1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nghề làm bánh gai ở thị trấn ninh giang (huyện ninh giang, tỉnh hải dương

119 261 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 10,51 MB

Nội dung

Trong các loại hình làng nghề, các làng chế biến lương thực, thực phẩm có một vị trí khá quan trọng, không chỉ bảo đảm yêu cầu ăn uống cho conngười mà còn tạo ra nét văn hóa ẩm thực, góp

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa đượccông bố ở bất kỳ công trình nào Mọi thông tin trong luận văn đều trung thực

và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Luận văn này chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đạichúng cũng như không trùng với bất cứ công trình khoa học nào đã công bốtrước đây

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Phạm Thị Tíu

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Bùi Xuân Đính, thầy đã tận tâm nhiệt tình chỉ bảo nhiều kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Việt Nam học, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị Phòng Văn hóa, Ủy ban nhân dân thị trấn Ninh Giang đã nhiệt tình cung cấp tài liệu để tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án

Mặc dù đã thực sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô, độc giả

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Phạm Thị Tíu

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Bố cục của luận văn 6

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRẤN NINH GIANG 7

1.1 Điều kiện địa lí, tự nhiên 7

1.2 Sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển của

thị trấn Ninh Giang 9

1.3 Kinh tế - xã hội 14

1.4 Bề dày văn hóa 21

1.4.1 Các di tích lịch sử - văn hóa 21

1.4.1.1 Đền Mẫu 21

1.4.1.2 Đền Tranh 23

1.4.2 Hội Đền Tranh 27

Tiểu kết Chương I 28

Chương 2 NGHỀ LÀM BÁNH GAI TRUYỀN THỐNG Ở

THỊ TRẤN NINH GIANG 30

2.1 Lai lịch nghề và tổ nghề làm bánh gai ở thị trấn Ninh Giang 30

2.2 Nguyên liệu làm bánh gai 32

2.2.1 Gạo nếp 32

2.2.2 Lá gai 33

Trang 4

2.2.3 Đỗ xanh 34

2.2.4 Mỡ lợn 35

2.2.5 Mật mía 36

2.2.6 Đường kính 36

2.2.7 Mứt bí, dừa, hạt sen 37

2.2.7.1 Mứt bí 37

2.2.7.2 Dừa 37

2.2.7.3 Hạt sen 38

2.2.8 Vừng vàng 38

2.2.9 Lá chuối, lạt dang, dây cói 39

2.2.9.1 Lá chuối 39

2.2.9.2 Dây cói, lạt dang 39

2.2.9.3 Lạt dang 40

2.2.10 Củi than 41

2.3 Cơ sở sản xuất 41

2.4 Các dụng cụ làm bánh gai 44

2.5 Tổ chức sản xuất 46

2.5.1 Quy trình chế biến nguyên liệu 47

2.5.1.1 Chế biến gạo nếp 47

2.5.1.2 Chế biến lá gai 47

2.5.1.3 Chế biến đỗ 48

2.5.1.4 Chế biến mật 48

2.5.1.5 Chế biến mỡ lợn 49

2.5.1.6 Chế biến hạt sen 49

2.5.1.7 Chế biến mứt bí 49

2.5.1.8 Chế biến dừa 50

2.5.2 Quy trình làm bánh 50

Trang 5

2.5.2.1 Làm vỏ bánh 50

2.5.2.2 Làm nhân bánh 51

2.5.2.3 Gói bánh và hấp bánh 51

2.5.3 Thời gian sản xuất 54

2.6 Phân công lao động, sản phẩm và tiêu thụ 55

2.6.1 Phân công lao động 55

2.6.2 Sản phẩm 56

2.6.3 Tiêu thụ, thưởng thức 57

2.7 Tâm lí và tính cách người làm nghề 59

2.7.1 Yêu cầu đối với người làm nghề 59

2.7.2 Mối quan hệ giữa những người làm nghề 61

2.7.3 Truyền nghề và học nghề 61

2.8 So sánh bánh gai Ninh Giang với bánh gai làng Giá

(Yên Sở, Hà Nội) 62

Tiểu kết Chương II 67

Chương 3 NGHỀ LÀM BÁNH GAI HIỆN NAY VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68

3.1 Những thay đổi của nghề làm bánh gai hiện nay 68

3.1.1 Thay đổi về nguyên liệu 68

3.1.2 Thay đổi công cụ sản xuất, loại hình sản phẩm 70

3.1.3 Thay đổi về tổ chức sản xuất 72

3.1.4 Thay đổi về thị trường tiêu thụ, thu nhập 75

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nghề làm bánh gai

hiện nay ở thị trấn Ninh Giang 76

3.2.1 Về nguồn vốn sản xuất 76

3.2.2 Về quy mô sản xuất 77

3.2.3 Về bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm 78

Trang 6

3.2.4 Về thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm 79

3.2.5 Về vấn đề môi trường 81

3.2.7 Vấn đề cạnh tranh để giữ và phát triển nghề 83

3.3 Một số khuyến nghị 84

3.3.1 Giải pháp về vốn sản xuất 84

3.3.2 Giải pháp về quy mô sản xuất 85

3.3.3 Giải pháp về bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm 85

3.3.4 Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ và quảng bá thương hiệu.86 3.3.5 Giải pháp về nguồn nguyên liệu 87

3.3.6 Giải pháp bảo tồn nghệ nhân và bí quyết nghề 87

3.3.7 Gắn làng nghề với phát triển du lịch 88

Tiểu kết Chương 3 89

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 1

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trên vùng trung du và châu thổ Bắc Bộ rộng lớn, từ xa xưa người Việt

đã tạo ra nhiều loại hình nghề thủ công, tận dụng được thời gian nông nhàn,nguồn nguyên vật liệu sẵn có, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng được các yêucầu của đời sống hàng ngày, tăng thu nhập bù đắp vào phần thu ít ỏi của nôngnghiệp; từ đó hình thành các làng nghề chuyên nghiệp Mỗi nghề và làngnghề có kĩ thuật, bí quyết riêng, tạo ra những sản phẩm mang những dáng nétriêng, phản ánh những mối quan hệ giữa con người với nghề và thiên nhiênnhiên vùng đó Tuy mang những nét chung của làng nông nghiệp, song cáclàng nghề vẫn có nhiều nét riêng, thể hiện trong tổ chức sản xuất, nhịp sống,mức sống, bố trí không gian kiến trúc làng, ở tâm lý, tính cách người làm nghề,các quan hệ xã hội giữa những người làm nghề với nhau

Trong các loại hình làng nghề, các làng chế biến lương thực, thực phẩm

có một vị trí khá quan trọng, không chỉ bảo đảm yêu cầu ăn uống cho conngười mà còn tạo ra nét văn hóa ẩm thực, góp phần làm phong phú văn hóa

ẩm thực - một trong những thành tố văn hóa quan trọng của người Việt

Gắn bó bao đời với nông nghiệp ruộng nước, người Việt tạo ra cácnghề chế biến ra các sản phẩm từ lúa gạo và các loại hoa màu (các loại bánh),làm hình thành các làng nghề nổi tiếng, như làng bún Phú Đô (huyện TừLiêm), Liên Bạt (huyện Ứng Hòa), Tứ Kỳ (quận Hoàng Mai); làng chế biếnbỏng Cổ Loa (huyện Đôngg Anh), làng chế biến chè lam Thạch Xá (huyệnThạch Thất), bánh tẻ Phú Nhi (huyện Thạch Thất) - các huyện này đều thuộcthành phố Hà Nội Mỗi loại bánh mang một đặc trưng riêng, được chế biến vàthưởng thức trong những bối cảnh khác nhau Trong các làng nghề chế biếnbánh, có làng làm bánh gai Ninh Giang (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)

Trang 8

Trong bối cảnh CNH - HĐH hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với

đà chuyển biến của các làng nông nghiệp, các làng nghề cũng có những thayđổi sâu sắc dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Bên cạnhmột số nghề và làng nghệ bị “biến mất” hoặc chuyển hướng sang nghề khác,nhiều làng nghề mới xuất hiện, tạo ra những nét mới trong đời sống kinh tế -

xã hội – văn hóa Bên cạnh những mặt tích cực, mặt thuận lợi, nhiều nghề vàlàng nghề hiện đang đứng trước những khó khăn, bộc lộ nhiều mặt bất cập,như mặt bằng, vốn để sản xuất, đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là vấn đề ônhiễm môi trường Nghiên cứu sự biến đổi và thực trạng của nghề và cáclàng nghề hiện nay nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc đề ra các chính sách,các giải pháp giúp cho các làng nghề này phát triển theo hướng bền vững

Ninh Giang là một làng cổ xưa của xứ Đông còn lưu giữ được nhiềugiá trị văn hóa truyền thống gồm cả giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóaphi vật thể với đình, chùa, miếu thâm nghiêm cổ kính, với lễ hội truyền thống

và những phong tục còn đậm nét chân quê Trong không gian truyền thốngcủa một ngôi làng Việt cổ, người dân Ninh Giang đã lưu giữ và phát triểnnghề làm bánh gai của cha ông Thương hiệu bánh gai Ninh Giang đã trải quanhững thăng trầm của lịch sử, ngày nay đã thực sự được khẳng định, góp phầnquan trọng vào việc tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân,phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương Bánh gai không chỉ tạo ranét văn hóa ẩm thực mà còn hàm chứa các giá trị văn hóa - xã hội của người

Xứ Đông

Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu về làng nghề bánh gai Ninh Giang

có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn Nó không chỉ góp thêm tư liệu vềnghề thủ công, làng nghề và văn hóa làng nghề nói riêng và làng Việt nóichung, mà còn tạo cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp giúp làng nghề phát

Trang 9

Ninh Giang (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)” làm đề tài nghiên cứu

luận văn tốt nghiệp ở bậc Cao học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Làng nghề là một đề tài khoa học khá hấp dẫn về mặt lý thuyết và thựctiễn nên từ lâu đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau

Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về lịch sử các ngành

nghề, về các làng nghề và vùng nghề khác nhau, như ba tập Nghề cổ truyền

do Sở Khoa học công nghệ và Môi trường và Sở VHTT Hải Hưng biên soạn

và xuất bản, Quê gốm Bát Tràng của Đỗ Thị Hảo, Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội của hai tác giả Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của Bùi Văn Vượng…

Các nghề và làng nghề thủ công còn được đề cập trong hầu hết cáccuốn địa chí cấp tỉnh, cấp huyện, các công trình khảo cứu về làng, về các tộcngười trong thời gian gần đây Nghề và làng nghề cũng là đề tài hấp dẫn chonhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các chuyên ngành Dân tộc học, Văn

hóa dân gian và Văn hóa học, như Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ của Lâm Bá Nam, Làng nghề sơn quang Cát Đằng của Nguyễn Lan Hương, Làng thêu Quất Động của Nguyễn Thị Sáu, Làng nghề chạm bạc Đồng Sâm ở Thái Bình của Đỗ Thị Tuyết Nhung, Làng Cự Đà, quá trình hình thành và phát triển của Huỳnh Phương Lan, Làng Nhị Khê với nghề tiện truyền thống

của Vũ Thanh Hà…

Nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, những năm trở lại đây là đềtài được nhiều tác giả quan tâm Chúng ta có thể kể đến các cuốn sách, luận

án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hay các bài viết trên các báo, các tạp chí như:

Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, Văn hóa ẩm thực

Trang 10

trong văn hóa truyền thống Việt Nam của Nguyễn Quang Lê, luận văn thạc sĩ Văn hóa làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) của tác giả Bùi Thị Hiền… Hầu hết các nghiên cứu, các

bài viết này mới chỉ tập trung ở khía cạnh dinh dưỡng qua việc giới thiệu cácmón ăn đồ uống, cách chế biến và cảm thụ các món ăn hoặc có chăng cũngchỉ là một vài nội dung điểm qua về một số công đoạn và văn hóa của nghề

mà chưa quan tâm đến khía cạnh cơ sở hình thành, các đặc điểm của nghề vàlàng nghề

Ngoài các công trình khảo cứu về các nghề thủ công truyền thống, còn

có các cuốn sách đặt nghề thủ công và làng nghề trong bối cảnh CNH - HĐH,

như Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Mai Thế Hởn chủ biên, Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Trần Minh Yến, Sự biến đổi làng nghề

La Phù của nhóm tác giả Tạ Long… Nhưng có lẽ tiêu biểu nhất của hướng nghiên cứu này là công trình cấp nhà nước Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi của Viện Dân tộc học do Bùi Xuân

Đính chủ biên Qua việc khảo sát, điều tra thực tế tại các làng thủ công truyềnthống của huyện Thanh Oai, nhóm tác giả đã dựng lại bức tranh tổng thể vềcác làng nghề thủ công truyền thống, làm rõ những vấn đề có liên quan đến sựbiến đổi của nghề và làng nghề thủ công truyền thống dưới tác động của kinh

tế thị trường, của CNH - HĐH, chỉ ra những điều kiện cho sự tồn tại và pháttriển của làng nghề trong bối cảnh hiện nay

Các sách cũ như Hải Dương địa chí, Hải Dương phong vật chí, Hải Dương phong vật khúc quốc âm, Hải Đông chí lược, Đồ Sơn ký lược, Tứ Kỳ địa dư phong vật chí, Chí Linh huyện chí… hoặc một số học giả, quan lại thời

Pháp thuộc cũng có những cuốn sách viết về các phủ, huyện, tỉnh Hải Dương

Trang 11

tư liệu được tiếp cận theo hướng địa lý, lịch sử - nhân văn mà trong đó cóđiểm đến các nghề và làng nghề cổ truyền của Hải Dương

Các công trình viết về văn hóa Xứ Đông hoặc làng nghề của vùng đấtnày mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu Một số ấn phẩm của địa phươngchủ yếu ở Hải Dương và Hải Phòng… và những bài báo rải rác trên một sốbáo và tạp chí trong nước cũng chưa hệ thống một cách rõ ràng

Riêng nghề làm bánh gai Ninh Giang, một làng nghề mà ảnh hưởng của

nó lan truyền ra cả một Xứ Đông và Thăng Long cũng chỉ mới được nói rất

khái quát trong sách Nghề cổ truyền đã nêu, chưa đi sâu vào nghiên cứu làng

nghề, những vấn đề về mặt tổ chức xã hội và các mối quan hệ khác Đây cũng

là lý do để chúng tôi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Chỉ ra cơ sở hình thành, các đặc điểm của nghề chế biến bánh gai vàlàng nghề làm bánh gai Ninh Giang,

- Từ việc chỉ ra thực trạng làm nghề hiện nay, tạo cơ sở khoa học đểchính quyền địa phương và dân làng tham khảo trong việc đề ra các giải phápgiúp dân làng phát triển nghề một cách bền vững

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các khía cạnh liên quan đến làm

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp điền dã Dân tộc học với các thao tác:quan sát, tham dự, phỏng vấn, điều tra hồi cố… để thu thập tư liệu

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp để lýgiải các khía cạnh có liên quan đến nội dung luận văn…

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống vềlàng nghề làm bánh gai ở làng Ninh Giang

- Từ việc phân tích, làm rõ bề dày văn hóa của làng nghề bánh gai NinhGiang, thực trạng phát triển nghề này ở địa phương, luận văn nêu một số ýkiến về việc báo tồn và phát triển nghề và làng nghề hiện nay

- Luận văn góp tư liệu để nghiên cứu về làng nghề nói chung, làng nghềchế biến các sản phẩm “ẩm thực” nói riêng

7 Bố cục của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận

văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về thị trấn Ninh Giang

Chương 2: Nghề làm bánh gai truyền thống ở thị trấn Ninh Giang Chương 3: Nghề làm bánh gai hiện nay và những vấn đề đặt ra

Trang 13

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRẤN NINH GIANG 1.1 Điều kiện địa lí, tự nhiên

Huyện Ninh Giang ở phía tây nam tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sôngLuộc, tiếp giáp với các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng; tọa độ 20043’ vĩ Bắc và

106024’ kinh Đông; diện tích tự nhiên 135,405 km2, dân số năm 2010 là141,178 người Huyện có 28 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Ninh Giang và

27 xã, 108 thôn (làng) trại, sở và khu phố

Ninh Giang có các tuyến đường 37, 20A nối với quốc lộ 5, quốc lộ 10

đi các tỉnh lân cận (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam) Trên địa bànhuyện Ninh Giang có 3 tuyến sông lớn chảy qua gồm sông Cửu An, sôngĐình Đào, sông Luộc, không chỉ là nguồn cung cấp phù sa và nước tưới quantrọng cho nông nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thôngthủy của huyện với khu vực lân cận

Thị trấn Ninh Giang nằm ở phía nam huyện Ninh Giang, bên bờ sôngLuộc, cạnh ngã ba sông Tranh Đây là nơi giáp ranh của ba tỉnh Hải Dương,Hải Phòng, Thái Bình Theo đường bộ, thị trấn Ninh Giang cách thành phốHải Dương 29km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 87km về phía bắc; thànhphố Hải Phòng 40km về phía đông, cách thành phố Thái Bình 36km về phíanam và thị xã Hưng Yên 45km về phía tây

Về địa giới, phía đông bắc thị trấn Ninh Giang giáp xã Hà Kỳ (huyện

Tứ Kỳ), phía đông nam và nam được bao bọc bởi sông Luộc, bên kia sông là

xã Thắng Thủy (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) và xã An Khê (huyệnQuỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), phía tây giáp xã Hiệp Lực, phía bắc liền kề với

xã Đồng Tâm (hai xã này đều thuộc huyện Ninh Giang)

Trang 14

Nằm ở cửa ngõ, trung tâm của huyện, thị trấn Ninh Giang có hệ thốnggiao thông đường thủy, đường bộ rất thuận lợi.

Về đường thủy: có sông Luộc nằm ở phía nam, là một nhánh dài 72km,

nối sông Hồng với sông Thái Bình Sông Luộc chảy qua địa phận huyện NinhGiang 20km Lòng sông rộng và sâu thuận tiện cho tàu bè, xà lan có tải trọnglớn có thể vận tải trên sông cả 2 mùa Các tàu thuyền trên sông Luộc xuôingược Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên Trên sông có nhiều bến đò,thuận lợi cho việc đi lại, thông thương không chỉ trong vùng mà còn sangvùng khác, tỉnh khác như đò Tranh sang huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đòNhống sang huyện Phụ Dực (Thái Bình) Phía tây ngược đê sông Luộc đến

Bến Trại (Thanh Miện) đi về Phố Hiến (Hưng Yên) Theo Đại Nam nhất thống chí, ở huyện Vĩnh Lại (trung tâm của phủ Ninh Giang) có bến sông Phù

Cựu, gồm 7 bến: Phù Cựu, Đà Bồ, Quang Dực, Tranh (Chanh) Xuyên, Nội

Tạ, Phần Thượng và Cổ Am [29, 487] Có thể nói, sông Luộc không chỉ làđường giao thông thủy quan trọng, một lợi thế của lỵ phủ Ninh Giang mà của

cả vùng phía nam tỉnh Hải Dương trong thời kì đường bộ chưa phát triển

Về đường bộ: đến cuối thế kỉ XIX, lỵ phủ Ninh Giang chỉ có một con

đường cái quan về tỉnh lị Hải Dương và qua một số tổng trong phủ Đầu thế kỉ

XX, nhận thấy lỵ phủ là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh thànhtrong vùng châu thổ sông Hồng, chính quyền thực dân đã cho xây dựng một

số tuyến đường bộ từ lỵ phủ đi các nơi:

- Đường 17A: từ tỉnh lị Hải Dương qua lỵ phủ Ninh Giang đi sanghuyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng)

- Đường 17B: từ lỵ phủ Ninh Giang đi Quí Cao, sang Hải Phòng

- Đường 217: từ lỵ phủ Ninh Giang đi huyện Phụ Dực (tỉnh Thái Bình)

Trang 15

Năm 1903, người Pháp còn xây dựng tuyến đường sắt từ lỵ phủ NinhGiang đến Cẩm Giàng, nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng Ga chính

là lỵ phủ Ninh Giang và thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang) Tuy nhiên, đến năm

1918 tuyến đường sắt này ngừng hoạt động do vận tải đường thủy trên sôngLuộc có nhiều thuận lợi và phát triển hơn

Tính đến năm 2000, toàn huyện có hơn 100km đường quốc lộ liên tỉnh,thành phố lớn

Với vị trí thông thương và thuận lợi về cả giao thông thủy lẫn bộ, NinhGiang có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm buôn bán, trao đổihàng hóa Những tuyến đường giao thông này đã đưa sản phẩm của các nghềthủ công nơi đây tỏa đi các vùng và cả nước

1.2 Sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển của thị trấn Ninh Giang

Thị trấn Ninh Giang nằm bên bờ sông Luộc, có địa hình tương đối bằngphẳng, không có núi đồi, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn, màu

mỡ, thuận lợi cho trồng trọt, nguồn tôm cá dồi dào Do vậy, con người đếnNinh Giang sinh sống từ khá sớm, lập lên các trại với nguồn sống chính làtrồng lúa nước, rau màu, đánh bắt tôm cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm

Thời Đinh - Tiền Lê, vùng đất thị trấn Ninh Giang ngày nay thuộc phủHồng Châu; thời Lý - Trần, thuộc phủ Hạ Hồng Thời thuộc Minh thuộc phủTân An; đến thời Lê lại đổi thành phủ Hạ Hồng, gồm các huyện Ninh Giang,Thanh Miện, Tứ Kỳ (Hải Dương) và Vĩnh Bảo (Hải Phòng)

Đầu thời Lê Sơ (1428- 1459), Ninh Giang và Vĩnh Bảo là một huyện,gọi là Đồng Lợi, có thời kì gọi là Đồng Lại Khoảng niên hiệu Quang Thuận(1460 - 1469) gọi là Vĩnh Lại Thời kì này, thị trấn Ninh Giang là trụ sở củahuyện Đồng Lại

Trang 16

Năm Minh Mệnh thứ 3 (Nhâm Ngọ, 1822), đổi phủ Hạ Hồng thành phủNinh Giang có 4 huyện (Gia Lộc, Tứ Kỳ, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lại), Năm 1832,nhà Nguyễn đem hai huyện Gia Lộc và Thanh Miện làm phân phủ Năm

1838, huyện Thanh Miện cắt về phủ Bình Giang và nhập thêm huyện VĩnhBảo, lấy hai huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ đặt làm phân phủ Đến năm Tự Đức thứnăm (Nhâm Tý, 1852), bỏ phân phủ, phủ Ninh Giang vẫn cón 4 huyện (VĩnhLại, Vĩnh Bảo, Gia Lộc, Tứ Kỳ)

Năm 1918, theo quyết định của Vua Khải Định, các huyện do phủ kiêmnhiếp không còn tồn tại, các làng xã của các huyện này trực thuộc phủ Từ đó,huyện Vĩnh Lại không còn, các làng xã của huyện này trực thuộc phủ NinhGiang Phủ gồm 8 tổng, 74.xã

Lỵ sở phủ Ninh Giang trước đóng ở Gia Lộc (có thuyết nói ở xãKinh Kiều), năm Gia Long thứ 7 (1808) dời về xã Quí Cao (huyện Tứ Kỳ),đến năm Gia Long thứ 10 (Tân Mùi, 1811) dời về xã Phù Cựu (thuộc huyệnVĩnh Lại), năm Minh Mệnh thứ 11 (1830) lại dời về xã Tranh Xuyên, tổng

Bất Bế (huyện Vĩnh Lại) Theo Đại Nam nhất thống chí, thành phủ được

đắp đất, chu vi 171 trượng 6 thước, cao 7 thước 2 tấc, bốn mặt đào hào, có

ba cửa ở xã Tranh Xuyên Phía bên trái của phủ thành có trường học dựngnăm Minh Mệnh thứ bảy (Bính Tuất, 1826) Phủ lỵ này chính là huyện lỵNinh Giang ngày nay

Thị trấn Ninh Giang trước đây thuộc thôn Tranh Xuyên, tổng Bất Bế.Xưa kia, đây là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt Nửa đầu thế kỷ XV cóhai anh em họ Nguyễn quê ở Thanh Hóa, làm quan trong triều Lê Sơ do bịthất sủng nên bị đuổi về quê Hai anh em về làng Tranh Xuyên sinh sống.Thời gian đầu, hai ông mai danh ẩn tích, sống hòa đồng với xóm làng Rồiđến một hôm, triều đình có việc sai sứ giả về làng truyền chiếu chỉ vua ban

Trang 17

Bấy giờ trong làng không ai biết chữ, hai ông bèn đứng ra đọc chiếu chỉ vàhướng dẫn dân làng thực hiện yêu cầu của nhà vua

Kể từ đó, hai ông đứng ra lo việc làng xã, giúp dân giúp nước Bằng tàinăng và đức độ, hai ông còn mở lớp dạy học, phát triển giáo dục và thay mặtdân làng làm việc với các quan với mỗi khi triều đình có việc Sau đó, hai ônglấy vợ rồi sinh con Một thời gian sau, do nhu cầu mở rộng đất đai hai anh emtách ra Người anh nhường cho người em ở lại làng Tranh Xuyên cai quản vàgiúp dân làm ăn, phát triển dòng họ Nguyễn Trọng Còn người anh sang vùngđất bên cạnh lập thành trại gọi là trại Chanh, tiếp tục phát triển dòng họNguyễn Bá Thời gian sau, khu vực này được mở rộng thành làng Chanh Chử.Dân cư hai bên làng thường xuyên qua lại, giữ mối quan hệ giao hảo Thị trấnNinh Giang lúc bấy giờ thuộc thôn Tranh Xuyên do người em cai quản

Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn chạy về TranhXuyên, trong một ngày một đêm đào xong con sông thông ra biển trốn vàonam Con sông này từ đó chia cách 2 làng Tranh Xuyên và Chanh Chử Khithực dân Pháp đặt ách cai trị ở Ninh Giang, chúng cắt một phần đất của thônTranh Xuyên phát triển thành đô thị gọi là thị trấn Ninh Giang Từ đó, thị trấnNinh Giang trở thành trung tâm của toàn huyện Ninh Giang

Thị trấn Ninh Giang có 18 dòng họ từ nhiều địa phương về sinh sống,mang những sắc thái văn hóa khác nhau Những dòng họ cư trú đầu tiên là họNguyễn và họ Trần Họ Trần cư trú chủ yếu ở dọc sông, sống bằng nghề chàilưới nên gắn bó với cây lá gai Họ Nguyễn ban đầu định cư ở thôn TranhXuyên Một thời gian sau, họ di cư sang vùng thị trấn Ninh Giang ngày nay

để sinh sống

Cùng với quá trình mở rộng dân cư, mảnh đất Ninh Giang bên bờ sôngLuộc đất đai màu mỡ, giàu tôm cá nên người khắp nơi đổ về sinh sống ngày

Trang 18

càng đông Dần dần nơi đây có thêm rất nhiều dòng họ nữa như họ Trịnh, họNguyễn, họ Đào, trong đó dòng họ Nguyễn là tiêu biểu nhất

Thành phần dân cư ở thị trấn Ninh Giang khá đa tạp với những dân “tứchiếng” về tụ cư Từ xa xưa, nơi đây đã được dân gian biết đến là mảnh đất

“chín người mười làng” Cư dân gốc ở đây rất ít, đó là nhóm dân thuộc họNguyễn và họ Trần còn lại đa số là người từ các tỉnh khác đến như Nam Định,

Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa Theo các bậc cao niên tronglàng, trong dòng người di cư đến thị trấn Ninh Giang đông nhất là người HàNam (các họ Hà, Phạm, Nguyễn), thậm chí có cả một dòng họ hoặc một làngcủa người Hà Nam đến Ninh Giang Ban đầu họ sống bằng nghề đan cót vàlàm ruộng, sau chuyển sang buôn bán, làm nghề vận tải

Ngoài ra, thị trấn còn có một số ít Hoa kiều (khoảng 100 hộ, lập thànhbang riêng), người Pháp và Ấn Độ

Vào năm 1926, theo thống kê của Ngô Vi Liễn, dân số phủ lỵ NinhGiang (được gọi chung là phố Ninh Giang) có khoảng 2038 [17, 378] Một sốtài liệu chép phủ lỵ có đến 7000 người

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, cấp phủ bị xóa bỏ Phủ NinhGiang đổi thành huyện Ninh Giang Trong thời gian Pháp tạm chiếm (1946-1954), thị trấn được nâng lên thành thị xã Ninh Giang thuộc tỉnh Vĩnh Ninh

Năm 1959, thị xã Ninh Giang được điều chỉnh thành thị trấn thuộchuyện Ninh Giang Từ đây, thị trấn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa -

xã hội của huyện Ninh Giang trong 17 năm (1959 - 1976)

Tháng 4 năm 1979, huyện Ninh Giang hợp nhất với huyện Thanh Miệnthành huyện Ninh Thanh Trung tâm huyện chuyển về phố Neo (thuộc ThanhMiện cũ)

Trang 19

Ngày 1 tháng 4 năm 1996, huyện Ninh Thanh chia tách thành haihuyện như cũ (Ninh Giang và Thanh Miện), thị trấn Ninh Giang trở lại làtrung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Ninh Giang

Trước năm 1954, thị trấn Ninh Giang được tổ chức thành các con phố:

- Phố Giữa: còn gọi là phố Ninh Thịnh, từ Cống Sao đến nhà Hội đồng

- Phố Ninh Thái: từ nhà Hội đồng đến cống Phai, đường rẽ đi HảiPhòng, sau khi hòa bình lập lại được gọi là phố Nguyễn Công Trứ

- Phố Bờ Sông: hay còn gọi là phố Thống Chế Phốc (Marechal For),hiện nay là phố Lê Thanh Nghị

- Phố Ga: từ tòa án đến trạm xăng dầu; còn gọi là phố Rue Hải Dươnghoặc là phố Quán Cân, do trước kia đây là nơi chuyên cân gạo

- Phố Ninh Hòa: từ ngã ba phố Ga xuống đền Phủ Bà Hiện nay gọi làphố Trần Hưng Đạo

Ngoài ra còn có nhiều phố ngang như:

- Phố Ninh Lãng: có nhiều nhà hát cô đầu, nên còn gọi là phố Cô Đầu

- Phố Ninh Tĩnh: song song với phố Ninh Lãng, có nhiều đền, chùa

- Phố Cửa Đền: từ trạm xăng dầu quân đội hiện nay qua cửa đền vàophố Ninh Tĩnh (nay không còn)

Sau hòa bình lập lại (1954), thị trấn Ninh Giang có 7 khu dân cư:

- Khu I: xóm Muối, trước kia là phố Mới

- Khu II: phố Nguyễn Công Trứ

- Khu III: phố Trần Hưng Đạo

- Khu IV: có các phố Ninh Lãng, Ninh Hòa, Ninh Thịnh, Ninh Tĩnh, Ninh Thái

- Khu V: xóm Đoàn Kết do xã Đồng Tâm cắt cho thị trấn Ninh Giang

- Khu VI: phố Cống Sao

Trang 20

- Khu VII: phố Bè (còn gọi là phố Bờ Sông)

Hiện nay thị trấn có 6 khu dân cư:

- Khu I: 4 đường phố Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi,Nguyễn Thái Học

- Khu II: 3 đường phố Nguyễn Công Trứ, Thanh Niên, Lê Thanh Nghị

- Khu III: phố Trần Hưng Đạo

- Khu IV: 6 đường phố Ninh Hòa, Ninh Thái, Ninh Lãng, Ninh Thịnh,Ninh Tĩnh, một phần đường Lê Thanh Nghị

- Khu V: 3 đường phố Đoàn Kết, một phần đường Khúc Thừa Dụ, mộtphần đường Lê Thanh Nghị

- Khu VI: 7 đường phố Nguyễn Lương Bằng, Đồng Xuân, Hồng Châu,Cống Sao, Thanh Niên, một phần đường Lê Thanh Nghị, Khúc Thừa Dụ

Ngày nay, thị trấn Ninh Giang là một thị trấn lớn của tỉnh Hải Dương,

là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của huyện Ninh Giang Thịtrấn đang ngày càng đổi thay mạnh mẽ, mang trong mình hai diện mạo:truyền thống và hiện đại Những con phố trầm lặng, yên tĩnh và những di tích

cổ kính, trang nghiêm cùng những khu nhà cao tầng, những tuyến đường mởrộng… Tất cả đã đưa thị trấn Ninh Giang thành một đô thị sầm uất đang vươnmình cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Đó cũng

là những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm bánh gai

1.3 Kinh tế - xã hội

Ninh Giang nằm sâu trong đồng bằng Bắc Bộ, đất đai rất màu mỡ, sôngbiển giàu tôm cá nên nguồn sống chính của người dân thuở ban đầu là trồnglúa nước, rau màu Tuy nhiên, do trình độ canh tác lạc hậu, sản xuất phụthuộc vào thiên nhiên nên năng suất lúa rất thấp, mỗi sào chỉ đạt 50 đến 60kg

Vụ nào gặp hạn hán hay mưa lũ bị mất trắng

Trang 21

Ngoài làm ruộng, cư dân còn đánh bắt tôm cá, một số hộ làm nghềmộc, đan lát, khâu quần áo, làm quà bánh, cắt thuốc Bắc Dù kinh tế chưaphát triển, nhưng ở thị trấn Ninh Giang đã sớm xuất hiện sự trao đổi hàng hóa

và giao lưu văn hóa với các vùng, địa phương khác

Trước năm 1945, Ninh Giang là một thị xã sầm uất, có sự xâm nhậpsớm của văn minh Phương Tây, là một trong những trung tâm hành chính(trọng trấn) gần tương đương với cấp tỉnh thời đó Đứng đầu “trọng trấn” nàyngười Pháp cắt đặt một quan chức tương đương với một viên Phó công sứ đểtrông coi mọi việc Bộ máy cai trị của chính quyền khá hoàn chỉnh như mộttỉnh nhỏ Thời kì này, thị xã Ninh Giang hình thành sớm các phố nghề,phường hội buôn bán và cả những dịch vụ ăn chơi khác

Đến đầu thế kỷ XX, phủ lỵ Ninh Giang là một trung tâm thương mạiphát triển, đầu mối buôn bán sản phẩm nông nghiệp chính trong vùng như:lúa gạo, rau quả và thực phẩm Thị xã có nhiều cửa hàng cửa hiệu, bến xe,bến tàu, chợ giao lưu buôn bán với các tỉnh thành trong nước Trong đó cónhững phố lớn với hàng chục hộ làm ăn buôn bán như phố Giữa, phố BờSông, phố Cống Phủ, phố Đền Tranh… Phát triển nhất là nghề buôn bán gạo

Lỵ phủ Ninh Giang là trung tâm nhập, xuất gạo của cả vùng đi các tỉnh Hải

Phòng, Hà Nội, Nam Định… Bến Ninh Giang được mệnh danh là bến gạo.

Các cửa hàng gạo tập trung ở phố Cống Phủ, phố Bờ Sông gần bến tàu Nhiềucửa hàng cân gạo có quy mô lớn, phần nhiều là của người Hoa như KhôiNguyên, Vĩnh Thịnh, Tài Sần, chú Hồng, cô Kính Hàng ngày người làmhàng xáo ở các vùng nông thôn lũ lượt gánh gạo đến bán cho các cửa hàngnày Gạo được đưa xuống tàu thủy, từ đây chuyển đi các tỉnh miền bắc

Thời kì này, Pháp cho xây dựng ở lỵ phủ Ninh Giang một bến tàu thủy

to nhất tuyến sông Luộc Bến tàu có 7 cầu tàu gồm 6 cầu bằng gỗ và 1 cầu xi

Trang 22

măng của hãng Sôpha Hàng ngày các tàu Nam Hải, Phúc Sinh, Giang Mòn,

An Xương, Cửu Long, Chấn Linh, Chấn Giang… của 2 hãng Sôpha và BạchThái Bưởi vừa chở hành khách vừa vận chuyển hàng hóa, chủ yếu là gạo đicác tuyến Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, thị xã Hải Dương Do vận chuyểnbằng tàu thủy và thuyền buồm đã hình thành đội ngũ công nhân bốc vác lêntới hàng trăm người do ông Tư béo phụ trách Họ sống và làm việc theophường hội, có tổ chức khá chặt chẽ

Bên cạnh các hãng tàu thủy, lỵ phủ Ninh Giang còn có bến xe kháchnằm ở hai bên nhà Hội đồng Thường ngày có từ 4 đến 5 xe của 2 hãng hoạtđộng trên các tuyến đường 17A đi thị xã Hải Dương, đường 17B đi Quý Cao(Hải Phòng), đường 217 sang huyện Phụ Dực (Thái Bình)

Ngoài ra, lỵ phủ Ninh Giang còn có bến phà, bến đò; trong đó phải kểđến bến đò Tranh qua Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đò Nhống sang huyện Phụ Dực(Thái Bình) Với sự đa dạng của các phương tiện giao thông kể trên, hàngngày số lượng hàng hóa, hành khách đi qua thị trấn khá lớn

Hoạt động dịch vụ, buôn bán tại thị xã phát triển sớm Trên phố, đủ cácdịch vụ từ buôn bán bách hóa cho đến nhà hàng ăn uống, cao lâu nổi tiếngphục vụ những người nhiều tiền, các chức dịch ở địa phương có công việc vớichính quyền lên thị xã tá túc, chơi bời Còn đại bộ phận dân chúng thì sốngchủ yếu bằng nghề thủ công như buôn bán gia công kim khí, buôn bè gỗ, sảnxuất vật liệu xây dựng, nông cụ, đồ gia dụng hoặc đơn thuần là làm côngmướn… Trong đó, tiêu biểu là nghề làm bánh gai truyền thống lâu đời vẫnđược duy trì và phát triển, thơm ngon nổi tiếng trở thành đặc sản, thương hiệu

uy tín trong cả nước Ngoài ra, người dân nơi đây còn làm bánh cao lâu, cácloại kẹo bánh khác như bánh đúc, bánh đa, bún phở cùng với gánh quà rongrao bán cả ngày ở bến tàu, bến xe, đường phố

Trang 23

Các nghề thủ công khác cũng khá phát triển Nghề mộc có từ lâu đời,ngày càng được mở rộng với nhiều mặt hàng gỗ cao cấp Những người thợ ởthị trấn Ninh Giang bằng sự thông minh và bàn tay tài hoa đã làm ra nhữngsản phẩm hết sức tinh xảo như tủ chè, sập gụ, bàn ghế và các đồ thờ Nhữngsản phẩm này không chỉ được chạm khắc tinh vi mà còn được sơn son thiếpvàng lộng lẫy Bên cạnh đó còn có các cơ sở xẻ gỗ tròn bán thành phẩm đểlàm nhà, đóng cửa, đóng giường ở khu vực đò Tranh, bến Nhống

Phủ lỵ Ninh Giang có hàng trăm hộ làm và buôn bán đồ kim hoàn, đancót, rổ rá, làm mũ, đóng giày, may mặc, cắt tóc, buôn bán thuốc Bắc, tre gỗ,lâm thổ sản và hàng tạp hóa Thời kì này, Pháp còn cho xây dựng nhà máynước, nhà máy đèn… Hàng trăm công nhân là người trong huyện và nhiều nơikhác đến làm thợ

Ở thị trấn Ninh Giang, sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp Đất nôngnghiệp còn lại rất ít, số hộ cày cấy, trồng rau màu không đáng kể, chủ yếu làbuôn bán, làm dịch vụ và sản xuất hàng thủ công

Nhìn chung, dưới thời Pháp thuộc, kinh tế ở phủ lỵ Ninh Giang đã cóchuyển biến căn bản Ngoài sản xuất nông nghiệp, các ngành sản xuất tiểu thủcông, dịch vụ buôn bán phát triển khá mạnh Diện mạo thị trấn có nhiều thayđổi, mang dáng dấp của một đô thị tư bản

Về bộ máy hành chính, phủ lỵ có phủ đường Đứng đầu là viên tri phủcai quản cả phủ gồm ba huyện lệ thuộc Giúp việc tri phủ có thừa phái, huấnđạo trông coi việc học hành và 1 tiểu đội lính lệ canh gác do cai cơ chỉ huy.Chúng đặt một tòa đại lí ở gần trung tâm thị trấn Khác với tổng, xã ở vùngnông thôn, bộ máy cai trị ở phủ lỵ Ninh Giang là một bộ máy hành chínhquân sự Trụ sở làm việc gọi là nhà Hội đồng

Trang 24

Phủ lỵ Ninh Giang thời Pháp thuộc chia ra làm nhiều khu phố, đứngđầu là 1 trưởng khu, 1 dân biểu, 1 cảnh sát, dưới sự cai quản của Hội đồnghương chính Tất cả mọi hoạt động đều do người Pháp điều hành và quyếtđịnh, quan lại người Việt chỉ là thừa hành

Trong thời kì này, dưới ách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp, quanlại phong kiến và giai cấp tư sản, dân nghèo thị trấn chỉ là những người làmthuê trong các nhà máy, bán sức lao động để đổi lấy đồng tiền công rẻ mạt.Còn những người thợ thủ công, tiểu thương phải đóng nhiều loại thuế nhưthuế môn bài, thuế chợ, thuế đò, thuế thân… Những loại thuế này liên tụctăng, chỉ tính từ 1939 đến năm 1945 đã tăng từ 5 đến 8 lần

Cùng với tăng thuế, chính quyền thực dân còn độc quyền quản lí thịtrường và tự do nâng giá hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu như dầu,muối, vải, rượu Thực dân Pháp thành lập nhà Đoan do vợ chồng tên Tru manlàm chánh đoan và 1 người Pháp làm phó đoan với hàng chục tên lính đoan.Hàng ngày dưới sự chỉ huy của chánh, phó đoan bọn lính đoan đi thu thuế,vây bắt hàng hóa buôn bán từ các nơi về phủ lỵ

Về giáo dục, tại phủ lỵ Ninh Giang chỉ có 1 trường Kiêm bị mở năm

1923, sau gọi là trường tiểu học Trường có 2 phân hiệu: 1 phân hiệu nữ và 1phân hiệu nam Đây là trường có bậc học cao nhất Học sinh chủ yếu là con

em tầng lớp quan lại và những gia đình giàu có, đại bộ phận nhân dân laođộng vẫn mù chữ

Tuy là một thị trấn phát triển nhưng các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hộivẫn tồn tại như cờ bạc, bàn đèn phục vụ con nghiện, thậm chí cả nhà chứa vàcửa hiệu bán thuốc phiện công khai Ngoài ra, những tệ nạn mãi dâm, nạntrộm cướp và những quy định ngặt nghèo trong ma chay, cưới xin, lễ hội, lênlão, giỗ tổ… cũng làm cho nhân dân phải sống trong cảnh ngột ngạt

Trang 25

Về y tế, Pháp đã xây dựng ở lỵ phủ Ninh Giang 1 bệnh viện, 1 nhà đỡ

đẻ (nhà hộ sinh) từ năm 1906 ở dãy phố Ninh Lãng, Trần Hưng Đạo với hàngchục nhân viên Trong lỵ phủ còn có cửa hàng thuốc Tây của ông Đỗ Kiệm,hàng chục thầy lang và cửa hàng thuốc Bắc Tuy nhiên, bệnh viện và các cửahiệu thuốc chỉ để phục vụ cho các quan chức và những nhà giàu còn dânnghèo không có tiền, khi mắc bệnh chỉ chữa bằng các bài thuốc dân gian vớicác loại cây lá, phó mặc cho số mệnh

Trong kháng chiến chống Pháp, thị trấn Ninh Giang có một vị trí chiếnlược quân sự hết sức quan trọng trong vùng, là tuyến phòng thủ bảo vệ cả 1khu vực rộng lớn của Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình

Đến năm 1959, thị xã Ninh Giang đổi thành thị trấn Nhà máy xay

được xây dựng và đi vào sản xuất với công suất lớn Năm 1978, huyện NinhGiang sát nhập với huyện Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh Trung tâmhuyện chuyển về phố Neo (Thanh Miện cũ), Ninh Giang tuy vẫn là một thịtrấn nhưng sản xuất ngành nghề và các hoạt động buôn bán dịch vụ giảm sút.Các cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, số dân thị trấn giảm rõ rệt Nhiều người cóvốn chuyển đi các thành phố, thị xã khác như Hà Nội, Hải Phòng, QuảngNinh, Thái Bình, Hải Dương làm ăn Vào những năm cuối thập kỉ 80, thị trấnNinh Giang hầu như đã bị “nông thôn hóa”

Từ sau tái lập huyện (1- 4 - 1996), thị trấn có nhiều thay đổi Các phố

cũ được mở rộng, đường sá nâng cấp có hè phố dành cho người đi bộ, nhiềunhà cao tầng mọc lên, dịch vụ tăng nhanh Những người dân nhạy bén vớitình hình chính trị xã hội và kinh tế đã mạnh dạn đầu tư vào làm ăn Bến phàqua sông Tranh trở lại nhộn nhịp

Ngày nay cùng với cả nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiệnđại hóa, kinh tế Ninh Giang đã những phát triển vượt bậc Sản xuất tiểu thủ

Trang 26

công nghiệp, thương mại - dịch vụ là những ngành kinh tế chính của địaphương có nhịp độ tăng trưởng khá Bên cạnh những ngành nghề truyềnthống: mộc, nề, kẹo bánh, may mặc, đan lát, sản xuất gạch ngói, cơ khí, chếbiến nông sản, thực phẩm, còn xuất hiện những ngành nghề mới như sửa chữađiện dân dụng, ô tô, xe máy, gò, hàn, giày da, thủ công mỹ nghệ, đông lạnh…

Hiện nay thị trấn có 32 hộ làm bánh gai, trong đó lớn hơn cả là cơ sở

làm bánh gai của bà Thanh Tới, Minh Tân, Tuyết Nga, Hòa Mười… Bánh gaiNinh Giang đã có mặt ở thị trường trong và ngoài nước Cùng với bánh gaicòn có hàng chục cơ sở làm kẹo bánh, chế biến nông sản, thực phẩm như bún,bánh tráng, bánh trưng, bánh đa, miến mì, giò chả…

Kinh doanh thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng Thị trấn đã có trên

300 hộ kinh doanh buôn bán và làm dịch vụ điện tử, thức ăn gia súc, lúa gạo,hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, nội thất, đồ mỹ nghệ, vận tải, xay xát, ănuống Một số cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài xuất khẩu hàng đông lạnh,giày da

Sản xuất vật liệu và giao thông vận tải cũng phát triển khá mạnh Nhiềugia đình xây lò đốt gạch ba banh, khai thác cát trên sông Về giao thông vậntải, thị trấn phát triển mạnh vận tải đường thủy có trọng tải lớn và ô tô trên bộ.Nhiều cửa hàng buôn bán lớn được mở với số vốn lớn gồm đủ các loại hànghóa từ lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp đến các đồ điện dân dụng

xe đạp, đài bán dẫn, tivi, máy móc… Ngoài những cửa hàng lớn còn hàngtrăm cửa hiệu nhỏ mở tại các chợ

Thị trấn đã có nhiều cố gắng thực hiện chương trình việc làm, xóa đóigiảm nghèo Hàng năm mở các lớp huấn luyện, đào tạo việc làm, đưa hàngtrăm người đi xuất khẩu lao động nước ngoài Ngoài, ra các cấp lãnh đạo còn

Trang 27

đẩy mạnh phong trào quyên góp xóa nhà tranh tre, ủng hộ từ thiện Đến năm

2010, tỉ lệ nghèo giảm xuống còn 2,5%

Hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân đượcnâng cao, thị trấn có nhiều thay đổi mang dáng dấp của một đô thị hiện đại.Nguồn thu từ thương nghiệp dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chiếm trên 90%

cơ cấu kinh tế địa phương, tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống nhândân Kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm gần 10% nhưng lại có vị trí hàng đầutrong vấn đề an ninh lương thực của thị trấn Thông qua việc dồn điền đổithửa, quy hoạch lại khu dân cư, đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi, thựchiện cơ giới hóa đồng ruộng, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ápdụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thu nhập nông nghiệp của thị trấn liêntục tăng với tốc độ bình quân là 8,4%/năm

Về giáo dục, nhiều trường mầm non chuyển sang hình thức bán công,thu hút 90% trẻ em được đến lớp Trường Tiểu học đạt danh hiệu trườngchuẩn quốc gia Trường THCS tuy gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, về chấtlượng học sinh, song thầy và trò đã có nhiều cố gắng giữ vững danh hiệutrường tiên tiến

1.4 Bề dày văn hóa

Trang 28

kể lại, xưa kia nơi đây là kho lương thảo của nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông Bà Lý lúc bấy giờ là danh tướng của nhà Trần được giao nhiệm vụ giữ

-và cấp phát lương thảo cho các tướng sĩ đóng quân ở đây Kháng chiến chốngquân Nguyên - Mông thắng lợi để tưởng nhớ công đức của bà, nhân dân lậpđền Mẫu để thờ phụng

Đền Mẫu quay mặt ra sông Luộc, cách sông 200m Đền có cấu trúchình chữ Nhị với kiến trúc tam cung lục viện Đền được tôn tạo thời nhàNguyễn, trùng tu vào năm 1931 Đại bái gồm 5 gian với hai mái chảy, tườnghồi bít đốc, tay ngai Tay ngai là hai trụ biểu, đỉnh có đắp đôi ghê chầu với tưthế kiểm soát tâm linh khách hành hương Hậu cung 3 gian là ngôi nhà dọcnằm vuông góc với gian giữa đại bái, cách đại bái một sân rộng Nối hậu cungvới Đại bái và hai bức tường vắt chéo sang hai bên hồi Đại bái Hậu cung có 3lối đi với hệ thống cửa thường xuyên được đóng kín do đây là nơi tôn nghiêm.Cửa chỉ mở vào những ngày lễ tết, ngày rằm, mồng một Bên trong hậu cungxây bệ thờ theo kiểu tam cấp: bệ cao nhất là nơi đặt pho tượng Bà Lê Thị Lýtrong một khám nhỏ, bệ giữa và bệ dưới cùng đặt hai pho tượng Cô và Cậucùng với các đồ thờ tự khác

Đền được trùng tu vào năm Minh Mạng thứ sáu (Ất Tỵ, 1825) Hiện

nay đền còn giữ được bức hoành phi đề 4 chữ “Hà hải tú chung” (sông biển

anh ninh) cùng nhiều di vật quý như pho đại tượng, câu đối và quả chuông

đồng cổ Trải qua thời gian, đền mất bản sắc phong nhà Lê đề “Lê triều khẩu

dụ, dĩ dân lập từ, thiên thu lai vạn cổ” (triều Lê ra khẩu dụ cho dân lập đền

thờ để lưu truyền đến muôn đời)

Hiện nay, không gian của đền bị xâm chiếm, 100m đường xưa là đềngiờ chỉ còn lại 20m Tam quan xưa được xây dựng với kiến trúc đồ sộ, khang

Trang 29

trang nay biến mất, sân đình và các lầu cô, lầu cậu cũng không còn Đền chỉcòn lại khu hậu cung

1.4.1.2 Đền Tranh

Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đòTranh (thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) Đền thờ vịthần cai quản khúc sông Tranh là Quan lớn Tuần Tranh Ông được dân gianquen gọi là Quan đệ ngũ

Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là vị tôn quan thứ 5 trong Ngũ vị Tôn quan(Ngũ vị vương quan, ngũ vị tôn ông) trong Đạo mẫu, Tam phủ, Tứ phủ, sauhàng Tam vị Thánh mẫu Vai trò Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là Thanh tra,giám sát nhân gian

Nguồn gốc của Quan lớn Tuần Tranh có nhiều thuyết khác nhau:

Một thuyết kể rằng, ông là con trai thứ năm trong một gia đình lái đòtrên dòng sông Vĩnh, phủ Ninh Giang (nay thuộc Hải Dương) Thời HùngDuệ vương, có vợ chồng ông lái đò tuổi đã cao mà chưa có người nối dõi.Một lần ông bà thấy một bào thiêng trong có một ổ trứng trắng liền mang vềnhà Trải 9 mùa trăng đi qua, vào một ngày trời đầy mưa giông, sấm giật, 9quả trứng nứt vỏ nở ra 9 con rắn Ngày tháng thoi đưa, lũ rắn lớn dần lên.Năm ấy, đất nước có giặc, vua Hùng phải lập đàn khấn cầu các thần linh giúpsức, sai sứ giả đi chiêu tập hiền tài huấn luyện binh nhung Nghe tiếng loatruyền, 9 con rắn hoá thành 9 chàng trai, cùng vào yết kiến nhà vua xin thamgia tiễu trừ quân giặc Chín anh em nhất hô, bách ứng kéo theo cả thuồngluồng, thuỷ quái ra trận Chỉ một ngày giặc tan, đất nước trở lại thanh bình.Vua Hùng truyền lệnh phong cho 9 chàng trai là 9 ông Hoàng Bỗng mộtvầng hào quang chói loà, 9 chàng trai lại trở thành 9 con rắn trở về với dòngsông Tam Kỳ Từ đó dân làng biết ơn lập 9 ngôi đền thờ các dũng tướng đã

Trang 30

giúp vua trừ giặc ở dọc hai bờ sông, từ bến đò Tranh đến tận cửa biển DiêmĐiền và đền Đồng Bằng là nơi thờ người cha chèo đò trên bến sông thuở ấy.

Nhân dân gọi nôm là vua cha Bát Hải.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng: ông là con trai thứ năm của vuacha Bát Hải Động Đình, là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giaoquyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh Ông đã lập được nhiều công lao tolớn nên được sắc phong Ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp là

vợ lẽ của một viên quan, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh chồng chung.Nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là đã cóchồng Ông vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm

vợ Đến khi viên quan kia biết chuyện, vu cho ông đã quyến rũ vợ mình Ôngbỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng (Lạng Sơn) Tại đây,

để chứng tỏ mình vô tội, ông nhảy xuống dòng sông mong rửa oan Hồn Ôngtrở lại quê nhà, hiện thành đôi bạch xà Rồi một ông bà lão nông dân bắt đượcđem về nhà nuôi nấng như thể con mình Đến khi viên quan phủ biết chuyệnliền bắt ông bà lên cửa công chịu tội và đòi giết đôi bạch xà Hai ông bàthương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch

xà xuống, chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội

Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè đểchống Nam Việt ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền

bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng Vua bènmời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng Hơn nữa,quân sĩ ra trận cũng được thắng to Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan choông và phong là Giảo Long hầu Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, cóphép nhà trời, cai quản âm binh, giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hạinước hại dân

Trang 31

Trong Đạo mẫu Tam phủ, Tứ phủ thờ vua cha Bát hải Long vương (tứcLạc Long Quân) cai quản Thủy phủ (Thoải Phủ) Quan lớn Tuần Tranh là contrai thứ năm của vua Lạc Long quân Trong hàng Ngũ vị Tôn quan, ông làmột vị quan lớn danh tiếng lẫy lừng, được nhân dân tôn kính phụng thờ

Còn theo tín ngưỡng địa phương, Đền Tranh thờ thuỷ thần sông Bởitrước đây ở những đoạn sông chảy qua Ninh Giang, dòng chảy thường tạo ranhững dòng nước xoáy, thuyền bè đi lại hay bị lật cho nên họ cho rằng có vịthuỷ thần nổi giận Khi đền thờ được lập nên mọi người đem lễ vật đến cầu,may mắn đã đem lại cho họ, do vậy đền được coi là rất thiêng Việc thờ Quanlớn Tuần Tranh cho thấy tín ngưỡng thờ thuỷ thần vẫn in đậm trong tiềm thứccủa người dân địa phương, trước hết của những người làm nghề trên sôngnước, sau đó lan ra những người buôn bán, mong mọi việc thông đồng béngiọt, làm ăn gặp nhiều may mắn

Ngược dòng lịch sử, đền Tranh vốn được xây dựng trên nền một ngôimiếu cổ có từ thời Hùng Vương, miếu có tên là Tranh Giang Đại vương cổmiếu, nằm ở bến sông Tranh Đền được xây dựng trên khu đất cao, đẹp, cónhiều cây cổ thụ xum xuê và đặc biệt đền rất linh thiêng về cầu đảo khi đisông nước Thời Nguyễn (thế kỉ XIX) đền được xây dựng hoành tráng, chạmtrổ cầu kỳ, tinh xảo

Năm 1887, giặc Pháp chiếm Hải Dương và Ninh Giang, đã sử dụng đềnTranh làm điểm đóng quân Sau đó ngôi đền trải qua nhiều lần di dời, tôn tạovào các năm 1940, 1946, 1960 Đến năm 1960, đền được chuyển về phía bắcthị trấn Ninh Giang, cách đền cũ khoảng 300m (thuộc địa phận thôn TranhXuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang), gọi là đền Tranh Còn đền Tranh

cũ ở ngã ba sông Tranh đổi tên thành đền Đoan Năm 1996, đền Tranh đượctrùng tu, quay hướng tây nam nhìn ra đường lớn Công trình hiện nay kháhoành tráng với kinh phí xây dựng ngót một tỷ đồng do nhân dân công đức

Trang 32

Đền Tranh có tổng số 127 gian trên khu đất rộng 4 mẫu Bắc Bộ, gồm 3toà: tiền đường, trung từ và hậu cung, mỗi công trình 7 gian, tổng số là 21gian Kiến trúc phỏng theo thời Lê và thời Nguyễn, đặc biệt đền còn bảo lưumột số cổ vật có giá trị nghệ thuật như tượng Quan Lớn Tuần Tranh bằngđồng nặng 200kg, 4 pho tượng Tứ Trụ bằng đá, bát hương, đỉnh đồng, hạcđồng, cuốn thư, choé sứ

Hiện nay đền có 11 ban thờ:

1- Ban thờ Phật

2- Ban thờ Thánh mẫu

3- Ban thờ Ngọc hoàng Thượng đế

4- Ban thờ Ngũ vị tôn ông

5- Ban thờ Tứ phủ chầu bà (Thiên phủ, Địa phủ, Thuỷ phủ, Nhạc phủ)6- Ban thờ Quan lớn Tuần Tranh

7- Ban thờ Sơn trang

8- Ban thờ Động chúa sơn lâm

9- Ban thờ Thành hoàng: Quý Minh và Vũ Đô Mạnh

10- Ban thờ Mẫu địa

11- Ban thờ Đức thánh Trần

Ngay tại vị trí cũ cạnh sông Tranh, phần còn lại của ngôi đền đượcnhân dân tiếp tục tôn tạo và đổi tên là đền Đoan Đền chỉ có một cổng chính.Gian chính ở đền được bày biện công phu, tỉ mỉ, với tượng thờ, bát hươngluôn nghi ngút khói Phía sau Đền Đoan là không gian cây xanh Do diện tíchxây dựng ở đền không quá lớn nên khoảng sân phía sau vì thế mà hơi hẹp, chỉvừa chỗ cho hóa vàng và sinh hoạt đơn giản của người coi giữ đền Đền còn

có một khu thờ gọi là Tranh Giang Linh từ mới được trùng tu thời gian gầnđây để đón khách hành hương tới lễ bái

Trang 33

1.4.2 Hội Đền Tranh

Đền Tranh một năm có hai kỳ lễ hội:

- Hội tháng hai, từ ngày mồng 10 đến ngày 20, chính lễ là ngày 14tháng 2 - ngày sinh của quan lớn Tuần Tranh Đây là hội chính hàng năm

Sáng ngày mùng 10 tháng 2, làm lễ ban ấn Ngày 13 làm lễ thỉnh kinhrước nước qua các cửa đền rồi ra bờ sông Tranh Ngày 14, chính hội, làm lễrước kiệu Quan Lớn Tuần Tranh

- Hội tháng năm, từ ngày 20 đến ngày 26, chính hội vào 25 là ngày hoácủa quan lớn Tuần Tranh; hay là ngày ngài bị đi đầy ở Kỳ Cùng (Lạng Sơn).Theo truyền thuyết đây cũng là ngày quan lớn khao tiệc, khách đến dự hội làquân sĩ, những người làm ăn buôn bán rất đông Trong tiệc này chủ yếu là tế

lễ và hát chầu văn Nhân dân địa phương cho đây là lễ buồn nên việc tế lễthành tâm là chính Họ lấy ngày này là ngày giỗ của Quan Lớn Tuần Tranh

Ngoài ra, còn đợt lễ nữa từ ngày 10 đến 20 tháng Tám, trọng tâm làngày 22 Đây là kỳ hội kỷ niệm ngày giỗ của vua cha Bát Hải Đại Vương.Đợt lễ này được tổ chức có liên quan đến lễ đức Vua cha ở đền Đồng Bằng(Thái Bình) Kỳ hội này không tổ chức rước, chỉ có lễ và hát chầu văn

Hội đền Tranh có quy mô lớn, thu hút nhiều du khách từ các tỉnhphía Bắc tới hành hương Trong các lễ hội của xứ Đông, lễ hội đền Tranh

có sức hấp dẫn lạ thường, đặc biệt với các bà các cô ở các thành phố, bởithế khách thập phương đến đây rất đông Không chỉ trong những ngày hội

mà những ngày thường cũng đông khách đến lễ và không thể thiếu tiết mụchát chầu văn

So với các hội khác trong tỉnh, lễ hội đền Tranh tổ chức dài ngày, phần

lễ phong phú và hấp dẫn Những lời khấn ở đây hầu hết được viết thành thơ

Trang 34

và được thể hiện bằng điệu chầu văn mượt mà, sôi nổi Đặc biệt đây là lễ hộicúng thuỷ thần có tiếng linh thiêng ở vùng sông nước Việt Nam Trongkhoảng 10 năm trở lại đây, khách thập phương trong, ngoài tỉnh đã tham giahội ngày càng nhiều, đem đến sự sôi động trong suốt thời gian diễn ra hội.

Các lễ hội ven sông Luộc có sự giao lưu với lễ hội đền Tranh Bên kiasông Luộc là đất Quỳnh Côi của tỉnh Thái Bình và Vĩnh Bảo - Hải Phòng, từlâu đời người dân nơi đây sống với nhau hoà thuận và có sự ràng buộc vềquan hệ họ hàng, bà con thân thiết Đền Tranh luôn là nơi đi trình về lễ tạ củanhững người đi sông nước Tỉnh Thái Bình có đền thờ vua cha Bát Hải (xã An

Lễ huyện Quỳnh Phụ), từ xưa đến nay, trước khi đền Vua mở hội đều chongười mang lễ vật trầu cau, hương vàng sang trình tại đền Tranh với mongmuốn quan lớn phù hộ cho đi lại thuận tiện không gặp rủi ro trên sông nước.Một số đền thờ dọc đôi bờ sông Luộc thuộc tỉnh Hưng Yên cũng thường đếngiao lưu với lễ hội đền Tranh để tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau

Tiểu kết Chương I

Thị trấn Ninh Giang nằm ở phía tây nam của tỉnh Hải Dương, là cửangõ tiếp giáp với các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng lại có hệ thống giao thôngđường thủy, đường sông thuận lợi; lại được thiên nhiên ban tặng con sôngLuộc với hai bên bãi bồi màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệpvới các sản phẩm gạo nếp, cây lá gai, chuối, mía, đánh cá và buôn bán Từ rấtsớm, nơi đây được các lớp cư dân từ Hà Nam, Nam Định sang, trong Nghệ

An, Thanh Hóa ra, người Hoa kiều tới lập nghiệp Họ mang theo phong tụctập quán, thói quen sinh hoạt làm phong phú thêm cho những giá trị văn hóacủa thị trấn Ninh Giang Từ lâu, Ninh Giang đã trở nên nổi tiếng là vùng đấtgiàu văn hóa với những dân tứ chiếng về hội tụ

Trang 35

Thời Pháp thuộc, đặc biệt là trong thời gian Pháp quay lại chiếm đống(1946- 1954), Ninh Giang là đô thị quan trọng trong chính sách cai trị và bóclột của thực dân Pháp, được nâng lên thành thị xã, một đô thị lớn và sầm uất

Những điều kiện tự nhiên, lịch sử trên đây là cơ sở để Ninh Giang pháttriển kinh tế, giao lưu văn hóa; đưa sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩmlàng nghề lan tỏa đi cả nước Đặc biệt, thị trấn có Đền Tranh - một di tích liênquan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ thủy thần, có hội Đền Tranh với hai kỳ hộitháng Hai và tháng Năm, liên quan đến nhiều hội khác, tạo điều kiện cho cưdân thị trấn và các nơi giao lưu kinh tế, văn hóa

Những yếu tố trên là cơ sở để nghề làm bánh gai ra đời và phát triển.Trên cơ sở của những sản vật sẵn có từ thiên nhiên (gạo nếp, lá gai, lá chuối,mía…), nghề làm bánh gai ra đời và phát triển Trải qua thời gian, nhữngngười dân ở thị trấn Ninh Giang luôn gắn bó với nghề, lưu giữ nghề và traotruyền cho con cháu đời sau

Trang 36

Chương 2 NGHỀ LÀM BÁNH GAI TRUYỀN THỐNG Ở THỊ TRẤN NINH GIANG 2.1 Lai lịch nghề và tổ nghề làm bánh gai ở thị trấn Ninh Giang

Lịch sử nguồn gốc của nghề làm bánh gai Ninh Giang có từ bao giờ,đến nay chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép và cũng không một ai còn biết ông

tổ của nghề Hiện nay, có nhiều thuyết về lai lịch của chiếc bánh gai và nghềlàm bánh gai Ninh Giang

Một thuyết kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng nông dân nghèo, vàomột năm đói kém, mất mùa, thiếu ăn họ phải đi tìm các loại lá cây mọc tựnhiên để ăn qua ngày Rồi họ tìm thấy một loại lá cây mang về nấu cơm ănthấy dẻo, ngon Hai vợ chồng bèn hái, thái phơi khô để dành thổi cơm dần.Sau đó, họ nghĩ ra cách lấy lá đó trộn với bột gạo nếp làm bánh ăn rất ngon vàthơm, lại để được lâu Sau này các thế hệ con cháu cải tiến từ gói bánh bằng

lá chuối tươi đến gói bằng lá chuối khô, rồi cho thêm một số loại nguyên liệukhác làm nhân bánh, dần dần trở thành bánh gai như hiện nay

Lại có một truyền thuyết khác, những người làm bánh gai đầu tiên lànhững ngư dân làng Quát (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) Từ thế kỉ XII -XIII, làng Quát có nghề chài lưới rất phát triển, quanh năm cư dân xuôi ngượccác dòng sông Đến khu vực bến đò Tranh (Ninh Giang), họ dừng lại đánh cá

và ngụ cư tại đây Họ lấy bẹ của cây lá gai để đan lưới đánh cá, ban đầu họthường vất bỏ lá gai Vào một năm mất mùa, họ phải đi tìm hết cây nọ đếncây kia để ăn độn Rồi đến lúc những loại cây có quả, có lá đều hết, họ bỗngnghĩ đến lá cây gai mà lâu nay thường bỏ đi Từ chỗ nấu cơm ăn, họ dần dầnchế biến thành bánh và trở thành bánh gai như ngày nay

Trang 37

Lại một thuyết khác cho rằng, ông tổ nghề bánh gai là Yết Kiêu, ngườilàng Hạ Bì (huyện Gia Lộc); được mệnh danh là tướng thủy quân số một củatriều Trần (thế kỉ XIII) Trong thời gian cầm quân đánh giặc, ông cho quânmai phục ven sông và phát hiện ra lá cây gai ăn được; bèn sai quân lính đi lấy

về, đem nấu với gạo nếp ăn rất ngon Về sau, do nhu cầu cần lương thảo chonhững ngày chiến đấu, Yết Kiêu lệnh cho quân lính lấy lá gai trộn với bột gạonếp gói thành bánh để được lâu hơn và có thể vận chuyển được trên sông, vìloại bánh này không hề bị chìm trên mặt nước Khi đánh thắng giặc, ông vềvùng này dạy cho dân lấy gạo nếp, lá gai ninh nhừ, trộn kĩ vào làm bánh ănthấy dẻo, thơm, ngon Sau đó trong quá trình làm, nhân dân đã dần dần cảitiến để thành bánh gai như hiện nay

Theo nhiều bậc cao niên ở thị trấn, nghề làm bánh gai đã có từ hơn 700năm trước Ban đầu, bánh tròn như quả chanh, không có lá bọc Ngày xưa,bánh gai rất hiếm, chỉ được dùng trong ngày tết hay giỗ chạp Ngày thường,hàng xóm làng giềng có việc đi xuống huyện về biếu chiếc bánh, nhà có 5 hay

6 người thì phải xắt thành từng ấy miếng, mỗi người một miếng nhỏ nhâm nhi

vị ngọt đượm

Tuy nhiên, các sách Hải Dương phong vật chí (soạn năm Gia Long thứ

10, năm 1811), Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (soạn

cuối thế kỷ XIX) lại không ghi sản vật bánh gai Điều này có thể đặt ra ba giảthiết Một là, bánh gai khi đó đã có, nhưng chưa được xếp vào loại “sản vậtcủa địa phương” Hai là, bánh gai đã có và trở thành đặc sản, song các quanđịa phương không khai báo lên, vì những lý do “tế nhị”, như lo phải nộp thuế,dâng lên cúng tiến… Ba là, khi đó cư dân trong vùng chưa có nghề làm bánhnày; như vậy bánh gai Ninh Giang xuất hiện muộn?

Trang 38

Từ những năm đầu thế kỷ XX, bánh gai được bán nhiều ở bến đòChanh nên có thời gọi là “bánh đò Chanh” Năm 1940, tại phủ lỵ Ninh Giang

đã có 2 nhà hàng bánh gai lớn là Ngọc Châu và Ngọc Anh Thời bao cấp, thịtrấn Ninh Giang thành lập hợp tác xã Liên Hương với khoảng một trăm hộlàm bánh gai

Hiện nay, bánh gai được sản xuất với số lượng nhiều để dùng trongnhững dịp lễ tết, hội hè và mang bán ra thị trường Bánh ăn ngon, có mùithơm, dẻo đặc trưng được nhiều người ưa thích Những người dân ở thị trấnNinh Giang vẫn thường kể cho con cháu của mình nghe những câu chuyện vềchiếc bánh gai như một lời nhắc nhở về quá khứ

2.2 Nguyên liệu làm bánh gai

2.2.1 Gạo nếp

Để tạo nên chiếc bánh gai thơm ngon, cần đến khoảng 11- 15 loạinguyên liệu, gồm có gạo nếp, lá gai, mật, đỗ xanh, dừa, đường kính, mỡ lợn,dầu chuối, vừng, mứt bí, hạt sen, lá chuối khô…

Yếu tố quan trọng đầu tiên là gạo nếp, vì đây là nguyên liệu cơ bảnnhất để tạo nên chiếc bánh Gạo nếp được chọn làm bánh gai là loại nếp cáihoa vàng, không lẫn tẻ, mới đảm bảo mùi thơm đặc trưng của bánh và giúpbánh không bị cứng Nếu làm từ loại gạo nếp thường mà không phải là nếpcái hoa vàng, bánh sẽ nhanh bị cứng, không được ngon Các sản phẩm bánhgai Bà Thi (Nam Định), bánh gai Làng Giá (Hà Nội) dùng gạo nếp hươnghoặc nếp tháng 3 để làm thì riêng bánh gai Ninh Giang (Hải Dương) phảichọn đúng loại gạo nếp cái hoa vàng của vùng huyện Kinh Môn Loại gạo nếpnày có đặc điểm là rộng bản, hạt to, tròn mẩy, không gẫy, tỉ lệ tấm thấp, hàmlượng protein và một số axit amin cao; nấu lên hạt trong và ráo, mềm nhưngkhông nát, ăn vừa thơm vừa đậm đà, hạt xôi đầy và tròn Nhìn chung, chấtlượng đứng đầu các loại lúa nếp

Trang 39

lá gai nếp không phải là loại lá gai tẻ vì chỉ có lá gai nếp mới mang lại mùithơm đặc trưng cho chiếc bánh gai

Lá gai nếp và lá gai tẻ có hình dạng và kích thước tương đối giốngnhau duy chỉ có khác nhau ở mùi vị Theo bà Nguyễn Thị Lan, người làm

bánh gai lâu năm ở thị trấn Ninh Giang cho biết: “chọn lá gai cũng là bí quyết tạo nên hương vị, lá gai làm bánh phải là loại lá gai nếp thì bánh mới dẻo và có mùi thơm”

Theo tác giả Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”:

“Cây gai nói đây là cây mà ta vẫn dùng làm bánh gai ăn và sợi để dệtlàm lưới đánh cá

Cây sống lâu năm, có thể cao từ 1,5m - 2m Lá lớn, mọc so le, hình tim,dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8 cm mép có răng cưa, đáy lá hình trái tim hay hơi tròn,mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, đáp có 3 gân

từ cuống phát ra Hoa đơn tính cùng gốc Hoa đực có 4 lá dài và 4 nhị Hoacái có đài hợp chia làm 3 răng Cây này được trồng ở khắp nơi trong nước đểlấy sợi hay lấy lá Rễ ít được khai thác Người ta đào rễ về rửa sạch đất, cắtthái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô để làm cây thuốc nam”

Cây gai có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt nó làloại cây không độc, lá của cây có thể dùng để làm bánh gai tạo nên mùi thơm

Trang 40

đặc trưng Cây gai phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, trong đó Việt Nam là nơi

có sự phân bố tương đối lớn loại cây này

Như vậy, gạo nếp cái hoa vàng và lá gai nếp là hai nguyên liệu chính đểlàm vỏ bánh gai Ninh Giang Bằng hương vị đặc trưng của mỗi nguyên liệu

đã tạo nên thương hiệu bánh gai Ninh Giang nổi tiếng, không chỉ trong vàngoài tỉnh mà còn được những con em Việt kiều xa nhà mang đi làm quà mỗikhi về Việt Nam

2.2.3 Đỗ xanh

Đỗ được chọn làm nhân bánh là đỗ chè (đỗ xanh), màu sắc để nhận biếthạt đỗ đủ chất lượng là hạt có vỏ màu mốc mốc, khi ta sờ tay vào đảo thì nghetiếng xào xạo, coong coong thì chứng tỏ đỗ đã già Nếu chọn được loại đỗ nàylàm nhân sẽ thơm và có độ bở cao, bánh sẽ thơm và ngon Hầu hết các sảnphẩm bánh gai khác như bánh gai Bà Thi (Nam Định) hay bánh gai làng Giá(huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) đều chọn hạt đỗ chè làm nhân bánh.Điều này tạo nên những hương vị đặc trưng cho mỗi loại bánh của mỗi vùngmiền, song chất lượng và sự thơm ngon thì bánh gai thị trấn Ninh Giang cómột thương hiệu khá uy tín với mọi khách hàng

Hạt đỗ chè hay còn gọi là đỗ xanh là loại cây trồng cạn ngắn ngày Đậuxanh thuộc loại cây thảo mọc đứng Lá mọc kép chia, có lông hai mặt Hoamàu vang lục mọc ở kẽ lá Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều,

có lông trong chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruộtmàu vàng, có mầm ở giữa

Đỗ xanh là loại nông phẩm tự sản tự tiêu trong nhân dân Trong dângian đậu xanh được dùng để chế biến các món chè, xôi, các loại tinh bột, bánhsalade và nhiều món ăn khác Với thành phần dinh dưỡng cao như vậy, ngườidân Ninh Giang đã chọn đỗ xanh là một trong những nguyên liệu chính đểlàm nhân bánh

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2006
2. Nguyễn Quang Ân (2002), Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 - 2002), Nhà xuất bản Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam, những thay đổi địa danh và địagiới hành chính (1945 - 2002)
Tác giả: Nguyễn Quang Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông Tấn
Năm: 2002
3. Phan Đại Doãn (2000), Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế - xã hội
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nhà xuất bản KHXH
Năm: 2000
4. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1990), Những bàn tay tài hoa của cha ông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bàn tay tài hoa củacha ông
Tác giả: Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1990
5. Bùi Xuân Đính (chủ biên, 2009), Làng nghề thủ công truyền thống huyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thốnghuyện Thanh Oai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi
Nhà XB: Nhà xuất bảnKHXH
6. Nguyễn Văn Hậu (2013), Tìm hiểu nghề làm hương xạ ở Cao Thôn, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nghề làm hương xạ ở Cao Thôn, xãBảo Khê, thành phố Hưng Yên
Tác giả: Nguyễn Văn Hậu
Năm: 2013
7. Đỗ Thị Hảo (1989), Quê gốm Bát Tràng, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quê gốm Bát Tràng
Tác giả: Đỗ Thị Hảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 1989
8. Đỗ Thị Hảo, Trần Quốc Vượng (2000), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề thủ công truyền thống ViệtNam và các vị tổ nghề
Tác giả: Đỗ Thị Hảo, Trần Quốc Vượng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2000
9. Mai Thế Hởn và các tác giả (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thốngtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Mai Thế Hởn và các tác giả
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
10. Xuân Huy (2000), Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam
Tác giả: Xuân Huy
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2000
11. Bùi Thị Hiền (2011), Văn hóa làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thụy – thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ văn hóa học, Trường Đại học văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường PhúThụy – thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội)
Tác giả: Bùi Thị Hiền
Năm: 2011
12. Trần Công Hiến, Trần Huy Phác (2009), Hải Dương phong vật chí, Giới thiệu và dịch Nguyễn Thị Lâm, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải Dương phong vật chí
Tác giả: Trần Công Hiến, Trần Huy Phác
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
13. Tạ Long chủ biên (2006), Sự biến đổi của làng nghề La Phù, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi của làng nghề La Phù
Tác giả: Tạ Long chủ biên
Nhà XB: Nhà xuấtbản Khoa học xã hội
Năm: 2006
14. Đỗ Tất Lợi (1986), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Năm: 1986
15. Vũ Ngọc Khánh (1990), Lược truyền thần tổ các ngành nghề, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược truyền thần tổ các ngành nghề
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nhà xuấtbản KHXH
Năm: 1990
16. Nguyễn Quang Lê (2003), Văn hóa ẩm thực trong văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ẩm thực trong văn hóa truyền thốngViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang Lê
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2003
17. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nhà xuất bản VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ
Tác giả: Ngô Vi Liễn
Nhà XB: Nhà xuấtbản VHTT
Năm: 1999
18. Hải Thượng Lãn Ông (1970), Lĩnh nam bản thảo. Nhà xuất bản Y học và TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lĩnh nam bản thảo
Tác giả: Hải Thượng Lãn Ông
Nhà XB: Nhà xuất bản Y họcvà TDTT
Năm: 1970
19. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trongquá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Tác giả: Dương Bá Phượng
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2001
20. Dương Thị The, Phạm Thị Thoa (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, bản dịch, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên làng xã Việt Nam đầu thếkỉ XIX
Tác giả: Dương Thị The, Phạm Thị Thoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1981

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w