng 4: Bảng thống kê mức độ nhận thức của phụ nữ dân tộc Cao Lan về bình đẳng giới
Các khái niệm về bình đẳng giới Số lượng Tỷ lệ ( % )
1 Là sự ngang hàng trong việc thụ hưởng quyền lợi
và nghĩa vụ ; Là việc người phụ nữ và người đàn
ông cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, luôn
tôn trọng ý kiến khi ra quyết định trong gia đình
2 Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau những đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới
3 Là việc không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình
trong đời sống vợ chồng
4 Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau được
tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình
cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó
Trang 34Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ dân tộc Cao Lan tại xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Mức độ nhận thức của phụ nữ dân tộc Cao Lan về bình đẳng giới hiệnnay tương đối cao chiếm tới 77%, điều đó chứng tỏ việc tuyên truyền về giới
và vai trò giới tại địa phương được thực hiên khá tốt Người dân hiểu về bìnhđẳng giới và bất bình đẳng giới tuy nhiên giữa việc hiểu và việc áp dụng kiếnthức đó vào thực tế lại có sự đối lập Người phụ nữ rất hiểu về bình đẳng giớinhưng việc đấu tranh đòi quyền lợi cho mình lại chưa ai nghĩ tới, do vậyquyền quyết định trong gia đình vẫn nằm trong tay người chồng là chủ yếu.Muốn người phụ nữ hiểu rằng mình vẫn chưa được nắm quyền làm chủ,quyền bình đẳng một cách công bằng nhân viên CTXH cần cung cấp kiếnthức và kỹ năng để họ lập kế hoạch tự giải quyết vấn đề mà chính họ là nhữngchủ thể Cũng thông qua phỏng vấn sâu cán bộ tại địa phương ta có thể thấyđược công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được thực hiệnnhư thế nào
” Thực trạng về bình đẳng giới ở trên địa bàn thôn trước đây còn nhiều thủ tục lạc hậu đặc biệt là việc phải có con trai nối dõi Hiện nay,
Trang 35việc thực hiện có chiều hướng tích cực hơn, trong gia đình người vợ ngày càng nhận được sự tôn trọng, chia sẻ của người chồng.” ( Công an viên
thôn 13 xã Ngọc Quan)
Một ý kiến khác chia sẻ cụ thể hơn đó là:
” Tình trạng bất bình đẳng giới trước đây xảy ra rất nhiều và hình thức thì rất đa dạng như: gia trưởng, bạo lực gia đình, bắt sinh con trai, nên
có nhiều gia đình phải ly hôn và nhiều hậu quả nặng nề về sau này nữa cho con cái họ Tuy nhiên hiện nay tình trạng này đã giảm đáng kể nếu có thì chủ yếu tồn tại trong các gia đình vợ chồng chung sống lâu năm với lối suy nghĩ
cũ Các cặp vợ chồng trẻ có nhiều kiến thức về bình đẳng giới hơn nên hiểu không giống như trước đây nữa.” ( Phó khu hành chính thôn 13)
2.3 Một số mô hình đã được thực hiện tại địa bàn xã Ngọc Quan,
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Hiện nay, trên địa bàn xã đã có những mô hình về các gia đình vănhóa tôn trọng quyền lợi của người phụ nữ đó là: gia đình bình đẳng, nuôicon một bề,
Các câu lạc bộ sử dụng nhà văn hóa của thôn để sinh hoạt thường kìmỗi tháng một lần thường là vào sáng chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng đểkhông ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, làm việc của các thành viên Hội viênchủ yếu là vợ chồng các gia đình sinh con một bề mà chủ yếu là hai con gái,tuy nhiên vợ chồng đều thống nhất sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa giađình để dừng lại ở hai con Hàng tháng chủ tịch câu lạc bộ- người có uy tín
và kiến thức sâu rộng nhất, thường là cán bộ chi hội trưởng chi hội phụ nữthôn sẽ tổ chức các hoạt động như cung cấp kiến thức về dinh dưỡng, nuôidạy trẻ, theo hướng khoa học, hợp lí nhất Ngoài ra, cán bộ còn tuyên tryền
về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc hỗtrợ các gia đình sinh con một bề hay gia đình người dân tộc thiểu số thực hiệnđúng quy định của Nhà nước
Trang 36Mỗi tháng, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ cùng nhau thảo luận vềmột chủ đề cụ thể xoay quanh vấn đề giúp đỡ nhau trong việc phát triển kinh
tế bằng nguồn quĩ của câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chocộng đồng dân cư tại khu vực mình sinh sống về lợi ích của câu lạc bộ, dừnglại ở hai con để nuôi dạy cho tốt,
Nguồn quỹ của câu lạc bộ được đóng góp từ chính các thành viên thamgia, ngoài ra câu lạc bộ còn huy động sự tài trợ của một số cơ sở kinh doanhtrên địa bàn
Tuy nhiên, có thể thấy hoạt động của các câu lạc bộ này bị giới hạn về qui
mô và tổ chức hoạt động Nó chỉ dành cho một nhóm nhỏ đối tượng trên địa bàn
và chưa có sức ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng hay thu hút người dân thamgia Các câu lạc bộ gần như chưa tổ chức được một hoạt động truyền thông nàonhằm giúp cộng đồng có cái nhìn thấu hiểu và chia sẻ với những gia đình sinhcon một bề, đồng thời tăng cường nhận thức về các mặt văn hóa - xã hội cũngnhư giúp đỡ nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo
Thông qua bảng hỏi sinh viên đã tìm hiểu về nhu cầu của người dân tạicộng đồng về việc xây dựng một câu lạc bộ có tính chất sâu rộng và khả năngứng dụng vào thực tiễn thiết thực nhất Xây dựng mô hình câu lạc bộ bìnhđẳng giới rất khả thi trong trường hợp này bởi nó vừa tác động tới toàn thểngười dân sinh sống trên địa bàn và hiệu quả mà mô hình mang lại cũng rấtlớn Câu lạc bộ nếu được xây dựng sẽ cung cấp cho hội viên các kiến thức vềquyền bình đẳng giới, các văn bản pháp luật có liên quan đền quyền bìnhđẳng cho phụ nữ và nam giới tại cơ sở, hội viên cùng giúp đỡ lẫn nhau trongmọi lĩnh vực của đời sống Dưới đây là đánh giá mức độ cần thiết khi thựchiện bình đẳng giới của phụ nữ và nam giới tại địa phương
Trang 37Bảng 5: Bảng thống kê mức độ cần thiết thành lập câu lạc bộ gia đìnhhạnh phúc cho người dân dân tộc Cao Lan tại thôn 13 xã Ngọc Quan
Cần thiết
Bình thường
Ít cần thiết
Nữ Nam
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện nhu cầu của người dân dân tộc Cao Lan về câu lạc bộ bình đẳng giới gia đình hạnh phúc tại thôn 13 xã Ngọc Quan
Qua bảng trên ta thấy rằng nhu cầu của người dân tại cộng đồng về việcxây dựng một mô hình bình đẳng giới đang rất bức thiết Điều đó chứng tỏhiện nay ngoài nhu cầu về đời sống vật chất được đầy đủ thì cộng đồng cũngrất quan tâm tới việc tạo dựng một môi trường sống văn hóa lành mạnh.Trong đó, vấn đề bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng và có ảnh hưởngtích cực hay tiêu cực thông qua nhận thức của người dân về sự cần thiết của
nó Tại thôn 13 xã Ngọc Quan cả phụ nữ và nam giới đều có ý thức tích cực
Trang 38trong việc ủng hộ xây dựng một câu lạc bộ bình đẳng giới điều đó chứng tỏrằng họ muốn được có tiếng nói, được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp phápthông qua những hiệu quả mà mô hình này sẽ đem lại.
2.4 Thực trạng về công tác phòng chống bất bình đẳng giới tại xã
Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Điều tra về vấn đề này, có khá nhiều ý kiến của cán bộ tại địa phương
về tình hình thực hiện quyền bình đẳng giới đang diễn ra trên địa bàn Quaquá trình trưng cầu ý kiến dành riêng cho cán bộ đang công tác trên địa bànnhận định về việc thực hiện bình đẳng giới tại địa phương hiện nay đang ởmức độ nào, sinh viên thu được kết quả thông qua bảng sau:
Bảng 6: Bảng thống kê đánh giá mức độ thực hiện bình đẳng giới củacán bộ tại địa phương
(Nguồn: Kết quả điều tra tháng 3 năm 2015 của sinh viên)
Đồng thời qua biểu đồ chúng ta thấy rằng:
Trang 39Không tốt
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ thực hiện bình đẳng giới tại
địa phương
Như vậy có thể thấy ngay trong nội bộ các cán bộ địa phương cũng có
sự đánh giá khác nhau về việc thực hiện bình đẳng giới Nguyên nhân có thể
là do họ có vai trò và chức năng khác nhau nên việc đánh giá còn mang tínhkhái quát chưa khách quan
Từ thái độ nhận thức đó ảnh hưởng tới hành động can thiệp phân biệt
giới Với câu hỏi: “Khi xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới trong cá nhân hay tổ chức, địa phương áp dụng hình thức can thiệp nào là chủ yếu nhất? Tại sao? Hình thức đó có hiệu quả không? Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện (tiếp xúc đối tượng)? ” Sinh viên thu được những ý kiến như sau:
Trang 40Ý kiến khác thì cho rằng:
“Khi xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới thì trước hết là ban hòa giải
cơ sở phải vào cuộc trước để tuyên truyền và giải thích cho đối tượng hành động này là sai Nếu không can thiệp được thì mới báo chính quyền cấp xã Khó khăn là chính đối tượng không nói hay giữ kín vấn đề của mình vì tâm lý
e dè xấu hổ” (Phó chủ tịch UBND xã)
Một ý kiến nữa lại cho rằng:
“Khi xảy ra bất bình đẳng giới trong một gia đình hay cá nhân nào đó tại địa phương đối tượng tham gia hòa giải và can thiệp đầu tiên là ban công tác mặt trận cơ sở đến để tuyên truyền vận động, tác động cho người dân hiểu rõ về luật bình đẳng giới Đồng thời đưa người bị hại đi chữa trị tại cơ
sở gần nhất Ban hòa giải xem xét tùy theo mức độ hành vi của người gây hại
để công an xử lý” (Phó khu hành chính).
Từ quá trình điều tra có thể thấy, khi giải quyết vấn đề bất bình đẳnggiới các ban ngành còn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng Hoạt động chủ yếutrong việc tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đìnhchủ yếu là hội phụ nữ thôn, chỉ khi vấn đề trở nên nghiêm trọng người dânmới nhờ tới sự can thiệp của chính quyền địa phương cũng như lúc đó chínhquyền mới vào cuộc
Như vậy, khi giải quyết bất kì vấn đề nào tại địa phương cũng cần tới
sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành mới tạo ra hiệu quả thiết thực Phâncông nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn thể sẽ tạo ra một vòng kết nối chặt chẽgiữa người dân với chính quyền ngăn chặn được những hành vi không mongmuốn xảy ra gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lí của đối tượng.Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, với những nạn nhân của bấtbình đẳng giới cũng không tham gia tích cực trong công tác này