Trong khoảng thời gian từ năm 1816 đến 1844, vua và quan lạivương triều nhà Nguyễn đã hoàn thành ba công trình thủy lợi lớn nhất trên vùng đất An Giang, đó là kênh Thoại Hà 1818, kênh Vĩ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐÀO TỐ UYÊN
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở các công trình nghiên cứukhác
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các anh chị em học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến PGS TS Đào Tố Uyên, Người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin tỏ lòng tri ân ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Hội Sử học tỉnh An Giang, Thư viện trường Đại Học An Giang, Thư viện tỉnh An Giang đã tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu để hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Phạm Văn Thành
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3 1.2 Địa giới hành chính - dân cư An Giang trước năm 1867 23
Trang 6MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
An Giang có vị trí khá quan trọng, cùng với Kiên Giang có đường biên giới
án ngữ phía Tây Nam của Tổ quốc tiếp giáp với Campuchia (Chân Lạp) Trong
đó, An Giang có đường biên giới dài khoảng 100 km, là nơi thường xuyên bất ổn
về tình hình chính trị và quân sự với các nước láng giềng (Chân Lạp, Xiêm La)trong lịch sử Do đó, ngay từ khi thụ đắc vùng đất An Giang dưới tên gọi TầmPhong Long, các chúa Nguyễn và sau này là vương triều nhà Nguyễn đã ra sứccủng cố vững chắc nền quốc phòng an ninh, bảo vệ vùng đất này nhằm tạo ramột tấm lá chắn vững chắc cho cả vùng Nam Bộ ở phía sau Năm 1802, sau khilên ngôi, Gia Long bắt tay vào thực hiện kế sách quan trọng, với công trình trọngtâm là mở một hệ thống kênh đào để khơi nguồn nước ở miền Tây Nam Bộ,nhằm đẩy mạnh việc khẩn hoang, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninhquốc phòng ở vùng đất mới
Tầm nhìn chiến lược quan trọng đó đã được vua, quan vương triều nhàNguyễn cụ thể hóa Trong khoảng thời gian từ năm 1816 đến 1844, vua và quan lạivương triều nhà Nguyễn đã hoàn thành ba công trình thủy lợi lớn nhất trên vùng đất
An Giang, đó là kênh Thoại Hà (1818), kênh Vĩnh Tế (1819 - 1824), kênh Vĩnh An(1843 - 1844), những công trình thủy lợi đó đã mang tầm chiến lược hết sức quantrọng, vừa tạo nên những hào luỹ nhân tạo kết hợp với những hào lũy tự nhiên đểbảo vệ lãnh thổ Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, vừa tạo nên những điềukiện hết sức thuận lợi cho chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại cũng nhưchính sách phòng thủ vùng biên địa của vương triều nhà Nguyễn với các nước lánggiềng Xiêm La, Chân Lạp
Với tư cách là một người được sinh ra và lớn lên trên vùng đất An Giang,đặc biệt còn tham gia công tác giảng dạy thì việc nhìn lại một cách toàn diện, đánhgiá một cách nghiêm túc lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Giang còn
có ý nghĩa thực tiễn là giúp địa phương vạch ra những chính sách, hoạch định vàđịnh hướng những giải pháp phát triển chiến lược, phát huy những ưu thế và đồng
Trang 7thời khắc phục những điểm yếu, tạo nên những cơ sở khoa học vững chắc Ngoài
ra, việc nghiên cứu lịch sử vùng đất An Giang còn giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõhơn về vùng đất và con người An Giang từ đó hình thành lòng yêu quê hương,tinh thần cần cù lao động, tinh thần năng động, sáng tạo, hiếu học, trọng nhânnghĩa, tinh thần đoàn kết gắn bó với cộng đồng tạo ra nguồn nội lực thúc đẩyviệc xây dựng và kiến thiết đưa An Giang tiến nhanh trên con đường côngnghiệp hóa và hiện đại hóa
Từ những phân tích trên, chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài
“Hệ thống kênh đào ở An Giang thời Nguyễn thời kỳ 1802 - 1867” với mong
muốn góp phần bổ sung tư liệu và nhận định trong việc nghiên cứu lịch sử vùng đấtNam Bộ nói chung và lịch sử An Giang nói riêng, góp phần mở rộng và nâng caonhận thức cho người học trong quá trình giảng dạy về nội dung này ở bậc đại học,cao đẳng và các trường trung học phổ thông
Phân tích vai trò, sự tác động của hệ thống kênh đào An Giang trong sựnghiệp khai hoang lập ấp và phát triển kinh tế - xã hội của cư dân tộc Việt Nam thờinhà Nguyễn (1802 - 1867) trên vùng biên giới An Giang nói riêng và Tây Nam nóichung
Trang 83 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Như được chỉ rõ trong tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Hệthống kênh đào ở An Giang thời Nguyễn thời kỳ 1802 - 1867”
Trong thư tịch và duyên cách hành chính, vùng đất An Giang từ thời chúaNguyễn đến thời thực dân Pháp đô hộ có diện tích rất rộng, bao trùm lên các tỉnhCần Thơ, Sóc Trăng, An Giang và một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay (khoảng15.000 km²) Phạm vi không gian của vấn đề nghiên cứu chỉ trong địa giới tỉnh AnGiang ngày nay (khoảng 3.406 km²)
Khoảng thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 1802 khi Gia Long lênngôi và chính thức thiết lập vương triều Nguyễn, đến năm 1867 khi thực dân Phápchiếm được trọn Nam Kỳ trong đó có tỉnh An Giang
4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Viết về lịch sử vùng đất An Giang cũng như hệ thống kênh đào ở đây đã cómột số công trình đã được công bố
Thất Sơn mầu nhiệm của Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm 1955, đây là quyển
địa phương chí viết về vùng đất An Giang trong đó đi sâu nghiên cứu về lịch sưvùng Thất Sơn (Bảy Núi), các tôn giáo như Bửu Sơn kỳ hương, Hòa Hảo, Tứ ÂnHiếu Nghĩa Hạn chế lớn nhất của tác phẩm này là mang màu sắc tôn giáo
Tìm hiểu đất Hậu Giang của Sơn Nam xuất bản năm 1959, tác phẩm này đã
cung cấp cái nhìn tổng quát về địa lý, lịch sử, văn hóa, của vùng đất miền HậuGiang trong đó có An Giang từ thời Mạc Cửu đến khai phá vùng đất Hà Tiên cuốithế kỷ XVII đến thời thực dân Pháp sang xâm lược và đô hộ cuối thế kỷ XIX Tuynhiên, tác phẩm chưa trình bày rõ ràng và có hệ thống về việc thực thi chiến lượcquốc phòng an ninh trên vùng đất này nói chung và An Giang nói riêng trong đó có
hệ thống kênh đào
Tân Châu xưa của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh, xuất bản năm 1964.
Tác phẩm đề cập đến vùng đất cù lao nổi tiếng Tân Châu, nơi định cư sớm của
Trang 9người Việt, nơi chúa Nguyễn đặt đạo Tân Châu để quản lí vùng đất mới tiếp quảnnày Tác phẩm trình bày diện mạo vùng đất Tân Châu qua các mặt lịch sử, kinh tế,văn hóa, từ năm 1757 đến 1963, tuy nhiên phần dành cho kênh đào An Giang giaiđoạn lịch sử 1802 đến 1867 rất ít.
Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam)
của Phan Khoang, xuất bản năm 1967 Tác phẩm tập trung nghiên cứu quá trình
Nam tiến của dân tộc từ thời các chúa Nguyễn, tiến trình xác lập chủ quyền trênvùng đất Nam Bộ trong đó có An Giang nhưng riêng hệ thống kênh đào An Giangthì chưa được đề cập đến nhiều
Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang miền Hậu Giang của Nguyễn văn Hầu được xuất bản năm 1973 Tác giả đã viết về cuộc đời và sự nghiệp của Thoại
Ngọc Hầu, trong đó dành một phần khá lớn viết về những công trình đào kênh, mởđường, lập ấp ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn cuối đời Gia Longđến đầu thời Minh Mệnh Qua tư liệu lịch sử này cho ta có cái nhìn chi tiết vềnhững sự đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninhtrong giai đoạn này
Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam được xuất bản năm 1973, là tác
phẩm nghiên cứu sâu về lịch sử Nam Bộ từ thời chúa Nguyễn thế kỉ XVII đến thựcdân Pháp đô hộ những năm đầu thế kỉ XX, trong đó có những phần liên quan đến
An Giang, cũng như chính sách đào kênh, chiến lược quốc phòng an ninh của cácchính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn trên vùng đất này
Lịch sử An Giang của Sơn Nam xuất bản năm 1988, đây là tác phẩm mang
tính chất lịch sử địa phương trình bày lịch sử vùng đất An Giang từ khi mới sátnhập vào lãnh thổ nước ta cho đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tácphẩm trình bày khá tốt về những hoạt động, chính sách quốc phòng an ninh củachính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn trong giai đoạn 1757 đến 1867
Luận văn Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 - 1867 của Nguyễn Ngọc Thủy
năm 2004, tác phẩm trình bày tổng quát về lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, ở vùng
Trang 10đất An Giang từ 1757 đến 1867 Trong đó, tác giả có trình bày khái quát về công táctrị thuỷ với quá trình hình thành hệ thống kênh đào, chính sách và công tác thực thiquốc phòng an ninh trên vùng đất này
Bộ Địa chí An Giang do Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang tổ chức biên soạn
và xuất bản năm 2007, bộ sách đã thể hiện diện mạo của vùng đất An Giang mộtcách tổng quát trên tất cả các lĩnh vực từ quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, Trong
đó, những sử liệu về chiến lược quốc phòng an ninh của chính quyền chúa Nguyễn,triều Nguyễn cũng được thể hiện rải rác qua các sự kiện, nhân vật được đề cập trongtác phẩm
Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng của Choi Byung Wook được xuất
bản năm 2011, tác giả đã trình bày khá sâu sắc về những hoạt động của chính quyền
từ thời Nguyễn sơ đến thời Minh Mạng trên đất Nam Bộ trong đó có An Giang
Trong đó, Choi Byung Wook đã đi sâu vào phân tích những chính sách cai trị của
vua Minh Mạng ở vùng đất Nam Bộ Ở phần I của tác phẩm có những chính sáchmang tính liên đới đến vùng đất An Giang trong đó có lĩnh vực quốc phòng an ninh.Tuy nhiên, tác giả nói về hệ thống kênh đào An Giang là rất ít
Luận văn Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền
chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kỳ 1757 - 1867 của Dương Thế Hiền, năm 2014,
tác phẩm trình bày rất cụ thể việc thực thi các chính sách bảo vệ chủ quyền trênvùng đất An Giang của vua quan vương triều nhà Nguyễn
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ
trong đó có An Giang phải kể đến như: “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế
kỷ XVII, XVIII, XIX” và “Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ của giáo sư Huỳnh Lứa, Lược sử vùng đất Nam Bộ của Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại của Hội khoa học lịch sử Việt Nam kết hợp với UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh An Giang
năm 2009, Hội thảo Lịch sử An Giang, Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung bộ thế kỷXVII - XIX của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 11Xét quá trình nghiên cứu vấn đề qua các công trình kể trên, người viết nhậnthấy chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp đến lĩnh vực của đề tài hoặc nghiêncứu chuyên sâu về công tác trị thủy đặc biệt là công cuộc đào kênh trên vùng đất AnGiang của thời Nguyễn giai đoạn 1802 đến 1867 Xuất phát từ ý nghĩa đó, tôi quyếtđịnh chọn vấn đề “Hệ thống kênh đào ở An Giang thời Nguyễn thời kỳ 1802 -1867” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
5 NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các nguồn tài liệu có liên quan đến vùng đất An Giang trong giai đoạn này
khá phong phú Đầu tiên phải kể đến là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài
Đức (1765 1825) được viết vào khoảng thế kỉ XIX dưới triều Gia Long (1802
-1820) và được hiến vào năm Minh Mạng thứ nhất (Canh Thìn, -1820) sau khi triềuNguyễn có chiếu tìm kiếm và thu thập thư tịch cũ Đây là một sử liệu quan trọng vềNam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn dưới hình thức địa phương chí Vùng đất AnGiang được đề cập đến trong các mục về “Trấn Vĩnh Thanh” Trong tác phẩm,những vấn đề về địa giới, khí hậu, sông ngòi, núi non, thành quách, con người củatrấn Vĩnh Thanh là nguồn tư liệu đầu tiên về An Giang, mặc dù trấn Vĩnh Thanh cóđịa giới rộng gấp 5 lần tỉnh An Giang hiện nay Chính sách quốc phòng, an ninhtrên vùng đất An Giang được đề cập thông qua các tư liệu về sự kiện, địa danh,công trình trong tác phẩm, và chưa được hệ thống hóa cụ thể
Bộ Đại Nam thực lục được vua Minh Mạng lệnh cho Quốc sử quán biên
soạn vào năm 1821 Đây là bộ sử chính thống được viết theo lối biên niên, gồm hai
phần Tiền biên và chính biên Đại Nam thục lục tiền biên ghi chép lại giai đoạn lịch
sử từ năm 1558 (Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa) đến năm 1777 (đời chúa Nguyễn
Phúc Thuần - Nguyễn Huệ dẫn quân chiếm Gia Định) Đại Nam thực lục chính biên
chép sự kiện từ năm 1777 (Nguyễn Ánh tìm cách khôi phục quyền lực) đến 1889
(vua Đồng Khánh mất), sau này được soạn thêm đến năm 1925 (đời vua Khải Định) Bộ Đại Nam thực lục ghi chép khá tường tận về tất cả các lĩnh vực quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao, khí tượng, Trong các nguồn tư
Trang 12liệu trên, có thể tìm thấy những tư liệu về chính sách, hoạt động quốc phòng, anninh của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn tại vùng đất An Giang ở giaiđoạn này, nhưng ở dạng liệt kê và lẻ tẻ, chưa có sự phân tích, đánh giá, tổnghợp để thấy rõ dưới góc độ một chiến lược hoàn chỉnh.
Bộ Minh Mệnh chính yếu được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào
năm 1837, chủ yếu gồm những chỉ dụ của nhà vua và những sự kiện xảy ra trongtriều Minh Mệnh (1820 - 1840) Qua bộ sách, tài liệu gốc về cuộc chiến đấu giữnước chống lại quân Xiêm, cuộc đấu tranh chống cường quyền của nhân dân AnGiang được viết lại ở quyển XX, từ năm Minh Mệnh thứ năm (1824) đến năm MinhMệnh thứ mười tám (1837)
Địa bạ An Giang lần đầu tiên được lập vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1836
dưới triều Minh Mệnh thứ mười bảy (1836) Địa bạ An Giang có 43 tập, gồm địa
bàn các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang ngày nay Đây là nguồn tư liệu quýbáu để tác giả luận văn có thể so sánh, đối chiếu những vấn đề đặt ra trong quá trìnhnghiên cứu như địa giới, biên giới
Đại Nam nhất thống chí là bộ sách địa lý - lịch sử, được biên soạn vào năm
Tự Đức thứ hai mươi chín (1875) và hoàn thành vào khoảng năm 1881 Tỉnh AnGiang được viết trong quyển XXX, chia ra các mục như: ranh giới, hình thể tỉnh AnGiang, ranh giới các huyện, phủ, các cơ quan tấn, sở trong bộ máy hành chính,thành trì, khí hậu, núi sông, phong tục, hộ khẩu, thuế ruộng, nhà trạm, chợ quán, thổsản, đê đập, chùa miễu, nhân vật lịch sử Đây là nguồn tư liệu quan trọng nhưngtỉnh An Giang ngày xưa địa giới không trùng khớp với ngày nay nên trong nội dungluận văn, người viết phải giải quyết những chi tiết phức tạp về địa danh, số liệuthống kê, xác định địa bàn đang tìm hiểu thuộc hay không thuộc địa phận tỉnh AnGiang hiện nay
Lịch sử khai phá vùng đất Châu Đốc (1757 - 1857) của Trần Văn Dũng, năm
2005, tác phẩm trình bày khá chi tiết công cuộc khẩn hoang vùng đất Châu Đốc.Trong đó, tác giả cũng trình bày chi tiết công tác thực hiện công việc đào kênh Vĩnh
Trang 13Tế, kênh Vĩnh An của nhà Nguyễn Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng, khoa họctrong quá trình nghiên cứu
Nam Bộ 300 năm làm thủy lợi của Phan Khánh, năm 2005, tác phẩm đã trình
bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, công cuộc khai phá và công tác trị thủy vùngđất Nam Bộ từ thời các chúa Nguyễn đến nhà Nguyễn Trong đó, tác giả cũng đãtrình bày khá chi tiết về hệ thống kênh đào An Giang từ khi nhà Nguyễn thành lậpđến khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng đất Nam Bộ
Luận văn Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến
giữa thế kỷ XIX của Phạm Đức Hảnh, năm 2009, tác phẩm trình bày tổng quát về
lịch sử hình thành hệ thống kênh đào Nam Bộ trong đó có An Giang Trong đó, tácgiả có trình bày khái quát về công tác trị thuỷ với quá trình hình thành hệ thốngkênh đào, chính sách và công tác thực thi quốc phòng an ninh trên vùng đất này
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tịnh Biên 175 năm hình thành và phát triển
1839 - 2014” Trong tác phẩm, một số bài viết trình bày rất chi tiết về vai trò của hệ
thống kênh đào An Giang trong hoạt động phòng thủ, phát triển kinh tế xã hội vàngoại giao Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là phần trình bày về vai trò của kênh Vĩnh
Tế với chiến lược quốc phòng và công cuộc khẩn hoang của nhà Nguyễn trên vùngđất Tịnh Biên (An Giang) từ năm 1839 - 1867
Bên cạnh các nguồn tư liệu, đề tài, các công trình nghiên cứu về vùng đất AnGiang, tác giả luận văn cũng tiến hành đi điền dã (chụp ảnh tư liệu) làm phong phúcũng như góp phần tạo cơ sở lý luận khoa học vững chắc trong quá trình nghiêncứu, thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng những phương pháp sau:Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng từ khâu chọn đề tài, xây dựng
đề cương và trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, giúp tác giả tìm hiểu, thamkhảo, nắm bắt trong những tài liệu được công bố những nội dung liên quan đến vấn
đề của luận văn, xem xét vấn đề được đề cập, trình bày hoặc giải quyết đến đâu, để
Trang 14xác định “điểm mới” và “những đóng góp mới” của đề tài, viết phần tổng quan vềvấn đề nghiên cứu, lịch sử vấn đề của luận văn
Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic được tác giả luận văn sửdụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để có thể tìm hiểu các sự kiện, sự việcmột cách chi tiết, cụ thể trong sự ra đời, phát triển và kết thúc, trong hoàn cảnh,không gian, thời gian xác định, làm cơ sở cho việc lựa chọn, xử lý, sắp xếp tư liệutheo tiến trình thời gian, không gian một cách khoa học, để nhận định và khái quátquá trình lịch sử của vấn đề, làm sáng tỏ vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của hệthống kênh đào An Giang, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược củng cốquốc phòng an ninh, đối ngoại trên vùng đất An Giang của chính quyền nhà Nguyễn
Các phương pháp trên được tác giả cố gắng vận dụng hợp lí trong luận văn
để đảm bảo được tính khoa học và góc độ nghiên cứu sử học của vấn đề
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp mới sau:
1 Qua sự phân tích, đánh giá, tổng hợp các nguồn sử liệu, luận văn góp phần
hệ thống hóa và làm sáng tỏ vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của hệ thống kênhđào An Giang trong chiến lược phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh, đốingoại trên vùng đất An Giang của triều Nguyễn từ 1802 đến 1867
2 Luận văn góp phần bổ sung tư liệu, nhận định và kiến giải khoa học choviệc nhận thức những kinh nghiệm và bài học lịch sử về xây dựng hệ thống kênhđào trong chiến lược phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh, đối ngoại củavùng đất phía Nam nói chung và An Giang nói riêng, là nguồn tham khảo và là cơ
Trang 15sở khoa học cho công tác quốc phòng an ninh của chính quyền địa phương AnGiang trong việc củng cố, bảo vệ biên giới Tây Nam của đất nước trong giai đoạnhiện nay.
3 Việc so sánh, đối chiếu giữa địa danh An Giang xưa và nay cũng là mộtđóng góp của đề tài vào việc tìm hiểu quá trình lịch sử hình thành vùng đất AnGiang, bổ sung cho địa phương chí An Giang
4 Luận văn là một tài liệu có ích phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiêncứu lịch sử địa phương An Giang cũng như lịch sử Nam Bộ trong giai đoạn hiệnnay
7 BỐ CỤC LUẬN VĂN:
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận có 3 chương:
Chương 1 Khái quát vùng đất An Giang thời Nguyễn (1802 - 1867)
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 Đất đai, địa hình1.1.2.2 Sông, rạch, kênh đào1.1.2.3 Các yếu tố khí tượng1.2 Địa giới hành chính - dân cư An Giang trước năm 1867
Trang 162.2 Tổ chức, phương thức và kỹ thuật đào kênh
2.2.1 Công tác tổ chức đào kênh
2.2.2 Phương thức và kỹ thuật đào kênh
Chương 3 Vai trò của hệ thống kênh đào An Giang thời Nguyễn (1802 - 1867)
3.1 Vùng đất An Giang trong vấn đề an ninh quốc gia cuối thế kỷ XVIII và đầuthế kỷ XIX
3.2 Hệ thống kênh đào An Giang góp phần vào công cuộc phòng thủ biêngiới Tây Nam và khẳng định chủ quyền trên vùng đất mới
3.3 Góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội trên vùng đất biên địa An Giang
Trang 17Chương 1 KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT AN GIANG THỜI NGUYỄN (1802 - 1867) 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
An Giang có diện tích tự nhiên 3.424 km² An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam
Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long Phía bắc, tây bắc giáp vương quốcCampuchia dài 104 km(1), tây nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, nam giáp tỉnhCần Thơ 44,734 km, đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km [50, tr.25]
Điểm cực bắc trên vĩ độ 10057’(nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), cựcnam trên vĩ độ 10012’ (nay thuộc xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực tây trênkinh độ 104046’ (nay thuộc xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực đông trên kinh độ
1050 35’ (nay thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) Chiều dài nhất : Bắc Nam là 86 km và Đông - Tây là 87,2 km [50, tr.25]
Theo vị trí hiện nay, phía Đông tỉnh An Giang giáp với tỉnh Đồng Tháp, giớihạn bởi sông Tiền, kéo dài từ biên giới đến hết huyện Chợ Mới, theo sông Cái TàuThượng (xã Hội An) từ Vàm ở sông Tiền thông qua sông Hậu quanh co 113km.Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ theo đường ranh quận Thốt Nốt dọctheo kênh Cái Sắn dài 68km Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh Kiên Giang từ đoạn giữakênh Vĩnh Tế ở biên giới xuyên qua vùng Tứ giác Long Xuyên đến kênh Cái Sắn,dài trên 70km Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia kéo dài từ đoạn giápvới Kiên Giang đến giáp giới tỉnh Đồng Tháp dài khoảng 100km, qua khu vực hànhchính là Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc, An Phú và Tân Châu
Với vị trí quan trọng đó cho nên trước thế kỷ XX, vùng đất An Giang là địabàn có vai trò đặc biệt trong hoạt động giao thông vận chuyển và liên hệ nội vùngtrong khắp khu vực Nam Bộ cũng như trong lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng liênquan đến các cửa ngõ thông suốt sang Chân Lạp, Xiêm La và Biển Tây
(1) Theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27/12/1985 (Tổng cục Địa chính khảo sát năm 1993 dài 94,8 km)
Trang 181.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Nhóm đất phù sa: Ở An Giang, nhóm đất phù sa chiếm 44,27% tổng diệntích đất toàn tỉnh với khoảng 156.507 ha, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành,Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần củathành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc ngày nay [50, tr.180]
- Nhóm đất đồi núi: Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và TịnhBiên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê) Tổng diện tích đất đồi núi ở
An Giang khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh [50, tr.185]
Theo Nguyễn Đình Đầu thì tình hình ruộng đất ở An Giang năm 1836 ghinhận được như sau [50, tr.404]:
Toàn tỉnh An Giang đo đạt được 47.674ha trong đó diện tích sử dụng được là47.409ha gồm đất dùng để canh tác 47.264ha và đất thổ cư 145ha, còn lại 265ha làđất bỏ hoang
Riêng 47.264ha đất sử dụng được thì có 35.489ha dùng để trồng lúa (75%),
và 11.775ha đất vườn (25%) Có thể thấy, đất vườn chiếm diện tích bằng 1/3 đấtruộng Phủ Tuy Biên chiếm 16.553ha trong đó huyện Đông Xuyên có 12.330ha,huyện Tây Xuyên là 4.223ha Điều này đã giúp cho đời sống của dân cư ngày một
xung túc Gia định thành thông chí ghi “ Trấn Vĩnh Thanh, dân cư chuyên nghề làm
vườn ruộng, đều có sản nghiệp, được gọi là nơi giàu có đông đúc”[50, tr.404]
Cơ cấu ruộng đất thời bấy giờ ở An Giang chủ yếu có hai loại [50, tr.405]:
- Loại ruộng gò, ruộng cao, ruộng không tốt (gọi là sơn điền) chiếm tỉ lệ96,35%
Trang 19- Loại ruộng cỏ, ruộng sâu, ruộng tốt (gọi là thảo điền) chỉ chiếm có 3,6%.
Sự đa dạng về các loại hình đất đai trên vùng đất An Giang tạo điều kiệnthuận lợi cho quá trình khẩn hoang lập làng, lập đồn điền trên những khu vực dễkhai phá rồi tiến đến các vùng khó khai phá hơn của lưu dân, di dân cũng như chínhquyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn trong sự nghiệp an dân giữ nước, phát triển vùngđất mới giai đoạn trước thế kỷ XX
1.1.2.1.2 Địa hình
An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng (do phù sa sông Mê Kôngtạo nên) khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam đã phân thành hai nhánh là sông Tiền,sông Hậu và đồi núi (tập trung ở vùng Tri Tôn - Tịnh Biên - Thoại Sơn)
* Đồng bằng: Xét về nguồn gốc hình thành, theo Địa chí An Giang cũng
như một số nguồn tư liệu khác, ở An Giang địa hình đồng bằng có 2 loại chính làđồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi
Đồng bằng phù sa:
Đồng bằng phù sa ở An Giang là một bộ phận của vùng Đồng bằng sôngCửu Long, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông Do môitrường và điều kiện trầm tích khác nhau mà hình thành nên các cánh đồng lũ hở, lũkín, cồn bãi, gò, gờ, đê sông, đầm lầy,… rất phức tạp
Về hình dạng, đồng bằng phù sa ở An Giang có ba dạng chính và 1 dạngphụ: Dạng cồn bãi mà nhân dân địa phương quen gọi là cù lao, tương tự như chiếcthuyền úp, ở giữa cao và thấp dần sang hai bên như cù lao Mỹ Hoà Hưng (quêhương Chủ tịch Tôn Đức Thắng), cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hoà (ChâuThành), Bình Thuỷ, Khánh Hoà (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) của sông Hậu
và cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, Cồn Cỏ (Tân Châu)của sông Tiền Dạng lòng chảo, địa hình ở hai bờ sông cao hơn và thấp dần vàotrong đồng, điển hình là khu giữa sông Tiền - sông Hậu, trong đó rõ nhất là huyệnPhú Tân có ba mặt sông bao bọc Dạng hơi nghiêng, tập trung ở phía hữu ngạn sôngHậu thuộc vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, địa hình cao từ bờ sông Hậu rồi thấpdần vào trong nội đồng cho đến tận ranh giới với tỉnh Kiên Giang Dạng gợn sóng,
Trang 20là một dạng phụ nằm trong khu vực dạng lòng chảo, được hình thành do sự kết nốiđan xen các bãi bồi ven các sông nhánh (nhân dân địa phương gọi là xép) và cácrạch tự nhiên đã bị phù sa sông bồi lấp; tuy nhiên, dạng địa hình này không nhiều,tập trung ở cù lao Vĩnh Trường huyện An Phú, các xã Vĩnh Xương và Vĩnh Hoàhuyện Tân Châu.
Ngày nay, đồng bằng phù sa ở An Giang đã có nhiều thay đổi so với cáchđây 200 năm, những rừng tràm mênh mông, những cánh đồng đầy lau, sậy hoang
vu xưa kia, nay đã được khai thác gần hết để trồng lúa và hoa màu, từ một vụ đếnhai, ba vụ mỗi năm Đồng bằng còn được chia cắt bởi hệ thống kênh đào, các tuyếngiao thông đường bộ, hệ thống đê bao và các khu dân cư tập trung
Đồng bằng ven núi: Xét về nguồn gốc hình thành, đồng bằng ven núi ở An
Giang được phân làm 2 kiểu: kiểu Deluvi (sườn tích) và kiểu đồng bằng phù sa cổ
Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hoá vàxâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòngchảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày lại màthành Loại đồng bằng này có đặc điểm là hẹp và nghiêng từ 20 đến 50, bị chia cắtbởi các khe suối và rãnh nhỏ, có độ cao từ 5m đến 10m và không được bồi đắp phù
sa hàng năm Ở An Giang, kiểu đồng bằng này tập trung quanh chân các núi Cô Tô,núi Dài và núi Cấm
Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ với đặc tính là có nhiều bậc thang ởnhững độ cao khác nhau Trên mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có
độ nghiêng Chênh lệch độ cao giữa các bậc thang không lớn, thường dao động từ1m đến 5m Kiểu đồng bằng này ở An Giang không nhiều, tập trung chủ yếu ở xã
An Cư, Vĩnh Trung, một số ít rải rác ở thị trấn Nhà Bàng, xã Nhơn Hưng, huyệnTịnh Biên
Hiện nay, các cánh đồng ven núi ở An Giang đã được khai phá hết để trồnglúa, hoa màu, cây ăn trái… Chính vì vậy, so với cách đây 200 năm, thảm phủ xanhtrên những cánh đồng này đã giảm sút nhiều về mật độ cũng như chủng loài, dẫnđến nguy cơ bị xói mòn dần và sa mạc hoá Để khắc phục tình trạng này, trên các
Trang 21cánh đồng ven núi cần đa dạng hoá cây trồng, nhất là cây ăn quả, đồng thời phảixây dựng hệ thống thủy nông hợp lý.
* Địa hình đồi núi:
An Giang có nhiều đồi núi gồm nhiều đỉnh có nhiều hình dạng, độ cao khácnhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km; khởi đầu từ xã Phú Hữu(huyện An Phú), qua xã Vĩnh Tế (phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc), bao trùmlên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn
Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn
Đồi núi An Giang có thể chia thành 6 cụm và 2 núi độc lập: Cụm núi Sập có
4 núi là núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà, núi Cậu đều thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn.Trong đó, núi Sập to lớn hơn có độ cao là 85m với chu vi là 3800m Cụm núi BaThê có 5 núi nằm trên địa bàn huyện Thoại Sơn là Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núiTrọi, và núi Chóc Trong đó, núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221m và chu vikhoảng 4220m Cụm núi Phú Cường có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên làPhú Cường, núi Dài năm Giếng (Dài nhỏ), núi Két, núi Rô, Trà Sư, Bà Vải, ĐấtLớn, Bà Đắt, núi Cậu, Đất Nhỏ, Mo Tấu, núi Chùa, và Tà Nung Cao nhất là núiPhú Cường 282m với chu vi khoảng 9.500m Cụm núi Cấm có 7 núi (hay còn gọi là
Thất Sơn) nằm giáp trên địa bàn hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, đó là núi Cấm, Bà
Đội, Nam Qui, Bà Khẹt, Tà Lọt, Ba Xoài, Cà Lanh Núi Cấm (Cấm Sơn) là cao nhất705m có chu vi tới 28.600m Cụm núi Dài thuộc huyện Tri Tôn, có 4 núi là núi Dài,núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lon Trong đó, núi Dài là cao nhất tới 554m và chu
vi là 21.625m Cụm núi Cô Tô có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, cả hai đều thuộc địa bànhuyện Tri Tôn Cô Tô là núi cao nhất tới 614m với chu vi 14.375m [50, tr.111]
Bên cạnh các cụm núi, còn có 2 núi nằm độc lập đó là núi Nổi thuộc thị xãTân Châu với độ cao 10m và chu vi khoảng 320m; núi Sam thuộc thành phố ChâuĐốc ngày nay, có độ cao 228m và chu vi khoảng 5.200m
Ngoài đặc điểm trong mỗi cụm núi bao gồm nhiều núi liên kết hoặc đứngđộc lập, còn thấy ngay mỗi núi có nhiều đỉnh với độ cao thấp khác nhau Núi Cấm
là núi có tới 6 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m, núi Dài là núi lớn thứ hai với 8
Trang 22đỉnh cao từ 134 đến 554m, núi Dài Năm Giếng có 5 đỉnh cao từ 135m đến 282m,núi Tượng có 2 đỉnh cao lần lượt là 112m và 266m [50, tr.111].
Các cụm núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường, núi Cô Tô liên kết nhau thànhmột dãy liên tục trải dài trên 35km và rộng 17km với diện tích gần 600km2, tạothành vùng Thất Sơn (Bảy Núi) với 7 ngọn núi đã đi vào lịch sử và huyền thoại là:
- Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn),
- Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)
- Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn),
- Núi Dài (Ngọa Long Sơn),
- Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)
- Núi Két (Anh Vũ Sơn)
- Núi Nước (Thủy Đài Sơn)(2) [8, tr.12]
Theo sách “Gia Định Thành Thông Chí” của Trịnh Hoài Đức viết trước năm
1820 đồi núi ở An Giang được ghi chép sớm nhất, trong đó có mô tả khá chi tiết đồinúi ở An Giang (có 19 núi)
Sau sách “Gia Định Thành Thông Chí” của Trịnh Hoài Đức là sách “Đại
Nam Nhất Thống Chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn viết sau năm 1865 trình bày
rất nhiều về đồi núi ở An Giang Trong sách này có 24 núi được mô tả, trong đó có
19 núi trùng với 19 núi đã được Trịnh Hoài Đức ghi trong “Gia Định Thành Thông
Chí” và thêm 5 núi mới được bổ sung là Tô Sơn, Cấm Sơn, Ốc Nhẫm, Nhân Hoà và
Thị Vi Song, có điều lạ là các núi mới này không được mô tả về độ cao và chu vi
Đặc biệt, từ “ Thất Sơn” lần đầu tiên xuất hiện trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” và
chỉ rõ gồm các núi Tượng Sơn, Tô Sơn, Cấm Sơn, Ốc Nhẫm, Nam Vi, Tà Biệt, và
Nhân Hoà “Thất Sơn” hay “Bảy Núi”, một vùng đồi núi đặc biệt có một không hai
nổi lên giữa Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn Có thể nói, thiên nhiên quả thật
“khéo tay” tạo hình cho mảnh đất này có “Cửu Long Giang” ngày đêm cuộn sóng với núi biếc điệp trùng “Thất Sơn” hùng vĩ [50, tr.114 - tr.115] Tuy nhiên, việc đối
chiếu tên núi xưa và nay khá phức tạp Ngay trong các tài liệu xưa, lúc thì ghi tên
(2)
Trang 23núi bằng chữ Hán, lúc thì ghi tên núi bằng chữ Nôm Tên núi qua thời gian, cũng đãthay đổi cùng với những đổi thay của lịch sử
Sự đa dạng bề mặt địa hình với những đồi núi khá hiểm trở xen giữa vùngđồng bằng phù sa phì nhiêu màu mỡ đã tạo nên nét đặc thù của vùng đất An Giangnhư một vùng bán sơn địa với nhiều ưu thế trong thiết lập hệ thống phòng thủ, căn
cứ quân sự, củng cố biên giới quốc gia
1.1.2.2 Sông, rạch, kênh đào
* Các con sông:
An Giang là tỉnh nằm đầu nguồn sông Cửu Long (phần Việt Nam), có cácsông lớn chảy qua, nhiều kênh rạch tạo thành một hệ thống giao thông thủy lợichằng chịt, từ những nhánh sông lớn nhiều kênh rạch đã được hình thành và nối liềnvới nhánh sông chính, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thoát lũ mỗi khi mùa
lũ về, tạo thành những dòng chảy hiền hòa, mang lại nhiều nguồn lợi thủy sản chongười dân và một cống hiến rất lớn của hệ thống sông ngòi, kênh, rạch là phục vụđắc lực cho nền sản xuất nông nghiệp của cư dân An Giang xưa và nay Tương ứngvới ngày nay An Giang có 5 con sông:
Sông Tiền và Sông Hậu là hai nhánh sông lớn của hạ lưu sông Mê Kôngđược phân lưu sau Phnôm Pênh Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạngchảy theo hướng nam qua các vùng đồi núi của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quaMiến Điện và đi vào vùng trung hạ lưu qua các nước Lào, Thái Lan, Campuchia vàViệt Nam Sông Mê Kông chảy vào lãnh thổ Việt Nam chia ra hai nhánh, nhánhphía đông chảy qua lãnh thổ Campuchia rồi vào lãnh thổ Việt Nam gọi là sôngTiền, nhánh phía Tây gọi là sông Hậu
Sông Tiền chảy qua Tân Châu, Sa Đéc, Mỹ Thuận rồi đổ ra biển Đông bằngsáu cửa; còn sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và đổ ra biểnĐông bằng 3 cửa là Định An, Bassac và Thanh Đề Có lẽ, chính vì lý do đó mànhân dân ta gọi sông Mê Kông là sông Cửu Long
Sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua các tỉnh An Giang
(đoạn qua An Giang dài khoảng 80km), Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà
Trang 24Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra Biển Đông theo 6 cửa là Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai,
Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu Gia Định thành thông chí chép: “Sông Tiền
(sông trước) ở phía tây trấn, nguồn sông nầy ở phía bắc từ Ai Lao xuống Cao Miên đến Nam Vang, theo hướng đông chảy đến Cầu Nôm, Tân Châu qua sông Đại Tuần trước trấn Vĩnh Thanh đến Ba Lai, Mỹ Tho rồi chảy về nam ra hai cửa biển Đại, Tiểu, ấy là dòng chính của sông lớn ban đầu Ở sông Đại Tuần chảy xuống bến bờ chia ra 3 nhánh: một nhánh qua phía đông trấn làm sông lớn Long Hồ, xuống phía nam ra cửa biển Cổ Chiên; một nhánh là sông lớn Hàm Luông, về phía nam đến hai cửa biển Băng Côn và Ngao Châu; một nhánh qua sông dưới Ba Lai đến Tiên Thủy, xuống phía nam ra cửa biển Ba Lai Thế nước ôm quanh cồn nọ, dựa vào bãi kia, có tới tám ngã ba sông, nhiều nhánh đan xuyên qua Hậu Giang, trông xuống trấn Vĩnh Thanh như là một biển sao, các ngôi sao đan xen nhau” [5, tr.70] Sông
Tiền, là ranh giới chung giữa hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, có độ uốn khúc lớn,được chia dòng rẽ nhánh ở nhiều vị trí bởi các cù lao Chính Sách, Cồn Cỏ, CáiVừng, Long Khánh, cù lao Tây, cù lao Ma và cù lao Giêng Đối với An Giang, sôngTiền là trục giao thông đường thuỷ quan trọng nhất, là nguồn cung cấp nước và phù
sa lớn nhất, đồng thời cũng là con sông có chế độ dòng chảy và diễn biến lòng sôngphức tạp nhất
Sông Hậu, có hướng chảy song song với sông Tiền, đi qua các tỉnh AnGiang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, đổ ra
biển theo 3 cửa là Định An, Ba Thắc và Tranh Đề Theo Gia Định thành thông chí chép: “Hậu Giang (sông sau) ở phía tây nam trấn Thượng lưu sông từ phía đông
thành Nam Vang (Cao Miên), chảy xuống Châu Đốc, qua Mạt Cần Đăng; đổ xuống đồn Cường Oai ở Lấp Vò rồi qua đồn thủ Trấn Giang, đến đạo Trấn Di, ra cửa biển Ba Thắc; nước dầm thấm khắp cả ruộng vườn, bao hàm cả cồn bãi bờ bến, là nguồn thủy lợi rất lớn, lúa gạo cá tôm dùng ăn không hết.”[5, tr.71] Cũng như sông
Tiền, sông Hậu đoạn chảy qua địa bàn An Giang dài gần 100km, có độ uốn khúclòng sông lớn, được phân dòng rẽ nhánh ở nhiều chỗ bởi các cù lao Vĩnh Trường,Khánh Hòa, Bình Thủy, Bà Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Phó Ba, Cồn Tiên Đối với An
Trang 25Giang, sông Hậu là trục giao thông đường thuỷ đi xuyên suốt trung tâm của tỉnh từthượng lưu về hạ lưu, là nguồn cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho vùng Tứ GiácLong Xuyên(3) hàng năm khi mùa lũ về [50,tr.121].
Sông Vàm Nao dài khoảng 7km, chảy ven thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân)
và xã Kiến An (Chợ Mới) ngày nay, nối liền sông Tiền và sông Hậu Trong cuốn
địa chí “Tân Châu xưa”, có viết về Vàm Nao(4) như sau: “Đúng theo cổ sử thì sông
Vàm Nao xưa kia gọi “Hồi Oa thủy” (nước xoáy tròn) Sở dĩ hiện trạng nầy mà có,
thường khởi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, khi sông Cửu Long bắt đầu dâng lên,nước cuồn cuộn chảy như thác lũ; những dòng nước xoáy to lớn nơi Vàm Nao ồ ạtđảo lộn liên tục làm cho sự lưu thông trở nên khó khăn: người chưa từng kinhnghiệm trên dòng nước xoáy nguy hiểm lắm lúc bị đắm thuyền.” [14, tr.149 -150].Trải qua quá trình diễn biến đào xói để tự phát triển, ngày nay sông Vàm Nao nằmgọn trong địa phận tỉnh An Giang, chảy theo hướng Đông bắc - Tây nam, có chiềudài khoảng 6km, chiều rộng trung bình khoảng 700m với độ sâu trên 17m, có tácdụng cân bằng dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu [50, tr.122] Chính nhữngdiễn biến phức tạp của dòng chảy trên sông Vàm Nao đã tạo ưu thế rõ nét trong tácchiến của thủy quân trong các thời kỳ giữ nước đã qua
Sông Bình Di và sông Châu Đốc: Tại xã Khánh Bình, huyện An Phú ngàynay, sông Hậu chia dòng, nhánh hữu ngạn hẹp có độ rộng khoảng ¼ dòng chính gọi
là sông Bình Di Sau một đoạn dài trên 10km, sông Bình Di chảy đến Vĩnh HộiĐông ngày nay thì gặp sông Tà Keo và sông Châu Đốc Bắc đầu từ ngã ba sôngnày, sông Châu Đốc chảy đến địa phận thành phố Châu Đốc ngày nay thì nhập lưutrở lại sông Hậu, dài 18km [50, tr.122] Đây là đặc điểm khá đặc biệt tạo ra sự đặctrưng của hai con sông, rất thích hợp cho công tác bố trí, tập kích quân giặc khi mớivừa vào lãnh thổ nước ta trên tuyến sông Hậu
Hệ thống sông ngòi trên vùng đất An Giang với hai nhánh chính là TiềnGiang và Hậu Giang đã trở thành những tuyến giao thông thủy lộ huyết mạch kết
(3) Tứ giác Long Xuyên là khu vực thuộc địa bàn của bốn địa điểm Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá và Hà Tiên.
(4) Theo Võ Thành Phương, (2006), Tìm hiểu An Giang xưa: Vàm Nao là từ thuần Nôm Vàm là Cửa sông.
Trang 26nối An Giang với những vùng đất khác của đất Nam Bộ cũng như thông tuyến dễdàng đến vùng đất Chân Lạp ở ngoài cương giới quốc gia, tạo thuận lợi trong phòngthủ và hình thành nên những chiến lược quốc phòng, bảo đảm an ninh trên vùng đấtnày góp phần quan trọng trong chính sách quốc phòng của các chính quyền trướcthế kỷ XX trên vùng biên giới Tây Nam.
* Rạch, kênh đào:
Bên cạnh, hai nhánh sông lớn sông Tiền và sông Hậu, trong nội vùng AnGiang còn có các rạch tự nhiên và hệ thống kênh đào, chằng chịt rất đa dạng, giúpđiều tiết dòng chảy và lượng nước lũ rất lớn hàng năm từ sông Mê Kông mỗi khimùa lũ về Các rạch tự nhiên được biết đến đó là rạch Ông Chưởng, rạch LongXuyên; kênh đào có các kênh như kênh Thoại Hà (1818), Kênh Vĩnh Tế (1819 -1824), kênh Vĩnh An (1843 - 1844) Kênh Trà Sư cũng được cho là đào vào thời kìnày nhưng chưa tìm thấy nguồn tư liệu nào nói đến
Nhìn chung với hệ thống sông ngòi, kênh, rạch như trên đã góp phần thuậnlợi cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, đi lạicho nhân dân toàn vùng và một điều quan trọng hơn nửa là giúp cho công tác trịthủy dễ dàng hơn, khắc phục được tình trạng ngập lụt, ổn định đời sống cư dân, pháttriển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh
1.1.2.3 Các yếu tố khí tượng
* Về khí hậu:
- Mây: Ở An Giang lượng mây tương đối ít Trong mùa khô do độ ẩm không
khí thấp nên có khi trời có mây nhưng vẫn rất nắng Trong mùa mưa do độ ẩm caonên lượng mây thường nhiều hơn
- Nắng: An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờnắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước
- Nhiệt độ: Ở An Giang nhiệt độ trung bình hàng tháng không những cao màcòn rất ổn định Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kémnhau khoảng 1,5° đến 3°; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°[50, tr.134]
Trang 27- Gió: Ở An Giang trong mùa khô, gió thịnh hành là Đông Bắc, còn vào mùamưa là gió Tây Nam - gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất.
- Mưa: Ở An Giang mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vàotháng 11 Lượng mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông nên đã gây
ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đờisống người dân, cũng như hoạt động quốc phòng
- Độ ẩm: Ở An Giang mùa có độ ẩm thấp thường bắt đầu từ tháng 12 và kéodài đến tháng 4 năm sau, nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô trung bình78%, mùa mưa thật sự là một mùa ẩm ướt với độ ẩm trung bình 84% [50, tr.138]
Khí hậu ở An Giang nằm trong dạng khí hậu chung của vùng đất Nam Bộ,tuy nhiên vẫn mang những nét đặc trưng vốn có tạo nên sự khác biệt cho vùng đấtnày, điều này tác động khá lớn đến đời sống của cư dân, lưu dân cũng như chế độđóng quân, đồn trú, hành quân của quân đội trong suốt chiều dài lịch sử
Thời gian lũ: Thời gian lũ lên và xuống ở An Giang khá dài Những năm lũlớn, thời gian lũ lên từ 3 đến 4 tháng và lũ xuống gần 3 tháng Năm lũ nhỏ có thờigian lũ lên và xuống cũng tới gần 4 tháng
- Dòng chảy mùa kiệt:
Ở An Giang, mực nước thấp nhất năm có thể xuất hiện vào tháng 4 hoặc đầutháng 5 Do ảnh hưởng mạnh của thủy triều trên sông Tiền và sông Hậu, nên mựcnước thấp nhất của năm cực kiệt cũng không chênh lệch nhiều so với năm kiệt ít.Tùy thuộc vào độ lớn lũ năm trước và cường độ thủy triều năm sau, mà lưu lượngkiệt nhất hàng năm của sông Tiền và sông Hậu bị dao động theo
Trang 28Chế độ thủy văn trên vùng đất An Giang mang tính đặc trưng rõ nét so vớicác vùng đất khác ở Nam Bộ Với diện tích ngập nước gần như toàn bộ bề mặt trừvùng (Thất Sơn) đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của lưu dân, cư dân bằngnhững phương tiện thủy truyền thống trên vùng đất An Giang trong buổi đầu khaiphá, đặc biệt điều này phát huy khá tốt sự cơ động của thủy binh Chúa Nguyễn vàtriều Nguyễn trong giai đoạn trước thế kỉ XX trong quá trình thực thi chiến lượcquốc phòng trên vùng biên địa Tây Nam của Tổ quốc.
Như vậy, về điều kiện tự nhiên, vùng đất An Giang có vị trí khá quan trọng,
án ngữ mặt biên giới phía Tây Nam của tổ quốc với nhiều dạng địa hình Trong đó,đồi núi chiếm diện tích tương đối lớn so với các vùng đất khác trong khu vực tạo rathế hiểm trở chiến lược trong công tác quốc phòng bảo vệ quốc gia An Giang với
hệ thống sông, rạch, kênh đào chằn chịt tạo nhiều thuận lợi trong các mặt giaothông, kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, Ngoài ra, An Giang có khí hậu vàchế độ thủy văn rất đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, điều này ảnhhưởng khá lớn đến những người ở nơi khác đến, cần thời gian để họ thích nghitrong điều kiện tự nhiên khó khăn của thời kỳ này
1.2 Địa giới hành chính - dân cư An Giang trước năm 1867
1.2.1 Địa giới hành chính
Trước khi sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, vùng đất An Giang đã từngthuộc vào vương quốc Phù Nam, Chân Lạp Từ đầu thế kỷ XVII, nước ta diễn racuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, nhiều lưu dân người Việt bỏ làng vào Nam lánhnạn và tìm đến cuộc sống mới ở đất Nam Bộ An Giang là vùng đất biên thùy rấtquan yếu, luôn luôn đòi hỏi việc tổ chức quản lý của chính quyền nhằm giữ nước và
an dân Qua các giai đoạn lịch sử, tổ chức và địa giới hành chính của An Giang cónhiều thay đổi, tác động to lớn đến đời sống xã hội và dân cư trên vùng đất này
Trang 29Năm 1757, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long(5) cho chúa Nguyễn để tạ ơn.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết về An Giang như sau: “Xưa là đất Tầm Phong
Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng đất này, đặt làm đạo Châu Đốc ” [48, tr.184] Để quản lý vùng đất mới,
Nguyễn Cư Trinh và Trương Phước Du được sự cất cử của chúa Nguyễn lập ba đạomang tính chất quân sự - hành chính bao gồm: Châu Đốc, Tân Châu, Đông Khẩu(Sa Đéc - thuộc Đồng Tháp ngày nay), đặt dưới sự quản lý của dinh Long Hồ (thuộcVĩnh Long) An Giang là dải đất cuối cùng ở Nam Bộ được thiết lập về mặt hànhchính, trên cơ sở các đạo biên phòng
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long, kể từ đó vùng đất
An Giang được chính quyền nhà Nguyễn tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn Năm 1805,Gia Long chia Nam Bộ thành 5 Trấn: Biên trấn (Biên Hoà), Phiên trấn (Gia Định),Vĩnh trấn (năm 1808, đổi thành trấn Vĩnh Thanh), Định trấn (Định Tường) và HàTiên trấn Vùng đất An Giang lúc bấy giờ thuộc trấn Vĩnh Thanh, trấn thủ là LưuPhước Tường, thủ phủ đặt ở Long Hồ
Trấn Vĩnh Thanh gồm 1 phủ gọi là phủ Định Viễn, với 4 huyện là VĩnhBình, Vĩnh An, Vĩnh Định và Tân An (bao gồm các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh ngày nay) Căn cứ theo Gia Định thành thông
chí của Trịnh Hoài Đức cho thấy địa bàn An Giang xưa nằm trong 2 huyện Vĩnh An
và Vĩnh Định tức các vùng từ Châu Đốc, Long Xuyên xuống đến Cần Thơ, SócTrăng ngày nay Huyện Vĩnh An nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, huyện VĩnhĐịnh nằm ở phía Nam sông Hậu kéo đến Sóc Trăng [5, tr.112-116]
Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng đã tiến hành công cuộc cải
tổ đất nước để quản lý chặt chẽ hơn, tổ chức lại bộ máy hành chính nhà nước, bỏcác tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh, đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính
(5) Tầm Phong Long trước thế kỷ XVIII là vùng đất rộng lớn từ biên giới Đại Việt- Chân Lạp (Campuchia), chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu).
Bề ngang từ Hà Tiên sang đến đất Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến Tầm Bào (Vĩnh Long), Trấn Giang (Cần Thơ)
Trang 30tỉnh xuất hiện ở Việt Nam [1, tr.210] Toàn nước Đại Nam có 30 tỉnh và 1 phủ ThừaThiên Nam Kỳ được chia làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh): Biên Hoà, Gia Định, ĐịnhTường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang được thành lập năm 1832 Tỉnh An Giang
có phạm vi rất rộng gồm có 2 phủ và 4 huyện: phủ Tuy Biên gồm huyện Tây Xuyên
và Phong Phú, phủ Tân Thành gồm huyện Đông Xuyên và Vĩnh An Trương Minh
Giảng là vị tổng đốc đầu tiên trông coi hai tỉnh An Giang và Hà Tiên Đại Nam
thực lục chép: “đặc chức An Hà Tổng đốc, thống lĩnh 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên”
[39, tr.184] Dưới Tổng đốc An Hà có Tuần phủ An Giang giữ việc tuyên bố ân đứccủa nhà vua, phủ dụ yên dân, trông coi việc hành chính, giáo dục, chấn hưng việc có
lợi và trừ bỏ hủ tục Đại Nam nhất thống chí viết: “Năm Minh Mạng thứ 13 (1832)
lấy đất nầy cùng với huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành; đặt bốn huyện là Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An lập tỉnh
An Giang, đặc chức An Hà Tổng đốc, thống lĩnh 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, Án sát” [39, tr.184] Vì lý do an ninh quốc phòng lỵ sở của tỉnh
An Giang được đặt tại Châu Đốc là nơi quan yếu để Tổng đốc An Hà trông quản 2tỉnh An Giang và Hà Tiên Địa bàn tỉnh An Giang ngày nay gần khớp với địa bànhai huyện Đông Xuyên và Tây Xuyên xưa (tức phủ Tuy Biên) [25, tr.162]
Đến năm 1835, Minh Mạng lại cho lấy đất Ba Thắc đặt thêm phủ Ba Xuyên,với hai huyện là Phong Nhiêu và Phong Thạnh, sau lấy thêm huyện Vĩnh Định củatỉnh Vĩnh Long nhập vào tỉnh An Giang Vậy tỉnh An Giang thời kì này có 3 phủvới 7 huyện [12, tr.67] Năm 1840, phủ Tân Thành thêm huyện An Xuyên
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), tỉnh An Giang có thêm một phủ với một huyệnnữa là phủ Tĩnh Biên với huyện Hà Dương lấy từ tỉnh Hà Tiên Năm 1844, phủTĩnh Biên có thêm một huyện là Hà Âm cũng lấy từ tỉnh Hà Tiên
Năm Tự Đức thứ 3 (1850), tỉnh An Giang bỏ đi phủ Tĩnh Biên, cho haihuyện Hà Dương và Hà Âm của phủ này lệ vào phủ Tuy Biên Bấy giờ, tỉnh AnGiang có 3 phủ với 10 huyện Bao gồm:
- Phủ Tuy Biên, ở phía Tây sông Hậu, từ biên giới xuống đến Cần Thơ ngàynay, gồm 4 huyện là Tây Xuyên, Phong Phú, Hà Dương và Hà Âm
Trang 31- Phủ Tân Thành, ở giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp tỉnh Vĩnh Long, gồm
có 3 huyện là Đông Xuyên (trước thuộc phủ Tuy Biên), Vĩnh An và An Xuyên
- Phủ Ba Xuyên, vùng Sóc Trăng kéo dài đến bờ Biển Đông, gồm có 3 huyện
là Phong Nhiêu, Phong Thịnh và Vĩnh Định
Nói về những sự thay đổi trên, sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Năm
Minh Mạng thứ 16 lại lấy đất Ba Thắc đặt thêm phủ Ba Xuyên, đặt thêm huyện Phong Nhiêu và Phong Thịnh và lấy huyện Vĩnh Định tỉnh Vĩnh Long; năm thứ 20 lại lấy huyện An Xuyên lệ vào phủ Tân Thành Năm Thiệu Trị thứ 2 trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà Dương thuộc huyện Hà Tiên đổi lệ thuộc vào tỉnh; năm thứ 4 lại đem huyện Hà Âm đổi vào lệ thuộc phủ Tĩnh Biên Năm Tự Đức thứ 3 bỏ phủ Tĩnh Biên, lấy hai huyện Hà Âm, Hà Dương lệ vào phủ Tuy Biên Nay lãnh 3 phủ,
10 huyện” [39, tr.184]
Đây là giai đoạn ranh giới hành chính tỉnh An Giang rộng lớn nhất Theo
Đại Nam nhất thống chí, viết vào thời vua Tự Đức (1875) ranh giới tỉnh An Giang
được quy định “Đông - Tây cách nhau 94 dặm, Nam - Bắc cách nhau 150 dặm,
phía Đông đến sông Tiền Giang giáp địa giới huyện Kiến phong, tỉnh Định Tường
48 dặm, phía Tây đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên, và Kiên Giang, tỉnh
Hà Tiên 46 dặm, phía Nam đến biển 108 dặm, phía Đông Nam đến địa giới 2 huyện Vĩnh Bình, Tuân Nghĩa, tỉnh Vĩnh Long 196 dặm, phía Tây Nam đến địa giới tỉnh
Hà Tiên 75 dặm, phía Đông Bắc đến địa giới tỉnh Định Tường 26 dặm, phía Tây Bắc đến địa giới Cao Miên 44 dặm, từ tỉnh lỵ đến kinh 2.300 dặm” [30, tr.183] Có
thể hình dung tỉnh An Giang thời kì này có vị trí phía Đông giáp hai tỉnh VĩnhLong, Định Tường Phía Tây giáp tỉnh Hà Tiên, phía Nam giáp Biển Đông, phíaBắc Giáp Chân Lạp (Campuchia ngày nay) [30, tr.23]
Nhìn chung, địa giới hành chính An Giang dưới triều Nguyễn rất rộng Sovới ngày nay gồm toàn bộ tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, mộtphần tỉnh Đồng Tháp và huyện Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) Tỉnh lỵ An Giang đặt tạiChâu Đốc
Trang 32
1.2.2 Dân cư
An Giang là vùng đất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, tuy mỗi dân tộc cóquá trình lịch sử khác nhau trên mảnh đất này nhưng trải qua nhiều biến cố lịch sử,các dân tộc đã cùng khai phá, quần tụ và cùng nhau trấn giữ vùng biên địa Tây Namvới tư cách người dân Việt Nam trong việc bảo vệ và giữ vững chủ quyền biên giớiquốc gia Vùng đất An Giang thời kì này là sự cộng cư của bốn dân tộc chủ yếu:Việt (kinh), Khmer, Hoa và Chăm Trong đó, người Việt giữ vai trò trung tâm trongquá trình khai phá, giữ gìn và phát triển trên vùng đất này
Thời điểm người Việt đến vùng đất An Giang chưa được sử sách ghi lại mộtcách rõ ràng Với những phương tiện đường thủy chủ yếu là thuyền buồm, ghe bầu,những lưu dân người Việt từ miền ngoài Gia Định, kẻ trước người sau lần lượt tiếnvào vùng đất mới [19, tr.44], trong đó có An Giang Người Việt đến An Giang định
cư, khai phá xuất thân từ nhiều nguồn gốc, thành phần khác nhau trong xã hội ViệtNam bấy giờ Theo các giai thoại, truyền thuyết dân gian và những vết tích còn đểlại, đã có một số nhóm người Việt phần lớn là những người nghèo khổ gốc miềnTrung nhất là vùng Ngũ Quảng vào đây từ rất lâu đến khai phá, sinh cơ lập nghiệp.Mặc dù, cuộc sống buổi đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng lưu dân Việtvẫn kiên trì sinh cơ lập nghiệp rải rác theo ven sông ở các vùng Chợ Mới, ChâuĐốc, Tân Châu và Châu Phú
Lưu dân ở vùng Cù lao Ông Chưởng được xem là mẫu mực về thuần phong
mỹ tục, vẫn giữ được nếp ăn, nếp nghĩ của người Việt, được gọi là dân “hai huyện”
(Phước Long và Tân Bình) Từ Chợ Mới đến Cái Hố theo lòng rạch Ông Chưởng,
ta gặp một số gia đình cố cư, ông bà của họ đến cư ngụ nơi đây từ đời Gia Long,Minh Mạng hoặc lâu hơn (quá 6 đời) [50, tr.221] Ở cù lao Giêng, có một địa danhxưa là bến đò Phủ Thờ Phủ Thờ này là của họ Nguyễn từ Bình Định vào, con cháungày nay ở vào đời thứ 7, thứ 8, cư ngụ kề nhau, đông đúc Có thể coi đây là mộttrong những dòng họ đến lập nghiệp đầu tiên trong vùng
Ở vùng Châu Đốc, ông Lê Công Thoàn gốc Thanh Hóa là một trong nhữngnhóm di dân đến khai phá vùng Châu Đốc khoảng năm 1785 - 1837 [3, tr.41] Hiện
Trang 33con cháu đời thứ 7 còn sống và cư ngụ ở đây Một gia tộc thứ 2 cũng đã có côngkhai phá vùng Châu Đốc hoang sơ buổi ban đầu là dòng Nguyễn Khắc, thuộc dòngcon cháu của Thoại Ngọc Hầu Hiện nay, gia đình cháu đời thứ 7 của ông vẫn còn
cư ngụ tại thành phố Châu Đốc Năm 1783, ông Dương Văn Hóa lập ấp Bình Lâm(xã Bình Thủy, huyện Châu Phú ngày nay) [50, tr.224]
Cũng vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII còn có dòng họ Lê xuất phát từ làngLong Sơn (Tổng An Thành) nay là xã Long Sơn, Thị xã Tân Châu, cách Châu Đốc20km, là tộc họ lớn và phát triển rộng ở Châu Đốc cho đến ngày nay [3, tr.44]
Bên cạnh những dòng người di cư tự phát đó, chính quyền cũng khuyếnkhích những người có vật lực, tài lực chiêu mộ dân đi khai phá đất hoang, góp phầntạo nên diện mạo mới cho vùng đất An Giang trong thời kì này
Một lực lượng khác khá quan trọng được nói đến trong thành phần ngườiViệt khai phá đất An Giang là binh lính đồn trú và binh lính đồn điền Từ thờichúa Nguyễn Phúc Chu, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược đã cho phépmột số binh lính được ở lại theo ven sông vùng Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu,Chợ Mới cùng với dân ở đó cày cấy làm ăn, góp phần tạo nên bộ mặt hưng khởicủa những vùng đất này cũng như tạo nền tảng cho công tác quốc phòng của đấtnước [50, tr.221]
Nguyễn Văn Hầu cũng cho biết ở đất An Giang buổi ban đầu “đã có một ít
xóm người Việt phần lớn là gia binh khai thác hoa màu quanh đó rồi dần về sau mới có dân thường lập nghiệp” [8, tr.11] Việc khai khẩn chung quanh các đồn, bảo
của quân đội Chúa Nguyễn nhằm tự túc lượng thực cho binh lính, giảm bớt mộtphần gánh nặng cho chính quyền, tạo điều kiện cho các thôn ấp lẻ tẻ đó đây bấy giờđược lập nên xung quanh các doanh trại
Đến thời nhà Nguyễn, với chính sách lập đồn điền chiến lược ở vùng biêngiới Châu Đốc và Vĩnh Tế của tỉnh An Giang, binh lính được xem là lực lượng
được dùng đến đầu tiên vì “đây là nơi xa xôi thường bị chiến tranh đe dọa vì nằm
trên đường tiến của quân Xiêm khi chúng sang cướp nước ta” [19, tr.104] nhằm
“đặt cơ sở bước đầu cho việc khai phá đất đai dọc miền biên giới, nhất là góp phần
Trang 34vào công cuộc quốc phòng” [19, tr.104] Như lời tâu của Tôn Thất Phan: “Nay nên cho đóng quân đồn điền, dựng kho thóc ở địa hạt tỉnh ấy (An Giang), một là để dự trù quân lương cho đủ, hai là để giữ việc biên phòng ”(6).
Trong số cư dân Việt đến khai phá trên đất An Giang trước thế kỷ XX,không thể không kể đến những người tù phạm Dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, tộiphạm lưu đày phần lớn được đưa về vùng Châu Đốc, Vĩnh Tế để lập các xóm dọc
bờ kênh, dần dần hình thành nên các vùng dân cư [39, tr.194] Đến thời Tự Đức,Nguyễn Tri Phương tiếp tục đề xuất cho tù phạm ở lục tỉnh Nam Kỳ về khai phá đấthoang thuộc tỉnh An Giang trong các đồn điền chiến lược ở vùng Châu Đốc và ven
bờ Vĩnh Tế nhằm tạo ra nguồn lương thực cho quân đội vừa bám đất giữ biêncương, vừa ổn định vùng biên viễn
Khi tỉnh An Giang được thành lập (1832), dọc theo hữu ngạn sông Tiền, dân
cư khá đông, tập trung ở cù lao Ông Chưởng Một số thôn xã được thành lập Riêng
cù lao Giêng tuy không rộng lắm nhưng sanh kế dễ dàng, quy tụ được 4 thôn
Phía hữu ngạn sông Hậu, dân cư thưa thớt Từ biên giới Việt - Miên xuốngLong Xuyên chỉ có các làng Bình Thạnh Tây (đối diện Bình Thạnh Đông bây giờ),Bình Đức, Mỹ Phước Hai làng Bình Đức và Mỹ Phước kề sát nhau, cách con rạchLong Xuyên
Theo thời gian, những nhóm quần cư lần hồi nâng lên thành các đơn vị nhỏ
về hành chính là lân, phường, thôn, làng, hoặc những ấp đông đúc gọi là giáp(tương đương với làng) Các vị trí then chốt về an ninh gọi là điếm Dân mới đến
chưa vào sổ bộ hoặc cư ngụ tạm thời thì gom lại lập đơn vị mới gọi là tứ chiếng
thôn, tứ chiếng điếm Bấy giờ, số dân đứng tên chính thức trong bộ đinh của làng
khoảng chục người hoặc ít hơn, nếu chịu trách nhiệm đóng thuế với quan trên thìviệc đăng ký thành lập làng được thừa nhận ngay
Việc di dân lập ấp ở An Giang có công đóng góp rất lớn của Thoại NgọcHầu, bắt đầu từ năm Đinh Sửu 1817 Lúc bấy giờ, nhiều nhà cửa của nông dân đã
(6) Theo Huỳnh Lứa trích từ Ban Hán Nôm (1978), Tài liệu Hán – Nôm về nghề nông cổ truyền Việt Nam, tập
1,Nxb: UBKHXHVN
Trang 35được dựng lên, các đình chùa cũng bắt đầu được xây cất Năm 1818, được lệnhTriều đình, Thoại Ngọc Hầu đốc suất đào kênh Đông Xuyên ra đến Rạch Giá, tạođiều kiện canh tác thuận lợi cho dân khẩn hoang 2 bên bờ con kênh Năm 1821, khiThoại Ngọc Hầu đến trấn thủ đồn Châu Đốc, ông tiếp tục cho di dân lập ấp, xâydựng nhiều làng người Việt ở đây Những nơi cỏ cây rậm rạp, đều được ông khuyến
khích dân khai phá Trong bia Vĩnh Tế Sơn còn ghi “Lão thần Thoại Ngọc
Hầu muốn nơi đồng hoang bát ngát này trở thành làng mạc trù phú, yên vui, dân
cư đông đúc, xùm vầy”.
Đào kênh Vĩnh Tế xong, Thoại Ngọc Hầu cho đắp con đường từ Châu Đốcđến núi Sam mà trước kia phải đi bộ hoặc đi đò chèo Từ đó, ngựa xe qua lại dễ
dàng, đường cao khoảng 3 mét để ngừa nước lụt, cho dựng bia “Châu Đốc tân lộ
kiều lương” (1828) [24, tr.28] Dân cư nhờ đó mà từ Châu Đốc vào Núi Sam khẩn
ruộng, lần hồi tiến đến khai phá vùng Tịnh Biên
Dân cư sinh sống chủ yếu dọc theo các con kênh và bờ sông Đây được xem
là tuyến chủ yếu tiếp nhận di dân Lúc đầu, chỉ mới hình thành những tuyến mỏng,dọc ven theo kênh, rạch Khi dân cư đông hơn, họ ở có dạng quây quần chứ khôngcòn đơn thuần theo tuyến dọc nữa Ngoài ra, một số người có trình độ và có tiền củađứng ra chiêu dân lập làng để khai phá thêm các vùng đất mới còn hoang vu Cácvùng mới khai phá, dân cư quần tụ lại cất nhà kề nhau quay mặt ra sông, sau nhà làvườn, sau vườn là ruộng đồng bát ngát, xa nữa là đồng cỏ và rừng cây hoang vu, cónghĩa là ai có sức lao động và có vốn, thì có thể vỡ hoang đến đâu cũng được vàkhông phải tranh giành với ai Những nơi giáp nước hoặc ngã ba, ngã tư sông, dân
cư thường tập trung ở đông đúc, dần dần hình thành nên quán xá, hiệu buôn, chợbúa để trao đổi mua bán, trên bến dưới thuyền
Đầu thế kỷ XIX, đã nhiều lần quân Xiêm xâm lấn nước ta Hà Tiên, ChâuĐốc là những vùng bị thiệt hại trước tiên và nặng nề nhất Năm 1833, giặc Xiêmxâm lăng, tàn phá dọc kênh Vĩnh Tế, chiếm Châu Đốc và tràn luôn qua cả TânChâu Nhưng chỉ 5 năm sau (1838), dân cư đã quy tụ trở lại, thành lập hàng chụcthôn rải rác từ núi Sam dọc theo 2 bờ kênh Vĩnh Tế qua phía Hà Tiên
Trang 36Dưới đời Minh Mạng, tội phạm lưu đày phần lớn gom về vùng Vĩnh Tế để
lập các xóm dọc bờ kênh, dần dần hình thành nên các vùng dân cư Nguyễn TriPhương khi làm kinh lược sứ ở miền Nam, đã có sáng kiến lập đồn điền biên giớinhằm ngăn giặc, yên dân, tập trung vùng Châu Đốc và Hà Tiên, đặc biệt là ở vùngVĩnh Tế Năm 1854, Nguyễn Tri Phương báo cáo đã thành lập được 21 cơ đồn điền.Hai năm sau, tỉnh An Giang và Hà Tiên đã chiêu mộ được 1.646 dân đinh, lập 159thôn ấp
Song song đó, người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vuaquan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779)
và Năng Gù (1845) đã làm tăng thêm dân số vùng đất An Giang ngay từ buổi đầu
* Các dân tộc bên cạnh người Việt trên vùng đất An Giang trước năm 1867
- Người Khmer: Đây là dân bản địa kỳ cựu, hầu hết đều sinh đẻ ở Việt Namnên gọi là người Việt gốc Khmer, tập trung nhiều nhất ở các quận Tri Tôn và TịnhBiên Phong tục và tiếng nói của họ cũng không khác người Khmer ở chánh quốc
Họ rất sùng bái đạo Phật, tôn kính các sư sãi và sẵn sàng dâng cúng cho chùa nhữnghuê lợi do họ cực nhọc làm ra để mong được phước cho kiếp sau Cộng đồng ngườiKhmer đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của vùng đất An Giang và côngcuộc bảo vệ biên giới Tây Nam trong thời kì này [10, tr.30]
- Người Chăm và người Mã Lai: họ sống ở Chân Lạp nhưng bị vua ChânLạp là Nặc Nguyên ức hiếp, Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ họ về với Đàng Trong, mộtphần đến Châu Giang định cư, một bộ phận đến đóng ở Tây Ninh Tiếp đến, năm
1819, Thoại Ngọc Hầu trong quá trình huy động nhân lực để đào kênh Vĩnh Tế từChâu Đốc đến Hà Tiên đã chiêu mộ những người Chăm từ Chân Lạp đến đào kênh
và sau đó được tổ chức cho sinh cơ lập nghiệp ở vùng Châu Giang [25, tr.71] Năm
1820, quan thống đốc người Chăm ở Cao Miên là Saet A Bubaca bị tố cáo là phiếnloạn, bị vua Chân Lạp xử tử ở Ou dong Con ông và một số người khác nhờ sự chechở của người Chăm gốc Mã Lai ở đây, đã trốn về trú ngụ tại Châu Đốc và được
Trang 37chính quyền nhà Nguyễn cho về định cư tại Châu Giang và Khánh Hòa (7) Trongnhóm người Chăm này có một thành phần là người gốc Malaysia, được gọi ChămChà-và (liên hệ tới đảo Java, do không phân biệt được người Java tới từ Indonesia
và người Mã Lai nên hai nhóm này được gọi chung là Java) Người Chăm ở AnGiang theo Hồi giáo chính thống nên còn được gọi là Chăm Islam Năm 1840, một
bộ phận người Chăm giải ngũ đã đến cư ngụ tại khu vực thuộc xã Khánh Hòa huyệnChâu Phú ngày nay(8) Khoảng thời gian Nguyễn Tri Phương vào kinh lược Nam
Kỳ, người Chăm ở ngang chợ Châu Đốc (Đa Phước, Châu Phong ngày nay) cũnggom lại từng đội, do 1 viên Hiệp quản người Chăm đứng đầu [25, tr.71] Từ bênChân Lạp, người Chăm rút về, nương náu trong lãnh thổ Việt Nam để tránh loạn lạc
do nội chiến bên Chân Lạp, rồi định cư luôn trên vùng đất An Giang (Châu Ðốc,Tân Châu, An Phú ngày nay) Cộng đồng người Chăm đã có sự đóng góp to lớntrong sự nghiệp quốc phòng biên giới cũng như khai hoang mở đất phát triển vùngđất An Giang trong thời kì này
- Người Hoa: có mặt ở An Giang trong thời kì đầu khai phá Họ vốn cónguồn gốc từ người Minh Hương ở khu vực Nông Nại, Chợ Lớn, Mỹ Tho theo chânnhững quan binh triều đình, hoặc tự bỏ tiền đến khai phá những chỗ hoang vu màtriều đình khuyến dụ, hoặc đến làm ăn buôn bán ở những nơi thương mại có điềukiện phát triển như phía cù lao Tiêu Mộc, vùng Chợ Mới, Long Xuyên, Long Sơn(thuộc Tân Châu), Châu Đốc Ở nông thôn, những người Hoa bỏ tiền khai pháruộng đất đã bị Việt hóa, do sống cách biệt với cộng đồng của họ và cộng cư vớingười Việt trong cùng làng xóm Còn phần lớn người Hoa kinh doanh, buôn bán nơithị tứ thường sống thành cộng đồng nhỏ giữa cộng đồng Việt nên vẫn giữ được ítnhiều những giá trị văn hóa riêng Trong thời kỳ này, cộng đồng người Hoa đã gópphần tạo nên sự hưng khởi của các vùng thị tứ trên vùng đất An Giang, làm tăngthêm nguồn lực cho công cuộc quốc phòng biên giới trên vùng đất này [10, tr.32]
(7) Theo Địa phương chí Châu Giang (1961 – 1963), Cục lưu trữ TW.2/TP.Hồ Chí Minh.
(8) Theo Phan Văn Kiến (2012), Biên niên sử An Giang thời kỳ xác lập chủ quyền và khai phá đất An Giang
Trang 38Như vậy, trong quá trình khai phá đất đai, quần tụ, sinh sống của các lưudân, di dân trên vùng đất An Giang, nhiều cá nhân, tổ chức (quân đội, binh lính),gia tộc, họ đạo (Thiên Chúa), tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, tín đồ đạo Tứ ÂnHiếu Nghĩa, đến từ nhiều vùng miền của đất nước đã để lại dấu ấn đậm nét trongkhu vực mà họ dựng nghiệp Trong quá trình khai phá vùng đất An Giang, bên cạnhngười Việt, người Khmer, Hoa, Chăm đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển củavùng đất này, đã tạo ra một diện mạo mới trong sự phân bố dân cư trên vùng đất Angiang suốt từ thời kỳ 1802 - 1867.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
An Giang được biết đến như một vùng đất bán sơn địa với nhiều đặc trưng
về vị trí, địa hình, khí hậu, sông rạch, thủy văn, thổ nhưỡng và dân cư An Giangvới địa thế án ngữ phía biên giới Tây Nam của Tổ quốc, được xác định là nơi có vịtrí vô cùng chiến lược của vùng đất Nam Bộ xưa, tiếp giáp trực tiếp với Chân Lạp
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên vùng đất An Giang mang một yếu tố rấtriêng biệt đó là vừa mang yếu tố tự nhiên vừa mang yếu tố nhân tạo Sông Tiền
và sông Hậu là hai nhánh sông rất quan trọng vừa cung cấp phù sa và nước ngọttưới tiêu cho các đồng bằng vừa mang những yếu tố chiến lược phục vụ đắc lựccho chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùngbiên giới Tây Nam của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn trước khi thực dânPháp xâm lược Kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế và kênh Vĩnh An là những côngtrình nhân tạo ra đời vào những thời điểm khác nhau vừa phục vụ cho công cuộckhẩn hoang lập làng, phát triển vùng đất mới, vừa phục vụ hiệu quả cho chiếnlược quốc phòng an ninh chống giặc ngoại xâm nơi vùng đất địa đầu biên giớicủa chính quyền nhà Nguyễn
Từ khi vùng đất An Giang dưới tên gọi Tầm Phong Long được sáp nhập vàolãnh thổ Việt Nam năm 1757, các chính quyền từ chúa Nguyễn đến vua Nguyễn đãrất chú trọng đến công tác quản lý, phát triển vùng đất địa đầu biên giới này Từ
Trang 39năm 1757 đến 1867 vùng đất An Giang đã có nhiều sự thay đổi về mặt hành chính,tác động to lớn đến đời sống kinh tế xã hội trong suốt thời gian này.
Dân cư An Giang thời kì trước năm 1867 là sự cộng cư của bốn dân tộc cơbản: Việt, Khmer, Hoa và Chăm Trong đó người Việt giữ vai trò trung tâm trongmọi hoạt động khai phá, mở mang, giữ gìn, bảo vệ và phát triển vùng đất mới Sự
cố kết của các dân tộc trên vùng đất An Giang cùng với vai trò lãnh đạo của chínhquyền trong giai đoạn này nhất là nhà Nguyễn được xem là nhân tố quyết định dẫnđến những thành tựu to lớn trong công cuộc khai hoang lập ấp, bảo vệ vùng biêngiới phía Tây Nam của Tổ quốc
Trang 40Chương 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG KÊNH ĐÀO
AN GIANG THỜI NGUYỄN (1802 - 1867) 2.1 Kênh đào ở An Giang thời Nguyễn (1802 - 1867)
Công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đất An Giangnói riêng được tiến hành từ thế kỷ XVII, XVIII và nó được xúc tiến một cách mạnh
mẽ vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX Tuy được khai phá nhanh hơn vàonhững thập niên đầu của thế kỷ XIX nhưng địa phận khai hoang chỉ giới hạn trongvùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu, còn dải đất rộng mênh mông chạy dài từChâu Đốc đến Hà Tiên dọc theo biên giới Chân Lạp vẫn còn bỏ ngõ Do vùng đấtnày nhiễm phèn, nhiễm mặn quá nặng, lại ít phù sa bồi đắp và thiếu nước sinh hoạtvào mùa khô, để giải quyết khó khăn này thì nhà Nguyễn cần phải có những quốcsách thích hợp, đó là tiến hành đào kênh tháo chua, rửa mặn Đây là một thách thứclớn do phương tiện và kỹ thuật lao động lúc bấy giờ còn thô sơ, lạc hậu chủ yếu làleng, xuổng nhưng những lưu dân người Việt đi khai hoang thời ấy đã dám quyếtđịnh và dám vượt qua bằng sức lao động bền bỉ của mình Chính những điều kiệntrên mà ngay từ khi Gia Long lên ngôi cho đến thời Minh Mạng trị vì đã xúc tiếnmạnh mẽ công việc đào kênh, đây chính là bước đột phá tạo sự chuyển biến sâu sắccho vùng đất An Giang Kết quả, là từ năm 1818 - 1844 vua, quan và lưu dân ngườiViệt cùng với người dân Chân Lạp, người Chăm đã hoàn thành 3 công trình thuỷ lợilớn (kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An), 3 con kênh có tầm chiến lượcquan trọng trong việc phòng vệ vùng biên viễn cũng như những biến đổi về kinh tế -
xã hội ngay tại thời điểm đó và sau này
2.1.1 Kênh Thoại Hà (1818)
Kênh Thoại Hà còn có tên là Ba Lạch, sách Đại Nam thực lục ghi là Tam
Khê, được chính quyền nhà Nguyễn, mà trực tiếp là trấn thủ Vĩnh Thanh ThoạiNgọc Hầu chỉ huy lưu dân đào năm 1818
Thoại Ngọc Hầu tên húy là Nguyễn Văn Thoại, ông sinh ngày 26 tháng 11năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 22 Nguyên quán làng An Hải,